8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Đánh giá chung về tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên báo chí Nam Định
2.4.1. Thành công
2.4.1.1. Về nội dung
Ban lãnh đạo báo Nam Định đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức một cách bài bản, có hệ thống và kịp thời tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; kịp thời cập nhập, chuyển tải những thông tin về tiến độ thực hiện quy hoạch, đề án phát triển sản xuất, hiến đất, kinh nghiệm huy động nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống và vật nuôi.... tại các xã, huyện, thị của tỉnh Nam Định nói chung và 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa
Hưng nói riêng. Ngay từ những ngày đầu, công tác tuyên truyền đã làm cho mọi người dân hiểu được những thuận lợi trước mắt, lâu dài và bền vững của chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, báo chí Nam Định trong đó có báo in, báo điện tử, PT-TH tỉnh Nam Định đã làm thay đổi nhận thức của những người dân từ chồ hiểu “xây dựng NTM là một dự án của Nhà nước” đến nhận thức “xây dựng nông thôn bằng nhiều nguồn lực, trong đó, nguồn lực trong dân là chủ yếu”. Báo chí đã xóa bỏ những tư duy trông chờ, ỷ lại của một nhóm người dân trong tỉnh còn nhận thức sai lệch về vấn đề xây dựng NTM mà thay vào đó, nhờ vào cách tuyên truyền của báo chí, chính sách của Đảng và Nhà nước một bộ phận không nhở cán bộ, nhân dân trong tỉnh Nam Định nói chung và 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng thuộc diện khảo sát nói riêng đã cơ bản nhận thức rằng: cốt lõi của xây dựng NTM chính là thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống người dân, từ đó có thế thực hiện nhanh chóng và bền vững được các tiêu chí NTM theo quy định.
Qua quá trình khảo sát thực trạng báo chí Nam Định tuyên truyền về xây dựng NTM (khảo sát 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng năm 2017) tác giả luận văn thấy rằng hoạt động tuyên truyền về xây dựng NTM của báo chí Nam Định nhìn chung cũng đã bám sát vào các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Thông tin kịp thời đến bạn đọc thực tiễn công tác xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định nói chung và 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng thuộc diện khảo sát nói riêng. Các chuyên mục, chuyên đề trên báo in Nam Định, báo điện tử Nam Định, Đài PT-TH Nam Định đã phát hiện, tuyên truyền nhân rộng được nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM: có nhiều tập thể cá nhân góp đất làm đường, góp công sức của 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng đã giúp cho cán bộ, đảng viên và người dân đều hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM.
Thông qua báo chí các thông tin phổ biến những quan điểm, đường lối của Đảng ta về công tác xây dựng NTM, hoạt động tuyên truyền của các chuyên mục, chuyên đề được thiết kế trên báo in Nam Định, báo điện tử Nam Định, Đài PT-TH Nam Định đã góp phần nâng cao nhận thức, thống nhất hành động và quyết tâm huy động mọi tàng lóp nhân dân đóng góp thực hiện chương trình theo từng dự án cụ thể, tạo phong trào xã hội hóa mạnh mẽ trong quá trình xây dựng NTM. Đồng thời khuyến khích nông dân vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; kêu gọi các nguồn tài chính hợp pháp và con em quê hương đang làm việc, sinh sống xa quê góp vốn để xây dựng NTM.
Ngoài ra, báo chí Nam Định bao gồm: báo in Nam Định, báo điện tử Nam Định, Đài PT-TH Nam Định cũng đã thông tin kịp thời đến bạn đọc một số hạn chế như: sự việc một số Đảng viên trong quá trình thực hiện tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM ở 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng vẫn có người ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước; năng lực lãnh đạo còn non yếu, thụ động; cán bộ làm công tác xây dựng NTM cấp huyện, xã còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm, kinh nghiệm còn hạn chế. Để từ đó các đơn vị có cách nhìn cụ thể, đầy đủ để cùng vào cuộc thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM. Việc đăng tải các tin, bài ở 2 huyện (57 xã) Nghĩa Hưng và Hải Hậu về xây dựng NTM ở Nam Định, để so sánh với các huyện khác, các huyện, thị khác của tỉnh bạn và trong cả nước từ đó rút ra kinh nghiệm, cách làm phù họp với điều kiện của từng địa phương để Chương trình xây dựng NTM về đích.
2.3.1.2. Về hình thức
Những năm gần đây báo Nam Định và Đài PT-TH Nam Định đã có rất nhiều cải tiến về mặt hình thức. Mỗi loại hình báo chí đều có những đặc điểm khác nhau về hình thức, cách trình bày nhưng luôn có chung một điểm là làm sao chuyển tải thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất đến với công
chúng. Nội dung phải đi liền với hình thức đẹp và bắt mắt. Vì vậy, cơ quan báo chí Nam Định đã chú trọng đến hình thức thể hiện thông tin trên báo chí nhất là đối với vấn đề xây dựng NTM.
Đối với báo Nam Định, việc thiết kế, trình bày tờ báo càng đơn giản sẽ dễ dàng giúp cho bạn đọc tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hiện tại, các trang báo của Báo Nam Định được phân bố khá là khoa học, hợp lí, ngoài một bài đinh thì thường kèm theo khoảng 5 tin, và các ảnh minh họa làm chồ nghỉ mắt cho độc giả, tránh được sự đơn điệu.
Các tác phẩm báo chí tuyên truyền về xây dựng NTM được thể hiện đa dạng, phong phú với nhiều dạng thể loại, trong đó chủ yếu là thể loại tin đã đáp ứng được nhu cầu của công chúng trong việc cập nhập thông tin nhanh, nóng, rút ngắn thời gian. Các bài viết đã đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn của quá trình xây dựng NTM ở 2 huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu trong diện khảo sát thực hiện xây dựng NTM. Nhiều bài báo đạt giải thưởng cao trong đợt Dự thi tại chuyên mục: Bài dự thi “Báo chí với chủ đề đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIX vào cuộc song” tại trang 1 của báo in.
Đối với truyền hình có thế mạnh là hình ảnh động và âm thanh, Đài PT- TH Nam Định đã tận dụng tối đa lợi thế này để nâng cao chất lượng phản ánh, đổi mới hình thức của các phóng sự, chuyên đề. Các chương trình, chuyên mục truyền hình về “Nông nghiệp nông thôn”, “Chuyện nhà nông”, “Nhịp cầu nhà nông”... luôn được đối mới hình thức trình bày để khán giả không thấy nhàm chán.
2.4.2. Hạn chế
Mặc dù đã có những thành công nhất định trong cách thức tuyên truyền xây dựng NTM trên báo chí Nam Định, nhung trong năm 2017, báo chí Nam Định trong quá trình tuyên truyền về chưong trình xây dựng NTM tại 2 huyện
Hải Hậu và Nghĩa Hưng cũng có một số hạn chế mà chúng ta dễ dàng nhận ra như:
2.4.2.1. Về nội dung
Thứ nhẩt, nội dung tuyên truyền phô biến các văn bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ket quả khảo sát trên báo chí Nam Định cho thấy, báo chí đã đề cập đến những nội dung cần tuyên truyền về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên mảng nội dung thông tin, phổ biến các văn bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM còn ít được tuyên truyền. Trong tổng số 643 tác phẩm báo chí được đăng tải, phát sóng thì mới chỉ có 82 tác phẩm báo chí phản ánh về các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian này có nhiều văn bản có liên quan, quan trọng mà vẫn chưa được trình bày như: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009: Quyết định về việc Ban hành Bộ tiêu chỉ Quốc gia về nâng thân mới của Chỉnh phủ;
Thông tư sổ 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009: Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010: Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020...
Qua khảo sát trên báo chí Nam Định năm 2017, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay báo Nam Định tuyên truyền các văn bản của Đảng và Nhà nước chủ yếu theo thời vụ, khi có dự thảo hoặc văn bản này được thông qua và ban hành. Song không phải văn bản nào cũng đêu được báo tuyên truyên mà tùy thuộc vào từng loại văn bản, chức năng nhiệm vụ của báo, đối tượng độc giả, lĩnh vực văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh. Đó là lí do mà việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM của tỉnh Nam Định nói chung và 2 huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu nói riêng còn ít được báo Nam Định quan tâm.
Bên cạnh đó các bài viết giới thiệu về các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng NTM thường khô khan, khó hấp dẫn và có nhiều những văn bản chứa nội dung rất dài, ngoài ra, mức độ quan tâm của độc giả cũng không giống nhau. Một số cán bộ lãnh đạo và quản lý cơ quan báo còn chủ quan cho rằng:
việc tuyên truyền các văn bản của nhà nước về xây dựng nông thôn mới đã có cổng thông tin của Sở Nông nghiệp, Văn Phòng Điều Phối xây dựng NTM, các tờ rơi, tờ gấp do Sở Nông nghiệp ban hành, như vậy báo chí không cần phải thông tin.
Nhưng trên thực tế, có rất ít độc giả tự thấy cần thiết và chủ động tìm kiếm thông tin về các văn bản liên quan đến xây dựng NTM, để rồi tìm đến với cổng thông tin của Sở Nông nghiệp, tài liệu tuyên truyền của sở Nông nghiệp Nam Định. Hơn nữa, số lượng độc giả thường xuyên của báo chí Nam Định lại chiếm phần lớn trong công chúng ở Nam Định. Khảo sát 300 độc giả của 3 huyện, thành phố cho thấy có 191 (chiếm 63,7%) người thường xuyên đọc, nghe, xem các phương tiện báo chí Nam Định. Vì vậy, nếu báo Nam Định thực sự quan tâm và tổ chức đăng tải nội dung tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến xây dựng NTM, thì sẽ góp phần phổ biến các văn bản này đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân không chỉ ở hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu trong diện khảo sát mà còn các huyện, địa phương khác trong tỉnh Nam Định thực sự quan tâm và tổ chức đăng tải nội dung tuyên truyền các văn bản pháp luật.
Có thể báo chí Nam Định còn đưa ra nhiều lý giải khác nữa cho việc ít đăng tải các bài tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến xây dựng NTM, trong đó đặc biệt là Quyết định sổ 800/QĐ- TTg ngày 4/6/2010: Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020... song so sánh với sự vào cuộc của nhiều báo Trung ương như: Tạp chí Cộng sản, báo Nông nghiệp Việt Nam, báo Lao Động, Báo Đại Đoàn Kết, báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên,
báo Nông thôn ngày nay, báo Hà Nội Mới; các báo địa phương như: Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Hưng Yên.... Với hàng loạt các bài viết phản ánh tiến trình ra đời của các văn bản của Đảng Nhà nước về xây dựng NTM thì rõ ràng là công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản về xây dựng NTM trên báo Nam Định chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ hai là, ít những bài viết mang hơi thở cuộc song, việc phát hiện gương điển hình trong xây dựng nâng thôn mới cỏn hạn chế
Đe bài báo thực sự hấp dẫn độc giả, ngoài việc chọn đề tài và hình thức thể hiện, các chi tiết sống động về người thật việc thật trong tác phẩm có vai trò quan trọng, nó đem đến cho tác phẩm độ tin cậy cao hơn, mang hơi thở cuộc sống và trong bài viết, như vậy tăng hiệu quả tuyên truyền.
Không phải ngẫu nhiên mà các bài viết thuộc thể loại phóng sự, điều tra lại thường thu hút sự chú ý của độc giả. Sức hấp dẫn của bài phóng sự không chỉ ở đề tài “nóng” của nó, mà còn bởi đặc trưng và yêu cầu khi viết thể loại này, do đó, đòi hỏi phóng viên phải đi thực tế, trực tiếp đến cơ sở, đến nơi diễn ra hoạt động, sự kiện, chứng kiến tận mắt sự việc, sau đó sử dụng bút pháp để giúp độc giả cảm nhận được sự việc dưới cái nhìn của “người chính kiến” đó. Nếu phóng viên không đi thực tế mà chỉ ngồi ở nhà để viết thì tác phẩm dùng nhiều số liệu cũng trở nên khô cứng, kém hấp dẫn. Thực tế hiện nay những bài viết gắn với kết quả đi thực tế của phóng viên không nhiều.
Trong tổng số 643 tác phẩm phản ánh về xây dựng nông thôn mới ở 2 huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu được đăng tải trên báo chí Nam Định có đến hơn 100 tin bài về hội nghị, hội thảo hoặc trích dẫn từ báo cáo hội nghị.
Nguồn tư liệu trong các bài viết chủ yếu lấy từ báo sơ kết hàng tháng, hàng hàng quý của xã, huyện đang thực hiện chương trình xây dựng NTM, các ngành, các địa phương, đơn vị; hoặc có ý kiến trả lời phỏng vấn của đồng chí lãnh đạo ngành sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định, Công ty cấp nước Nam Định.... Mặc
dù nguồn tin là chính thống nhưng với cách lấy tư liệu như vậy sẽ làm bài báo trở nên khô cứng, có nhiều bài viết cùng đề tài với nội dung và số liệu tương tự như nhau trên báo. Những bài báo như vậy sẽ kém hấp dẫn. Tất nhiên là khi tác giả không đi thực tế mà vẫn có được bài viết thì sẽ không đem lại hiệu quả tuyên truyền như mong muốn. Việc tiếp xúc với những người thật, việc thật, địa danh thật sẽ đưa hơi thở cuộc sống vào trong bài viết, như vậy mới có tác động lớn.
Ngoài ra, cũng do phóng viên thâm nhập thực tế nên việc phát hiện và biểu dương những tấm gương, những điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới cũng hạn chế. Ket quả khảo sát cho thấy mảng nội dung này được đề cập là con số ít trên báo chí Nam Định. Điều đáng nói ở đây là ở màng này các bài viết thường viết ở dưới dạng tin nhắn, hoặc xuất hiện ở mục “Gương người tốt, việc tốt” nội dung khô khan hoặc những con số được tổng hợp từ hội đoàn thể nào đó mà tác giả muốn đề cập, hoặc ở một vài nhân vật đã được nhiều người biết đến. Ví dụ, trong số các bài viết về mảng đề tài này có:
“Cựu chiến binh hiến 23.836 m2 đất xây dựng nông thôn mới” [Báo in Nam Định, ngày 2/5/2017] Trên thực tế, ở cả hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu có rất nhiều gương điển hình trong tư duy và phương pháp cũng như cách làm hay để thực hiện chương trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, để tiếp cận nhân vật và bài viết không phải dễ dàng bởi rất nhiều người ngại xuất hiện trên báo chí, họ chỉ nghĩ đơn giản là lợi ích cho làng xóm, cho quê hương thì làm chứ không cần phải quảng bá. Ngoài ra, không phải phóng viên nào cũng đủ kiên nhẫn tìm tòi đến những vùng quê, những thôn xóm để gặp nhân vật, thậm chí có khi còn ngại đi cơ sở, mà chỉ qua báo cáo của tổ chức hội đoàn thể nào đó rồi biên soạn thành bài viết.
Trong công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, việc phản ánh và biểu dương những tấm gương điển hình có tác dụng rất lớn, nhằm khích lệ, động viên kịp thời những nhân tố mới, đồng thời là kinh nghiệm quý báu để tiếp tục
triển khai trong giai đoạn tiếp theo, hoặc có thể áp dụng được trong các địa phương chưa thực hiện, ngoài ra hướng dư luận xã hội đến trách nhiệm tham gia các hoạt động nhằm đấy nhanh quá trình xây dựng NTM sớm cán đích.
Đặc biệt thay cho việc đi sâu khai thác những tố chức, đơn vị tập thể có nhiều thành tích trong xây dựng NTM, báo chí cần tuyên truyền về những tấm gương điển hình trong việc khiến đất, hiến ruộng để đóng góp vào cho tập thể là việc làm cũng có, nhưng không nhiều, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
“tấc đất tấc vàng”, ngoài ra, họ phải vất vả với cuộc sống để mưu sinh, mà bỏ cả công việc để đóng góp cho công việc chung.
Nhìn chung trên báo chí Nam Định vẫn còn ít những bài viết về những con người cụ thể, những tấm gương điển hình và còn thiếu thực sự những bài viết mang hơi thở cuộc sống trong quá trình xây dựng NTM ở hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu của tỉnh Nam Định. Điều này hạn chế hiệu quả của hoạt động tuyên truyền xây dựng NTM trên báo Nam Định.
2.3.2.2. Về hình thức
Thứ nhất là thể loại và hình thức chuyển tải thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của độc giả
Những bài viết dưới dạng hình thức tư vấn, phổ biến kiến thức và ý nghĩa kiến giải đáp của các chuyên gia về nông nghiệp nói riêng, xây dựng NTM nói chung trên báo thường thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả, bởi đó là những vấn đề gần gũi với cuộc sống, những điều mà nông dân đang quan tâm, là những thắc mắc càn được giải đáp. Qua khảo sát công chúng ở:
huyện Hải Hậu, huyện Nghĩa Hưng chúng tôi thấy có 51% độc giả được hỏi đã bày tỏ mong muốn thường xuyên nhận được ý kiến của chuyên gia tư vấn về xây dựng NTM trên báo in, báo điện tử, chương trình phát thanh và truyền hình.
Số liệu khảo sát về tình hình xây dựng NTM ở 2 huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu trong năm 2017 cho thấy báo chí Nam Định đã quan tâm đến tư vấn