1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Báo chí Nam Định với vấn đề tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới (Khảo sát 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng năm 2017)

132 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo chí Nam Định với vấn đề tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới (Khảo sát 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng năm 2017)
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 570,21 KB

Nội dung

Tuy nhiên, vấn đề tuyên truyền vềNTM của Hà Nội chưa đề cập đến nhiều.Mới đây nhất, luận văn thạc sĩ Báo chí và truyền thông của tác giả ĐinhThị Thu Hiền 2017, Trường Đại học Khoa học Xã

Trang 1

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, chiếm trên80% diện tích và dân số Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba lĩnh vực cóquan hệ hữu cơ không thể tách rời, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọngtrong sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước Trong xu thế phát triển hiện nay,không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp nông thôn còn lạc hậu

và đời sống nông dân còn thấp Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp,nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở lực lượng

để phát triển KT-XH bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốcphòng; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinhthái

Để xây dựng Nông thôn mới (NTM), Thủ tướng Chính phủ cũng đã kýQuyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 quyết định về việc ban hành bộtiêu chí quốc gia về xây dựng NTM bao gồm 19 tiêu chí và phê duyệt Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, phấn đấu đếnnăm 2020 sẽ có 50% xã đạt chuẩn NTM Đến nay, quá trình xây dựng NTMcủa Việt Nam đang được triển khai thực hiện Với những quyết sách củaChính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ,ban ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng NTM ởViệt Nam đang trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên conđường CNH-HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, phục vụ đắc lực chocông cuộc hội nhập của Việt Nam

Nam Định được được biết đến là một tỉnh nông nghiệp với trên 60%dân số sống ở nông thôn Trong giai đoạn 2001-2010, cùng với sự phát triểnchung của cả nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nam Định đã đạt đượcthành tựu khá toàn diện Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp, nôngdân, nông thôn đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được giải quyết Chính vì vậy,

Trang 2

việc triển khai một cách toàn diện các nội dung của Chương trình mục tiêumục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là thời cơ và vận hội đế Nam Định thayđổi một cách căn bản bộ mặt của nông thôn, tạo động lực phát triển nôngnghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐHnông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc,bởi đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ nhằm mục tiêu xây dựng nông thônViệt Nam ngày càng giàu đẹp Đồng hành trong quá trình xây dựng NTM,trong thời gian qua, đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chíNam Định đã phản ánh được không khí chung tay xây dựng NTM tại nhiềuđịa phương trong tỉnh Đội ngũ những người làm báo tại Nam Định luônhướng về cơ sở, gắn bó máu thịt với cuộc sống thường ngày của người dân,đem tiếng nói của dân đến gần với chính quyền; đưa các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước đến với quần chúng nhân dân

Tuy nhiên, ở 9 huyện và 1 thành phố của tỉnh Nam Định, trong đó cóhuyện Hải Hậu và huyện Nghĩa Hưng, việc triển khai thực hiện chương trìnhNTM vẫn gặp nhiều khó khăn Các tiêu chí như: Nâng cao thu nhập, giảm tỉ

lệ hộ nghèo, môi trường, chợ nông thôn đang trở thành những “thách thức”đối với 9 huyện của tỉnh Nam Định trong đó có huyện Nghĩa Hưng và HảiHậu Chính vì vậy, việc tuyên truyền về xây dựng NTM ở 9 huyện của tỉnhNam Định nói chung và 02 huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu thuộc phạm vikhảo sát nói riêng của các cơ quan báo chí Nam Định cũng đang bộc lộ nhữnglúng túng, hạn chế Việc nghiên cứu những việc đã làm được và chưa làmđược của báo chí Nam Định trong tuyên truyền vấn đề xây dựng NTM tạiNam Định là rất càn thiết Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về việctuyên truyền liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của cơ quan báochí Nam Định nhưng chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể việc tuyên truyền xâydựng NTM ở Nam Định

Trang 3

Chính vì lí do đó, xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn

và thực tế công tác truyền thông phát triển NTM hiện nay Tôi lựa chọn đề tài

“Báo chí Nam Định với vấn đề tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới (Khảo sát 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng năm 2017)” làm đề tài luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành Báo chí học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Kể từ năm 2000 đến nay, vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

đã có nhiều công trình của các tác giả, nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứuvề: khái niệm, quan điểm tiếp cận, phương pháp xây dựng nông thôn mới ởViệt Nam trong bối cảnh phát triển CNH-HĐH đất nước Có thể kể đến một

số công trình chuyên khảo tiêu biểu về xây dựng NTM như sau:

Năm 2004, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp

phát triển nông thôn xuất bản cuốn sách Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Cuốn

sách đã nêu rõ những quan điểm của Đảng về CNH-HĐH nông nghiệp, nôngthôn và những định hướng chính để phát triển nông nghiệp và nông thôn ViệtNam

Tham luận của Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện chính sách và chiến

lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2008) về Nông nghiệp, nông dân, nóng thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia Nội dung

cuốn sách đã nêu bật những thực trạng về các vấn đề về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như khó khăn, vướng mắc còntồn tại

Tham luận của tác giả Nguyễn Hạnh Phúc (2011) về Xây dựng nông thôn mới - Những kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong việc thực

hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,phát triển nền công nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững

Trang 4

Cuốn sách Xây dựng nông thôn mới - Những vẩn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị, 2012 Cuốn sách tập hợp 33 bài viết của các nhà nghiên

cứu, nhà khoa học, các cơ quan Trung ương, các ngành, các cấp về xây dựngNTM với 2 nội dung chính: Những vấn đề lí luận chung và kinh nghiệm quốc

tế về xây dựng NTM, cũng như những vấn đề thực tiễn xây dựng NTM ở ViệtNam

Tác giả Hồ Xuân Hùng có bài viết về “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 832 tháng 02/2012.

Tác giả đã tập trung trình bày vê một sô vân đê vê mục tiêu và giảipháp thực hiện chương trình này

Công trình Xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam- Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới của nhóm tác giả Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện,

Đồ Trọng Hùng, Nxb nông nghiệp, năm 2013 Là kết quả nghiên cứu về pháttriển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam qua các thời kỳ, cũngnhư kinh nghiệm xây dựng NTM của các quốc gia trên thế giới Đặc biệt, tácgiả đã đưa ra những khái niệm bước đầu về xây dựng NTM ở Việt Nam,những tác động của nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ tới xây dựngNTM ở Việt Nam như thế nào Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kỳ năngthiết yếu về quản lý đối với cán bộ quản lý NTM ở cơ sở

Ngoài các công trình nghiên cứu của các tác giả, thời gian qua, cũng cónhiều học viên của các trường đại học, học viện trong cả nước dành thời giannghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTMtrên cả nước

Luận văn thạc sĩ Báo chí học của tác giả Nguyễn Đông Bắc (2003), tại

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nghiên cứu “Tuyên truyền chuyển dịch cơ cẩu kinh tế nông nghiệp nóng thân miền núi phía Bắc (Khảo sát báo Lạng Son, Cao Bằng, Bắc Cạn từ năm 2001-2003)” Tác giả luận văn đã đánh giá

thực trạng nội dung tuyên truyền về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Trang 5

nghiệp, nông thôn miên núi phía Bắc và đề xuất một số giải pháp nâng caochất lượng nội dung tuyên truyền về vấn đề này.

Luận văn thạc sĩ Báo chí học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền(2004), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà

Nội cũng đã tiếp cận, nghiên cứu “VỔM đề tam nâng trong thời kỳ đổi mới”,

trong đó tác giả mới chỉ đề cập đến khía cạnh của nông nghiệp Do thời gian

đó vấn đề xây dựng NTM chưa được đề cập, nên trong luận văn hầu nhưkhông nghiên cứu vấn đề này

Luận văn thạc sĩ Báo chí học của tác giả Đinh Quang Hạnh (2005), tại

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nghiên cứu “Vấn đề nông nghiệp, nông thân trên sóng truyền hình Việt Nam” Tác giả luận văn đã khảo sát các

chuyên đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn trên kênh VTV1, trong đólàm rõ các khái niệm, đặc điểm nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng nhưvai trò của Đài truyền hình Việt Nam trong việc tuyên truyền nội dung này

Luận văn thạc sỹ báo chí học của tác giả Lê Thái Hà (2010), Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) nghiên cứu về “VỔM đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam Trong đó, tác giả có

đề cập đến xây dựng Nông thôn mới Song tác giả cũng chỉ đưa những kháiniệm, những vấn đề còn rất nhỏ về xây dựng NTM trên báo in hiện nay Chưatập trung vào đề cập các vấn đề cốt lõi từ cơ chế chính sách hồ trợ chochương trình xây dựng NTM

Luận văn thạc sỳ Báo chí học của tác giả Hoàng Thị Phương (2011),

Học viện Báo chí và Truyên truyền với đề tài: Báo in với việc truyên truyền xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Khảo sát các báo Nhân dân, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn Ngày nay, Thời báo Kinh

tế Việt Nam từ thảng 01/2010 đến tháng 3/2011) Luận văn nghiên cứu đường

lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây NTM; nghiên cứu thực trạng báo

in tuyên truyên vê xây dựng NTM; công chúng khu vực đông băng sông

Trang 6

Hông các tờ báo khảo sát đế thấy được hiệu quả thực tế của báo chí tuyêntruyền về vấn đề này; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tácphẩm báo chí viết về xây dựng NTM Tuy nhiên, vấn đề tuyên truyền vềNTM của Hà Nội chưa đề cập đến nhiều.

Mới đây nhất, luận văn thạc sĩ Báo chí và truyền thông của tác giả ĐinhThị Thu Hiền (2017), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(ĐHQGHN) nghiên cứu về “Tiếp cận thông tin của công chủng Nam Định về vẩn đề xây dựng nông thôn mới qua báo chỉ” Đây là công trình nghiên cứu

có liên quan trực tiếp đến vấn đề NTM tại Nam Định, tuy nhiên, tác giả luậnvăn lại có hướng nghiên cứu về phương thức tiếp cận thông tin của côngchúng Nam Định về vấn đề xây dựng NTM qua báo chí Đe tài này không

giống với đề tài “Báo chí Nam Định với vẩn đề tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới (Khảo sát 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng năm 2017) ” Đây sẽ là

tài liệu hữu ích cho tác giả luận văn tham khảo các kết luận của công trìnhnghiên cứu trước đó

Nhìn chung những nghiên cứu trên đây phần nào đã làm sáng tở nhữngvấn đề về công tác tuyên truyền nói chung, báo chí nói riêng trong xây dựngNTM; vai trò của cơ quan truyền thông đối với chủ trương CNH-HĐH nôngnghiệp, nông thôn; về xây dựng NTM; mối quan hệ giữa công tác truyềnthông và nhiệm vụ xây dựng NTM; những kết quả từ chủ trương xây dựngNTM mang lại Các công trình nghiên cứu đi trước hầu như chưa đi sâu vàocông tác truyền thông xây dựng NTM, chưa hoặc ít đề cập tới những vấn đềtruyền thông và phát triển trong xây dựng NTM Chính vì thế, đề tài nghiên

cứu “Báo chí Nam Định với vấn đề tuyền truyền xây dựng Nông thôn mới (Khảo sát 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng năm 2017) ” được tôi lựa chọn

làm luận văn tốt nghiệp của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

3 1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hình thành khung nhậnthức lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, qua khảo sát, phân tích đánh giá thựctrạng công tác tuyên truyền của báo chí Nam Định về xây dựng NTM, rút ranhững vấn đề từ thực tế và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phầnnâng cao chất lượng tuyên truyền về vấn đề này của báo chí Nam Định

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm

vụ sau đây:

Hệ thống hóa vấn đề lý luận liên quan và xây dựng khung lý thuyết chovấn đề nghiên cứu, “tuyên truyền xây dựng NTM” trên báo chí Hệ thống hóanhững vấn đề cơ bản trong chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng NTM

Khảo sát đánh giá thực trạng báo chí Nam Định tuyên truyền về xâydựng NTM, đánh giá những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân của những ưuđiểm và hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Xác định những phương hướng cơ bản và những giải pháp cụ thể nhằmnâng cao chất lượng tuyên truyền của báo chí Nam Định về lĩnh vực xây dựngNTM

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Báo chí Nam Định với vấn đề tuyên truyền về xây dựng NTM hiệnnay

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi khảo sát: Các bài viết, tin, bài phản ánh, phóng sự, các chươngtrình tọa đàm, trao đối, phỏng vấn về xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định nói

Trang 8

chung và 2 huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu nói riêng trên báo chí Nam Định,chủ yêu trên các chương trình PT - TH.

Thời gian khảo sát: từ tháng 01/2017 - 12/2017

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lí luận

Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng HồChí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về báochí, lí luận báo chí truyền hình, tâm lí học báo chí

Các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Nam Địnhvới vấn đề xây dựng NTM

Về lý thuyết chuyên ngành, luận văn dựa trên các lý thuyết như:

- Thứ nhất, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda SettingTheory) Đây là lý thuyết do Maxwell Mccombs và Donald Shaw (Mỹ) đềxướng năm 1972, trong đó mô tả khả năng ảnh hưởng của giới truyền thôngđối với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông Trong xã hội,nếu một tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, côngchúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn những thông tin khác Do vậy,chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” là một giả thiết quan trọng trongcác lý thuyết truyền thông Điểm nổi bật của lý thuyết này là truyền thông đạichúng có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, cácbản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí - truyền thông ảnh hưởngđến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giớixung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách phú cho các “chươngtrình” nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sự dẫn đườngtrong tương lai

- Thứ hai, lỷ thuyết truyền thông “can thiệp xã hội Theo PGS.TS.

Nguyễn Văn Dừng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), trên cơ sở đáp ứng

Trang 9

nhu cầu thông tin - giao tiếp của công chúng xã hội, truyền thông thể hiệnphương tiện và phương thức kết nối xã hội, từ đó tạo lập sức mạnh xã hội đểcan thiệp xã hội, tức là góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đangđặt ra Từ lý thuyết can thiệp xã hội của truyền thông, có thể hiểu về sự canthiệp xã hội của báo chí như sau: Báo chí cung cấp thông tin, kiến thức và tạodiễn đàn công chúng - xã hội chia sẻ kiến thức, kỳ năng và kinh nghiệm theonhu cầu thực tế và về các sự kiện và vấn đề thời sự đang đặt ra; trên cơ sở ấy,giúp công chúng xã hội mở mang hiểu biết, thay đổi nhận thức; từ đó, báo chí

- truyền thông góp phần làm thay đổi, điều chỉnh thái độ và hành vi xã hội củacông chúng và cộng đồng xã hội nói chung theo mục tiêu cụ thể

- Thứ ba, lý thuyết tuyên truyền Tuyên truyền là dạng thức cụ thể, đặc

thù của truyền thông, thường được sử dụng trong hoạt động chính trị - người

ta gọi là tuyên truyền chính trị, hoặc truyền thông chính trị Lý thuyết nàyđược ứng dụng trong nghiên cứu báo chí tuyên truyền NTM ở Việt Nam,trường hợp tại tỉnh Nam Định

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng tổng hợp các phươngpháp sau đây:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu (có thể gọi là phương pháp nghiên

cứu lý thuyết).' được dùng để khảo cứu các công trình khoa học cũng như cácvăn kiện chính trị - pháp lý Bao gồm các mặt phân tích về mặt định tính nộidung các bài báo cáo, tài liệu, giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học

có liên quan đến xây dựng NTM

Phương pháp khảo sát, thống kê', được dùng để thống kê, phân loại,

khảo sát các tác phẩm báo chí như tin, bài viết trên báo Nam Định, và trênsóng Đài phát thanh - Truyền hình Nam Định liên quan đến nội dung xâydựng NTM ở Nam Định (2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng) qua bảng kê lưucủa báo Nam Định và Đài phát thanh - Truyền hình Nam Định Phương pháp

Trang 10

này nhằm nghiên cứu tân suât xuât hiện, nội dung tuyên truyên, phương thức,hình thức thể hiện của các tin, bài viết, phóng sự liên quan đến xây dựngNTM trên báo Nam Định, Đài PT-TH Nam Định.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (bảng hỏi anket): Luận văn chủ

yếu tập trung khảo sát nhóm công chúng chịu tác động của báo chí NamĐịnh, tại địa bàn khảo sát hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng Dự kiến Khảosát 300 phiếu hỏi, tập trung ở 03 nơi: thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu vàhuyện Nghĩa Hưng Mỗi huyện chọn phát phiếu 2 xã, mỗi xã 50 phiếu hỏi

Phương pháp chuyên gia', phương pháp này trao đổi, phỏng vấn các

chuyên gia, nhà quản lí trong lĩnh vực nông nghiệp để lấy ý kiến về quanđiểm tuyên truyền xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh nói chung và 2 huyện HảiHậu và Nghĩa Hưng nói riêng hiện nay cũng như những đánh giá hiệu quả tácđộng và những giải pháp tuyên truyền xây dựng NTM Tiếp xúc, trao đổi vớicác phóng viên hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến xây dựng NTM củatrên báo Nam Định, Đài PT-TH Nam Định nhằm hiếu hơn về công việc tuyêntruyền xây dựng NTM

Phương pháp quan sát Được sử dụng trong việc đi khảo sát thực tế để

tìm hiểu, nhận diện thực trạng diện mạo chung của NTM được xây dựng tạihai huyện khảo sát

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn sẽ góp phần làm rõ vai trò của báo chí trong vấn đề về xâydựng NTM nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng Thông qua nghiên cứu, đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về xây dựng NTM trênbáo chí Nam Định, luận văn sẽ góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượngtuyên truyền về xây dựng NTM tại Nam Định

Trang 11

Luận văn vận dụng lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM,các quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò và mối quan hệ hữu cơ, toàn diệncủa lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tiến trình phát triến đấtnước.

Khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng của báo chí Nam Định đối vớinhiệm vụ thông tin tuyên truyền về vấn đề xây dựng NTM

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các phân tích, lí giải về những mặt được và chưa được của vấn đềtuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên báo chí Nam Định sẽ góp phầnnâng cao kiến thức chuyên môn cho người làm báo, đặc biệt là nhà báo tronglĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Góp phần đưa nghị quyết 26/NQ-TW khóa X, ngày 05/8/2008 vào cuộcsống

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng tham khảo, ứng dụng thựctiễn ở Nam Định cũng như ở một số địa phương khác có điều kiện tương tựnhư Nam Định nhằm nâng cao chất lượng nội dung của các chương trình,chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về NTM

7 Đóng góp của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu đồng bộ các tin, bài trên báo Nam Định, Đài

PT-TH Nam Định luận văn sẽ hệ thống một cách khoa học về thực trạng tuyêntruyền về vấn đề xây dựng NTM trên báo chí Nam Định

Luận văn đề ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tuyêntruyền về NTM trên báo Nam Định, từ đó sẽ có những cách thức, nội dungtuyên truyền phù họp hơn trong thời gian tới

Luận văn cũng sẽ bố sung thêm tài liệu nghiên cứu khoa học về vai tròbáo chí Nam Định trong quá trình tuyên truyền về xây dựng NTM

Trang 12

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dungchính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiên vân đê báo chí tuyên truyên xâydựng Nông thôn mới

Chương 2: Thực trạng Báo chí Nam Định tuyên truyền về xây dựngNông thôn mới (Khảo sát 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng)

Chương 3: Phương hướng cơ bản và giải pháp nâng cao chất lượng báochí Nam Định tuyên truyền về xây dựng Nông thôn mới

Trang 14

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ BÁO CHÍ TUYÊN

TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MÓI 1.1 Cơ sở lí luận về vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

1.1.1 Tuyên truyền

“Tuyên” là nói, “truyền” là loang ra Theo Từ điển Tiếng Việt thì tuyên truyền là phổ biến, giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tuyên truyền là đem một việc gỉ đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền bị thất bại" [41, tr 162].

Theo nghĩa rộng tuyên truyền là hoạt động có mục đích của chủ thểnhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biếnnhững kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm củađối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thểtuyên truyền đặt ra

Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng Khi xemxét công tác tư tưởng như một quá trình liên tục V I Lênin khẳng định côngtác tư tưởng có 3 hình thái: công tác lí luận, công tác tuyên truyền và công tác

cổ động Ba hình thái đó tương ứng với các quá trình tư tưởng gồm: sản xuất

ra hệ tư tưởng, phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng; cổ vũ, động viên quần chúngthực hiện

Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lí luận, nhằm phổbiến, truyền bá các nguyên lý lí luận, đường lối, chủ trương, chính sách vàquần chúng Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởngchiếm địa vị thống trị trong xã hội

Trang 15

Nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền:

Tuyên truyền chính trị: Tuyên truyền chính trị là nội dung chủ yếu của

công tác tuyên truyền Tuyên truyền chính trị tập trung vào việc phổ biến,truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, bao gồm: tuyên truyền chủ nghĩa Mac-Lênin,

tư tưởng HCM; tuyên truyền về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về truyền thống lịch sử, vănhóa dân tộc, của Đảng qua các hoạt động kỉ niệm, các đợt vận động chính trịlớn của đất nước và địa phương

Tuyên truyền về kinh tế Tuyên truyền kinh tế nhằm thực hiện đường lối

phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay Nội dungchủ yếu của tuyên truyền kinh tế là: tuyên truyền về đường lối phát triển kinh

tế của Đảng, các chính sách, kế hoạch, chương trình kinh tế lớn của Nhànước; tuyên truyền về những thành tựu KT-XH, tiềm năng phát triển của đấtnước, địa phương, những thuận lợi và khó khăn, những bài học kinh nghiệmtrong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của địa phương từng thời kỳ

Tuyên truyền văn hóa: Nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bẳn săc dân tộc, làm nên tang tinh thân của xã hội găn chặt với nhiệm

vụ kinh tế và xây dựng Đảng

Tuyên truyền quốc phòng an ninh: Tuyên truyền quốc phòng, an ninh là

trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân

và an ninh nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổquốc Nội dung chủ yếu là: Tuyên truyền về đường lối, quan điểm xây dựngthế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc củaĐảng ta trong giai đoạn hiện nay; tuyên truyền về những truyền thống đấutranh anh dũng của dân tộc, tự hào về những chiến công hiển hách trong đấutranh giành và bảo vệ nền độc lập; tuyên truyền về những chủ trương, giảipháp xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính

Trang 16

quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; tuyên truyên vê các văn bản pháp luậtcủa Nhà nước về các nghĩa vụ của công dân tham gia quân đội, quân đội tự

vệ, giáo dục quốc phòng

Tuyên truyền đối ngoại Trong thời gian toàn cầu hóa, thực hiện đường

lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, tuyên truyền đối ngoại có vai trò quan trọng

Đấu tranh chống các quan điểm, luận điểm sai trái: Trong điều kiện

phong trào cách mạng thế giới tạm lâm vào tình trạng thoái trào, tuyên truyền

để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng càng trở nên quan trọng và cần thiết

Hồ Chí Minh xác định công tác tuyên truyền là công cụ quan trọng đểtạo ra lực lượng hùng mạnh cho cách mạng nên Người rất quan tâm đến việclàm tốt công tác tuyên truyền Theo Người, muốn phát huy được sức mạnhtổng hợp của toàn dân thì công tác tuyên truyền cần chú trọng đối tượng tuyêntruyền

Định nghĩa về tuyên tuyền, Người cho rằng: “Tuyên truyền là đem mộtviệc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt đượcmục đích đó, là tuyên truyền thất bại” Trong tuyên truyền cán bộ tuyêntruyền cần xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và phương phápnhư: “Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì?Tuyên truyền cách thế nào?”

Trong công tác tuyên truyền việc nắm vững đối tượng được tuyêntruyền là rất quan trọng, bởi vì tùy theo từng đối tượng, trình độ mà chọnphương pháp tuyên truyền khác nhau Tuyên truyền cho đồng bào người Kinhkhác, người dân tộc khác Đối với mỗi đối tượng, Người yêu cầu cán bộtuyên truyền phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưutiên cho đối tượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp vì đồng bào cótrình độ thấp đã hiểu thì các đối tượng khác đều nắm bắt được, nội dung ngắngọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo “một là gì, hai là gì, rồi ba, bốn,

Trang 17

năm là gì? Làm như thế nào” và “ nào là khách quan, chủ quan, nào là tíchcực và tiêu cực, không đâu vào đâu cả”.

1.1.2 Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, Đại từ điển Việt Nam, Từ điển Tiếng Việt có đưa ra một số khái niệm cơ bản như sau:

Nông nghiệp.

Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồngtrọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệulao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu chocông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyênngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm

cả lâm nghiệp, thủy sản

Nông thôn:

Theo thông tư số 54 ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn ghi rõ: “Nông thôn là phần lãnh thô không thuộc nội thành, nội thị các thành phổ, thị xã, thị trấn được quản lí bởi cấp hành chinh cơ sở

là ủy ban nhân dân xã Trong quả trình đôi mới, khoảng cách giữa thành thị

và nông thôn ngày càng xa nhau, do chưa có chiến lược đôi mới hiện đại”

[63, tr 1]

Nông thôn còn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có nhữngđặc trưng riêng biệt như một xã hội thu nhỏ, trong đó có đủ các yếu tố, các

Trang 18

vân đê xã hội và các thiêt chê xã hội Nông thôn được xem xét như một cơcấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan

hệ chặt chẽ với nhau

1.1.3 Nông thôn mới

Đã có một số diễn giải và phân tích khái niệm thế nào là NTM NTMtrước hết là nông thôn chứ không phải là thị tứ; là NTM chứ không phải nôngthôn truyền thống Neu so sánh giữa NTM và nông thôn truyền thống, thìNTM phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới

Ngày 04/06/2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựngNTM mới giai đoạn 2010-2020 Tại quyết định này, mục tiêu chung của

Chương trình được xác định: Xây dựng NTM có kết hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nâng nghiệp với phát triền nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thải được bảo vệ, an ninh trật

tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN” [54, tr 1] Như vậy, NTM có kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tố chứcsản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc, đời sống vậtchất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật

tự được giữ vững

Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa,tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệtgiữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹthuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM

Trang 19

1.1.4 Xây dựng nông thôn mới

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW,ngày 05/08/2008 đã nêu ra một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta vềNTM Xây dựng NTM là tiến trình chuyển đổi từ nông thôn hiện tại đến vănminh tiến bộ và từng bước hiện đại có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ vàtừng bước hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổchức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch

vụ, đô thị theo quy hoạch; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minhcông nhân - nông dân - tri thức vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyểnbiến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn, nông dân được đào tạo cótrình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bảnlĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ NTM

Để dễ hiểu, dễ nhớ, cán bộ lãnh đạo một số địa phương đã đúc rút kháiniệm về NTM trong 6 chữ “đe người dân sống tốt hơn” hoặc “diện mạo mới,sức sống mới”; có xã nói trong 9 chữ: “diện mạo mới, nông nghiệp mới, nônggia mới” hoặc 12 chữ “nông nghiệp phát triển, nông thôn văn minh, nông dânkhá giả” hoặc 20 chữ “sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, môi trườngsạch sẽ, làng xã văn minh, quản lí dân chủ”

Xây dựng NTM được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, chính vì vậy nó phải có hệthống lí luận soi đường

Trong xây dựng NTM phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướngtới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia

- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,Nhà nước đóng vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,

Trang 20

Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ,đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộngđồng người dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thựchiện.

- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình

hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bànnông thôn

- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch pháttriển KT-XH của địa phương Có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện cácquy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Công khai, minh bạch về quản lí, sử dụng các nguồn lực; tăng cườngphân cấp, trao đổi cho cấp xã quản lí, và tổ chức thực hiện các công trình, dự

án của Chương trình xây dựng NTM Phát huy vai trò làm chủ của người dân

và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chứcthực hiện giám sát, đánh giá

- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.Cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổchức chính trị, xã hội vận động mọi tàng lóp nhân dân phát huy vai trò chủ thểtrong xây dựng NTM

Sự khác biệt giữa nông thôn trước đây với xây dựng NTM:

Trước đây, có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấphuyện, cấp thôn, nay chúng ta xây dựng NTM ở cấp xã Sự khác biệt giữa xâydựng NTM trước đây so với xây dựng NTM chính là ở những điềm sau:

Thứ nhất là, xây dựng NTM là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chungcủa cả nước được định trước

Trang 21

Thứ hai là, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cảnước, không thí điểm, nơi làm nơi không, 9111 xã cùng làm.

Thứ ba là, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng NTM, không phải

ai làm hộ, người dân tự xây dựng

Thứ tư, đây là một chương trình khung bao gôm 11 chương trình mụctiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nôngthôn

Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồngdân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịchvụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựngNTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của hệ thống chính trị,

là nguyện vọng thiết tha bao đời của giai cấp nông dân, đồng thời là quy luậttất yếu của sự nghiệp phát triển đất nước NTM không chỉ là vấn đề kinh tế -chính trị tổng hợp

Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chămchỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,văn minh

Xây dựng NTM vừa là mục tiêu, yêu cầu của sự phát triến bền vững,vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quantrọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc

1.1.5 Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định Việt Nam là một nước sống vềnông nghiệp Nen kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xâydựng nhà nước, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông

Trang 22

nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnhthì nước ta thịnh.

Đứng trước tình hình hết sức cấp bách, ngay từ sau phiên họp đầu tiêncủa Hội đồng Chính phủ ngày 03/09/1945 do chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủtọa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các Bộ trưởng về nhiệm vụ trướcmắt phải lo là “nhân dân đang đói” Chủ tịch nhấn mạnh vai trò của báo chítrong việc phát triển nông nghiệp, trong công tác tuyên truyền và phổ biếnkiến thức cho nông dân Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tiênphong phong trào viết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân với hai bài báo

“Gửi nồng gia Việt Nam” đăng trên báo Tấc đất (nay là báo Nông nghiệp

Việt Nam) số ra ngày 07/12/1945 Ở bài viết thứ nhất, chủ tịch Hồ Chí Minh

chỉ ra rằng: “Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trước tiên phải ăn); nước ta thì “dĩ nông vi bản ” (nghĩa là nghề nâng làm gốc) Dân muốn

ăn no thì phải trồng trọt nhiều Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triên nông nghiệp Vì vậy chúng ta phải quý một tẩc đẩt như một tấc vàng” [41, tr 243] Ở bài báo thứ hai Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích cụ thể: “Hợp tác xã

là gì? Nói tóm lại, hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau, vốn nhiều sức mạnh thì khó nhọc ít mà lợi nhiều Vì vậy, hợp tác xã nông nghiệp là một tô chức có lợi to cho nhà nâng Nó là một cách đấu tranh có hiệu quả nhất để giúp việc xây dựng nước nhà Hợp tác xã giúp cho nhà nông đạt đến mục đích, để ích nước lợi nhà” [41, tr 256].

Nhìn lại lịch sử hơn 80 năm, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mớicủa Đảng, Nhà nước ta có rất nhiều nghị quyết, chính sách về phát triển kinh

tế, xã hội nông nghiệp, nông thôn Và thực hiện chức năng nhiệm vụ đề ra,báo chí đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, cố vũ những chủtrương chính sách đó

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục chú trọng xây dựng NTMphù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong

Trang 23

từng giai đoạn; giữ gìn những nét đặc sắc của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnhxây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Nghị quyết lần thứ 7 của Ban chấp hànhTrung ương khóa X, Văn kiện Đại hội Đảng XI ban hành để người làm báochân thực, khách quan Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay, thông tinmang tính chất toàn cầu hóa thì vai trò của báo chí đối với tuyên truyền vềnông nghiệp, nông thôn càng quan trọng Ở đó người cầm bút có thể phát huyhết sở trường, thể hiện những tác phẩm hay, đưa nghị quyết của Đảng đi vàocuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mang lại niềm tin đốivới nhân dân.

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyềnMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, cácdoanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ýnghĩa, tàm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng NTM trong quá trình xây dựng

và phát triển KT-XH của cả nước Bộ ban ngành trung ương và Chính quyềncác cấp đã xác định công tác thông tin tuyên truyền có vai trò quan trọngtrong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sựthống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, trongxây dựng NTM

Sự ra đời của Nghị quyết 26/NQTW, ngày 28/05/2008, Trung ương đãđịnh hướng cho các cấp ủy, chính quyền các ngành, các tổ chức chính trị xãhội của các Tỉnh, Huyện, các xã thực hiện xây dựng NTM tuyên truyền bằngnhiều hình thức nhằm thu hút tầng lớp nhân dân chung sức Xây dựng NTM.Công tác tuyên truyền được triển khai rộng rãi, thường xuyên, phong phú, đadạng, gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền với vận động, lấy kết quả để vậnđộng và lồng ghép qua các hoạt động sinh hoạt tập the, các hội nghị, các cuộchọp tại khu dân cư, qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, qua băngzôn, pa nô, khẩu hiệu từ đó làm cho người dân, cộng đồng dân cư, nhất là ởcác xã đang trực tiếp triển khai thực hiện nhận thưc đầy đủ và sâu sắc, xác

Trang 24

định rõ trách nhiệm và vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện xây dựng NTM vớiphương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”thành quả xây dựng NTM Từ đó, mỗi cán bộ đảng viên và nhân dân hiểu biết

rõ mục đích, ý nghĩa to lớn của chương trình xây dựng NTM đối với mỗi địaphương Công tác tuyên truyên cân tiêp tục tuyên truyên các văn bản chỉ đạocủa Trung ương, Thành phố, như: Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trungương Đảng khóa X; Quyết định của Chính phủ phê duyệt Chương trình mụctiêu Quốc gia xây dựng NTM; Thông tư của Bộ Nông nghiệp phát triển nôngthôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về NTM; Tập trung tuyêntruyền, biểu dương những cách làm hay, những tập thể, cá nhân điển hình tiêntiến trong phong trào NTM để toàn dân hăng hái tham gia xây dựng NTM.Trong đó, tuyên truyền sâu rộng tới quần chúng nhân dân về công tác dồnđiền đổi thừa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, chuyểnđổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; xây dựng nếp sống văn hóa mới, giữ gìn bảnsắc dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp, sống có nghĩa, có tình

Như vậy, tuyên truyền xây dựng NTM thực chất là một hoạt động củabáo chí, nhằm truyền bá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về xây dựng NTM, giới thiệu những mô hình, điển hình tiên tiến Đethực hiện tốt việc tuyên truyền xây dựng NTM thì các cấp, các ngành từTrung ương đến cơ sở cần phải thống nhất xây dựng nội dung, chủ đề tuyêntruyền thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát từng mục tiêu, nhiệm vụ,giải pháp trong quá trình xây dựng NTM Việc tuyên truyền sâu rộng này sẽgiúp người dân thấy rõ được vai trò chủ thể của mình, tạo nên sự đồng thuậntrong xã hội, từ đó phát huy được nội lực cộng đồng để xây dựng thành côngNTM

1.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mói

Trang 25

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới

Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa X đãkhẳng định trong quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục giữ vị trí quan trọng cácvấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắnvới quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước CNH-HĐH đất nước phái hồ trợmạnh mẽ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cưđang sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ làmối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xãhội đất nước

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác địnhmục tiêu xây dựng NTM là xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp, dân chủ,công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù họp, kếtcấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại Các vấn đề nông nghiệp,nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩymạnh CNH-HĐH Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta còn là khu vựcgiàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả Phát triển nông nghiệp,nông dân, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông nghiệpphải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điềukiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả củacác nguồn lực Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ

là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

Nghị quyết 26/NQTW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát vềmục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng NTMtrong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đấtnước Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh

Trang 26

nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực đểtạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng NTM.

Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghịquyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chínhphủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêuQuốc gia xây dựng NTM

Nội dung của Chương trình mục tiêu Quôc gia xây dựng NTM là: xâydựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh hiện đại,giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thịtrấn, thị tứ

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là chương trình mangtính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng Mục tiêu chung củachương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng NTM có kết cấu hạ tầngKT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuấthợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn pháttriển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật

tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội bổ sung, phát triển năm 2010, Đảng ta khẳng định xây dựng NTM làmột nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đấtnước

Nghị quyết làn thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụcủa xây dựng NTM đến năm 2020 sẽ tiếp tục triển khai chương trình xâydựng NTM phù hợp với đặc điểm của từng vùng theo bước đi cụ thể, vững

Trang 27

chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nôngthôn Việt Nam.

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xâydựng NTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sựtham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội Quá trìnhxây dựng NTM đã đạt được những thành tựu khá toàn diện Có kết cấu hạtầng KT-XH cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán vàphát triển sản xuất; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng côngnghiệp, dịch vụ Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn vớixây dựng NTM, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho ngườidân; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ

sở được phát huy; an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Vị thế củagiai cấp nông dân ngày càng được nâng cao Những thành tựu đó đã góp phầnthay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần của nhân dân

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng NTM còn bộc lộ nhiều khó khănhạn chế nhất là về quy hoạch Quy hoạch NTM là một vấn đề mới, liên quanđến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lược phát triển KT-XH Đội ngũcán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực, nên trong quá trình triển khai cònnhiều lúng túng Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp khó khăn về huy động nguồnvốn cho xây dựng NTM, đời sống của người nông dân còn khó khăn Mặtkhác, trong nhận thức nhiều người cho rằng xây dựng NTM phải do nhà nướcđầu tư xây dựng nên có tâm lý trông chờ, ỷ lại

Chính vì vậy, trong thời gian tới việc đào tạo nâng cao chất lượng độingũ cán bộ cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trươngđường lối của Đảng, nhà nước để mọi người dân đều nhận thức rằng: “xâydựng NTM là một công việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà và tất cảcùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng”

Trang 28

Thực tiễn cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việcthu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinhhoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau Xây dựngnông thôn ở nước ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhưng vẫn mang đậmbản săc văn hóa và nét đẹp truyên thông của nông thôn Việt Nam.

Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyếtđịnh 491/QĐ/Ttg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM đểlàm căn cứ thực hiện Theo quyết định, để thực hiện thành công xây dựngNTM phải đạt đủ 19 tiêu chí, cụ thể:

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Quy hoạch và sử dụng

đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành hóa, côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH -môi trường theo chuẩn mới Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới vàchỉnh trang các khu dân cư hiện đại theo hướng văn minh, bảo tồn được bảnsắc văn hóa tốt đẹp

Tiều chí 2: Giao thông Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa

hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải Tỷ lệđường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỳ thuật của Bộ giaothông vận tải Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuậntiện

Tiêu chí 3: Thủy lợi Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản xuất

và dân sinh Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa

Tiêu chí 4 Điện Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành điện Tỷ lệ

hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện

Trang 29

Tiêu chí 5: Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo,

tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt

chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khuthể thao thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch

Tiêu chỉ 7: Chợ nông thôn Đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.

Tiêu chí 8: Bưu điện Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Có

internet đến thôn

Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư Nhà tạm, nhà dột nát Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt

chuẩn Bộ Xây dựng

Tiêu chí 10: Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức

bình quân chung của tỉnh

Tiêu chí 11: Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo.

Tiêu chí 12: Cơ cẩu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc

trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Tiêu chí 13: Hình thức tô chức sản xuất Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã

hoạt động có hiệu quả

Tiêu chí 14: Giáo dục Phổ cập giáo dục trung học Tỷ lệ học sinh tốt

nghiệp THCS được tiếp tục hoặc trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) Tỷ

lệ qua đào tạo

Tiêu chí 15: Y tế Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm Y tế Y

tế xã đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 16: Văn hóa Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn

làng văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch

Tiêu chí 17: Môi trường Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp

vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu

Trang 30

chuấn về môi trường Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và cócác hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp Nghĩa trang được xâydựng theo quy hoạch Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quyđịnh.

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh Cán bộ xã

đạt chuẩn Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh” Các tổ chứcđoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ

vững

1.2.2 Chủ trương, chỉnh sách của tỉnh Nam Định về xây dựng Nông thôn mới

1.2.2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 1.668 km2, dân số toàn tỉnh năm

2016 là 1,85 triệu người, với 9 huyện, 1 thành phố và được phân bố thành bavùng đồng bằng thấp trũng, đồng bằng ven biển và vùng trung tâm côngnghiệp dịch vụ Vùng đồng bằng thấp trũng gồm các huyện: Vụ Bản, Ý Yên,

Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường (đây là vùng có nhiều khả năngthâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến,công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống); Vùng đồng bằng venbiển gồm các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (vùng này có đường

bờ biển dài 72km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tếtổng hợp ven biển); Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố NamĐịnh (Có các ngành nghề truyền thống, các phố nghề cùng với các ngànhnghề dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu),thành phố Nam Định là một trong những trung tâm công nghiệp dệt, côngnghiệp nhẹ của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ phía Nam củaĐồng bằng Sông Hồng

Trang 31

Về tổ chức hành chính có 1 thành phố và 9 huyện, được chia thành 229đơn vị hành chính cấp xã, 20 phường và 15 thị trấn Dân số đô thị 85,71%,nông thôn chiếm 14,29%.

Về vị trí địa lí: Nam Định nằm ở vị trí phía Nam vùng ĐBSH NamĐịnh tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam,tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông

Biêu đồ 1:1 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định (Nguồn: UBND tỉnh Nam

Định) 1.2.2.2 Nhận thức, quan điểm về xây dựng Nông thôn mới của Đảng bộ chỉnh quyền Nam Định

Nam Định được được biết đến là một tỉnh nông nghiệp với trên 60%dân số sống ở nông thôn Ngay sau khi Chương trình Mục tiêu quốc gia xâydựng NTM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Nam Định đã thànhlập Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở Trong quá trình triển khai, căn cứ vào yêucầu và tình hình thực tế, trong giai đoạn 2010-2015 Ban chỉ đạo tỉnh đã 4 lầnđược kiện toàn; các huyện, xã cũng đã củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo để đáp

Trang 32

ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện chương trình; tháng 01/2017 tỉnh Nam Định

đã thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM để thammưu, giúp ban chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thựchiện chương trình

Để có cơ sở xác định mục tiêu, lộ trình kế hoạch thực hiện, ngay từtháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ quyết định 2341/QĐ-TTg Phê duyệtquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020,định hướng đến năm 2030; năm 2016, Tỉnh ủy ban hành Chương trình pháttriển nông nghiệp và xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, đây là một trong 5Chương trình trọng tâm của tỉnh; năm 2016, Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hànhChỉ thị số 10-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trìnhxây dựng NTM tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020; năm 2018, quyết định932/QĐ-UBND kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia Xâydựng NTM tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020; quyết định 933/QĐ-UBNDthành lập đoàn thẩm tra mức độ đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới, thànhphố Nam Định hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018;quyết định số 36/QĐ-UBND kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêuQuốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020; quyếtđịnh số 03/QĐ-UBND thành lập Đoàn thẩm định kết quả thực hiện các Tiêuchí xã NTM trên địa bàn tỉnh năm 2017 Nam Định được Trung ương lựa chọnchỉ đạo điểm về xây dựng NTM trong cả nước Sau 7 năm xây dựng NTM,diện mạo nông thôn tỉnh đã có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thầnngười dân được nâng cao; cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp chuyển biến

rõ nét Đáng chú ý là một số tồn tại của giai đoạn 2010-2015 như nợ đọng xâydựng cơ bản, chạy theo thành tích, lãng phí trong đầu tư hạ tầng từng bướcđược khắc phục Quá trình xây dựng NTM đã và đang đi vào chiều sâu, thựcchất hơn, hướng tới sự hài lòng của người dân nông thôn

Trang 33

1.2.2.3 Chính sách về xây dựng Nông thôn mới của Đảng bộ chính quyền Nam Định

Với đặc điểm là tỉnh nông nghiệp, việc xác định phát triển nông nghiệpgắn với xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, cùng với chỉ đạo thực hiệntốt các nội dung tiêu chí NTM, tỉnh Nam Định đã tập trung chỉ đạo phát triểntốt các tiêu chí xây dựng NTM; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sáchcủa Trung ương đồng thời, ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nôngnghiệp, nông tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp

và xây dựng NTM, gồm: cơ chế, chính xây dựng vùng thâm canh lúa năngsuất, chất lượng, hiệu quả cao; hồ trợ phát triển sản xuất hạt giống lúa lai Fl;phát triển sản xuất rau an toàn tập trung; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm

và trang trại tập trung; hỗ trợ giống vật nuôi; hỗ trợ phát triển trang trại chănnuôi tập trung; Khuyến khích phát triển giao thông nông thôn; “cơ chế, chínhsách xây dựng NTM đến năm 2020 (gồm 4 nội dung hỗ trợ: trụ sở xã, Trạm y

tế xã, Trung tâm văn hóa, thể thao và thưởng đạt chuẩn NTM), đồng thời, đểlại nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng NTM Thông quathực hiện các cơ chế, chính sách đã tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơcấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyếnkhích, kích cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các xã hoàn thành 19tiêu chí NTM

Chương trình hành động số 56 CT/TU ngày 14 tháng 11 năm 2008 củaTỉnh ủy Nam Định thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hànhTrung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu mục tiêu vàcác giải pháp cụ the để đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển trongthời kỳ kinh tế hội nhập như sau:

Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bềnvững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng

Trang 34

cạnh tranh cao, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nôngthôn.

Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn gắn với phát triển các đôthị

Tổ chức thực hiện tốt cơ chế, chính của Trung ương, đồng thời rà soát,

bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách của tỉnh đẩy đẩy mạnh phát triểnkinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân

Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệuquả ở nông thôn

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, du nhập, chuyển giao các tiến bộ kỹthuật, đào tạo nguồn nhân lực, tạo bước đột phá về hiện đại hóa nông nghiệp

và công nghiệp hóa nông thôn

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, nhất làvùng khó khăn

Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thờiphát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

1.2.3 Tình hình xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Nam Định

Thực hiện đường lối đổi mới do ĐCSVN khởi xướng năm 1986 và nhất

là kể từ năm 2010 với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM kinh

tế Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện.Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vậtchất và tinh thần của tầng lớp nhân dân được cải thiên; an ninh quốc phòngđược giữ vũng

Phương châm chỉ đạo của tỉnh Nam Định trong xây dựng NTM trướctiên phải phát huy nội lực, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương làchính; lấy phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởngthụ” là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt

Trang 35

Chương trình xây dựng NTM đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnhNam Định tập trung chỉ đạo sâu sát, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; các địaphương và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia thực hiện; tậptrung phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của chi

bộ Đảng, của thôn, xóm, vai trò chủ thể của các hộ nông dân trong xây dựngNTM nên đã đạt được những kêt quả tôt, sản xuât nông nghiệp và bộ mặt củanông thôn được cải thiện rõ rệt (xem bảng 1.1)

Thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt chương trình Mặt trận Tổ quốc xây dựng NTM, chỉ thị

số 01-CT/TU ngày 08/01/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định 932/QĐ-UBND ngày 09/05/2018 Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trìnhmục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-

2020 về Chương trình xây dựng NTM tỉnh Nam Định đạt được một số kết quảsau:

Về công tác chỉ đạo, triển khai: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành

7 Nghị quyết, trong đó có 5 Nghị quyết tập trung lãnh đạo nhiệm vụ phát triểnnông nghiệp và xây dựng NTM UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khaiNghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh

UBND tỉnh đã có quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 21/11/2016ban hành Bộ tiêu chí xã NTM thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh giai đoạn

2016 - 2020, Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 09/06/2016 phê duyệt 113

xã, thị trấn xây dựng NTM giai đọan 2016-2020; Quyết định UBND ngày 26/05/2017 Quyết định phân bổ vốn đầu tư phát triển Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM năm 2017 hỗ trợ mỗi xã 500 triệuđồng; ban hành một số quy chế, chính sách khuyến khích phát triển các doanhnghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn

Trang 36

1160/QĐ-Các Huyện ủy, Thành ủy ban hành Nghị quyết, Chỉ thị; UBND cáchuyện, thành phố có kế hoạch và các đề án triển khai các nội dung xây dựngNTM phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương.

Trang 37

Bảng 1.1 Tống hợp kết quả thực hiện tiêu chỉ NTM của 11 xã điểm năm

2017 và mục tiêu phấn đấu đến năm 2018

(Nguồn: Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình xây dụng NTM

tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020)

Về công tác phát triền sản xuất, đào tạo nghề: Toàn tỉnh đã triển khai

387 mô hình phát triển sản xuất, trong UBND tỉnh đã hồ trợ 3 tỷ đồng triểnkhai 39 mô hình khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn Triển khai 62

mô hình tổ chức sản xuất và 21 mô hình liên kết sản xuất Vụ xuân 2016 năngxuất đạt 68,78 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay Vụ mùa năm 2016 năng suấtdạt 49,2 tạ/ha Đã tổ chức được 263 lớp dạy nghề cho 8.483 luật lao độngnông thôn theo quy 1956, trong đó tổ chức 158 lớp dạy nghề cho 83/ 113 xãxây dựng NTM với 5.123 lao động học nghề; trên 85% lao động sau học nghề

có việc làm ổn định với thu nhập từ 2-2,5 triệu đồng/ người/tháng

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cản bộ xây dựng NTM: Sở Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Sở Nội vụ và các địa phương

tổ chức 9 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về xây dựng NTM cho 1.100 cán

bộ, công chức cấp xã Sở Tài chính phối hợp với các địa phương tổ chức 10lóp tập huấn công tác quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản về quản lý vốn xây

Trang 38

dựng NTM cho 500 cán bộ, công chức cấp xã Ngoài ra, Sở Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn đã tổ chức 31 lóp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lựccho 2.062 Cán bộ họp tác xã, trong đó có bồi dưỡng kiến thức về xây dựngNTM.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: 113 xã xây dựng NTM đã triển

khai 377 công trình lớn nhở, trong đó đã hoàn thành 186 công trình, đạt49,3%, gồm: kiên cố hóa 42km kênh các cấp; đầu từ tư xây mới và cải tạonâng cấp 510km đường giao thông nông thôn, 121 trạm điện hạ áp, 696phòng học, 13 nhà văn hóa xã ,7 khu thể thao xã, 53 nhà Văn Hóa thôn, 135

135 khu thể thao thôn, 32 chợ, 6 trụ sở xã; cải tạo nâng cấp 20 trạm y tế, đầu

tư trang thiết bị cho 196 trạm y tế; xây mới 6 công trình cấp nước tập trung và

28 bãi chôn lấp, xử lý rác thải

Về công tác tuyên truyền, vận động: cấp ủy, chính quyền, ủy ban Mặt

trận Tổ quốc và toàn thể nhân dân ở các cấp đều triển khai sâu rộng, thươngxuyên công tác quán triệt, tuyên truyên, vận động hệ thông chính trị và toàn

xã hội triển khai các nội dung xây dựng NTM Công tác tuyên truyền, vậnđộng đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân vềchương trình xây dựng NTM, chuyển tải các mô hình hiệu quả, kinh nghiệmhay trong phát triển sản xuất và xây dựng NTM

Về văn hóa, xã hội, môi trường, phong trào xây dựng trường đạt tiêu

chuẩn quốc gia, đặc biệt ở 113 xã, 113 xã thị xây dựng NTM đạt chất lượngbền vững; phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi Tỷ lệhuy động trẻ ở độ tuổi đến lớp mẫu giáo 97,1% trẻ mẫu giáo 5 tuổi đếntrường

Tiếp tục triến khai có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng NTM Đẩy mạnh các phong trào xâydựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, cơ quan có từ tỉnhđến cơ sở

Trang 39

An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đời sống nhân dân từng bướcđược cải thiện, giải quyết kịp thời các chế độ đối với các đối tượng chính sách

xã hội và hộ nghèo

Duy trì tốt hoạt động thu gom rác thải ở 168 xã, 168 xã, thị trấn, có sựtham gia của cộng đồng Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý nghĩa trangnhân dân Tích cực triển khai các dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn,

dự án khí sinh học hỗ trợ nông dân xây dựng công trình xử lý chất thải chănnuôi

Về xây dựng hệ thống chính trị' Tiếp tục tăng cường công tác xây dựng

Đảng, chính quyền, đoàn thể Các ngành, các địa phương và các đoàn thểnghiêm túc nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết Trung

ương 4 (khóa XI) về “Một sổ vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình ở các tổ chức

cơ sở Đảng và đảng viên

Chương trình xây dựng NTM tiếp tục được các địa phương và các tầnglớp nhân dân trong tỉnh Nam Định hưởng ứng và tích cực tham gia Cáchuyện, thành phố, thị xã đều đã xác định rõ cách làm, lộ trình, bước đi triểnkhai xây dựng NTM phù họp với điều kiện của từng địa phương Các mô hìnhhay, cách làm sáng tạo trong tố chức sản xuất, huy động nguồn lực và đónggóp của nhân dân được nhân rộng Tập trung phát huy sức mạnh của cả hệthống chính trị, đặc biệt là vai trò của chi bộ Đảng, của thôn, xóm, vai trò chủthể của hộ gia đình trong xây dựng NTM Sản xuất nông nghiệp và bộ mặtnông thôn có bước chuyển biến tích cực Nhiều địa phương đạt kết quả kháthể hiện trách nhiệm và sự sáng tạo của các cấp ủy chính quyền, của nhân dân

là những bài học kinh nghiệm tốt đế nhân ra diện rộng

Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chỉ NTM của 113 xã, thị trấn

xây dựng đến tháng 12/2017

STT Tên tiêu chí 11 xã thí điểm Xã, thị trấn xây dựng

Trang 40

Tiêu chí

NTM giai đoạn 2016-2020

Số xãđạt

Tỷ lệ(%) Số xã, thị trấn Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM

tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020)

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w