8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định
3.2.1. Tăng cường bám sát chủ trương của Đảng và thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định
Báo chí Nam Định là bộ phận hợp thành của cáo chí cách mạng Việt Nam, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội; là diễn đàn đáng tin cậy của nhân dân luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cùng với các lĩnh vực tuyên truyền khác, báo chí Nam Định đã tập trung tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn. Bên cạnh những kết quả trong công tác tuyên truyền về xây dựng NTM ở Nam Định vẫn chưa xứng với phạm vi, lĩnh vực phản ánh rộng lớn về vấn đề này. Chính vì vậy, các cơ quan báo chí Nam Định cần phải tăng cường bám sát chủ trương của Đảng, và thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện thuộc tỉnh Nam Định trong thời gian tới là điều cần thiết.
Xây dựng NTM là một mảng đề tài rộng lớn trong đó người nông dân đóng vai trò là chủ thể ở nông thôn và có rất nhiều vấn đề xoay quanh đến đời sống xã hội ở nông thôn cần phải phản ánh. Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định có thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng NTM.
Thực tế hiện nay, ở một số xã thực hiện thí điểm xây dựng NTM đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc, sản xuất manh mún, đầu ra cho sản phẩm bấp bênh; năng lực trình độ cán bộ cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Nhiều địa phương còn quá chú trọng vào một lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, ỷ lại vào nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh cấp mà chưa chủ động tìm nguồn vốn xã hội. Nhiều mô hình kinh tế được tổ chức ồ ạt, được tung hô sẽ mang lại đời sống cao cho người dân nhưng lại không thể nhân rộng. Đời sống của người dân ở nhiều khu vực chưa thực sự được
nâng cao. Vai trò chủ thể của người nông dân nông thôn chưa được phát huy, người dân chưa thấy được bản thân mình trong việc xây dựng NTM.
Nhưng mặt khác, tỉnh Nam Định cũng có khó khăn vì có cả đồng bằng và biển nên gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng NTM, đó là khó khăn về giao thông, có nhiều vùng khó khăn thì phóng viên ngại khó, ngại khổ không đến tận nơi. Chính vì vậy mà thông tin phản ánh về phát triển nông thôn ở một số khu vực ven biển ít hơn nhiều so với khu vực đồng bằng. Trong khi đó, những người nông dân ở những vùng khó khăn họ lại rất mong muốn nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước thông qua việc báo chí phản ánh.
Ngược lại, thông qua việc báo chí phản ánh, công chúng báo chí cũng sẽ có điều kiện hiểu thêm về những vùng còn khó khăn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng sẽ có những điều chỉnh về mặt cơ chế, chính sách vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm cải thiện đời sống và phát triển kinh tế để cuộc sống ngày một nâng lên. Ngoài ra, việc chỉ đạo của ban biên tập lại chưa cụ thể, chủ yếu là định hướng tuyên truyền chứ không có cơ cấu vùng, miền nên có huyện được phản ánh nhiều, có huyện ít. Mặc dù phạm vi phản ánh của lĩnh vực này rất rộng, nhưng đề tài lại nghèo nàn, số lượng bài viết mang tính chất phát hiện chưa nhiều. Cùng với việc thay đối nhận thức của đội ngũ phóng viên trực tiếp làm các chương trình về tuyên truyền xây dựng NTM, các cơ quan báo chí cũng cần nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc tuyên truyền về lĩnh vực này để xây dựng đề cương tuyên truyền hàng tuần, hàng tháng, hàng quí với cơ cấu nội dung họp lý, đầy đủ các huyện thị, vùng. Trên cơ sở đó, các cơ quan báo chí sẽ có cơ sở để phân công phóng viên theo dõi và viết về những vấn đề mà người dân đặc biệt quan tâm. Với cách làm này, các cơ quan báo chí sẽ cân đối được nhu cầu của công chúng đối với nội dung tuyên truyền, làm giảm đáng kế sự trùng lặp về nội dung, từng cải thiện nâng cao chất lượng nội dung chương trình.
Từ thực tế trên, cùng với việc đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước, giúp cán bộ nhân dân ở cơ sở nắm vững được nội dung, cơ chế thực hiện, nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi từ đó tham gia chủ động, tích cực, báo chí cần chú trọng thông tin, phản ánh những khó khăn tồn tại, vướng mắc ngay từ cơ sở, thực hiện tốt chức năng phản biện, giúp các cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng những chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ, tháo gỡ phù hợp và hiệu quả.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh thông tin, giới thiệu, cổ vũ những đơn vị, địa phương có kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo hiệu quả để các địa phương khác học tập, vận dụng, đưa xây dựng NTM trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp. Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần thực hiện tốt chức năng giám sát, đấu tranh với những việc làm sai trái, tiêu cực, lợi dụng để trục lợi cá nhân, góp phần đảm bảo công trình, dự án xây dựng NTM được thực hiện công khai, minh bạch và hiệu quả. Các cơ quan báo chí cần phát huy vai trò của mình trong việc thông tin, đưa các chủ trương, chính sách xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước tới cơ sở cũng như thông tin phản ánh thực tế, những thuận lợi khó khăn, vướng mắc từ cơ sở tạo sự đồng thuận trong xã hội, qua đó khẳng định vai trò cầu nối tin cậy giữa Đảng, Nhà nước và tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng NTM.
Các cơ quan báo chí cần hết sức quan tâm đến việc tuyên truyền, giải thích các khái niệm trong xây dựng NTM, các Nghị quyết, Chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương về xây dựng NTM, để nhân dân nhận thức được vấn đề, nó ăn vào máu thịt của mỗi người. Để mỗi người dân tự xác định mình chính là chủ thể trong xây dựng NTM. Và lợi ích của NTM cũng như chính là lợi ích của chính bản thân. Vân đê này hiện nay cân tiếp tục được làm rõ hơn nữa. Và vai trò của báo chí là hết sức quan trọng.
Thời gian qua, báo chí đã tuyên truyền nhưng nhiều người dân vẫn chưa ý thức được vấn đề này. Chưa thấy rõ mình chính là chủ thể xây dựng NTM. Báo chí phải làm rõ vai trò của người nông dân trong xây dựng NTM văn minh, hiện đại được thể hiện là chủ thể tích cực tham gia vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch; sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn và giữ gìn bảo tồn văn hóa; trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; nhân tố góp phần xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian tới, nhu cầu thông tin của khu vực nông thôn chắc chắn sẽ bùng nổ, trở thành hơi thở và cuộc sống của phần lớn tầng lớp dân cư. Chương trình xây dựng NTM sẽ còn dài.
Thời gian vừa qua, theo thống kê toàn tỉnh Nam Định đã có 200/209 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới (96%), có 5 huyện (Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy) và thành phố Nam Định có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có được kết quả này là nhờ có sự tuyên truyền tích cực đặc biệt của các cơ quan báo chí của tỉnh đã tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong hệ thống chính trị cũng như sự đồng lòng quyết tâm của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện đúng kế hoạch. Việc báo chí chủ động bám sát chủ trương của Đảng và thực tiễn xây dựng NTM để định hướng mục tiêu tuyên truyền là hết sức quan trọng.
3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tuyên truyền về NTM một vấn đề đặt ra là cần có sự đổi mới cả về nội dung và hình thức tuyên truyền. Thời gian qua, báo chí Nam Định đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí tuyên truyền về xây dựng NTM. Tuy nhiên, nhìn nhận cách thẳng thắn thì những sự thay đổi đó chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra. Chính vì vậy, trong thời gian tới đây, các cơ quan báo chí ở Nam
Định cần tiếp tục đối mới mạnh mẽ hơn nữa cả về nội dung và hình thức tuyên truyền.
3.2.2.1. Đổi mới về nội dung tuyên truyền Nông thôn mới trên báo chí
Có thể nói, đổi mới nội dung tuyên truyền luôn là trăn trở của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền về xây dựng NTM. Yêu càu của việc nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền đòi hỏi các bài báo và các chương trình tuyên truyền về xây dựng NTM phải thực sự đi vào những vấn đề mà người dân quan tâm, những vấn đề còn vướng mắc đòi hỏi phải được tháo gỡ.
Đáng ngại nhất là việc tuyên truyền chung chung, không đi sâu, cụ thể hay chỉ rõ được vấn đề.
Chất lượng nội dung lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phóng viên làm chương trình phải nắm được vấn đề, nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước và phải thâm nhập vào thực tế triển khai xây dựng NTM ở các địa phương. Có như vậy mới có thể phát hiện ra những vấn đề mới, làm phong phú nội dung tuyên truyền. Đẻ làm được điều này đòi hỏi đội ngũ người làm báo chí Nam Định nói chung và những phóng viên chuyên trách mảng nông nghiệp nói riêng phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sắc bén, có vốn sống phong phú.
Để có được nội dung các bài báo hay thì người phóng viên phải biết lựa chọn và xử lý thông tin nhanh, trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của công chúng, đúng định hướng chính trị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để có tác động tích cực đến xã hội. Các cơ quan báo chí phải đi sâu vào việc nghiên cứu kỹ đối tượng công chúng của mình để có những đổi mới về nội dung tuyên truyền. Để cơ quan báo chí thực sự là vũ khí sắc bén của Đảng bộ, chính quyền địa phương đồng thời là người bạn đáng tin cậy không thế thiếu được của quần chúng nhân dân.
Xây dựng NTM triển khai có quãng thời gian cụ thể. Đây là chương trình lớn, tạo sự thay đổi toàn diện về bộ mặt nông thôn Việt Nam. Vì vậy, xác định nội dung tuyên truyền phải thật trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề, làm sao tạo điểm nhấn lan tỏa mạnh mẽ nhất.
Thực tế cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của người dân chính là nguồn đề tài vô tận để làm phong phú nội dung tuyên truyền của các cơ quan báo chí. Người phóng viên cần phải lăn lộn với cuộc sống, gắn mình với cuộc sống.
Luồng thông tin phản hồi từ công chúng cũng là một giải pháp để các cơ quan báo chí đổi mới tuyên truyền. Vì thông tin phản hồi từ công chúng sẽ giúp phóng viên có định hướng tốt hơn trong tìm kiếm thông tin, thỏa mãn được sự quan tâm của công chúng. Từ đó, phóng viên có cơ sở đánh giá công việc của chính mình, phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có sự điều chỉnh theo hướng tích cực. Đối với cơ quan báo chí cũng có sự nhìn nhận khách quan hơn đối với hiệu quả tuyên truyền, đồng thời có cơ sở trong chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, sắp xếp, điều chỉnh dung lượng, thời lượng, thời gian phát sóng để chương trình phù hợp hơn với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của công chúng. Mặt khác, việc tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người nông dân, các cơ quan báo chí sẽ có cơ sở đế phân công phóng viên theo dõi và viết về những vấn đề mà nông dân cần, nông dân hiểu. Với cách làm trên, các cơ quan báo chí sẽ cân đối được nhu cầu của công chúng với nội dung tuyên truyền, làm giảm đáng kể những lượng thông tin vừa thừa, vừa thiếu, Từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền.
Hàng tuần các cơ quan báo chí cần tổ chức họp giao ban, xác định nội dung trọng tâm tuyên truyền. Đối với vấn đề xây dựng NTM cần tuyên truyền về vấn đề gì và mức đội tuyên truyền như thế nào? để từ đó lên kế hoạch triển khai. Đặc biệt, các cơ quan báo chí cần tăng cường lượng tin bài mang tính
phổ biến kiến thức phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; giới thiệu những mô hình, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trong quá trình tuyên truyền, các cơ quan báo chí cần mạnh dạn chỉ ra những thiếu sót trong khi triến khai xây dựng NTM ở địa phương, từ những bất hợp lý trong chính sách, quy định của nhà nước đến những vướng mắc từ chính người dân. Tất cả, cần được phân tích làm rõ đồng thời tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương kịp thời rút ra kinh nghiệm và đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM đạt hiệu quả, không xa rời thực tế và đúng định hướng phát triển của địa phương.
Các cơ quan báo chí tăng cường những bài viết sâu, phản ánh đúng thực tiễn, nhất là phản những tồn tại, hạn chế nảy sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời phản ánh những vấn đề bức xúc của người dân cùng với những kiến nghị, đề xuất của họ. Bở bớt các bài phản ánh đơn thuần như trước đây để bổ sung các bài mang tính thành tích, đánh giá, hoặc đặt viết, bài phỏng vấn của các chuyên gia tam nông; những gương điển hình trong xây dựng NTM; ngoài những chuyên mục có sẵn cũng cần bổ sung thêm một số chuyên mục gần gũi với nhà nông hơn.
3.2.2.2. Đổi mới về hình thức tuyên truyền Nông thôn mới trên báo chỉ Nói đến sự đổi mới về hình thức của báo chí Nam Định không thể không nói đến những tiến bộ đáng ghi nhận về việc trình bày của báo Nam Định và chất lượng hình ảnh trên truyền hình của Đài PT-TH Nam Định.
Ở báo in, đó là việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc in ấn. Sắc màu của tờ báo thực sự hấp dẫn, sinh động sẽ tạo được cảm giác dễ chịu khi người đọc tiếp cận với tờ báo. Nó thu hút được sự chú ý của người đọc ngay từ ban đầu. Các bài viết được trình bày một cách khoa học, hợp lý thể hiện được chủ đề trong ấn phẩm của báo chí. Đặc biệt, đối với những tác phẩm về xây dựng NTM cần có sự trình bày rõ ràng, những tác phẩm có vấn
đề cần được đặt ở vị trí thu hút ánh mắt của độc giả. Qua khảo sát báo chí Nam Định cho thấy hình thức trình bày một tác phẩm báo chí đôi khi còn rườm rà, dày đặc chữ chưa thông thoáng. Thiết nghĩ, trong trình bày cần tạo khoảng trống giữa các đoạn, xen kẽ nhiều ảnh minh họa để giãn mắt người đọc, khiến họ đỡ mỏi mắt, căng thẳng. Ngoài những bài mang tính điều tra, phân tích, mổ xẻ vấn đề, cần xen kẽ thêm những tin ngắn về nhũng kết quả đạt được trong xây dựng NTM ở các địa phương. Những tin ngắn đó chính là những lát cắt, tạo điểm nhấn cho tuyên truyền xây dựng NTM. Nó dễ được người đọc nhớ, dễ tiếp thu và sẽ có sức lan tỏa.
Đối với truyền hình, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cũng đã làm thay đổi căn bản hình thức thể hiện tác phẩm truyền hình. Truyền hình từ sử dụng công nghệ Anlogue đang dần được thay thế bằng công nghệ phi tuyên, kỹ thuật số và những phần mềm hỗ trợ tiên tiên đã tạo kha năng truyền thông tin nhanh chóng với hình ảnh, âm thanh chất lượng cao đến với công chúng trên phạm vi rộng. Đài PT-TH Nam Định hiện nay, phạm vi phủ sóng truyền hình đã đến được tất cả các vùng miền trong tỉnh, nhất là những vùng xa, vùng lõm. Điều này đã tạo điều kiện cho nhân dân trong tỉnh nắm được các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước và của tỉnh, đặc biệt vấn đề xây dựng NTM. Tuy nhiên, về mặt hình thức thể hiện các tác phẩm truyền hình vẫn còn nhiều băn khoăn. Cách thế hiện một số chương trình còn dập khuôn và chậm thay đổi. Vì vậy, thời gian tới các chương trình truyền hình về xây dựng NTM như: “Nhịp cầu nhà nông”; chuyên đề “Nông nghiệp nông thôn”, “Tư vấn chuyên gia”, “Nhà nông làm giàu” cần phải được đổi mới về hình thức thể hiện nhằm tạo sự hấp dẫn, tính đa chiều, nâng cao tính tương tác với khán giả.
Có thể khẳng định rằng, hình thức cũng là yếu tố quan trọng của mồi tờ báo, chương trình truyền hình, có lôi kéo được khán giả hay không điều trước tiên là hình thức. Neu nội dung phong phú cộng thêm hình thức thể hiện hấp