BÀI THU HOẠCH HỒ SƠ TÌNH HUỐNG LS.DS 06 TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ: LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO BỊ ĐƠN (BÀ ĐINH THỊ TÁM) ngày 05112016 thì bà Chu Thị Thanh và ông Chu Văn Sinh nộp đơn khởi kiện bà Tám ra tòa án nhân dân TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 2 lập năm 1998 tại thôn 6 xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho ông Sinh, bà The, bà Loan, bà Thanh. Buộc bà Tám trả lại nhà và cây cối và hoa màu trên đất với 50% tổng giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ ngày 1541994 đến 1541999. Yêu cầu bà Tám tháo dỡ nhà và công trình xây dựng trái phép trên thửa đất này. Đến ngày 09112016 thì Tòa án nhân dân TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam đã thụ lý vụ án. Định hướng bảo vệ : Bảo vệ cho bà Đinh Thị Tám theo hướng Không chấp nhận trả lại quyền sử dụng đất 777m2 thửa số 40 tờ bản đồ số 2. Không chấp nhận tháo dỡ ngôi nhà mà bà đã xây hợp pháp. Không chấp nhận trả tiền hoa màu 50% từ 1541994 đến 1541999.
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHÓA ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ LUẬT SƯ
HỒ SƠ TÌNH HUỐNG LS.DS - 06
TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ:
LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CHO BỊ ĐƠN (BÀ ĐINH THỊ TÁM)
BÀI THU HOẠCH
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
1 TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN 2
2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP 2
2.1 Đương sự trong vụ kiện: 2
2.2 Xác định quan hệ tranh chấp 3
2.3 Thẩm quyền giải quyết của Toà án 3
2.4 Thủ tục tiền tố tụng 3
2.5 Thời hiệu khởi kiện 3
2.6 Văn bản Luật áp dụng 3
3 Ý KIẾN CỦA BỊ ĐƠN ĐỐI VỚI YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN ĐƠN 3
4 KẾ HOẠCH XÉT HỎI 3
5 BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO BỊ ĐƠN 4
6 PHẦN NHẬN XÉT DIỄN ÁN 6
Trang 31 TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Năm 1945 ông Chu Khắc Trường chết và đến năm 1990 thì bà Chu Thị Cúc chết để lại tài sản là 777m2 đất và ngôi nhà 2 gian tường trác đất Lúc sinh thành thì cụ Trường và cụ Cúc có sinh hạ được 4 người con chung là: Chu Thị Thanh (1931) Chu Thị Loan (1934), Chu Văn Sinh (1936) và Chu Thị The (1944) Cả bốn chị em đều sinh ra và lớn lên thôn 6 Phù vân, Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Đến tuổi trưởng thành đều tham gia cách mạng và sau đó mỗi người lập gia đình một nơi
Năm 1994 thì ông Sinh về quê xin cấp sổ đỏ nhưng không làm được vì chưa khai nhận di sản thừa kế, 20/01/1994 thì ông Sinh đã làm đơn chuyển quyền thừa kế toàn bộ thửa đất cho bà Tám và ông Thuyên lúc này thì vợ chồng bà Tám đã giao cho ông Sinh 500.000 đồng còn nợ lại 1.000.000 đồng và vợ chồng bà Tám quản lý sử dụng đến năm 1999 thì ông Thuyên mất
Ngày 04/4/1994 thì bà Thanh, The có đơn khiếu nại yêu cầu đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế và ngày
10 tháng 04 năm 1994 thì UBND xã Phù Vân ra thông báo tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế của ông Sinh cho bà Tám và ông Thuyên
Vào ngày 15 tháng 4 năm 1994 thì 4 anh em của ông Sinh có ký giấy giao quyền trông non trong thời hạn
05 năm đến 15 tháng 04 năm 1999 và ông Thuyên khai thác có nghĩa vụ đóng thuế và hưởng 50% số còn lại đưa cho 4 anh chị em bà Thanh sử dụng
Đến tháng 05/2016 thì bà Tám tự xây nhà trên thửa đất này mà không xin phép 4 anh chị em ông Sinh Sau đó 4 anh chị em báo lên UBND xã đề nghị tạm dừng việc xây dựng Sau đó có hòa giải với nhau tại UBND xã nhưng không thành
Đến ngày 05/11/2016 thì bà Chu Thị Thanh và ông Chu Văn Sinh nộp đơn khởi kiện bà Tám ra tòa án nhân dân TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 2 lập năm 1998 tại thôn 6 xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho ông Sinh, bà The, bà Loan, bà Thanh.
- Buộc bà Tám trả lại nhà và cây cối và hoa màu trên đất với 50% tổng giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ ngày 15/4/1994 đến 15/4/1999.
- Yêu cầu bà Tám tháo dỡ nhà và công trình xây dựng trái phép trên thửa đất này.
Đến ngày 09/11/2016 thì Tòa án nhân dân TP Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam đã thụ lý vụ án
Định hướng bảo vệ : Bảo vệ cho bà Đinh Thị Tám theo hướng
- Không chấp nhận trả lại quyền sử dụng đất 777m2 thửa số 40 tờ bản đồ số 2
- Không chấp nhận tháo dỡ ngôi nhà mà bà đã xây hợp pháp
- Không chấp nhận trả tiền hoa màu 50% từ 15/4/1994 đến 15/4/1999
2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP
2.1 Đương sự trong vụ kiện:
a Nguyên đơn:
- Bà Chu Thị Hồng Thanh, sinh năm 1930, địa chỉ tại Tổ 16 phường Nam Thanh, Thành phố Điện Biên, tỉnh
Điện Biên;
Đại diện theo ủy quyền của bà Thanh: Chị Chu Thị Hồng Tâm (sinh năm 1970) – Con gái bà Thanh
Địa chỉ: số nhà 61, tổ 16 phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Ông Chu Khắc Sinh, sinh năm 1936, địa chỉ tại Thông Vạn Thắng, xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn
b Bị đơn:
- Bà Đinh Thị Tám, sinh năm 1930, địa chỉ tại thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
c.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Chu Thị Loan, sinh năm 1934, địa chỉ tại tổ 03, phường Cầu Thía, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Người đại diện theo ủy quyền Ông Chu Anh Quyết, sinh năm 1952, địa chỉ thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Bà Chu Thị The, sinh năm 1944, địa chỉ thôn Diên Điền, xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Chu Anh Quyết, sinh năm 1952, địa chỉ thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Bà Chu Thị Mai, sinh năm 1952, địa chỉ tại thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Trang 4- Bà Trần Thị Đắc, sinh năm 1957, địa chỉ tại thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Ông Chu Khắc Hồng, sinh năm 1956, địa chỉ tại thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 2.2 Xác định quan hệ tranh chấp
Căn cứ khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự thì đây là “Tranh chấp quyền sử dụng đất ”.
2.3 Thẩm quyền giải quyết của Toà án
Căn cứ điểm c khoản 1 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nơi có Bất động sản thì Tòa án TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này
Tranh chấp này thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện, căn cứ điểm a Khoản 1 điều 35 Luật Tố tụng dân sự 2015
2.4 Thủ tục tiền tố tụng
Căn cứ Điều 88 NĐ 43/2014 và điều 202, 203 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết Nguyên đơn và bị đơn đã tiến hành hòa giải nhưng không thành theo Biên bản hòa giải ngày 1/6/2016, BL 27
2.5 Thời hiệu khởi kiện
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo khoản 3 điều 155 Bộ luật Dân sự 2015
2.6 Văn bản Luật áp dụng
a Luật hình thức:
- Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;
- Nghị quyết số 103/2015/QH13 về việc thi hành Bộ Luật Tố tụng dân sự;
- Nghị quyết số 104/2015/QH13 về việc thi hành Luật tố tụng hành chính.
b Luật nội dung:
- Pháp lệnh thừa kế năm 1990;
- Luật đất đai 1987;
- Nghị quyết 02/1990/ HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng pháp lệnh thừa kế.
3 Ý KIẾN CỦA BỊ ĐƠN ĐỐI VỚI YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN ĐƠN
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi là Luật sư Nguyễn Khánh thuộc văn phòng Luật sư Thiên Long và cộng sự, đoàn Luật sư TP.HCM, là
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Đinh Thị Tám, là bị đơn trong phiên tòa xét xử ngày hôm nay
Thay mặt bị đơn, tôi xin trình bày nội dung ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn như
sau:
- Về yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 2 lập năm 1998 tại
thôn 6 xã Phù Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho ông Sinh, bà The, bà Loan, bà Thanh
Bà Đinh Thị Tám không đồng ý trả lại diện tích 777m2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 2 lập năm 1998, vì đã trao quyền thừa kế lâu dài cho vợ chồng ông Kha, bà Tám để thờ cúng tổ tiên và bà Tám cũng đã trả tiền cho ông Sinh
- Về yêu cầu buộc bà Tám trả lại nhà và cây cối và hoa màu trên đất với 50% tổng giá trị thu nhập cây lưu
niên kể từ ngày 15/4/1994 đến 15/4/1999
Bà Tám không chấp nhận trả tiền hoa màu 50% từ 15/4/1994 đến 15/4/1999 Vì Ông Sinh đã chuyển quyền thừa kế, nên bà Tám có toàn quyền sử dụng các tài sản, hoa màu trên thửa đất
- Về yêu cầu bà Tám tháo dỡ nhà và công trình xây dựng trái phép trên thửa đất này.
Bà Tám không chấp nhận tháo dỡ ngôi nhà mà bà đã xây hợp pháp
Tài liệu, chứng cứ chứng minh của bị đơn:
- Đơn chuyển quyền thừa kế của ông Chu Khắc Sinh cho vợ chồng bà Tám;
- Biên bản lấy lời khai bà Tám;
- Giấy biên nhận nộp thuế của bà Trần Thị Đắc con dâu bà Tám;
- Giấy biên nhận giao tiền của ông Chu Khắc Thuyên cho ông Chu Khắc Sinh
4 KẾ HOẠCH XÉT HỎI
4.1 Hỏi nguyên đơn
a Bà Chu Thị Thanh
- Bà cho HĐXX biết cha, mẹ bà chết năm nào?
Trang 5- Nhà bà có bao nhiêu người?
- Trước khi cha, mẹ bà chết thì bà đang ở đâu?
- Bà có chăm sóc nuôi dưỡng cha, mẹ bà trước khi chết không?
- Ai đứng ra lo đám ma khi mẹ bà mất?
- Thửa đất mà bà Tám đang sử dụng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa?
- Trước khi chết có ba, mẹ bà có để lại di chúc không?
- Diện tích của thửa đất này bao nhiêu m2?
- Trước khi bà Tám xây nhà như hiện nay thì trên đất có những tài sản nào?
- Thửa đất này hiện tại ai đứng tên quyền sở hữu?
- Trên cơ sở nào bà khẳng định là thửa đất bà Tám đang ở là của các anh, em bà?
b Ông Chu Văn Sinh
- Ông có làm đơn chuyển quyền sử dụng đất cho ông Thuyên bà Tám không?
- Ông và vợ chồng bà Tám có thỏa thuận về giá tiền chuyển quyền không?
- Số tiền mà vợ chồng bà Tám đã đưa ông là bao nhiêu?
- Trước khi mẹ ông chết thì ông đang ở đâu?
- Có phải bà Tám là người đã chăm sóc và lo hậu sự cho bà Cúc trước khi chết không?
4.2 Hỏi bị đơn
- Bà cho biết nguồn gốc thửa đất này?
- Ông sinh có thực hiện việc chuyển quyền thừa kế cho vợ chồng bà không?
- Khi chuyển quyền có ai chứng kiến?
- Việc ông Sinh chuyển quyền thừa kế cho vợ chồng bà có bị ép buộc gì không?
- Khi chuyển quyền thừa kế bà có thanh toán tiền cho ông Sinh không?
- Khi bà tiếp nhận khu đất từ ông Sinh thì hiện trạng thửa đất này như thế nào?
- Khi bà Cúc bệnh thì ai đã chăm sóc bà Cúc?
- Khi bà Cúc chết thì các con của bà Cúc có về lo hậu sự cho bà Cúc không?
- Ai đã đứng ra lo ma, chay cho bà Cúc?
- Bà có nhận được thông báo của UBND xã về việc tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế không?
- Ai là người đã đóng thuế nhà đất từ năm 1994 đến nay?
- Trước khi bà xây nhà thì mặt bằng thửa đất này như thế nào?
4.3 Hỏi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Hỏi ông Chu Khắc Hồng
- Ông cho biết nguồn gốc của thửa đất 40 tờ bản đồ số 2 có nguồn gốc từ đâu?
- Ông có biết việc ông Sinh chuyển giao quyền thửa đất này cho bà Tám không?
- Ông có đóng góp gì về việc hình thành ngôi nhà cấp 4 này không?
5 BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO BỊ ĐƠN
Thưa Hội đồng xét xử !
Thưa đại diện viện kiểm sát
Thưa các Luật sư đồng nghiệp
Tôi là Luật sư Nguyễn Khánh thuộc văn phòng Luật sư Thiên Long và cộng sự, đoàn Luật sư TP.HCM.
Được sự chấp thuận của quý Tòa, hôm nay tôi tham gia phiên tòa này với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho bị đơn là bà Đinh Thị Tám trong vụ án “ Tranh chấp về quyền sử dụng đất ” được Tòa
án thụ lý số 20/TB-TLVA ngày 09/11/2016
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như diễn biến tại phiên tòa hôm nay, tôi xin trình bày một số ý kiến để bảo vệ quyền lợi cho bị đơn là bà Đinh Thị Tám như sau:
5.1 Nội dung:
Trang 6Tôi hoàn toàn không đồng ý với các nội dung mà phía bà Thanh, ông Sinh và Luật sư của bà Thanh trình bày làm căn cứ để yêu cầu Tòa án buộc bà Tám trả lại 777 m2 đất cho 04 chị em bà và yêu cầu bà Tám tháo dỡ ngôi nhà cấp 4 của bà Tám để trả lại đất cho 04 chị em bà
Bởi lẽ những lý do sau đây:
Thứ nhất: Về việc bà Thanh và phía Luật sư bà Thanh yêu cầu bà Tám trả lại thửa đất số 40 tờ bản đồ số
2 diện tích 777 m2 là không có căn cứ và không có cơ sở.
Ông Thuyên là chồng bà Tám là anh em họ hàng với ông Trường và bà Cúc cùng chung sống với nhau trên mảnh đất quê hương tại thôn 6 xã Phù Vân, Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam Lúc sinh thời thì ông Trường bà Cúc sinh được 04 người con là bà Loan, The, Thanh và ông Sinh, sau khi trưởng thành thì 04 người con của bà Cúc bỏ quê hương ra đi
Khi ông Thuyên chết đi thì chỉ còn 1 mình bà Cúc sinh sống trên thửa đất này và bà được vợ chồng bà Tám chăm sóc nuôi dưỡng khi bà ốm đau bệnh tật (BL 38,39,40)
Năm 1990 thì bà Cúc chết các con của bà không ai về lo đám cho bà chỉ duy nhất bà Tám và các con, hàng xóm lo hậu sự cho bà và bà Tám đã lo các thủ tục cúng, dỗ cho bà Tám theo tập tục địa phương và bà Tám đã chăm sóc cải tạo vườn tược và trồng các cây cối trên mảnh đất này đến nay
Ngày 20 tháng 01 năm 1994 thì ông Chu Văn Sinh đã tự nguyện làm Đơn chuyển quyền thừa kế thửa đất này cho ông Thuyên, bà Tám với sự chứng kiến của gia tộc và chính quyền địa phương (BL 07, 08) và vợ chồng bà Tám đã giao cho ông Sinh 50.000 đồng tại thời điểm 1994 Từ đó đến nay thì bà Tám là người đóng thuế sử dụng cho thửa đất này
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định:
Những người sau đây không có quyền hưởng di sản: “Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng
người để lại di sản”
Căn cứ vào điểm b phần 2 Nghị quyết 02/1990 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn về Pháp lệnh Thừa kế quy định: “ Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo
quy định tại các điều 19,20,21,23,27 Luật hôn nhân và gia đình (như cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em) trong khoản thời gian 3 năm trước khi người để lại di sản chết, nếu có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó.”
Theo như phân tích ở trên và phần hỏi tại phiên tòa hôm nay thì bà Thanh và các anh, em bà cũng thừa nhận là trước trong và sau khi chết thì các chị em bà không hề chăm sóc và nuôi dưỡng mẹ bà là bà Cúc, việc chăm sóc bà Cúc hoàn toàn do bà Đinh Thị Tám thực hiện và được mọi người xác nhận Các chị em bà Thanh đã vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ mình như phân tích và dẫn chứng các văn bản quy phạm pháp luật ở trên
Từ đó chứng minh rằng yêu cầu phía bà Thanh và Luật sư bà Thanh buộc bà Tám trả lại 777 m2 đất tại tờ bản đồ số 2 thửa 40 lập năm 1998 là không có căn cứ
Thứ hai: Về việc bà Thanh và Luật sư bà Thanh yêu cầu bà Tám tháo dỡ ngôi nhà cấp 4 của bà để trả lại
đất cho 04 chị em bà là không có căn cứ, không có cơ sở.
Như tôi phân tích ở trên thì việc bà Tám xây nhà trên đất của bà Tám là đúng pháp luật bởi lẽ;
Thửa đất này là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà Tám nên việc bà Tám xây nhà trên thửa đất này là hoàn toàn hợp pháp, mặc khác khi xây dựng bà Tám cũng đã có xin phép chính quyền địa phương về việc xây dựng căn nhà này
Ngoài ra việc bà Tám ở trên diện tích đất này từ năm 1994 đến nay không có ai phản đối gì và việc xây nhà của bà công khai và hoàn thành đã lâu
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 50 Luật đất đai 2003 và điểm c khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013
quy định “ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất”
Qua lời khai của các anh, chị em bà Thanh thì thửa đất mà bà đang tranh chấp với bà Tám vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó chưa đủ cơ sở, căn cứ khẳng định đất này là của bà Cúc Bà Thanh và các em bà không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh thửa đất này là của mẹ bà để lại thừa kế cho các chị em bà
Từ những phân tích trên thì việc bà Thanh và phía Luật sư bà Thanh yêu cầu bà Tám tháo dỡ ngôi nhà bà Tám tại tờ bản đồ số 02 thửa 40 diện tích 777 m2 là không có căn cứ và không có cơ sở chấp nhận
5.2 Kết luận và Đề nghị:
Qua những nội dung mà tôi đã trình bày ở trên có thể chứng minh
Trang 7Việc yêu cầu bà Tám trả 777 m2 và tháo dỡ ngôi nhà của bà Tám trả lại đất cho các chị em bà Thanh là không có căn cứ và không có cơ sở
Vì các lẽ trên tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh về thừa kế, điểm b phần 2 Nghị quyết 02/1990, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 50 Luật đất đai 2003 và điểm c khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 Tuyên bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và xem xét chấp nhận đề nghị của bị đơn, cụ thể như sau:
1 Tuyên cho bà Tám không trả lại diện tích đất 777 m2 tờ bản đồ số 2 thửa đất số 40 lập năm 1998
2 Tuyên cho bà Tám vẫn giữ nguyên ngôi nhà mà bà Tám đang ở
3 Tuyên công nhận cho bà Tám được quyền sở hữu hợp pháp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà tại tờ bản đồ số 2 thửa đất số 40 lập năm 1998 diện tích đất là 777 m2
Trên đây là những quan điểm trình bày để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phía bà Tám Tôi tin tưởng rằng với những tình tiết trong hồ sơ vụ án cũng như qua xét xử tại phiên tòa hôm nay, HĐXX sẽ ra một bản án đúng pháp luật
Cảm ơn HĐXX đã lắng nghe phần trình bày của tôi
6 PHẦN NHẬN XÉT DIỄN ÁN
6.1 Nhận xét chung về Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Thủ tục bắt đầu phiên tòa được thực hiện đúng theo Điều
239, Bộ Luật TTDS 2015, trong không khí trang trọng và nghiêm túc
Chủ tọa phiên tòa và Thư ký đã thực hiện đúng theo các nội dung công việc của mình theo quy định tại khoản 1,2,3,4,5,6 Điều 239, Bộ Luật TTDS 2015
6.2 Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa (Phạm Thị Hồng Hà):
a Trang phục: Đúng quy định, gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: To, rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần khai mạc phiên tòa: đã thực hiện đúng theo trình tự các nội dung khai mạc phiên tòa theo quy định.
- Phần hỏi nguyên đơn: Chủ tọa đã hỏi tình hình chia thừa kế thửa đất 777m2, thửa đất đó có tặng cho ai
không
- Phần hỏi bị đơn: Chủ tọa hỏi khi cục Cúc mất có để lại di chúc hay không, tại sao bà lại sử dụng thửa đất
777m2
- Phần điều hành phiên tòa: thực hiện đúng theo quy định trình tự phiên tòa, tuy nhiên trong các câu hỏi
trùng nội dung của các Luật sư sau cần nhắc nhở Luật sư lưu ý, phần tranh luận của Luật sư dài dòng thì cần nhắc nhở Luật sư trình bày cần ngắn gọn, súc tích
6.3 Hội thẩm nhân dân 1 (Lê Thành Công):
a Trang phục: Đúng quy định, gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: To, rõ ràng
c Kỹ năng:
Phần đặt câu hỏi nguyên đơn: đặt câu hỏi những nội dung cần thiết để khai thác tốt các nội dung còn chưa
rõ ràng như hỏi Ông Sinh đang sinh sống ở đâu, tại sao lại chuyển quyền thừa kế
Phần đặt câu hỏi bị đơn:
6.4 Hội thẩm nhân dân 2 (Khưu Hồng Linh):
a Trang phục: Đúng quy định, gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: To, rõ ràng
c Kỹ năng:
Phần đặt câu hỏi: Hội thẩm hỏi những nội dung cần thiết để khai thác tốt các nội dung còn chưa rõ ràng như: khi làm giấy giao quyền ông Sinh có nhận tiền của bà Tám không, tại sao năm 2001 ông lại đóng thuế cho thửa đất
6.5 Thư ký phiên tòa (Nguyễn Thảo Hiền):
a Trang phục: Đúng quy định, gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: To, rõ ràng
c Kỹ năng:
Phần khai mạc phiên tòa: Thư ký đã thực hiện đúng theo trình tự các nội dung khai mạc phiên tòa theo quy định khoản 2 Điều 239, Bộ Luật TTDS 2015
6.6 Đại diện Viện kiểm sát (Lê Thế Tuyển):
Trang 8a Trang phục: Đúng quy định, gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: To, rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần hỏi bị đơn: Viện kiểm sát hỏi ông Chinh có sử dụng khai thác thửa đất trên không.
Trình bày phát biểu các nội dung đúng theo quy định tại Điều 262 Bộ luật TTDS 2015 Đã nêu đầy đủ các ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, nêu tính tuân thủ đúng quy định về hỏi, trả lời của các đương sự, trình tự diễn biến tại phiên tòa Đã trình bày phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án, nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát đối với vụ án, đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn tháo dỡ căn nhà xây dựng bất hợp pháp
6.7 Người đại diện của nguyên đơn 1 (Phạm Thị Yến):
a Trang phục: gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: Khá to và rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần trả lời câu hỏi của Luật sư nguyên đơn: nguyên đơn đã trả lời rõ các nội dung như tên người đứng tên
người sử dụng đất trên thửa đất 777m2, ý kiến khi ông Sinh chuyển nhượng quyền thừa kế cho bà Tám, thái độ của nguyên đơn khi bà Tám tập kết vật liệu xây dựng nhà…
- Phần trả lời câu hỏi của Luật sư bị đơn: nguyên đơn đã trả lời tốt các nội dung của việc chuyển quyền thừa
kế, ý kiến của các anh chị em ông Sinh khi chuyển quyền thừa kế thửa đất, việc chuyển trông nom thửa đất và thu lợi hoa màu trên thửa đất, ai đã lo đám tang cho cụ Cúc khi mất, các tài sản trên đất hiện nay đang tranh chấp, tình hình nộp thuế của thửa đất, lý do mẹ nguyên đơn sau một thời gian dài mới có ý kiến về việc xây nhà trên đất
6.8 Nguyên đơn 2 – Ông Sinh (Phạm Hoàng Vũ):
a Trang phục: gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: Khá to và rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần trả lời câu hỏi của Luật sư nguyên đơn: nguyên đơn đã trả lời rõ mối quan hệ của ông Sinh với bà
Cúc, lý do chuyển quyền thừa kế, số tiền đã nhận từ gia đình bà Tám
- Phần trả lời câu hỏi của Luật sư bị đơn: đã trả lời nơi ở của mình, ý kiến của các chị em khi biết ông Sinh
làm giấy chuyển quyền thừa kế cho gia đình bà Tám, thỏa thuận trông nom đất và tài sản trên đất, ý kiến của nguyên đơn khi thấy gia đình bà Tám xây dựng nhà trái phép trên thửa đất
6.9 Bị đơn (Trần Thị Kiều Trân):
a Trang phục: gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: Khá to và rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần trả lời câu hỏi của Luật sư nguyên đơn: đã trả lời quan hệ nhân thân của bị đơn với nguyên đơn,
người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ai đã chuyển quyền thừa kế cho bà Tám, số tiền mà ông Sinh đã nhận từ bà Tám, tình hình sử dụng đất của bị đơn trên thửa đất 777m2, số tiền đóng thuế cho thửa đất, tính pháp lý của việc xây dựng nhà trên thửa đất
- Phần trả lời câu hỏi của Luật sư bị đơn: nguyên đơn đã trả lời rõ nơi ở hiện nay, khi chuyển quyền thừa kế
thì có chứng kiến của ai, thời gian chuyển quyền, số tiền đã nhận từ bà Tám là bao nhiêu, ý kiến của các anh chị em ông Sinh đối với việc chuyển quyền thừa kế thửa đất, khi UBND xã tạm đình chỉ chuyển quyền thì có trả lại tiền cho bị đơn, ai là người đã nộp tiền thuế cho thửa đất
6.10 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – Chu Thị Loan (Phan Thụy Trang Đài)
a Trang phục: gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: Khá to và rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần trả lời câu hỏi của Luật sư nguyên đơn: đã trả lời rõ ý kiến khi biết Ông Sinh chuyển quyền thừa kế
cho gia đình bà Tám thì bà Loan có những hành động nào, thái độ của các chị em đối với giấy chuyển nhượng thừa kế của ông Sinh
- Phần trả lời câu hỏi của Luật sư bị đơn: đã trả lời tốt về các nội dung như chị em nguyên đơn đã họp gia
đình để thảo luận những nội dung gì, phương án chuyển quyền trông nom tài sản cho gia đình bà Tám
Trang 96.11 Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn 1 (Phạm Đình Hữu Mẫn)
a Trang phục: Đúng quy định, gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: To, rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần trình bày yêu cầu khởi kiện: Luật sư trình bày khá tốt, ngắn gọn và rõ ràng các yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn và các chứng cứ chứng minh kèm theo
- Phần hỏi bị đơn: Luật sư đã đặt câu hỏi khá rõ để khai thác các nội dung cần làm rõ như quan hệ nhân
thân của bị đơn với nguyên đơn, người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ai đã chuyển quyền thừa kế cho bà Tám, số tiền mà ông Sinh đã nhận từ bà Tám, tình hình sử dụng đất của bị đơn trên thửa đất 777m2, số tiền đóng thuế cho thửa đất, tính pháp lý của việc xây dựng nhà trên thửa đất… để làm rõ nguồn gốc của thửa đất 777 m2
- Phần hỏi nguyên đơn: Luật sư đã làm rõ các nội dung như tên người đứng tên người sử dụng đất trên
thửa đất 777m2, ý kiến khi ông Sinh chuyển nhượng quyền thừa kế cho bà Tám, thái độ của nguyên đơn khi bà Tám tập kết vật liệu xây dựng nhà…, để đối chiếu với phần trả lời của bị đơn, về phần hỏi nguyên đơn là ông Sinh, Luật sư cũng đã khai thác mối quan hệ ông Sinh với bà Cúc, lý do chuyển quyền thừa kế, số tiền đã nhận
- Phần hỏi người có quyền nghĩa vụ liên quan: Luật sư đã hỏi rõ ý kiến của chị em bà Loan khi biết Ông
Sinh chuyển quyền thừa kế cho gia đình bà Tám
- Phần trình bày luật cứ bảo vệ cho nguyên đơn: Luật sư đã trình bày luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết các
nội dung, chứng cứ và đã khẳng định thửa đất 777m2 là tài sản của bà Thanh, bà Loan, bà The, ông Sinh, đã nêu nguồn gốc đất là của cha mẹ các nguyên đơn, thửa đất vẫn thể hiện tên của cụ Cúc trên Giấy chứng nhận và sổ địa chính Khẳng định việc thừa kế của bị đơn là bất hợp pháp
- Phần tranh luận ý kiến của Luật sư bị đơn lần 1: Luật sư đã trình bày tốt các luận điểm bác bỏ ý kiến của
bị đơn là việc làm giấy chuyển quyền thừa kế của ông Sinh là hợp pháp, xác định việc xây dựng nhà trên thửa đất là bất hợp pháp và đề nghị bà Tám trả lại đất, tháo dỡ nhà cửa trên thửa đất…
- Phần tranh luận ý kiến của Luật sư bị đơn lần 2: Luật sư nêu quan điểm bác bỏ luận điểm lần 2 của bị
đơn cho rằng việc chuyển quyền thừa kế của Ông Sinh là không hợp pháp, vì ông Sinh chưa chính thức được nhận thừa kế
- Phần tranh luận ý kiến của Luật sư bị đơn lần 3: Một lần nữa Luật sư nêu quan điểm khẳng định bác bỏ
toàn bộ các luận điểm của bị đơn cho rằng việc chuyển quyền thừa kế của Ông Sinh là không hợp pháp Việc thanh toán tiền thuế đất phía nguyên đơn chấp nhận, còn các chi phí hoa màu, lo tang, chăm sóc cụ Cúc thì đã được hoán trả trong phần thu hoa lợi của bị đơn đã được hưởng, nên không chấp nhận thanh toán cho phía bị đơn
Nhìn chung Luật sư đã trình bày các nội dung rất tốt, thể hiện rõ quan điểm nhất quán cho phía nguyên đơn, tuy nhiên cần trình bày ngắn gọn, dứt khoát và nhấn mạnh hơn các luận điểm của mình
6.12 Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bị đơn 1 (Cáp Minh Ngọc)
a Trang phục: Đúng quy định, gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: To, rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần hỏi nguyên đơn: Luật sư đã hỏi nội dung của việc chuyển quyền thừa kế, ý kiến của các anh chị em
ông Sinh khi chuyển quyền thừa kế thửa đất, việc chuyển trông nom thửa đất và thu lợi hoa màu trên thửa đất, ai đã lo đám tang cho cụ Cúc, các tài sản trên đất hiện nay đang tranh chấp, tình hình nộp thuế của thửa đất, lý do mẹ nguyên đơn sau một thời gian dài mới có ý kiến về việc xây nhà trên đất
- Phần hỏi người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Luật sư đã làm rõ các nội dung như chị em bà Loan đã
họp gia đình để thảo luận những nội dung gì, phương án chuyển quyền trông nom tài sản cho gia đình bà Tám như thế nào
- Phần tranh luận ý kiến của Luật sư nguyên đơn lần 1: Luật sư đã nêu các luận điểm cho rằng việc chuyển
quyền thừa kế của Ông Sinh cho ông Thuyên là hợp pháp có sự chứng kiến của chính quyền xã và hàng xóm theo Luật đất đai 1993, ông Sinh cũng đã nhận 500.000 nghìn đồng từ gia đình bà Tám
Luật sư cũng đã khẳng định các tài sản trên đất là quyền sở hữu chính đáng của bà Tám, việc tháo dỡ căn nhà là không có cơ sở vì bà Tám có quyền xây dựng nhà cửa trên thửa đất của mình
Về tiền thuế sử dụng đất thì gia đình bà Tám đã thực hiện nộp thuế đầy đủ từ 1990-2000 và 2001-2016
Trang 10Luật sư cũng đã yêu cầu chị em nguyên đơn thanh toán phần tiền công chăm sóc cho cục Cúc và tiền lo tang của cụ mà gia đình bà Tám đã bỏ ra, tiền công đã bỏ ra để tôn tạo, trông nom bồi dưỡng thửa đất Đồng thời Luật sư cho rằng từ các chi phí cần thanh toán của nguyên đơn hoán đổi bằng căn nhà 38,5m2, bể nước 2m2, nhà vệ sinh mà gia đình bà Tám đã xây dựng
Tuy nhiên Luật sư trình bày khá dài dòng
6.13 Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bị đơn 2 (Trần Cao Hồ Phúc)
a Trang phục: Đúng quy định, gọn gàng, lịch sự
b Giọng nói: To, rõ ràng
c Kỹ năng:
- Phần nêu các ý kiến của phía bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Luật sư nêu đầy đủ, rõ
ràng các ý kiến để phản tố các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đã nêu ra nguồn gốc thửa đất số 40 diện tích 777m2, tình hình gia đình sinh sống xa của các con bà Cúc, khi bà Cúc mất các con bà không ai lo tang, bà Tám đứng ra lo tang, ông Sinh con bà Cúc đã làm giấy chuyền quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho gia đình bà Tám có sự chứng kiến của chính quyền địa phương, bà Tám cũng đã đưa 1 triệu đồng cho ông Sinh để bác bỏ yêu cầu trả lại đất của nguyên đơn…
- Phần hỏi nguyên đơn: Luật sư đã hỏi ông Sinh đang ở đâu hiện nay, khi chuyển quyền thừa kế thì có
chứng kiến của ai, thời gian chuyển quyền, số tiền đã nhận từ bà Tám là bao nhiêu, ý kiến của các anh chị
em ông đối với việc chuyển quyền thừa kế thửa đất, khi UBND xã tạm đình chỉ chuyển quyền thì có trả lại tiền cho bị đơn, ai là người đã nộp tiền thuế cho thửa đất để thể hiện tính hợp pháp của việc chuyển quyền thừa kế
- Phần hỏi bị đơn: Luật sư đã khai thác các nội dung cần làm rõ thêm như tình hình nộp thuế thửa đất
777m2, ai là người chăm sóc và lo đám tang cho cụ Cúc, chi phí xây nhà trên thửa đất, để thể hiện công lao của gia đình bà Tám đối với phía nguyên đơn
- Phần trình bày luận cứ bảo vệ cho bị đơn: Luật sư nêu đầy đủ, rõ ràng các luận điểm để khẳng định việc
ký giấy chuyển quyền thừa kế của Ông Sinh cho ông Thuyên là hợp pháp, không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, công lao chăm sóc, tôn tạo thửa đất số 40 diện tích 777m2, tình hình sinh sống của bà Cúc, công chăm sóc, lo tang cho cụ Cúc, từ đó bác bỏ yêu cầu trả lại đất của nguyên đơn…
- Phần tranh luận ý kiến của Luật sư nguyên đơn lần 1: Luật sư đã bác bỏ ý kiến của nguyên đơn là việc
chuyển quyền thừa kế của ông Sinh là bất hợp pháp, luật sư đã nêu ra các chứng cứ như ông Sinh đã ký giấy chuyển quyền thừa kế, đã nhận tiền của gia đình bà Tám, hiện nay ông Sinh cũng chưa trả lại tiền cho bà Tám, tức là đã thừa nhận tính hợp pháp của việc chuyển quyền thừa kế, việc phía nguyên đơn đã rút phần yêu cầu thanh toán 50% giá trị hoa màu trên đất cũng đã ngầm thể hiện quyền thừa kế hợp pháp của bị đơn, việc xây dựng căn nhà của gia đình bà Tám là hợp pháp
- Phần tranh luận ý kiến của Luật sư nguyên đơn lần 2: Luật sư một lần nữa không đồng ý với yêu cầu buộc
tháo dỡ nhà của bị đơn vì căn nhà cũ đã xuống cấp, không thể sử dụng được nên bị đơn đã xây dựng lại để tiện việc chăm sóc thửa đất Luật sư cũng giữ quan điểm phía nguyên đơn cần phải thanh toán các chi phí
lo tang, quản lý di sản cho các con cụ Cúc
Tuy nhiên về phần nêu quan điểm của Luật sư phía bị đơn cần nêu thêm các Căn cứ như điểm b khoản 1
Điều 7 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định:
Những người sau đây không có quyền hưởng di sản: “Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng
người để lại di sản”
Căn cứ điểm b phần 2 Nghị quyết 02/1990 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn về Pháp lệnh Thừa kế quy định: “ Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo quy
định tại các điều 19,20,21,23,27 Luật hôn nhân và gia đình (như cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em) trong khoản thời gian 3 năm trước khi người để lại di sản chết, nếu có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó.”
Cũng như việc các anh, em phía nguyên đơn cũng thừa nhận là trước trong và sau khi chết thì các chị em bà không hề chăm sóc và nuôi dưỡng mẹ bà là bà Cúc, việc chăm sóc bà Cúc hoàn toàn do bà Đinh Thị Tám thực hiện và được mọi người xác nhận Các chị em bà Thanh đã vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ mình