Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO
1.4 Các tính chất của ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ
Tương tự đối với các loại hình truyền thông, ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ cũng phải tuân theo các yếu tố sau:
1.4.1 Tính định hướng
Tính định hướng trong báo chí nói chung và trong ảnh báo chí nói riêng luôn là một nhân tố được đặt lên hàng đầu. Bất kỳ một nền báo chí nào cũng đều phải phục vụ cho một chính Đảng, một giai cấp nhất định. Không có thứ báo chung chung, mỗi một tác phẩm báo chí luôn là quan điểm, là ý chí, nguyện vọng của giai cấp thống trị.
Đặc biệt, với đặc thù “ghi lại hình ảnh bằng ánh sáng”, ảnh báo chí không có cơ hội để đính chính, hay sửa sai khi đã đăng những tấm ảnh đi ngược lại với lợi ích của giai cấp dân tộc. Do đó, mỗi phóng viên ảnh trước tiên còn phải là một nhà chính trị, xã hội, là một người hoạt động trong lòng quần chúng, đứng về phía họ, đấu tranh và sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của nhân dân, với mục đích mang lại những tác phẩm ảnh báo chí đầy ý nghĩa và thể hiện được rõ tính định hướng tư tưởng mỗi thời đại.
1.4.2 Tính mục đích
Trong mọi hoạt động sống của con người, hoạt động báo chí là một hoạt động thể hiện tính mục đích rõ rệt nhất. Thông thường, mỗi phóng viên đến hiện trường làm việc luôn phải tự đặt câu hỏi là mình sẽ chụp những bức ảnh này như thế nào? dành cho đối tượng nào?… để từ đó tự lựa chọn phương pháp thể hiện mang lại hiệu quả cao nhất.
Điều đó có nghĩa, tính mục đích được thể hiện thông qua thế giới quan của mỗi tác giả. Trong thực tế, có trường hợp hàng chục nhà nhiếp ảnh cùng chứng kiến một sự kiện nhưng những bức ảnh lại thể hiện những “góc nhìn”
hoàn toàn mới lạ. Ít nhất, mỗi nhà báo cũng phải chọn cho mình một cách đánh giá về xã hội phù hợp nhất với quan điểm của bản thân. Như vậy, rõ ràng cá tính của phóng viên ảnh khi bắt gặp những nhân tố mới sẽ có cơ hội được bộc lộ, với những mục đích khác nhau sẽ góp phần làm phong phú thêm giá trị nội dung cho mỗi chủ đề, sự kiện.
1.4.3 Tính thời sự
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, thời sự là những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó (đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, xã hội) xảy ra trong khoảng thời gian gần nhất và được nhiều người quan tâm [52,tr.128]. Đối với ảnh báo chí, sự quy định về thời gian gần nhất là 24 giờ (đối với báo ngày); 168 giờ (đối với báo tuần); và có thể là 30 ngày (đối với tạp chí th ng). Do đó, tính thời sự luôn cần thiết trong mọi loại hình thông tin, vì câu hỏi mà con người luôn muốn được đáp ứng là cái gì vừa mới xảy ra?
Đặc biệt, báo chí ngày nay đang phải chịu một sức cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình. Sức cạnh tranh dường như còn tăng lên gấp đôi khi các sự kiện quan trọng trên khắp thế giới đang diễn ra với mật độ ngày càng dày đặc. Một tờ báo sẽ trở nên mất uy tín khi đưa tin chậm hơn đối thủ của mình chỉ trong vài phút, vài giờ hoặc chất lượng tin, bài nhàm chán do không sử dụng ảnh.
Vì thế, ảnh báo chí là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành - bại của mỗi cơ quan báo chí, nhất là với những tập đoàn báo chí lớn của nước ngoài. Nó là nhân tố đầu tiên đánh gi khả năng chiếm lĩnh trái tim và khối óc của đại đa số công chúng, những người đang mong muốn biết bản chất của sự việc.
Vì vậy, tính thời sự vừa là động lực, vừa là mục tiêu của người làm báo. Đặc biệt là đối với những phóng viên ảnh chuyên nghiệp luôn lấy tính thời sự nóng hổi làm tiêu chuẩn hàng đầu cho các tác phẩm báo chí của mình.
1.4.4 Tính chân thực, khách quan.
Hiện nay, nhu cầu thông tin của con người vô cùng đa dạng. Con người hiện đại không chỉ quan tâm đến nơi m nh đang sống mà sự quan tâm của họ đã đi đến đầu bên kia của đất nước và của thế giới. Thêm vào đó, họ cũng có những yêu cầu ngày càng cụ thể về hình thức thông tin, cũng như về tính xác thực của những thông tin đó. Ảnh báo chí, giống như “chiếc gương” phản chiếu mọi hoạt động sống của con người trong thế giới tự nhiên. Với đặc trưng về tạo hình nhiếp ảnh, các bức ảnh có khả năng “nhắc lại” gần như
nguyên vẹn những hoạt động diễn ra trước ống kính. Vì thế, độc giả, có thể chứng kiến hầu hết diễn biến của sự việc, dù không trực tiếp có mặt.
Ngay từ khi ra đời, tính chân thực kh ch quan đã được coi là một thế mạnh của nhiếp ảnh. Nếu như tính thời sự quy định số phận ngắn ngủi của một bài báo, thì tính chân thật lại được soi sáng bởi thời gian lâu dài. Tính chân thật trong báo chí không chỉ bao gồm bản chất của sự việc mà còn ở những chi tiết biểu hiện bên ngoài. Bạn thử tưởng tượng,nếu một cơ quan báo chí cung cấp những hình ảnh tức thì ngay khi sự việc còn đang diễn ra và nó được đón nhận nồng nhiệt, nhưng sau đó người ta phát hiện ra những tấm ảnh đó là kết quả của sự dàn dựng khéo léo và sự góp sức của các phần mềm tin học hiện đại, thì ngay lập tức bức ảnh đó bị lên án bởi mất đi niềm tin tưởng của công chúng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tòa soạn.
Do vậy, tính chân thật của ảnh báo chí là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Nó có mối liên hệ trực tiếp với tính thời sự trong việc đ p ứng nhu cầu thông tin cho công chúng một cách toàn diện nhất và tạo ra một “ma lực” mãnh liệt làm tăng thêm phần hấp dẫn của thông tin.
1.4 5 Tính đại chúng
Tính đại chúng trong truyền thông nói chung và ảnh báo chí nói riêng là một vấn đề bắt buộc, nhờ ngôn ngữ hình ảnh dễ hiểu có khả năng phổ biến rộng rãi, phù hợp với mặt bằng dân trí của mỗi quốc gia; Xóa bỏ các biên giới về địa lý để đến với tất cả mọi người, bất kể tr nh độ học vấn hay thứ ngôn ngữ mà họ đang sử dụng.
Do đó, việc truyền đi những hình ảnh quá trừu tượng theo kiểu trường phái “ấn tượng” thì cho dù hình thức ảnh có đẹp đến mấy cũng không mang lại hiệu quả gì, đôi khi còn gây phản tác dụng trong thông tin. Tuy nhiên, cũng không thể vì lý do “đại chúng” mà làm mất đi sức biểu cảm của một bức ảnh báo chí.
1.4.6 Tính giáo dục và thẩm mỹ.
Ở một số quốc gia trên thế giới, báo chí được coi là quyền lực thứ tư, thể hiện sức mạnh bởi việc tác động vào công chúng theo dòng tư tưởng nhất định. Do vậy, một tác phẩm ảnh báo chí tốt trước hết phải có giá trị giáo dục và thẩm mỹ. Nhà báo phải là người trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình trên mỗi tấm ảnh. Qua đó sẽ dẫn người xem tới nhận thức đúng đắn. Hơn thế nữa, không chỉ định hướng cho công chúng, nhà báo luôn phải chú trọng tới việc định hướng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Và như vậy, báo chí đòi hỏi ở mỗi bức ảnh phải có tính thẩm mỹ nhất định. Tính gi o dục và tính thẩm mỹ luôn là một yêu cầu tất yếu nếu chúng ta muốn xây dựng một nền báo chí có trí tuệ.
Mặc dù, tính thẩm mỹ từ lâu vẫn được xem là đặc quyền của ảnh nghệ thuật và ít được nói đến trong ảnh báo chí, nhiều tài liệu nghiên cứu trước đây thậm chí đã không coi tính thẩm mỹ là một trong những tính chất của ảnh báo chí. Tuy nhiên, chúng ta không nên nhìn nhận tính thẩm mỹ của ảnh báo chí chỉ ở hình thức hay nội dung của mỗi bức ảnh (thể loại, bố cục ánh sáng, đường nét, màu sắc…) mà phải ở chính quá trình cảm thụ, yếu tố cảm xúc của riêng cá nhân.
Hơn nữa, ảnh là một hình thức “trực quan sinh động” đưa con người đến những nhận thức “đúng”, “sai” về cuộc sống. Do đó, tính thẩm mỹ ở đây không chỉ bao gồm cái “đẹp” mà nó còn bao gồm cả “c i xấu”, “c i tốt”, “c i nhân bản”. Ít ai có thể phủ nhận những cảm xúc do ảnh báo chí đem lại. Hình ảnh về một người mẹ mất con trong chiến tranh, hình ảnh những tàn ph do thiên tai đem lại… luôn gợi cảm giác buồn bã, sợ hãi, mất mát. Từ những cảm xúc có thật ấy, con người dường như yêu quý hơn những khoảnh khắc bình yên mà cuộc sống ban tặng, đó chính là giá trị thẩm mỹ.