8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Định hướng cơ bản tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ớ Nam Định trên báo chí Nam Định
3.1.1. Báo chi đi đầu, xung kích trong tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, gắn kết chặt chẽ với tuyên truyền vẩn đề nông dân và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Nhiệm vụ trước tiên của báo chí là phản ánh trung thực đời sống và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tăng cường giá trị hiện thực của báo chí, thu hẹp khoảng cách của báo chí với đời sống xã hội, đòi hỏi báo chí phải giải quyết tốt hai hướng phản ánh: một là khả năng đánh giá, khái quát sâu sắc bản chất của một thời kỳ lịch sử, một bối cảnh xã hội qua những nhận định đúng đắn, có giá trị; hai là làm tròn trách nhiệm của báo chí có giá trị tổng kết thực tiễn của địa phương.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp; trong đó báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng là lực lượng chủ yếu, xung kích, mũi nhọn trong công tác tuyên truyền. Chương trình tiêu quốc gia về xây dựng NTM là chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, với nhiều nội dung lớn, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế mới là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự chung tay đóng góp sức lực của cả hệ thống chính trị, của các lực lượng xã hội, của mồi người dân trong từng thôn, xóm. Nông dân vẫn là lực lượng lớn, chủ thể phát triển KT-XH nông thôn. Làm gì để nông dân cất lên tiếng nói, bày tỏ được tâm tư nguyện vọng, trình bày được ý kiến là nhiệm vụ nặng nề trên vai các nhà báo.
Chính vì vậy, báo chí phải vào cuộc để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng
của nông dân, những đòi hỏi bức xúc ở nông thôn để phản ánh góp phần làm hoàn thiện chính sách vê nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng NTM có kinh tế phát triển, ổn định, hòa thuận, dân chủ, đời sống văn minh, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển bền vững.
Như vậy, điều quan trọng, tiên quyết mà báo chí Nam Định cần phải tiếp tục làm đó là đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân về nội dung, ý nghĩa, kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đề án xây dựng NTM tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ: “...đài phát thanh và truyền hỉnh tỉnh, Báo Nam Định:
có trách nhiệm tuyên truyền thông tin phục vụ yêu cầu của các chương trình và xây dựng chuyên mục trên truyền hình về nông nghiệp, nâng dân, nâng thôn” [69, tr. 34]. Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Nam Định đã có đề nghị các cơ quan báo chí Nam Định: “...liên tục đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền đế nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và tự giác cao trong mọi tầng lóp dân cư góp công, góc sức xây dựng nông thôn mới, lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ xir [27, tr. 8].
Trong giai đoạn tới đây, các cơ quan báo chí Nam Định cần tiếp tục tuyên truyền để góp phần đưa quan điểm của Đảng đi vào thực tiễn đời sống xã hội của nhân dân. Cũng thông qua phản ánh của báo chí, trên cơ sở đó các ngành và cơ quan chức năng nghiên cứu toàn diện các vấn đề nông nghiệp, nông và nông thôn làm cơ sở xây dựng các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn, hợp lòng dân, nhằm thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
3.1.2. Báo chí cần đi sâu vào đổi mới, nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức, phương pháp thể hiện
Với hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo và quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và chính quyền, báo chí Nam Định đã không ngừng vươn lên xây dựng và phát triển cả về quy mô, chất lượng phục vụ, kỹ năng tác nghiệp.
Những năm gần đây, các tin, bài, phóng sự, các chương trình PT-TH đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến nội dung, hình thức tổ chức chương trình cũng như phương pháp thể hiện tác phẩm. Tuy nhiên, những cố gắng đó chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc, khán thính giả. Trên thực tế vẫn còn nhiều bài viết phản ánh chung chung, dài dòng một chiều, ít lượng thông tin mới. Chính vì vậy, trong thời gian tới đây để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh thì các cơ quan báo chí Nam Định càn có sự đổi mới cả nội dung và hình thức phương pháp thể hiện.
Nội dung có ý nghĩa quyết định, nhưng phương pháp và hình thức thể hiện cũng là một yêu tô tác động đên hiệu quà tuyên truyên. Với sự phát triên nhanh chóng của hệ thống báo chí trong cả nước như hiện nay, các cơ quan báo chí Nam Định cũng đứng trước sự cạnh tranh gay gắt nhất với các tờ báo in, các kênh phát thanh truyền hình trung ương và tỉnh bạn. Neu không tự làm mới mình, đổi mới hình thức, phương pháp thể hiện tác phẩm báo chí thì công chúng báo chí sẽ không xem truyền hình, nghe phát thanh cũng như đọc báo của địa phương mà sẽ tìm đến các tờ báo có hình rất đẹp, kênh chương trình hay hơn, hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, việc đổi mới hình thức, phương thức thể hiện các tác phẩm báo chí khi viết về phát triển nông thôn cũng trở thành yêu cầu bức thiết. Nguyên nhân là do đối tượng công chúng của lĩnh vực này chủ yếu là nông dân, có trình độ dân trí thấp thì việc bảo trì đổi mới hình thức, phương pháp thể hiện phù hợp với yêu cầu và khả năng tiếp nhận thông tin chính là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tuyên truyên.