Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ CHO ĐIỆN THOẠI DI
3.3 Một số khuyến nghị nâng cao chất lượng ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý báo chí.
Trước hết, mỗi cơ quan quản lý cần nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về xu hướng phát triển của loại hình báo chí trong tương lai – “Báo điện tử cho ĐTDĐ”. Đúng như TS Phạm Thị Thanh Tịnh (Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí & Tuyên truyền) nhận định: “Sự ra đời của ĐTDĐ và Internet đã làm thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin báo chí theo xu hướng ngắn gọn, cá nhân hóa và di động. Xu hướng di động hóa là một hành vi xã
hội, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ công nghệ truyền thông số và văn hóa tiêu dùng của nền kinh tế thị trường hiện nay. Nó làm phong phú thêm môi trường truyền thông, khẳng định vị thế, quyền lực của công chúng báo chí hiện đại và tạo ra xu hướng phát triển mới của báo chí” [46,tr.127]. Hơn nữa, với những ưu thế vượt trội như: có thể đo lường, định vị được người dùng, sự tiện ích, cách thể hiện, trình diễn riêng hết sức độc đáo… “báo mobile” sẽ càng trở thành một trào lưu mới, thu hút sự chú ý của rất nhiều tờ báo.
Từ đó, các cơ quan chủ quản cần phải chú trọng đầu tư, quan tâm nhiều hơn đến “kênh di động” về mọi mặt: nhân lực, nguồn lực, công nghệ kỹ thuật hiện đại… để tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển đúng nghĩa với cách thức truyền thông mới – dành cho ĐTDĐ. Tránh việc phát triển ồ ạt nhưng không có sự cải tiến về nội dung và hình thức tiếp nhận theo yêu cầu về truyền thông cho di động. Bởi hiện nay, báo điện tử cho ĐTDĐ ở nước ta vẫn còn rất sơ khai, đa phần mới chỉ là bản đơn giản của website chứ chưa phải là phiên bản dành cho ĐTDĐ.
Do vậy, với thực trạng trên, các nhà quản lý cần đưa ra những tiêu chí rõ ràng trong việc cấp giấy phép cung cấp dịch vụ qua ĐTDĐ cho mỗi cơ quan báo chí. Đồng thời, nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của độc giả, cũng như t m hiểu kỹ về xu hướng phát triển truyền thông trong và ngoài nước để từ đó có những định hướng đúng đắn, kịp thời. Chẳng hạn, một vấn đề đặt ra hiện nay ở Việt Nam đó là có quá nhiều dòng điện thoại thông minh dùng các hệ điều hành kh c nhau (như iOS, Window phone, Android, RIM…) và những ứng dụng (apps) được khai thác. Vì thế, cần phải có một platform (nền tảng ứng dụng) thống nhất. Bộ Thông tin Truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông cần xây dựng một chiến lược về công nghệ để thống nhất về nền tảng ứng dụng cho di động, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh. Điều này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư cho các cơ quan báo chí, tạo cơ hội thuận lợi cho người sử dụng. [46,tr.127]
3.3.2 Đối với cơ quan báo chí
3.3.2.1 Cơ cấu lại bộ máy tòa soạn dành riêng cho ôi trường điện thoại di động.
Hiện nay, việc xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ (nằm trên một mặt phẳng, có bàn siêu biên tập (super desk)) đang trở thành xu hướng phát triển chung của nhiều tòa soạn trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Ví dụ:
VnExpress (Việt Nam), AAP (Úc), Tages Woche (Thụy Sĩ)… Bởi đây là một hệ thống mở, tương thích với mọi loại hình truyền thông đại chúng, cho phép sản xuất tin, bài theo một quy trình trọn vẹn (sản xuất, duyệt, phân phối, xuất bản). Trong đó, bộ phận “siêu biên tập” hay “bàn siêu biên tập” có nhiệm vụ:
quản lý, điều phối hoạt động sản xuất tin, bài của tòa soạn. Việc cơ cấu lại bộ máy tòa soạn, tập trung theo hướng phát triển trên sẽ giúp cơ quan báo chí điều chỉnh, sắp xếp được bộ phận nhân sự giữa các phòng, ban hợp lý, khoa học hơn. Sau đây là gợi ý 2 mô hình tòa soạn hội tụ phù hợp với môi trường báo chí ở nước ta như:
Mô hình 3.1: Mô hình tòa soạn hội tụ cho cơ quan báo in 1.0 [27,tr.126]
Mô hình 3.2: Mô hình tòa soạn hội tụ cho cơ quan báo ạng điện tử 2.0 [27,tr.126]
Nhìn vào các mô hình trên cho thấy, mỗi tòa soạn đều có một bộ phận phụ trách riêng, chuyên sâu về mảng mobile. Điều đó khẳng định rằng, đối với mỗi ban phụ tr ch các lĩnh vực kh c nhau đều đã có sự lựa chọn kỹ càng về nhân lực. Cụ thể, đối với “ban mobile”, đây chính là nơi hội tụ nhiều phóng viên, biên tập viên ảnh (photo editer) giỏi, được đào tạo bài bản, có tr nh độ cao, kinh nghiệm thâm niên, am hiểu rõ về môi trường làm việc dành cho di động. Do vậy, việc cơ cấu lại bộ máy tòa soạn theo hướng chuyên sâu là điều bắt buộc và nên làm đối với báo Dân trí, Thanh niên, VietnamPlus và nhiều tòa soạn kh c nói chung. Điều đó sẽ góp phần tích cực làm cải thiện, thay đổi đ ng kể về chất lượng tin, bài và đặc biệt là ảnh báo chí.
Bên cạnh đó, để làm tốt khâu biên tập ảnh, trong “Ban mobile”, mỗi tòa soạn nên phân chia thành từng bộ phận chức năng rõ ràng, phụ trách các mảng đề tài, lĩnh vực khác nhau, kèm theo đó là các phóng viên ảnh để phát
huy hết năng lực làm việc của từng cá nhân. Đồng thời, có sự thống nhất về cách thức làm việc, quy trình sản xuất tin, bài. Bởi giữa các bộ phận luôn luôn có những điểm khác nhau trong quá trình làm việc. Nếu như phóng viên viết sử dụng phương ph p tư duy gi n tiếp và tư duy logic là chủ yếu thì phóng viên ảnh dùng phương ph p tư duy hình tượng, tư duy trực tiếp trước hiện thực. Hay một điểm khác nữa giữa phóng viên ảnh và phóng viên viết tin, bài là phương tiện biểu đạt ngôn ngữ trong bài báo. Phóng viên viết cung cấp những thông tin đến bạn đọc thông qua ngôn ngữ viết.
Người đọc phải tuân thủ tính hệ thống, phải trừu tượng hóa mới hiểu được nội dung bài báo nói gì. Còn phóng viên ảnh th dùng hình tượng trong ảnh để chuyển tải thông tin đến bạn đọc thông qua sự cảm thụ trực tiếp bằng mắt – sự tiếp thu thông tin bằng thị giác [27,tr.126]. Do vậy, giữa phóng viên viết, phóng viên ảnh… và biên tập viên phải có sự phối hợp “ăn ý” chặt chẽ mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc.
3.3.2.2 Nâng cao sự quan tâm của ãnh đạo tòa soạn dành cho ảnh báo chí
Việc cơ cấu lại tòa soạn là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Nếu cơ cấu lại nhưng chỉ mang tính chất hời hợt tất nhiên sẽ không mang lại kết quả như mong đợi. Vì thế, vấn đề hàng đầu, sâu xa để nâng cao chất lượng ảnh báo chí là cần phải có sự quan tâm lãnh đạo của tòa soạn dành riêng cho ảnh, đánh gi đúng mức vai trò của ảnh báo chí như một loại hình báo chí độc lập, có ngôn ngữ riêng. Hay nói cách khác, cần có sự vào cuộc của tổng biên tập, phó tổng biên tập, trưởng phòng, thư ký tòa soạn phụ trách mảng nội dung trong việc định hướng, giao nhiệm vụ, đặt yêu cầu cụ thể nội dung ảnh đối với phóng viên ảnh với mục đích sử dụng tối đa hiệu quả ảnh báo chí mang lại.
Đặc biệt, riêng đối với người trực tiếp làm ra bức ảnh càng cần phải nâng cao trách nhiệm, đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ và tất nhiên cả thiết bị máy móc để thực hiện và đảm bảo chất lượng thể loại thông tin này. Phóng
viên ảnh có thể đưa về tòa báo nhiều ảnh cùng về một sự kiện, nhưng việc tuyển chọn, sử dụng sẽ do lãnh đạo cơ quan báo chí quyết định. Chính sự chú ý, xem trọng hoạt động ảnh báo chí sẽ làm cho vị thế của thông tin ảnh được cải thiện lên đ ng kể.
3.3.2.3 Xây dựng chiến lược phát triển trên báo điện tử cho điện thoại di động.
Ngoài chiến lược về cơ sở hạ tầng công nghệ, chiến ược về mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google+…), chiến lược kinh doanh, mỗi tòa soạn cần đặc biệt chú ý đến việc xây dựng chiến lược nội dung và chiến lược độc giả.
Trong đó:
Chiến lược về nội dung: là chiến lược quan trọng nhất trong việc phát triển báo dành cho phiên bản ĐTDĐ. Bởi hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên ĐTDĐ có sự khác biệt rất lớn so với hành vi tiếp nhận các phương tiện truyền thông khác của công chúng. Do đó, nội dung thông tin báo chí cho di động phải được sản xuất theo xu hướng ưu tiên cho mobile: “mobile first, web later” - không phải là đơn thuần đưa nội dung của báo điện tử lên ĐTDĐ, mà thậm chí phải có thông tin sản xuất riêng cho báo điện tử cho ĐTDĐ. Nhà truyền thông phải có một chiến lược thông tin đúng đắn và việc lựa chọn mô hình thông tin nào, chuyên biệt hay tổng hợp. Đồng thời, phải tính toán toàn bộ phương thức sản xuất, từ kỹ thuật xử lý tít, sa-pô, đồ họa, đặc biệt là đối với ảnh… để trong lần lướt mắt đầu tiên vào trang báo độc giả phải dừng lại và đón nhận được nhiều thông tin nhất. Bên cạnh đó, người làm báo điện tử cho ĐTDĐ cũng cần chú ý tới cách thức đưa tin, bài sao cho mới mẻ, gây sự chú ý.
Chiến lược về độc giả: muốn phát triển tốt buộc tòa soạn phải gắn liền với công chúng. Việc này không chỉ đơn giản là mua phần mềm quản trị nội dung để đo lường hành vi của công chúng mà còn phải có những hoạt động
những thay đổi của công chúng, đặt nhà truyền thông vào vị trí của công chúng để hiểu hành vi tiếp nhận thông tin ảnh báo chí của họ. [46,tr.127]
Thực tế cho thấy, hiện nay, các cơ quan báo chí đều tập trung hướng về công chúng bằng cách thu nhận ý kiến đa chiều của bạn đọc từ nhiều nguồn khác nhau (như Facebook, Twitter, Google …). Cụ thể, nhìn vào biểu đồ thống kê của Buzzmetrics dưới đây có thể thấy con số thể hiện số lượng người tham gia thảo luận trên các phương tiện truyền thông (chủ yếu báo điện tử) về 20 chủ đề nổi bật năm 2014, thuộc các lĩnh vực: chính trị, văn hóa – xã hội, thể thao… thật đáng ngạc nhiên.
Theo thống kê của Buzz etrics 2014 Biểu đồ 3.2: Top 20 chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các phương tiện
truyền thông năm 2014.
Trong số những bức ảnh trong các bài viết về chủ đề trên chắc chắn sẽ có không ít những bức ảnh do công chúng gửi đến tòa soạn. Nguyên nhân chính của sự gia tăng liên tục, không ngừng về số lượng người tham gia thảo luận trên các PTTTĐC là nhờ sự cải tiến về công nghệ, kỹ thuật đã tạo điều
kiện cho công chúng được bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của m nh một cách đơn giản và thuận tiện hơn. Điều này không chỉ có ý nghĩa mang lại lợi ích cho riêng cá nhân mà còn có ảnh hưởng tích cực rất lớn đối với mỗi tòa soạn: Nội dung tin tức - ảnh báo chí có thể do kh ch hàng, độc giả và cả các nhà b nh luận tạo ra. [47,tr.127]
Mặt khác, nó sẽ hình thành nên một vấn đề mới cần phải giải quyết, đó là vấn đề: xã hội hóa ảnh báo chí. Vì thực tế bên cạnh đội ngũ phóng viên ảnh chính thức của các báo, còn có rất nhiều phóng viên ảnh tự do, cộng tác viên các báo – nhiều khi là chính người dân địa phương, có mặt tại điểm nóng sự kiện gửi ảnh về làm phong phú diện mạo đời sống ảnh báo chí VN. Vậy làm sao huy động, tập hợp được sức mạnh này? Điều đó, không nằm ngoài “chiến lược về độc giả”, thể hiện sự quan tâm đến công chúng thông qua việc đón nhận những ý kiến bình luận quý báu của bạn đọc.
Đồng thời, trong quá trình tìm hiểu, các nhà nghiên cứu cũng phải nhận thấy rõ được xu hướng của công chúng: “Người xe báo điện tử nói chung và xem bằng thiết bị di động nói riêng ngày càng thích xem nhiều hình ảnh hơn, và với giao diện điện thoại di động là nhiều ảnh dọc hơn. Đây sẽ là vấn đề mà chúng ta cần ưu tâ . Hành vi và nhu cầu của độc giả thay đổi thì chúng ta buộc phải cân nhắc và đáp ứng trong chừng mực có thể chấp nhận. Số ượng ảnh cũng à vấn đề quan trọng. Một số trang như Guardian hiện nay phát 10.000 ảnh mỗi ngày – một số ượng khổng lồ mà không nhiều báo có thể học theo, dù biết họ làm vậy sẽ một phần dẫn đến thành công”– Lê Quốc Minh, TBT báo điện tử VietnamPlus chia sẻ (phụ lục 5).
Như vậy, rõ ràng, với việc bám sát nhu cầu đọc báo của công chúng trên ĐTDĐ bằng các cách thức trên đã giúp các tòa soạn: Xác định rõ đối tượng đích; đánh giá đúng phản ứng, mức độ hài lòng của công chúng… Từ đó, làm căn cứ điều chỉnh, sửa đổi tạo sự hợp lý. Do vậy, đây là một trong
những hướng đi quan trọng hàng đầu, cần được phát huy đối với mỗi tòa soạn.
Tiêu biểu, mới đây nhất, nhằm tăng khả năng tương tác và kết nối bạn đọc, báo Dân trí mobile vừa đưa vào p dụng hệ thống b nh luận (comment) mới, cho phép người dùng gửi cũng như theo dõi bình luận trên các bài viết của Dân trí mobile thuận tiện và hấp dẫn hơn.
Hình 3.1: Cách thức tham gia bình luận trên báo Dân trí mobile.
Với hệ thống bình luận mới của Dân trí mobile, người dùng sẽ cần đăng ký một tài khoản Dân trí ID hoặc sử dụng chính tài khoản Facebook/Google của mình để gửi bình luận trên các bài viết của Dân trí. Hệ thống bình luận mới của Dân trí mobile sẽ giúp bạn đọc tương tác tốt hơn với các bài viết được đăng trên Dân trí, cho phép trả lời các bình luận của bạn đọc khác hoặc nhấn “Thích” các bình luận mà người xem cảm thấy ưng ý.
[6,tr.124]
Qua đó, phải thừa nhận rằng hiểu rõ tâm lý và hành vi của công chúng không ai khác chính là bản thân các cơ quan báo chí. Vì thế, để xây dựng được phiên bản dành cho ĐTDĐ thành công th chúng ta cần phải xác định được thông tin của công chúng cần là gì nhằm đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Có như vậy, việc đọc báo trên báo trên ĐTDĐ mới thực sự hữu ích và phát huy tác dụng.
3.3.2.4 Thay đổi cơ chế trả nhuận ảnh, công tác phí cho phóng viên ảnh.
Với mục đích thay đổi nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế đang hoạt động, gần đây vào tháng 3/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành chỉnh sửa, bổ sung được một số điều luật mới về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản (Nghị định số 18/2014/NĐ-CP) nhằm đảm bảo cân bằng và hợp lý chế độ nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, để nhuận bút là “cú hích mạnh” tạo thành công cho tác phẩm, các cơ quan báo chí nên chủ động thống nhất và đưa ra được phương án trả nhuận ảnh sao cho hợp lý, công bằng nhất tùy theo từng cách thức hoạt động riêng của mỗi tòa soạn. Thay vì trả nhuận theo dung lượng tin, bài, cơ quan nên có sự cân đối, trả nhuận ảnh theo chất lượng ảnh chứ không cào bằng hoặc trả nhuận theo vị trí sắp xếp ảnh… Thậm chí có một thực tế hiện nay, ở nhiều cơ quan báo chí tờ báo chính và tờ phụ san đang có cách trả nhuận bút hoàn toàn khác nhau, trong đó cái “phụ” nuôi cái “chính”. Do vậy, tòa soạn nên cân nhắc lại, để đảm bảo được sự công bằng cho người thực hiện.
Ngoài ra, mỗi cơ quan cần phải có những chế độ đãi ngộ hợp lý đối với những người làm phóng viên ảnh ở hoàn cảnh, địa điểm khó khăn (vùng núi hiểm trở, biển đảo xa xôi…). Hoặc đối với cộng tác viên, người chứng kiến trực tiếp sự việc… tòa soạn nên có chế độ ưu tiên hơn để khích lệ động viên tinh thần của những “nhà báo công dân”. Có như vậy mới khuyến khích được phóng viên tự học tập và nâng cao chất lượng ảnh báo chí.
3.3.2.5 Xử lý nghiêm khắc với trường hợp vi phạm.
Ở Việt Nam, đặc biệt nhiều năm nay có quá ít những tác phẩm ảnh chân thật nhưng khiến người xem rung động hay phải suy tư, chứ chưa kể đến những tác phẩm giả dối vẫn còn tiếp diễn khá phổ biến, ngày càng xuất hiện tràn lan, chình ình trên mặt báo. Phải chăng chất lượng ảnh báo chí đi xuống đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người làm báo?