1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động

142 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 8,02 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là đối với các thiết bị ĐTDĐ Nếu như một vài năm trước, việc đọc báo, xem video, hình ảnh… trên ĐTDĐ là điều ít ai mơ tưởng tới thì nay, sự ra đời các loại smartphone mang tính đột phá mới về màn hình, pin… và các ứng dụng hiện đại đã, đang và sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta kết nối và sử dụng Internet Theo một điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew, có tới 32% người dân Mỹ xem tin qua Internet hằng ngày Cứ 5 người Mỹ thì có 1 người xem tin bằng ĐTDĐ, trong đó 78% số này sử dụng điện thoại thông minh “Tiêu dùng tin tức” là hoạt động phổ biến thứ nhì trên máy tính bảng và ĐTDĐ, chỉ sau hoạt động nhận/gửi email Tại Việt Nam, trong số gần 31 triệu người sử dụng Internet, hiện có đến 19 triệu người lên mạng bằng ĐTDĐ” [26,tr.126] Đây là cách thức tiếp nhận thông tin vừa nhanh, vừa ngắn gọn, mang tính cá nhân hóa cao, thích ứng với nhu cầu tiêu dùng tin tức theo phong cách sống động và hoàn toàn mới của giới trẻ Do đó, việc thiết kế các website của các báo điện tử cũng cần phải thay đổi để phù hợp, bắt kịp với những xu hướng, cách thức tiếp cận mới của công chúng là điều bắt buộc mà bất kỳ tòa soạn nào cũng cần phải nghĩ tới Sự ra đời các tờ báo dành cho phiên bản ĐTDĐ là một minh chứng rất rõ ràng về xu hướng phát triển của báo chí trong tương lai: truyền thông di động đang chiếm ưu thế Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc xây dựng và phát triển các website dành cho ĐTDĐ hiện nay đang đòi hỏi rất nhiều yếu tố cả về mặt công nghệ kỹ thuật lẫn về mặt nội dung Trong đó, vấn đề xử lý ảnh báo chí – 1 kênh thông tin cơ bản nhất sao cho hấp dẫn, phù hợp với từng phiên bản ĐTDĐ vẫn đang và sẽ luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi phóng viên, biên tập viên Mặt khác, những người sử dụng ĐTDĐ để đọc tin thì thông thường thời gian truy cập ngắn nhưng nhiều lần trong ngày Vì thế, việc chú trọng tới hình ảnh là điều rất cần thiết dành cho những người dùng không có nhiều thời gian có thể đọc lướt tin rất nhanh mà vẫn nắm được thông tin Bên cạnh nhiều thành công đáng ghi nhận về ảnh báo chí đã mang lại nhờ việc xử lý tốt các thao tác trước khi đăng tải thì ảnh trên báo điện tử cho ĐTDĐ vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế, nhất là về cách thức thực hiện Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu toàn diện, khoa học và hệ thống để giúp ảnh báo chí phát huy được hết những tiềm năng vốn có của nó trên loại hình mới dành cho ĐTDĐ Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn “Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động” là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa sâu sát Công trình nghiên cứu này sẽ bổ khuyết cho những vấn đề đang đặt ra đối với việc thông tin bằng hình ảnh Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được những mặt thành công, hạn chế và đưa ra được những đánh giá, đề xuất để khắc phục các thiếu sót Đồng thời, cũng là tiền đề để nhận định và phân tích xu hướng phát triển ảnh báo chí trên báo điện tử dành cho phiên bản ĐTDĐ trong tương lai gần 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về tổng thể, cho đến nay theo tìm hiểu của chúng tôi vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này Tuy nhiên, xét dưới góc độ một vài lĩnh vực liên quan, ít nhiều cũng có một số công trình đề cập đến truyền thông di động và ảnh báo chí Trong đó, tiêu biểu với nghiên cứu của Oscar Westlund, 2011 về: “Cross – media news work – Sensemaking of the Mobile Media Revolution” (sản xuất tin tức truyền thông hội tụ: một nghiên cứu đa ngành về 2 cuộc cách mạng của truyền thông di động) Ngoài ra, trên thế giới còn có một số công trình nghiên cứu về ảnh như: - “Flash Journalism: How to Create Multimedia News Packages” (Làm thế nào để tạo ra gói tin tức đa phương tiện) của nữ nhà báo, giảng viên người Mỹ Mindy McAdams - “Ảnh báo chí” của Brian Herton, NXB Thông Tấn, Hà Nội (2003); - “Nhiếp ảnh và Báo chí hiện đại” của B.Jodorop; V.zachejeva; A.Vactanop; A.Kennen; M.Kagar; J.Schlevoigt; G.Tsudakop, TTXVN, Hà Nội (1987); - “Nhiếp ảnh báo chí” của Peti Tausk, NXB Thông Tấn Hà Nội (1985); - “Suy nghĩ về nhiếp ảnh” của Béc Ton Bailo (Đức), Nxb Văn hóa (2003); - “Sổ tay thiết kế báo” (bản dịch Tiếng Việt) của tác giả Tim Harrower Tại Việt Nam, hiện nay đã có khá nhiều các cuốn sách, tài liệu bàn về ảnh Chỉ riêng ở Thông tấn xã Việt Nam, trong những năm qua đã có hàng chục tài liệu, sách tham khảo đề cập đến nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Đề tài cử nhân: - Nguyễn Thị Thụy Điển (2008), “Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên điện thoại di động”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN Tác giả chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề công nghệ và truyền thông của điện thoại tại Việt Nam Đồng thời, phân tích hệ thống nội dung thông tin báo chí được cung cấp qua mạng di động của Viettel năm 2010, thông qua việc khảo sát những tin tức được cung cấp qua MMS 3 - Nguyễn Thị Cẩm Lệ (2010), “Khảo sát việc sử dụng thiết bị di động có truy cập Internet với mục đích giải trí của công chúng đô thị Hà Nội”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN Nội dung khóa luận trên hướng tới nghiên cứu thói quen sử dụng các thiết bị di động có truy cập Internet để giải trí của công chúng đô thị Hà Nội lứa tuổi từ 18 đến 25 - Đặng Quốc Nam (2008), “Phóng sự ảnh báo mạng điện tử trong xu thế đa phương tiện”, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định được đây là một phương thức chuyển tải thông tin hoàn toàn mới: hấp dẫn, hiệu quả và để lại dấu ấn sâu đậm, chỉ xuất hiện trên báo điện tử - Bùi Thị Minh (2006), “Hiệu quả sử dụng màu sắc trong ảnh báo chí khi tổ chức nội dung và thiết kế trình bày báo in (khảo sát trên báo Lao động và Bạn đường từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2005)”, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội Khóa luận làm rõ được bản chất, ý nghĩa của màu sắc, để lấy đó làm cơ sở đánh giá hiệu quả màu sắc ảnh báo chí trong tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in Đề tài thạc sĩ: - Trần Thị Nguyệt Ánh (2011), “Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên ĐTDĐ ở Việt Nam”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN Trong nghiên cứu này tác giả mới nhận diện đọc báo trên ĐTDĐ như một loại hình truyền thông mới, và chỉ ra được cách thức đón nhận của công chúng như thế nào - Dương Đức Dũng (2013), “Xây dựng phiên bản báo mạng điện tử dành cho môi trường ĐTDĐ (khảo sát báo điện tử VietnamPlus và CNN)”, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội Luận văn trên đã đưa ra được cơ sở lý thuyết ban đầu cho việc thiết kế và xây dựng được một phiên bản dành cho ĐTDĐ 4 - Lê Đình Hải (2013), “Phát triển kinh tế báo mạng điện tử qua hình thức kinh doanh trên điện thoại di động”, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội Tác giả tập trung khai thác những tiềm năng kinh tế to lớn của thị trường báo điện tử trên điện thoại di động Từ đó chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và xu hướng phát triển của kinh tế báo điện tử cùng những thách thức khi áp dụng hình thức kinh doanh trên ĐTDĐ - Hoàng Thị Thu Hằng (2013), “Hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên ĐTDĐ của công chúng thanh niên đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước hiện nay”, Học viện báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội Tác giả luận văn đã tập trung làm rõ hành vi, tập quán sử dụng thông tin báo chí trên ĐTDĐ của công chúng là điều cần thiết để đo lường mức độ, phạm vi và ảnh hưởng của truyền thông kỹ thuật số Đồng thời, đưa ra những căn cứ khoa học xác thực về hình thức tiếp nhận thông tin mới này ở Việt Nam - Lê Minh Yến (2011), “Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (khảo sát các báo Vietnamnet, Dantri, VnExpress từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2011)”, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội Luận văn đã tiến hành phân tích việc sử dụng ảnh báo chí qua cách lựa chọn sử dụng ảnh và đánh giá hiệu quả tác động Từ đó, đề xuất những tiêu chí trong việc sử dụng ảnh báo chí trên báo điện tử - Vũ Huyền Nga (2004), “Phóng sự ảnh và ảnh phóng sự trên báo in (Khảo sát trên các tờ báo Tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Nam từ tháng 1/2000 đến tháng 1/2004)”, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội Mục đích luận văn chính là nghiên cứu và đánh giá sự phát triển của thể loại phóng sự ảnh trong tình hình phát triển chung của báo chí Việt Nam - Nguyễn Thị Đóa (2012), “Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát các báo mạng điện tử: VnExpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn, Vietnamplus.vn từ 01/06/2011 đến 01/06/2012)”, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN 5 Mặc dù, luận văn này có đề cập đến nghiên cứu về hình thức, nội dung, biên tập… nhưng tác giả chỉ tiến hành khảo sát trên báo điện tử và cũng chưa đề cập một cách sâu sắc, cụ thể đến vấn đề xử lý Bên cạnh đó, còn có một số bài viết, cuốn sách nổi bật khác nghiên cứu về ảnh báo chí như: - Bài “Phóng sự ảnh và việc sử dụng phóng sự ảnh trên báo”, tác giả Phan Ái, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 7/2008; - Bài “Nâng cao chất ượng ảnh báo chí – sự đòi hỏi bức thiết hiện nay”, tác giả Phạm Tài Nguyên, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 11/2008; - Bài: “Mobile news: tương lai của truyền thông”, tác giả Lê Quốc Minh, trong cuốn “Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn” tập VIII (2013), Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN; - Cuốn “Ảnh báo chí, Phần 1: Thiết bị kỹ thuật và phương pháp tạo hình nhiếp ảnh”, tác giả Đỗ Phan Ái và Nguyễn Tiến Mão, Nxb Chính trị Quốc gia (2002); - Cuốn “Cơ sở lý luận ảnh báo chí”, tác giả Nguyễn Tiến Mão, Nxb Thông tấn (2006); - Cuốn “Lịch sử nhiếp ảnh thế giới”, tác giả Trần Mạnh Thường, Nxb Văn hóa Thông tin, (1997) - Cuốn “Nghệ thuật của khoảnh khắc”, tác giả Nguyễn Huy Hoàng, Nxb Quân đội Nhân dân, (2012) Mặc dù, các công trình nghiên cứu trên đều có những đóng góp nhất định Tuy nhiên, các nghiên cứu về xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ vẫn chưa được đề cập đầy đủ; chưa đánh giá được đúng thực trạng xử lý ảnh báo chí từ sự chuyển dịch mạnh mẽ của báo điện tử dùng trên m y tính sang môi trường di động cả về hình thức lẫn nội dung Bởi trải qua hơn 5 năm 6 phát triển, từ khi ra đời cho tới nay báo điện tử dành cho phiên bản ĐTDĐ đã có những bước “chuyển mình” đáng kể và mang lại được những thành công bất ngờ nhờ việc liên tục cải tiến, áp dụng nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật trong qua trình xây dựng và phát triển Do đó, luận văn tác giả nghiên cứu về: “Vấn đề xử ý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động” là một vấn đề rất mới mẻ và cần thiết Với nội dung được thể hiện trong luận văn người viết hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ có đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, bổ khuyết cho những vấn đề còn thiếu sót trên 3 Mục đích nội dung nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn so sánh, đánh giá làm rõ được những thành công và hạn chế trong quá trình xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ Cụ thể về: xử lý nội dung thông tin trên ảnh; hình thức thể loại; nghệ thuật; các thông số kỹ thuật; cách sắp xếp, tổ chức ảnh trên trang, bài; chú thích… Từ đó, đưa ra được những giải pháp, đánh giá sâu sát nhằm nâng cao chất lượng ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ 3.2 Nội dung nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn triển khai các nội dung nghiên cứu sau: - Về lý luận: luận văn nghiên cứu những vấn đề chung về ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ Ngoài việc làm rõ các khái niệm, lịch sử ra đời và phát triển, luận văn còn phân loại được các thể loại ảnh báo chí và có sự so sánh điểm khác biệt giữa ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ so với ảnh báo chí trên các loại hình khác; Đồng thời tìm hiểu một số tính chất cơ bản của ảnh báo chí; Vai trò và ý nghĩa của việc xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử 7 cho ĐTDĐ… Mục đích, làm tiền đề lý thuyết cho việc nghiên cứu xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ hiện nay - Về thực tiễn: Khảo sát và phân tích thực trạng xử lý ảnh báo chí trên các báo: Dân trí mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile Cụ thể về cách xử lý ảnh báo chí trên một số lĩnh vực cơ bản sau: về nội dung, hình thức thể loại, về nghệ thuật, các thông số kỹ thuật, chú thích ảnh và cách tổ chức ảnh trên trang, bài - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra đánh giá chung về thực trạng xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ ở nước ta hiện nay Và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng ảnh báo chí trên báo điện tử cho phiên bản ĐTDĐ trong tương lai gần (tại Việt Nam) 4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng luận văn tập trung nghiên cứu là vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ hiện nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu Vì điều kiện có hạn nên luận văn không thể khảo sát được tất cả các báo điện tử dành cho phiên bản ĐTDĐ mà chỉ lựa chọn khảo sát những báo điển hình như: Dân trí mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile (thời gian từ 3/2014 đến 3/2015) 5 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn bao gồm: + Phương pháp phân tích nội dung: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, những công trình, những đề tài khoa học, những khóa luận, luận 8 văn… có liên quan để xem xét, phân tích nội dung trong các tài liệu Từ đó, rút ra những thông tin cần thiết, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài + Phương pháp phỏng vấn sâu: Để bổ sung cho phần thông tin định lượng, luận văn tiến hành phỏng vấn sâu công chúng và một số nhà báo nhằm thu thập ý kiến đánh giá cá nhân về thực trạng xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ Cụ thể, họ là lãnh đạo cơ quan báo chí hay những người trực tiếp làm báo dành cho ĐTDĐ và rất quan tâm đến lĩnh vực này + Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi (an-ket): Được dùng để lấy ý kiến của công chúng, đối tượng thụ hưởng và chịu tác động trực tiếp của hình thức thông tin này Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã phát 100 phiếu điều tra tới công chúng trên địa bàn thành phố Hà Nội – nơi có tỉ lệ người sử dụng ĐTDĐ cao nhất Việt Nam 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6 1 Ý nghĩa lý luận Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, chuyên sâu về ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ hiện nay ở nước ta Luận văn mong muốn góp phần làm phong phú thêm những nhận thức về lý luận báo điện tử dành cho phiên bản ĐTDĐ vốn đang hình thành và phát triển ở Việt Nam Từ một góc độ khác, tác giả hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích, cho các sinh viên, học viên cao học và những ai quan tâm đến vấn đề truyền thông di động nói chung và báo điện tử cho ĐTDĐ nói riêng 6 2 Ý nghĩa thực tiễn Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu sâu về ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ nên hi vọng những kết quả của luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo mới mẻ, cần thiết, bổ ích với một số cơ quan báo chí đang hoặc sẽ phát triển theo xu hướng làm báo cho di động và những người đang trực tiếp làm 9 báo nhất là đối với các biên tập viên trong lĩnh vực ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ Ngoài ra, quá trình nghiên cứu đề tài cũng là một cơ hội để tác giả luận văn tích lũy kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết và nâng cao năng lực chuyên môn trong nhiệm vụ cụ thể hiện nay của mình 7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động Chương 2: Thực trạng xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động Chương 3: Một số đề xuất, khuyến nghị nâng cao chất ượng ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động 10

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w