1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư duy tích cực định nghĩa, đặc điểm và vai trò của tư duy tích cực phương pháp rèn luyện

15 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 295,96 KB

Nội dung

Khái niệm về tư duy Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện t

lOMoARcPSD|38544120 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ BÀI: Tư duy tích cực: định nghĩa, đặc điểm và vai trò của tư duy tích cực Phương pháp rèn luyện Nhóm: 05 Lớp: N01.TL2 Hà Nội - 2023 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm 1 Thời gian: ngày 28 tháng 04 năm 2023 2 Địa điểm: Phòng B501 – Trường Đại học Luật Hà Nội 3 Hình thức làm việc nhóm: Trực tiếp + Trực tuyến II Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm III Nội dung: - Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm - Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất - Phân công công việc IV Đánh giá: 1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra: Mức độ hoàn thành Công việc Chưa triển khai Chưa thống nhất Đã hoàn thành Lựa chọn đề tài X Lập dàn ý X Phân công nhiệm v甃⌀ X 2 Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân Ngày: 28/04/2023 Địa điểm: Phòng học B501 Nhóm số: 05 Lớp: N01.TL2 Khóa: 47 Tổng số thành viên của nhóm: 11 Có mặt: 11 Vắng mặt: 0 Có lý do: Không lý do: Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Tiến độ thực Họ và tên hiện công việc Mức độ hoàn thành Xếp SV kí STT MSSV (đúng hạn) loại1 xác nhận Không Trung Có Không bình Tốt tốt 1 Lê Thị Thanh Thảo 471435 X X A 2 Đào Kim Ngân 471436 X X A 3 Nguyễn Đức Huy 471446 X X A 4 Trần Thuỷ Tiên 471453 X X A X A 5 Đặng Đình Thuận 471459 X X A X A 6 Đỗ Thị Thu Vân 471460 X 7 Chu Khánh Linh 471462 X 8 Nguyễn Thuỳ Dung 471464 X X A X A 9 Đặng Tiến Thuật 471465 X X A 10 Tô Linh Giang 471504 X 11 Mai Hà Chi 471514 X X A Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2023 NHÓM TRƯỞNG 1 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 PHẦN II: NỘI DUNG 1 1 Khái niệm về tư duy tích cực 1 1.1 Khái niệm về tư duy 1 1.2 Khái niệm tích cực 3 1.3 Kết luận về tư duy tích cực 4 2 Đặc điểm của tư duy tích cực 4 2.1 Đặc điểm chung 4 2.2 Đặc điểm riêng 5 3 Vai trò của tư duy tích cực 6 3.1 Tư duy tích cực có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích sức khỏe 6 3.2 Tư duy tích cực giúp chúng ta tập trung vào m甃⌀c tiêu tốt hơn 6 3.3 Tư duy tích cực giúp chúng ta cải thiện kỹ năng đối phó tình huống, 7 4 Phương pháp rèn luyện để có tư duy tích cực 7 4.1 Có nhận thức đúng đắn và đặt ra m甃⌀c tiêu rõ ràng 8 4.2 Sắp xếp tư duy logic hơn 8 4.3 Kiểm soát cảm xúc 8 4.4 Chọn môi trường phù hợp 9 4.5 Tích cực tham gia các hoạt động thực tế 9 5 Liên hệ thực tế về tư duy tích cực: 9 PHẦN III: KẾT LUẬN 10 PHẦN IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực chính là liều thuốc tinh thần chữa lành tốt nhất cho tâm hồn của mỗi người khi gặp những vấn đề trắc trở trong cuộc sống Tư duy tích cực sẽ khiến chúng ta chủ động trước cuộc sống, luôn vui tươi, luôn giữ cho mình những suy nghĩ lạc quan dù có xảy ra điều gì Việc giữ vững tư duy tích cực là vô cùng quan trọng bởi cuộc sống không thể lúc nào cũng trọn vẹn Nếu bạn đang gặp khó khăn trong cuộc sống, công việc,…; nếu bạn muốn tìm một lối đi mới trong tư duy, hay bạn chưa biết nên phải đi như thế nào, hãy thử tìm hiểu về tư duy tích cực Bởi lẽ, tư duy tích cực chính là động lực quan trọng để thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, từ đó gặt hái được nhiều thành công Vậy, c甃⌀ thể hơn, tư duy tích cực là gì? Liệu bạn có phải làm một người có tư duy tích cực? Để có một cái nhìn chi tiết và sâu sắc hơn về tư duy tích cực, cũng như biết cách r攃n luyện và phát huy kỹ năng này một cách hiệu quả nhất; nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Tư duy tích cực: định nghĩa, đặc điểm, vai trò của tư duy tích cực Phương pháp r攃n luyện.” làm chủ đề nghiên cứu trong bài tập nhóm lần này PHẦN II: NỘI DUNG 1 Khái niệm về tư duy tích cực 1.1 Khái niệm về tư duy Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.2 Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được biết đến là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra những liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ, chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, từ đó định hướng cho hành vi tích cực, phù hợp với môi trường sống Dưới góc độ tâm lý học thì tư duy là một quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và liên hệ bên trong, có tính quy 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr.112 1 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 luật của sự vật, sự việc và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết 1.1.1 Phân loại tư duy Xét theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì người ta chia tư duy thành ba loại: tư duy trực quan - hành động, tư duy trực quan - hình ảnh và tư duy trừu tượng Tư duy trực quan - hành động là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm v甃⌀ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống, nhờ các hành động vận động có thể quan sát được, tư duy này có khả năng ở những động vật bậc cao Tư duy trực quan - hình ảnh là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm v甃⌀ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi, loại tư duy này chỉ có ở con người, đặc biệt ở trẻ nhỏ Tư duy trừu tượng là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm v甃⌀ được dựa trên sự sử d甃⌀ng các khái niệm các kết cấu logic được tồn tại và vận hành trên cơ sở tiếng nói Căn cứ theo hình thức biểu hiện của nhiệm v甃⌀ c甃⌀ thể và phương thức giải quyết người ta chia ra ba loại tư duy ở người trưởng thành: tư duy thực hành, tư duy hình ảnh c甃⌀ thể, tư duy lý luận - Tư duy thực hành là loại tư duy mà nhiệm v甃⌀ được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức c甃⌀ thể, phương thức giải quyết là hành động thực hành Ví d甃⌀: tư duy của người thợ chữa xe máy - Tư duy hình ảnh c甃⌀ thể là loại tư duy mà nhiệm v甃⌀ được đề ra dưới hình thức một hình ảnh c甃⌀ thể, và sự giải quyết nhiệm v甃⌀ cũng được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có Ví d甃⌀: ta suy nghĩ xem từ trường về nhà đường nào cho ngắn nhất chẳng hạn - Tư duy lý luận là loại tư duy mà nhiệm v甃⌀ được đề ra dưới hình thức lý luận và việc giải quyết nhiệm v甃⌀ đó đòi hỏi phải sử d甃⌀ng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận 2 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 1.1.2 Các cấp độ tư duy3: Cấp độ 1: Biết (Knowledge) – có thể nhắc lại những tài liệu đã học trước đó bằng cách gợi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và khái niệm cơ bản Cấp độ 2: Hiểu (Comprehension) – chứng tỏ việc hiểu vấn đề và ý tưởng thông qua khả năng sắp xếp, so sánh, diễn giải trình bày các ý chính Cấp độ 3: Vận d甃⌀ng (Application) – Giải quyết các vấn đề bằng cách vận d甃⌀ng những kiến thức đã học, các sự kiện, phương pháp và quy tắc theo những cách khác nhau Cấp độ 4: Phân tích (Analysis) – nghiên cứu và phân chia thông tin thành từng phần thông qua việc xác định động cơ và lý do; tạo ra các lập luận và tìm ra các luận cứ để bổ trợ cho việc khái quát hóa Cấp độ 5: Tổng hợp (Synthesis) – biên soạn và tổng hợp thông tin lại với nhau theo những cách khác nhau, đề xuất những giải pháp thay thế Cấp độ 6: Đánh giá (Evaluation) – Trình bày và bảo vệ ý kiến bằng cách đưa ra những phán đoán về thông tin, tính hợp lý của các ý kiến hoặc chất lượng công việc dựa trên các tiêu chí, chuẩn mực 1.2 Khái niệm tích cực 1.2.1 Định nghĩa tích cực - Tích cực là sự có ý nghĩa, có tác d甃⌀ng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển (trái với tiêu cực); tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển; đem hết khả năng và tâm trí vào làm việc 4 Tích cực là sự chủ động, lạc quan, cố gắng trong hướng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển hơn trước 1.2.2 Các cấp độ tích cực Tích cực có thể được biểu đạt ở các cấp độ khác nhau Có thể chia tích cực thành 3 cấp độ sau: (i) Tích cực bắt chước, tái hiện (xuất hiện do tác động bên ngoài) 3 Các cấp dộ tư duy được phân loại theo thang cấp độ tư duy B.Bloom – Bloom’s Taxonomy 4 Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, 2001, tr981 3 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 (ii) Tích cực tìm tòi (đi liền với quá trình hình thành khái niệm, giải quyết tình huống nhận thức) (iii) Tích cực sáng tạo (thể hiện chủ thể tìm tòi kiến thức mới) 1.3 Kết luận về tư duy tích cực Khái niệm: Tư duy tích cực là cách nhìn nhận vấn đề theo hướng tốt đẹp, lạc quan nhưng không phải là ở viễn cảnh thiếu thực tế hay xem mọi thứ trong cuộc sống luôn màu hồng Tư duy này cho phép bạn thể hiện mong muốn cá nhân theo thái độ sống tích cực để đạt được thành công trong cuộc sống cũng như tinh thần vững vàng Thông thường, tư duy tích cực được xem xét và nhìn nhận dưới ba góc độ: sinh học, tâm lý và xã hội Về mặt sinh học: Tư duy tích cực là hoạt động tạo ra những năng lượng trong tâm trí, kích thích các hoạt động trong cơ thể con người đặc biệt là hoạt động về trí não Nhờ vậy mà con người cảm thấy vui vẻ, sảng khoái tinh thần, tập trung học tập và làm việc hơn Về mặt tâm lý: Tư duy tích cực giúp các cá nhân phát triển sự tự tin, khám phá ra những khía cạnh mới của bản thân Về mặt xã hội: Tư duy tích cực có thể xem là sự sáng tạo trong mỗi người Sự tích cực của mỗi cá nhân trong gia đình, cộng đồng, xã hội sẽ góp phần hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng tính cách, phát triển tài năng 2 Đặc điểm của tư duy tích cực 2.1 Đặc điểm chung 2.1.1 Tính “có vấn đề”: Nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề”, là tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã tiềm tàng bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó Tình huống đó được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm v甃⌀ tư duy của cá nhân Ví dụ: bạn cần phải đến một địa điểm nào đó, bạn tra trên bản đồ có hai con đường để đến đó, bạn đừng vội thấy đường xa mà nản Mà thay vào đó hãy tư duy đặt ra các tình huống, con đường nào sẽ phù hợp với 4 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 phương tiện của bạn, con đường nào sẽ an toàn, chắc chắn hơn Như vậy bạn sẽ đến địa điểm đó một cách thuận lợi hơn 2.1.2 Tính gián tiếp: Trong quá trình tư duy, con người sử d甃⌀ng phương tiện, công c甃⌀ khác nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác Mặt khác tư duy phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phán ánh gián tiếp Ví dụ: các phát minh do con người tạo ra như nhiệt kế, giúp chúng ta hiểu biết về những hiện tượng thiên nhiên, thực tế nhưng chúng ta không tri giác trực tiếp 2.1.3 Tính trừu tượng, khái quát hóa: Tư duy không chỉ hướng vào cái riêng nà còn hướng vào cái chung, cơ bản, mối liên hệ, quan hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng Ví dụ: khái quát gộp những đồ vật có thuộc tính: giấy có nhiều chữ, có nội dung, có tên tác giả, có giá bìa, màu sắc, tất cả xếp chung vào nhóm sách 2.1.4 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ: Là điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lí người và tâm lí động vật Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng Tư duy không thể tồn tại dưới bất kì hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ Ví dụ: Công thức tính diện tích hình vuông S=a2 (a là cạnh góc vuông) là kết quả của quá trình con người tìm hiểu, tính toán Nếu không có tư duy thì rõ ràng công thức này là vô nghĩa 2.1.5 Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính: Hoạt động nhận thức cảm tính là “cửa ngõ” để tư duy liên hệ với thế giới bên ngoài Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính Ngược lại, tư duy cũng ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính Ví dụ: Khi bạn cần phải tư duy thiết kế nội thất cho căn nhà thì r攃n luyện cảm giác sẽ giúp cho bản thiết kế đó có màu sắc, ánh sáng hài hòa, trang trí nội thất đẹp mắt hơn 2.2 Đặc điểm riêng Ngoài những đặc điểm chung của tư duy, thì tư duy tích cực còn mang những đặc điểm riêng của mình: 5 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Thứ nhất, tư duy tích cực tập trung cái nhìn và tư tưởng cái tốt, nếu thấy cái xấu cũng sẽ phải tìm cho ra cái tốt trong cái xấu để tập trung vào tư tưởng đó Bạn không thể thay đổi thế giới, nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn nhận thức về nó và cách bạn ứng xử với nó, cách bạn cảm nhận về bản thân và người khác, và chắc chắn rằng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của bạn Thứ hai, tư duy tích cực dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến m甃⌀c đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn mà cuộc đời ở đây là cuộc đời của cá nhân cũng là cuộc đời của xã hội, của thế giới Hay có thể nói tư duy tích cực chọn những cái tốt làm động lực thúc đẩy mình sống 3 Vai trò của tư duy tích cực Trong đời sống hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt rất nhiều khó khăn và căng thẳng; vì thế, vai trò của tư duy tích cực là vô cùng quan trọng và cần thiết Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng tư duy tích cực mang lại nhiều lợi ích đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả thể chất và tinh thần 3.1 Tư duy tích cực có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích sức khỏe Trên thực tế, những người có tư duy tích cực thường có mức độ căng thẳng thấp hơn Một nghiên cứu tiến hành trên sinh viên đại học đánh giá cơ chế đối phó với căng thẳng vào đầu và cuối của học kỳ thấy rằng sinh viên có tư duy tích cực có mức độ căng thẳng thấp hơn nhiều Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Lão hóa cho thấy rằng có một thái độ tinh thần tích cực có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong trong khoảng thời gian 35 năm.5 Như vậy, tư duy tích cực không chỉ giúp ta quản lý, điều chỉnh mức độ căng thẳng tốt hơn, mà còn giúp ta cải thiện nhịp sống, sức khỏe tâm lý được nâng cao, tăng cường sức khỏe thể chất, làm giảm tỷ lệ trầm cảm hơn, làm chậm quá trình lão hóa,… 3.2 Tư duy tích cực giúp chúng ta tập trung vào mục tiêu tốt hơn Mỗi người đều sẽ có cho mình m甃⌀c tiêu thực hiện và muốn đạt được điều đó Nhưng họ lại có lối suy nghĩ đạt được m甃⌀c tiêu đó càng nhanh càng tốt và 5 https://suckhoedoisong.vn/loi-ich-bat-ngo-cua-tu-duy-tich-cuc-169173093.htm, truy cập ngày 07/5/2023 6 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 không quan tâm đến quá trình đạt được điều đó; hay họ có thể dễ dàng từ bỏ việc đạt được m甃⌀c tiêu, nếu khó hay việc hoàn thành rất dài Khi mỗi người có cho mình lối tư duy tích cực sẽ giúp bạn xác định được m甃⌀c tiêu dài hạn Những tư duy tích cực ấy sẽ luôn là thứ đồng hành và hỗ trợ, nhắc nhở bạn, làm sao cho bạn tập trung hơn vào việc hoàn thành m甃⌀c tiêu Và đặc biệt chúng luôn luôn nhắc nhở bạn từng bước hành động đến khi đạt được m甃⌀c tiêu thì thôi 3.3 Tư duy tích cực giúp chúng ta cải thiện kỹ năng đối phó tình huống, Tư duy tích cực là hưởng lấy những khoảnh khắc tốt đẹp nhất ở mức độ trọn vẹn và sáng tạo, phù hợp với từng thử thách, biết cách chuyển hướng chúng thành những cơ hội.6 Tư duy tích cực có thể giúp chúng ta cải thiện sự tự tin, bình tĩnh để giải quyết các tình huống trong cuộc sống Những người lạc quan thường có xu hướng tự tin hơn về bản thân và kỹ năng của mình Mặt khác, những người bi quan luôn phàn nàn về kỹ năng và giảm tự tin về chính họ Các nghiên cứu quan sát mối quan hệ nhân quả cho thấy rằng những người vui vẻ và hạnh phúc có khuynh hướng tự tin, luôn bình tĩnh đối mặt với mọi khó khăn thử thách và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống Tư duy tích cực là hưởng lấy những khoảnh khắc tốt đẹp nhất ở mức độ trọn vẹn và sáng tạo, phù hợp với từng thử thách, biết cách chuyển hướng chúng thành những cơ hội Nếu bạn nhìn những trở ngại, rắc rối theo hướng lạc quan, bằng một thái độ quan tâm chân thành, một tâm trí rộng mở thì chúng sẽ không còn là những trở ngại mà sẽ trở thành những cơ hội tuyệt vời 4 Phương pháp rèn luyện để có tư duy tích cực Tư duy tích cực đem đến nhiều lợi ích và giúp cho cuộc sống của mỗi con người chúng ta hoàn thiện, tốt đẹp hơn Vì vậy, việc r攃n luyện, trang bị cho mình các kiến thức, phương pháp, kĩ năng về lối tư duy này là rất cần thiết Sau đây chúng mình có một vài phương pháp để r攃n luyện tư duy tích cực: 6 Trish Summerfield – Frederic Labarthe – Anthony Strano, Tư duy tích cực - Bạn chính là những gì bạn nghĩ, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2007 7 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 4.1 Có nhận thức đúng đắn và đặt ra mục tiêu rõ ràng Việc nhận thức đúng đắn là rất quan trọng, nó giống như nền móng của một căn nhà, nhà có chắc chắn hay không thì cần phải có nền móng vững chãi Để có được nhận thức đúng đắn, con người cần phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc, nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ, để thấu hiểu, tìm ra được bản chất khách quan của sự thật, từ đó mà hình thành lối tư duy tích cực Tiếp đến, cần đặt m甃⌀c tiêu rõ ràng, nếu cứ “tới đâu hay tới đó”, con người sẽ dễ bị những suy nghĩ tiêu cực cản trở, khiến cho con đường dẫn đến đích trắc trở hơn; ta cần phải loại bỏ nó ra khỏi tư duy và tìm cho mình một m甃⌀c tiêu nhất định để hướng đến Việc luôn nghĩ về sự thành công sẽ giúp chúng ta có thêm động lực và cố gắng hơn để đạt được nó Ví d甃⌀, m甃⌀c tiêu của bạn là đỗ vào Đại học Luật Hà Nội và khi bạn nghĩ đến việc bạn đỗ vào trường, tận hưởng thời gian sinh viên tươi đẹp, học được những kiến thức bổ ích … sẽ khiến cho bạn thêm động lực để tiến gần tới m甃⌀c tiêu bạn đề ra 4.2 Sắp xếp tư duy logic hơn Khi bạn gặp phải một vấn đề trong cuộc sống, trong đầu bạn sẽ xuất hiện nhiều luồng suy nghĩ đối lập cùng tồn tại Lúc đó bạn sẽ cảm thấy rất bối rối và hoang mang khi lượng thông tin cần xử lý là quá nhiều, dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực Vậy nên để tránh những luồng tư duy ấy làm bạn mất phương hướng, bạn nên r攃n luyện cho mình một thái độ bình tĩnh, một tinh thần sắt đá để chọn lọc, sắp xếp những luồng thông tin ấy một cách khoa học và đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề 4.3 Kiểm soát cảm xúc Khổng Tử đã viết trong “Đại học” (1 trong 4 cuốn Tứ thư của Trung Quốc) là : “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Con người ta ở đời thường dễ bị tình cảm chi phối, làm sai lạc ý chí, có những cảm xúc thiên vị cá nhân Vì thế, “tu thân” chính là tự sửa mình, làm sao cho lý trí đừng bị lấn át bởi tình cảm Kiểm soát cảm xúc sẽ giúp ta trở nên bình tĩnh hơn để từ đó có thể suy nghĩ một cách chính xác, thấu đáo và đưa ra những phương án tốt nhất 8 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 4.4 Chọn môi trường phù hợp Ông cha ta có câu “gần mực thì đen, gần mực thì sáng”, suy nghĩ của con người cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố từ môi trường xung quanh, việc sống trong một môi trường luôn tích cực, lạc quan sẽ giúp chúng ta có nhiều sức mạnh về tinh thần hơn Trong môi trường tích cực, chúng ta có động lực thay đổi, với chúng ta không gì là không thể vì vậy hãy luôn tạo cho mình một môi trường tích cực hay chọn cho mình một môi trường phù hợp với bản thân mình Ví d甃⌀, khi chúng ta ở môi trường toàn những người lạc quan, vui vẻ, bản thân ta cũng sẽ được vui vẻ, hạnh phúc, có tư duy tích cực hơn 4.5 Tích cực tham gia các hoạt động thực tế Muốn lối tư duy của chúng ta được đi theo hướng tích cực, trước hết cần chuẩn bị một tinh thần và thể chất một cách thoải mái Các hoạt động thực tế giúp chúng ta phát triển cả về thể lực và tinh thần, giúp chúng ta có cái nhìn thực tế hơn đối với thế giới bên ngoài, không chỉ thế còn giúp chúng ta có thêm nhiều kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ Khi chúng ta có những kỹ năng để đối phó với các tình huống bất ngờ, chúng ta sẽ có thêm sự tự tin, như những phương pháp ở trên đã nói, sự tự tin giúp lối tư duy của chúng ta thêm mạch lạc, tự tin và từ đó chúng ta sẽ tư duy theo hướng tích cực và lạc quan 5 Liên hệ thực tế về tư duy tích cực: 5.1 Trong học tập Khi có quá nhiều việc áp lực cùng một lúc như bài tập ở trường, hoạt động ngoại khóa, việc làm thêm,… Một sinh viên có tư duy tích cực sẽ xem đó là áp lực nhưng đồng thời cũng chính là cơ hội để thách thức giới hạn của bản thân, tăng kỹ năng về quản lý thời gian và sắp xếp công việc Cách tư duy này vừa tăng hiệu suất làm việc của sinh viên vừa cho họ nhìn nhận vấn đề một cách rộng rãi, thấu đáo hơn và giúp họ đạt được kết quả cao trong tương lai 5.2 Trong công việc: 9 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Trong làm việc nhóm, bạn gặp nhóm trưởng kĩ tính và họ giao cho bạn phải sửa bản nội dung của mình vô số lần Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bức bối, tuy nhiên khi tư duy theo hướng tích cực, việc này sẽ giúp bạn nâng cao trình độ của mình, tăng khả năng chịu đựng áp lực công việc, nhận lại được nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân 5.3 Trong cuộc sống: Khi các danh sách đầu việc của bạn trong một ngày vẫn chưa được hoàn thành, bạn cảm thấy lo lắng và sợ bị mọi người khiển trách và đánh giá thấp quá trình làm việc của mình vào ngày hôm sau Thay vì chỉ lo lắng, bạn cần bình tĩnh và dành thời gian còn lại của buổi tối để cố gắng làm công việc xong hiện tại, dù có thể không quá hoàn hảo nhưng bạn vẫn có thể cho mọi người thấy sự nỗ lực của bản thân PHẦN III: KẾT LUẬN Tư duy vốn là quá trình nhận thức quan trọng; trong đó, tư duy tích cực có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tư duy và là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, lối sống của con người Tư duy tích cực không tự nhiên có sẵn mà là do chúng ta nhận thức, r攃n luyện trong một thời gian dài và có sự ứng d甃⌀ng phù hợp Nghiên cứu thêm về tư duy tích cực không chỉ giúp ta có một cái nhìn tổng quan về loại tư duy này mà còn đem lại vốn hiểu biết về vai trò thực tiễn của tư duy tích cực trong nhiều lĩnh vực như đời sống xã hội, trong học tập, lao động… Đồng thời chỉ các phương pháp để r攃n luyện tư duy tích cực một cách đúng đắn Đây là một trong những tư duy cần thiết được xã hội quan tâm, coi trọng; bởi lẽ sự tích cực luôn là yếu tố góp phần giúp cho mỗi cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung tiến bộ và phát triển không ngừng, cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn Và một lần nữa, nhóm 05 chúng em tin rằng tư duy tích cực sẽ còn giữ vững tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như sự phát triển của xã hội loài người Trên đây là những nghiên cứu tìm hiểu và nghiên cứu của nhóm 05 lớp N01.TL2 chúng em về đề tài Tư duy tích cực Chúng em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý đến từ các thầy cô! 10 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 PHẦN IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A Giáo trình, sách tham khảo: 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr.112 2 Trish Summerfield – Frederic Labarthe – Anthony Strano, Tư duy tích cực - Bạn chính là những gì bạn nghĩ, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2007 3 Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, 2001, tr981 B Tài liệu internet: 1 Báo Sức khoẻ & Đời sống, 2020, Lợi ích bất ngờ của tư duy tích cực, truy cập ngày 07/5/2023 11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w