1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả Tiêu Thụ Tại Công Ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thị Hà
Người hướng dẫn Th.S Hồ Thị Phi Yến
Trường học Công Ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 9,14 MB

Nội dung

Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhaumà còn phải đối phó với các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang thâm nhập vào thịtrường Việt Nam.Trong cơ chế thị

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

1.1 Một số khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết

quả tiêu thụ 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ: 2

1.1.1.2 Khái niệm kết quả tiêu thụ: 2

1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 2

1.1.3Ý nghĩa của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp 3 1.2 Các phương thức tiêu thụ và các phương thức thanh toán 4

1.2.1 Các phương thức tiêu thụ 4

1.2.1.1 Phương thức tiêu thụ trực tiếp 4

1.2.1.2 Phương thức chuyển hàng 4

1.2.1.3 Phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi 4

1.2.1.4 Phương thức bán hàng trả chậm trả góp 4

1.2.1.5 Các phương thức tiêu thụ khác 5

1.2.2 Các phương thức thanh toán 5

1.2.2.1 Phương thức thanh toán trực tiếp 5

1.2.2.2 Phương thức thanh toán trả chậm 5

1.3 Kế toán tiêu thụ 5

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5

1.3.1.1 Nội dung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5

1.3.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: 6

1.3.1.3 Tài khoản sử dụng 6

1.3.1.4 Phương pháp hạch toán 7

1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 9

1.3.2.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu 9

1.3.2.2 Tài khoản sử dụng: 9

1.3.2.3 Phương pháp hạch toán 10

1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán: 11

1.3.3.1 Các phương pháp tính giá vốn hàng bán 11

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng: 12

1.3.3.3 Phương pháp hạch toán 15

Trang 3

1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng: 16

1.3.4.1 Nội dung chi phí bán hàng 16

1.3.4.2 Tài khoản sử dụng 17

1.3.4.3 Phương pháp hạch toán 18

1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 18

1.3.5.1 Nội dung kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 18

1.3.5.2 Tài khoản sử dụng 18

1.3.5.3 Phương pháp hạch toán 19

1.3.6 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 21

1.3.6.1 Nội dung kế toán xác định kết quả tiêu thụ 21

1.3.6.2 Tài khoản sử dụng 21

1.3.6.3 Phương pháp hạch toán 22

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG 23

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Vinatex Đà nẵng 23

2.1.1 Giới thiệu về công ty 23

2.1.2 Lịch sử hình thành,quá trình phát triển 23

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh: 23

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý 24

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán 27

2.2 Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 30

2.2.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 30

2.2.1.1 Phương thức bán hàng 30

2.2.1.2 Thị trường tiêu thụ 31

2.2.1.3 Phương thức thanh toán 32

2.2.2 Kế toán tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 32

2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 32

2.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 38

Trang 4

2.2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 38 2.2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 43 2.2.2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 45 2.2.2.6 Kế toán kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 48 PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX

ĐÀ NẴNG 52 3.1 Nhận xét về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 52

3.1.1 Nhận xét về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ

phần Vinatex Đà Nẵng 52

3.1.1.1 Ưu điểm: 52 3.1.1.2 Nhược điểm: 54

3.1.2 Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và

xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 54

KẾT LUẬN 56

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế sản xuất tập trung bao cấp sang nền kinh tếthị trường với nhiều loại hình kinh tế phong phú và đa dạng Các quan hệ kinh tếthương mại ngày càng mở rộng với nhiều loại hình kinh doanh, từng bước hội nhậpvào nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhaumà còn phải đối phó với các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang thâm nhập vào thịtrường Việt Nam

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, để đạt được mục tiêu hàngđầu là lợi nhuận cũng như ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường đòi hỏicác doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi, hoàn thiện công tác quản lý và hợp táckinh doanh để nâng cao uy tín của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của kháchhàng, doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sản phẩm sản xuất raphải tiêu thụ được trên thị trường Quan trọng hơn là phải làm sao tăng lợi nhuậnvới chi phí thấp nhất nhưng sản phẩm vẫn đạt chất lượng cao, mẫu mã và giá cả phùhợp với thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó mới có thể đứng vững trên thị trường.Cùng với việc doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc ghi nhận doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả tiêu thụ đầy đủ, chính xác, phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện, tổnghợp toàn bộ các mặt sản xuất tiêu thụ và kết quả thu nhập của từng bộ phận trongdoanh nghiệp Giúp cho nhà quản lý phân tích, đánh giá đúng hiệu quả sản xuấtkinh doanh, qua đó đưa ra những phương hướng mới để khai thác hết tiềm năng củadoanh nghiệp mình từ đó lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả nhất

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả

tiêu thụ, em chọn làm đề tài “ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng”

Đề tài gồm ba nội dung chính:

Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại doanhnghiệp

Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công tycổ phần Vinatex Đà Nẵng

Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện về kế toán tiêu thụ và xác

định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

Trang 6

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

QUẢ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ:

Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình kinh doanh, là quá trình đơn vị cungcấp thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ cho đơn vị mua, qua đó đơn vị mua thanh toántiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận giữa đơn vịmua và đơn vị bán Thành phẩm, hàng hóa được coi là tiêu thụ khi người mua thanhtoán hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán

1.1.1.2 Khái niệm kết quả tiêu thụ:

Kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động sản xuất kinhdoanh Nói cách khác, kết quả tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng,các khoản giảm trừ doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp

Để đáp ứng được các yêu cầu của quá trình quản lý công tác tiêu thụ và xác định kếtquả tiêu thụ, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Theo dõi tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm một cách chính xác Đồng thờiphản ánh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ về chủng loại, sốlượng, giá cả của hàng hóa, thời hạn thanh toán…trên cơ sở đề xuất định hướng chohoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Giám sát tình hình thực hiện kế hoạchkinh doanh, kết quả tiêu thụ, các khoản doanh thu, giảm trừ doanh thu, tập hợp đầy

đủ và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ của từng khoản mục chi phí

- Mở sổ theo dõi chi tiết theo từng yếu tố, từng khoản mục, làm cơ sở cho việctính giá thành dịch vụ vận tải một cách đúng đắn

Trang 7

- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định

kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóavà dịch vụ

 Nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ trên sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho công táctiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Đồng thời, dựa vào đó doanh nghiệp

có thể kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp trong tương lai

1.1.3 Ý nghĩa của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp

Quá trình tiêu thụ hàng hóa,dịch vụ và xác định kết quả tiêu thụ là mối quan tâmhàng đầu của các doanh nghiệp vì đây là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh, nóquyết định đến kết quả kinh doanh cao hay thấp của doanh nghiệp

Như vậy, tiêu thụ là hoạt động hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nóichung và các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng Trong cơ chế thị trừơng bán hànglà một nghệ thuật, khối lượng sản phẩm tiêu thụ là nhân tố quyết định lợi nhuận củadoanh nghiệp Nó thể hiện sức cạnh tranh trên thị trường và là cơ sở quan trọng đểđánh giá trình độ quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Những thông tin từ kết quả tiêu thụ là thông tin rất cần thiết đối với các nhà quản trịtrong việc tìm hướng đi cho doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặcđiểm sản xuất kinh doanh của mình và tình hình tiêu thụ trên thị trường mà đề ra kếhoạch sản xuất tiêu thụ cho phù hợp Việc thống kê các khoản doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh chính xác, khoa học sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp cóđược các thông tin chi tiết về tình hình tiêu thụ cũng như hiệu quả sản xuất của từngmặt hàng tiêu dùng trên thị trường khác nhau Từ đó, nhà quản trị có thể tính đượcmức độ hoàn thành kế hoạch, xu hướng tiêu dùng, hiệu quả quản lý chất lượng cũngnhư nhược điểm trong công tác tiêu thụ của từng loại sản phẩm hàng hóa Trên cơsở đó, doanh nghiệp xác định được kết quả kinh doanh, thực tế lãi cũng như số thuếnộp ngân sách Nhà Nước Và cuối cùng nhà quản trị sẽ đề ra được kế hoạch sảnxuất của từng loại sản phẩm trong kỳ tới, tìm ra biện pháp khắc phục những yếuđiểm để hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

Trang 8

1.2 Các phương thức tiêu thụ và các phương thức thanh toán

1.2.1 Các phương thức tiêu thụ

1.2.1.1 Phương thức tiêu thụ trực tiếp

Tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp giao hàng cho người mua trựctiếp tại kho ( của doanh nghiệp hoặc khách hàng) hoặc trực tiếp tại phân xưởngkhông qua kho Hàng hóa được coi là tiêu thụ khi người bán mất quyền sở hữu vềsố hàng này và được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàngngười bán đã giao

Khi doanh nghiệp giao hàng trực tiếp tại kho hoặc tại các phân xưởng không quakho thì số sản phẩm này giao cho khách hàng được coi là chính thức tiêu thụ

1.2.1.2 Phương thức chuyển hàng

Theo phương thức này, doanh nghiệp chuyển giao số hàng này cho bên muatheo địa điểm ghi trong hợp đồng Số hàng này chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữucủa bên bán Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ( một phầnhoặc toàn bộ) thì số hàng được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về lôhàng

1.2.1.3 Phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi

Theo phương thức này, doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý Bên nhậnđại lý sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lýbán Số hàng gửi đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Số hàngnày được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được thông báo chấp nhận thanhtoán

1.2.1.4 Phương thức bán hàng trả chậm trả góp

Theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ bán hàng thu tiền nhiều lần Kháchhàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ở ngay lần đầu tiên để được nhận hàng, phầncòn lại sẽ được trả dần trong một thời gian nhất định và phải trả một khoản lãi suất

đã được quyết định trước trong hợp đồng Khi bán hàng theo phương thức trả chậmtrả góp thì doanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhậndoanh thu

Giá bán trả ngay được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của cáckhoản sẽ thu trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo

Trang 9

lãi suất hiện hành, phần lãi bán hàng trả chậm trả góp bằng giá bán trả chậm, trảgóp.

1.2.1.5 Các phương thức tiêu thụ khác

-Thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm

- Cung cấp sản phẩm dịch vụ cho nhà nước

1.2.2 Các phương thức thanh toán

1.2.2.1 Phương thức thanh toán trực tiếp

Trường hợp này, doanh nghiệp tiến hành vận chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịchvụ cho khách hàng và tiến hành thu tiền mặt trực tiếp từ khách hàng Ngoài ra,khách hàng có thể tiến hành thanh toán cho doanh nghiệp bằng cách chuyển khoảnqua ngân hàng , Séc, Ngân phiếu…

1.2.2.2 Phương thức thanh toán trả chậm

Trường hợp này doanh nghiệp chấp nhận chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụcho khách hàng và khách hàng đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toánngay tại thời điểm giao hàng hay cung cấp dịch vụ

Trong trường hợp bán trả chậm, các khoản phải thu của khách hàng là các khoản sẽthu nhưng không loại trừ khả năng không thu được, gọi là nợ phải thu khóđòi.Thường thì khách hàng thường chọn cách thanh toán trả chậm trả góp,vì vậy, đểgiảm bớt rủi ro do các khoản bán chịu trở thành nợ phải thu khó đòi thì doanhnghiệp phải tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi theo đúng quy định

1.3 Kế toán tiêu thụ

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.3.1.1 Nội dung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

-Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệpngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông Doanh thu được ghi nhận tại thờiđiểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theogiá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽthu được tiền

- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào vàbất động sản đầu tư

Trang 10

- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ,hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vân tải, du lịch, cho thuê tài sản cốđịnh theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng…

1.1.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điềukiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm, hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặcquyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định người muađược quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanhnghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tạivà người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp kháchhàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụkhác);

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

1.1.1.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 511 –Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Kết cấu và nội dung của tài khoản 511 như sau:

Bên Nợ:

- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"

Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp

dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2:

Trang 11

- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá

- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm

- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vu

- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá

- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác

1.1.1.4 Phương pháp hạch toán

a Kế toán doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ

Kết chuyển

doanh thu thuần Doanh thu bánhàng và cung

cấp dịch vụ Doanh thu bán

hàng bị trả lại, bị

giảm giá, chiết khấu thương mại

33311

Thuế GTGTđầu ra

Thuế GTGT hàng bán bị trả lại,

giảm giá, chiết khấu thương mại

Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá,

chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ

b Theo phương thức chuyển hàng

phải nộp

Trang 12

c Theo phương thức bán hàng qua đại lý

 Sơ đồ hạch toán bên giao đại lý:

 Sơ đồ hạch toán bên nhận đại lý

511 331 111, 112, 131

Doanh thu hoa hồng đại lý Tiền bán hàng đại lý

Phải trả cho bên giao hàng

3331

Thuế GTGT

Trả tiền bán hàng

Trang 13

d Theo phương thức bán hàng trả chậm, trả góp

1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.3.2.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thutrong kỳ, bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trảlại Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu nhưthuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp

1.3.2.2 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 521- Các khoản giảm trừ doanh thu

Kết cấu và nội dung của tài khoản 521

Bên Nợ:

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;

- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vàokhoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán

Trang 14

Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo

Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ

1.3.2.3 Phương pháp hạch toán

Trang 15

1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán:

1.3.3.1 Các phương pháp tính giá vốn hàng bán

a Phương pháp thực tế đích danh:

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từngthứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho cácdoanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉnhững doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặthàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng đượcphương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì khôngthể áp dụng được phương pháp này

b Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho đượctính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loạihàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tínhtheo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗidoanh nghiệp

 Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong

kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứvào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bìnhquân:

Đơn giá xuất kho bình

quân trong kỳ của một loại

 Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thựccủa hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tính theo côngthức sau:

Đơn giá xuất

Trang 16

c Phương pháp nhập trước - xuất trước

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồnkho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn khocòn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối

kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàngnhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ đượctính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

d Phương pháp giá bán lẻ

Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồnkho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương

tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác

Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đilợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặthàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó Thông thường mỗi bộphận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng

Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn khocuối kỳ Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc tình hình cụthể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán

Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù (ví dụ như các đơnvị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự)

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán

Kết cấu và nội dung của tài khoản 632

a Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên

Bên Nợ:

- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chiphí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

Trang 17

+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường dotrách nhiệm cá nhân gây ra;

+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vàonguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảmgiá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sửdụng hết)

- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:

+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;

+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vàonguyên giá BĐS đầu tư;

+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;

+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;

+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ;

+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;

- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác địnhlà đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phátsinh)

- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đãtiêu thụ

- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tínhvào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoànlại

Trang 18

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

b Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê địnhkỳ

 Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phảilập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết)

Bên Có:

- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ;

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữasố dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác địnhkết quả kinh doanh”

 Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phảilập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);

- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành.Bên Có:

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thànhphẩm”;

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữasố dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xácđịnh là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

Trang 19

1.3.3.3 Phương pháp hạch toán

a Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

111,112,331 611 632 911

Trị giá vốn hàng hóa bán tiêu thụ trong kỳ

156

Kết chuyển giá

xuất bán trong kỳ củacác đơn vị thương mạitrị hàng hóa tồn

kho đầu kỳ

155, 157

Kết chuyển giá trị hàng

hóa tồn kho cuối kỳ

Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho;

dịch vụ hoàn thành của các đơn vị cung

cấp dịch vụ

2294

Hoàn nhập dự phòng giảmgiá hàng tồn kho

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

b Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 20

154, 155 632 911

Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán

Kết chuyển giá vốn bằng

Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán xác định kết quả kinh

doanh

138, 152, 153, 155, 156

Phần hao hụt mất mát hàng tồn kho được tính vào

giá vốn hàng bán

Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ

được ghi vào giá vốn hàng bán trong kỳ

Hàng bán bị trả lại nhập

154

Giá thành thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ

sử dụng cho SXKD

Chi phí vượt quá mức bình thường của TSCĐ tự chế

và chi phí không hợp lý tính vào giá vốn hàng bán

Chi phí tự XD TSCĐ vượt quá mức bình thường

không được tính vào nguyên giá TSCĐ

111, 112, 331, 334

Chi phí phát sinh liên quan đến BĐSĐT không

được ghi tăng giá trị BĐSĐT

242 2294

Nếu chưa phân bổ

Hoàn nhập dự phòng

Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn BĐS đã bán

trong kỳ

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng:

1.3.4.1 Nội dung chi phí bán hàng

Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quyđịnh của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo

Trang 21

Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trongquyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

1.3.4.2 Tài khoản sử dụng

TK 641- Chi phí bán hàng

Kết cấu tài khoản 641

Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá,

cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ

Bên Có:

- Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;

- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" đểtính kết quả kinh doanh trong kỳ

Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên

- Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì

- Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng

- Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành

- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác

Trang 22

1.3.4.3 Phương pháp hạch toán

1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

1.3.5.1 Nội dung kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tính thuế TNDNtheo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toánđúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điềuchỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp

1.3.5.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết cấu tài khoản 642

Trang 23

Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòngphải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

Bên Có:

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dựphòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quảkinh doanh"

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý

- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý

- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng

- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí

- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng

- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác

1.3.5.3 Phương pháp hạch toán

Trang 24

Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp,

BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền ăn ca và

các khoản trích trên lương

Chi phí khấu hao TSCĐ

Kết chuyển chi phí QLDN

242, 335

Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước

Dự phòng phải trả về tái cơ cấu DN

HĐ có rủi ro lớn, dự phòng phải trả khác Hoàn nhập số chênh lệch

giữa số dự phòng phải thu

Dự phòng phải thu khó đòi trước chưa sử dụng hết lớn

hơn số phải trích lập nămnay

111, 112, 153

141, 331, 335

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí bằng tiền khác

Thuế môn bài, tiền thuê đất phải nộp NSNN

155, 156

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội

bộ cho mục đích quản lý doanh nghiệp

Trang 25

1.3.6 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ

1.3.6.1 Nội dung kế toán xác định kết quả tiêu thụ

- Kết quả tiêu thụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán(gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất củasản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư,như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chiphí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp

Kết quả tiêu thụ = Doanh thu thuần bán hàng – Giá vốn hàng bán- Chi phí bánhàng- Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.3.6.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911- Xác định kết quả tiêu thụ

Tài khoản này dùng để dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động tiêu thụ củadoanh nghiệp trong một kỳ kế toán

Kết cấu tài khoản 911

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Kết chuyển lãi

Trang 26

1.3.6.3 Phương pháp hạch toán

632, 635,

641, 642, 811 911 511, 515, 711

Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu

và thu nhập khác

8211, 8212 8212

Kết chuyển chi phí thuế

TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại

Kết chuyển khoản giảm chiphí thuế TNDN hoãn lại

Trang 27

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

VINATEX ĐÀ NẴNG2.1.

Khái quát chung về công ty cổ phần Vinatex Đà nẵng

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

Tên giao dịch: Vinatex Đa Nang Joint Stock Company

Tên viết tắt: VINATEX DANANG

Trụ sở chính: 25 Trần Quý Cáp, quận Hải Châu, Tp Đà NẵngĐiện thoại: (84-511) 386 3845

Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 3203000715 ngày 8/8/2005 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phốĐà Nẵng cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng Tháng 12/2006, Công tythực hiện phát hành 10 tỷ mệnh giá cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồngtheo nghị quyết ĐHĐCĐ lần 2 ngày 07/09/2006

Ngày 01/07/2008, Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May ĐàNẵng đổi tên thành Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng

Ngày 31/03/2010, Công ty CP Vinatex Đà Nẵng chính thức đưa cồ phiếu lên sàngiao dịch chứng khoán Upcom với mã chứng khoán là VDN Tồng số lượngniêm yết là 2.000.000 CP, mệnh giá 10 nghìn đồng Mục đích đưa cô phiếu lênsàn giao dịch nhằm tăng vốn điều lệ tái đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy môsản xuất

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, hàng thêu đan, hàng áo len xuấtkhẩu, và tiêu thụ nội địa

Trang 28

Kinh doanh nguyên phụ liệu, thiết bị phụ tùng ngành dệt, may, thiết bị điện điện lạnh; kinh doanh thiết bị, hàng tiêu dùng

-Kinh doanh xuất nhập khẩu: Phụ liệu, phụ tùng hoá chất thuốc nhuộm các sảnphẩm cuối cùng của ngành dệt may, máy móc thiệt bị dệt may; kinh doanh xuấtkhẩu nguyên liệu hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, ô tô xe máy, máyđiều hoà không khí, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác

Sản xuất, mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng và cho thuê các loại vật tư, linh kiện,phụ tùng, máy móc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợiKinh doanh các loại hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm)

Kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng, Dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí; Thicông lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may và xâydựng dân dụng, hệ thống điện lạnh, kinh doanh thương mại tổng hợp

Kinh doanh địa ốc; Văn phòng cho thuê; Khu phức hợp thương mại và các ngànhnghề khác Pháp luật không cấm

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Trang 29

b Nhiệm vụ của từng phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan cóthẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định tỷ lệ trả cổ tức hàng năm;phê chuẩn báo cáo tài chính hàng năm; bầu và bãi miễn HĐQT, Ban Kiểm soát; bổsung và sửa đổi điều lệ; quyết định loại và số lượng cổ phần phát hành; sáp nhậphoặc chuyển đổi Công ty; tổ chức lại và giải thể Công ty.Tổ chức bộ máy kế toán.Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ ĐHĐCĐ,

có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mụcđích, quyền lợi của Công ty - trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụkiểm soát hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạtđộng độc lập với HĐQT và bộ máy điều hành của Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc: Gồm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc được ĐHĐCĐbiểu quyết và các Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm Các thànhviên HĐQT được kiêm nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc

Phòng tổ chức - hành chính:

- Tham mưu, đề xuất tuyển dụng, đào tạo nhân sự tại các đơn vị trong toàn Công ty

- Tham gia phê duyệt phương án tổ chức, phương án lương, khen thưởng kỷ luậttoàn Công ty, chế độ chính sách của người lao động và kiểm tra việc thực hiện cácchế độ chính sách đó

- Kiểm tra đôn đốc hoạt động của các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực liên quan, đềxuất cho Ban Giám đốc Công ty giải quyết các quyền lợi, chế độ cho người laođộng nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh

- Lập kế hoạch và tổ chức tất cả các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tổ chức hànhchính của toàn Công ty

Phòng kế toán – tài chính

- Tham mưu cho Ban Lãnh Đạo và kiểm tra giám sát về lĩnh vực tài chính kế toántoàn Công ty; chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt độngliên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán

- Lập các báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của pháp luật

Trang 30

- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi phí hợp lệ theo quy định của pháp luật hiệnhành.

Phòng kế hoạch – thị trường :

- Hoạch định kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực của toàn Công ty và kiểm tra,đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch đó

- Tham gia đàm phán, soạn thảo, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tếtrong và ngoài nước

- Khai thác, quản lý, điều phối và theo dõi thực hiện các đơn hàng gia công, hoạtđộng xuất nhập khẩu và điều hành các phương tiện vận tải

Phòng kỹ thuật – công nghệ:

- Kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất của các đơn vị trực thuộc và các cơ sở doCông ty đưa hàng ra ngoài gia công

- Tham gia duyệt mẫu sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đại trà

- Kiểm tra, giám sát và xác nhận các kết quả thi tay nghề, thi nâng bậc của côngnhân toàn Công ty

- Tổ chức nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật công nghệ và áp dụng công nghệ mới vàoqui trình sản xuất của toàn Công ty

- Trực tiếp đàm phán, giao dịch với khách hàng trong công tác thiết kế về rập, mẫu,tài liệu kỹ thuật và định mức nguyên vật liệu

Phòng kinh doanh:

- Tham gia đàm phán, soạn thảo và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế trong vàngoài nước

- Hoạch định, kiểm tra, đôn đốc và thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty

- Khai thác, quản lý, điều phối, theo dõi thực hiện các đơn hàng FOB

- Mở rộng việc khai thác thị trường mới và khai thác đơn hàng gia công

Phòng quản lý chất lượng:

- Kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm tại các đơn vị trựcthuộc và cơ sở gia công ngoài

- Nắm vững các tài liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của khách hàng triển khaicho các đơn vị trực thuộc

Trang 31

- Tham mưu cho Ban Giám đốc các biện pháp khắc phục phòng ngừa có liên quanđến chất lượng sản phẩm

- Phối hợp chặt chẽ với khách hàng để thực hiện việc kiểm hàng trên dây chuyềnsản xuất cho đến khâu hoàn thành

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán

a Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

b Phân công nhiệm vụ kế toán

-Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo chung công tác kế toán của toàn công

ty Giám sát các hoạt động tài chính tại công ty, giám sát và chỉ đạo các kế toánphần hành Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính kế toán trong toàn côngty

- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán doanh thu: Tổng hợp số liệu theo yêu cầu của giámđốc và kế toán trưởng Đảm nhận việc ghi sổ cái cho tất cả các đối tượng kế toánvà lập báo cáo kế toán cho đơn vị Đồng thời kiêm việc theo dõi doanh thu, ghi sổchi tiết doanh thu, thuế GTGT phải nộp

- Thủ quỹ: Thu, chi, quản lý tiền mặt tại đơn vị từ việc tiếp nhận phiếu thu, phiếuchi từ kế toán thanh toán tiền mặt

- Kế toán tiền gởi ngân hàng: Chịu trách niệm về các vấn đề liên quan đến TGNHnhư: Theo dõi tình hình biến động tài khoản công ty tại các ngân hàng có liên kết,quản lý công tác thu tiền bán hàng chủ yếu là với người nước ngoài, vay vốn đểthanh toán các hợp đồng kinh tế,

Trang 32

-Kế toán chi phí và tính giá thành: Thực hiện công tác kế toán liên quan đến tập hợpchi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm Ngoài ra, còn kiêm kế toán quản trị,thực hiện chức năng thu thập, cung cấp thông tin về tình hình quản trị cho các nhàquản lý.

- Kế toán kho: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư, thành phẩm.Định kỳ báo cáo nhập xuất tồn vật tư, thành phẩm, hàng hóa Tham gia công táckiểm kê tại các phân xưởng trực thuộc tại công ty, nộp báo cáo theo định kỳ

- Kế toán thanh toán kiêm tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động tăng, giảmcủa TSCĐ tại công ty, lập bảng tính khấu hao TSCĐ Đồng thời tiếp nhận và xử

lý các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt liên quan đến các thu nhập và chi phí được gởiđến văn phòng công ty

- Kế toán công nợ kiêm kế toán thuế: Theo dõi công nợ của công ty đối với nhàcung cấp, khách hàng và các đơn vị trực thuộc Ngoài ra, còn lập kế hoạch chi trả,thu hồi công nợ và kiêm nhiệm vụ kê khai quyết toán thuế cho doanh nghiệp.-Kế toán các đơn vị trực thuộc: Theo dõi tình hình tạm ứng và việc thanh toán tạmứng của xí nghiệp với công ty, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các

xí nghiệp, tính giá thành sản phẩm ở các xí nghiệp và báo cáo về công ty Theo dõivà tính lương cho cán bộ, công nhân viên trong xí nghiệp

c Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tại công ty

Hình thức kế toán sử dụng: Công ty sử dụng phần mềm kế toán Pro-Accounting

do công ty giải pháp phần mềm Hữu Nghĩa viết riêng cho công ty, theo hình thứcNhật ký chung

Trang 33

Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT

SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

SỐ PHÁT SINHBÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu số liệu cuối tháng

Trình tự xử lý thông tin kế toán:

Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ, kế toán từng phầnhành tiến hành nhập dữ liệu liên quan vào phần mềm kế toán trong máy tính Saukhi nhập xong dữ liệu, hệ thống phần mềm sẽ tự động kết xuất dữ liệu qua các sổ,kế toán lựa chọn mục sổ kế toán trên menu phần mềm kế toán

Cuối tháng, kế toán từng phần hành tổng hợp số liệu sau đó in sổ chi tiết để lưu giữ,kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các sổ và in các sổ theođối tượng, bảng tổng hợp chứng từ để kế toán các phần hành liên quan đóng vào hồ

sơ chứng từ tháng để lưu trữ Sau đó kế toán tổng hợp in ra sổ cái các tài khoản.Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn phải tổng hợp số liệu trong tháng, quý, năm để báocáo Kế toán tổng hợp kiểm tra số liệu chi tiết, tổng hợp trên các tài khoản liên quanđồng thời tổng hợp số liệu để lập và in các báo cáo tài chính theo quy định cùng vớibảng cân đối số phát sinh để làm căn cứ đối chiếu số liệu với các bảng kê ghi nợ,ghi có liên quan, đối chiếu với báo cáo của các phần hành…In các sổ cái, bảng tổnghợp chi tiết, để làm căn cứ đối chiếu số liệu trên bảng cân đối tài khoản

Trang 34

Các loại sổ được áp dụng

- Sổ nhật ký chung

- Sổ cái

- Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Các chính sách kế toán được áp dụng

- Hệ thống tài khoản và mẫu sổ sách kế toán: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ,tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

Chứng từ kế toán sử dụng tại công ty theo đúng mẫu quy định của bộ tài chính Báocáo tài chính được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán phù hợp

- Kỳ kế toán: Tháng

- Niên độ kế toán: Một năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31tháng 12 hằng năm

- Đơn vị tiền tệ: VNĐ

- Nguyên tắc và phương pháp quy đổi ngoại tệ: Theo tỷ giá của ngân hàng Nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

- Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ xác định theo đúng giá thực tế,khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng dựa vào thời gian sử dụngước tính của tài sản

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Xác định giá trị hàng xuất kho theo phươngpháp nhập trước- xuất trước Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên

- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ

2.2 Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

2.2.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

2.2.1.1 Phương thức bán hàng

Công ty sản xuất chủ yếu là hàng may mặc theo đơn đặt hàng của khách hàng.Trong đó chủ yếu là khách hàng của các nước Mỹ, EU, Đài Loan…Các sản phẩmcủa công ty được xuất khẩu ra nước ngoài theo các phương thức:

- Phương thức may gia công: Chi phí nguyên vật liệu do khách hàng chịu, công

ty phải hoàn thành đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng cùng với việc ghi

Trang 35

nhận doanh thu và khách hàng sẽ thanh toán tiền gia công khi đơn đặt hàng hoànthành, khoản tiền này do hai bên thỏa thuận.

- Phương thức may FOB( bán hàng trực tiếp ra nước ngoài): Chi phí mua NVL

do công ty tự chịu và tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng đã ký kết Doanh thuđược ghi nhận dựa vào đơn giá sản phẩm theo hợp đồng kí kết

- Ngoài ra, công ty còn bán hàng ở trong nước qua các trung tâm bán hàng Từcác trung tâm này sẽ gửi hàng cho các đại lý bán và trả hoa hồng trên số lượng hàng

đã bán hoặc bán trực tiếp cho các đại lý bán lẻ bên ngoài

Phương thức bán hàng tại công ty chủ yếu là theo hợp đồng kinh tế kí kết, chủđạo là xuất khẩu ra nước ngoài Đối với hợp đồng xuất khẩu, công ty sử dụngphương thức vận chuyển giao hàng chủ yếu theo giá FOB, hàng hóa sẽ được chuyênchở đến cảng Đà Nẵng hoặc TP Hồ Chí Minh sau đó giao cho khách hàng Đối vớihàng nội địa sẽ được chuyên chở đến giao cho các trung tâm

2.2.1.2 Thị trường tiêu thụ

Với hình thức may gia công và FOB các sản phẩm dệt may xuất khẩu, công ty

đã không ngừng đẩy mạnh và tập trung vào hoạt động xuất khẩu ra các thị trườngtiềm năng của ngành dệt may Việt Nam như Mỹ, Đài Loan, Nga, Pháp và các nước

EU khác Trong đó, thị trường xuất khẩu chính đem lại nguồn doanh thu chủ yếucho công ty là hai thị trường Mỹ và Đài Loan Cùng với sự phát triển không ngừngcủa ngành xuất khẩu dệt may ở Việt Nam, công ty cũng ngày càng vươn rộng ra thịtrường quốc tế, tạo uy tín đối với khách hàng nước ngoài

Các sản phẩm may mặc do công ty thiết kế và phân phối cho thị trường nội địachủ yếu thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống cửa hàng bán lẻ của Trung tâmthương mại Vinatex Đà Nẵng Tuy nhiên, doanh thu sản phẩm tiêu thụ nội địachiếm tỷ trọng không cao trong tổng cơ cấu doanh thu do sự ra đời non trẻ của trungtâm thương mại và mục tiêu tập trung xuất khẩu của công ty Nhưng không vì thếmà hoạt động tiêu thụ nội địa của công ty bị giảm sút, công ty đã và đang phát triểncũng như mở rộng thị trường nội địa với nhiều mặt hàng phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng và nhu cầu thị trường hiện nay như quần tây, áo sơ mi, bộ thểthao… và đặc biệt là sản xuất V.ESSE thời trang dành cho nữ với kiểu mẫu đẹp,chất lượng cao

Trang 36

2.2.1.3 Phương thức thanh toán

Công ty áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như:

- Thanh toán bằng tiền mặt, séc: Đối với những khách hàng mua trong nước,mua ngay và mua không thường xuyên Hình thức này chủ yếu ở các trung tâm, cơsở thương mại của công ty

- Thanh toán bằng chuyển khoản: Áp dụng chủ yếu cho khách hàng truyềnthống, có quan hệ thường xuyên, uy tín đối với công ty Tùy theo từng khách hàngmà có thể thanh toán trước 25%-50% tiền hàng trước khi nhận hàng, số còn lại phảiđược than toán khi hàng đã giao nhận xong theo đúng giá trị ghi trên hóa đơn

- Thanh toán ngay bằng chuyển khoản: Tùy theo hợp đồng kinh tế quy định,

có thể khách hàng nước ngoài phải gửi trả tiền trước rồi hàng mới được vận chuyểngiao cho khách hàng

2.2.2 Kế toán tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần VinatexĐà Nẵng

Tại công ty, doanh thu chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng kýkết, vì vậy việc ghi nhận doanh thu phụ thuộc vào hình thức giao hàng được quyđịnh theo hợp đồng mà chủ yếu là phương thức FOB và DDP

Theo phương thức FOB, hàng hóa được chuyển dịch rủi ro khi vượt qua lan can tàutại cảng xếp hàng, đây là thời điểm để ghi nhận doanh thu

Theo phương thức DDP, doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa được chuyển giaorủi ro và lợi ích về quyền sở hữu tại địa điểm đến quy định và thường là kho hàngcủa người mua Nhưng do thực tế tình hình trong kinh doanh và khách hàng củacông ty là những khách hàng có uy tín và quan hệ lâu năm, nên theo phương thứcDDP thì doanh thu được ghi nhận khi có hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT vàbộ chứng từ hải quan mà không căn cứ vào thời điểm khách hàng nhận được hàngtại kho hàng của họ

a Tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng:

- Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản 511 để phản ánh

Trang 37

- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT, tờ khai hảiquan, hóa đơn thương mại ( commercial invoice), bảng kê hải quan (packing list),vận đơn, hợp đồng(contract)…

- Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ chi tiết TK 511, Sổ cái TK 511

b Quy trình luân chuyển chứng từ:

Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn bán hàng liên 3 do phòng kinh doanh chuyểnlên, kế toán tổng hợp kiêm doanh thu sẽ căn cứ vào số liệu trên hóa đơn kết hợpkiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc liên quan để nhập dữ liệu vào phần mềm.Số liệu sau khi đã nhập hàng ngày sẽ được kết xuất theo trình tự thời gian phát sinhqua các bảng tổng hợp chứng từ về doanh thu Tất cả chứng từ được ghi nhận vàosổ nhật ký chung theo thứ tự ưu tiên làm cơ sở để đối chiếu với bảng cân đối sốphát sinh

Sổ cái TK 511 được chi tiết thành sổ cái các TK 51110, 51121, 51122, 51123,

51124, 5113 Ngoài ra, doanh thu còn được theo dõi qua sổ chi tiết doanh thu, làcăn cứ để đối chiếu với số liệu tổng hợp

Cuối tháng kế toán tổng hợp in Bảng tổng hợp chứng từ doanh thu, Sổ chi tiết

TK 511, và Sổ cái trình lên kế toán trưởng và thủ trưởng ký

c Phương pháp hạch toán:

Phiếu xuất đối với hàng FOB và hàng xuất ra nước ngoài, hoặc hóa đơn GTGTđối với hàng gia công trong nước từ phòng kinh doanh được chuyển lên phòng kếtoán ghi nhận doanh thu Cuối cùng lấy bộ chứng từ hàng xuất ( tờ khai hải quan,vận đơn, invoice, packing list, hợp đồng…) từ phòng kinh doanh và kiểm tra chứngtừ

Ví dụ 1: Minh họa nghiệp vụ ghi nhận doanh thu hàng may gia công trong nước.Ngày 02/12/2015 xuất hàng may gia công cho công ty cổ phần 28 Quảng Ngãitheo hợp đồng gia công số 02/VNT-X28/2015(Phụ lục 1) ngày 20/10/2015 Kế toáncăn cứ vào hóa đơn GTGT số 0003032(Phụ lục 2) đối chiếu với hợp đồng gia côngsố 02/VNT-X28/2015 để tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán

Ngày đăng: 07/03/2024, 20:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w