1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế nhà máy sản xuất nước ép lựu năng suất 900 hộp sản phẩm giờ

93 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Nước Ép Lựu Năng Suất 900 Hộp Sản Phẩm/Giờ
Tác giả Thái Thị Kim Chi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Phước Trang
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kỹ thuật thực phẩm
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 3,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT (19)
    • 1.1 Vị trí địa lý (19)
    • 1.2 Đặc điểm thiên nhiên (20)
    • 1.3 Nguồn cung cấp nguyên liệu (20)
    • 1.4 Nguồn cung cấp điện- nước (21)
    • 1.5 Giao thông (21)
    • 1.7 Thị trường tiêu thụ (22)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (23)
    • 2.1 Tổng quan về nguyên liệu lựu (23)
      • 2.1.1 Giới thiệu chung (23)
      • 2.1.2 Vai trò của quả lựu (25)
      • 2.1.3 Thành phần hóa học (26)
      • 2.1.4 Phân loại (26)
    • 2.2 Nguyên liệu phụ trong sản xuất nước ép lựu (29)
      • 2.2.2 Đường Saccharose (30)
      • 2.2.3 Axit citric (31)
      • 2.2.4 Enzym pectinase (32)
    • 2.3 Tổng quan về sản phẩm nước ép (33)
      • 2.3.1 Giới thiệu chung về nước ép trái cây (33)
      • 2.3.2 Phân loại nước quả (33)
      • 2.3.3 Sản phẩm nước ép lựu (34)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC ÉP LỰU (34)
    • 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất nước ép lựu (34)
    • 3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ (36)
      • 3.2.1 Nguyên liệu (36)
      • 3.2.2 Phân loại (36)
      • 3.2.3 Rửa (36)
      • 3.2.4 Tách hạt (37)
      • 3.2.5 Chần (38)
      • 3.2.6 Ép (40)
      • 3.2.7 Làm trong (41)
      • 3.2.8 Lọc (43)
      • 3.2.9 Phối chế (44)
      • 3.2.10 Lọc membrane (46)
      • 3.2.11 Rót sản phẩm (47)
      • 3.2.12 Bảo ôn (49)
      • 3.2.13 Hoàn thiện (49)
  • CHƯƠNG 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT (50)
    • 4.1 Năng suất nhà máy và kế hoạch sản xuất (50)
      • 4.1.1 Năng suất nhà máy (50)
      • 4.1.2 Kế hoạch sản xuất của nhà máy (50)
    • 4.2 Các thông số tính toán (50)
    • 4.3 Tính cân bằng vật chất (51)
      • 4.3.2 Tính cân bằng vật chất cho 900 hộp sản phẩm/giờ (56)
  • CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ (62)
    • 5.1 Thiết bị chính (62)
      • 5.1.1 Thiết bị băng tải phân loại (62)
      • 5.1.2 Thiết bị rửa (63)
      • 5.1.3 Thiết bị bóc vỏ lựu (64)
      • 5.1.4 Thiết bị chần (64)
      • 5.1.5 Thiết bị ép (65)
      • 5.1.6 Thiết bị làm trong (66)
      • 5.1.7 Thiết bị lọc (67)
      • 5.1.8 Thiết bị nấu syrup (67)
      • 5.1.9 Thiết bị phối chế (68)
      • 5.1.10 Thiết bị lọc membrane (69)
      • 5.1.11 Thiết bị rót sản phẩm (70)
    • 5.2 Thiết bị phụ (71)
      • 5.2.1 Thùng chứa nguyên liệu sau ép (71)
      • 5.2.2 Thùng chứa syrup sau nấu (71)
      • 5.2.3 Thiết bị băng tải PU1 (71)
      • 5.2.4 Thiết bị băng tải PU2 (72)
      • 5.2.5 Bơm (72)
  • CHƯƠNG 6: TÍNH CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG (73)
    • 6.1 Tính lượng hơi cần dùng trong sản xuất (73)
      • 6.1.1 Nhiệt cung cấp trong quá trình nấu syrup (74)
      • 6.1.2 Tính và chọn nồi hơi (75)
    • 6.2 Tính nước (76)
      • 6.2.1 Lượng nước dùng trong sản xuất (76)
      • 6.2.2 Lượng nước cần dùng trong sinh hoạt (76)
    • 6.3 Tính điện (76)
      • 6.3.1 Tính điện của thiết bị điện (76)
      • 6.3.3 Tính điện thắp sáng (77)
  • CHƯƠNG 7: TÍNH XÂY DỰNG (80)
    • 7.1 Phân xưởng sản xuất chính (80)
    • 7.2 Tổng thể nhà nhà máy (83)
      • 7.2.1 Phòng hành chính (83)
      • 7.2.2 Hội trường (83)
      • 7.2.3 Phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm (83)
      • 7.2.4 Nhà vệ sinh (83)
      • 7.2.5 Khu vực nồi hơi (83)
      • 7.2.6 Khu vực trạm bơm (83)
      • 7.2.7 Khu vực cấp nước (83)
      • 7.2.8 Khu vực cơ điện (84)
      • 7.2.9 Khu xử lí nước thải và xử lí rác thải (84)
      • 7.2.10 Kí túc xá công nhân (84)
      • 7.2.11 Nhà ăn (84)
      • 7.2.12 Khu vực để xe (84)
      • 7.2.13 Phòng bảo vệ (84)
      • 7.2.14 Khu đất mở rộng (84)
  • CHƯƠNG 8: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG (86)
    • 8.1 Kiểm tra chất lượng nguyên liệu (86)
    • 8.2 Kiểm tra chất lượng sản phẩm (86)
      • 8.2.1 Chỉ tiêu cảm quan (86)
      • 8.2.2 Chỉ tiêu hóa lý (86)
      • 8.2.3 Chỉ tiêu vi sinh (87)
  • CHƯƠNG 9 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP (87)
    • 9.1 An toàn lao động (87)
      • 9.1.1 An toàn lao động khi vận hành máy móc (88)
      • 9.1.2 An toàn về điện (88)
      • 9.1.3 Phòng chống cháy nổ (88)
      • 9.2.1 Vệ sinh cá nhân của công nhân (89)
      • 9.2.2 Vệ sinh máy móc, thiết bị, nền nhà (89)
      • 9.2.3 Thông gió bão hoà nhiệt độ (89)
      • 9.2.4 Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất (90)
  • KẾT LUẬN (90)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (91)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTKHOA: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPĐẠI HỌCNGÀNH: KỸ THUẬT THỰC PHẨMĐỀ TÀI:THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC ÉP LỰUNĂNG SUẤT 900 HỘP

LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

Vị trí địa lý

Long An có diện tích tự nhiên là 4.493,8 km 2 , chiếm tỷ lệ 1,35% so với diện tích cả nước và bằng 11,06% diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long cách trung tâm Thành phố

Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.

Long An còn đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức đa dạng,linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội Đến nay, toàn tỉnh có 13.590 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn đăng ký 349.430 tỷ đồng Tỉnh thu hút 2113 dự án đầu tư trong nước được cấp phép với số vốn đăng ký 251.614,8 tỷ đồng; 1.124 dự án Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 9.334,5 triệu USD, trong đó 588 dự án đi vào hoạt động, chiếm 52,3% tổng số dự án đăng ký, với tổng vốn thực hiện khoảng 3.624 triệu USD, đạt 38,8% tổng vốn đăng ký.

Các dự án tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang đầu tư trên địa bàn tỉnh đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,Hoa Kỳ, Các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn là ngành dệt may, da giày,công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế biến thực phẩm, đồ uống,công nghiệp chế tạo,

Đặc điểm thiên nhiên

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7°C.

Nguồn cung cấp nguyên liệu

Nguồn cung cấp nguyên liệu lựu cho nhà máy sản xuất từ các vườn ở tỉnh Tiền Giang Tỉnh Tiền Giang là một trong những vùng đất lí tưởng để trồng lựu ở Việt Nam Với sự ấm áp của khí hậu nhiệt đới và đất phù sa màu mỡ, Tiền Giang đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất lựu hàng đầu tại Việt Nam Cây lựu trồng ở đây thường cho ra những quả lựu chất lượng cao và ngọt.

Nguồn cung cấp điện- nước

Nguồn điện được lấy từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp nội khu 110/22kV có công suất 90 MVA.

Nguồn nước từ nhà máy cấp nước sạch Nhà máy cung cấp nước sạch với 2 giai đoạn xây dựng, trong đó, giai đoạn 1 dự án có công suất cấp nước đạt 9.000 m 3 /ngày đêm, giai đoạn 2 được xây dựng với công suất thiết kế đạt 48.000 m 3 /ngày đêm.

Giao thông

Giao thông của tỉnh khá hoàn thiện, kết nối các khu, cụm công nghiệp với cảng, kết nối liên vùng với các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ là những điều kiện thuận lợi về giao thông hiệu quả và giảm thời gian, chi phí cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại Long An. Đường bộ: Các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1A dài 30 km, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, Đường N2, Tỉnh lộ 10, Cao tốc TP.HCM – Trung Lương; Các tỉnh lộ: DT830, DT823, DT824, DT825, DT826, DT826B nối các huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Mạng lưới đường bộ nối các khu công nghiệp Long An với TP.HCM thường xuyên được bảo trì, nâng cấp đảm bảo năng lực vận chuyển hàng hóa bằng container dung tích lớn đến các cảng và khu vực khác nhau Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, vận chuyển hàng hóa hiệu quả, góp phần giảm chi phí vận chuyển, thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại đây. Đường thủy: Các tuyến giao thông như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc) kết nối thuận tiện các tuyến đường thủy quan trọng như TP.HCM – Kiên Lương, TP.HCM – Cà Mau, TP.HCM– Tây Ninh.

Phương tiện đường thủy có trọng tải trên 100 tấn có thể đi theo nhiều kênh rạch nhưPhước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, từ phía Tây về TP.HCM Các cảng sông lớn bao gồm cảng Quốc tế Long An, cảng Bourbon, cảng Hoàng Tuân và các cảng khác.

Hình 1.3 Cảng biển Quốc tế Long An

Lực lượng lao động của tỉnh Long An dồi dào Năm 2021, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 13 về số dân trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người Với 1.763.754 người dân GRDP đạt 138.198 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt gần 81 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,41%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đầu năm 2023, tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh Long An là 1,98% (trên 20.100 người) Vì vậy việc xây dựng nhà máy sẽ giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở nơi đây.

Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ hướng đến ngay tại tỉnh Long An và cung cấp cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong các nhóm ngành công nghiệp tại Việt Nam, thì nhóm ngành sản xuất đồ uống là nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái Theo dự báo của Statista tốc độ tăng trưởng doanh thu của mảng nước ép trung bình hàng năm dự kiến đạt 7,86% trong giai đoạn từ năm 2023 – 2026 Tốc độ tăng trưởng dự kiến của thị trường nước ép trái cây trong năm 2022 đạt 3,9% Sản lượng nước ép trái cây dự kiến sẽ tăng thêm 6,5% trong năm 2023 Đến năm 2026, sản lượng thị trường nước ép trái cây dự kiến sẽ đạt khoảng 415,7 triệu lít [15] Để đáp ứng nhu cầu thị trường chọn năng suất của nhà máy ép lựu là 900 hộp/giờ.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Tổng quan về nguyên liệu lựu

Lựu hay còn gọi là thạch lựu là một loài thực vật ăn quả thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 5-

8 mét Lựu có nguồn gốc bản địa Tây Nam Á và được đem trồng tại vùng Kavkaz từ thời cổ đại Nó được trồng rộng rãi tại Gruzia, Afghanistan, Algérie, Armenia, Azerbaijan, Iran, Iraq, Ấn Độ, Israel, Maroc, Pakistan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, lục địa Đông Nam Á, Malaysia bán đảo, Đông Ấn, và châu Phi nhiệt đới Được di thực vào châu Mỹ Latinh và California bởi những người định cư Tây Ban Nha vào năm 1769.

Cây lựu thân gỗ, cao khoảng 3-4 m Cây nhỏ, cành mềm, có khi có gai Lá dài nhỏ, mềm, mép lá nguyên, cuống ngắn, thường mọc đối hoặc so le Hoa hình cái loa 5 cánh màu đỏ, cũng có thứ màu trắng (bạch lựu) mọc riêng hoặc xim có độ 3 hoa, hoa có cuồng ngắn Đế hoa hình chuông mang 4-8 lá đài màu đỏ, thoạt tiên mọc đứng rồi xòa ra sau khi hoa nở Cánh hoa bằng số lá dài xen kẽ nhau mỏng Bộ nhị gồm nhiều nhị rời nhau Bộ nhụy gồm 8-9 lá noãn dính liền với đế hoa Hoa nở vào mùa hè Quả hình cầu to bằng quả cam, đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại Vỏ dày, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng Tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, cách ngăn phân cách bởi các màng mỏng Có nhiều hạt lựu hình 5 cạnh màu trắng hồng.

Hình 2.1 Hình ảnh cây lựu

Quả lựu có màu đỏ tía, vỏ quả có hai phần: lớp vỏ cứng bên ngoài và lớp trung bì xốp, bên trong bao gồm thành bên trong quả nơi hạt quả liên kết Màng của vỏ quả giữa được tổ chức như những khoang không đối xứng chứa các hạt bên trong các phân tử, được đặt vào mà không gắn vào vỏ quả giữa Số lượng hạt quả trong một quả lựu có thể thay đổi từ

200 đến khoảng 1400 Quả lựu có kích thước trung bình đường kính 5–12 cm với hình dạng tròn và vỏ dày, hơi đỏ

Hình 2.2 Hình ảnh quả lựu

2.1.2 Vai trò của quả lựu [17]

Thông tin trên website Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết, quả lựu chứa nguồn giàu chất chống oxy hóa Lựu chứa rất nhiều vitamin, nhất là vitamin C và các loại khoáng chất khác Lựu có tác dụng hạ cholesterol và có thể làm giảm quá trình lão hóa.

Lựu được coi như chất làm loãng máu rất hữu ích bởi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên được nhiều người sử dụng Các nghiên cứu cho thấy, quả lựu rất tốt cho tim mạch Giới khoa học đã đo khả năng chống oxy hóa của nước ép quả lựu cao trên ba lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh, và nếu tiêu thụ nước ép quả lựu thường xuyên có thể làm giảm cholesterol, giảm mảng bám động mạch (một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim), tăng lưu lượng máu đến tim.

Quả lựu chứa vitamin C, chất xơ và kali dồi dào, giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh Bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể chống lại một số loại vi khuẩn Lựu cũng chứa nhiều canxi, vitamin A, vitamin E và axit folic có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Quả lựu rất giàu tannin và anthocyanin là những chất chống oxy hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch Lựu chứa nhiều polyphenol có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự oxy hóa cholesterol xấu, là nhân tố nguy hiểm của bệnh tim.

Bệnh tim hiện là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trên thế giới Đây là một căn bệnh phức tạp, do nhiều yếu tố khác nhau Axit punicic, axit béo chính trong lựu, có thể giúp bảo vệ chống lại một số bước trong quá trình phát triển bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 51 người có nồng độ triglyceride cao cho thấy 800mg dầu hạt lựu mỗi ngày làm giảm đáng kể triglyceride và cải thiện tỷ lệ triglyceride-HDL.

Nước ép lựu cũng đã được chứng minh trong cả nghiên cứu trên động vật và người để bảo vệ các hạt cholesterol LDL khỏi quá trình oxy hóa, một trong những bước quan trọng trong con đường tiến tới bệnh tim mạch.

Thành phần hóa học có trong hạt lựu được trình bày ở các bảng sau:

Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng trong 100g hạt lựu

Trong hạt lựu chứa các loại chất béo có tỷ lệ cao là: axit punicic 65%, axit stearic 2,5%, axit linoleic 10,3%, axit oleic 5,1%.

Bảng 2.2 Thành phần vitamin trong hạt lựu

Bảng 2.3 Thành phần khoáng trong hạt lựu

Thành phần Hàm lượng (mg)

Lựu không hạt còn được gọi là lựu hạt lép, vì hạt nhỏ và mềm, tép lựu giòn, khi ăn do hạt quá mềm nên tan cùng tép tạo cảm giác như không có hạt Trái có vỏ mỏng, căng bóng cho thịt màu đỏ Đặc trưng giống này thuộc loại thân gỗ lùn, cành ngắn Lá nhỏ hình thoi, màu xanh lá cây, mọc đối xứng

Về đặc điểm hoa có màu đỏ thẩm, trái nhỏ cũng đỏ, giữ màu đỏ tốt và không có hiện tượng đổi màu trái như một số giống lựu đỏ khác, thân cây ít gai, lá xanh đậm, rìa lá có gợn sóng.

Trái to vỏ đỏ, hạt đỏ thẩm Vỏ bên ngoài có màu đỏ đậm Khi mở ra bên trong của chúng cũng có màu đỏ cực kì bắt mắt Giống này có ưu điểm vượt trội là khả năng đậu trái cực kì nhiều Hoa ra liên tục quanh năm, khả năng đậu trái cao.

Lựu Ấn Độ có vỏ màu hồng mỏng, quả khá nhỏ từ 3- 5 trái/ kg, có thể nhai hạt lựu vì mềm mềm, bùi bùi ăn rất ngon Khi ăn có vị ngọt thanh lưu lại ở cuống họng tạo cảm giác dễ chịu, the ngọt.

Thân cây lựu tím không có gai, hoa có màu cam Quả có màu tím, nhìn từ xa có màu đen Giống lựu này thường được trồng cảnh nhiều.

Nguyên liệu phụ trong sản xuất nước ép lựu

Nước dùng trong sản xuất nước ép theo TCVN 1329/2002/BYT/QÐ ngày 18/4/2002

Bảng 2.4 Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ của nước

Tên chỉ tiêu Đơn vị tính

Giới hạn tối đa cho phép

Mùi vị - Không có mùi vị lạ

Không có mùi vị lạ Độ đục NTU 5 5

Pecmangana t mg/l 4 4 Độ cứng tính theo

Coliform tổng số Vi khuẩn/

2.2.2 Đường Saccharose a) Nguồn gốc Đường saccharose được chế biến từ mía Dịch trích từ cây mía phải trải qua rất nhiều giai đoạn tinh sạch để loại bỏ tạp chất và thu về dịch đường Bước cuối cùng là tạo ra tinh thể đường từ dịch đường đó, tinh thể được rửa sạch và sấy khô tới độ ẩm không đổi và đem đi bảo quản. b) Tính chất vật lý

- Là chất bột kết tinh màu trắng, không có mùi, có vị ngọt

- Tỷ trọng 1,5897 g/cm 3 , tnc= 186 –188°C, cỡ hạt không đều dễ tan trong nước, tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực.

- Độ quay cực: quay phải, góc quay + 66,5C

- Độ hòa tan trong nước: 211,5 g/100 ml (20°C) c) Tính chất hóa học của đường

- Caramel hóa ở nhiệt độ 200C (màu nâu đen)

- Dưới tác dụng của enzym invertaza, saccharose bị chuyển thành glucoza và fructoza.

- Khi được đun nóng với axit, saccharose bị thủy phân thành glucoza và fructoza d) Chỉ tiêu chất lượng Đường tinh luyện dùng trong sản xuất đạt theo các quy định của TCVN 6958:2001

Bảng 2.5 Chỉ tiêu cảm quan Đường tinh luyện

Các chỉ tiêu cảm quan Yêu cầu

Hình dạng Dạng tinh thể tương đối đều, tơi khô, không vón cục Mùi vị Tinh thể cũng như dung dịch đường trong, nước cất có vị ngọt, không có mùi lạ.

Màu sắc Tất cả tinh thể đều trắng óng ánh Khi pha trong dung dịch nước cất thì thu được dịch trong suốt.

Bảng 2.6 Chỉ tiêu hóa lý của đường dùng trong sản xuất nước ép

1 Độ Pol, ( ° Z), không nhỏ hơn 99,80

2 Hàm lượng đường khử, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03

3 Tro dẫn điện, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03

4 Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105 o C trong 3h, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,05

5 Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn 30

Axit citric có thể được sản xuất từ các nguồn như nước chanh hoặc nước dứa hay lên men từ dung dịch carbohydrat hoặc các môi trường thích hợp sử dụng vi khuẩn Candida spp hoặc các chủng Aspegillus niger không sinh độc. b) Tính chất vật lý

- Ở nhiệt độ phòng, axit citric là chất bột kết tinh màu trắng. c) Chỉ tiêu chất lượng

Axit citric dùng trong sản xuất nước ép cần tuân theo các quy định của TCVN5516:2010.

Bảng 2.7 Chỉ tiêu lý-hóa của axit citric

Tên chỉ tiêu Mức yêu cầu

1 Độ hòa tan Rất dễ tan trong etanol, dễ tan trong nước, ít tan trong ete

2 Phép thử xitrat Đạt yêu cầu của phép thử

- Dạng khan, % khối lượng, không lớn hơn

- Dạng ngậm một phân tử nước, % khối lượng

4 Hàm lượng tro sulfat, % khối lượng, không lớn hơn

5 Hàm lượng oxalat, mg/kg, không lớn hơn 100

6 Hàm lượng sulfat, mg/kg, không lớn hơn

7 Các chất dễ cacbon hoá Đạt yêu cầu của phép thử

8 Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn hơn

Tên enzyme: Pectinex Ultra SP-L có nguồn gốc từ Aspergillus aculeatus. pH tối ưu của enzym pectinase từ nấm mốc là 4,5 đến 5,5 Nhiệt độ tối ưu của enzym pectinase từ 40-45°C [1].

Enzym pectinase được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước ép từ trái cây, có tác dụng tích cực trong quá trình ép làm trong dịch lọc quả rất dễ dàng, do đó làm tăng hiệu suất của sản phẩm.

Tổng quan về sản phẩm nước ép

2.3.1 Giới thiệu chung về nước ép trái cây [19]

Người tiêu dùng có xu hướng giảm sử dụng sản phẩm nước có gas và chuyển sang sử dụng sản phẩm nước không gas, trà pha sẵn, sữa và sản phẩm sữa các loại…, đặc biệt là nước ép trái cây Nước ép trái cây được ép trực tiếp từ những loại rau củ tươi Sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

Những sản phẩm nước ép như cam, táo, chanh dây, cà chua, ổi, đào… của các thương hiệu Vinamilk, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên, Chương Dương… đang dẫn đầu mức độ ưa chuộng và ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng hiện nay Được biết, hiện bình quân người Việt tiêu thụ nước giải khát gần 30 lít/người/năm

Căn cứ theo mức độ tự nhiên, người ta chia đồ hộp nước quả thành các loại:

- Nước quả tự nhiên: chế biến từ một loại quả, không pha thêm đường, tinh dầu, chất màu Nước quả tự nhiên dùng để uống trực tiếp hoặc để chế biến các loại nước ngọt, rượu mùi Nước các loại quả quá chua khi uống phải pha thêm đường.

- Nước quả hỗn hợp: chế biến bằng cách trộn lẫn nhiều loại nước quả khác nhau, lượng nước quả pha thêm không quá 35% nước quả chính.

- Nước quả pha đường: để tăng vị ngon, một số nước quả như chanh, cam, quýt người ta thường pha thêm đường.

- Nước quả cô đặc: chế biến bằng cách cô đặc nước quả tự nhiên theo phương pháp đun nóng (bốc hơi) hay phương pháp lạnh đông (tách nước đá)

Căn cứ theo phương pháp bảo quản, người ta chia đồ hộp nước quả thành các loại:

- Nước quả thanh trùng: đóng vào bao bì kín, thanh trùng bằng cách đun nóng trước hoặc sau khi ghép kín.

- Nước quả bảo quản lạnh: bảo quản ở nhiệt độ 0 – 2C.

- Nước quả nạp khí: nạp CO2 để ức chế sự hoạt động của vi sinh vật và tăng tính giải khát.

- Nước quả sunfit hóa: bảo quản bằng SO2, dùng làm bán chế phẩm.

- Nước quả rượu hóa: pha rượu để ức chế sự hoạt động của vi sinh vật rồi đựng trong bao bì đã thanh trùng.

Căn cứ theo độ trong của sản phẩm, người ta chia đồ hộp nước quả thành các loại:

- Nước quả không có thịt quả: là dịch bào được tách khỏi mô quả chủ yếu bằng cách ép sau đó đem lắng rồi lọc

- Nước quả có thịt quả: là dịch bào lẫn với các mô được nghiền mịn và pha chế với nước đường.

2.3.3 Sản phẩm nước ép lựu

Nước ép lựu là sản phẩm dạng lỏng, được chế biến từ dịch ép của hạt lựu bổ sung đường và một số chất khác

Hình 2.7 Sản phẩm nước ép lựu

Nước ép lựu được xem là một trong những loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe Nó cung cấp các lợi ích dinh dưỡng và có tác dụng phòng chống bệnh tật.

Bảng 2.8 Giá trị dinh dưỡng trong 100ml nước ép lựu

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC ÉP LỰU

Sơ đồ quy trình sản xuất nước ép lựu

Sinh viên thực hiện: Thái Thị Kim Chi Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Phước TrangQuả lựu 17

Thiết kế nhà máy sản xuất nước ép lựu năng suất 900 hộp sản phẩm/giờ

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất nước ép lựu [2]

Làm nguội Lọc syrup Nấu syrup

Bảo ôn Rót sản phẩm

Thuyết minh quy trình công nghệ

Chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Do đó, để chất lượng sản phẩm được đảm bảo nhà máy sử dụng nguyên liệu lựu tươi, có độ chín kỹ thuật thích hợp, không bị khuyết tật.

Loại bỏ những trái hư dập, ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm, chọn nguyên liệu có độ chín phù hợp, kích thước đồng đều. b) Cách thực hiện

Tiến hành lựa chọn nguyên liệu bằng phương pháp thủ công Nguyên liệu được di chuyển trên băng chuyền với tốc độ chậm Công nhân đứng hai bên băng chuyền sẽ thực hiện phân loại nguyên liệu.

Loại bỏ cát, đá, tạp chất và vi sinh vật bề mặt nguyên liệu. b) Cách thực hiện

1.Máng dẫn nguyên liệu vào 3.Ống thổi khí

2.Băng tải 4.Vòi phun nước áp lực

Hình 3.2 Thiết bị ngâm rửa xối [4]

- Quá trình rửa nguyên liệu gồm 2 giai đoạn: ngâm và xối rửa

+ Nguyên liệu được cho vào máng được đưa đến bộ phận ngâm để các chất bẩn bị làm mềm và bong ra Thời gian ngâm còn phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ nước ngâm, trạng thái chuyển động của nguyên liệu, tác dụng của các chất rửa Nhiệt độ của nước rửa từ 25 – 30 ° C là tốt nhất.

+ Sau thời gian ngâm khoảng 10 – 30 phút, nguyên liệu được băng tải đưa tới bộ phận xối rửa Tại đây có bố trí hệ thống các vòi phun nước áp lực cao, đồng thời băng chuyền rung thích hợp để nguyên liệu có thể xoay và được rửa sạch hơn Các chất bẩn được trôi đi và nguyên liệu được tráng sạch và chuyển qua công đoạn tiếp theo

- Loại bỏ phần vỏ không sử dụng.

- Tách lấy phần hạt, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo. b) Cách thực hiện

Hình 3.3 Máy bóc vỏ lựu [20]

Nguyên liệu đi vào thiết bị từ phễu nạp liệu và được chia thành nhiều miếng nhỏ bởi sự ép của con lăn và lưỡi dao cắt trên con lăn Con lăn của thiết bị được làm bằng thép không gỉ, và khoảng cách giữa hai con lăn có thể được điều chỉnh theo các kích thước khác nhau của quả lựu.

Sau khi nghiền, quả lựu về cơ bản đã được tách ra khỏi da và hạt rơi vào một thiết bị tách (kết hợp trục tách và sàng quay) được trang bị điều chỉnh tốc độ chuyển đổi tần số.Dưới sự quay của trục tách và thiết bị tách, hạt lựu và một phần của nước ép được lấy ra khỏi rây (đường kính lỗ sàng 13-16mm) và đi ra thông qua cổng xả, vỏ lựu được thải ra từ đuôi thiết bị

- Chuẩn bị: làm mềm sơ bộ nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình tiếp theo.

- Bảo quản: tiêu diệt vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu Vô hoạt các enzym và đình chỉ các quá trình sinh hóa trong nguyên liệu

- Hoàn thiện: cải thiện giá trị cảm quan của sản phẩm. b) Cách thực hiện

 Thiết bị: thiết bị chần bằng nước nóng

1 Cửa nạp liệu 3 Thùng chần

5 Vòi nước rửa 6 Cửa tháo liệu

7 Đường cấp nước 8 Đường xả nước

Hình 3.4 Thiết bị chần bằng nước nóng

Nguyên liệu được đưa vào phễu nạp liệu, ngập trong nước nóng Sau thời gian chần từ 2-5 phút, nhiệt độ nước chần là 70 – 100 ° C nguyên liệu được băng tải đưa qua vòi nước rửa để hạ nhiệt độ và đưa ra khỏi thiết bị chần nhờ cửa tháo liệu. c) Các biến đổi của nguyên liệu

- Vật lý: hình dạng và thể tích của nguyên liệu bị thay đổi Có sự khuếch tán và hòa tan một số cấu tử từ nguyên liệu vào dung dịch chần Hiện tượng này làm tổn thất thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu, đặc biệt là các chất có phân tử lượng nhỏ và hòa tan trong nước như đường khử axit, amin, vitamin và muối khoáng.

- Hóa học: chần nhiệt độ cao có thể làm thúc đẩy một số phản ứng hóa học, làm tổn thất các vitamin nhất là vitamin C và chất màu chlorophyl

- Hóa sinh: các enzym oxy hóa khử polyphenoloxydase bị vô hoạt, ức chế một số enzym khác hạn chế quá trình sinh hoá của lựu.

- Hóa lý: các phân tử protein sẽ đông tụ, làm thoát khí ra khỏi gian bào của cấu trúc mô thực vật.

- Sinh học: một số vi sinh vật bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao. d) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chần [2]

 Nhiệt độ: khi tăng nhiệt độ chần thì khả năng vô hoạt enzym và vi sinh vật càng tăng Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao sẽ tạo ra các phản ứng hóa học không mong muốn và tăng nhiệt độ chần làm tốn năng lượng nhiệt Enzym peroxydase bền với nhiệt, nhiệt độ dưới 70 ° C chưa thể vô hoạt được enzym này Do đó chọn nhiệt độ chần thích hợp từ 70-100 ° C.

 Thời gian: khi thời gian chần nguyên liệu tăng, hiệu quả ức chế enzym và vi sinh vật cũng tăng theo Nếu chần quá lâu thì những biến đổi về chất lượng dinh dưỡng và cảm quan sẽ xảy ra Thời gian chần ngắn nguyên liệu chưa đủ thời gian để tiếp xúc với dung môi chần do đó chưa vô hoạt hoàn toàn hệ enzym Thời gian chần kéo dài gây tổn thất dinh dưỡng nhiều Chọn thời gian chần 2-5 phút.

 Bản thân nguyên liệu: dựa vào độ bền nhiệt của enzym trong nguyên liệu để chọn

 Kích thước và hình dạng nguyên liệu: kích thước và hình dạng nguyên liệu ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc giữ nguyên liệu và dung dịch chần Nếu diện tích tiếp xúc giữa bề mặt nguyên liệu và dung dịch chần càng lớn thì tốc độ gia nhiệt nguyên liệu sẽ tăng và tổn thất các cấu tử càng lớn.

 Phương pháp chần: ngâm nguyên liệu trong dung dịch chần dễ tổn thất các cấu tử.

Thu nhận dịch ép lựu và chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo. b) Cách thực hiện

Sử dụng thiết bị: máy ép trục vít

Hình 3.5 Máy ép trục vít [4]

 Máy ép trục vít gồm các bộ phận sau đây:

- Bộ phận nhập liệu, bộ phận tháo liệu

- Bộ phận van điều chỉnh

- Nguyên liệu theo bộ phận nạp liệu được đưa vào trong lòng máy ép tại đây trục vít vừa đẩy nguyên liệu đi tới đồng thời tạo ra một lực ép làm dịch bào thoát ra Nhờ tấm thép đục lỗ mà bã được giữ lại, dịch bào thoát ra kèm thịt quả Đến cuối trục vít thì bã được đẩy ra ngoài.

- Thiết bị trục ép gồm buồng ép hình trụ dài, bên trong có trục vít không gỉ Độ co của gen trục vít thường giảm từ đầu vào đến đầu ra của thiết bị Đồng thời đường kính của buồng ép và trục vít cũng giảm theo hướng trên sao cho phần không gian để nguyên liệu chiếm chỗ trong buồng ép cũng nhỏ dần khi gần đầu ra của thiết bị. Khi đó áp lực tác dụng lên nguyên liệu càng tăng Trên buồng ép có các lỗ nhỏ để dịch ép thoát ra Bã ép sẽ thoát ra ở cuối thiết bị thông qua lỗ thoát liệu và có thể hiệu chỉnh áp lực thông qua việc thay đổi kích thước lỗ tháo liệu này Lực ép cũng có thể thay đồi bắng tốc độ của trục vít. c) Các biến đổi của nguyên liệu [5]

 Vật lý: nguyên liệu trong quá trình ép sẽ giảm thể tích, tỉ trọng bị thay đổi Kích thước hạt nguyên liệu sẽ giảm vì dưới tác dụng của lực ép hạt nguyên liệu sẽ vỡ ra và ép sẽ làm các chất trong tế bào thoát Nhiệt độ của nguyên liệu có thể tăng lên do có lực ma sát giữa nguyên liệu và trục vít hoặc giữa nguyên liệu với thành thiết bị.

 Hóa học: các thành phần dễ oxy hóa như vitamin, polyphenol có điều kiện tiếp xúc oxy dễ dàng hơn nên dễ xảy ra phản ứng oxy hóa.

- Chuẩn bị: chuẩn bị cho quá trình lọc được hiệu quả hơn

- Hoàn thiện: giúp loại bỏ các cấu tử như vỏ và thịt tế bào ra khỏi dịch ép

- Bảo quản: Ổn định độ trong nước ép giúp kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.b) Cách thực hiện

Hình 3.6 Thiết bị làm trong

+ Bộ phận nạp dịch ép và enzym pectinase vào

+ Bộ phận tháo dịch ra

TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT

Năng suất nhà máy và kế hoạch sản xuất

Nhà máy sản xuất nước ép lựu với năng suất là 900 hộp sản phẩm/giờ.

4.1.2 Kế hoạch sản xuất của nhà máy

Nhà máy nghỉ tháng 3 để sửa chữa, bảo trì thiết bị Các tháng còn lại nhà máy nhập nguyên liệu đầy đủ.

 Lập kế hoạch làm việc trong 1 tháng:

- Mỗi ngày làm việc 2 ca

- Mỗi ca làm việc 8 tiếng

- Nghỉ làm việc vào ngày chủ nhật và nghỉ lễ theo quy định của nhà nước.

Bảng 3.1 Kế hoạch sản xuất nhà máy trong năm 2023

- Tổng số tháng sản xuất trong năm: 11 tháng

- Tổng số ngày sản xuất trong năm: 276 ngày.

- Số ca sản xuất trong năm: 552 ca.

- Tổng số giờ sản xuất trong năm: 4416 giờ.

Các thông số tính toán

- Thể tích mỗi hộp nước ép lựu: 1000 ml

- Hàm lượng chất khô nước ép lựu sau khi ép: 12°Bx [11]

- Hàm lượng axit citric trong lựu: 0,1% [21]

- Hàm lượng chất khô sản phẩm nước ép lựu: 16°Bx [22]

- Hàm lượng axit citric trong sản phẩm nước ép lựu: 0,3% [22]

Bảng 3.2 Mức tiêu hao khối lượng nguyên liệu qua từng công đoạn [23]

T Công đoạn Tổn thất khối lượng nguyên liệu (%)

Bảng 3.3 Mức tiêu hao khối lượng nguyên liệu quá trình sản xuất syrup đường [24]

Tính cân bằng vật chất

4.3.1 Tính cân bằng vật chất cho 1000 kg nguyên liệu

Khối lượng nguyên liệu đầu ra của từng công đoạn tính theo công thức như sau:

STT Công đoạn Tổn thất khối lượng nguyên liệu (%)

Gr: khối lượng nguyên liệu đầu ra của từng công đoạn (kg/giờ)

X: mức tiêu hao nguyên liệu của từng công đoạn (%)

Genzym: khối lượng enzym pectinase bổ sung

Gsyrup: khối lượng dịch syrup được bổ sung (kg)

Gaxit citric: khối lượng axit citric được bổ sung (kg)

Csp: hàm lượng chất khô sản phẩm ( 0 Bx)

Csyrup: hàm lượng chất khô trong syrup ( 0 Bx) a) Công đoạn phân loại

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV1 = 1000 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn phân loại: X1 = 3%

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV2 = 970 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn rửa: X2 = 0,5 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

100 5,15(kg) c) Công đoạn bóc vỏ- tách hạt

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV3 = 965,15 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn bóc vỏ- tách hạt: X3 = 30 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV4 = 675,51 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn chần: X4 = 0,5 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV5 = 672,13 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn ép: X5 = 5 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

100 c8,52(kg) f) Công đoạn làm trong

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV6 = G r 5+ Genzym

- Khối lượng enzym pectinase bổ sung là 0,02% [6] so với khối lượng nguyên liệu đầu vào:

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV6 = G r 5+ Genzym= 638,52+ 0,13= 638,65 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn làm trong: X6 = 1,5 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV7 b9,07 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn ép: X7 = 1,5 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

100 a9,63(kg) h) Công đoạn phối chế

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào tại công đoạn này gồm khối lượng dịch ép lựu và khối lượng syrup phối trộn vào Ta có khối lượng (dịch ép lựu):

Ta chọn phần trăm dịch đường trong syrup là 19% (TCVN 6298 : 1997)

Khối lượng syrup cần bổ sung tại công đoạn phối trộn:

C sp =C lựu ×G lựu +C syrup ×G syrup

- Khối lượng sản phẩm sau khi phối chế

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn phối chế: X8 = 0,5 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

 Công đoạn sản xuất dịch đường

- Hàm lượng axit citrid của syrup cần phối trộn để đạt độ axit theo yêu cầu:

C citrid sp ×G sp =C citrid lựu ×G lựu +C citrid syrup × G syrup

 Khối lượng syrup vào công đoạn nấu:

G syrup nấu + Gaxit citric = Gv nấu syrup

- Khối lượng axit citric bổ sung vào công đoạn nấu:

- Khối lượng đường saccarose cần dùng để chuẩn bị syrup:

Gsac = 19% × Gv hoà tan = 19% × 864,43= 164,24 (kg)

- Khối lượng nước cần dùng để chuẩn bị syrup:

Gnước= 864,43- 164,24= 700,19 (kg) i) Công đoạn lọc membrane

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV9 = 1438,57 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn lọc membrane : X9 = 0,5 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

100 31,38(kg) k) Công đoạn rót sản phẩm

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV10 = 1431,38 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn rót sản phẩm: X10 = 1 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

100 17,07(kg) l) Công đoạn hoàn thiện sản phẩm

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: GV11 17,07 (kg)

- Mức tiêu hao nguyên liệu của công đoạn hoàn thiện: X11 = 0,5 %

- Khối lượng sản phẩm đầu ra:

Vậy khối lượng sản phẩm nước ép lựu nhà máy sản xuất được từ 1000 kg nguyên liệu lựu đầu vào là : 1409,98 (kg)

4.3.2 Tính cân bằng vật chất cho 900 hộp sản phẩm/giờ

- Năng suất nhà máy 900 hộp sản phẩm/giờ

- Nhà máy sản xuất 1 ngày 2 ca, mỗi ca 8h

- Mỗi hộp có thể tích: V= 1000 ml= 1 lít

- Tỉ trọng riêng của sản phẩm nước ép lựu: d= 1,052 kg/lít [25]

- Khối lượng của 900 hộp sản phẩm: msp= d x V= 1,052 x 1 x 900 = 946,80 (kg)

Cứ 1000kg nguyên liệu lựu sản suất được Gsp=Gr7= 1409,98 kg sản phẩm

Khối lượng nguyên liệu để sản xuất ra được 946,80 kg sản phẩm trong 1 giờ: m NL 00×946,8

1409,98 g1,50(kg/giờ) a) Công đoạn phân loại

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 1 g1,50×970,00

1000 e1,35(kg/giờ) b) Công đoạn rửa

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 2 g1,50×965,15

1000 d8,10(kg/giờ) c) Công đoạn bóc vỏ- tách hạt

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 3 g1,50×675,51

1000 E3,60(kg/giờ) d) Công đoạn chần

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 4 g1,50×672,13

1000 E1,34(kg/giờ) e) Công đoạn ép

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 5 g1,50×638,52

1000 B8,77(kg/giờ) f) Công đoạn làm trong

- Khối lượng enzym pectinase bổ sung là 0,02% [6] so với khối lượng nguyên liệu đầu vào: m enzym =0,02%×m 6=0,02 %×428,77=0,09(kg)

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 6 g1,50×629,07

1000 B2,42(kg/giờ) g) Công đoạn lọc

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 7 g1,50×619,63

1000 A6,08(kg/giờ) h) Công đoạn phối chế

- Khối lượng nguyên liệu đầu vào: m 8 g1,50×1445,80

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 8 g1,50×1438,57

 Công đoạn sản xuất dịch đường

- Khối lượng syrup phối trộn: m syrup g1,50×826,17

- Khối lượng axit citric bổ sung vào công đoạn nấu: m acid citric g1,50×0,039

- Khối lượng đường saccarose cần dùng để chuẩn bị syrup: m sac g1,50×164,24

- Khối lượng nước cần dùng để chuẩn bị syrup: m sac g1,50×700,19

1000 G0,18(kg/giờ) i) Công đoạn lọc membrane

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 9 g1,50×1431,38

1000 1,17(kg/giờ) k) Công đoạn rót sản phẩm

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 10 g1,50×1417,07

1000 1,56(kg/giờ) l) Công đoạn hoàn thiện sản phẩm

- Khối lượng sản phẩm đầu ra: m R 11 g1,50×1409,98

Bảng 3.4 Bảng tổng kết cân bằng vật chất nhà máy sản xuất nước ép lựu năng suất 900 hộp sản phẩm/giờ

CBVC theo 1000kg nguyên liệu

CBVC theo giờ CBVC theo ngày CBVC theo năm

Sinh viên thực hiện: Thái Thị Kim Chi Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Phước Trang42

Bảng 3.5 Bảng tổng kết nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ sử dụng trong nhà máy sản xuất nước ép lựu

Nguyên liệu Tính theo giờ (kg)

TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ

Thiết bị chính

5.1.1 Thiết bị băng tải phân loại [26]

- Khối lượng nguyên liệu tại công đoạn phân loại: 671,50 kg/giờ

- Thiết bị làm việc liên tục

+ Vận tốc băng tải: 0,12 – 0,15 m/s + Kích thước (D×R×C): 4000×800×500 (mm)

+ Năng suất thiết bị theo nguyên liệu: 1000 kg/giờ + Công suất (Kw): 1

Vậy nhà máy lựa chọn 1 thiết bị băng tải phân loại

Hình 5.1 Hình ảnh băng tải phân loại

- Khối lượng nguyên liệu tại công đoạn rửa: 651,35 kg/giờ

- Thiết bị làm việc liên tục: Thiết bị rửa băng tải sục khí

+ Kích thước (D×R×C): 5000×1200×1580 (mm) + Năng suất thiết bị theo nguyên liệu: 1000 kg/giờ + Lượng nước cần dùng trong thiết bị rửa băng tải: 500 lít/giờ + Công suất (Kw): 2,8

Vậy nhà máy lựa chọn 1 thiết bị rửa băng tải sục khí

Hình 5.2 Thiết bị rửa băng tải sục khí

5.1.3 Thiết bị bóc vỏ lựu [28]

- Khối lượng nguyên liệu tại công đoạn bóc vỏ lựu: 648,10 kg/giờ

- Thiết bị làm việc liên tục: Thiết bị bóc vỏ lựu

+ Năng suất thiết bị theo nguyên liệu: 800 kg/giờ + Công suất (Kw): 2,2

Vậy nhà máy lựa chọn 1 thiết bị bóc vỏ lựu

Hình 5.3 Máy bóc vỏ lựu

- Khối lượng nguyên liệu tại công đoạn chần: 453,60 kg/giờ

- Thiết bị làm việc liên tục: Thiết bị chần

+ Năng suất thiết bị theo nguyên liệu: 500 kg/giờ+ Công suất (Kw): 3

Vậy nhà máy lựa chọn 1 thiết bị chần

- Khối lượng nguyên liệu tại công đoạn ép: 451,34 kg/giờ

- Thiết bị làm việc liên tục: Thiết bị ép trục vít

+ Năng suất thiết bị theo nguyên liệu: 500 kg/giờ + Công suất (Kw): 3,5

Vậy nhà máy lựa chọn 1 thiết bị ép trục vít

Hình 5.5 Thiết bị ép trục vít

- Thể tích nước lựu sau khi ép: 407,58 lít/ giờ

- Chọn hệ số chứa đầy thiết bị là 0,8

- Thể tích chứa của thiết bị làm trong : V = 407,58 0,8 = 509,48 lít/giờ

- Chọn thùng chứa có thể tích 1 m 3 , đường kính D = 1 m

- Chiều cao thân thùng chứa:

- Chọn đáy thùng cách mặt đất 0,5 m → Chiều cao tổng thể của thùng là H’= 1,77 m

Hình 5.6 Thiết bị làm trong

- Khối lượng nguyên liệu tại công đoạn lọc: 422,42 kg/giờ

- Thiết bị làm việc liên tục: Thiết bị lọc khung bản

+ Năng suất thiết bị theo nguyên liệu: 500 kg/giờ + Công suất (Kw): 0,75

Vậy nhà máy lựa chọn 1 thiết bị lọc khung bản

Hình 5.7 Thiết bị lọc khung bản

- Khối lượng syrup cần nấu: 554,77 kg/giờ

- Thiết bị làm việc liên tục: Thiết bị nồi nấu hai vỏ có cánh khuấy

- Khối lượng riêng của syrup bx 19 o ở 20 o C là : ρ=¿ 1078,44 kg/m 3 [9]

- Chọn hệ số chứa đầy thiết bị là 0,8

- Thể tích chứa của thiết bị nấu là: V = 1078,44 554,77 × 0,8 = 0,64 m 3

- Chọn thùng chứa có thể tích 1 m 3 , đường kính D = 1 m

- Chọn đáy thùng cách mặt đất 0,5 m Chiều cao tổng thể của thùng H’= 1,77 m

+ Công suất thiết bị: 1,5 kW

+ Tốc độ cánh khuấy: 720 vòng/phút.

Hình 5.8 Nồi nấu hai vỏ có cánh khuấy

- Khối lượng nguyên liệu tại công đoạn phối chế: 416,08 kg/giờ

- Chọn hệ số chứa đầy thiết bị là 0,8

- Thể tích chứa của thùng phối trộn là: V = 416,08 0,8 = 520,10 m 3

- Chọn thùng chứa có thể tích 1 m 3 , đường kính D = 1,2 m

- Chiều cao thân thùng phối trộn:

- Chọn đáy thùng cách mặt đất 0,5 m Chiều cao tổng thể của thùng H’= 1,38 m

+ Thể tích thùng chứa: 1000 lít

+ Công suất thiết bị: 1,5 kW

+ Tốc độ cánh khuấy: 18-200 vòng/phút

Hình 5.9 Thiết bị phối trộn

- Khối lượng nguyên liệu tại công đoạn lọc membrane: 966,00 kg/giờ

- Thiết bị làm việc liên tục: Thiết bị lọc membrane

+ Chất liệu sợi lọc: PVDF

+ Áp suất hoạt động tối đa: 29 psi

+ Kích thước lỗ lọc: < 0,1μmm

+ Công suất thiết bị: 2,5 kW

+ Năng suất thiết bị: 1000 lít/h

Vậy nhà máy lựa chọn 1 thiết bị lọc membrane

Hình 5.10 Thiết bị lọc membrane

5.1.11 Thiết bị rót sản phẩm [32]

+ Năng suất của thiết bị: 1000 hộp/giờ

+ Công suất thiết bị: 30 kW

Vậy nhà máy lựa chọn 1 rót sản phẩm

Hình 5.11 Thiết bị rót hộp vô trùng

Thiết bị phụ

5.2.1 Thùng chứa nguyên liệu sau ép

- Thể tích nước lựu sau khi ép: 407,58 lít/ giờ

- Chọn hệ số chứa đầy thiết bị là 0,8

- Chọn thời gian chứa nguyên liệu: 1 giờ

- Thể tích chứa của thùng chứa nguyên liệu sau ép là: V = 407,58 0,8 = 509,48 lít/giờ

- Chọn thùng chứa có thể tích 1 m 3 , đường kính D = 1 m

- Chiều cao thân thùng chứa:

- Chọn đáy thùng cách mặt đất 0,5 m → Chiều cao tổng thể của thùng là H’= 1,77 m

5.2.2 Thùng chứa syrup sau nấu

- Khối lượng syrup sau nấu: 554,77 kg/giờ

- Khối lượng riêng của syrup bx 19 o ở 20 o C là : ρ=¿ 1078,44 kg/m 3 [9]

- Chọn hệ số chứa đầy thiết bị là 0,8

- Thể tích chứa của thiết bị là: V = 1078,44 554,77 × 0,8 = 0,64 m 3

- Chọn thùng chứa có thể tích 1 m 3 , đường kính D = 1 m

- Chọn đáy thùng cách mặt đất 0,5 m Chiều cao tổng thể của thùng H’= 1,77 m

5.2.3 Thiết bị băng tải PU1

- Thiết bị băng tải PU1 để vận chuyển từ thiết bị rửa băng tải qua thiết bị bóc vỏ lựu

5.2.4 Thiết bị băng tải PU2

- Thiết bị băng tải PU2 để vận chuyển từ thiết bị thiết bị bóc vỏ lựu qua thiết bị chần, vận chuyển từ thiết bị chần qua thiết bị ép trục vít

+ Công đoạn ép qua thùng chứa nguyên liệu sau ép: 1 bơm

+ Thùng chứa nguyên liệu sau ép qua làm trong: 1 bơm

+ Công đoạn làm trong qua lọc: 1 bơm

+ Công đoạn lọc qua phối chế: 1 bơm

+ Công đoạn nấu syrup qua thùng chứa syrup sau nấu: 1 bơm

+ Thùng chứa syrup sau nấu qua phối chế: 1 bơm

+ Công đoạn phối chế qua lọc membrane: 1 bơm

+ Công đoạn lọc membrane qua rót sản phẩm: 1 bơm

Bảng 5.1 Bảng tổng kết thiết bị nhà máy sản xuất nước ép lựu năng suất 900 hộp/giờ

T Thiết bị Số lượng Kích thước

1 Thiết bị băng tải phân loại 1 4000×800×500 D×R×C

2 Thiết bị rửa băng tải sục khí 1 5000×1200×1580 D×R×C

3 Thiết bị bóc vỏ lựu 1 2080×980×1350 D×R×C

5 Thiết bị ép trục vít 1 2750×2140×1690 D×R×C

7 Thiết bị lọc khung bản 1 1320×600×1000 D×R×C

8 Thiết bị nồi nấu hai vỏ có cánh khuấy 1 1000×1770 D×H

11 Thiết bị rót hộp vô trùng 1 4500×1600×4000 D×R×C

12 Thùng chứa nguyên liệu sau ép 1 1000×1770 D×H

13 Thùng chứa syrup sau nấu 1 1000×1770 D×H

14 Thiết bị băng tải PU1 1 3000×500×1450 D×R×C

15 Thiết bị băng tải PU2 2 3000×800×950 D×R×C

TÍNH CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG

Tính lượng hơi cần dùng trong sản xuất

Công thức tính lượng nhiệt cần thiết cho quá trình gia nhiệt:

- c : nhiệt dung riêng (kJ/kg o C)

Công thức tính lượng nhiệt cần cho quá trình giữ nhiệt:

- r : nhiệt hóa hơi của nước ( kJ/kg )

- q : lượng nước bốc hơi trong 1 giờ

6.1.1 Nhiệt cung cấp trong quá trình nấu syrup

Các số liệu ban đầu:

- Khối lượng syrup: m syrup= 554,77 kg

- Khối lượng nước trong quá trình nấu syrup: m nước = 470,18 kg

- Nhiệt dung riêng của nước: c = 4,19 kJ/kg o C [9]

- Nhiệt hóa hơi của nước ở 100 o C : r = 2260 KJ/kg [9]

- Lượng nước bốc hơi trong 1 giờ: q = 0,05 [10]

- Nhiệt cần cung cấp cho quá trình gia nhiệt nước lên 100 o C

- Nhiệt cần cung cấp cho quá trình giữ nhiệt trong 15 phút

- Lượng hơi cần cung cấp cho quá trình nấu syrup

- 1,05: tổn thất nhiệt ra môi trường ngoài 5%

- r = 2208 kJ/kg: ẩn nhiệt hoá hơi của nước ở áp suất 2 atm (áp suất làm việc của thiết bị) [9]

6.1.2 Tính và chọn nồi hơi a) Chọn nồi hơi

- Áp suất làm việc: 10 kg/m 2

- Nhiệt độ hơi bão hoà cực đại: 180 ° C.

- Kích thước nồi hơi: DxRxC = 5210 x 2800 x 4450 mm

- Thể tích buồng đốt: 9,5 m 3 b) Tính nhiên liệu cho nồi hơi

Lượng nhiên liệu dùng cho nồi hơi:

- D: năng suất tổng cộng của các nồi hơi, kg/giờ

- ih = 657 kcal/kg: Nhiệt hàm của hơi ở áp suất làm việc

- in = 28 kcal/kg: Nhiệt hàm của nước đưa vào nồi hơi

- Q = 11500 kcal/kg: nhiệt trị của nhiên liệu.

- n = 0,75: hiệu suất của nồi hơi

Tính nước

6.2.1 Lượng nước dùng trong sản xuất

Lượng nước cần dùng trong thiết bị rửa băng tải: 500 lít/giờ

Lượng nước cho quá trình rửa trong 1 ngày:

W1 = 500×16 = 8000 lít/ngày Nước cho quá trình nấu syrup:

Cứ 1 kg nước khi bốc hơi sẽ được 1 kg hơi.

Biết rằng cần cung cấp lượng hơi là: 1348,32 kg/ngày

Do vậy lượng nước cần cung cấp cho lò hơi:

W3 = 1348,32 lít/ngày Lượng nước cần cho vệ sinh thiết bị và nhà xưởng chiếm 10% so với lượng nước dùng cho sản xuất trên.:

W4 = 10%×(W1+ W2+ W3) = 10%×( 8000 + 7522,88 + 1348,32) = 1687,12 lít/ngày Tổng lượng nước dùng trong quá trình sản xuất:

6.2.2 Lượng nước cần dùng trong sinh hoạt

Lượng nước dùng cho sinh hoạt chiếm 10% tổng lượng nước dùng cho sản xuất của nhà máy:

Wsh = Wsx× 10% 558,32 × 10% = 1855,83 lít/ngày Vậy tổng lượng nước tiêu thụ của nhà máy trong một ngày sản xuất:

Tính điện

6.3.1 Tính điện của thiết bị điện

Bảng 6.1 Điện tiêu thụ của thiết bị sản xuất

T Thiết bị Số lượng Công suất

Lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày (kW)

1 Thiết bị băng tải phân loại 1 1 16

2 Thiết bị rửa băng tải 1 2,8 44,8

3 Thiết bị bóc vỏ lựu 1 2,2 35,2

11 Thiết bị rót hộp – Đóng gói

Tổng năng lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày 904

6.3.2 Tính điện dùng cho chiếu sáng trong nhà máy sản xuất

Diện tích phân xưởng sản xuất: S = 864 m 2

Chọn công suất chiếu sáng riêng: p = 20 W/m 2

Công suất điện chiếu sáng dùng cho phân xưởng sản xuất:

P = p × S = 20 × 864 = 17280 W Chọn bóng đèn có công suất pđ = 75 W Số bóng đèn trong phân xưởng : n= P p đ 280

75 =¿ 231 bóng Công suất chiếu sáng trong 1 ngày: 75 × 231 × 16 = 277200 W = 277,2 kW

6.3.3 Tính điện thắp sáng a) Tính cho phòng bảo vệ

Kích thước phòng bảo vệ: 4 × 3 × 4 m

Ta bố trí bóng đèn ở giữa phòng bảo vệ, sử dụng 1 bóng đèn công suất

Công suất bóng đèn trong phòng bảo vệ: Pbv = 2 × 75 = 150 W b) Tính cho nhà ăn

Kích thước nhà ăn: 8 × 4 × 5 m Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn với công suất 75W/ bóng Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn với công suất 75W/ bóng

Số bóng trong nhà ăn: 12 bóng

Tổng công suất bóng đèn trong nhà ăn: Pna= 12 × 75 = 900 W. c) Tính cho kí túc xá công nhân

Kích thước kí túc xá công nhân: 6 × 4 × 5 m Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn với công suất 75W/ bóng Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn với công suất 75W/ bóng

Số bóng trong nhà nghỉ: 12 bóng

Tổng công suất bóng đèn trong nhà nghỉ công nhân : Pnn= 12 × 75 = 900 W d) Tính cho khu vực cơ điện

Kích thước khu vực cơ điện: 6 × 6 × 5 m Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn với công suất 75W/ bóng Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn với công suất 75W/ bóng

Số bóng trong khu vực cơ điện: 15 bóng

Tổng công suất bóng đèn trong khu vực cơ điện: Pkvcđ = 15 × 75 = 1125 W. e) Tính cho phòng hành chính

Kích thước phòng hành chính: 5 × 4 × 5 m Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn với công suất 75W/ bóng. Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn với công suất 75W/ bóng

Số bóng trong phòng hành chính: 8 bóng

Tổng công suất bóng đèn trong phòng hành chính : Phc = 8 × 75 = 600 W. f) Tính cho hội trường

Kích thước hội trường: 7 × 4 × 5 m Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn với công suất 75W/ bóng Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn với công suất 75W/ bóng

Số bóng trong hội trường: 10 bóng

Tổng công suất bóng đèn trong hội trường: Pht = 10 × 75 = 750 W. g) Tính cho phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm

Kích thước phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm: 5 × 4 × 5 m Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn với công suất 75W/ bóng. Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn với công suất 75W/ bóng.

Số bóng trong phòng phát triển sản phẩm: 10 bóng

Tổng công suất bóng đèn trong phòng phát triển sản phẩm: Pptsp = 10 × 75 750 W h) Tính cho nhà vệ sinh

Số lượng nhà vệ sinh: 3

Ta bố trí các bóng đèn ở giữa các phòng vệ sinh, sử dụng 3 bóng đèn công suất 75W/bóng => cần 6 bóng đèn

Tổng công suất bóng đèn trong nhà vệ sinh: Pvs = 6 × 75 = 450 W i) Tính cho khu vực để xe

Kích thước khu vực để xe: 10 × 5 × 5 m Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn với công suất 75W/ bóng Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn với công suất 75W/ bóng

Số bóng trong khu vực để xe : 12 bóng

Tổng công suất bóng đèn trong nhà ăn: Pkvdx= 12 × 75 = 900 W

Tổng công suất điện thắp sáng trong 1 ngày:

Ptổng = ( Pbv + Pna + Pnn + Pkvcd+ Phc+ Pht+ Pptsp+ Pvs+ Pkvdx ) × 16 = 6525 ×16 = 104400 W = 104,4 kW

Tổng lượng điện tiêu thụ nhà máy trong 1 ngày: 904 + 277,2 + 104,4= 1285,6 kW

TÍNH XÂY DỰNG

Phân xưởng sản xuất chính

Diện tích cần thiết để bố trí các thiết bị trong phân xưởng sản xuất chính được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7.1 Diện tích sử dụng của các thiết bị trong phân xưởng sản xuất chính

T Thiết bị Số lượng Kích thước (mm)

1 Thiết bị băng tải phân loại 1 4000 × 800 × 500 3,2

2 Thiết bị rửa băng tải sục khí 1 5000 × 1200 × 1580 6

3 Thiết bị bóc vỏ lựu 1 2080 × 980 × 1350 2,1

5 Thiết bị ép trục vít 1 2750 × 2140 × 1690 6

7 Thiết bị lọc khung bản 1 1320 × 600 × 1000 0,8

8 Thiết bị nồi nấu hai vỏ có cánh khuấy 1 1000 × 1770 1

11 Thiết bị rót hộp vô trùng 1 4500 × 1600 × 4000 7,2

12 Thùng chứa nguyên liệu sau ép 1 1000 × 1770 1

13 Thùng chứa syrup sau nấu 1 1000×1770 1

14 Thiết bị băng tải PU1 1 3000×500×1450 1,5

15 Thiết bị băng tải PU2 2 3000×800×950 4,8

Lượng nguyên liệu cần cho 1 giờ sản xuất: 671,50 kg/giờ

Lượng nguyên liệu cần cho 6 ngày sản xuất: 671,50 × 16 × 6 = 64464 (kg/ngày)

Lựu được xếp theo tiêu chuẩn: d = 600 (kg/m 2 ) [7]

Chiều cao lớp nguyên liệu tối đa: h = 2 (m)

Thể tích lựu cần chứa là: V = m d = 64464 600 = 107,44 ( m 2 /ngày)

Diện tích nền kho cần thiết: S = m d = 107,44 2 S,72 m 2

Lối đi và cột chiếm 30%: 30% × 53,72 = 16,12 m 2

Diện tích kho cần thiết: 53,72 +16,12 = 69,84 m 2

Vậy chọn kích thước kho là: 12 × 6 × 6 (m)

Diện tích kho nguyên liệu: 72 m 2

Kho phụ gia chứa các nguyên liệu như đường, axit citric

Chọn kho phụ gia có kích thước: 12 ×6 × 6 (m)

Diện tích kho phụ gia : 72 m 2

Chọn phòng nấu syrup có kích thước: 12 ×6 × 6 (m)

Diện tích phòng nấu syrup: 72 m 2

Năng suất công đoạn rót hộp nước ép lựu: 900 hộp/giờ

Lượng hộp dùng cho nước ép lựu trong 10 ngày: 900 x 16 x 10 = 144000 hộp

Tiêu chuẩn xếp hộp: 3000 hộp/ m 2 [7]

Diện tích phần kho chứa hộp: 144000 3000 = 48 m 2

Lối đi và cột chiếm 30%: 30% × 48 = 14,4 m 2

Chọn kho bao bì có kích thước: 12 × 6 × 6 (m)

Diện tích kho bao bì: 72 m 2

Nhà máy dự trữ sản phẩm trong 10 ngày

Số hộp sản xuất: 900 hộp/giờ

Năng suất trong 10 ngày: 900 × 16 × 10 = 144000 hộp

Tiêu chuẩn xếp hộp trong kho: 3000 hộp/ m 2

Lối đi và cột chiếm 30%: 30% × 48 = 14,4 m 2

Chọn kho thành phẩm có kích thước: 12 × 6 × 6 (m)

Diện tích kho thành phẩm: 72 m 2 Để đáp ứng yêu cầu công nghệ, số lượng thiết bị bố trí trong phân xưởng, chọn diện tích phân xưởng chính 864 m 2 với kích thước 48 × 18 (m), chọn chiều cao của nhà máy là11m với bước cột là 6m.

Tổng thể nhà nhà máy

Chọn phòng hành chính có kích thước: 20 × 10 × 5 m

Diện tích phòng hành chính: 200 m 2

Chọn hội trường có kích thước: 7 × 4 × 5 m

7.2.3 Phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm

Chọn phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm có kích thước: 5 × 4 × 5 m

Diện tích phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm: 20 m 2

Chọn nhà vệ sinh có kích thước: 3 × 3 × 5 m

Cần xây dựng 3 nhà vệ sinh

Diện tích nhà vệ sinh: 27 m 2

Chọn khu vực nồi hơi có kích thước: 6 × 6 × 5 m

Diện tích khu vực nồi hơi: 36 m 2

Chọn khu vực trạm bơm có kích thước: 6 × 6 × 5 m

Diện tích khu vực trạm bơm: 36 m 2

Khu vực cấp nước gồm một hệ thống các thiết bị và các bể

Diện tích khu vực cấp nước: 140 m 2 , với D = 14 m, R = 10 m.

Chọn khu vực cơ điện có kích thước: 6 × 6 × 5 m

Diện tích khu vực cơ điện: 36 m 2

7.2.9 Khu xử lí nước thải và xử lí rác thải

Chọn khu vực xử lí nước thải và rác thải có kích thước: D = 20 m, R = 10 m

Diện tích khu xử lí nước thải và xử lí rác thải: 200 m 2

7.2.10 Kí túc xá công nhân

Chọn kí túc xá công nhân có kích thước: 6 × 4 × 5 m

Diện tích kí túc xá công nhân: 24 m 2

Chọn nhà ăn có kích thước: 8 × 4 × 5 m

Chọn khu vực để xe có kích thước: 10 × 5 × 5 m

Diện tích khu vực để xe: 50 m 2

Chọn phòng bảo vệ có kích thước: 4 × 3 × 4 m

Cần xây dựng 2 phòng bảo vệ

Diện tích phòng bảo vệ: 24 m 2

Chọn khu đất mở rộng với kích thước 48 × 15 m

Bảng 7.2 Tổng hợp các công trình xây dựng trong nhà máy

Tên công trình Kích thước (m)

1 Phân xưởng sản xuất chính 48 × 18 ×

4 Khu xử lí nước thải và xử lí rác thải 20 × 10 1 200

9 Kí túc xá công nhân 6 × 4 × 5 1 24

Phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm 5 × 4 × 5 1 20

Tổng diện tích xây dựng các công trình 1621

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Kiểm tra chất lượng nguyên liệu

Lựu quả tươi đạt các yêu cầu dưới đây [12]:

- Lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng

- Không chứa côn trùng ảnh hưởng đến sản phẩm

- Không có bất kỳ mùi hoặc vị lạ

- Không bị rám nắng ảnh hưởng đến thịt quả

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Chỉ tiêu cảm quan nước ép lựu đạt yêu cầu theo TCVN 7946:2008

Bảng 8.1 Chỉ tiêu cảm quan

Trạng thái Thể lỏng, trong, đồng nhất, không có cặn, bã, tạp chất Màu sắc Màu sắc đặc trưng của sản phẩm

Mùi, vị Có mùi thơm đặc trưng, vị chua ngọt tự nhiên của lựu pha đường, không có mùi vị lạ

Chỉ tiêu hóa lý nước ép lựu đạt yêu cầu theo TCVN 7946:2008 và QCVN 6-2:2010/BYT

Bảng 8.2 Chỉ tiêu hóa lý

Hàm lượng chất khô (đo bằng khúc xạ kế ở 20 o C), tính bằng %, không nhỏ hơn

Hàm lượng axit chung, tính chuyển 0,3 ra axit citric, bằng %, không nhỏ hơn

Hàm lượng kim loại nặng, tính bằng mg trên 1 kg sản phẩm, không lớn hơn:

Chỉ tiêu hóa lý nước ép lựu đạt yêu cầu theo QCVN 6-2:2010/BYT

Bảng 8.3 Chỉ tiêu vi sinh

Chỉ tiêu Giới hạn tối đa

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/ml sản phẩm 100

E coli, CFU/ml Không được có

Streptococci faecal, CFU/ml Không được có

Pseudomonas aeruginosa, CFU/ml Không được có

Staphylococcus aureus, CFU/ml Không được có

Clostridium perfringens, CFU/ml Không được có Tổng số nấm men và nấm mốc, CFU/ml 10

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP

An toàn lao động

Vấn đề an toàn lao động được đề cập và chú ý đúng mức để đạt được năng suất lao động cao, giảm giá thành sản phẩm. Ở các vị trí đứng máy, cần có bảng nội quy vận hành máy Công nhân vận hành máy cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động Ở các bộ phận chuyển động của máy cần có che chắn tránh tai nạn Công nhân làm việc trong xưởng phải có găng tay và mang ủng.

9.1.1 An toàn lao động khi vận hành máy móc

Công nhân khi vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận, xem có gì hư hỏng không, nếu có phải báo để kịp thời sửa chữa, tránh xảy ra tai nạn trong khi làm việc.

Tuyệt đối thực hiện đúng các chức năng của mình, mỗi công nhân đứng máy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về máy của mình.

Thường xuyên kiểm tra các lớp bao bọc cách điện, kiểm tra các mối dây nối với các thiết bị Khi máy móc có hư hỏng về điện, công nhân sản xuất không được tự tiện sữa chữa.

Nội quy sử dụng điện cần phải thiết lập và phổ biến rộng rãi trong công nhân. Để đảm bảo an toàn với hiện tượng sấm sét, đặt cọc thu lôi ở vị trí cao trong nhà máy như tháp nước, trạm biến áp Các đường dây móc đèn bảo vệ phải cách hàng cây ít nhất 3m trở lên và cần dây bọc. Đối với công nhân sản xuất phân xưởng chính, cần có chế độ chiếu sáng hợp lý cho sản xuất về ca đêm vì công nhân ở các khâu xử lý nguyên liệu cần đòi hỏi sự phân biệt cao về màu sắc, trạng thái.

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có 2 mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9, mùa này có tốc độ gió 2-5 m/s nên việc chống cháy nổ rất cần thiết.

Do vậy khoảng cách giữa các nhà phải thích hợp, đường giao thông trong nhà máy phải bảo đảm không tắc khi có sự cố xảy ra Phương tiện phòng chống cháy là các vòi cứu hoả, bình CO2 và các dụng cụ khác.

Trong các nhà máy sản xuất thực phẩm nói chung và sản xuất đồ hộp nói riêng, vấn đề vệ sinh xí nghiệp vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sự ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của công nhân.

Nguyên nhân chính của sự ô nhiễm trong nhà máy do quá trình xử lý cùng với lượng nước thải lớn có chứa nhiều tạp chất hữu cơ, là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển Bên cạnh đó sản phẩm được làm ra dự trữ thời gian khá lâu, nếu bị nhiễm vi sinh vật làm hư hỏng nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm giá trị sử dụng và nếu có độc tố sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, có khi nguy hiểm đến tính mạng và làm mất uy tín của nhà máy.

9.2.1 Vệ sinh cá nhân của công nhân

Vấn đề này yêu cầu phải cao, đặc biệt là công nhân sản xuất chính, công nhân không được để móng tay dài, khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy, đeo khẩu trang, mang găng tay, đi ủng Sau giờ tạm nghỉ, trước khi đi vào sản xuất phải vệ sinh chân tay sạch sẽ rồi mới được vào phân xưởng.

Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân định kì 6 tháng 1 lần, không để người đau ốm, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm ra vào khu vực sản xuất.

9.2.2 Vệ sinh máy móc, thiết bị, nền nhà

Máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, vì vậy cần có chế độ vệ sinh như sau:

Thiết bị làm việc như: thiết bị lọc, thiết bị rót,… cần phải vệ sinh định kì và thường xuyên trước khi vào ca, khi nghỉ giữa ca Phải vệ sinh rửa lau chùi sạch sẽ, nhất là các bộ phận hoạt động tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm Dụng cụ làm việc như: dao, khay đựng, phải vệ sinh sạch sẽ Sắp xếp gọn gàng trước và sau khi làm việc xong, dao, khay nhôm cần sát trùng trước mỗi ca làm việc, mà cứ 2 giờ thì lại dội bàn và tráng lại bằng nước sôi một lần nữa.

Máy móc, nền nhà phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cuối mỗi ca sản xuất, vì sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật gây ô nhiễm nhà máy Nền nhà máy được cọ rửa bằng Ca(OH)2 hoặc nước xà phòng và hệ thống nước thải phải tuyệt đối bảo đảm.

9.2.3 Thông gió bão hoà nhiệt độ Đảm bảo mức độ thoáng và có điều hoà nhiệt độ giúp cho công nhân làm việc năng suất cao, dẫn đến chất lượng sản phẩm tốt Nếu lượng nước cung cấp không đủ dùng thì chế độ vệ sinh không đảm bảo, còn nếu chất lượng nước không đạt yêu cầu thì làm giảm chất lượng sản phẩm.

Vì vậy nước cấp phải đạt chất lượng và số lượng yêu cầu cho từng bộ phận làm việc Hệ thống dẫn nước thải đặt ngầm để tránh nhiễm khuẩn cho sản phẩm, sau đó dẫn ra hệ thống cống chính của tỉnh.

9.2.4 Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất

Phế liệu của quá trình sản xuất nhanh chóng chuyển ra khỏi nhà máy, bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và phân bón gần đó Việc này phải hợp đồng chặt chẽ và giải quyết kịp thời tránh ứ đọng gây ô nhiễm vi sinh vật cho sản phẩm.

Ngày đăng: 08/03/2024, 14:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w