Khái niệm tư duyTư duy là quá trình phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chấtnhững mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng của conngười mà ở đó những hoạt động c
lOMoARcPSD|38545333 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ SỐ 16: TƯ DUY TÍCH CỰC: ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA TƯ DUY TÍCH CỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP R䔃N LUYỆN Lớp : N02.TL2 Nhóm : 03 Hà Nội, 2023 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm số: 03 Lớp: N02.TL2 Khoa: Pháp luật kinh tế Khóa: 47 Tổng số sinh viên của nhóm: 10 + Có mặt: …………………………………………………………………… + Vắng mặt:………….… Có lý do:……… … Không có lý do:… ……… Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Tâm lí học đại cương Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làm bài tập nhóm: Đánh Đánh giá của STT Mã SV Họ và tên giá của SV ký tên giảng viên SV Điểm GV 1 472020 Đinh Thị Nhung 2 472021 Lê Lâm Anh 3 472022 Nguyễn Thị Ngọc Oanh 4 472023 Phạm Thu Thủy 5 472024 Lê Dung 6 472025 Đinh Ngọc Yến Nhi 7 472026 Lê Huyền Mai Ngân 8 472027 Lê Thị Thanh Huyền 9 472028 Ngô Minh Quân 10 472029 Bùi Ngọc Quỳnh Kết quả điểm bài tập: Hà Nội, ngày tháng năm 2023 - Giảng viên chấm thứ nhất: NHÓM TRƯỞNG …………………………………………… - Giảng viên chấm thứ hai: Đinh Ngọc Yến Nhi ………………………………………… MỤC LỤC 1 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỞ ĐẦU 3 ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY TÍCH CỰC 3 I Tư duy 3 1 Khái niệm tư duy 3 2 Các cấp độ tư duy: 3 II Tư duy tích cực 4 1 Khái niệm v tích cực 4 2 Khái niệm v tư duy tích cực .4 3 Đặc điểm của tư duy tích cực .5 VAI TRÒ CỦA TƯ DUY TÍCH CỰC 8 1 Tư duy tích cực có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, tinh thần mỗi người 8 2 Tư duy tích cực giúp chúng ta bình tĩnh xử lý trước các khó khăn 9 3 Tư duy tích cực giúp xây dựng, củng cố và duy trì các mối quan hệ lành mạnh 10 PHƯƠNG PHÁP R䔃N LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC 10 1, Học cách kiểm soát trạng thái của bản thân 10 2, Điu chỉnh cách tư duy 11 3, Thay đổi thói quen .11 4, Cẩn trọng trong lời nói 12 5, Tìm đến những người chúng ta ngưỡng mộ 13 6, Luôn mỉm cười với mọi người đưa đến tư duy tích cực 13 KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 MỞ ĐẦU Trong mỗi chúng ta, ai cũng đang ấm ủ cho mình những dự định, những 2 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 ước mơ Nhưng để thực hiện những mục tiêu đó, đòi hỏi con người ta phải vững vàng vượt qua bao khó khăn, thử thách Và có lẽ, tư duy tích cực như là một bước đệm quan trọng của mỗi người khi cần vượt qua những vấn đề trắc trở trong cuộc sống Việc giữ vững tư duy tích cực là vô cùng quan trọng bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng trọn vẹn, theo ý muốn của chúng ta Tư duy tích cực sẽ khiến chúng ta chủ động trước cuộc sống, luôn vui tươi, luôn giữ cho mình những suy nghĩ lạc quan dù có xảy ra điều gì Để nghiên cứu sâu hơn về tư duy tích cực, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài số 16: “Tư duy tích cực: định nghĩa, đặc điểm, vai trò của tư duy tích cực và phương pháp r攃n luyện.” làm chủ đề nghiên cứu trong bài tập nhóm lần này ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY TÍCH CỰC I Tư duy 1 Khái niệm tư duy Tư duy là quá trình phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng của con người mà ở đó những hoạt động của tinh thần thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật xung quanh và đưa ra cách ứng xử với các sự vật, sự việc đó Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được biết đến là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra những liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ, chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, từ đó định hướng cho hành vi phù hợp với tình huống thực tế Dưới góc độ tâm lý học, tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết 2 Các cấp độ tư duy: Cấp độ 1: Biết (Knowledge) – có thể nhắc lại những tài liệu đã học trước đó bằng cách gợi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và khái niệm cơ bản Cấp độ 2: Hiểu (Comprehension) – chứng tỏ việc hiểu vấn đề và ý tưởng thông qua khả năng sắp xếp, so sánh, diễn giải trình bày các ý chính 3 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Cấp độ 3: Vận dụng (Application) – Giải quyết các vấn đề bằng cách vận dụng những kiến thức đã học, các sự kiện, phương pháp và quy tắc theo những cách khác nhau Cấp độ 4: Phân tích (Analysis) – nghiên cứu và phân chia thông tin thành từng phần thông qua việc xác định động cơ và lý do; tạo ra các lập luận và tìm ra các luận cứ để bổ trợ cho việc khái quát hóa Cấp độ 5: Tổng hợp (Synthesis) – biên soạn và tổng hợp thông tin lại với nhau theo những cách khác nhau, đề xuất những giải pháp thay thế Cấp độ 6: Đánh giá (Evaluation) – Trình bày và bảo vệ ý kiến bằng cách đưa ra những phán đoán về thông tin, tính hợp lý của các ý kiến hoặc chất lượng công việc dựa trên các tiêu chí, chuẩn mực II Tư duy tích cực 1 Khái niệm v tích cực Tích cực là sự có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển; tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển; đem hết khả năng và tâm trí vào làm việc 2 Khái niệm v tư duy tích cực Tư duy tích cực là cách nhìn nhận mọi sự việc theo hướng tốt đẹp, lạc quan, nhưng không phải là ở viễn cảnh thiếu thực tế hay xem mọi thứ trong cuộc sống luôn màu hồng Tư duy này cho phép bạn thể hiện mong muốn cá nhân theo thái độ sống tích cực để đạt được thành công trong cuộc sống cũng như tinh thần vững vàng.Về mặt sinh học, tư duy tích cực là một hoạt động mà não tạo ra những năng lượng tâm trí nó có tác dụng hoạt hóa các chất dẫn truyền như Serotonine, Doparmine, Oxytocin, kích thích mọi hoạt động trong cơ thể con người, trong đó có hoạt động về trí não Nhờ vậy, góp phần vào việc giảm căng thẳng, tăng cường tinh thần, cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung và giúp người xử lý tốt hơn các vấn đề khó khăn và các phương thức trong cuộc sống Về mặt xã hội học, tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người, hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng nhân cách, phát triển tài năng con người Tư duy tích cực lý về mặt xã hội học nhấn mạnh vào việc tìm kiếm những thay đổi xã hội và văn hóa dưới góc độ 4 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 tích cực, để khuyến khích sự phát triển và cung cấp các giá trị tích cực cho cộng đồng con người Về mặt tâm lý học, tư duy tích cực không chỉ là nhận thức mọi vấn đề đều xảy ra theo chiều hướng tốt đẹp, mà còn bao gồm việc xác định những điểm mạnh của bản thân, tin tưởng vào khả năng tự giải quyết vấn đề và học cách kiểm soát cảm xúc 3 Đặc điểm của tư duy tích cực 3.1 Đặc điểm chung 3.1.1 Tính có vấn đ Nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề”, là tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã tiềm tàng bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó Tình huống đó được cá nhân nhận thức đầy đủ và có nhu cầu giải quyết nó Ví dụ: bạn cần giải quyết một bài toán, tuy nhiên bạn nghĩ ra 2 cách giải khác nhau, thì lúc này bạn cần tư duy xem làm theo cách nào sẽ an toàn, ít rủi ro mang lại tính chính xác nhất, như vậy bạn sẽ tìm được cách giải phù hợp nhất cho bài toán ấy 3.1.2 Tính gián tiếp của tư duy Trong quá trình tư duy, con người sử dụng phương tiện, công cụ khác nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác Mặt khác tư duy phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phản ánh gián tiếp Ví dụ: hệ thống kí hiệu, phạm trù, khái niệm 3.1.3 Tính trừu tượng, khái quát hóa Tư duy trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính cá biệt, cụ thể, chỉ giữ giữ lại những thuộc tính bản chất Tư duy khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác nhau có chung thuộc tính bản chất quy thành một nhóm, một phạm trù, khái niệm Ví dụ: khái quát gộp những đồ vật có thuộc tính: các sản phẩm đồ gốm có chung họa tiết, tương đồng về mẫu mã, chủ đề vào một loại 3.1.4 Tư duy gắn lin với ngôn ngữ Là điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lí người và tâm lí động vật Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng Tư duy không thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ Ngôn ngữ là công cụ, 5 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 phương tiện biểu đạt ý tưởng của tư duy Tư duy cho kết quả và ngôn ngữ là cái cố định, lưu giữ kết quả ấy Ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng và bày tỏ ý nghĩa Ví dụ: Công thức tính diện tích hình vuông S=a2 (a là cạnh góc vuông) là kết quả của quá trình con người tìm hiểu, tính toán Nếu không có tư duy thì rõ ràng công thức này là vô nghĩa 3.1.5 Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính Hoạt động nhận thức cảm tính là “cửa ngõ” để tư duy liên hệ với thế giới bên ngoài Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính Ngược lại, tư duy cũng ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính Nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho tư duy Nhận thức cảm tính tạo hoàn cảnh có vấn đề cho tư duy Tư duy ảnh hưởng đến những kết quả nhận thức cảm tính (tính chính xác hơn, nhanh nhạy hơn, có ý nghĩa hơn, tính lựa chọn cao hơn, ) Ví dụ: Khi bạn cần phải tư duy thiết kế môt quán cafe sách thì r攃n luyện cảm giác sẽ giúp cho bản thiết kế đó có màu sắc, ánh sáng hài hòa, trang trí nội thất đẹp mắt hơn 3.2 Đặc điểm riêng 3.2.1 Tính lạc quan (Optimism)1 Trong tâm lý học, sự lạc quan là một tập hợp những niềm tin và đặc điểm giúp các cá nhân suy luận, phán đoán về những khía cạnh tích cực của cuộc sống Khi tư duy tích cực, bạn sẽ cảm thấy hài lòng về cuộc sống và bản thân, điều này cho phép cơ thể tiết ra các hormone hạnh phúc như dopamine, serotonin và endorphin từ đó tạo niềm tin mãnh liệt vào quá khứ, thực tại và tương lai Đây chính là biểu hiện trạng thái của tư duy tích cực Thuật ngữ “lạc quan” trong tư duy tích cực bao gồm hai khái niệm có mối tương quan chặt chẽ với nhau, bao gồm xu hướng hy vọng và tin rằng chúng ta đang sống trong “thế giới tốt nhất có thể có”2 Ví dụ câu nói nऀi tiếng của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill tऀng động viên quân đội khi quân Anh đang liên tục thua trận tại thế chiến thứ II: “Người lạc quan vui sướng kinh ngạc con diều của mình bay cao đến thế nào; người bi quan ủ rũ sầu lo bao giờ con diều của mình sẽ rớt” 1 Từ “lạc quan” (Optimism), xuất phát từ Optimum có nghĩa là điều kiện tốt nhất 2 the best of all possible worlds, được đặt ra bởi triết gia người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz trong cuốn Candide của Voltaire 6 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 3.2.2 Tính chấp thuận (Acceptance) Tư duy tích cực của con người mang tính chấp thuận Điều này thể hiện ở chỗ thừa nhận rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn muốn, mà là học hỏi từ những sai lầm của bạn Khi chúng ta chấp thuận có nghĩa là não bộ cho phép những cảm xúc tiêu cực đến và đi như một phần của quá trình mất mát tự nhiên, đồng thời từ bỏ cuộc chiến chống lại chúng Bằng cách cho phép cảm xúc tiêu cực tồn tại trong thời điểm hiện tại, nhưng không bị cuốn vào và kéo về quá khứ 3.2.3 Tính phục hồi (Resilience) “Tính phục hồi (Resilience) là quá trình thích ứng lành mạnh - trở thành trạng thái bình thường khi đối mặt với nghịch cảnh, chấn thương, biến cố, các mối đe dọa hoặc nguồn căng thẳng” 1 Tư duy tích cực đóng một chức năng quan trọng trong khả năng giúp một cá nhân phục hồi sau những trải nghiệm và cuộc gặp gỡ căng thẳng, duy trì một cảm xúc tích cực hỗ trợ trong việc chống lại các tác động sinh lý của cảm xúc tiêu cực Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối phó thích ứng, xây dựng các nguồn lực xã hội lâu dài và tăng cường phúc lợi cá nhân 3.2.4 Tính biết ơn (Gratitude)2 Trong quá trình tư duy tích cực con người nhìn nhận sự vật, sự việc bằng một thái độ tích cực, thừa nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, giúp ta cảm nhận được những cảm xúc tích cực, tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp, đối phó với nghịch cảnh của cuộc sống và xây dựng các mối quan hệ bền chặt Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn hay sự thất bại Người tư duy tích cực coi đó là một cơ hội để học hỏi được nhiều điều để con người trưởng thành và kiên cường hơn, tính biết ơn trên cơ sở đó được hình thành “Khi người ta biết ơn, họ không quên hoặc từ chối phần tiêu cực của cuộc sống; họ chỉ nhìn thấy những điều tốt đẹp về nó Những người biết ơn hơn những người khác có nhiều khả năng vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải” 3 1 Nghiên cứu “Khoa học về Khả năng phục hồi” bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Trẻ em của Đại học Harvard 2 Tính biết ơn trong tư duy tích cực được nghiên cứu và đề cập lần đầu bởi Emmons&Mc Cullough vào năm 2003 và được tái hiện lại bởi cha đẻ của Tâm lý học tích cực là Dr Seligman cùng cộng sự vào năm 2005 Từ đó họ đưa ra kết luận rằng tư duy tích cực mang tính biết ơn 3 Theo kết luận trong quá trình nghiên cứu của Emmos, McCullough 7 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 3.2.5 Tính ý thức (Consciousness) Tư duy tích cực được biểu hiện ở chỗ phản ánh từng khoảnh khắc hiện tại một cách điềm tĩnh, cởi mở, dễ tiếp thu Khả năng chú ý đến những thứ đang có mặt trong giây phút hiện tại, những thứ đang diễn ra trong và xung quanh bạn Sự chú ý của bạn đối với từng khoảnh khắc nên cởi mở và đề cao tính “tiếp thu” với từng trải nghiệm một cách chu đáo và sâu sắc Việc có ý thức nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều sẽ giúp bạn rút ra cho mình được những bài học và bạn nên dùng những cái tích cực như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến mục đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn Đây là cuộc đời của chính mình, và là cuộc đời của thế giới mình sống Hay có thể nói việc bạn tư duy tích cực vừa là động lực thúc đẩy bạn sống, vừa là mục tiêu tối hậu của cuộc sống 3.2.6 Tính chính trực (Integrity)1 Tính chính trực trong tư duy tích cực đề cập đến việc giữ cho suy nghĩ và hành vi của một người đúng, trung thực và công bằng Khi một người có tính chính trực trong tư duy tích cực, họ không chỉ nhìn nhận thế giới một cách lạc quan mà còn tuân thủ các giá trị đạo đức, đứng vững trên nguyên tắc và không bị lừa dối hoặc dao động bởi các tình huống vấn đề tiêu cực hoặc xấu xa Trong cuốn Emotional Intelligence, Daniel Goleman2, đã đưa ra hướng dẫn ngắn gọn về cách làm thế nào để tiến hành quá trình tự vấn một cách công bằng nhất có thể Hay cụ thể chính là tránh tư duy phân loại và cá nhân hóa “Đừng trách móc hay đऀ lỗi cho bản thân Vấn đề mấu chốt là thấu hiểu cảm xúc bắt nguồn từ đâu và giải quyết nó chứ không phải tạo ra mức độ tự chán ghét mới.” VAI TRÒ CỦA TƯ DUY TÍCH CỰC 1 Tư duy tích cực có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, tinh thần mỗi người Nhiều nghiên cứu kết luận rằng tư duy tích cực mang lại rất nhiều lợi ích 1 Từ “chính trực” (integrity) xuất phát từ tiếng La-tinh "integritas," nghĩa là trọn vẹn và lành mạnh 2 Người sáng lập Tổ chức Hỗ trợ Trí tuệ xúc cảm ở Boston, Massachusetts, tại thời điểm ông phụ trách mục Khoa học nghiên cứu về Thói quen ứng xử và trí tuệ con người của tạp chí New York Times 8 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 cho chúng ta, càng lạc quan chúng ta sẽ càng hạnh phúc, một trong những lợi ích mà tư duy tích cực đem lại là lợi ích về sức khỏe và tinh thần Lợi ích đầu tiên chúng ta dễ dàng thấy được là tư duy tích cực làm giảm căng thẳng, có rất nhiều thứ trong cuộc sống hằng ngày làm cho chúng ta trở nên căng thẳng, việc tư duy tích cực là cần thiết để có thể làm giảm đi mức độ căng thẳng của não bộ và do đó bạn có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn Có thể thấy ở một số học sinh, những người có tư duy tích cực thì thường vui vẻ lạc quan hơn những những người suy nghĩ bi quan khi họ cùng chuẩn bị cho một kỳ thi Hơn nữa, tư duy tích cực còn làm giảm khả năng lão hoá, một nghiên cứu tiến hành ở người trên 60 tuổi cho thấy, những người bi quan có nguy cơ gặp biến chứng về chức năng vận động sớm hơn 80% so với những người lạc quan Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác được tiến hành để khẳng định các lợi ích khác đến sức khoẻ của việc tư duy tích cực như là hạ huyết áp, tăng tính miễn nhiễm, giảm tỷ lệ trầm cảm, 2 Tư duy tích cực giúp chúng ta bình tĩnh xử lý trước các khó khăn Để vượt qua được những khó khăn, thử thách thì sự bình tĩnh trong mỗi con người là điều đặc biệt quan trong Và để có được sự bình tĩnh ấy, đòi hỏi chúng ta phải có lối tư duy tích cực về sự khó khăn đang xảy ra Khác với sự bi quan dẫn đến lo âu, sợ sệt và rồi chùn bước không thể vượt qua thử thách thì tư duy tích cực như đối lập hoàn toàn Tư duy tích cực là hưởng lấy những khoảnh khắc tốt đẹp nhất ở mức độ trọn vẹn và sáng tạo, phù hợp với từng thử thách, biết cách chuyển hướng chúng thành những cơ hội1 Có thể thấy rằng, khi đối mặt với khó khăn, tư duy tích cực sẽ khiến cho con người ta nhìn ra những mặt tích cực mà khó khăn đó có thể mang đến cho bản thân, nó như là “mặt lợi” của những khó khăn Thay vì tập trung vào vấn đề hoặc khó khăn, tâm trí sẽ hướng vào giải pháp và cơ hội mà nó mang lại Điều này giúp người đó duy trì một tinh thần lạc quan và sẵn sàng đối mặt với thách thức một cách tự tin Từ đó, bản thân ta sẽ giữ được sự bình tĩnh để đưa ra các giải pháp, hướng đi phù hợp và hình thành những động lực thôi thúc con người ta vượt qua khó khăn, thử thách 1 Trish Summerfield – Frederic Labarthe – Anthony Strano, Tư duy tích cực - Bạn chính là những gì bạn nghĩ, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2007 9 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 3 Tư duy tích cực giúp xây dựng, củng cố và duy trì các mối quan hệ lành mạnh Tư duy tích cực còn là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng , củng cố và duy trì các mối quan hệ lành mạnh Con người có xu hướng mong muốn những điều may mắn, hạnh phúc và tích cực Bởi vậy, việc kết giao với những người tích cực có thể nói là mong muốn của hầu hết chúng ta Khi áp dụng tư duy tích cực vào cuộc sống, con người trở nên nhạy bén hơn trong việc nhận ra những khía cạnh tích cực ở mọi tình huống Cách thể hiện sự tích cực này sẽ lan tỏa năng lượng tích cực tới những người xung quanh, tạo cho mọi người cái nhìn thiện cảm dẫn tới các mối quan hệ mới được hình thành Song tư duy tích cực cũng là công cụ hỗ trợ ta duy trì các mối quan hệ lành mạnh Bằng cách tập trung vào điểm mạnh và ưu điểm của người khác thay vì nhấn mạnh vào nhược điểm, ta sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự tương tác tích cực Tạo động lực cho con người trong việc lắng nghe và hỗ trợ người khác, đồng thời tạo dựng sự tin tưởng và lòng tin trong quan hệ Hơn nữa, tư duy tích cực cũng giúp con người kiểm soát cảm xúc và thái độ của mình Từ việc học cách quản lý căng thẳng và lo lắng, ta có khả năng duy trì một tinh thần bình tĩnh và kiên nhẫn trong các tình huống khó khăn Điều này từ đó đóng góp vào việc duy trì và củng cố các mối quan hệ lành mạnh PHƯƠNG PHÁP R䔃N LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC Năng lực tư duy tích cực của con người không phải ai sinh ra đều có thể phát triển tốt nhất và con người cần phải rèn luyện thường xuyên, đúng cách mới phát huy tối đa được Để phát huy được tối đa tư duy này, nhóm đề xuất các phương pháp rèn luyện tư duy tích cực sau đây: 1, Học cách kiểm soát trạng thái của bản thân Kiểm soát trạng thái của bản thân là việc một cá nhân có thể tự nhận thức cũng như kiểm soát cảm xúc của mình trong mọi trường hợp, hoàn cảnh Kiểm soát cảm xúc bao gồm cả cảm xúc tiêu cực và tích cực, vì thế đòi hỏi bản thân cá nhân phải biết điều khiển chúng một cách hợp lý trước khi thể hiện cảm xúc Mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc với nhiều tình huống đem đến 10 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 những cảm xúc khác nhau Nếu ta phản ứng không thích hợp hoặc không biết cách kiềm chế cảm xúc với những vấn đề tiêu cực thì nó sẽ mang lại những hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống cũng như công việc Ta có thể nhận lại phản hồi không tốt giống như những gì đã thể hiện ra Vì vậy, học cách kiểm soát trạng thái sẽ giúp ta có những suy nghĩ khách quan, tư duy tích cực hơn, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt và có hành động đúng đắn Rèn luyện kỹ năng kiểm soát trạng thái không phải là việc dễ dàng, đó là một quá trình lâu dài và kiên trì Vì vậy, ta cần nỗ lực trau dồi, thay đổi từ những lời nói, hành động nhỏ như: điều chỉnh các hành động cơ thể, rèn luyện sự tự tin, kiểm soát cảm xúc tiêu cực 2, Điu chỉnh cách tư duy Việc điều chỉnh tư duy rất quan trọng, nó giúp ta thay đổi góc nhìn, ta có thể nhìn nhận sự vật, sự việc theo nhiều hướng thay vì bị bủa vây trong những suy nghĩ tiêu cực mà không có lối thoát Học cách điều chỉnh tư duy giúp ta đón nhận những điều mới mẻ, tươi mới và những điều hạnh phúc trong cuộc sống từ đó tạo ra cho chúng ta tâm trạng thoải mái, vui vẻ sẽ giúp bạn kiên cường hơn khi đối mặt với thử thách và đạt được kết quả tốt hơn trong cuộc sống Để có thể rèn luyện tư duy tích cực cần sự kiên trì, nỗ lực, thay đổi rất nhiều từ những thứ nhỏ trong cuộc sống như thay đổi cách sinh hoạt (tập thể dục, ngủ đúng giấc và đúng giờ ), thực hành lòng biết ơn để biết ơn mọi thứ xung quanh bằng cách tập trung vào những khoảnh khắc tích cực trong cuộc sống 3, Thay đổi thói quen Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện 1 do rèn luyện mà có Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích rất khác nhau và việc thay đổi những thói quen của một người là điều vô cùng khó khăn Nhưng chúng ta không thể hình thành tư duy tích cực nếu như 1 Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lặp lại nhiều lần, là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày 11 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 những thói quen xấu vẫn tồn tại ở đó Bạn cần nhận ra rằng những thói quen xấu chính là “thủ phạm” khiến bạn cứ mãi luẩn quẩn trong lối suy nghĩ tiêu cực Do đó, bạn phải phân biệt được đâu là thói quen tốt, đâu là thói quen xấu Biểu hiện của thói quen xấu đó là tác phong hay than vãn, trì trệ, lề mề, lôi thôi, thiếu gọn gàng, cẩu thả trong sinh hoạt; thiếu kế hoạch, thiếu tính tự giác và chủ động trong học tập; bừa bãi, thiếu suy nghĩ trong giao tiếp và ứng xử… Jim Rohn (nhà văn người Mỹ) cho rằng: "Nếu cứ tiếp tục làm những việc mà bạn vẫn luôn làm, bạn sẽ nhận được những gì mà trước nay bạn vẫn luôn nhận được" Vì vậy, muốn thành công thì điều đầu tiên bạn cần làm là từ bỏ những thói quen xấu và tập trung năng lượng hình thành những thói quen lành mạnh như tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, có quy tắc, cư xử đúng mực đúng thời điểm, đặc biệt cần thường xuyên tập thể dục thể thao… 4, Cẩn trọng trong lời nói Một biện pháp để có tư duy tích cực là thay đổi cách nói chuyện của bạn Những từ ngữ bạn sử dụng cả trong trò chuyện và cả trong suy nghĩ đều tác động sâu sắc đến tư duy của bạn Nghiên cứu chỉ ra rằng độc thoại tích cực giúp cải thiện trạng thái tâm lý, hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc cũng như mang lại nhiều hiệu quả khác Từ ngữ bạn nói ra ảnh hưởng không nhỏ đến cách người khác phản hồi lại - một lần nữa tạo ra “vòng tròn” tích cực hoặc tiêu cực Trước khi quyết định thay đổi cách nói chuyện, bạn cần biết bản thân đang sử dụng những từ ngữ nào Hãy lưu ý cách bạn phân loại và mô tả vấn đề trong lúc đối thoại đặc biệt là cảm xúc cá nhân Khi bạn xem xét lại từ ngữ của mình và ít sử dụng những từ mang tính cảm xúc hơn, bạn sẽ thấy tư duy của mình trở nên hòa hợp hơn với suy nghĩ tích cực Khi có một suy nghĩ tích cực và sống một cuộc sống tích cực, bạn sẽ truyền đạt được sự lạc quan và niềm tin vào bản thân và người khác Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp với người khác Bạn sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm, sự tôn trọng và sự quan tâm của những người xung quanh trẻ Khi bạn gặp gỡ và tương tác với người khác theo hướng tích cực, bạn sẽ có khả năng tạo ra một môi trường thoải mái để trò chuyện và trao đổi ý kiến; nghe và hiểu người khác một cách chân thành, thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tác giao tiếp Điều này tạo ra 12 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 một cảm giác gắn kết và tạo niềm tin cho mối quan hệ 5, Tìm đến những người chúng ta ngưỡng mộ Trong việc phát triển bản thân và đạt được thành công, việc được tiếp xúc với những người bạn ngưỡng mộ có thể mang lại nhiều lợi ích Đầu tiên, những người ta ngưỡng mộ sẽ có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực mà chúng ta quan tâm, do đó ta có thể học hỏi lối tư duy và lấy cảm hứng từ họ Chúng ta có thể theo dõi những thành công và chiến lược mà họ sử dụng để áp dụng cho cuộc sống và công việc của mình Ví dụ như bản thân muốn trở thành một người kinh doanh thành đạt, vì vậy ta nghiên cứu và tìm kiếm những người bạn là những doanh nhân thành công Thứ hai, những người mà ta ngưỡng mộ có thể đóng vai trò như những người động viên và hỗ trợ trong quá trình phát triển Khi ta gặp khó khăn, họ có thể cung cấp sự động viên, khuyến khích và truyền động lực cho bạn không bỏ cuộc Ngoài ra, những người đó cũng có thể mở ra cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ Họ có thể giới thiệu chúng ta với những người quan trọng trong cùng lĩnh vực và tạo điều kiện cho bạn gặp gỡ, hợp tác và học hỏi từ những người có ảnh hưởng Chúng ta có thể liên lạc với những người bạn ngưỡng mộ thông qua mạng xã hội, tham gia các sự kiện thuộc các lĩnh vực liên quan hoặc thậm chí nhờ một người quen giới thiệu Hoặc ta có thể tham gia vào nhóm hoặc cộng đồng mà các người ta ngưỡng mộ tham gia để có cơ hội gặp gỡ và học hỏi từ họ 6, Luôn mỉm cười với mọi người đưa đến tư duy tích cực Mỉm cười là một hành động nhỏ nhưng có tác động rất lớn đến quan hệ và sự tương tác với người khác Bằng cách luôn mỉm cười, chúng ta có thể tạo ra một khung cảnh thoải mái và thân thiện cho những người xung quanh Điều này có thể giúp ta thu hút sự quan tâm, tạo dựng mối quan hệ tốt và truyền cảm hứng cho người khác, đặc biệt là những người có tư duy tích cực Việc mỉm cười cũng có thể thể hiện tính chuyên nghiệp và sự sảng khoái trong giao tiếp Luôn mỉm cười có thể tác động tích cực đến tâm lý của chúng ta Nghiên cứu cho thấy, mỉm cười có thể kích thích cảm xúc tích cực và làm giảm cảm giác căng thẳng Bằng cách luôn mỉm cười, chúng ta có thể cải thiện tâm trạng và 13 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 giữ cho mình tự tin, lạc quan trong mọi tình huống KẾT LUẬN Tư duy tích cực là quá trình nhận thức một cách tốt đẹp, lạc quan theo chiều hướng phát triển cao của con người đối với một sự vật, hiện tượng nào đó Từ đó con người cố gắng tìm kiếm những quan điểm, giả thuyết, lý luận tốt nhất, hiệu quả nhất và hướng bản thân theo chiều hướng phát triển Song, không phải phương pháp rèn luyện tư duy tích cực nào cũng phù hợp với kiểu tư duy của mỗi cá nhân Vậy nên, mỗi người cần tự tìm ra phương pháp tối ưu nhất nhằm phát triển tư duy tích cực cho bản thân Trên đây là phần phân tích của chúng tôi về định nghĩa, đặc điểm, vai trò và phương pháp rèn luyện của tư duy tích cực Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để bài của chúng mình được hoàn thiện hơn Nhóm 03 xin chân thành cảm ơn 14 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách Giáo trình Tâm lí học đại cương NXB Công an nhân dân Hà Nội – 2020 Tư duy tích cực - Bạn chính là những gì bạn nghĩ (Trish Summerfield – Frederic Labarthe – Anthony Strano) NXB Văn Hoá Sài Gòn, 2007 2 Báo, tạp chí: Studocu.com: Đặc điểm của tư duy tích cực Pms.edu.vn: Tầm quan trọng & lợi ích mang lại của tư duy tích cực trong đời sống Tanhungthai.com: Ảnh hưởng của tư duy tích cực tới cuộc sống của bạn Suckhoedoisong.vn: Lợi ích bất ngờ của tư duy tích cực Pms.edu.vn: 8 cách rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả bạn cần biết Vncmd.com: Tư duy tích cực: 5 phương pháp rèn luyện để tiến gần đến thành công Tapchitamlyhoc.com: 6 cách rèn luyện tư duy, suy nghĩ tích cực trong cuộc sống Tapchitamlyhoc.com: Cách kiểm soát và thay đổi suy nghĩ để bình an hơn – Chia sẻ của chuyên gia Dương Thị Thu Hà Sunlife.com.vn: Tìm hiểu về suy nghĩ tích cực và 11 thói quen thông minh để sống tích cực 15 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)