Vì vậy, vấn đề truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏecộng đồng trên báo chí có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc vàbảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác y tế nói
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế giới và Việt Nam đã từng chứng kiến và bị ảnh hưởng, tác độngbởi các dịch bệnh lớn, mới, phức tạp nguy hiểm như: SARS (2003), Mers(2018); H1N1; H5N1 Đặc biệt, đầu năm 2020 cả thế giới phải đối mặt với đạidịch COVID - 19, đã làm tổn hại đến tình hình sức khỏe, tính mạng và mọimặt của đời sống, kinh tế xã hội sâu rộng, và lan khắp các quốc gia trên thếgiới
Trong tình hình phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, những thông tinthời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội luôn được cập nhập liên tục trêncác phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo in,báo điện tử Khi đời sống được nâng cao, vấn đề sức khỏe càng được coitrọng, bởi lẽ cha ông ta đã có câu “có sức khỏe là có tất cả” Chính vì vậy,mỗi người dân luôn nêu cao tinh thần chăm sóc sức khỏe, không chỉ cho mình
mà còn cho những người thân yêu nữa Bởi vì muốn có một cơ thể tốt thì mọingười phải chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về phòngchống bệnh tật, rèn luyện sức khỏe, thực hành dinh dưỡng hợp lí, luyện tậpthể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để phòngchống bệnh và chữa bệnh
Đảng và Nhà nước coi công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng là mộttrong những “Quốc sách hàng đầu” Điều này không chỉ thừa nhận ở chủtrương, chính sách Đảng, Nhà nước mà nó còn được biểu hiện cụ thể qua thái
độ quan tâm sâu sắc của xã hội cũng như thực tiễn sôi động những năm gầnđây, khi mà người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của chính mình.Việc nâng cao nhận thức giúp người dân hiểu đúng đắn về sức khỏe, cung cấpnhững tri thức khoa học về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, cách phòng chữa bệnh
để đạt được chỉ số sức khỏe ở mức cần có luôn là vấn đề nóng bỏng nhất hiệnnay khi mà môi trường đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm, các đại dịch lớn,
Trang 2những căn bệnh nguy hiểm của nhân loại vẫn đang đe dọa sức khỏe và kinh
tế, chúng ta vẫn chưa được giải quyết triệt để được Và việc đối mặt vớinhững thách thức này đòi hỏi phải có sự quyết tâm về chính trị và sự hiểu biết
về chuyên môn Vì vậy, vấn đề truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏecộng đồng trên báo chí có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc vàbảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác y tế nói riêng
Mục đích của truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng làđưa ra những cảnh báo, những thông điệp quan trọng về giáo dục sức khỏecộng đồng có ảnh hưởng đối với cuộc sống và tương lai của mỗi người đếnvới bạn đọc Từ đó, giúp người dân có những thay đổi về hành vi, thái độ và
tự mình biết cách chăm sóc, dự phòng bệnh tật, nâng cao thể trạng sức khỏecủa bản thân cũng như người thân trong gia đình
Trong những năm qua báo chí được coi là một trong những kênh truyềntải, phổ biến những thông tin về sức khỏe nói riêng và về vấn đề y tế nóichung Đối với các tờ báo, tòa soạn báo vấn đề y tế luôn được chú trọng đăngtải như: tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước về lĩnh vực y tế; Chiến lược phát triển ngành y dược, cácvăn bản, Đề án do Chính phủ phê duyệt; các thông tin khoa học của cácchuyên gia có ý nghĩa đối với công tác khám, chữa bệnh của nhân dân; haynhững văn bản chỉ đạo của ngành y tế nhằm truyền tải những thông tin y tếmột cách nhanh nhất, chính xác nhất đối với nhân dân Qua báo chí, bạn đọcthu lượm được nhiều thông tin, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành
y tế
Báo chí cũng luôn cập nhập, đăng tải những tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong lĩnh vực y tế trong nước cũng như thế giới Bạn đọc có thể dễ dàng tìmthấy những thông tin y học bổ ích như: Ghép tạng từ người cho chết não,Ghép Tế bào gốc cho bệnh nhân mắc bệnh về máu và cơ quan tạo máu; Nongmạch vành bằng y học can thiệp, điều trị lao bằng phương pháp DOST Tại
Trang 3Việt Nam và điều chế thuốc cho bệnh nhân HIV/AIDS trên thế giới Nhữngthông tin này đã giúp độc giả rất nhiều trong việc chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe bản thân, gia đình, cộng đồng.
Đối với những vấn đề gắn bó mật thiết đối với cuộc sống hàng ngàycủa người dân như vấn đề tăng giá thuốc, bán thuốc giả như VN Pharma, tănggiá máy xét nghiệm, thiết bị y tế, đặc biệt là tăng giá khẩu trang y tế trong đợtdịch COVID - 19 vừa qua Có thể nói báo chí cũng là yếu tố chính làm bình
ổn giá thuốc trên thị trường và vạch trần sự gian lận của công ty VN Pharma.Các bài báo, các tác ph ẩm truyền hình, phát thanh đã đưa thông tin, phân tíchnguyên nhân và đề ra giải pháp cho việc bình ổn giá, giúp khán thính giả biếtđược sự thật Báo chí đã phát huy vai trò tạo dư luận xã hội, hướng dẫn dưluận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ công bằng vănminh
Ngoài những vấn đề bất cập cần giải quyết, báo chí cũng đã đăng tảinhững gương người tốt việc tốt, những gương điển hình tiên tiến trong ngành
y tế Hình ảnh người Viện trưởng của một Viện đầu ngành trong lĩnh vựcHuyết học - Truyền máu lúc nhà nước cho về nghỉ chế độ được cả cán bộ,nhân viên và người bệnh tiếc nuối tri ân và xã hội tôn vinh Nâng cao ý thức
dự phòng là những trọng tâm của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay Nhờtác động báo chí, đạo đức cán bộ y tế cũng đã được nâng lên vì báo chí vừanêu gương người tốt trong thực hiện y đức, vừa phê phán những cá nhân thiếu
y đức, góp phần giáo dục cho cán bộ y tế
Như vậy, báo chí với chức năng và thế mạnh của mình đã góp phầnkhông nhỏ vào sự nghiệp chăn sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tìnhhình như Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị Tuy nhiên, về tần suất, chấtlượng của các tác phẩm báo chí về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng ở trênbáo chí hiện nay đang đứng trước những đòi hỏi khá phong phú của đông đảođộc giả về nội dung và hình thức Việc khảo sát và tìm ra cách thức, định
Trang 4hướng thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng đạt hiệu quả cao nhất
có ý nghĩa đối với xã hội và hoạt động tác nghiệp của nhà báo
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay” để làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học của mình nhằm đánh giá tổng quan thựctrạng báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay, từ đó đề xuấtnhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng thông tin về vấn đề giáodục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay có một sốnghiên cứu, luận án, luận văn như sau:
Cuốn sách Sổ tay hướng dẫn lồng ghép truyền thông do TS Trần Đắc
Phu chủ biên, năm 2011 Cuốn sách là tài liệu dành cho cán bộ quản lý y tếcấp trung ương, tỉnh và huyện Cuốn sổ tay trình bày những thông tin cơ bản
về rửa tay với xà phòng và hướng dẫn một số phương pháp lồng ghép truyềnthông rửa tay với xà phòng với mong muốn hỗ trợ cán bộ quản lý y tế các cấpthực hiện lồng ghép truyền thông rửa tay với xà phòng vào các chương trìnhcải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đangtriển khai trong hệ thống ngành y tế
Trang 5Cuốn Những bệnh của gia súc lây sang người của tác giả Nguyễn Hữu
Ninh, năm 1987, Nxb Nông nghiệp Tác giả cuốn sách đã nêu các bệnh từ giasúc lây sang người là những bệnh nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, có thểtruyền giữa người và động vật Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam
là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên là một trong những “điểm nóng”
về các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật, trong đó cónhững bệnh do virus và rickettsia: Dại, vincatxơn, sốt lở mồm; những bệnh do
vi khuẩn: Dịch hạch, đóng dấu, nhiệt than; những bệnh do giun sán: Gạo của
bò và lợn, giun bao, giun móc hay lây bệnh truyền nhiễm từ Dơi, Rắn… Điềuđáng lo ngại hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có hoạtđộng chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn Song, phương thức chănnuôi chủ yếu là truyền thống, thủ công và nằm rải rác tại các hộ gia đình.Nhiều bệnh trong số này khá nguy hiểm, như: Viêm phổi cấp lây từ loài cầyhương; sốt rét do muỗi vằn chích; dịch hạch từ chuột cống và những loài gặmnhấm; bệnh nhũn não lây truyền từ bò; bệnh dại từ thú hoang vật nuôi…
Cuốn Quy chuẩn quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục, do nhóm tác giả của Bộ Y tế nghiên cứu, năm 2011, Nxb
Y học Nội dung cuốn sách đề cập đến công tác hướng dẫn tìm hiểu phòngchống, chẩn đoán, điều trị một số bệnh dịch, bệnh tật cho các em học sinh ởcác trường học và đã được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm Việc chăm sóc,bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng gópphần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệtương lai của đất nước Song trên thực tế hoạt động y tế học đường hiện naycòn gặp nhiều khó khăn, nhiều bệnh dịch học đường đang có xu hướng giatăng Vì vậy, để tăng cường công tác y tế trong trường học, Chính phủ và các
Bộ ngành liên quan đã ban hành Quy chuẩn, kỹ thuật Quốc gia về vệ sinhphòng chống bệnh tật, hướng dẫn công tác phòng, chống các dịch bệnh truyềnnhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Trang 6Nhìn chung các tác phẩm trên đã đưa ra hệ thống các quan điểm có tínhchất lí luận và thực tiễn về giáo dục sức khỏe cộng đồng; khẳng định tầmquan trọng của việc giáo dục sức khỏe cộng đồng.
Đề cập đến vấn đề vai trò của báo chí được nói tới trong một số cuốn
sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học: Báo chí - những vấn đề lí luận và thực tiễn của Hà Minh Đức (1994); Truyền thông đại chúng của Tạ Ngọc Tấn; Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội của Lê Thanh Bình (2008); Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội của Hoàng Đình Cúc (2007); Cơ sở lí luận báo chí của Nguyễn Văn Dững (2012) các tác giả
đã luận giải một cách sâu sắc về chức năng xã hội cơ bản của báo chí Trongchức năng quản lí, giám sát và phản biện xã hội, các tác phẩm đã làm rõ vaitrò của báo chí trong thực hiện các vấn đề đó, đồng thời chỉ ra các điều kiện
để báo chí thực hiện tốt hơn các chức năng này Có thể nói, các tác phẩm này
là “kim chỉ nam” cho những ai quan tâm hay nghiên cứu đến các chức năng
xã hội của báo chí, chức năng quản lí, giám sát và phản biện xã hội của báochí
Bên cạnh đó, còn có nhiều luận án, luận văn thạc sĩ trong những nămgần đây đã lựa chọn vấn đề truyền thông làm đề tài nghiên cứu, như:
Luận văn thạc sĩ Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng trên báo chí của Đỗ Võ Tuấn Dũng (2004) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tác giả luận văn đã tiến hành phân tích cơ sở lý luận, khảo sát 3 tác phẩm báochí cụ thể từ năm 2001 - 2003, từ đó làm sáng tỏ một số quan điểm của Đảng
và Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe đồngthời đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông về lĩnh vựcsức khỏe trên báo chí
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Y học Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại tuyến cơ sở của Nguyễn Thị Kim Liên (2006) tại trường
Trang 7Đại học Y Hà Nội Ở luận án này tác giả đã trình bày tổng quan về các yếu tố,
mô hình, vai trò, phương pháp ảnh hưởng của các giải pháp nâng cao hoạtđộng giáo dục chăm sóc sức khỏe trẻ em; nghiên cứu về thực trạng, kiến thức,thái độ thực hành hoạt động của giáo dục sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở và cácvấn đề can thiệp, thực hiện can thiệp Đây là một nghiên cứu có tính chuyênngành, chủ yếu là nghiên cứu của hoạt động truyền thông của cán bộ giáo dụcsức khỏe ở tuyến y tế cơ sở
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí hiện nay (khảo sát trên các báo Lao động, Sức khỏe và đời sống từ 1/2007 đến 6/2008) của Chu Thúy Ngà (2008) Tác giả luận văn đã
tiến hành nghiên cứu những vấn đề chung về an toàn vệ sinh thực phẩm vàvai trò của báo chí hiện nay; về công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh thựcphẩm trên báo chí hiện nay; và những bài học kinh nghiệm trong công táctuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam” của Bùi Thị Thu Thủy, năm 2010, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn (ĐHQGHN) Tác giả luận văn đã khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lýluận về lí thuyết kênh, chương trình truyền thông chuyên biệt và nhu cầu củacông chúng chuyên biệt đối với vấn đề thông tin sức khỏe Đồng thời tác giảluận văn đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình thông tin sức khoẻtrên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả truyền thông
Luận văn Truyền thông đại chúng Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) tại trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn (ĐHQGHN) Tác giả luận văn đã tìm hiểu vai trò của báo chítrong việc chuyển tải thông tin về y tế - sức khỏe và diện mạo của báo chí viết
về mảng y tế - sức khỏe hiện nay; trình bày nội dung, hình thức thể hiệnnhững thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & Đời sống và Sức khỏe &
Trang 8Đời sống; đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thông tin y tế - sức khỏe trênbáo chí và đề xuất giải pháp đối với hai tờ báo Khoa học & Đời sống và Sứckhỏe & Đời sống.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Thông tin về kiến thức chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên báo chí ngành y tế hiện nay của Hoàng Nữ
Thái Bình (2013) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tác giả luận văn đãtiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin các sản phẩmtruyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo in (cụ thể làcác báo, tạp chí của ngành y tế: Sức khỏe & Đời sống, Gia đình & Xã hội,Tạp chí Dược & Mỹ phẩm), luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng caohơn nữa chất lượng của công tác thông tin, tuyên truyền về kiến thức chămsóc sức khỏe nhân dân trên các báo, tạp chí của ngành y tế
Luận văn Thạc sĩ Báo chí và truyền thông “Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam” của Trần Thị Thảo, năm 2016.
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) Tác giả luận văn đi sâukhảo sát, phân tích nội dung, cách thức thể hiện của thông tin tư vấn, chỉ dẫn
an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam trong hai năm 2014 - 2015 Đángchú ý, luận văn còn tiến hành thu thập ý kiến công chúng với kết quả 72% ýkiến người được hỏi cho rằng việc báo chí cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn
An toàn thực phẩm là rất cần thiết, trong đó báo điện tử được công chúngđánh giá là loại hình thuận tiện nhất cho việc tiếp nhận thông tin này Đâyđược coi như một chỉ báo về nhận thức, thái độ của công chúng trước diễnbiến phức tạp của vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay Dựa trên chỉ báo này,các cơ quan báo chí sẽ có định hướng tổ chức và đầu tư thích đáng đối vớihoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika của Nguyễn Thị Hạnh (2017) tại trường Đại học
Trang 9Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) Luận văn đã bám sát cơ sở lý luậnbáo chí học và đưa ra được cơ sở lý luận, thực tiễn, đồng thời phân tích, tổnghợp, luận giải vấn đề liên quan đến luận văn Trên cơ sở những vấn đề lý luận
đã xây dựng, luận văn đã khảo sát ý kiến công chúng, tìm hiểu cách thức tiếpcận thông tin gồm tần suất, mục đích, nội dung tiếp cận thông tin về tình hìnhdịch bệnh nói chung, bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và bệnh dịch do vi rútZika nói riêng trên báo chí; chỉ rõ thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chếtrong công tác thông tin truyền thông phòng chống dịch bệnh nói chung, bệnhdịch sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika nói riêng Từ cơ sở lý luận và cơ sởthực tiễn đã nghiên cứu, luận văn đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cơ bảnđối với cơ quan quản lý, các cơ quan báo chí và công chúng nhằm nâng caochất lượng trong công tác thông tin truyền thông về dịch bệnh
Đây là những đề tài có cách đặt vấn đề tương đồng với luận văn nàynên chúng tôi có thể tham khảo về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cậnvấn đề cũng như một số quan điểm về giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện naytrên báo chí
Nhìn chung, các công trình, bài nghiên cứu đã bước đầu đề cập một sốvấn đề về ngành y, chăm sóc sức khỏe trên các phương diện thông tin đạichúng Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiêncứu vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí Trong tìnhhình đó, tác giả luận văn mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm một tiếngnói vào lí luận chung truyền thông vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiệnnay trên báo chí Đồng thời, luận văn sẽ đi tiên phong trong việc khảo sát nộidung, hình thức của truyền thông về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiệnnay trên báo chí Chính vì vậy có thể nói đây là lần đầu tiên có đề tài luận vănnghiên cứu về vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 10Trên cơ sở hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến đề tài, luận vănkhảo sát về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo thuộcdiện khảo sát, đánh giá thành công, hạn chế trên hai bình diện nội dung vàhình thức thể hiện, từ đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng caochất lượng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay và thời gian tớitrên báo chí.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụsau:
- Khái quát, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đềgiáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung và hình thứcthông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo đượckhảo sát; từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của thông tin về vấn đề giáodục sức khỏe cộng đồng trên các báo được chọn khảo sát
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thôngtin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay và thời gian tới trên báo chí
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là báo chí với vấn đề giáo dục sứckhỏe cộng đồng hiện nay
Trang 11Thứ nhất, cả ba tờ báo trên đều là các tờ báo có số lượng phát hành và
số lượng độc giả lớn, bao gồm cả người dân thủ đô và các tỉnh thành trong cảnước
Thứ hai, các báo này có số lượng tin, bài về y tế và thông tin y tế phong
phú, hoạt động chống dịch bệnh được cập nhập thường xuyên
Thứ ba, phóng viên viết cho tờ báo này là những nhà báo, phóng viên
được đào tạo bài bản, được học qua các trường lớp về báo chí; các phóng viênnăng động, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn từ cuộc sống nên chất lượng tin,bài khá cao Các vấn đề mà các báo chuyển tải đều có giá trị thực tiễn, tínhthông tin cao và có hàm lượng tri thức lớn
Thứ tư, về thời gian khảo sát từ tháng 6/2018 - 6/2019 vì trong khoảng
thời gian này các vấn đề về dịch bệnh cúm A-H1N1, sốt xuất huyết viêmmàng não bùng phát mạnh khiếm cho môi trường sống và sức khỏe cộngđồng bị đe dạo một cách nghiêm trọng
Do vấn đề sức khỏe cộng đồng quá rộng nên tác giả luận văn sẽ chỉ tậptrung vào các nội dung:
Chủ chương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sức khỏe,
y tế Những vấn đề y khoa, đặc điểm, tình hình dịch bệnh và tư vấn sức khỏe
Hướng dẫn sử dụng thuốc, mỹ phẩm an toàn hợp lý và các chỉ dẫn vềcác bài thuốc trong y học cổ truyền
Những thành tựu y tế, những tấm gương tiêu biểu trong công tác chămsóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong những tác phẩm đãđược đăng tải trên 03 báo được chọn báo Sức khỏe và Đời sống; Gia đình và
Xã hội và báo Lao động thời gian từ tháng 6/2018 - 6/2019
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 125.1 Cơ sở lí luận
Cơ sở lý luận của luận văn dựa là vào Quan điểm của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước về báo chí và luật về vấn đề giáo dục sức khỏe cộngđồng Đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả về cáclĩnh vực báo chí truyền thông liên quan đến đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu công cụ như:
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu lịch sử: Kế thừa kết quả nghiên cứu
của các tác giả đã nghiên cứu về những đề tài có liên quan Tổng hợp tất cảcác quan điểm lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các văn bản pháp luật,tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí
- Phương pháp thống kê, phân tích nội dung văn bản: Nhằm tìm hiểu
nội dung, cách thức thể hiện thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồngdưới góc độ người nghiên cứu báo chí Về mặt định lượng, phân tích nội dungvăn bản giúp tìm hiểu tần suất, mức độ xuất hiện của thông tin về vấn đề giáodục sức khỏe cộng đồng trên báo chí Trên cơ sở đó so sánh, nghiên cứu vàđưa ra những đánh giá khách quan và khoa học
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với các lãnh đạo cơ
quan chủ quản, nhà báo, người dân nhằm đánh giá ưu - nhược điểm, tìm ragiải pháp, nâng cao hiệu quả truyền thông về giáo dục sức khỏe của cộngđồng trên báo chí
- Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): Tiến hành phát
300 phiếu giấy trưng cầu ý kiến cho đối tượng là công chúng không phân biệtgiới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của công chúng đang sinhsống và làm việc tại 3 quận/huyện của thành phố Hà Nội: Cầu Giấy, ĐôngAnh, Mỹ Đức, nhằm lấy ý kiến của họ về ưu, khuyết điểm cũng như các giảipháp nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe của cộng
Trang 13đồng hiện nay trên báo chí Đây được xem là cơ sở quan trọng để nhận định,đánh giá vấn đề.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trang 14CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG
ĐỒNG HIỆN NAY TRÊN BÁO CHÍ 1.1 Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Báo chí
Theo tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lí luận báo chí, Nxb Lao động, năm 2012 có định nghĩa “Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến phát triển theo từng ngày và có tác động chi phối đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhưng đến nay, chưa có sự thống nhất ở mức độ tương đối về khái niệm này, thậm chí trong các sách, giáo trình chính thức bằng tiếng Việt, kể cả tiếng nước ngoài cũng chưa thấy đưa ra khái niệm báo chí là gì, báo chí và thông tin báo chí có những đặc điểm cơ bản nào để có thể nhận diện rõ hơn về bản chất và cơ chế hoạt động” [18, tr 53] Tuy nhiên, quan
niệm về báo chí có nhiều quan điểm khác nhau:
Báo chí trong quan niệm của dân gian: Trong xã hội Việt Nam ngày
trước, báo chí nhiều khi được ví, được coi như “thằng mõ”; là người máchlẻo, thóc mách, đưa chuyện, là người hóng hớt “thằng mõ” trong xã hội ViệtNam trước đây là người đưa tin có tính chất công báo, làm nhiệm vụ loan báocho dân làng biết những gì đã, đang và sắp xảy ra [18, tr 54]
Dưới góc độ báo chí - truyền thông Việt Nam thì “thằng mõ” được xem
là một trong những dạng thức “người đưa tin” cổ xưa và sơ khai” [18, tr 54].
Ở khía cạnh khác, báo chí được hiểu là phương tiện thông báo, thôngtin về những việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết Báo chí làphương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp xã hội; là diễn đàn cungcấp, trao đổi, chia sẻ thông tin công khai
Ở góc độ tiếp cận từ lí thuyết, báo chí được coi là “những tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang
Trang 15diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kì, đều đặn” [18, tr 54].
Theo nghĩa hẹp, báo chí được hiểu bao gồm báo và tạp chí; theo nghĩarộng bao gồm các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạngđiện tử Báo chí chính là một bộ máy để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phântích tin tức, là những cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọivấn đề Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng Cónhững loại hình báo chí sau:
- Báo in
Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mangtính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội Trong trường hợp này,thuật ngữ báo in được dùng để chỉ hai bộ phận: báo và tạp chí
Toàn bộ thông tin của báo in đồng thời xuất hiện trước mắt người đọchầu như trên một trang báo Sự đồng hiện thông tin của báo in được thể bằngnhững thông tin xuất hiện cùng lúc trên trang báo, thông qua việc trình bày, tổchức trang báo như: chuyên trang, chuyên mục, tiêu đề, tít chính, tít phụ,sapô, nội dung, hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ Phương thức truyền tải thông tin này
là một ưu thế nhất định của báo in với công chúng đọc báo in có thể thấy títhoặc sapô hấp dẫn hay cũng có thể tranh ảnh, biểu đồ minh họa gây chú ý màthu hút họ mua báo và đọc
Luật Báo chí 2016 định nghĩa “báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in” [34, tr 1].
Một cách hiểu khác: báo in là sản phẩm định kỳ chuyển tải nội dungthông tin mang tính thời sự được nhân bản bằng máy in và phát hành rộng rãitrong xã hội
Trang 16Báo in có tính định kỳ Tính định kỳ này được mặc định giữa tòa soạnbáo chí với công chúng bằng sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định.
Sản phẩm báo in có thể ra hàng ngày hoặc hàng tuần nhưng nếu tínhđịnh kỳ bị phá vỡ sẽ làm báo xáo trộn thói quen theo dõi, mua báo và đọc báocủa công chúng và họ sẽ tự kiếm những phương tiện, hình thức khác để tiếpcận thông tin
Sản phẩm của báo in được phát hành rộng rãi trong xã hội Nhưng mỗiloại báo in có đối tượng công chúng đặc thù như: báo Thanh niên, báo Tiềnphong, báo Tuổi trẻ dành cho lứa tuổi đoàn viên, thanh niên; báo Nhi đồngdành cho lứa tuổi nhi đồng; báo Người cao tuổi dành cho những người caotuổi; báo Phụ nữ dành cho phụ nữ Với mỗi đối tượng công chúng lại mangđặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên cách thức tiếp cận thông tin cũng khônggiống nhau Do đó, mỗi cơ quan báo in cần có cách thức thông tin phù hợpvới đối tượng công chúng của mình
Công chúng của báo in tiếp nhận thông tin bằng thị giác nên hoàn toàn
có thể chủ động về không gian, thời gian, địa điểm tiếp nhận thông tin khithấy phù hợp Chính nhờ sự chủ động của công chúng khi đọc báo in nên việcghi nhớ thông tin cũng lâu hơn, chi tiết hơn giúp cho việc nhận thức các mặtcủa một sự kiện phức tạp hay vấn đề cũng đầy đủ, đúng đắn hơn
- Phát thanh
Phát thanh là một loại hình báo chí ra đời vào những năm 50 của thế kỷ
XX trên cơ sở của việc phát hiện ra sóng điện tử Đó là phát minh quan trọngtrong lĩnh vực vật lí, gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng thếgiới lúc bấy giờ như: Ambrose Fleming, Faraday, Clerk Maxwell, RudolfHext
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Dũng: “Phát thanh là một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó sử dụng ngôn ngữ âm thanh
Trang 17tổng hợp, sinh động bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện tử và hệ thống truyền thanh tác động trực tiếp vào thính giác của người nghe” [13 Tr 22].
Luật Báo chí 2016 có định nghĩa “báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau” [34, tr.1].
Hiện nay, phát thanh vẫn được coi là truyền hình truyền thông có khảnăng thu hút một lượng thính giả rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận
xã hội
Một trong những thế mạnh của báo nói được thính giả đánh giá cao lànhững người làm báo nói biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh,hiệu quả đến công chúng Nói cách khác, sức hấp dẫn của phát thanh chính là
ở sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả giống như “nói với một ngườibạn”
Phát thanh là một loại hình báo chí có thể di động được (đi đâu cũng cóthể nghe được); có thể tương tác được (giống như comment trên mạng xãhội); và công chúng có thể làm báo cùng phát thanh và hơn thế họ có cơ hộitrình bày thông tin trên radio bằng giọng nói của mình nên dễ dàng thể hiệnđược cảm xúc cá nhân Một ưu thế nữa, mà không loại hình báo chí nào (kể
cả Internet) có được đó là do tiếp cận thông tin qua thính giác, công chúng cóthể tiếp nhận thông tin qua đài phát thanh trong khi đang làm bất cứ việc gì
- Truyền hình
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải tinbằng hình ảnh động và nhờ các phương tiện kỹ thuật Sự xuất hiện của truyềnhình như một điều kỳ diệu trong sáng tạo của con người Truyền hình manglại cho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật đang diễn ra trước mắt.Ngày nay truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc
Trang 18gia, dân tộc Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho các hệ thốngtruyền thông đại chúng ngày thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng màcòn tăng về chất lượng Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trênkhắp hành tinh.
Tác giả Nguyễn Văn Dững đưa ra quan niệm: “Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa các thế mạnh của kênh trước đó như điện ảnh, báo in, phát thanh và ngày nay đang tận hưởng tối đa môi trường truyền thông số trên mạng internet Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ, được “rút gọn”, được làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức” [17, tr.
118]
Luật Báo chí 2016 định nghĩa: “Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau” [34, tr.1]
Kế thừa quan điểm chung về truyền hình của các nhà nghiên cứu, tác giả quan
niệm: “Truyền hình là một kênh chuyển tải thông tin một cách rõ ràng, trung thực và hiệu quả đến công chúng qua sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh”.
- Báo điện tử
Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức mộttrang web và phát hành dựa trên nền tảng internet Báo điện tử được xuất bảnbởi tòa soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động,máy tính bảng có kết nối internet
Luật Báo chí 2016 định nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử” [34, tr.1].
Trang 19Đầu tiên phải khẳng định, báo điện tử là một trong những loại hình báochí nhanh nhạy trong đưa thông tin, mạng lưới rộng cũng như tốc độ truyềnthông nhanh chóng Không phải mất công quay dựng như truyền hình, in ấnnhư báo in, kết hợp âm thanh, lời bình như phát thanh Báo điện tử dễ dàngđưa hình ảnh lên trang mạng ngay khi sự việc xảy ra và tỏ ra chủ động, đi đầutrong việc đưa các thông tin quan trọng, nóng bỏng Chính bởi vậy, khả năngkhuếch tán thông tin cũng như tác động của báo điện tử đến với công chúng là
vô cùng lớn Hơn nữa, báo điện tử là một trong những loại hình truyền thông
có tính tương tác cao nhất Báo chí thông tin đến độc giả và nhận lại đượcphản hồi của độc giả là một vòng khép kín Do đó, tính chính xác của thôngtin, sự tác động của thông tin vào việc thực hiện chức năng của báo chí đượcthể hiện rõ nét Và qua đó, ta có thể thấy báo điện tử đóng vai trò trong việcthông tin
Bên cạnh những tác động tích cực trên báo điện tử cũng tồn tại nhiềuhạn chế cần bàn đến như: độ chính xác của thông tin trên báo điện tử khôngbằng thông tin trên các loại hình báo chí khác; lượng thông tin khổng lồ củabáo điện tử khiến cho người đọc/người tiếp nhận thông tin cảm thấy choángngợp, mất tập trung và đôi khi không có khả năng lựa chọn thông tin nào tốt,đáng tin cậy cho mình Thêm nữa nhiều thông tin trên báo điện tử quá chi tiếthay tủn mủn, sa đà vào giật gân, câu khách Vì chưa có chính sách thắt chặt
an toàn thông tin với báo điện tử nên thông tin trôi nổi và không được xácthực rất nhiều Những tin giật gân, câu khách, không chính xác là hạn chế lớnnhất của báo điện tử Nếu như phát thanh, truyền hình hay báo in có độ thôngtin chính xác cao thì báo điện tử lại hầu như thả trôi chuyện này Do đó, thôngtin trên báo điện tử chưa được bạn đọc tin tưởng so với các phương tiệntruyền thông đại chúng khác
1.1.2 Sức khỏe và giáo dục sức khỏe
- Sức khỏe
Trang 20Từ xưa đến nay, sức khỏe được xem là vốn quý nhất của con người,đồng thời cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triểncủa một xã hội Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế - xã hội, đời sống vậtchất của người dân được nâng cao, vấn đề chăm sóc sức khỏe đã trở thànhmột trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Dưới góc độ triết học, sức khỏe là thuộc tính của sự sống Sống làphương thức tồn tại của những thể protit thông qua quá trình trao đổi chất.Mọi sinh vật sinh ra, tồn tại và phát triển đều cần có quá trình trao đổi chất,quá trình đó là sức khỏe Sức khỏe gắn liền với sự sống Vì vậy, sức khỏe làmột thuộc tính của sự sống loài người Vấn đề đặt ra là sức khỏe tồn tại ởtrạng thái nào, mức độ nào, cần tác động gì để có sức khỏe
Trong quan niệm của triết học phương Đông thì sức khỏe là một thựcthể bao gồm nhiều yếu tố tồn tại trong một trạng thái cân bằng động (conngười luôn hòa đồng với vũ trụ và sức khỏe con người là biểu hiện của sự cânbằng giữa âm và dương) Còn theo quan niệm của triết học phương Tây thì cơthể con người được cấu tạo bởi tế bào và mô Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bảnnhỏ nhất của cơ thể và cơ thể con người được điều hòa bởi hệ thần kinh và hệnội tiết để tạo ra trạng thái cân bằng Nhưng nhìn chung cả triết học phươngĐông và phương Tây đều quan niệm sức khỏe là một trạng thái cân bằng vàbệnh tất là sự lệch ra của trạng thái cân bằng đó
Năm 1978, tại Alma Ata - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra định
nghĩa chuẩn về sức khỏe như sau: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thỏa mái
cả về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay tật Như vậy, người có sức khỏe là người phải hội tụ đủ ba trạng thái: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội” [60, tr 2].
Theo định nghĩa này, trạng thái thỏa mái về mặt thể chất là gồm: hoạtđộng thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục tất cả các hoạt động sống trên đều
ở trạng thái tốt nhất phù hợp với lứa tuổi Trong đó:
Trang 21Sức khỏe thể chất được hiểu là tình trạng bình thường về thể lực, các
chỉ số sinh lý của cơ thể luôn trong trạng thái ổn định, không có dấu hiệu bấtthường (ví dụ: ở người trưởng thành thì huyết áp trung bình 120/80mmHg;nhịp tim trung bình 70 lần/phút; hồng cầu 3,7 triệu ) Các chỉ số sinh lý nàyđược đo, đếm thông qua các biện pháp thăm khám y tế như đo huyết áp, đếmnhịp tim, xét nghiệm các chỉ số máu
Sức khỏe tinh thần được hiểu một cách trừu tượng hơn, đó là tình trạng
tinh thần cảm thấy thoải mái; luôn vui vẻ (cảm thấy sung mãn, tràn đầy sứcsống, làm việc không mệt mỏi, ăn ngon, ngủ tốt, không bận tâm lo lắngchuyện gì ) Trên thực tế những người không hề có biểu hiện của bệnh tật(các chỉ số sinh lý đều hoàn toàn bình thường khi thực hiện các biện phápthăm khám y tế) lại có những bất an về mặt tâm thần như luôn cảm thấy mệtmỏi, chán ăn, mất ngủ (stress tâm lý) hoặc nặng hơn là mắc các chứng nhưhoang tưởng, trầm cảm thì được coi là người không có sức khỏe Sức khỏetâm thần thường không thể đánh giá được bằng các biện pháp y tế thôngthường (đo, đếm, xét nghiệm ) mà phải được đánh giá qua các biện phápthăm khám chuyên ngành tâm lý học hoặc tâm thần học
Sức khỏe xã hội được đánh giá ở một phạm vi rộng hơn, không chỉ đơn
thuần là tình trạng sức khỏe thể chất hay sức khỏe tâm thần mà còn có sự liêntưởng tới một không gian rộng hơn nằm trong môi trường tự nhiên và xã hội
mà người đó đang sống Ví dụ: một người không được coi là khỏe mạnh khi
họ thất nghiệp, bị nghèo đói Một người cũng không được xem là khỏe mạnhnếu như phải sống trong môi trường xã hội thiếu lành mạnh (sống chung vớicác tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm ) hoặc trong một môi trường thiên nhiênkhông đảm bảo (vệ sinh môi trường kém, ô nhiễm không khí, nước ) Mộtngười sống trong hoàn cảnh thiếu thốn các điều kiện sống tối thiểu cũngkhông được xem là khỏe mạnh (theo phân loại đói nghèo của Chương trìnhPhát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) thì người không đảm bảo thu
Trang 22nhập để mua 01 cái bánh mỳ/24 giờ nghĩa là không đảm bảo điều kiện sốngtối thiểu) Sức khỏe xã hội thường có sự liên quan đến nhiều cá nhân trong xãhội.
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng “Sức khỏe là khí huyết lưu thông tinh thần đầy đủ” [36 tr 540].
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30/6/1989 ghi
rõ: “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc” [39, tr 9].
Tóm lại, nói đến sức khỏe là nói đến tất cả các yếu tố tác động đến toàn
bộ đời sống vật chất và tinh thần của một con người, chứ không chỉ đơn giản
là dừng lại ở một yếu tố nào
- Giáo dục sức khỏe
Xét ở góc độ khoa học thì giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dụcchung đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tìnhcảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ,hành vi của con người và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng caosức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
Giáo dục sức khỏe là quá trình dạy - học có mối quan hệ qua lại haichiều tác động giữa người thực hiện giáo dục sức khỏe và người được giáodục sức khỏe Đây là một quá trình trao đổi cung cấp thông tin và nhận phảnhồi từ cán bộ y tế (bác sỹ, điều dưỡng viên chuyên trách về giáo dục sứckhỏe) đến các đối tượng để từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnhtật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫnđến sự thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe
Trang 23Trong thực tế, giáo dục sức khỏe là một phần nhiệm vụ chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe, nó liên quan đến việc thúc đẩy các hành vi lànhmạnh Thông qua giáo dục sức khỏe chúng ta giúp mọi người hiểu rõ hành vicủa họ và biết được những hành vi đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏecủa họ Giáo dục sức khỏe không thể thay thế được các dịch vụ y tế khác,nhưng nó cần thiết để đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Giáo dục sức khỏe khuyến khích những hành vi làm cho sức khỏe tốtlên, phòng ngừa ốm đau, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe Các nhu cầu lợi íchcủa mỗi cá nhân, gia đình, nhóm người, tổ chức và cộng đồng chính là trongtâm của các chương trình giáo dục sức khỏe
Tóm lại, giáo dục sức khỏe là các hoạt động nhằm tác động một cách
có hệ thống đến sự phát triển tinh thần của một đối tượng nào đó nhằm mụcđích giúp cho đối tượng dần có những phẩm chất năng lực để tự bảo vệ sứckhỏe cho bản thân, biết cách tự phòng chống bệnh tật và tham gia vào việcphòng, chống bệnh tật cho những người xung quanh, cho cộng đồng và cho
xã hội Như vậy, việc giáo dục sức khỏe không chỉ mang lại sức khỏe cho một
cá nhân mà còn mang lại sự hưng thịnh cho một xã hội
Giáo dục sức khỏe hiện nay có thể chia thành 3 cấp độ: Cấp độ thứnhất: các cá nhân với gia đình, bạn bè
Cấp độ thứ hai: giáo dục tại cộng đồng
Cấp độ thứ ba: giáo dục trên các phương tiện truyền thông đại chúng.Đây là cấp độ cao nhất Trong đó, báo chí là một phương tiện đại chúng cósức thuyết phục cao nhất, có số lượng công chúng lớn nhất, thông tin từ báochí luôn là những thông tin nhanh nhạy, kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tincủa công chúng
1.1.3 Cộng đồng và giáo dục sức khỏe cộng đồng
- Cộng đồng
Trang 24Khái niệm cộng đồng xuất hiện vào những năm 1940 tại các nướcthuộc địa của Anh Năm 1950, Liên Hợp Quốc công nhận khái niệm pháttriển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như mộtcông cụ để thực hiện các chương trình viện trợ vào thập kỷ 50-60 Có nhiềukhái niệm về cộng đồng được các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội đưa
ra và là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa Theo Midgley (1986) “cộng đồng là một nhóm cư dân sinh sống trong một khu vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản” [25, tr 10]; tuyến thứ hai được Uglade (1985) cho rằng “cộng đồng là một nhóm dân cư có cùng chung những mối quan tâm cơ bản” [25, tr 10].
Cùng với cách hiểu như vậy, Keith và Ary (1988) cho rằng “cộng đồng trước hết là một nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lí, tự xác định mình về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [25, tr 10] Khái niệm này nhấn mạnh yếu tố đại
vực là yếu tố quan trọng tạo nên sự cố kết tập thể bên cạnh các yếu tố huyếtthống, tôn giáo, chính trị
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “cộng đồng là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú, cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [59, tr 601].
Như vậy, cộng đồng là một tập hợp các nhóm người sinh sống có trên địa bàn nhất định, có quyền được tham gia vào những hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục tại địa bàn đó, có chung lợi ích và mối quan tâm nhất định.
- Sức khỏe cộng đồng
Sức khỏe cộng đồng là biểu hiện tổng hợp các yếu tố tự nhiên (bẩmsinh, di truyền) và điều kiện sống của mỗi quốc gia (về lao động, mức sống vệsinh môi trường, văn hóa giáo dục, y tế ) Theo đó, các quốc gia đều cho
Trang 25rằng sức khỏe cộng đồng là một trong những yếu tố hàng đầu phản ánh trình
độ phát triển KT- XH của đất nước và phản ánh rõ chất lượng đời sống của cưdân
Sức khỏe cộng đồng vừa là điều kiện nhưng cũng là mục tiêu của sựphát triển Đảm bảo sức khỏe cho nhân dân là một trong những phương pháphữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển xã hội hiệnđại, sức khỏe lại là một tiêu chí quan trọng để phản ánh mức độ đảm bảoquyền con người, tính nhân văn và sự công bằng xã hội củ mỗi quốc gia Vìvậy, có thể nói rằng chăm sóc sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm của mọingười và toàn xã hội Trong đó, tất cả các ngành có liên quan thì y tế là ngànhđóng vai trò chủ đạo
- Giáo dục sức khỏe cộng đồng
Giáo dục sức khỏe cộng đồng là bộ phận không thể thiếu được trong sựnghiệp chăm sóc và bảo vệ nhân dân Giáo dục sức khỏe cộng đồng giúp chongười dân được tiếp cận đầy đủ và sử dụng hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sứckhỏe để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bảo vệ sức khỏe cho bảnthân, gia đình và cộng đồng
Mục đích của giáo dục sức khỏe cộng đồng là nhằm trang bị kiến thức
và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ độngphòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lốisống và thói quen có hại đối với sức khỏe, tham gia tích cực các hoạt độngbảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng
Do vấn đề “sức khỏe cộng đồng” quá rộng nên chúng tôi đã tiến hànhthu hẹp trong phạm vi nghiên cứu về các vấn đề: báo chí tuyên truyền chủchương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sức khỏe, y tế; báochí phản ánh những vấn đề y khoa, đặc điểm, tình hình dịch bệnh và tư vấnsức khỏe; báo chí hướng dẫn việc sử dụng thuốc, mỹ phẩm an toàn hợp lý vàcác chỉ dẫn về các bài thuốc trong y học cổ truyền; báo chí công bố những
Trang 26thành tựu y tế, những tấm gương tiêu biểu trong công tác chăm sóc và bảo vệsức khỏe cộng đồng.
1.2 Chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục sức khỏe cộng đồng
Ở nước ta việc chăm lo cho sức khỏe người dân luôn được Đảng và
Nhà nước quan tâm Và câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi người dân mạnh khỏe, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe” [36, tr 540] đã trở thành một
quan điểm trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân/cộngđồng Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mối liên hệmật thiết giữa vai trò của cá nhân và vai trò của cộng đồng, trong đó có vai tròcủa quản lý Nhà nước trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân
Nghị quyết Đại hội VII (1991) cũng đã ghi rõ: “Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân phải chuyển mạnh và phát triển theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động; Kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại; Bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của mọi tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân Ngành y tế đối với vai trò nòng cốt, phải phát huy truyền thống “Thầy thuốc như mẹ hiền” và bản chất nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa” [21, tr 423].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 cũng ghi: “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và của mỗi người dân là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội” [21, tr.
Trang 27hạnh được hạnh phúc, ngày càng có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr 434].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng(khóa IX) bàn về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện
thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “Nhiệm
vụ trọng tâm là đẩy mạnh việc phòng chống dịch bệnh đặc biệt là các dịch bệnh mới phát sinh, tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân Nâng cao chất lượng phục vụ của các
cơ sở khám, chữa bệnh và y đức của các y bác sỹ và nhân viên y tế Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế” [21, tr 203].
Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/02/2005 về Côngtác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới cũng khẳng
định: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội Bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ” [37, tr.
4]
Năm 2006, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia y tế dự phòngViệt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020, với mục tiêu: giảm các yếu tốnguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịpthời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh,tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chấtlượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi
Năm 2008, Quốc hội đã ban hành Luật bảo hiểm Y tế trong đó quyđịnh rõ về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng,trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm viđược hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia
Trang 28bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹbảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
Năm 2017, Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cườngcông tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới
đã cụ thể hóa trên 08 quan điểm:
Thứ nhất là tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề cao tráchnhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mỗi người dân; xây dựng
và tổ chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức khoẻ vàtầm vóc người Việt Nam Quan tâm các điều kiện để mỗi người dân được bảo
vệ, nâng cao sức khoẻ, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo
Thứ hai là khuyến nghị, phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phùhợp cho từng nhóm đối tượng, nguồn nguyên liệu, khẩu vị của người Việt.Các sản phẩm, thực phẩm đóng gói phải có đầy đủ thông tin về thành phần,năng lượng, cảnh báo về sức khoẻ trên bao bì Triển khai các chương trình bổsung vi chất cần thiết cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, ngườicao tuổi
Thứ ba là khẩn trương hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về antoàn thực phẩm Thực hiện việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánhgiá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc
Thứ tư là tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống và cai nghiện matuý Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá
Thứ năm là đổi mới căn bản giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tậpluyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhàtrường Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể Tăng cường côngtác y tế học đường
Thứ sáu là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởngxấu từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khoẻ Tập trung nguồn
Trang 29lực xây dựng, nâng cấp các hệ thống cấp thoát nước; bảo đảm người dân đượctiếp cận sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; xử lý chất thải; khắc phục ônhiễm các dòng sông, các cơ sở sản xuất Tăng cường cải tạo, hạn chế san lấp
hệ thống kênh rạch, hồ ao; chống lạm dụng hoá chất trong nuôi trồng
Thứ bảy là cần phát huy hiệu quả các thiết chế, đẩy mạnh các hoạtđộng văn hoá, thể thao Tăng cường tuyên truyền, vận động xây dựng nếpsống văn minh, lối sống lành mạnh, vệ sinh; xoá bỏ các tập tục lạc hậu ảnhhưởng xấu đến sức khoẻ
Thứ tám là cần triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảmhoạ, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động; phòng, chống tainạn, thương tích, cháy, nổ, bệnh nghề nghiệp
Tám quan điểm chỉ đạo trên đã được quán triệt và phát huy tác dụngtrong suốt thời gian qua
Từ những cơ sở lý luận về sức khỏe và những quan điểm chỉ đạo củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nêu trên chúng ta có thể nhận thấyrằng việc giáo dục sức khỏe cộng đồng là vô cùng quan trọng Và để tiếnhành tốt công tác dự phòng bệnh tật không có gì hiệu quả hơn bằng việctruyền thông về giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí Hay nói cách khác,truyền thông về giáo dục sức khỏe cộng đồng là phương pháp tối ưu và hiệuquả trong công tác phòng bệnh
1.3 Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay
Erving Goffman được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm “đóngkhung” vào năm 1974, trong cuốn Frame analysis: An essay on theorganization of experience Theo Goffman, “khung” chính là những giản đồcủa sự diễn giải (schemata of interpretation) cho phép con người “xác định,tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến diễn ra trong cuộc
Trang 30sống của họ” Sự đóng khung này được hiểu là quá trình tổ chức các kinhnghiệm, tìm ra ý nghĩa của chúng trong sự tham chiếu tới những nhận thứcsẵn có Sức mạnh của việc đóng khung chính là ở chỗ con người buộc phảiviện tới các hệ thống quen thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức,huyền thoại để có thể diễn giải về một hiện tượng bất kỳ trong đời sống xãhội.
Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chứckinh nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết nàycho lĩnh vực hẹp hơn là truyền thông đại chúng Trong bài phân tích về di sảncủa Goffman, Gamson William cho rằng quá trình đóng khung của báo chí là
“gần như hoàn toàn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên Cả nhà báolẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiếntạo mang tính xã hội (social construction), mà chỉ đơn giản xem nó là việcphóng viên phản ánh lại sự kiện” Theo Gamson, việc đóng khung chính làquá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì đượcnhấn mạnh Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã đượcđóng gói” Khung được Gamson định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” củacái thế giới đã-bị-gói kia, giúp “giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng nhưgợi ý xem đâu mới là vấn đề cần xem xét”
Định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thôngđại chúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman: “Quá trình đóng khung chủyếu liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience) Đóngkhung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồilàm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vàomột cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/vàmột cách xử lý nào đó”
Một điểm thú vị là mặc dù lý thuyết đóng khung được áp dụng trướchết cho văn bản viết, thì bản thân hành vi “đóng khung”, theo nghĩa đen, lại
Trang 31dùng cho hình ảnh Việc áp dụng lý thuyết này vào phân tích hình ảnh là kháhữu dụng, bởi hình ảnh là một công cụ đóng khung rất mạnh, khi mà côngchúng dễ dàng chấp nhận nó một cách vô thức hơn văn bản viết PaulMessaris và Linus Abraham chỉ ra rằng: “Nếu như tác động của quá trìnhđóng khung phụ thuộc chủ yếu vào việc các bộ khung được mặc nhiên côngnhận, vì công chúng chẳng hề có ý thức gì về nó, thì rõ ràng, bất cứ điều gì cóthể làm thay đổi nhận thức của công chúng đều có thể tạo ra khác biệt đáng kểtới kết quả cuối cùng của cả quá trình”.
Lý thuyết này do Erving Goffman –nhà tâm lý xã hội học người Mỹgốc Canada đề xuất vào năm 1974 Theo đó, đối với hoạt động báo chí -truyền thông, quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn vàlàm nổi bật thông tin về sự kiện và vấn đề thời sự Đóng khung có thể có cáchhiểu hiểu là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làmcho nó nổi bật lên trên văn bản và chiến dịch truyền thông bằng cách nhấnmạnh vào một cách đặt vấn đề nào đó, một cách lý giải, một cách đánh giáđạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó Nói chung là, thiết kế và chọn lựathông điệp phù hợp với nhãn quan của nhà truyền thông
Lý thuyết đóng khung có thể vận dụng vào các chương trình, kế hoạchhay chiến dịch truyền thông được thiết kế, xây dựng một cách có chủ đích vớicác mục tiêu, hoạt động cụ thể
Lý thuyết đóng khung có ý nghĩa quan trọng đối với các chiến dịchtruyền thông hay tuyên truyền chính trị, với các báo chính trị, trong tuyêntruyền chính trị
1.4 Vai trò của báo chí trong việc giáo dục sức khỏe cộng đồng
Trong tình hình phát triển của xã hội hiện nay, những thông tin thời sựchính trị, kinh tế, VH-XH luôn được cập nhập trên các phương tiện thôngtin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo in, báo điện tử Báo chí làmột trong những phương tiện truyền thông đại chúng có tính chất quyết định
Trang 32đến sự thành công trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏecộng đồng.
Khi đời sống xã hội được nâng cao, vấn đề sức khỏe càng được coitrọng vì “có sức khỏe là có tất cả” Chính vì vậy, mỗi người dân luôn nêu caotinh thần chăm sóc sức khỏe, không chỉ cho mình mà còn cho những ngườithân yêu nữa Báo chí là một trong những kênh truyền tải, phổ biến tin về y tếnói chung và thông tin về sức khỏe nói riêng Đối với các tờ báo, tòa soạn báovấn đề y tế luôn được chú trọng đăng tải như: tuyên truyền các chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực y tế;chiến lược phát triển ngành y, dược, các văn bản, Đề án do chính phủ phêduyệt; các thông tin khoa học y học của các chuyên gia có ý nghĩa đối vớicông tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; hay những văn bản, chỉ đạo củangành y tế nhằm truyền tải những thông tin y tế một cách nhanh nhất, chínhxác nhất đến với nhân dân
Qua báo chí người dân cũng thu nhận được những thông tin về đườnglối, chính sách của Đảng; và qua báo chí người dân có những thông tin phảnhồi đến các nhà quản lý hoạt động chính sách Ví dụ như hiện tượng tăng giáthuốc, có thể nói báo chí là yếu tố chính cho cho giá thuốc bình ổn trên thịtrường Như vậy là báo chí đã phát huy dư luận xã hội, hướng dẫn dư luận xãhội, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ, công bằng, văn minh
Thực hiện vai trò vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các đoànthể vừa là diễn đàn của nhân dân, báo chí đã tăng cường phản ánh ý kiến vàthu hút trí tuệ của nhân dân đóng góp vào công tác giáo dục sức khỏe cộngđồng, đồng thời phê phán những quan điểm lệch lạc, đề cao cảnh giác, chốnglại những tiêu cực, gây rối trong lĩnh vực y tế Báo chí đã hướng dẫn ngườiđọc trước hết bằng những thông tin bổ ích về sức khỏe, nâng cao hiểu biết vàđáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh của nhân dân, hướng dẫn, hình thành dưluận đúng đắn và thị hiếu lành mạnh Theo đúng tôn chỉ mục đích đã định,
Trang 33hoạt động đúng pháp luật, tuân theo sự quản lý về mặt nhà nước phải trởthành nền nếp làm việc của các cơ quan báo chí.
Các thông tin về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trên báo chí đãgiúp cho con người tìm kiếm được các kiến thức, hiểu biết, từ đó trao đổinhận thức và hành vi đối với các vấn đề sức khỏe Ví dụ các thông tin đăng tải
về tác hại của việc hút thuốc lá dẫn tới khả năng bị ung thư đã khiến số ngườihút thuốc lá giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây Hay những thông tin vềthực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến cho mọingười cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thực phẩm và sử dụng thực phẩm mộtcách có chọn lọc hơn; thông tin về phở có hóoc - môn khiến cho người ăn phởgiảm hẳn, các hàng phở phải kí cam kết phở không chứa hóoc - môn Đặcbiệt, đầu năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định 100/2019/NĐ-CP
đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, qua đó rất nhiều quyđịnh mới về việc xử lý trong lĩnh vực giao thông, trong đó ngoài nội dung rấtđược mọi người quan tâm là việc cấm việc lưu thông mà trong hơi thở hoặctrong máu có nồng độ cồn còn có rất nhiều quy định mới, tăng nặng mức xửphạt giao thông cũng như quy định xử phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe(bằng lái), tạm giữ giấy tờ, phương tiện… qua đó người sử dụng rượu bia khitham gia giao thông giảm hẳn, và các vụ tai nạn giao thông do người điềukhiển phương tiên cũng giảm đi rõ rệt
Báo chí cũng là nơi cập nhập, đăng tải những tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong lĩnh vực y tế trong nước cũng như trên thế giới Cụ thể như về nguyênnhân, triệu chứng, cách phòng, chữa các loại bệnh, căn bệnh hiểm nghèo;đồng thời báo chí còn cung cấp cho công chúng có thể dễ dàng tìm thấynhững thông tin y học bổ ích như: kỹ thuật ghép gan cho trẻ em, hay ghép Tếbào gốc cho người mắc bệnh về máu… điều chế thuốc chữa bệnh HIV những thông tin trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình vàcộng đồng
Trang 34Tóm lại, vai trò báo chí đối với vấn đề thông tin giáo dục sức khỏecộng đồng là vấn đề không thể phủ nhận trong thời gian qua Vấn đề cần đặt
ra trong thời gian tới là phải nâng cao sự hiểu biết của công chúng về vấn đềtruyền thông để thực hiện công việc này tốt hơn Các nhà chuyên môn y tếcần phải nhận thức được rằng truyền thông về giáo dục sức khỏe cộng đồng là
sự đầu tư cần thiết
1.5 Tiêu chí về thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí
Thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí có ý nghĩa quantrọng Và để đánh giá chất lượng của thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồngtrên báo chí cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Thứ nhất, thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải bám sát quan
điểm, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực y tếnói chung và giáo dục sức khỏe cộng đồng nói riêng, đặc biệt với tình hìnhdiễn biến thực tế Ví dụ, dịch cúm AH5N1, dịch sởi, dịch sốt vi rút, dịchEbola, dịch tả lợn Châu phi hay mới đây là đại dịch COVID - 19 đã làm ảnhhưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội và sức khỏe con người
Thứ hai, là thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải đi sâu, đi sát
vào thực tế, phản ánh tình hình sức khỏe, dịch bệnh đang diễn ra, những vấn
đề nổi cộm của ngành y và những vấn đề mà độc giả quan tâm
Thứ ba, là thông tin phải, đảm bảo tính định hướng nên cần phải chính
xác Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với tất cả các cơ quan báo chí,nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tính mạng conngười, đó là lĩnh vực Y tế Sự xác thực của thông tin giáo dục sức khỏe cộngđồng là yêu cầu mang tính bắt buộc, bên cạnh đó thông tin về giáo dục sứckhỏe cộng đồng cũng mang tính định hướng dư luận, định hướng công chúngbáo chí Bởi hiện nay có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong ngành y tế, nếu thôngtin đưa ra không chính xác, thiếu định hướng sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn Thông
Trang 35tin y tế phải lấy được từ các nguồn chính thống: bộ, sở y tế, những cán bộ,chuyên gia của ngành y.
Thứ tư, là thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải nhanh nhạy, kịp
thời Bản chất để làm nên một tác phẩm báo chí về thông tin giáo dục sứckhỏe cộng đồng đó là tính nhanh nhạy của thông tin Giá trị của thông tin nằm
ở chỗ thông tin đó có mới hay không Trong xu thế cạnh tranh thông tin nhưhiện nay, mạng xã hội, kênh truyền thông đa phương tiện cũng có khả năngcập nhập thông tin rất nhanh Nếu không phát huy được lợi thế của mình, báochí sẽ dần mất đi công chúng
Thứ năm, thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải chính xác, cụ
thể, đầy đủ, ngắn gọn, súc tích để người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu, dễ nhớ, phùhợp với mọi đối tượng độc giả Nếu quá dài, không chỉ làm đối tượng khó tiếpnhận, khó nắm bắt được nội dung
Thứ sáu, thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí phải thiết
thực, bổ ích đối với công chúng Đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng.Nếu như trước đây thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí về cơbản là đơn chiều, thì ngày nay thông tin của báo chí là đa chiều Do đó, nếuthông tin đưa lại không có nội dung hoặc nội dung không hấp dẫn, gần gũi,thiết thực thì sẽ dẫn đến sự nhàm chán Tất cả các cơ quan báo chí phải tuânthủ những nguyên tắc, yêu cầu chung như đã nói ở trên Thông tin giáo dụcsức khỏe cộng đồng trên báo chí cũng không nằm ngoài ngoại lệ này Nộidung thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải vừa phù hợp, khách quanvừa mang tính định hướng chính trị
Ngoài ra, báo chí còn là nơi kết nối giữa bạn đọc với mình, tính tương
tác phải được đặt lên hàng đầu Bởi báo chí là nơi truyền tải thông tin đến vớibạn đọc, nhất là báo chí thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng thì việc thôngtin không chỉ dừng ở một phía, mà báo chí phải nhìn nhận cách đánh giá, tiếpnhận thông tin từ độc giả để có hướng điều chỉnh cho đúng Nhiều thông tin
Trang 36chuyển tải có phù hợp hay không? Có thực sự cần thiết với bạn đọc haykhông? Có tác dụng giáo dục thế nào? Ngược lại, nếu như cùng một vấn đề
mà báo chí cứ cày xới nhiều lần, không có sự đổi mới trong cách tiếp cận nộidung thông tin cũng như những hình thức diễn đạt sẽ làm cho bạn đọc nhàmchán không muốn tiếp cận nữa Sức khỏe và thông tin giáo dục sức khỏe cộngđồng là một trong những lĩnh vực xã hội chú trọng quan tâm, do đó tác giảviết bài phải đưa những thông tin chính xác, đáp ứng yêu cầu trên
Để thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí có được hiệuquả tốt hơn đến với bạn đọc thì báo chí cần phải có những cách tiếp cận cũngnhư có những biện pháp cụ thể khác nhau, song về cơ bản đều có một số biệnpháp tương đồng như tăng lượng phát hành, hướng tới hoạt động của một sốtòa soạn độc lập, phát triển đội ngũ cộng tác viên
Tiểu kết chương 1:
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận
và thực tiễn về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí với
các khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn như: “Báo chí”, “Sức khỏe và giáo dục sức khỏe”, “Cộng đồng và giáo dục sức khỏe cộng đồng” Cũng
trong chương 1 này, tác giả luận văn đã tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dụcsức khỏe cho cộng đồng
Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã phân tích vai trò của báo chí với vấn
đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay và làm rõ các tiêu chí trong thôngtin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí như: thông tin giáo dục sức khỏecộng đồng phải bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sáchcủa Nhà nước; thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải mang đi sâu, đi sátvào thực tế, phản ánh tình hình sức khỏe, dịch bệnh đang diễn ra; thông tinđảm bảo tính định hướng nên cần phải chính xác; thông tin phải nhanh nhạy,
Trang 37kịp thời; phải thiết thực, bổ ích đối với công chúng; thông tin phải mang tínhtương tác.
Những phân tích và lí giải ở chương 1 sẽ là cơ sở để khảo sát, nghiêncứu, phân tích rạch ròi, tỉ mỉ về nội dung và hình thức của thông tin về vấn đềgiáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay ở chương 2 của luận văn
Trang 38CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THÔNG TIN GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
TRÊN CÁC BÁO ĐƯỢC CHỌN KHẢO SÁT 2.1 Vài nét về các báo được chọn khảo sát
2.1.1 Báo Sức khỏe và Đời sống
Báo Sức khỏe và Đời sống có tên gọi ban đầu là báo Sức khỏe, cho đếnngày 4/10/1995 báo đổi thành tên là Sức khỏe và Đời sống
Báo Sức khỏe và Đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế Là diễnđàn vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe toàn dân, có chức năng tuyên truyền vềnhững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nướctrong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; thông tin về mọi mặthoạt động của ngành Y tế và đời sống xã hội
Nhiệm vụ của báo Sức khỏe và Đời sống là tuyên truyền các đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực y tế
và các lĩnh vực khác có liên quan đến sức khỏe cộng đồng; thông tin về mọimặt hoạt động trong lĩnh vực y tế và các vấn đề có liên quan, về chiến lược,chính sách và các kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành y tế; phản ánh vàhướng dẫn dư luận xã hội trên lĩnh vực y tế, tạo diễn đàn cho các nhà quản lý,các nhà khoa học, các cán bộ làm công tác chuyên môn trong ngành y tế vàquần chúng nhân dân trao đổi thông tin về lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm, đềxuất ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan trong lĩnh vực y tế; pháthiện và nêu gương người tốt, nhân tố mới trong ngành y tế; phản ánh đấutranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trongngành y tế và xã hội; giới thiệu các thành tựu trong lĩnh vực y học, dược học,văn hóa, xã hội cùng các lĩnh vực khác liên quan tới y tế trong nước và quốc
tế để góp phần nâng cao kiến thức và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc; tổ chứccác hoạt động, cung cấp và phục vụ thông tin dưới các hình thức xuất bản các
Trang 39ấn phẩm, hội thảo khoa học giới thiệu các thành tựu và sản phẩm trong lĩnhvực y tế.
Báo Sức khỏe và Đời sống hiện có 5 ấn phẩm báo chí và 1 trang điện
tử Báo Sức khỏe và Đời sống phát hành 4 kỳ/tuần, 16 trang, khổ 29x42cm, racác ngày 3-5-7 và chủ nhật hàng tuần Với đặc thù của mình, báo Sức khỏe vàĐời sống có những lợi thế hết sức to lớn trong công tác thông tin phản ánh vàgiáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí mà không phải tờ báo, tạpchí nào cũng có được
2.1.2 Báo Gia đình và Xã hội
Báo Gia đình và Xã hội là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Dân số - Kếhoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế
Báo xuất bản số đầu tiên vào ngày 09/04/1999, phát hành 1 kỳ/tuần.Đến tháng 05/2001, tăng 3 kỳ/tuần, gồm 2 số thường, một số cuối tuần (ấnphẩm phụ) và một số cuối tháng Tháng 12/2002, tăng thành 4 đầu báo vớitổng số 20 ấn phẩm/tháng (gồm 3 số thường và 1 số cuối tuần); 1 tuần sancuối tháng (1 kỳ/tháng); 2 chuyên đề cho vùng sâu, vùng xa/tháng Những ấnphẩm này phát hành ổn định từ đó đến tháng 6/2007 số cuối tuần có sự thayđổi về hình thức, khổ nhỏ hơn (29x27cm), tách riêng số báo, tạo phong cáchriêng khác biệt với 3 số thường, đồng thời tiện lợi cho việc sử dụng; ngoài racòn phát hành thêm phụ trương Mẹ & bé, Sức khỏe Hệ thống phát hành rộngrãi trên cả nước Báo Gia đình và Xã hội có trang điện tử từ năm 2006
Trong những năm qua, Báo Gia đình và Xã hội là công cụ truyền thông
có hiệu quả đối với công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế,chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng cuộc sống; giáo dục về sứckhỏe sinh sản; giới thiệu các tấm gương sáng của ngành; cung cấp cho bạnđọc những thông tin bổ ích về gia đình, xã hội và đời sống kinh tế, chính trịcủa đất nước Với 20 năm phát triển và trưởng thành, ngoài việc làm tốt cácnhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Ngành giao phó, Báo Gia đình &
Trang 40Xã hội đã tổ chức được nhiều chương trình xã hội - từ thiện có ý nghĩa thiết
thực như Chương trình Tặng quần áo cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; Chương trình Xe lăn cho người khuyết tật.
2.1.3 Báo Lao động
Báo Lao động là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam Đây là một trong những tờ báo lâu đời và có ảnh hưởng lớn trong hệthống báo chí của nước nhà
Chỉ sau khi thành lập 1 tháng, ngày 14/7/1929, Ban chấp hành Trungương lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã ra chỉ thị về việc thành lậpmột tổ chức công đoàn tại Bắc Kỳ Ngày 28/7/1929, Tổng Công hội Đỏ Bắc
Kỳ được thành lập, ông Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Trung ương lâm thờiĐông Dương Cộng sản Đảng được cử làm Trưởng ban Trị sự
Hai tuần sau, với sự giúp đỡ của một cơ sở Đảng, ngày 14/8/1929, một
tờ báo in bằng bản đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp một mặt nhẵn, khổ22x30cm, lấy tên là báo Lao động đã ra đời trong căn phòng nhỏ 10m2 ở ngõThông Phong, phố Hàng Bột, Hà Nội
Ngày 3/12/1989, số 1 của Lao động Chủ nhật phát hành Đầu tháng3/1990, Báo ra loạt phóng sự điều tra về tín dụng ở nước hoa Thanh Hươngcủa Nguyễn Văn Mười Hai
Năm 1995, báo Lao động đã được mời tham dự triển lãm quốc tế tạiParis và Le Havre (1996) Tại triển lãm này, tờ Courrier International bìnhchọn báo Lao động là tờ báo nổi tiếng cùng 200 tờ báo khác trên thế giới
Hiện nay, Báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử
Về nội dung, Báo luôn giữ vững quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất
cả các lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật Đối