Nguyên nhân của những tồn tại, nhược điểm trong việc xử lý ảnh báo chí báo điện tử cho điện thoại di động

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động (Trang 117 - 120)

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ CHO ĐIỆN THOẠI DI

3.2 Nguyên nhân của những tồn tại, nhược điểm trong việc xử lý ảnh báo chí báo điện tử cho điện thoại di động

Thứ nhất, lãnh đạo các cơ quan báo chí chưa coi trọng công tác chỉ đạo và xử lý ảnh báo chí dành cho điện thoại đi động.

Việc sử dụng ảnh trên các ấn phẩm “báo mobile” dễ dãi, vấn đề bản quyền chưa được chú trọng xử lý; mô hình tổ chức, quản lý của bộ phận ảnh chưa có sự thống nhất. Đôi khi, họ mới chỉ sử dụng nhiếp ảnh ở khả năng

phát hiện các vấn đề mới. Cốt lõi tồn tại lối mòn này một phần xuất phát từ tư duy sai lầm của các cơ quan báo chí. Theo kết quả điều tra cho thấy, hiện nay cả ba báo Dân trí mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile đều chưa có đội ngũ nhân viên riêng làm về “báo mobile”, mà họ mới chỉ dừng lại ở mức độ phóng viên, biên tập viên làm về mảng điện tử kiêm trên báo dành cho ĐTDĐ. Vì thế, chất lượng ảnh của bài viết chưa sâu, thậm chí đôi khi không còn phù hợp với môi trường mới.

Thứ hai, chưa có hệ thống đào tạo chuyên ngành về ảnh báo chí, đặc biệt là cách xử lý ảnh dành riêng cho ĐTDĐ.

Mặc dù đào tạo nhiếp ảnh hiện có tại khoa Báo chí Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN; Học viện Báo chí & Tuyên truyền và những năm gần đây là tại Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh. Tuy nhiên, giáo trình vẫn chưa hoàn chỉnh, sinh viên học ảnh chưa được đào tạo chuyên sâu, số tiết giờ thực tập về nhiếp ảnh quá ít. V thế, các phóng viên, biên tập viên chưa được trang bị kiến thức chuyên môn có hệ thống, còn nhiều lỗ hổng về kiến thức, năng lực nghiệp vụ còn hạn chế. Đúng như ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng Ban biên tập ảnh Thông tấn xã VN đã từng phát biểu: “Lâu nay chúng ta chưa coi trọng công tác tuyển chọn cũng như đào tạo phóng viên ảnh. Số lượng phóng viên giỏi, yêu nghề, say nghề, có nhiều sáng tạo không nhiều. Những người vừa là phóng viên giỏi lại vừa có trình độ ý luận, khả năng biên tập ảnh lại càng hiếm. Sự hiểu biết về ý luận và thực tiễn ảnh báo chí của nhiều phóng viên ảnh và kể cả một số cán bộ quản lý ở nhiều tòa soạn báo còn hạn chế, điều đó dẫn đến việc tìm tòi các đề tài mang tính phát hiện, có ảnh hưởng lớn đến xã hội còn ít”. [20,tr.125]

Hơn nữa, với một môi trường hoàn toàn mới – môi trường dành cho ĐTDĐ, chúng ta lại càng ít những người được đạo tạo một cách bài bản. Việc chỉnh sửa và biên tập ảnh báo chí sao cho phù hợp với thiết bị di động hầu hết chưa ai có kinh nghiệm thâm niên. Đội ngũ chuyên sâu về ảnh còn quá ít ỏi.

Nhiều phóng viên, biên tập viên trưởng thành và thành danh xuất phát từ đam mê, con đường tự học.

Thứ ba, trong quá trình làm việc, hoàn thành tác phẩm báo chí, hầu như ít có sự kết hợp hiệu quả giữa phóng viên ảnh và biên tập viên ảnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh báo chí.

Hiện nay, không ít biên tập viên làm mang tính chất đối phó, dựa dẫm

“phó mặc” vào những bức ảnh do phóng viên cung cấp, ít có ý kiến phản hồi về cách chụp, định hướng ảnh cho từng phóng viên. Hoặc, khi trang báo trống hay với một sự kiện nhất định cần đến ảnh thì biên tập viên tìm ảnh lấp chỗ trống và lúc ấy họ mới yêu cầu đến phóng viên ảnh. Và chính không có sự kết hợp ăn ý giữa phóng viên và biên tập viên nên dẫn tới hiện tượng nhiều bức ảnh không ăn khớp với nội dung tin bài, chỉ mang tính chất lắp ghép. V thế, vấn đề xử lý ảnh cần phải có sự phối hợp làm việc để thống nhất với nhau.

Đồng thời, từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc chọn và xử lý ảnh về mặt nội dung sao cho phù hợp.

Thứ tư, cơ chế trả nhuận bút ảnh chưa phù hợp.

Thực tế, có không ít tòa soạn trả 20.000 – 30.000 đồng cho một bức ảnh nhỏ của mục tin, 50.000 đồng cho những bức ảnh cỡ lớn của bài (bài phản ánh, bài phóng sự…). Thậm chí mức nhuận bút được tính theo cỡ ảnh, vị trí đăng ảnh chứ không dựa vào giá trị và chất lượng của tác phẩm.

Cụ thể, trên đây là biểu đồ thể hiện ý kiến của công chúng về một số nguyên nhân chính dẫn tới làm giảm sút chất lượng ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ:

Biểu đồ 3.1: Một số nguyên nhân chính làm giảm chất lượng ảnh báo chí.

Nguồn: Kết quả khảo sát nă 2015 Từ đó, có thể thấy, yếu kém cả trong các khâu: đào tạo, sử dụng và chỉ đạo… là nguyên nhân chính dẫn tới ảnh báo chí Việt Nam nói chung, ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ nói riêng còn quá non yếu về chất lượng. Do vậy, muốn tạo dựng được tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực ảnh báo chí, trước hết người làm báo cần phải nhận thức được ảnh báo chí như một loại hình báo chí độc lập, chuyên nghiệp ngay trong công tác đào tạo, trong sử dụng lao động và trong phổ biến sản phẩm ảnh.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w