Khảo sát việc xử lý ảnh báo chí trên Dân trí mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động (Trang 50 - 86)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ử LÝ ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN

2.2. Khảo sát việc xử lý ảnh báo chí trên Dân trí mobile, Thanh niên mobile và VietnamPlus mobile

Như chúng ta đã biết, ảnh báo chí là một loại hình báo chí chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ của nhiếp ảnh. Trong công việc hàng ngày phóng viên nhiếp ảnh được xem như một dạng lao động đặc thù: tiếp nhận thông tin, tư duy bằng hình ảnh, truyền tải những thông tin ấy bằng ngôn ngữ hình ảnh.

Ngôn ngữ hình ảnh khác với ngôn ngữ viết, ngôn ngữ hình ảnh là “nói” bằng tư duy bố cục, ánh sáng, đường nét, sắc độ và thời khắc bấm máy. Song để chụp được một tấm ảnh đẹp, thông tin phong phú đã khó thì cách xử lý ảnh báo chí trước khi đăng tải lại cả là một vấn đề. Bởi công việc chọn ảnh, biên tập và trình bày là một trong những khâu cuối cùng hết sức quan trọng, là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới tính chuyên nghiệp của báo chí. Do đó, muốn coi ảnh báo chí như một loại hình báo chí độc lập, chuyên nghiệp trong các khâu, đặc biệt trong khâu xử lý, trước hết người làm báo cần có những kỹ năng xử lý tốt về một số yếu tố sau: Xử ý về nội dung, về hình thức thể loại, về nghệ thuật, về chú thích ảnh, về thông số kỹ thuật và về tổ chức ảnh trên trang, bài.

2.2.1 Xử lý về nội dung

Nội dung ảnh báo chí là những thông tin ảnh chứa đựng như: thời gian, không gian, diễn biến sự việc - sự kiện, nhân vật… Khác với hội họa đương đại người họa sĩ có thể vẽ tranh trừu tượng, lập thể hay siêu thực nhưng bất kỳ một bức ảnh báo chí nào cũng cần phải diễn tả được một nội dung nhất định.

Thông qua bố cục, đường nét, các mảng mầu, những điểm nhấn nhá, người ta

có thể cảm nhận được rõ bức tranh ấy đang nói gì. Vì thế, việc lựa chọn những bức ảnh phù hợp với nội dung bài viết luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng đặt lên hàng đầu.

Chẳng hạn, khi thông tin về dịch sởi người viết cần phải khai thác đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau, tạo ra được các góc chụp chân thực, hấp dẫn phản ánh được đúng thực trạng – vấn đề nóng bỏng mà công chúng đang quan tâm và cần được giải đáp. Những thông tin do ảnh cung cấp sẽ tác động trực tiếp đến thị giác, giúp công chúng có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn về tình hình đang xảy ra. Từ đó, người dân có những cách phòng tránh cũng như hướng điều trị bệnh sao cho phù hợp.

Dưới đây là một số bức ảnh ngoài việc thể hiện được đúng nội dung cần truyền tải sao cho phù hợp với bài viết, tác giả báo Dân trí mobile, VietnamPlus mobile còn thực hiện kh thành công khi “chộp” được những khoảnh khắc “vàng” đầy ấn tượng như:

“Thử một trong các loại vắc xin chống Ebola cho một người tình nguyện tại bệnh viện Monrovia, Liberia”

(Nguồn: AFP/TTXVN), trong bài “Bệnh nhân nhiễm Ebola cuối cùng tại Liberia đã xuất viện” (05/03/2015), VietnamPlus mobile.

Với bức ảnh trên người xem dễ dàng bị hu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, bởi nét nổi bật từ những gam màu (xanh – đen – cam) kết hợp với bố cục hợp lý tạo nên sự hiệu quả cao.

“Các bác sỹ tiến hành khám bệnh cho các em bản Piêng Cọc”, trong bài

“Nghệ An: Tạm thời cho học sinh bản Piêng Cọc nghỉ học 15 ngày vì dịch sởi” (14/10/2014), Dân trí mobile.

Bằng cách xử lý khéo léo, biết cách chọn góc chụp đẹp, bức ảnh đã làm toát lên được hoạt động của hai nhân vật chính.

“Từ đầu nă đến nay, tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 218 ca mắc sởi tại 14/21 huyện thành, thị trong đó có 3 ca tử vong”, trong bài “Nghệ An: Dịch sởi

bùng phát, phụ huynh đổ xô đi tiêm phòng cho trẻ” (22/04/2014), Dân trí mobile.

Tương tự, bức ảnh trên cũng được đánh giá là một trong những bức ảnh tốt không chỉ thể hiện được đúng chủ đề cần phản ánh mà còn có góc chụp tốt, mặt nhân vật rõ nét.

“Người Mỹ được chính phủ khuyến khích đi tiêm vắcxin phòng sởi”, trong bài “Nước Mỹ báo động dịch sởi bùng phát mạnh sau 20 năm” (30/05/2014),

VietnamPlus mobile.

Điểm nổi bật của bức ảnh chính là “chộp” được khoảnh khắc đầy ấn tượng. Một lần nữa, bức ảnh lại khẳng định được ưu thế của góc chụp cận, thể hiện được rõ ngụ ý của tác giả khi muốn đặc tả và nhấn mạnh về một vấn đề.

“Tiêm chủng phòng bệnh sởi tại Bệnh viên nhi ở Miami, bang Florida”, trong bài “Các trường học Mỹ ban hành quy định mới về tiêm vắcxin sởi”

(07/02/2015), VietnamPlus mobile.

Bức ảnh trên không chỉ có cách xử lý màu sắc, bố cục đẹp mà còn giàu tính biểu cảm cao nên luôn thu hút được sự chú ý của người xem. Hay với sự kiện MH370 mất tích, cũng có nhiều tin, bài thực hiện khá tốt khi cung cấp thông tin bằng những hình ảnh nhanh nhạy, chân thật phù hợp với nội dung của tin, bài như:

“Người thân các hành khách tham dự một lễ cầu nguyện cho chuyến bay MH370 tại Kuala Lumpur ngày 08/3”, trong bài “Bí ẩn MH370 có thể không

bao giờ được giải mã” (25/03/2014), Dân trí mobile.

Nét đặc biệt trong bức ảnh trên chính là khắc họa được tâm trạng của nhân vật khá rõ nét. Tạo góc cận là một cách xử lý đầy tính nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung và thẩm mỹ cho bức ảnh.

“Các thợ lặn Úc tham gia tìm kiếm MH370 ở Nam Ấn Độ Dương”, trong bài

“Chiến dịch tìm kiếm MH370 bước vào giai đoạn khó khăn”(09/04/2014), Dân trí mobile.

Mặc dù bức ảnh có bố cục kh đơn giản, không mang tính chất đặc tả đậm nét như các ảnh phân tích trên nhưng chính màu xanh chủ đạo lại là điểm nhấn cho toàn bộ bức ảnh. Hơn nữa, để có được bức ảnh phù hợp với nội dung tin bài cũng không phải là điều dễ dàng đối với phóng viên.

“Giới chức quân sự Malaysia luôn bác bỏ nhận định không quân đã không làm tròn nhiệm vụ”, trong bài “Vì sao MH370 có thể lọt lưới radar quân sự?

(25/03/2014), Dân trí mobile.

Đây được đánh giá là một trong những bức ảnh chụp tập thể tiêu biểu nhất thể hiện được rõ nét khuôn mặt của nhân vật. Đồng thời còn biểu cảm được sắc thái tương đối rõ ràng, tạo được sức truyền cảm cho người xem.

“Tư thế thường thấy khi làm nhiệm vụ của một nhân viên tìm kiếm”, trong bài “Gian khổ ít biết của những người “vạch” biển tìm MH370”

(28/03/3014), Dân trí mobile.

Thành công lớn nhất của bức ảnh chính là tác giả đã biết cách sử dụng màu sắc tương phản (trắng – đen) tạo nên nét độc đáo cho bức ảnh. Hơn nữa,

với bố cục lạ mắt luôn hấp dẫn sự tò mò của công chúng cho những phần nội dung tiếp theo trong bài.

Ngoài ra, còn một số bài khác có nội dung ảnh hay và hấp dẫn như:

Malaysia tuyên bố MH370 là “tai nạn”, ở đường cho việc bồi thường”, cập nhật 05:57|30/01/1015, báo Dân trí mobile; “Quá trình trục vớt MH370 dưới đáy Ấn Độ Dương tiến hành ra sao?”, cập nhật 10:43| 25/03/2014, báo Dân trí mobile…

Nhìn chung, những bức ảnh trên dù là phóng viên trực tiếp chụp hay trích nguồn dẫn đều truyền tải trọn vẹn được nội dung cần thông báo - hàm chứa được những thông tin cần thiết, chân thực (ở đâu, làm gì, như thế nào?).

Nội dung bức ảnh phản ánh khá sát, phù hợp với thông tin bài viết; nhân vật rõ nét; cảnh không bị mờ, nhạt nhòa; không bị lạc chủ đề; đúng sắc thái biểu cảm… đó là những kết quả đáng mừng và cần được khích lệ. Hơn nữa, với điểm nhấn rõ ràng, bố cục cân đối, màu sắc hài hòa tác giả đã tạo nên nét riêng của không gian, thời gian, tâm trạng của nhân vật rất rõ nét. Và ẩn sau đó là quan niệm nghệ thuật, là thái độ, cảm xúc riêng của thợ nhiếp ảnh muốn gửi gắm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bức ảnh bố cục thể hiện còn lộn xộn, chưa có sự cân nhắc kỹ càng trước khi chụp nên ít “chộp” được những khoảnh khắc đẹp; tính thẩm mỹ chưa cao; những suy tưởng sâu xa vượt lên trên, ra khỏi khuôn khổ hình thức của bức ảnh chưa nhiều. Hàm lượng thông tin của những bức ảnh trên ít đem đến cho người đọc những rung động thẩm mỹ về cái đẹp, chất nhân văn, nhân bản… Nhiều bức ảnh chỉ mang tính chất cho có, không thể hiện được nét độc đáo, đặc sắc hoặc đôi khi bị thừa, trở nên vô nghĩa.

Ví dụ, trong bài: “Bài 5: Formosa – những giấc mơ thoát nghèo còn dang dở”, cập nhật 05:21| 4/4/2015, chuyên mục Xã hội, trên báo VietnamPlus mobile (tác giả Sơn Bách – Minh Sơn).

Cảnh tượng kinh hoàng đêm 25/3 đã khiến nhiều công nhân cay đắng chia tay giấc mơ ngắn ngủi Formosa”. Ảnh Minh Sơn Vietnam

Nhiều người đi làm ở Formosa với niềm tin thoát nghèo, thoát khỏi cái đói dai dẳng bám riết lấy họ”. Ảnh Minh Sơn Vietnam

Tuy hai bức ảnh trên đã thể hiện được rõ nét tâm trạng cũng như không gian sống của nhân vật. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn cảm thông, đồng cảm sâu sắc. Nhưng, về góc chụp vẫn còn nhiều hạn chế, chân dung nhân vật khô cứng, không có giá trị thẩm mỹ. Cả hai bức (một bức chụp cận và một bức chụp bao quát) nhưng không một bức nào hướng người đọc tập trung vào một điểm nhấn rõ ràng. Nhất là đối với bức 2, ảnh chụp không rõ mặt nhân vật, mỗi nhân vật lại tách biệt riêng lẻ tạo nên bố cục lộn xộn, không nhất quán, khiến người xem chưa định hình được nội dung phản nh.

Do đó, trong quá trình biên tập nội dung ảnh, người biên tập cũng phải là người tinh tế, nhạy bén về việc cung cấp thông tin, cần phân biệt được mức độ và tính mục đích của việc cho ra đời một sản phẩm có sử dụng ảnh. Nếu là tin thông báo thì phải lấy sự kiện làm hàng đầu, thường có sự ưu tiên cho ngôn ngữ văn tự - cô đọng, súc tích hơn. Còn nếu tác giả đăng bài với mục đích thông tin chủ yếu bằng ảnh hoặc phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng thì càng phải có sự cầu kỳ, kỹ càng hơn trong việc tập trung khai thác nội dung, năng lực minh họa, trang trí của ảnh báo chí. Như vậy, cùng là ảnh báo chí nhưng mỗi bức ảnh có lại những nội dung khác nhau, truyền tải những thông điệp khác nhau và có chức năng, nhiệm vụ kh c nhau, hướng đến phục

vụ nhu cầu đa dạng của công chúng. Vì thế, việc xử lý ảnh báo chí về nội dung không chỉ đơn thuần là lựa chọn những bức ảnh phù hợp với tít, nội dung tin bài mà cần phải có sự kiểm duyệt khắt khe về nhiều mặt.

2.2.2 Xử lý về hình thức thể loại.

Dựa vào cách thức phân loại trong chương 1 cho thấy, ảnh báo chí bao gồm rất nhiều các thể loại như: Tin ảnh, ảnh bình luận, ảnh tường thuật, ảnh chân dung, ảnh nhóm, sery ảnh, câu chuyện bằng ảnh, phóng sự ảnh, ký sự ảnh. Nhưng, thực tế cho thấy hiện nay việc phân chia các thể loại ảnh báo chí vẫn còn rất mờ nhạt. Người đọc chủ yếu phân biệt được rõ nhất qua các thể loại như: Tin ảnh, bài phản ánh, bài phóng sự hay sery ảnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa người làm báo không phải quan tâm đến việc xử lý ảnh báo chí như thế nào sao cho phù hợp với từng thể loại. Ngược lại, mỗi thể loại có những quy định riêng về việc sử dụng ảnh báo chí, nhất là về số lượng.

Hình thức thể loại sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng ảnh sử dụng trong tin, bài. Một bài viết thực sự phát huy được tác dụng khi có những bức ảnh được đặt đúng chỗ, đúng số lượng, phù hợp với nội dung đề cập. Thông thường bài phản ảnh từ 2 đến 4 ảnh, còn tin ảnh, phóng sự ảnh là một tập hợp của nhiều ảnh nhưng là một kết cấu logic có chủ đề tập trung, có các chi tiết phục vụ cho sự phân tích và chính kiến của tác giả.

Ví dụ: Trên báo VietnamPlus mobile có bài thuộc thể loại Tin ảnh như:

[Photo] Hoa hậu Kỳ Duyên hiến máu tình nguyện ngày chủ nhật Đỏ”, cập nhật 01:32| 25/01/2015 (5 ảnh); “[Photo], Hàng chục cây xanh bị đốn hạ, Hà Nội trở thành đại công trường”, cập nhật 06:21| 20/03/2015 (15 ảnh);

[Photo] Cận cảnh kho gỗ khổng lồ của Thủ đô sau khi bị đốn hạ”, cập nhật 05:15| 23/03/2015 (12 ảnh); “[Photo] Hà Nội: Tiêm phòng sởi miễn phí cho trẻ 2- 20 tuổi”, cập nhật

02:53| 12/05/2014 (4 ảnh)… Khởi nguồn từ đặc thù thể loại Tin ảnh

đầy mới lạ - dưới dạng slideshow. Với mục đích dẫn dắt người đọc theo hướng tiếp cận độc đ o, cho dù độc giả đọc báo ở bất kỳ hình thức nào (mobile hay ngay cả trên website) thì chế độ hiển thị đều hợp lý và tiện lợi.

Do đó dù ở hình thức thể loại nào, muốn phát huy tốt, người biên tập cần phải có tr nh độ nhất định trong lĩnh vực chuyên môn để có cách chọn lọc ảnh phù hợp, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng cao. Một bài viết quá nhiều ảnh không hẳn đã mang lại thành công và sự thích thú cho người đọc, đôi khi còn phản tác dụng. Công chúng rất dễ bỏ sót ý vì nội dung rải r c, ít điểm nhấn hoặc gây ra tâm lý ngại đọc.

Ví dụ, một số bài viết trên báo Dân trí mobiles như: “Vinh danh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh à Di sản Văn h a phi vật thể của nhân loại”, cập nhật 08:58| 01/02/2015, chuyên mục Văn hóa (36 ảnh); “Cư dân ạng thế giới xôn xao trước hình ảnh Triều Tiên tươi đẹp”, cập nhật 10:10| 03/02/2015, chuyên mục Văn hóa (41 ảnh); “Lễ hội hóa trang lớn nhất thế giới vẫn rầm rộ bất chấp ưa bão”, cập nhật 08:40| 17/02/2015, chuyên mục Thế giới (25 ảnh);

Dòng người đổ về Văn Miếu xin chữ đầu xuân”, cập nhật 13:02| 21/02/2015, chuyên mục Văn hóa (33 ảnh); “Chuyện “tình yêu thất lạc” trên chuyến bay MH370 gây xúc động”, cập nhật 09:55|13/04/2014 (19 ảnh)…

Trái lại, một bài viết quá ít ảnh, ảnh xấu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng. Mặc dù nội dung thông tin bài đó được viết rất tốt nhưng họ vẫn cảm thấy buồn tẻ, nhàm chán, mất đi sự lôi cuốn ngay từ cái liếc mắt đầu tiên. Ví dụ như bài “Phá băng giả gái trộ đồ của du khách”, cập nhật 18:57| 01/02/2015, trên báo Thanh niên mobile.

“Các nghi phạm tại trụ sở công an”. Ảnh: Ngọc Thọ.

Bài viết trên, phóng viên Ngọc Thọ đã cung cấp cho độc giả một lượng thông tin rất thiết thực. Bằng cách, thông qua hoạt động của băng nhóm giả g i chuyên ăn trộm đồ, tác giả đã giúp người đọc hiểu và cảnh gi c hơn, để tránh xảy ra đối với những trường hợp tương tự. Mặc dù đã được xử lý bằng cách cắt cúp, nhưng xét dưới góc độ ảnh, có thể nói đây là một bức ảnh xấu, bố cục nhân vật còn nhiều lộn xộn, không theo một chỉnh thể thống nhất (chân người hậu cảnh cắm đầu nhân vật chính), góc chụp kém khiến nhân vật trong ảnh không có sự gắn kết với nhau. Nhất là, bài viết trên lại chỉ sử dụng một bức ảnh duy nhất, điều này rất dễ làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin của độc giả. Do vậy, ngay từ khi đưa ảnh vào xử lý, người biên tập phải biết cách sàng lọc ảnh tốt.

Như vậy, qua phân tích nhận thấy, hình thức thể loại là một trong những căn cứ quan trọng nhất quyết định đến việc sử dụng ảnh như thế nào, để từ đó họ có những cân nhắc từ khâu lựa chọn tới khâu xử lý sao cho đạt

hiểu quả cao nhất. Đặc biệt, càng đối với những thể loại “kén” ảnh như tin, th việc sử dụng và xử lý ảnh càng cần phải trau truốt, cẩn trọng hơn.

2.2.3 Xử lý về nghệ thuật

Khi nhắc đến xử lý về nghệ thuật và kỹ thuật người thường hay nghĩ ngay tới đây là công việc của một nhà nhiếp ảnh, nhưng ít ai nghĩ rằng đó cũng là một công việc chính của một biên tập viên báo chí. Nếu không có những cách xử lý thông minh, khéo léo liệu chúng ta có thể được một giao diện tổng thể đẹp, hấp dẫn? Tuy nhiên, xử lý về nghệ thuật và kỹ thuật không có nghĩa rằng người làm báo tự cho phép quyền được chỉnh sửa ảnh theo sở thích cá nhân của m nh trước khi đăng tải.

Dù không quá câu nệ về ánh sáng, bố cục, màu sắc, cách chụp lạ… như với thể loại ảnh nghệ thuật nhưng xử lý về nghệ thuật và kỹ thuật trong ảnh báo chí cũng vô cùng quan trọng. Khai thác bố cục, đường nét hoặc các chi tiết cụ thể, hợp lý trong ảnh cũng giúp chúng ta chuyển tải một cách sinh động, sâu sắc một nội dung nhất định nào đó đến người xem. Không sử dụng tốt các yếu tố hình thức nghệ thuật này thì nội dung thông điệp của tác giả sẽ không rõ ràng, giá trị xã hội có thể mờ nhạt, đôi khi vô nghĩa.

Xử lý về nghệ thuật và kỹ thuật đối với biên tập viên tức là cách lựa chọn những bức ảnh đảm bảo về mặt bố cục ra sao, ánh sáng như thế nào, các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc thù của ảnh. Việc sử dụng ảnh với mục đích đ p ứng thông tin lên hàng đầu, nhưng yếu tố thẩm mỹ cũng không thể xem nhẹ. Bởi cùng là chụp ảnh về một sự kiện, nhưng có muôn góc nhìn. Mỗi góc nhìn sẽ đem lại cho người đọc những giá trị thẩm mỹ khác nhau. Và việc của biên tập viên chính là trong vô vàn bức ảnh được phóng viên gửi về, thông qua nhãn quan của mình họ phải đem đến cho bạn đọc những bức ảnh tôn bật được chủ đề, nhân vật hoặc sự kiện trong ảnh.

Về bố cục (composition):

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động (Trang 50 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w