1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư duy tích cực định nghĩa, đặc điểm, vai trò của tư duy tích cực phương pháp rèn luyện

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 407,02 KB

Nội dung

Cuộc cáchmạng vĩ đại nhất của thời đại này là khám phá ra rằng, nhờ thay đổi thái độ từtrong chính nội tâm mà con người có thể thay đổi được cả thế giới bên ngoài.”1- William JamesAi tro

lOMoARcPSD|38545333 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM Môn: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ BÀI: Đề số 23: Tư duy tích cực: định nghĩa, đặc điểm, vai trò của tư duy tích cực Phương pháp rèn luyện Lớp: N03.TL1 Nhóm: 01 HÀ NỘI - 2021 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM STT Họ và tên MSS Công việc Mức hoàn thành Họp nhóm Kết luận V thực hiện Xếp loại Không Trung Tốt A tốt bình Tha Tích Đóng A m gia cực sôi góp A đầy nhiều ý A nổi tưởng đủ A A 1 Lê Khánh Tùng 45010 Định nghĩa X X X A X A 9 tư duy tích X A X A cực X 2 Nguyễn Thị Thu 45012 Định nghĩa X X X X 0 tư duy tích X X cực X 3 Kim Đức Dũng 45030 Tổng hợp X X 8 bản word 4 Nguyễn Thị 45031 Phương X X Phương Anh 2 pháp rèn luyện tư duy tích cực 5 Nguyễn Giáng 45032 Đặc điểm tư X X X My 4 duy tích cực 6 Lê Viết Minh 45034 Vai trò của X X 0 tư duy tích cực 7 Ngô Hàn Chi 45034 Vai trò của X X X 8 tư duy tích cực 8 Nguyễn Phương 45040 Đặc điểm tư X X X Hoa 1 duy tích cực 9 Ngô Thị Châu 45041 Làm X X X Anh 9 powerpoint 10 Lưu Hải Hà 45043 Phương X X X (Nhóm trưởng) 1 pháp rèn luyện tư duy tích cực ,tổng hợp, chỉnh sửa bản word Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 PHẦN NỘI DUNG 4 I Định nghĩa 4 1.1 Tư duy là gì? 4 1.2 Tư duy tích cực là gì? .5 II Đặc điểm của tư duy tích cực 6 2.1 Tính lạc quan (Optimism) .6 2.2 Tính chấp nhận (Acceptance) 6 2.3 Tính phục hồi (Resilience) 7 2.4 Tính biết ơn (Gratitude) 7 2.5 Tính ý thức/chánh niệm (Consciousness/Mindfulness) 8 2.6 Tính chính trực (Integrity) 8 III Vai trò của tư duy tích cực 9 3.1 Tư duy tích cực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người 9 3.1.1 Tư duy tích cực làm tăng khả năng nhận thức về quy luật khách quan 9 3.1.2 Tư duy tích cực nâng cao khả năng nhận thức về chính mình 9 3.1.3 Tư duy tích cực thúc đẩy khả năng tiếp thu văn hóa nhân loại 10 3.1.4 Tư duy tích cực giúp xây dựng mối quan hệ lành mạnh 10 3.2 Vai trò của tư duy tích cực đối với sức khỏe của con người 10 3.2.1 Tư duy tích cực làm giảm căng thẳng 10 3.2.2 Tư duy tích cực làm chậm quá trình lão hóa 11 IV Phương pháp rèn luyện .11 4.1 Làm chủ tâm trí và cảm xúc với 5 kĩ thuật NLP 11 4.2 Tập thể dục để giữ tinh thần lạc quan 13 4.3 Thiền định 13 4.4 Kết nối với những người có suy nghĩ tích cực 14 4.5 Luôn nói lời cảm ơn, biết ơn những điều nhỏ bé trong cuộc sống 14 PHẦN KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 3 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 PHẦN MỞ ĐẦU “Chúng ta sẽ trở thành điều mà chúng ta hay nghĩ đến nhất Cuộc cách mạng vĩ đại nhất của thời đại này là khám phá ra rằng, nhờ thay đổi thái độ từ trong chính nội tâm mà con người có thể thay đổi được cả thế giới bên ngoài.” 1- William James Ai trong chúng ta đều đang sống với những ước mơ, những hoài bão về thành công, về cuộc sống hạnh phúc viên mãn Tư duy tích cực không chỉ giúp ta vượt qua những khó khăn, trở ngại trước mắt mà còn là một “chìa khóa” quan trọng để đạt đến thành công Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và để có cái nhìn toàn diện hơn về tư duy tích cực, biết cách vận dụng chúng vào trong cuộc sống thực tiễn nhóm 1 lớp N03-TL1 chúng em xin chọn đề bài số 21: “Tư duy tích cực: định nghĩa, đặc điểm và vai trò của tư duy tích cực, phương pháp rèn luyện.” làm đề bài cho bài tập nhóm của mình PHẦN NỘI DUNG I Định nghĩa 1.1 Tư duy là gì? Trong quá trình sinh hoạt và lao động sản xuất, từ thành công và thất bại, từ nhu cầu tìm hiểu hoặc do yêu cầu từ người khác, con người có thói quen thu nhận thông tin, tìm hiểu vấn đề, hiện tượng từ quan sát, suy diễn, trải nghiệm trong quá khứ, hiện tại hay tưởng tượng về tương lai Thông qua quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, con người hình thành các ý niệm, phán đoán, giả thuyết hay lý luận về các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội 1 Michael J Ritt, JR, Napoleon Hill Foundation, Chìa khóa tư duy tích cực, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018 4 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 “Nhận thức của con người phát triển từ cảm tính đến lý tính – giai đoạn cao của nhận thức; nói đến tư duy chính là nói đến giai đoạn cao ấy của nhận thức.” 2 Tư duy là một quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý3, nhờ đó con người hiểu biết về thế giới, bản thân và có những định hướng hành động tương ứng 1.2 Tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau: - Về mặt sinh học, tư duy tích cực là một hoạt động tạo ra những năng lượng tâm trí nó có tác dụng hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonine, Doparmine, oxytocin kích thích mọi hoạt động trong cơ thể con người, trong đó có hoạt động về trí não Nhờ vậy, con người trở nên sảng khoái, vui vẻ hơn - Về mặt tâm lý, tư duy tích cực là điều giúp cho con người có sự tự tin, để từ đó có thể khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân - Về mặt xã hội, tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người và ngay tại trong gia đình, với tư duy tích cực thì mỗi thành viên sẽ góp phần hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng nhân cách, phát triển tài năng Ngoài ra, chuyên gia tâm lý Kendra Cherry còn cho rằng: “Tư duy tích cực nghĩa là đón nhận những thử thách trong cuộc sống với thái độ tích cực Nó không nhất thiết là né tránh hoặc bỏ qua những điều xấu Thay vào đó, nó liên quan đến việc cố gắng tìm điểm tốt nhất có thể trong tình huống xấu và nhận định khả năng bản thân theo chiều hướng tích cực”4 Tóm lại, tư duy tích cực là cách mà chúng ta nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực, nhưng điều này hoàn toàn không phải là lối tư duy thiếu thực tế, 2 Đào Duy Tùng: Bàn về Đổi mới tư duy, Nxb.Sự thật,H1987 3 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị Khoa học lãnh đạo, Nxb lý luận chính trị, 2020, tr.54 4 https://jobsgo.vn/blog/tu-duy-tich-cuc/ 5 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 nhìn mọi thứ xung quanh đầy một màu hồng Tư duy tích cực cho phép chúng ta thể hiện những mong muốn của mình thông qua “thái độ sống tích cực” để tạo ra sức mạnh cho thành công mỗi người II Đặc điểm của tư duy tích cực 2.1 Tính lạc quan (Optimism) Bộ não là cơ quan mấu chốt của cơ thể con người giúp chúng ta khác biệt với các giống loài khác Mọi hoạt động, suy nghĩ của con người đều tác động đến việc giải phóng các chất hóa học trong não Khi tư duy tích cực, chúng ta cảm thấy hài lòng về các tình huống, cuộc sống và bản thân, điều này cho phép cơ thể tiết ra các hormone hạnh phúc như dopamine, serotonin và endorphin từ đó tạo niềm tin mãnh liệt vào tương lai, sẵn sàng nỗ lực và nắm lấy mọi cơ hội trong cuộc sống Đây chính là biểu hiện của trạng thái tinh thần lạc quan Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng nói, “Một người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mọi cơ hội; một người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mọi khó khăn.”5 2.2 Tính chấp thuận (Acceptance) Tư duy tích cực của con người mang tính chấp thuận Điều này thể hiện ở chỗ là thừa nhận rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn muốn, mà là học hỏi từ những sai lầm của bạn Khi chúng ta chấp thuận có nghĩa là não bộ cho phép những cảm xúc tiêu cực đến và đi như một phần của quá trình mất mát tự nhiên, đồng thời từ bỏ cuộc chiến chống lại chúng Bằng cách cho phép cảm xúc tiêu cực tồn tại trong thời điểm hiện tại, nhưng không bị cuốn vào và kéo về quá khứ Vậy nên, khi đối diện với thực tế, những chuyện đau lòng hay sự uất ức chúng ta cần phải biết chấp thuận rằng, mọi thứ trong cuộc sống này đâu phải lúc nào cũng như ý muốn của chúng ta 5 https://www.psychologytoday.com/us/basics/optimism 6 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 2.3 Tính phục hồi (Resilience) “Phục hồi là khả năng lấy lại thành công từ những sự việc không mong muốn, cũng như lấy lại cảm giác an toàn, hạnh phúc và hy vọng cho tương lai Phục hồi có nghĩa là “trở lại trạng thái bình thường” từ những tình huống khó khăn.” 6 Đây là một trong những đặc tính quan trọng của tư duy tích cực Tính phục hồi được thể hiện qua quá trình thích ứng của con người khi đối mặt với nghịch cảnh, chấn thương, bi kịch, các mối đe dọa hoặc các nguồn căng thẳng quan trọng Tư duy tích cực trong khi đối mặt với nghịch cảnh thúc đẩy sự linh hoạt trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề Tư duy tích cực đóng một chức năng quan trọng trong khả năng giúp một cá nhân phục hồi sau những trải nghiệm và cuộc gặp gỡ căng thẳng, duy trì một cảm xúc tích cực hỗ trợ trong việc chống lại các tác động sinh lý của cảm xúc tiêu cực Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối phó thích ứng, xây dựng các nguồn lực xã hội lâu dài và tăng cường phúc lợi cá nhân 2.4 Tính biết ơn (Gratitude) Tư duy tích cực mang tính biết ơn Điều đó thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy tích cực con người nhìn nhận sự vật, sự việc bằng một thái độ tích cực, thừa nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, giúp ta cảm nhận được những cảm xúc tích cực, tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp, đối phó với nghịch cảnh của cuộc sống và xây đựng các mối quan hệ bền chặt Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn hay sự thất bại Người tư duy tích cực coi đó là một cơ hội để học hỏi được nhiều điều để con người trưởng thành và kiên cường hơn, tính biết ơn trên cơ sở đó được hình thành “Khi người ta biết ơn, họ không quên hoặc từ chối phần tiêu cực của cuộc sống; họ chỉ nhìn thấy những điều tốt đẹp về nó Những người biết ơn hơn 6 Edward Hoffman, William C Compton, Tâm lý học tích cực, Nxb Lao động,2020, tr.176 7 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 những người khác có nhiều khả năng vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải Emmos, McCullough và Tsang nhận thấy rằng lòng biết ơn xuất phát từ những đặc điểm tính cách như cảm xúc tích cực cao, cởi mở và hạnh phúc.”7 2.5 Tính ý thức/chánh niệm (Consciousness/Mindfulness) Tư duy tích cực được biểu hiện ở chỗ phản ánh từng khoảnh khắc hiện tại một cách điềm tĩnh, cởi mở, dễ tiếp thu Khả năng chú ý đến những gì thực sự xảy đến với chúng ta trong thời khắc hiện tại, bao gồm cả thế giới bên ngoài và những trải nghiệm bên trong của chúng ta Tuy nhiên, “Chính chất lượng sự chú ý mà chúng ta dành cho từng khoảnh khắc mới là trung tâm của sự thấu hiểu về chánh niệm”8 Sự chú ý của chúng ta đối với từng khoảnh khắc nên cởi mở và đề cao tính “tiếp thu” với từng trải nghiệm một cách chu đáo và sâu sắc 2.6 Tính chính trực (Integrity) Tư duy tích cực không có nghĩa là cố gắng hướng tới những trạng thái phi thực tế, chỉ hạnh phúc mà bỏ qua những cảm giác và trải nghiệm tiêu cực Tính chính trực được thể hiện thông qua tư duy tích cực ở chỗ chấp nhận cảm xúc của bản thân và người khác, tránh nói những lời động viên sáo rỗng và không tư duy phân loại và cá nhân hóa Theo Goleman,9 có hai loại tư duy cảm xúc là tư duy phân loại (categorical thinking) và tư duy cá nhân hóa (personalized thinking) Tư duy phân loại là ví dụ điển hình của suy nghĩ “đen và trắng” “Tôi là người giỏi nhất” hoặc “tôi tệ hại nhất” – Không có gì nằm ở lưng chừng Còn tư duy cá nhân hóa là vận vào bản thân mình tất cả mọi thứ từ lời phê bình đến nhận xét trung lập Trong cuốn Emotinal Intelligence (tạm dịch: Trí tuệ cảm xúc), Daniel Goleman đã đưa ra hướng dẫn ngắn gọn về cách làm thế nào để tiến hành quá 7 McCullough,Tsang, J.; Emmons, RA (2004), “Lòng biết ơn trong địa hình tình cảm trung gian: Liên kết của tâm trạng biết ơn với sự khác biệt của cá nhân và trải nghiệm cảm xúc hàng ngày”, Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội (http://local.psy.miami.edu/faculty/mmccullough/gratitude/Emmons_McCullough_2003_JPSP.pdf) 8 Edward Hoffman, William C Compton, Tâm lý học tích cực, Nxb Lao động,2020, tr.92 9 Daniel Goleman là người sáng lập Tổ chức Hỗ trợ Trí tuệ xúc cảm ở Boston, Massachusetts Ông phụ trách mục Khoa học nghiên cứu về Thói quen ứng xử và trí tuệ con người của tạp chí New York Times 8 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 trình tự vấn một cách công bằng nhất có thể Hay cụ thể chính là tránh tư duy phân loại và cá nhân hóa “Đừng trách móc hay đổ lỗi cho bản thân Vấn đề mấu chốt là thấu hiểu cảm xúc bắt nguồn từ đâu và giải quyết nó chứ không phải tạo ra mức độ tự chán ghét mới.”10 III Vai trò của tư duy tích cực 3.1 Tư duy tích cực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người 3.1.1 Tư duy tích cực làm tăng khả năng nhận thức về quy luật khách quan Tư duy tích cực giúp con người nhận thức một cách đúng đắn về quy luật khách quan, từ đó dễ đương đầu với mọi thách thức của cuộc sống Trước những tình huống khó khăn, người lạc quan sẽ tập trung tìm các giải pháp để khắc phục hơn là xoáy sâu vào nguyên nhân Họ xem thất bại hoặc các tổn thất chỉ là tạm thời, họ sẽ không đổ lỗi cho bất kỳ ai hay bất kì điều gì Nhờ sức mạnh của tư duy tích cực, bạn sẽ học hỏi, rút kinh nghiệm và tiến lên Với suy nghĩ này, bạn sẽ mở ra con đường khác và có nhiều cơ hội để thành công 3.1.2 Tư duy tích cực nâng cao khả năng nhận thức về chính mình Người có tư duy tích cực sẽ có nhận thức tốt về bản thân, mang lại sự tự tin cho chính mình Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống bằng cách giúp bạn luôn tự tin Tự tin là ý thức được những giá trị và vẻ đẹp của bạn thân, từ đó không ngừng nỗ lực phát huy thế mạnh, sẵn sàng và thoải mái thể hiện bản thân, cống hiến tài năng của chính mình Không có gì có thể ảnh hưởng đến bạn nếu bạn biết tin tưởng vào khả năng của bản thân, điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng và thực hiện mục tiêu của mình trong cuộc sống 10 Steven Schuster, Rèn luyện tư duy tích cực, Nxb Thế giới, 2017, Tr.59 9 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 3.1.3 Tư duy tích cực thúc đẩy khả năng tiếp thu văn hóa nhân loại Một tư duy tích cực sẽ giúp ta mở rộng giới hạn của nhận thức, biết tiếp thu và lĩnh hội sự phát triển của văn minh nhân loại, từ đó góp phần kiến tạo kho tàng văn hóa xã hội loài người Người có tư duy tích cực sẽ nhìn nhận thế giới khách quan đúng với sự vận động, phát triển của nó Nhờ vậy, hình thành những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người 3.1.4 Tư duy tích cực giúp xây dựng mối quan hệ lành mạnh Tư duy tích cực củng cố các mối quan hệ giữa người với người Trong cuộc sống, dù là ai thì cũng có những mối quan hệ phức tạp khác nhau, điều đó là cần thiết để duy trì chất lượng cuộc sống, đồng thời cũng giúp đỡ ta trong việc học tập và cả trong công việc về sau Con người và xã hội không thể phát triển mạnh nếu không có những mối quan hệ tích cực 3.2 Vai trò của tư duy tích cực đối với sức khỏe của con người 3.2.1 Tư duy tích cực làm giảm căng thẳng Cuộc sống luôn có những điều khiến chúng ta căng thẳng nhưng tư duy tích cực có thể giúp giảm đáng kể mức độ căng thẳng của bạn Khi suy nghĩ tích cực, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, suy nghĩ rõ ràng hơn và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.11 George Patton - GS nghiên cứu sức khỏe vị thành niên tại Trung tâm Y tế cho Trẻ vị thành niên của Murdoch ở Melbourne, Australia nói rằng tư duy tích cực giúp ngăn chặn trầm cảm Những đứa trẻ lạc quan có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề hành vi và cảm xúc thường gặp phải trong lứa tuổi thanh thiếu niên 3.2.2 Tư duy tích cực làm chậm quá trình lão hóa Thực tế cho thấy những người lạc quan có tuổi thọ cao hơn Một nghiên cứu tiến hành ở người trên 60 tuổi cho thấy, những người bi quan có nguy cơ gặp 11 https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/goc-ky-nang/tu-duy-tich-cuc-%E2%80%93-chia-khoa-cua- thanh-cong 10 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 biến chứng về chức năng vận động sớm hơn 80% so với những người lạc quan Nếu bạn muốn trì hoãn tuổi già, bạn cần có tư duy tích cực đối với cuộc sống IV Phương pháp rèn luyện 4.1 Làm chủ tâm trí và cảm xúc với 5 kĩ thuật NLP Những quan sát của W.Clement Stone cho thấy: tâm trí và thể xác gắn liền với nhau Bạn còn có thể định hướng cho suy nghĩ, điều khiển cảm xúc và vận mệnh của mình Lập trình ngôn ngữ tư duy (Neuro Linguistic Programming - NLP) có thể được mô tả là "cách tiếp cận hướng tới sự kết nối giữa quá trình tư duy (Neuro), ngôn ngữ (Linguistic) và các mô thức hành vi đã có thông qua trải nghiệm (Programming)" Lập trình ngôn ngữ tư duy là một phương pháp trị liệu hiệu quả trong tâm lý học để nhanh chóng hiểu được những động cơ và động lực cho mỗi hành động của con người đặc biệt trong việc rèn luyện tư duy tích cực NLP giúp con người thay đổi suy nghĩ về hoàn cảnh khó khăn và suy nghĩ theo chiều hướng tốt đẹp hơn 4.1.1 Kỹ thuật NLP 1: Chuyển đổi ngữ cảnh Kỹ thuật NLP chuyển ngữ cảnh giúp bạn thay đổi nội dung của hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác Nhờ kỹ thuật chuyển ngữ cảnh, bạn có thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và chuyển sang trạng thái tích cực hơn Hãy tưởng tượng bạn bị mất việc và nghĩ đến những điều sau: - Đón nhận công việc mới tốt hơn - Khám phá thêm nhiều lĩnh vực khác mà nếu ở công ty cũ sẽ không thể có được,… 4.1.2 Kỹ thuật NLP 2: Neo/giữ cảm xúc Neo/giữ cảm xúc là kỹ thuật NLP được sử dụng nhiều nhất, mục đích là để khơi gợi những phản ứng về bất cứ điều gì mà bạn đã làm hay đã nói Trên cơ thể người, vai là một trong điểm neo cảm xúc Bạn hoàn toàn có thể khiến người khác mỉm cười vui vẻ chỉ bằng một cái chạm nhẹ lên vai của họ Bản năng của 11 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 con người là neo cảm xúc một cách tự nhiên Chẳng hạn, khi một cầu thủ ghi bàn, niềm vui của cầu thủ đó tăng lên gấp bội Hành động giơ tay lên cao, nắm chặt lại và kéo xuống nhằm níu giữ lại cảm xúc 4.1.3 Kỹ thuật NLP 3: Phân tưởng Liên tưởng và phân tưởng là 2 kỹ thuật NLP12 Tuy nhiên, kỹ thuật NLP phân tưởng được sử dụng phổ biến hơn cả Phân tưởng là khi bạn nghĩ về một vấn đề/ tình huống nào đó nhưng lại đứng ngoài vấn đề/ tình huống đó Chẳng hạn, khi xem ti vi, mặc dù đang đứng ngoài khung hình nhưng bạn lại nhận thấy bản thân mình đang giải quyết vấn đề bên trong khung hình đó Phương pháp NLP phân tưởng giúp bạn điều hòa những cảm giác tiêu cực, thoát khỏi lo lắng, sợ hãi hoặc những ký ức, trải nghiệm xấu 4.1.4 Kỹ thuật NLP 4: Vô thức/ tạo thiện cảm Kỹ thuật NLP vô thức/tạo thiện cảm là kỹ thuật dễ ứng dụng trong cuộc sống Thiện cảm trong NLP là vô thức Tức là, bạn sẽ tạo cảm giác gần gũi, thân thiện ở tầng vô thức Kỹ thuật này gồm 2 phương thức cơ bản là kết hợp và phản chiếu Kết hợp nghĩa là bạn thực hiện mọi thứ giống hệt đối phương như nhịp thở, tốc độ nói, từ ngữ, giọng điệu, cách ngồi, tư thế đứng,… Với phương thức này, bạn chỉ được thực hiện giống đối phương sau khoảng 2 đến 4 giây, không được thực hiện ngay lập tức Phản chiếu là cách làm ngược lại Một số ví dụ về phương thức phản chiếu: - Khi giơ tay phải đối phương sẽ giơ tay trái - Khi nói chuyện, nhắc lại 3 đến 4 từ trong câu nói cuối của đối phương - Khi nói chuyện vui cần cao giọng và nói chuyện buồn sẽ hạ thấp giọng để tạo sự đồng cảm,… 4.1.5 Kỹ thuật NLP 5: Thay đổi niềm tin 12 https://bondtnd.edu.vn/ky-thuat-nlp-giup-ban-lam-chu-cam-xuc-ky-nang-giang-day-train-the-trainer/ 12 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Niềm tin dẫn đường cho mọi suy nghĩ, hành vi của con người Bạn sẽ làm được rất nhiều điều mà người khác nghĩ là không tưởng nếu niềm tin đó là tích cực Ngược lại, ý chí và năng lực của bạn sẽ bị mất đi nếu niềm tin bạn có là tiêu cực 4.2 Tập thể dục để giữ tinh thần lạc quan Tập thể dục là một hoạt động tự nhiên mang lại cảm giác tốt, nó giải phóng các chất hóa học tích cực vào máu của bạn Nếu bạn có thể tập thể dục mỗi ngày, nó sẽ giúp bạn tích cực hơn rất nhiều vì khi các hoạt động cơ bắp làm cơ thể nóng lên, trong cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng chất hóa học khiến con người cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng Đây chính là cảm giác mà Endorphin- một trong những hormone hạnh phúc mang lại.13 4.3 Thiền định Thiền định là phương pháp giúp con người tìm được sự bình yên trong chính mình, giảm bớt âu lo và căng thẳng trong cuộc sống và giải phóng các cảm xúc tiêu cực Các nghiên cứu sử dụng máy MIR và EEG chứng minh rằng ngồi thiền thường xuyên thật sự tái kết nối những liên kết thần kinh đồng thời giúp gia tăng chất xám Tiến sĩ thần kinh học Sara Lazar đến từ Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu lớn để chứng minh điều này vào năm 2000 Phương pháp này giúp bạn sáng suốt minh mẫn, nhận thức bản thân tốt hơn, cải thiện trí nhớ và thúc đẩy tư duy tích cực 4.4 Kết nối với những người có suy nghĩ tích cực Kết nối với những người có suy nghĩ tích cực sẽ giúp bản thân có suy nghĩ tích cực hơn Ngược lại, kết bạn, giao lưu với những người có tư duy tiêu cực thì bản thân sẽ ngày càng theo xu hướng tiêu cực Bên cạnh đó, khi chúng ta tiếp xúc nhiều với những người có lối sống và tư duy tốt Chúng ta hâm mộ ai đó, hãy tập trung hướng bản thân học hỏi những suy nghĩ tích cực từ những người 13 https://www.healthline.com/health/happy-hormone 13 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 này Thông qua họ, bản thân mỗi người sẽ có động lực tự cải thiện tư duy ngày một tốt hơn 4.5 Luôn nói lời cảm ơn, biết ơn những điều nhỏ bé trong cuộc sống Cảm ơn luôn là điều đầu tiên trong danh sách các việc làm nhằm phát triển tư duy tích cực Nghiên cứu “Science of Gratitude” của Đại học Pennsylvania cho biết số lượng lời cảm ơn mà chúng ta nói là một trong những yếu tố tạo ra sự hạnh phúc của chúng ta Nói “cảm ơn” ba lần mỗi ngày đủ để phát triển thái độ tích cực Luyện tập cảm xúc tích cực mỗi ngày bằng cách quý trọng những điều bạn đang có Đó có thể là những điều đơn giản như niềm vui từ công việc bạn đang làm, nói lời cảm ơn người đã mở cửa cho bạn hay sự hứng thú khi ăn một món ăn ngon Bắt đầu ngày mới bằng một năng lượng tích cực sẽ khiến cho cả ngày của bạn tràn ngập niềm vui.14 PHẦN KẾT LUẬN Có thể nói, tư duy tích cực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người Thế nhưng, tư duy tích cực không phải là một loại tư duy có bẩm sinh mà cần quá trình rèn luyện Hình thành nên thói quen tư duy tích cực là điều vô cùng cần thiết bởi nó không chỉ mang lại ý nghĩa cho cuộc sống mỗi người mà còn mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh cũng như toàn xã hội Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về tư duy tích cực chúng em tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể tự mình rèn luyện nên tư duy tích cực từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống Hy vọng bài tìm hiểu của nhóm chúng em sẽ mang đến cho cô cũng như các bạn nguồn động lực để tiếp tục xây dựng và duy trì tư duy tích cực của mình Chúng em xin chân thành cảm ơn! 14 https://www.elle.vn/bi-quyet-song/tu-duy-tich-cuc 14 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Michael J Ritt, JR, Napoleon Hill Foundation, Chìa khóa tư duy tích cực, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018 2 Đào Duy Tùng: Bàn về Đổi mới tư duy, Nxb.Sự thật,H1987 3 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị Khoa học lãnh đạo, Nxb lý luận chính trị, 2020 4 McCullough,Tsang, J.; Emmons, RA (2004), “Lòng biết ơn trong địa hình tình cảm trung gian: Liên kết của tâm trạng biết ơn với sự khác biệt của cá nhân và trải nghiệm cảm xúc hàng ngày”, Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội 5 Edward Hoffman, William C Compton, Tâm lý học tích cực, Nxb Lao động,2020 6 Steven Schuster, Rèn luyện tư duy tích cực, Nxb Thế giới, 2017 7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019 - Website: 1 https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/goc-ky-nang/tu-duy-tich- cuc-%E2%80%93-chia-khoa-cua-thanh-cong 2 https://jobsgo.vn/blog/tu-duy-tich-cuc/ 3 https://www.psychologytoday.com/us/basics/optimism 4 https://www.healthline.com/health/happy-hormone 5 https://www.elle.vn/bi-quyet-song/tu-duy-tich-cuc 6 https://bondtnd.edu.vn/ky-thuat-nlp-giup-ban-lam-chu-cam-xuc-ky-nang- giang-day-train-the-trainer/ 15 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN