Báo chí là vũkhí đấu tranh hữu hiệu về mặt chính trị, định hướng dư luận, khơi dậy vàkhuyến khích tinh thần sản xuất của các ngành kinh tế biển: đánh bắt, đóng vàsữa chữa tàu biển..., là
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với đường bờ biền dài 3.260km, gồm nhiều đảo và quần đảo, có trữlượng lớn về hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, có vị trí chiến lược về giao thông,quốc phòng biển đảo nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế Đặc
biệt, thế kỷ XXI - Thế kỷ của biển và đại dương - Thế kỷ tiến ra biển của loài người thì Đảng và Nhà nước càng coi trọng việc phát huy thế mạnh của biển
đảo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần 4, khóa X đã đề ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với quan điểm: “Nước ta phải trở thành quốc gia giàu mạnh về biển, làm giàu từ biển”, “Tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”, hướng tới đạt mục tiêu kinh tế trên biển và ven biển đóng
góp 53 – 55% GDP cả nước
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 cũng khẳng định vùng duyên
hải ven biển đóng vai trò là động lực, ngòi nổ phát triển kinh tế biển Vớichiều dài gần 1.800km kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận (chiếm 50% sốtỉnh trong cả nước có bờ biển), diện tích vùng lãnh hải khoảng 300.000km2,
có nhiều đảo lớn, có trữ lượng lớn về hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, có vị tríchiến lược về giao thông, quốc phòng biển đảo miền Trung có vai trò hết sức
to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bên cạnh đó, biển đảo miền Trung có vai trò như là “cửa ngõ”, có vịthế rất quan trọng về an ninh - quốc phòng; nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa(Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) đang nằm trong tình trạng tranh chấpgiữa các nước có quyền lợi trên Biển Đông rất gay gắt Vì vậy, vấn đề chủquyền biển đảo tại khu vực này được Đảng, Nhà nước cực kỳ quan tâm Và
để bảo vệ chủ quyền vùng biển, ngoài sự kết hợp sức mạnh quốc phòng, sứcmạnh đoàn kết toàn dân, còn có sự đóng góp rất lớn của kinh tế biển đảo.Việc phát triển kinh tế biển đảo nói chung và ở miền Trung nói riêng là phù
Trang 2hợp với xu thế hiện nay Điều này sẽ giúp cho miền Trung khai thác hiệu quảtiềm năng của khu vực; ngày càng giàu mạnh về kinh tế; tăng cường sứcmạnh an ninh - quốc phòng.
Với tư cách là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đờisống xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội; làdiễn đàn của nhân dân, báo chí có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội cả nước nói chung và miền Trung nói riêng Vì vậy, thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020, thực thi Luật Biển Việt Nam có hiệu quả, thúc đẩy
kinh tế biển đảo miền Trung phát triển không thể thiếu công cụ đắc lực - báochí Báo chí là công cụ hữu hiệu nhất giúp người dân nhận thức về vai trò,tầm quan trọng của biển đảo, phát triển kinh tế biển đảo ở miền Trung hiệnnay
Đặc biệt, trong tình hình tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông hiện nay,nhất là các hành động khiêu khích, vi phạm chủ quyền vùng biển nước ta củaTrung Quốc thì vai trò báo chí càng thiết thực hơn bao giờ hết Báo chí là vũkhí đấu tranh hữu hiệu về mặt chính trị, định hướng dư luận, khơi dậy vàkhuyến khích tinh thần sản xuất của các ngành kinh tế biển: đánh bắt, đóng vàsữa chữa tàu biển , là công cụ đoàn kết toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệchủ quyền vùng biển đảo
Nhận thức điều đó, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu vai trò, thực trạngthông tin của báo chí cũng như tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, pháthuy vai trò của báo chí trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung là hết sứccần thiết và cấp thiết Đó là nguyên nhân tác giả đã chọn nghiên cứu vấn đề:
“Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung”.
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế biển đảo nóichung và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng Riêng mảng đề tài báo chí
Trang 3thông tin, truyền thông về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung vẫn còn rấtmới.
Liên quan đến đề tài, có thể kể đến: Luận văn Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo của tác giả Hồ Thị Giang; luận văn Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiên nay (khảo sát Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và VNexpress.net từ tháng 1-12/2013) của tác giả Vương Thị Hà.
Tuy nhiên, hai luận văn trên chỉ đề cập đến khía cạnh tuyên truyền của truyềnhình, báo điện tử và nội dung tuyên truyền của đề tài rộng hơn so với để tàichúng tôi đang nghiên cứu
Liên quan đến đề tài còn có luận văn Thạc sĩ Vai trò của báo chí ngành giao thông vận tải thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Vũ Hồng Nhung - tác giả luận văn đánh giá: Những vấn đề như cảng
biển, vận tải biển, dịch vụ hàng hải, pháp luật, an toàn hàng hải là những vấn
đề được báo Giao thông Vận tải quan tâm thường xuyên đăng tải Bên cạnh
đó, tác giả cũng kiến nghị: Tạp chí Hàng hải Việt Nam phải tập trung vào một
số dự án lớn mang tính chất quyết định bước ngoặt của sự phát triển ngànhhàng hải như: phát triển đội tàu, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển ViệtNam… Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại đánh giá vai trò báo chí với ngànhhàng hải chứ không đi vào nghiên cứu vai trò báo chí với phát triển kinh tếbiển đảo nói chung
Trong khi đó, luận văn thạc sĩ Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập đến tác
động của các chương trình phát thanh kinh tế trên VOV với vấn đề kinh tếbiển đảo: phản ánh nhanh nhạy, toàn diện từ dự báo thời tiết biển, con nước,ngư trường đến nuôi trồng, khai thác, tiêu dùng, xuất khẩu thủy sản; pháthiện, xây dựng các mô hình, loại hình, các điển hình tiên tiến về nuôi trồng,đánh bắt thủy sản; phản ánh quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tếbiển đảo; tổng kết rút kinh nghiệm để từng bước phát triển kinh tế biển cũng
Trang 4như ngành hải sản Tuy nhiên, dung lượng luận văn dành cho vấn đề phát
triển kinh tế biển đảo rất khiêm tốn Trong tổng số 125 trang, luận văn, tác giả
Phạm Nguyên Long dành chưa tới nửa trang để đánh giá vai trò chương trình
Ngư dân và thủy sản trên VOV với phát triển kinh tế biển đảo nói chung và
ngành hải sản nói riêng
Đặc biệt, luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam đã đề cập một cách khái
quát vai trò các chương trình về biển đảo trên VOV1: ngoài việc tuyên truyền
vị trị, vai trò của biển, đảo; thông tin về vấn đề chủ quyền lãnh hải còn tuyêntruyền, giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của Tổ quốc,từng địa phương với các ngành và cả nước, các thành phần kinh tế tham gia
phát triển kinh tế biển Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Hòa - tác giả luận văn cũng
kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả của chương trình về biển đảo ViệtNam: tuyên truyền về những định hướng cơ bản phát triển kinh tế biển gắnliền với việc bảo vệ môi trường – hệ sinh thái biển; chú trọng nhân rộng cácđiển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển kinh tế, an sinh – xã hội,các mô hình, cách làm hiệu quả, các ngành kinh tế tổng hợp trên biển…; nângcao nhận thức của nhân dân về khó khăn và lợi thế của biển đảo để cổ vũ tinhthần vượt khó, quyết chí làm giàu Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại ở mức độđiểm qua nội dung chứ không đi vào phân tích vai trò của các chương trình vềbiển đảo trên hệ VOV1 với phát triển kinh tế biển đảo
Trong khi đó, Bùi Ngọc Toàn - tác giả luận văn thạc sĩ Tuyên truyền phát triển kinh tế biển của các kênh truyền hình khu vực Bắc Trung Bộ đã đề
cập cụ thể vai trò của các kênh truyền hình địa phương ở khu vực Bắc Trung
Bộ trong việc tuyên truyền chính sách phát triển kinh tế biển Tác giả đã rút rađược những thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp để phát huy vai tròcủa các kênh truyền hình trên trong hoạt động tuyên truyền phát triển kinh tếbiển Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá vai trò tuyên truyền
Trang 5của các 3 kênh truyền hình địa phương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở khuvực Bắc Trung bộ chứ chưa đề cập hết các chức năng của kênh truyền hìnhnói chung và các kênh truyền hình địa phương trên nói riêng.
Thực trạng trên cho thấy, có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đếnvai trò của báo chí với phát triển kinh tế biển đảo Những công trình có liênquan cũng chỉ dừng lại ở mức độ đề cập, đánh giá một cách sơ lược vai tròcủa các chương trình phát thanh, truyền hình, các tờ báo và tạp chí với pháttriển kinh tế biển đảo nói chung và một số ngành kinh tế biển đảo nói riêngtrên cấp độ cả nước hoặc ở khu vực nhỏ Từ đây có thể khẳng định, chưa cócông trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và sâu sắc về thực tế thực hiệnnhiệm vụ thông tin, truyền thông của báo chí (báo in) với phát triển kinh tế
biển đảo miền Trung Vì vậy, luận văn Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung là một công trình nghiên cứu bước đầu, độc lập và có tính thời sự.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế báo chí (báo in) thực hiện nhiệm vụ thông tin,truyền thông đối với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung; tìm ra nhữngthành công, hạn chế; đề xuất giải pháp phát huy vai trò của báo chí (báo in)trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn:
- Tìm hiểu lý luận về vai trò, chức năng, tác động của báo chí đến pháttriển kinh tế nói chung và kinh tế biển đảo nói riêng
- Tìm hiểu vấn đề phát triển kinh tế biển đảo hiện nay ở miền Trung.Trong đó, luận văn sẽ tập trung làm rõ tiềm năng, lợi thế của biển đảo miềnTrung trong phát triển kinh tế biển đảo; đường lối, quan điểm, chính sách củaĐảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
Trang 6- Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền vềphát triển kinh tế biển đảo miền Trung qua khảo sát tin, bài trên Báo NhânDân (BND), Báo Thanh Niên (BTN), Báo Tuổi Trẻ (BTT), Tạp chí Biển ViệtNam (TCBVN), Báo Nghệ An (BNA), Báo Đà Nẵng (BĐN) và Báo KhánhHòa (BKH) Từ đó, tìm ra ưu, nhược điểm nội dung, hình thức thông tin cũngnhư đánh giá thành công và hạn chế về vai trò, chức năng báo chí (báo in)trong hoạt động thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.
- Nghiên cứu các chiến lược, chiến thuật truyền thông về phát triểnkinh tế biển đảo miền Trung trên báo chí (báo in)
- Từ thực tiễn nghiên cứu hoạt động thông tin, truyền thông, luận văn điđến đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò báo chí (báo in)trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
4 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biển đảo miền Trung thểhiện qua các tin, bài trên BND, BTN, BTT, TCBVN, BNA, BĐN, BKH
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát những tin, bài liên quan đến đề tài phát triển kinh tế biển đảomiền Trung được đăng tải trên BND, BTN, BTT, BNA, BĐN, BKH, từ01/2013 – 06/2014
5 Cơ sở uận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tối sử dụng cơ sở lý luận
và phương pháp nghiên cứu như sau:
5.1 Cơ sở lý luận
- Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng và Nhà nước về sự nghiệp thông tin báo chí
Trang 7- Sử dụng những kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận báo chí – truyềnthông.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích nội dung: Tác giả sử phương pháp này phục vụ việc nghiêncứu nội dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo chí(báo in); nghiên cứu lý luận báo chí cũng như chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
- Phương pháp định lượng: điều tra bằng bảng hỏi (anket), tiến hành tại3/14 tỉnh thành miền Trung (Đà Nẵng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế) với 300phiếu: đối tượng điều tra: cán bộ, công chức, người lao động; mục đích: đánhgiá, đo các chỉ báo như bao nhiêu người biết thông tin về kinh tế biển đảo;biết từ những nguồn nào; mức độ quan tâm,… Từ đó, xây dựng giải pháp đẩymạnh công tác truyền thông để phát huy vai trò báo in với phát triển kinh tếbiển đảo miền Trung
- Phương pháp định tính: tiến hành phỏng vấn sâu một số người đứngđầu cơ quan báo in; các nhà báo có kinh nghiệm viết về đề tài kinh tế biển đảomiền Trung Phương pháp này giúp tác giả tiếp cận những quan điểm, chínhsách, định hướng thông tin về phát triển kinh tế biển đảo ở các cơ quan báochí; tiếp cận những khó khăn, thuận lợi, kinh nghiệm, phương pháp khai thác
đề tài của các nhà báo Từ đó, rút ra những kết luận về thực tiễn hoạt độngthông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung của các cơ quan báo chí, nhàbáo; đề xuất giải pháp phát huy vai trò của báo chí với phát triển kinh tế biểnđảo miền Trung phù hợp và sát với thực tiễn
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp,thống kê, so sánh, phân loại Tác giả sử dụng các phương pháp này phục vụcho việc thống kê số lượng tin, bài; phân loại các tin, bài theo nội dung vàhình thức; so sánh đối chiếu việc thực hiện thông tin, truyền thông về pháttriển kinh tế biển đảo miền Trung giữa các báo
Trang 86 Ý nghĩa uận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Luận văn góp phần củng cố lý luận về vai trò báo chí đối
với kinh tế - xã hội; kết quả khảo sát thực trạng tin, bài về kinh tế biển đảomiền Trung trên BND, BTN, BTT, TCBVN, BNA, BĐN, BKH là nguồn tàiliệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về vai trò báo chí vớicác lĩnh vực kinh tế - xã hội, kinh tế biển đảo
Về thực tiễn: Luận văn làm rõ cách thức vận dụng các học thuyết
truyền thông qua các tình huống, vấn đề cụ thể mà các tờ báo đã sử dụngtrong hoạt động thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung; cung cấpcái nhìn khái quát về vai trò và thực trạng thông tin của báo in với phát triểnkinh tế biển đảo miền trung cho các cơ quan báo in, nhà báo để khắc phụcnhững tồn tại, khái thác, phát huy tốt hơn vai trò báo in trong phát triển kinh
tế biển đảo miền Trung
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
Trang 9Chương 1: QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA BÁO CHÍ VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG 1.1 Khái niệm
1.1.1 Báo chí
Ở nước ta, thuật ngữ báo chí có nhiều cách hiểu khác nhau Theo từ
điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, báo chí là “báo và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ (nói khái quát)”.[26, tr 56]
Trong khi đó, tác giả Dương Xuân Sơn quan niệm báo chí là phươngtiện thông đại chúng truyền tải thông tin các sự kiện, sự việc, hiện tượng đangdiễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trungthực đến đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn
Qua các định nghĩa trên về thuật ngữ báo chí, có thể thấy quan niệmthứ nhất báo chí có thể hiểu là loại hình báo in; quan niệm thứ hai báo chí cóthể hiểu là bao gồm các loại hình báo chí
Tổng hợp hai nhận định trên, tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng, báochí có thể hiểu theo 2 nghĩa Theo nghĩa hẹp, báo chí được hiểu là những ấnphẩm báo và tạp chí Theo nghĩa rộng, báo chí bao gồm các loại hình: báo in(báo giấy), phát thanh (báo nói), truyền hình (báo hình), báo điện tử (báomạng) Trong cuộc sống hàng ngày người ta hay đồng nhất báo chí với truyềnthông đại chúng (TTĐC) nhưng thực ra báo chí chỉ là một phần mà thôi Vìvậy, chúng ta có thể hiểu báo chí là một bộ phận của TTĐC, nhưng là bộ phậnchiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC Do đó,trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng; vàngược lại, nói đến TTĐC - trước hết phải nói đến báo chí
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu thực tế thựchiện nhiệm vụ thông tin, truyền thông của báo in (chủ yếu là báo) với phát
Trang 10triển kinh tế biển đảo miền Trung Cụ thể, tác giả nghiên cứu 6 tờ báo: BND,BTN, BTT, BNA, BĐN, BKH và một tạp chí là TCBVN.
1.1.2 Biển đảo
Trong từ điển tiếng Việt, biển là vùng nước mặn rộng lớn nói chungtrên bề mặt trái đất; phần đại dương ở ven đại lục, ít nhiều bị ngăn ra bởi đất
liền hoặc bởi những đảo Trong khi đó, đại dương được hiểu là “biển lớn, tiếp
giáp với cả một châu hoặc một vùng lớn hơn”.[26, tr.300] Như vậy, biển chỉ
là một phần nhỏ của đại dương bị giới hạn bởi mép lục địa, các đảo và cácvùng cao của đáy
Theo Luật Biển Việt Nam, Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh
hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủquyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xácđịnh theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ướccủa Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, cụ thể:
- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở
và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở raphía biển Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển củaViệt Nam
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hảiViệt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải
- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền vànằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổđất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ
200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường
Trang 11cơ sở Còn nếu mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từđường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từđường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hảiViệt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính
từ đường cơ sở
Trong khi đó, tại điều 121 của Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về
biển: “Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”.[ 50, tr.53] Còn quần đảo là một tập hợp các
đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần
tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau
Để được coi là đảo thì cần phải hội tụ các điều kiện sau đây:
- Nền nổi này phải gắn với đáy biển;
- Nền nổi này phải là nền đất và như đất liền (tàu thuyền bị thả trôi, cácvật thể tự nhiên di chuyển như các tảng băng không được coi là đảo Tuynhiên, cấu tạo từ bùn, san hô, cát, đất rắn, đá không ảnh hưởng đến việc xácđịnh đó là đảo hay không)
- Đảo phải có nước bao bọc Vì vậy, một đảo nối liền với bán đảo khithủy triều xuống thấp có thể làm mất tính đảo trong khi một đảo nối liền bởimột cây cầu hay một đường hầm không làm mất tính đảo
- Khi thủy triều lên, vùng đất này vẫn ở trên mặt nước Điều này cónghĩa loại bỏ tất cả các bãi cạn nửa chìm nửa nổi khỏi các định nghĩa về đảo
1.1.3 Phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
* Kinh tế biển đảo
Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành Xã hội càng hiện đại thìcác ngành kinh tế biển càng đa dạng Ở Việt Nam thời kỳ chưa có nhà nước
Trang 12phong kiến độc lập tự chủ (đến 938), kinh tế biển “với hình thức săn bắt và hái lượm, người Việt cổ đã sử dụng một số loại tài nguyên biển trong cuộc sống của mình”;“lợi dụng thuỷ triều để trồng lúa hay giao thông thương mại”.[35, tr.179] Thời kỳ có nhà nước phong kiến độc lập tự chủ (938 - 1945): “Phát triển kinh tế biển của Việt Nam được phát triển chủ yếu vẫn là khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa để cúng tiến các bậc vua chúa, cống nạp và một phần cho thương mại”.[35;tr.179] Thời kỳ này chủ yếu là đánh bắt hải sản, làm nước mắm,
nghề làm muối và nhất là việc giao thương đường biển được các triều phongkiến chú trọng nhất là thời các chúa Nguyễn Từ 1945 đến trước đổi mớingoài các ngành nghề lâu đời lúc này chú trọng đánh bắt hải sản tuy nhiênphương tiện lạc hậu nên chủ yếu đánh bắt gần bờ Từ đổi mới cho đến nay
“kinh tế biển đã được xây dựng với đầy đủ các lĩnh vực, bao gồm: 1) nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến); 2) khai thác khoáng sản; 3) hàng hải (đóng tàu, chuyên chở, xây dựng cảng); 4) du lịch và giải trí biển; 5) dịch vụ biển (sản xuất các thiết bị, phương tiện làm việc trong biển); 6) an ninh - quốc phòng (quản lý vùng biển)” [35, tr.181]
Theo tác giả Phan Thị Yến Tuyết: “Kinh tế biển là khái niệm bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động liên quan trực tiếp đến khai thác biển Chủ thể của những hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên trên biển, trên đất liền ven biển vùng biển - đảo là những cộng đồng ngư dân và cư dân ven biển” [ 36, tr.119]
Còn theo PGS.TS Hồ Tấn Sang, kinh tế biển hiểu theo hai nghĩa rộng
và hẹp Theo nghĩa hẹp, kinh tế biển bao gồm “Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1 Kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); 2 Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3 Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4 Du lịch biển; 5 Làm muối; 6 Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và 7 Kinh tế đảo” [29, tr.8] Trong khi đó, theo nghĩa rộng, kinh tế biển
Trang 13bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và “các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển đảo tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: 1 Đóng
và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh
tế hàng hải); 2 Công nghiệp khai thác khoáng sản biển và chế biến dầu khí;
3 Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4 Cung cấp dịch vụ biển; 5 Thông tin liên lạc (biển); 6 Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển” [29, tr.8] Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi quy ước khái niệm kinh
tế biển đảo hiểu theo nghĩa rộng, là lĩnh vực kinh tế biển bao gồm cả các hoạtđộng kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đếnkhai thác biển ở dải đất liền ven biển
* Phát triển kinh tế biển đảo
Ngày nay, thuật ngữ phát triển được sử dụng rất phổ biến cho hầu hết
lĩnh vực, ngành nghề Theo từ điển Tiếng Việt, phát triển là “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [26;tr.797]
Từ khái niệm về phát triển và kinh tế biển đảo, có thể hiểu phát triểnkinh tế biển đảo là quá trình vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hoạt kinh tế trênbiển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dãi đấtliền ven biển trong một chu kỳ hay một giai đoạn nhất định của thực tiễn
* Phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
Miền trung bao gồm 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có
vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
và an ninh - quốc phòng đối với nước ta Các tỉnh, thành miền Trung đều cóbiển đảo ở phía đông, đồng bằng nhỏ hẹp và trung du miền núi ở phía tây
Trang 14Vì vậy, nói phát triển kinh tế biển đảo miền trung có nghĩa là quá trình vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hoạt kinh tế trên biển và các hoạt động kinh
tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dãi đất liền ven biển trong một chu
kỳ hay một giai đoạn nhất định của thực tiễn ở khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
1.2 Vai trò của báo chí trong việc thông tin về miền Trung
1.2.1 Đối với chính trị - kinh tế - văn hóa
Báo chí có tầm quan trọng, tác động rất lớn đối với chính trị kinh tế văn hóa xã hội của nước ta Miền Trung - “khúc ruột” của cả nước cũng chịunhững tác động ấy từ báo chí
-Trước hết, vai trò của báo chí là những gì báo chí có thể làm được, tức
là nói tới chức năng báo chí: thông tin - giao tiếp; quản lý, giám sát và phảnbiện xã hội Báo chí thực hiện được các vai trò, chức năng trên la do báo chí
có những ưu điểm, đặc trưng riêng biệt mà các loại truyền thông khác khôngthể thay thế được: tính đại chúng, tính thời sự, ý nghĩa vô cùng to lớn củathông tin…Chính những ưu điểm, đặc trưng riêng này mà báo chí có vai tròrất quan trọng: là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận; công cụhữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội; phương tiện cung cấpthông tin, kiến thức và giải trí cho người dân;…
Ở nước ta, có nhiều quan niệm về vai trò, chức năng báo chí Trong
cuốn Truyền thông đại chúng, tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng định: vai trò, chức
năng xã hội của truyền thông đại chúng gồm có chức năng tư tưởng; chứcnăng giám sát và quản lý xã hội; chức năng văn hóa; các chức năng khác củatruyền thông đại chúng (kinh doanh, giải trí) Trong khi đó, tác giả DươngXuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang lại quan niệm báo chí có 3 chứcnăng cơ bản: chức năng giáo dục tư tưởng; chức năng quản lý và giám sát xãhội; chức năng phát triển văn hóa và giải trí Thể hiện một cách đầy đủ và phù
Trang 15hợp với thực tiễn báo chí nước ta hiện nay, tác giả Nguyễn Văn Dững chorằng, báo chí có 5 chức năng: chức năng thông tin - giao tiếp; chức năng tưtưởng; chức năng khai sáng, giải trí; chức năng quản lý, giám sát và phản biện
xã hội; chức năng kinh tế - dịch vụ
Dựa trên chức năng, khả năng mà báo chí có thể thực hiện được, nhữngnhà quản lý đề ra nhiệm vụ cho báo chí với nguyên tắc: giữa nhiệm vụ đặt ra
và chức năng báo chí phải phù hợp với nhau; tránh trường hợp đề ra nhiệm vụmột cách áp đặt với báo chí, trong khi báo chí không có khả năng, không đủđiều kiện để thực hiện những nhiệm vụ đó Dựa trên những ưu điểm vốn cócủa báo chí chúng ta có thể xác định nhiệm vụ của báo chí đối với chính trị -kinh tế - văn hóa cả nước nói chung và miền Trung nói riêng như sau:
- Về chính trị: Hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng;
củng cố, phục vụ duy trì chế độ; công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tưtưởng – văn hóa
- Về kinh tế: Đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng, doanh
nghiệp; thúc đẩy tiêu dùng sản xuất; thông tin kịp thời tạo nên sức mạnh cạnhtranh; hướng dẫn thị trường; hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật; giớithiệu mô hình sản xuất tiến tiến
- Về văn hóa xã hội: Tiếp thu làm giàu vốn tri thức văn hóa; tiếp nhận
nhiều tri thức văn hóa trên thế giới; làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau,xích lại gần nhau hơn, học tập tiếp thu, làm giàu cho văn hóa mình; nâng caonhận thức thẩm mỹ, giáo dục, giải trí đôi với nhân dân; tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại; giữ gìn phát huy bản sắc truyền thống văn hóa tốt đẹp của dântộc; truyền bá những tiêu chuẩn và các giá trị tinh thần đã được xã hội côngnhận; xây dựng ý thức công dân, chống lại những quan niệm và hành độnglệch lạc; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội;
1.2.2 Đối với phát triển kinh tế biển đảo
Trang 16Kinh tế biển đảo Việt Nam nói chung và kinh tế biển đảo miền Trungnói riêng là một bộ phận của nền kinh tế Vì vậy, báo chí với các chức năng
và vai trò rất lớn đối với chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội là công cụ đắclực thúc đẩy phát triển kinh tế biển đảo miền Trung Tuy nhiên, hiện nay chưa
có các bài viết đề cập vai trò báo chí với phát triển kinh tế biển đảo Vì vậy,việc nhận định vai trò của báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trungchúng tôi dựa trên cơ sở các quan điểm về báo chí với phát triển kinh tế đểsuy rộng ra vai trò của báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.Bên cạnh đó, chúng tôi còn dựa trên các nhận định của các nhà báo đứng đầucác cơ quan báo chí về vai trò báo chí trong lĩnh vực này
Trước hết, báo chí là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữadoanh nghiệp và người tiêu dùng Nguyễn Thị Thoa - tác giả luận văn thạc sĩ
Báo chí tham gia tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền kinh tế đất nước nhận
định về vai trò báo chí trong quá trình đổi mới: báo chí đã kịp thời phản ánhcác vấn đề và các kiến nghị của các doanh nghiệp để các cơ quan hoạch địnhchính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước xem xét điều chỉnh, đổi mới hệthống chính sách và cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạtđộng; đồng thời, báo chí cũng phổ biến kịp thời các quyết sách của các cơquan quản lý tới các doanh nghiệp Còn tác giả Đinh Văn
Hường, trong bài“ Hoạt động và đóng góp kinh tế của báo in đối với kinh tế - xã hội Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” cho rằng: một nền
kinh tế nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sai, chậm, không chính xác và minhbạch sẽ dẫn đến lạc hậu, trì trệ, sản xuất đình đốn, lưu thông ách tắc, cung cầukhông ăn nhập…Bên cạnh đó, báo chí có thể phát hiện, cổ vũ một ý tưởngkinh doanh, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ
Thứ hai, báo chí là kênh quảng bá, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu
quả Trong luận văn Báo chí tham gia tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền kinh tế đất nước, tác giả Nguyễn Thị Thoa cho rằng, một trong những vai trò
Trang 17quan trọng của báo chí trong quá trình đổi mới đất nước là báo chí đã gópphần phát hiện, tổng kết và phổ biến các mô hình đổi mới ra phạm vi toànquốc Còn Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh - Trưởng ban Đại diện BTN tại khuvực miền Trung cho rằng (phụ lục phỏng vấn sâu 1.1): Báo chí có vài trò rấtquan trọng đối với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung, ở chỗ phát hiện môhình tổ chức tốt, từ đó phản ánh lên mặt báo để các nơi khác học tập, nhânrộng; ngược lại, phát hiện những vấn đề bất cập, từ đó để các nơi rút kinhnghiệm.
Thứ ba, báo chí là công cụ đấu tranh chống tiêu cực, tư vấn cho các cơquan quản lý biện pháp tháo gỡ những tồn tài bất cập trong lĩnh vực kinh tế
Trong bài “Báo chí và các vấn đề thời sự kinh tế chủ yếu trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”( trong cuốn Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội - công trình tập hợp nhiều bài viết của tác giả Lê
Thanh Bình về vai trò báo chí với kinh tế, văn hóa, xã hội), tác giả nhấnmạnh: báo chí không chỉ thông tin, phân tích các chính sách kinh tế - xã hội
cả nước, báo chí viết về kinh tế phải thể hiện những điểm chưa phù hợp giữachính sách và thực tiễn để bổ sung hoàn thiện các chính sách; báo chí còn cónhiệm vụ góp phần hoàn chỉnh luật pháp (đặc biệt là luật pháp liên quan đếnkinh tế) Còn Nhà báo Uông Thái Biểu - Trưởng ban Đại diện BND tại khuvực miền Trung - Tây Nguyên cho rằng (phụ lục phỏng vấn sâu 1.2): Vai tròcủa báo chí đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển đảo là phát hiện nhữngvấn đề nan giải, nổi cộm, tiêu cực hay những bất cập trong hệ thống chínhsách Từ đó, giúp cơ quan chức năng, tham mưu cập nhật thông tin, đúc kếtthực tiễn, tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý…Hay trong Tài liệu Hội thảo quốc tế:Đóng góp của Khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế (2011), tác
giả Đinh Văn Hường với bài“ Hoạt động và đóng góp kinh tế của báo in đối với kinh tế - xã hội Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”, tác giả Đinh Văn Hường nhận định: Báo chí đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong kinh
Trang 18tế như: tham ô, lãng phí, tham nhũng, đầu cơ, hối lộ, trốn thuế, làm hàng giả,hàng nhái, gian lận thương mại…
Thứ tư, báo chí là công cụ tuyên truyền chính sách, cổ vũ, khuyếnkhích các hoạt động kinh tế biển đảo miền Trung Nhận định về vai trò này,Nhà báo Uông Thái Biểu - Trưởng ban Đại diện BND tại khu vực miền Trung
- Tây Nguyên cho rằng (phụ lục phỏng vấn sâu 1.2): Vai trò của báo chí đốivới sự nghiệp phát triển kinh tế biển đảo là công cụ cổ vũ, động viên các địaphương, đơn vị, các doanh nghiệp liên quan đến kinh tế biển đảo và bà conngư dân trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển bền vững kinh tếbiển đảo; tuyên truyền sâu, rộng, đúng đối tượng về những chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế biển đảo
Trên đây là những tác động cơ bản của báo chí đối với phát triển kinh
tế nói chung và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng Với tư cách là một bộphận của nền kinh tế nước ta hiện nay, để thúc đẩy kinh tế biển đảo nói chung
và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng không thể thiếu công cụ hỗ trợ đắclực - báo chí
1.2.3 Báo in - một trong bốn loại hình báo chí thông tin về phát triển kinh tế biển đảo
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu báo in ( chủ yếu làbáo) Vì vậy, tác giả giới thiệu đặc điểm của báo in để làm cơ sở lý luận cho
đề tài
Báo in là một trong 4 loại hình báo chí hiện nay ở nước ta (báo phátthanh, báo truyền hình, báo mạng) Đây là loại hình báo chí ra đời sớm nhất
và có nhiều cách gọi: báo in, báo giấy, báo viết
Theo Luật Báo chí Việt Nam năm 1999, báo in gồm: báo, tạp chí, bảntin thời sự, bản tin thông tấn
Trang 19Còn theo tác giả Dương Xuân Sơn: “Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công cụ như máy in, mực in và giấy in” [32, tr 77]
Mỗi loại hình báo chí đều có những ưu nhược điểm Với những đặctrưng, ưu điểm của báo in dưới đây là một trong những lý do tác giả nghiêncứu thực tế thực hiện nhiệm vụ thông tin, truyền thông của báo in về pháttriển kinh tế biển đảo miền Trung
Thứ nhất, báo in có khả năng lưu giữ văn bản, thông tin tốt hơn rấtnhiều so với báo truyền hình, báo phát thanh và báo mạng Nội dung thông tincủa báo in được thể hiện thông qua những con chữ, ảnh, hình vẽ và được nhânbản trên giấy và mực Hay nói cách khác, sản phẩm báo in tồn tại dưới dạngvật thể cụ thể (văn bản giấy), tiện cho việc lưu giữ Có thể nói đây là một đặcđiểm - ưu điểm của báo in so với các loại hình báo chí khác
Thứ hai, báo in phân tích, lý giải sâu rộng Đây là ưu điểm của báo in
so với ba loại hình báo chí còn lại Điều này xuất phát từ việc báo phát thanh,báo truyền hình, báo mạng chuyển tải thông tin nhanh, trực tiếp nên chỉ dừnglại ở mức độ mô tả sự kiện, hiện tượng Muốn phân tích, bình luận một cáchsâu sắc thì các loại hình này cần quỹ thời gian khá lớn (đi ngược cới lợi thếcủa các loại hình này) Vì vậy, một sự kiện xảy ra, báo phát thanh, báo mạngđưa tin, truyền hình minh họa, báo in phân tích, bình luận lý giải
Thứ ba, báo in đa dạng về chủng loại Báo in có nhiều chủng loại: cácloại nhật báo; các loại tuần báo; các loại báo thừa kỳ; các loại tạp chí; các loại
ấn phẩm báo chí như đặc san, phụ san, chuyên san, tập san, nội san Điềunày báo phát thanh, truyền hình, báo mạng khó có thể so sánh
Thứ tư, công chúng báo in chủ động trong tiếp nhận thông tin Đối vớibáo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng muốn tiếp nhận thông tin côngchúng phải tuân thủ các quy tắc tiếp nhận tuần tự theo tính tuyến tính về thờigian, không gian, góc cảnh trên radio, màn hình TV hoặc sự liên kết (link)
Trang 20thông tin trên giao diện trang chủ của báo mạng Trong khi, công chúng báo
in có thể chủ động chọn các bài báo, trang báo, số báo Đặc biệt, do tiếp nhậnthông tin bằng thị giác trên văn bản giấy nên công chúng chủ động thời điểmđọc, tốc độ đọc và có thể đọc đi đọc lại Điều này giúp thông tin lưu giữ lâudài trong trong trí não độc giả
Thứ năm, sản phẩm báo in dễ sử dụng, dễ vận chuyển Công chúng báo
in có thể dễ dàng đọc, tiếp nhận thông tin trên các phương tiện giao thông, cóthể mang đến bất cứ đâu mà không phải lo cồng kềnh và hay phải sử dụng cácthiết bị phụ trợ Trong khi, với báo phát thanh, báo mạng cần phải có sóng vàcác thiết bị thu Công chúng các loại hình khác khó hoặc không thể tiếp nhậnthông tin tại các vùng sóng yếu hoặc không có dịch vụ phát sóng internetkhông dây
Ngoài ra, báo in còn có một số đặc điểm khác như khả năng phát tánthông tin chậm, phương tiện chuyển tải thông điệp đơn điệu hơn so với cácloại hình báo chí khác
1.3 Miền Trung - vùng trọng điểm phát triển kinh tế biển đảo
1.3.1 Tiềm năng phát triển kinh tế biển đảo
Miền Trung có đường bờ biển dài và diện tích lãnh hải rộng Tất cả 14tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đều có bờ biển (cả nước chỉ có 28tỉnh có bờ biển) với tổng chiều dài hơn 1800km So với chiều dài bờ biển ViệtNam 3.260km thì miền Trung chiếm hơn 50% Bờ biển ở đây phần lớn cònhoang sơ chưa được khai thác Diện tích vùng lãnh hải khu vực này vàokhoảng hơn 300.000km2, nghĩa là rộng hơn diện tích lãnh thổ trên đất liềncủa Việt Nam
Có nhiều quần đảo và đảo: Trên lãnh hải có hàng chục đảo, trong đó cónhiều đảo lớn như Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn(Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và
Trang 21quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) Đây chính là cơ sở để xác định phát triểnkinh tế biển đảo theo hướng lâu dài, có tính chất chiến lược cho khu vực này.
Bên cạnh đó, khu vực miền Trung có ý nghĩa chiến lược về giao lưukinh tế dọc theo trục Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây Rõ ràng,biển đảo với vai trò là chiếc “cầu nối” quan trọng trong quá trình giao lưu, hộinhập và hợp tác giữa miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung với cácnước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái BìnhDương
1.3.1.2 Tài nguyên sinh vật
Ở miền Trung rất đa dạng và phong phú về tài nguyên sinh vật biển.Trong đó, các loài thực vật có giá trị về kinh tế phải kể đến rong biển và cácloại tảo Ngoài ra, diện tích rừng ngập mặn với nhiều loài thực vật cũng là tàinguyên quan trọng phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
Các loài động vật ở vùng biển miền Trung rất phong phú, đa dạng và cógiá trị về kinh tế Trong đó phải kể đến nguồn lợi về cá, tôm, mực, cụ thể:
- Cá: Cũng như vùng biển cả nước, nguồn lợi cá biển ở miền Trung rất
phong phú, đa dạng Theo kết quả nghiên cứu, ở vùng biển miền Trung có
600 loài cá nhưng số loài có giá trị kinh tế không nhiều, khoảng 30 đến 40loài Theo tính toán trữ lượng cá ở miền Trung khoảng 1.136.000 tấn, khai
Trang 22thác cho phép 546.000 tấn mỗi năm, chiếm 40 đến 42% sản lượng khai tháccho phép của cả nước.
- Tôm: Vùng biển miền Trung có nhiều loài tôm biển sinh sống Theo
kết quả điều tra, thăm dò của Viện Hải sản, ở miền Trung có 50 loài thuộc 6
họ tôm có giá trị kinh tế là tôm he, tôm hùm, tôm rồng, tôm vổ, tôm gai, moibiển, trong đó có nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tiếp đến là hệtôm hùm và tôm rồng
Sản lượng tôm biển có khả năng khai thác từ 7.800 đến 8.000 tấn, bằng15,6 - 16% sản lượng khai thác của cả nước Các vùng có bãi tôm hùm nổitiếng như Hòn La (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cồn Cỏ (Quảng Trị), Non Nước(Đà Nẵng), Tam Kỳ, Núi Thành (Quảng Nam), Bình Sơn, Lý Sơn, Sa Huỳnh(Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Khánh Hòa Sản lượng tôm hùm khaithác hàng năm từ 400 - 500 tấn
- Mực: Vùng biển miền Trung có nhiều loại mực, trong đó mực nang
và mực ống là hai giống có số lượng và giá trị kinh tế cao hơn cả (chiếm 90%sản lượng mực toàn vùng) là mũi nhọn xuất khẩu của các tỉnh miền Trung
Ngoài nguổn lợi cá, tôm, mực, vùng biển miền Trung còn có các hảisản khác rất phong phú không những có giá trị xuất khẩu mà còn là nhữngmặt hàng cao cấp phục vụ tiêu dùng trong nước, đặc biệt phục vụ cho ngành
du lịch như cua huỳnh đế, cua, ghẹ, điệp, vòm, moi, sò huvết, cá ngựa, bàongư Ngoài ra còn có các hải sản khác như san hô, vích, đồi mồi, rắn biển,sam, hải sâm, ốc nhảy, vẹm, sút, tôm vổ, tôm he biển khơi, ngao, phi, ốchương có giả trị xuất khẩu cao
1.3.1.3 Tiềm năng về năng lượng
Thủy triều, sóng, gió là các nguồn năng lượng tiềm năng trên các vùngbiển đảo miền Trung Theo các nhà nghiên cứu, năng lượng gió ở Việt Nam
Trang 23rất lớn, chỉ riêng duyên hải miền Trung có khả năng sản xuất tới 5 tỷkw/giờ/năm.
1.3.1.4 Tiềm năng về vận tải biển và dịch vụ cảng biển
Miền Trung có rất nhiều vũng vịnh có thể xây dựng các cảng biển, nhất
là các cảng nước sâu: Nghi Sơn, Vũng Áng, Vân Phong, Hòn La, Chân Mây,
Đà Nẵng, Dung Quốc, Quy Nhơn, Nha Trang, v.v Hệ thống cảng biển này
có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển vận tải biển
Bên cạnh đó, hiện nay miền Trung có nhiều nhà máy đóng tàu tầm cỡ:Dung Quốc, Nghi Sơn, Khánh Hòa đang phát triển Đây là cơ sở để miềnTrung phát triển nghề đóng và sữa chữa tàu theo hướng hiện đại trong tươngtai
1.3.1.5 Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản
Dọc dải bờ biển miền Trung có nhiều sa khoáng kim loại, nhất là các sakhoáng ilmenit tập trung các vùng biển Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định,Phú Yên, Ninh Thuận với tổn trữ lượng khoảng 10 triệu tấn Các khoáng vật
đi kèm ilmenit là zircon, monaxit có giá trị kinh tế cao Ngoài ilmenit, dọc bờbiển miền Trung còn có nhiều mỏ cát thuỷ tinh với chất luợng tốt, là nguyênliệu cho sản xuất thuỷ tinh, tập trung ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, BìnhĐịnh, Khánh Hòa, Bình Thuận với tồng trữ lượng đã thăm dò trên 300 tri ệutấn Trữ lượng dự báo khoảng trên 700 triệu tấn
Tiềm năng các mỏ quặng ở thềm lục địa nước ta nói chung và miềnTrung nói riêng còn khá lớn Tuy nhiên, do kinh phí và kỹ thuật còn hạn chếnên việc thăm dò chưa được tiến hành nên chưa khẳng định được
Về dầu khí, trên lãnh hải miền Trung phân bố 4/7 bồn trũng chứa dầukhí có mặt trên thềm lục địa của nước ta: Nam bồn Sông Hồng, Phú Khánh,Hoàng Sa, Trường Sa Trong đó bồn Trường Sa và Hoàng Sa theo các nhànghiên cứu dự doán có trữ lượng dầu khoảng 6 tỷ thùng (khí chiếm 70%)
Trang 24Tuy chưa tiến hành khoan dầu tại Miền Trung nhưng đã tiến hành xây dựngnhiều nhà máy lọc dầu: Dung Quốc (đã vận hành), Nghi sơn (đang xây dựng).
1.3.1.6 Tiềm năng về du lịch
Dọc bờ biển miền Trung có nhiều vũng vịnh và bãi tắm đẹp: Sầm Sơn,Cửa Lò, Nhật Lệ, Cửa Việt, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Mỹ Khê, XuânThiều, Cửa Đại, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Hoàng Hậu, Tuy Hòa, bãiNha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Mũi Né, Mũi Kê
Bên cạnh đó, khu vực ven bờ miền Trung có nhiều đảo, bán đảo đẹpnguyên sơ như: Hòn La (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), bán đảo Sơn Trà(Đà Nẵng), đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảoHòn Tre (Nha Trang), đảo Phú Quý (Bình Thuận)…
Từ những thế mạnh trên, miền Trung có ưu thế phát triển du lịch biểnđảo: nghỉ mát tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể thao giảitrí với các loại hình như lặn biển, câu cá, lướt ván, du thuyền; du lịch tàu biển,
du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái kết hợp khám phá đời sống địaphương, du lịch cộng đồng
1.3.1.7 Một số tiềm năng lợi thế khác
Miền Trung có rất nhiều đầm phá, vũng vịnh có vai trò quan trọngtrong phát triển ngành nuôi trồng hải sản với tổng diện tích 16.000ha Trong
đó hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa có diện tích lớn nhất với 57.000ha, ThừaThiên Huế 22.000ha, Quảng Nam 20.000ha, Bình Định: 4.183ha, Quảng Trị3.425 ha
Do mùa khô kéo dài, thời gian mưa rất tập trung, sườn bờ ngầm hẹpnước biển khơi có điều kiện xâm nhập vào đầm phá, dẫn đến độ muối rất caotrong mùa khô, luôn luôn trên 20 độ/00 có khi đạt 34 độ/00 thậm chí 40 độ/00
và nhiệt độ nước từ 25C° đến 34C° Đây là thế mạnh để phát triển nghề làmmuối
Trang 251.3.2 Quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
Phát triển kinh tế biển đảo là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước quantâm
Trong đó, vùng ven biển, hải đảo luôn được Đảng và Nhà Nước xác
định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế biển Tại Đại hội VIII, Đảng nhấn
mạnh: xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thếmạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa; phát triển tổng hợp kinh tếbiển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo
thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, Đảng chủ trương: phát triển mạnh, đi trước một bước một số vùng kinh tế ven biển và hải đảo Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020, Đảng xác định: phát triển nhanh một số khu
kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệpnăng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao ; phát triểnkinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo; phát triểnmạnh các đô thị ven biển; lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là
ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển Từ đường
lối này, có thể thấy miền Trung với 14 tỉnh, thành đều có biển, với nhiều đảo
và quần đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trọng điểm trongđương lối phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước
Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển
đảo miền Trung được thể hiện rõ nhất trong Chiến lược phát triển kinh tế
2001 - 2010 tại đại hội IX, cụ thể: phát huy lợi thế biển và ven biển, khai thác
có hiệu quả các tuyến đường trục Bắc - Nam, các tuyến đường ngang, cáctuyến đường xuyên Á, các cảng biển; hình thành các khu công nghiệp venbiển, các khu công nghiệp - thương mại tổng hợp và phát triển kinh tế trên cáccửa khẩu và hành lang dọc các tuyến đường; phát triển các ngành công nghiệp
Trang 26lọc, hoá dầu, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và chế tạo khác, các loạihình dịch vụ; xây dựng theo quy hoạch một số cảng nước sâu với tiến độ hợplý; đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất - Chu Lai; phát triểnmạnh du lịch biển và ven biển, gắn liền với các khu di tích, danh lam thắngcảnh của cả vùng, đặc biệt là trên tuyến Huế - Đà Nẵng - Hội An - Nha Trang;phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường toàn dải venbiển; khai thác tối da tiềm năng và lợi thế của vùng biển, ven biển để pháttriển kinh tế, kết hợp với quốc phòng an ninh, bảo vệ và làm chủ vùng biểncủa Tổ quốc.
Gần đây nhất là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt 09/07/2013 với chủ trương cụ thể:
- Quan điểm phát triển: phát triển kinh tế - xã hội vùng phù hợp với
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và định hướng Chiến lược biển Việt Nam; phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong
vùng, nhất là lợi thế về công nghiệp, dịch vụ và kinh tế biển
- Mục tiêu tổng quát: xây dựng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền
Trung trở thành khu vực phát triển năng động, nhanh và bền vững, là một đầucầu quan trọng của cả nước trong giao lưu hợp tác quốc tế; giữ vững ổn địnhchính trị và trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảoquốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước; ứng phó cóhiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng
- Mục tiêu cụ thể: bảo vệ hệ sinh thái biển, ven biển và đa dạng sinhhọc; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế biển đảovới bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc
- Thủy sản: phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp và bán côngnghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sinh thái vùng ven biển;thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản khu vực bãi ngang, đầm phá ven biên
Trang 27từ Nam Quảng Bình đên vùng đàm phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế); xâydựng âu thuyền, cầu tàu và điểm neo đậu tránh bão trong các vùng vịnh nhỏ,
ở các vùng cửa sông và đảo nhỏ ven bờ; từng bước nâng cấp đội tàu đánh bắtthủy sản công suất lớn có trang thiết bị hệ thống thông tin, đưa dẫn, ngư cụ vàbảo quản đông lạnh hiện đại để nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ; tổ chức tốtcác dịch vụ hậu cần (cung cấp nước, đá, dầu, bảo dưỡng, sửa chữa ,) phục vụtàu đánh bắt trên biển dài ngày
- Công nghiệp: đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thếcủa Vùng như: đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền, chế biến thuỷ sản, ;tậptrung nguồn lực để đẩy nhanh việc phát triển công nghiệp hóa dầu thành mộttrong các trụ cột công nghiệp của Vùng và cả nước
- Du lịch: phát huy thế mạnh của du lịch sinh thái biển và bản sắc vănhóa của các dân tộc hình thành các khu du lịch biển quy mô lớn, hiện đại nhưĐại Lãnh, vịnh Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (NinhThuận), Phan Thiểt, Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Rô (Phú Yên), Phương Mai
- Núi Bà (Bình Định)
- Giao thông vận tải: rà soát lại quy hoạch hệ thống cảng biển, tiếp tụcđầu tư phát triển đồng bộ cả bến cảng, luồng vào cảng, hệ thống dịch vụ hỗtrợ cảng, giao thông liên kết cảng với hệ thống giao thông quôc gia đáp ứngyêu câu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng; đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành hệ thống cảng và cáchoạt động dịch vụ cảng
- Khoa học công nghệ: đầu tư nâng cấp Viện Hải dương học Nha Trang
và Phòng nghiên cứu thuộc trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang; sử dụng tàinguyên gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: khai thác bềnvững, có hiệu quả nguồn lợi hải sản, gắn với bảo vệ môi trường biển
- Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh: xây dựng các côngtrình bến cảng cá, đường cơ động ven biển, hạ tầng kinh tế - xã hội các đảo,
Trang 28nhằm tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ từ ven bờ đến các đảo tiền tiêu đểphục vụ cho khai thác xa bờ, phòng chống bão, bảo vệ an ninh, quốc phòng
và chủ quyền biển đảo
Tiểu kết chương 1:
Trong chương 1, chúng tôi tìm hiểu khái niệm kinh tế biển đảo miềnTrung - một lĩnh vực kinh tế đa ngành, gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trênbiển và các hoạt động kinh tế không diễn ra trên biển nhưng có liên quan trựctiếp đến phát triển kinh tế biển Đây là căn cứ quan trọng để tiến hành thống
kê các tin, bài có nội dung phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên 6 tờbáo và 1 tạp chí
Đặc biệt, trong chương 1, chúng tôi còn làm rõ lý luận vai trò, nhiệm
vụ báo chí đối với chính trị - kinh tế - văn hóa cả nước nói chung và miềnTrung nói riêng; tầm quan trọng, tác động của báo chí đối với phát triển kinh
tế nói chung và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng Và do hạn chế về dunglượng của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ nghiên cứu thực tế thực hiện nhiệm
vụ thông tin, truyền thông của báo in với phát triển kinh tế biển đảo Nhữngđặc điểm của báo in tác giả đề cập trong luận văn là cơ sở lý luận cần thiếtphục vụ cho đề tài
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu những tiềm năng, lợi thế củamiền Trung trong phát triển kinh tế biển đảo Cụ thể, miền Trung có vị tríthuận lợi, giàu có về tài nguyên sinh vật, năng lượng, khoáng sản, có nhiềutiềm năng phát triển du lịch biển đảo, vận tải biển và dịch vụ cảng biển
Chương 1, chúng tôi còn làm rõ những quan điểm, chủ trương, chínhsách phát triển kinh tế biển đảo miền Trung của Đảng và Nhà nước Qua
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Luật biển Việt Nam, Chiến lược
phát triển kinh tế 2001 - 2010, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
2011 - 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung
Trang 29Bộ và Duyên hải miền Trung cho thấy Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiênphát triển kinh tế biển đảo miền Trung.
Như vậy, báo chí nói chung, báo in nói riêng có nhiệm vụ thông tin,truyền thông về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung Trong khi đó, thựctiễn phát triển kinh tế biển đảo miền Trung là chất liệu để nhà báo tạo thànhtác phẩm báo chí
Trang 30Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO IN VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG
2.1 Tiêu chí lựa chọn tác phẩm về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
Các tác phẩm (tin, bài) được chúng tôi lựa chọn khảo sát trong luận vănphải hội đủ 3 tiêu chí sau đây:
- Các tin, bài phải có nội dung liên quan đến phát triển kinh tế biển đảonhư đã đề cập ở phần khái niệm
- Các tin, bài thông tin về phát triển kinh tế biển đảo trong phạm vi khuvực miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận)
- Các tin, bài thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung đượcđăng tải trên BND, BTN, BTT, BNA, BĐN, BKH và TCBVN từ 1/2013 đến6/2014
Từ tiêu chí trên, qua khảo sát BND, BTN, BTT, BNA, BĐN, BKH vàTCBVN cho thấy 6 tờ báo và 1 tạp chí đã phản ánh gần như đầy đủ các ngànhnghề trong lĩnh vực kinh tế biển đảo miền Trung
Nuôi trồng - đánh bắt - chế biến hải sản 713 45,2
Dịch vụ tìm kiếm - cứu hộ - cứu nạn 146 9,2
Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển 25 1,6
Trang 31Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển 21 1,3Điều tra tài nguyên - môi trường biển 51 3,2Khai thác - chế biến dầu khí và các khu công nghiệp ven
Bảng 2.1: Số lượng tác phẩm có nội dung theo từng ngành kinh tế biển đảo
miền Trung (khảo sát trên 6 tờ báo và 1 tạp chí từ 1/2013 đến 6/2014).
Nhìn vào bảng số lượng tác phẩm theo đề tài có nội dung về kinh tếbiển đảo miền Trung cho thấy nuôi trồng - đánh bắt - chế biển hải sản làngành kinh tế biển được các tờ báo phản ánh nhiều nhất, chiếm gần một nửa
số lượng các tác phẩm trên báo in (45,2%) Ngành thứ hai được các tờ báo vàtạp chí ưu tiên thông tin là du lịch biển đảo, chiếm gần 1/4 lượng tin, bài(24,8%) Ngoài hai ngành trên thì dịch vụ tìm kiếm - cứu hộ - cứu nạn trênbiển cũng chiếm số lượng tác phẩm khá lớn với 9,2%
Nhóm các ngành kinh tế biển đảo miền Trung có số lượng tin, bàichiếm tỷ lệ trung bình là các ngành kinh tế đảo (5,7%), kinh tế hàng hải(3,2%), điều tra tài nguyên - môi trường biển (1,6%) Tuy nhiên, tổng sốlượng tin, bài của các ngành này chỉ chiếm 10,5%, rất ít so với 79,2% tổnglượng tin, bài của các ngành nuôi trồng - đánh bắt - chế biến hải sản, du lịchbiển đảo, dịch vụ tìm kiếm - cứu hộ - cứu nạn
Trong khi đó, các ngành kinh tế biển khác như thông tin liên lạc biển,làm muối có số lượng bài thấp nhất Tổng số lượng tin, bài của hai ngành nàychỉ chiếm 1,5%
Tóm lại, về mặt nội dung có thể thấy 6 tờ báo và 1 tạp chí tuy phản ánh đầy đủ các ngành kinh tế biển đảo miền Trung nhưng chủ yếu tập trung ở một
số ngành.
Trang 322 Báo Thanh Niên 355 21,3
Bảng 2.2: Số lượng tác phẩm trên 6 tờ báo và 1 tạp chí về phát triển kinh tế
biển đảo miền Trung (khảo sát từ 1/2013 đến 6/2014).
Qua bảng thống kê số lượng tác phẩm viết về đề tài phát triển kinh tếbiển đảo miền Trung trên các tờ báo, tạp chí từ 1/2013 đến 6 - 2014, cho thấynhóm báo của các tỉnh, thành miền Trung có lượng bài rất lớn, chiếm đến61,4% Trong khi đó, BND, BTN, BTT và TCBVN có số lượng tin bài viết vềkinh tế biển đảo miền Trung chiếm 48,6% Tuy vậy, với con số 48,6% cũng
đã chứng tỏ các tờ báo trên rất quan tâm, ưu tiên những tin, bài có nội dungviết về kinh tế biển đảo miền Trung
Xét trong từng nhóm báo cũng có sự chênh lệch rất lớn về số lượng tin,bài giữa các tờ Cụ thể, ở nhóm báo của các tỉnh, thành miền Trung có sựchênh lệch về số lượng tin, bài khá lớn (gần gấp đôi), cao nhất là BKH với27,7% và thấp nhất là BNA với 14,9% Trong khi đó, các tờ báo thuộc nhómbáo Trung ương và BTT có sự chênh lệch rất lớn (gần gấp 4 lần), cao nhất làBTN với 21% và thấp nhất là BND với 5%
Tóm lại, lượng tin, bài thông tin về phát triển kinh tế biển miền Trung trên các tờ báo và tạp chí có sự chênh lệch rất lớn.
2.2 Nội dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
2.2.1 Thông tin về đánh bắt - nuôi trồng - chế biến hải sản
2.2.1.1 Thông tin về đánh bắt hải sản
Trang 33* Thông tin về chính sách phát triển đánh bắt hải sản
- Qua khảo sát 6 tờ báo và 1 tạp chí từ 1/2013 đến 6/2014, cho thấy
các tin, bài chú trọng tuyên truyền chính sách ưu tiên đánh bắt xa bờ của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền các tỉnh, thành miền Trung Các
chính sách này xoay xung quanh các khía cạnh như: hỗ trợ vốn; đóng tàucông suất lớn, đóng tàu vỏ thép, lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc
Trước hết, 6 tờ báo và 1 tạp chí đã thông tin kịp thời và đầy đủ cácchính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền các tỉnh, thành miền Trung vềphát triển đánh bắt xa bờ Tuyên truyền về vấn đề này, đáng chú ý có 6 bài
(BND: 3 bài, BNA: 2 bài, TCBVN: 1 bài) Trong bài “Giúp ngư dân miền Trung vươn khơi, bám biển” [số tháng 5/2013] trên TCBVN cho thấy các
tỉnh, thành miền Trung triển khai Quyết định 48/2010/QĐ - TTg của Chínhphủ ban hành ngày 13 - 7- 2010 về một số chính sách hỗ trợ khai thác, nuôi
trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa Hay trong bài
“Đã Nẵng giúp ngư dân vươn khơi bám biển” [số báo ngày 16/5/2013] trên
BND cho thấy từ năm 2012, Đà Nẵng ưu tiên hỗ trợ đóng mới hoặc cải hoántàu thuyền công suất 400CV trở lên, đủ sức vươn khơi bám biển dài ngày; thửnghiệm sử dụng hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sảnbằng công nghệ vệ tinh
Mặt khác, chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn,đóng tàu vỏ thép là nội dung chiếm khá lớn số lượng tin, bài trên báo in.Tuyên truyền về vấn đề này, đáng chú ý có 12 bài (BND: 2 bài, BĐN: 4 bài,
BKH: 2 bài, BNA: 2 bài, TCBVN: 1 bài; BTN: 1 bài) Trong bài “Đầu tư lớn cho đánh bắt xa bờ” [số báo ngày 4/6/2014] trên BND, tác giả Tiến Anh
thông tin chi tiết về chính sách tín dụng như: chủ tàu khai thác hải sản xa bờđược vay vốn đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu với hạn mức vay bằng 90%tổng giá trị dự án vay vốn đối với tàu vỏ thép, vật liệu mới trong 10 năm
Trong khi đó, bài “Ủng hộ ngư dân đóng tàu vỏ thép” [số báo ngày
Trang 3426/6/2014] trên BĐN đề cập rất cụ thể chính sách đóng mới, gia cố tàu bọc vỏthép, bọc vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy từ 380CV trở lên để khai thác
và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; nhấn mạnh việc đóng tàu
vỏ thép cần liên kết 4 bên gồm: ngân hàng, nhà máy đóng tàu, doanh nghiệp
và ngư dân thành một quy trình khép kín từ vay vốn, đóng tàu, khai thác vàtiêu thụ sản phẩm Như vậy, các bài báo không những tuyên truyền chính sách
mà còn cung cấp các thông tin chỉ dẫn bổ ích cho các cơ quan, doanh nghiệp,tập thể cá nhân trong việc đóng tàu công suất lớn, tàu vỏ sắt vươn khơi
Chính sách hỗ trợ trang bị thiết bị liên lạc, thiết bị dò tìm luồng cá chongư dân miền Trung cũng được các tờ báo và tạp chí thông tin với các bài:
“Triển khai lắp đặt thiết bị thông tin cho tàu cá Nghệ An”[số báo ngày 17/5/2013] (BNA); “Máy thông tin liên lạc có kết nối vệ tinh GPS: Hỗ trợ hiệu quả ngư dân bám biển”[số báo ngày 16/10/2013] (BKH);“2014: Phủ sóng GPS oàn bộ tàu đánh bắt biển xa”[số tháng 9/2013] (TCBVN) Các bài
báo đã tuyên truyền các chương trình, các chính sách như: Chương trình lắpđặt máy thông tin liên lạc tích hợp thiết bị kết nối vệ tinh GPS VertexStandart VX - 1700 theo Quyết định 48/2010/QĐ - TTg của Thủ tướng Chínhphủ; Dự án hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sảnbằng công nghệ vệ tinh
- Các tờ báo và tạp chí tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước
cũng như chính quyền các tỉnh, thành miền Trung trong việc hạn chế đánh bắt gần bờ, ven bờ Liên quan đến vấn đề này, tác giả bài “Đà Nẵng Giúp Ngư dân vươn khơi bám biển” [số báo ngày 16/5/2013] trên BND cho rằng:
chính sự ồ ạt, tự phát tàu thuyền công suất nhỏ, chủ yếu khai thác ven bờ vừalàm cạn kiệt tài nguyên, vừa gây ra sự cạnh tranh gay gắt Vì vậy, năm 2012
Đà Nẵng ưu tiên đóng tàu công suất lớn để vươn khơi Hay trong bài “Phát triển đội tàu công suất lớn - Hướng đi của một xã vùng biển”[số báo ngày
1/3/2013] trên BNA cho thấy Đảng bộ xã Diễn Bích khóa XXI nhiệm kỳ
Trang 352010 - 2015, xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phươngvới việc phát triển đội tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ, giảm dần đội tàunhỏ đánh bắt gần bờ.
- Các tờ báo và tạp chí còn tuyên truyền chính sách khuyến khích thành lập mô hình đánh bắt hiệu quả của các tỉnh, thành miền Trung như: tổ, đội tàu thuyền, nghiệp đoàn nghề cá hay hợp tác xã khai thác hải sản trên biển.
Từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014, thông tin về chính sách này đáng chú ý có
3 bài (BĐN: 1 bài, BKH 1 bài, BNA: 1 bài) Trong bài “Liên kết giúp ngư dân tiến ra biển khơi” [số báo ngày 29/9/2013] trên BNA đề cập lợi ích khi
tham gia các mô hình đánh bắt như: tự chủ về mặt tài chính, về tư cách phápnhân, các xã viên có thể góp vốn, vay vốn để đóng tàu công suất lớn; gópphần nâng cao giá trị sản lượng đánh bắt và không còn bị phụ thuộc vào tư
thương như hiện nay Còn bài “Đà Nẵng giúp ngư dân vươn khơi, bám biển”
[số báo ngày 16/5/2013] trên BND đề cập đến quy chế tổ chức đánh bắt hảisản trên biển theo hình thức tổ cũng như lợi ích khi tham gia: là cơ sở tạokhung pháp lý cho việc hình thành các tổ khai thác hải sản, chuyển hoạt độngkhai thác đơn lẽ thành tổ chức nghiệp đoàn khai thác; hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ,cứu nạn; hỗ trợ kết nối thông tin giữa tàu với tàu, giữa biển với đất liền vàđược đất liền hỗ trợ thông tin về dự báo thời tiết
- Bảo đảm an toàn ngư dân cũng là nội dung được các tờ báo thông tin khi tuyên truyền về chính sách đánh bắt hải sản của các tỉnh, thành miền Trung Trong bài “Chủ động bảo vệ ngư dân” [số báo ngày 7/4/2013] trên
BTN cho thấy Đảng và Nhà nước tăng cường sự hiện diện của cảnh sát biển,hải quân, tìm kiếm cứu nạn và sắp tới là lực lượng kiểm ngư sẽ giúp ngư dânyên tâm khai thác trên biển Bài báo còn đề cập đến chính sách để tăng cườngtàu lớn, máy bay hiện đại để thực hiện cứu hộ cứu nạn trên biển Còn trong
bài “Sát cách cùng ngư dân”[Số báo ngày 3/6/2014] trên BĐN và bài “Ngư dân không đơn độc” [số tháng 3/2013] trên TCBVN còn cho thấy chính
Trang 36quyền các tỉnh, thành miền Trung tăng cường lực lượng bộ đội biên phòngtrên biển, trên các đảo để hổ trợ bảo vệ an toàn cho ngư dân.
Như vậy, từ 1/2013 đến 6/2014, nhiều chính sách về phát triển ngànhđánh bắt hải sản đã được các tờ báo và tạp chí thông tin đến công chúng kịpthời Tuy nhiên, thông tin chỉ dẫn trên các tờ báo về chính sách phát triểnđánh bắt hải sản không nhiều và chủ yếu tập trung tư vấn chính sách tín dụng,chính sách hỗ trợ đóng tàu công suất lớn, tàu vỏ thép
* Thông tin về thực tiễn phát triển đánh bắt hải sản
- Trước hết, báo in đã phản ánh sinh động, chân thật thực tiễn ngành đánh bắt hải sản xa bờ ở miền Trung Trong đó, các tờ báo và tạp chí chủ yếu
hướng đến thông tin các mặt như được mùa, khó khăn, tình hình phát triển tàuthuyền, dịch vụ hậu cần, hoạt động sản xuất của ngư dân
Thông tin về nhhững chuyến tàu đầy ắp hải sản, đáng chú ý có 10 bài(BĐN: 2 bài, BKH: 1 bài; BNA: 6 bài, BTT: 1 bài) Hầu hết các bài tập trungphản ánh không khí hồ hỡi, phấn khởi của ngư dân khi được mùa Trong bài
“Mùa biển thắng lớn” [số báo ngày 2/1/2013] trên BTT cho thấy, dù biển
động nhưng từng đoàn tàu ngư dân Quảng Ngãi vẫn tấp nập xuất bến vượtsóng dữ đánh bắt hải sản xa bờ và cập cảng với khoang tàu đầy ắp tôm cá
Hay trong bài “Những chuyến biển đầu năm đầy ắp tôm cá” [số báo ngày
12/3/2013] trên BĐN thể hiện niềm vui sau hơn nửa tháng kể từ ngày xuấtbến, đội tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Đà Nẵng lần lượt cập cảng cá ThọQuang, chuyển lên bờ hàng chục tấn hải sản
Bên cạnh đó, báo in còn đăng tải rất nhiều thông tin về những khó khăn
mà ngư dân gặp phải: giá hải sản bấp bênh, thiếu vốn đầu tư, nhất là trước cáchành động phá hoại của Trung Quốc Thông tin về vấn đề này đáng chú ý có
17 tin, bài (BĐN: 3 bài; BKH: 1 tin, 3 bài; BNA: 2 bài; BTN: 2 tin, 4 bài;
BTT: 2 bài) Trong bài“Tàu đầy cá, ngư dân vẫn lỗ” [số báo ngày 15/4/2014]
trên BĐN phản ánh thực trạng giá hải sản không được quản lý chặt chẽ dẫn
Trang 37đến tình trạng các chủ thu mua hải sản ở cảng cá Thọ Quang ép giá với đủ lý
do như: cá ươn, cá xấu, lượng cá nhiều không tiêu thụ hết Còn bài“Ngư dân
“khát” vốn” [số báo ngày 7/5/2014] trên BNA cho thấy ngư dân khó khăn
trong việc vay vốn đóng tàu mới có công suất lớn để vươn khơi Trong khi đó,
bài “Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản trở: Ngư dân chồng chất khó khăn” [số báo ngày 7/6/2013] trên BĐN phản ánh thực trạng nhiều tàu ngư
dân cập bến chậm do bị tàu Trung Quốc xua đuổi, uy hiếp; dẫn đến nhiên liệutiêu hao gấp đôi mà sản lượng giảm rất nhiều
Thành tựu trong việc đóng tàu công suất lớn, đóng tàu vỏ thép đượcbáo in đăng tải khá nhiều, đáng chú ý có 13 bài (BĐN: 1 bài, BKH: 2 bài,BNA: 4 bài, BTN: 2 bài, TCBVN: 2 bài, BND: 1 bài, BTT: 1 bài) Trong bài
“Giúp ngư dân miền trung vươn khơi, bám biển” (số tháng 5/2013] trên
TCBVN phản ánh những tiến bộ của Hợp tác xã đóng, sửa tàu thuyền và dịch
vụ thủy sản Cổ Lũy (Quảng Ngãi): đã hợp đồng đóng mới hàng trăm chiếc tàuđánh cá công suất lớn cho các tỉnh Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Đà
Nẵng, Vũng Tàu, Hải Phòng Trong khi đó, bài “Chở theo nhiều ước mơ từ tàu vỏ sắt” [ số báo ngày 7/6/2014] trên BKH cho thấy việc có tàu vỏ sắt để
vươn khơi là ước mơ cháy bỏng của nhiều ngư dân Và sự xuất hiện của chiếctàu vỏ sắt Hoàng Anh 01 (tỉnh Quảng Ngãi) - tàu cá vỏ sắt đầu tiên của ViệtNam như một minh chứng rõ ràng cho giấc mơ của ngư dân đã thành hiệnthực
Báo in còn chỉ ra các mô hình đánh bắt hiệu quả như tổ, đội, nghiệpđoàn, hợp tác xã đánh bắt hải sản để nơi khác học hỏi, nhân rộng Trong
bài“Nghiệp đoàn Nghề cá phường Nại Hiên Đông: Tăng cường đoàn kết trên biển”[số báo ngày 30/5/2014] trên BĐN phán ánh thực tế đáng mừng là từ
khi tham gia nghiệp đoàn nghề cá, tinh thần đoàn kết trên biển của ngư dânngày một tăng lên; việc đánh bắt hải sản, đặc biệt tại ngư trường Hoàng Sa,
Trường Sa cũng tốt hơn Còn trong bài “Thị Xã Cửa Lò: Hiệu quả từ mô hình
Trang 38Tổ tàu thuyền đoàn kết”[số báo ngày 12/7/2013] trên BNA cho thấy tổ tàu
thuyền đoàn kết đi vào hoạt động thực sự là điểm tựa cho ngư dân yên tâmkhai thác, đánh bắt thủy hải sản trên biển
Dù ngành đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động sản xuấtcủa ngư dân qua các tác phẩm báo in vẫn thể hiện niềm phấn khởi Miêu tảkhông không khí này, từ 12/2013 đến 6/2014 đáng chú ý có 17 bài (BĐN: 6
bài, BKH: 3 bài, BNA: 6 bài, BTN: 1 bài, TCBVN: 1 bài) Trong bài“Đầu năm thẳng hướng Hoàng Sa” [ số báo ngày 19/2/2013] trên BĐN thể hiện
không khí phấn khởi, hy vọng bội thu chuyến biển đầu năm, khi ngay từmồng 6 tết, hàng chục tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Đà Nẵng đã lên đường
nhắm hướng Hoàng Sa thẳng tiến Tương tự, trong bài “Rộn ràng chuyến biển đầu năm” [số báo ngày 2/2013] trên BNA cũng thể hiện không khí "mở
biển" ngày đầu năm của ngư dân Nghệ An khẩn trương, nhộn nhịp; các tàu cálấy đá, bơm dầu chuẩn bị những nhu yếu phẩm cần thiết để sẵn sàng bước vàomùa biển mới đầy hi vọng…
- Ngoài thực tiễn đánh bắt xa bờ báo in cũng chú trọng đăng tải thông
tin về thực tiễn đánh bắt hải sản gần và ven bờ.
Trước hết các tờ báo và tạp chí chỉ ra bất cập của đánh bắt hải sản gần
bờ miền Trung là việc đánh bắt theo kiểu tận thu, hủy diệt môi trường, làmcạn kiệt nguồn hải sản vẫn diễn ra Phản ánh về vấn đề này, đáng chú ý có 6
bài (BKH: 5 bài, BNA: 1 bài) Trong bài “Hung thần trên biển” [số báo
12/7/2013] trên BKH phản ánh thực trạng nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệtdần là do số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ quá nhiều, không chỉ có tàucông suất nhỏ, ngay cả tàu có công suất lớn cũng tham gia đánh bắt Bên cạnh
đó, vì lợi ích trước mắt, nhiều ngư dân vẫn khai thác bằng những hình thứccấm như: sử dụng chất nổ, giã cào , ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi
thủy hải sản và đời sống của ngư dân Còn bài “Đánh bắt tận thu: Nguồn hải sản có nguy cơ cạn kiệt” [số báo ngày 4/2013] trên BNA cho thấy thực trạng
Trang 39ngư dân có xu hướng chuyển từ đánh bắt xa bờ vào đánh bắt gần bờ để giảmchi phí.
Qua các tin, bài còn cho thấy hoạt động đánh bắt hải sản ven bờ thườngdiễn ra theo hình thức nhỏ lẻ, chủ yếu là kéo lưới hay khai thác các loại hải
sản nhuyễn thể trên bờ Thông tin về vấn đề này đáng chú ý có bài: “Thu nhập cao từ nghề khai thác sá sùng” [số báo ngày 25/9/2013] trên BKH;
“Nhọc nhằn nghề Rau gạo” [số báo ngày 5/2013],“Nghề săn cua biển ở rừng ngập mặn” [số báo ngày 21/10/2013] trên BNA Hầu hết các bài này thông
tin về những nghề khai thác nhỏ lẻ bằng các phương tiện cổ truyền, thu nhậpthấp và rất bấp bênh
Tóm lại, qua các tin, bài cho thấy những thành tựu cũng như những hạnchế của ngành đánh bắt hải sản miền Trung Trong những nội dung các tờ báo
và tạp chí chuyển tải, thì các thông tin về những chuyến tàu đầy ắp cá; khôngkhí hồ hỡi ra khơi; thành lập các tổ, đội, nghiệp đoàn đánh bắt hải sản trênbiển cũng như những khó khăn của ngư dân trong sản xuất được đăng tảinhiều
* Thông tin về giải pháp phát triển ngành đánh bắt hải sản
Vươn khơi với sức mạnh tập thể, sức mạnh cộng đồng là một trongnhững giải pháp được các tờ báo đề cập nhiều, đáng chú ý có 4 bài (BKH: 1
bài, BNA: 1 bài, BND: 1bài, TCBVN: 1 bài) Trong bài “Giúp ngư dân miền Trung vươn khơi, bám biển”[số tháng 5/2013] (TCBVN), tác giả cho rằng để
phát triển ngành đánh bắt hải sản cần vươn khơi với sức mạnh cộng đồng.Chính việc vươn khơi bằng sức mạnh cộng động sẽ tạo cho ngư dân có điềukiện giúp đỡ lẫn nhau; tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm đánh bắt trênbiển; tương trợ cứu hộ, cứu nạn và đấu tranh với các hành vi vi phạm chủquyền, an ninh, trật tự, bảo vệ tài nguyên quốc gia trên các vùng biển đảo củaViệt Nam
Trang 40Thứ hai, để thúc đẩy phát triển đánh bắt xa bờ cần gắn đánh bắt với
phát triển dịch vụ hậu cần Phản ánh về vấn đề này đáng chú ý có bài “Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần”[số tháng 4/2013],“Giúp ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển”[số tháng 7 +8/2013] trên TCBVN Theo đó,
tác giả các bài báo đề xuất biện pháp là các cấp, các ngành cần tạo bước độtphá hậu cần nghề cá; phát triển đội hậu cần chuyên thu mua các sản phẩm cógiá trị kinh tế cao như mực, cá vận chuyển vào đất liền phục vụ nhà máy xuấtkhẩu, đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm cho các tàu đang khai thác trên biển
Hay trong bài“Hậu cần tại chỗ”[số báo ngày 12/4/2013] trên BKH, tác giả đề
xuất: tổ chức tốt dịch vụ hậu cần ngay tại ngư trường sẽ tạo điều kiện tốt hơncho ngư dân bám biển dài ngày, nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa khai thác tốttài nguyên vừa bảo vệ được chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
Việc đóng tàu công suất lớn, tàu vỏ sắt cũng là giải pháp được báo in
tuyên truyền Trong bài “Giúp ngư dân miền Trung vươn khơi, bám biển” [số
tháng 5/2013] trên TCBVN tác giả Minh Trí và Tấn Nguyên đề xuất các địaphương cần có tầm nhìn và nhận thức mới trong việc giúp đỡ ngư dân thựchiện "cuộc cách mạng" cải hoán tàu nhỏ, đóng mới tàu lớn, coi đây là điềukiện tiên quyết để hình thành những "tập đoàn" đánh bắt xa bờ có hiệu quả
Bên cạnh đó, chính sách phát triển khai thác đánh bắt hải sản cũng gặp
nhiều vấn đề bất cập Để giải quyết vấn đề này, tác giả bài “Để chính sách hổ trợ ngư dân đi vào cuộc sống”[số báo ngày 4/2014] trên BND đề xuất việc
cần thiết phải có chương trình tổng kết lại các chính sách hỗ trợ ngư dân vàcông tác tổ chức khai thác hải sản trên biển nhằm tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc Bởi hầu hết các chính sách khó đi vào thực tiễn do quá xa rờithực tế
Qua những phân tích trên, có thể thấy những giải pháp được các tin, bài
đề cập chủ yếu tập trung vào 5 khía cạnh: vươn khơi bằng sức mạnh tập thể;tàu công suất lớn; dịch vụ hậu cần và khắc phục những bất cập trong chính