Tóm lại, tư duy phê phán đượchiểu là một tiến trình tư duy tích cực và thành thạo trong việc khái niệm hóa,phân tích, tổng hợp, và đánh giá những tin tức thu nhận được từ sự quan sát hay
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TÂM LÝ HỌC
Hà Nội, 2022
NHÓM : 06 LỚP : N10.TL1
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 06/10/2022
Nhóm số: 06
Khoa Luật Kinh tế
Tổng số sinh viên của nhóm: 11
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Lớp: N10.TL1
Khóa: 46
- Kết quả điểm bài tập
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022
NHÓM TRƯỞNG
(Đã ký)
Đánh giá của SV
SV ký tên
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Khái quát chung về tư duy phê phán 1
1 Tư duy 1
1.1 Khái niệm tư duy 1
1.2 Đặc điểm của tư duy 2
1.3 Vai trò của tư duy 3
2 Tư duy phê phán 3
2.1 Khái niệm tư duy phê phán 3
2.2 Đặc điểm 4
2.2.1 Đặc điểm của tư duy phê phán 4
2.2.2 Đặc điểm của người có tư duy phê phán 5
2.3 Vai trò của tư duy phê phán 6
2.3.1 Vai trò của tư duy phê phán trong cuộc sống con người 6
2.3.2 Vai trò của tư duy phê phán trong vấn đề học tập và nghiên cứu của sinh viên Luật 8
II Phương pháp rèn luyện tư duy phê phán 10
1 Sự cần thiết của tư duy phê phán 10
2 Phương pháp rèn luyện tư duy phê phán 11
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
PHỤ LỤC 16
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu; song để làm chủ được thực tiễn con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết đó Con người từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự nhiên đã phát triển trở thành sinh vật cao cấp nhất, được như vậy là
do con người đã có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan một cách có hiệu quả Để có phương hướng và biện pháp đúng đắn nhằm cải tạo thế giới khách quan và bản thân, con người không thể chỉ dựa vào cảm giác, tri giác mà phải sử dụng nhận thức lí tính là tư duy và tưởng tượng, đặc biệt là tư duy Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người Ngay trong hoạt động học tập của sinh viên cũng cần phải sử dụng tư duy thì mới có thể đạt được hiệu quả đặc biệt là tư duy phê phán Để có thể hiểu rõ hơn về tư duy ở con người, chúng em xin chọn đề
tài 17: “Tư duy phê phán: định nghĩa, đặc điểm và vai trò của tư duy phê
phán Phương pháp rèn luyện.”
NỘI DUNG
I Khái quát chung về tư duy phê phán
1 Tư duy
1.1 Khái niệm tư duy
Dưới góc độ tâm lý học, tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
Tư duy “là hình thức cao nhất của sự phản ánh tích cực hiện thực khách quan – quá trình trong đó con người so sánh các tài liệu thu được từ nhận thức cảm tính hoặc các ý nghĩ với nhau, phân tích chúng, suy xét, luận chứng để từ các tài liệu hoặc các ý nghĩ đó rút ra các ý nghĩ khác với tri thức mới Tư duy diễn ra dưới các hình thức khái niệm, phán đoán, suy lý, giả thuyết, lý luận” Tư
Trang 5duy là hoạt động nhận thức con người trước thế giới Trong mọi hành vi sống đều đòi hỏi con người phải không ngừng suy nghĩ, tư duy Tư duy – đó là quá trình nhận thức vấn đề và ra quyết định để giải quyết vấn đề Tư duy cũng là hoạt động mà qua đó, và nhờ đó mà con người tự khám phá, tìm kiếm và phát hiện cái mới để tái tạo lại những tri thức của xã hội cho bản thân mình Tư duy
mở đường cho sự phát triển của con người Cũng chỉ khi kiểm soát được tư duy con người mới kiểm soát và điều khiển được các hoạt động của mình
1.2 Đặc điểm của tư duy
Thứ nhất, đó chính là tính có vấn đề của tư duy Muốn kich thích được tư
duy cần có 2 điều kiện: gặp hoàn cảnh, tình huống có vấn đề; cá nhân phải nhận thức được đầy đủ hoàn cảnh có vấn đề đó Ví dụ; nếu đặt câu hỏi “Triết học Mác- Lênin là gì” với học sinh lớp 1 thì sẽ không làm học sinh phải suy nghĩ
Thứ hai, tính gián tiếp của tư duy Tư duy phản ánh sự vật hiện tượng 1
cách gián tiếp bằng ngôn ngữ, các quy luật, sự kiện được khái quát trong các từ
Ví dụ: Tìm x, biết Bên cạnh đó, những kết quả, phát minh của loài người trở thành công cụ cho cá nhân giải quyết vấn đề của mình Ví dụ: kính thiên văn được phát minh giúp con người quan sát được các hiện tượng trên trời Sau đó đưa ra các nhận định, giải thích các hiện tượng đó nhờ tư duy Khả năng nhận thức của con người được mở rộng, thoát khỏi sự ràng buộc trực tiếp của sự vật hiện tượng như đối với cảm giác, tri giác
Thứ ba, tính trừu tượng và khái quát của tư duy Tư duy trừu xuất khỏi sự
vật hiện tượng những thuộc tính cá biệt Ví dụ: trừu xuất những thuộc tính không quan trọng như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng mà chỉ giữ lại thuộc tính cần thiết là hình trụ, dùng để đựng nước uống để nói về khái niệm “cái cốc” Tư duy khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau có chung thuộc tính bản chất thành 1 nhóm, 1 phạm trù Từ những nhiệm vụ cụ thể tư duy nêu ra các quy tắc, phương pháp giải quyết chung Do vậy, tư duy giúp giải quyết cả những nhiệm
vụ trong tương lai
Trang 6Thứ tư, tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Ngôn ngữ là vỏ vật chất
của tư duy Tính gián tiếp, trừu tượng, khái quát của tư duy không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ Không có ngôn ngữ, quá trình tư duy không diễn ra Ngôn ngữ giúp khách quan hóa sản phẩm của tư duy Ngôn ngữ không thể có nếu không dựa vào tư duy Quan hệ tư duy ngôn ngữ là quan hệ hình thức và nội dung
Thứ năm, tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính Tư duy được
tiến hành dựa trên những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp Tư duy ảnh hưởng đến những kết quả của nhận thức cảm tính Tư duy là sản phẩm của sự phát triển xã hội – lịch sử Chỉ có con người mới là chủ thể duy nhất của tư duy đích thực
1.3 Vai trò của tư duy
Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người Tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan từ đó có thể dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan Tư duy giúp con người thu thập, phân tích và sử dụng thông tin, ra quyết định cũng như hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề, đóng góp ý tưởng, phát triển bản thân
2 Tư duy phê phán
2.1 Khái niệm tư duy phê phán
Trong khoảng vài thập niên gần đây, tư duy phê phán (critical thinking) đã
trở thành một thuật ngữ được những nhà giáo dục tại Mỹ chú ý một cách đặc biệt và kêu gọi nền giáo dục tại Mỹ phải cải cách để đưa kỹ năng này vào trong phương pháp giảng dạy trong học đường Không những chỉ tại Mỹ, phong trào
tư duy phê phán cũng ảnh hưởng sang các nước Âu châu và Á Châu Trong Tiếng Việt chưa có từ dịch “critical thinking” được mọi người chấp nhận, vì
từ phê phán trong tiếng Việt thường mang nghĩa xấu; tuy nhiên theo tự điển Hán
Việt của Đào Duy Anh, thì từ phê phán còn có nghĩa là phân định, bình phẩm, xét đoán; còn Việt Nam Tân Từ điển cùa Thanh Nghị (1967) thì từ phê phán có
Trang 7nghĩa là xét đoán Người viết dùng nghĩa phê phán theo Đào Duy Anh và Thanh Nghị để dịch tứ “critical” sang phê phán
Nói đến tư duy phê phán, có nhiều định nghĩa khác nhau như :
“Tư duy phê phán là quá trình xây dựng khái niệm, vận dụng, phân tích, tổng hợp, và/hoặc đánh giá thông tin được thu thập - hay sinh ra - từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lập luận, hay giao tiếp, một cách tích cực, khéo léo, được thao luyện về mặt trí tuệ, như là một hướng dẫn cho niềm tin và hành động.” (Scriven, 1996) Hay “Tư duy phê phán là tư duy đang thẩm định chính mình” (Center for Critical Thinking, 1996b) Tóm lại, tư duy phê phán được
hiểu là một tiến trình tư duy tích cực và thành thạo trong việc khái niệm hóa, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những tin tức thu nhận được từ sự quan sát hay
do kinh nghiệm, suy niệm, lý luận, hay giao tiếp với các nguồn tin khác để hướng dẫn hành động và sự tin tưởng Tư duy phê phán được AMSC định nghĩa
là một sự tư duy có kỷ luật, tự định hướng, phản ánh một trình độ cao về kỹ năng và khả năng tư duy-tư duy về sự tư duy của chính mình trong lúc suy tư để làm cho sự tư duy của mình trở nên tốt hơn
2.2 Đặc điểm
2.2.1 Đặc điểm của tư duy phê phán
Nhiều nhà khoa học thừa nhận rằng tư duy phê phán là một khái niệm phức tạp và có rất nhiều cách định nghĩa Mặc dù vậy, với cách định nghĩa nào
đi chăng nữa cũng cho thấy những đặc điểm chung về tư duy phê phán được chia sẻ Việc phân tích các định nghĩa khác nhau về tư duy phê phán cho thấy tư duy phê phán chứa đựng một nghĩa kép Đó vừa là sản phẩm (product) vừa là quá trình (process), vừa mang tính cá nhân (individual) - diễn ra bên trong não
bộ của con người, vừa mang tính xã hội (social) - diễn ra bên ngoài con người, gắn liền với các hoạt động giao tiếp, tương tác giữa con người với nhau Là sản phẩm, tư duy phê phán cho kết quả nằm trong giả thuyết, kết luận, hay những nhận định do cá nhân đưa ra cùng với những lí lẽ được sử dụng để minh chứng (Kurfiss, 1988) Tư duy phê phán cho thấy việc hiểu vấn đề một cách sâu sắc
Trang 8(deep understanding), trên cơ sở đó giúp con người đi đến những hành động hay chính sách nào đó (Brookfield, 1987)
Là quá trình, tư duy phê phán được hiểu là việc một loạt hoạt động trí óc diễn ra theo một trình tự nhất định được con người sử dụng để nắm bắt những khái niệm mới, những vấn đề mới, từ đó có thể đi đến những quyết định, cách giải quyết vấn đề cho một nhiệm vụ nào đó nằm trong một bối cảnh cụ thể Quá trình tư duy phê phán được cho là gắn liền với quá trình tìm tòi, khám phá thực
tế Hay nói cách khác, quá trình tìm tòi, khám phá thực tế phản ánh quá trình tư duy phê phán của con người Tư duy phê phán có thể được coi là một kĩ năng tư duy nhưng không phải mọi kĩ năng tư duy giá trị đều là tư duy phê phán Tư duy phê phán là một thành viên trong gia đình của các dạng tư duy và có mối liên hệ mật thiết với các dạng tư duy cao cấp khác, bao gồm giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo (Facione, 2011)
2.2.2 Đặc điểm của người có tư duy phê phán
Tư duy phê phán không chỉ chứa đựng những kỹ năng nhận thức như đã nói ở trên mà còn bao hàm cả những yếu tố thuộc thái độ Liên quan đến thái độ
tư duy phê phán, Francis Bacon (1605) từng nhấn mạnh khi cho rằng tư duy phê phán chính là sự khát khao tìm kiếm lời giải đáp thỏa đáng, nhẫn nại với hoài nghi, ham trao đổi, từ tốn trong xác nhận, cân nhắc kỹ càng, cẩn trọng khi đưa ra quyết định, nỗ lực thiết lập mọi thứ theo trật tự, căm ghét dối lừa, mạo danh Bailin và các cộng sự (1999) cũng mô tả tư duy phê phán gắn liền với các thái
độ đặc trưng, giúp phân biệt nó với các năng lực tư duy khác Đó chính là thái
độ trung thực, tôn trọng lập luận, ham tìm tòi, cởi mở khách quan, công bằng, thận trọng khi đưa ra những nhận định Do vậy một người sở hữu tư duy phê phán họ sẽ mang những thái độ, tâm thế như vậy khi tiếp cận, đánh giá một sự vật, hiện tượng
Người có tư duy phê phán là người: không thành kiến (ham tìm hiểu, biết lắng nghe, có thể chấp nhận ý kiến, quan điểm khác, đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ ràng chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau và có thể thay đổi ý kiến của mình); biết vận dụng các tiêu
Trang 9chuẩn (ý kiến mới dựa trên thông tin tin cậy, rõ ràng, khách quan, hợp lý); có khả năng tranh luận (đưa ra lý lẽ có bằng chứng xác thực), suy luận (rút ra kết luận từ mối quan hệ logic giữa các dữ liệu, biết xâu chuỗi các sự kiện để tìm ra giải pháp), xem xét vấn đề từ nhiều phương diện (tiếp cận hiện tượng từ nhiều góc nhìn); v.v 1
Bên cạnh đó, họ còn là những người có thái độ khiêm tốn Điều này giúp
họ biết lắng nghe, suy nghĩ khách quan, phát triển bản thân Hơn nữa, thái độ tự tin, mạnh dạn cũng được cho là cần thiết đối với người thực hiện tư duy phê phán vì nhờ đó mà họ có suy nghĩ độc lập, sẵn sàng nói ra những ý kiến khác biệt, trái ngược với người khác, chấp nhận ý kiến trái chiều với mình, để từ đó sẵn sàng có sự thay đổi, điều chỉnh quan điểm, nhận định cá nhân một cách phù hợp, linh hoạt Thái độ đồng cảm cũng cần thiết đối với hoạt động tư duy phê phán Khi biết đặt mình vào vị trí của người khác, cá nhân sẽ có được sự thấu hiểu căn nguyên, lí lẽ, cảm xúc của người khác, từ đó trở nên cởi mở hơn, chấp nhận sự đa dạng, sẵn sàng nhìn nhận, xây dựng lại quan điểm của mình nếu thấy hợp lí Những thái độ này được cho là liên quan và cần thiết để thực hiện hoạt động tư duy phê phán ở bất cứ lĩnh vực nào Hiểu về tư duy phê phán với những thái độ và đặc điểm như vậy sẽ thấy sự bảo thủ, cực đoan, bề trên trịch thượng, không công bằng, vị kỷ, bốc đồng, hay cảm tính… đều không phải là những thái
độ phù hợp khi thực hiện các hoạt động tư duy phê phán
2.3 Vai trò của tư duy phê phán
2.3.1 Vai trò của tư duy phê phán trong cuộc sống con người
Để tiếp thu và nhận thức mỗi người cần có tư duy phê phán để phân biệt đâu là đúng đâu là sai, tránh những sai lầm khi học tập và làm việc, tư duy phê phán rất quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực vì nó tạo điều kiện phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của bản thân, giảm rủi ro trong vận dụng, hành động hay suy nghĩ
1Nguyễn Tuyết Mai, Vai trò của tư duy phản biện trong đời sống xã hội, https://www.nxbctqg.org.vn/2016-12-08-02-06-10.html#:~:text=T%C6%B0%20duy%20ph%E1%BA%A3n%20bi%E1%BB%87n%20gi%C3%BAp,v%E1%BB%91n%20c
%C3%B3%20c%E1%BB%A7a%20b%E1%BA%A3n%20th%C3%A2n%2C ,truy cập ngày 10/10/2022
Trang 10Thứ nhất, tư duy phê phán giúp con người có cái nhìn khách quan
hơn Bản chất con người tiếp nhận thông tin theo cách chủ quan, và thường theo
hướng con người muốn tiếp nhận, vì vậy suy nghĩ, hiểu biết của con người phần nào mang tính phiến diện Bằng con đường phân tích, kiểm tra, đặt câu hỏi, tìm
lí lẽ và dẫn chứng, tư duy phê phán sẽ khiến con người yêu cầu chính bản thân mình tiếp thu thông tin một cách toàn diện, đầy đủ hơn; từ đó có cái nhìn có chiều sâu, toàn diện và chặt chẽ hơn, tránh lối suy nghĩ nhị nguyên, một chiều, nông cạn Khi được trang bị cái nhìn khách quan hơn, suy nghĩ, tâm lí con người cũng trở nên thoải mái, cởi mở hơn: con người có suy nghĩ tích cực, giảm thiểu trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, mất lòng tin; tập trung khám phá những tiềm năng vốn có của bản thân, tạo động lực khẳng định mình, vượt qua giới hạn của bản thân
Thứ hai, tư duy phê phán là nền tảng xây dựng tư duy độc lập Tư duy phê
phán đòi hỏi mọi nhìn nhận, đánh giá, kết luận phải hướng đến và tuân thủ những giá trị của chân lý Trên cơ sở đó, lối tư duy này giúp con người đánh giá, phân tích, chắt lọc thông tin trước hàng nghìn dữ liệu mà chúng ta tiếp nhận mỗi ngày, thôi thúc chúng ta liên tục đặt câu hỏi, tìm câu trả lời, nhận diện vấn đề, thử thách những gì mình vốn tin, những suy nghĩ, giả định của bản thân cũng như của người khác Điều này hình thành tư duy độc lập - điều làm nên cái tôi
của mỗi con người Lối tư duy độc lập đem đến cho con người sự chủ động cao
độ trong cuộc sống để biết mình cần làm gì và phải làm gì trong những hoàn cảnh nhất định, xây dựng niềm tin, bản lĩnh và lập trường của chính mình, không bị phụ thuộc vào lời nói hay hành động của người khác2
Thứ ba, tư duy phê phán giúp con người phát triển tư duy sáng tạo Tư
duy không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận những cái sẵn có mà là từ đó sẽ nảy sinh
ra những cái mới, cái sáng tạo Đó là cách thức con người phát triển chính mình
và phát triển thế giới xung quanh mình Tư duy phê phán sẽ giúp con người vượt
ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới,
2 Tư duy phê phán đóng góp như thế nào trong sự phát triển của trẻ, https://tuduy.edu.vn/tu-duy-phe-phan/ , truy cập ngày 10/10/2022.