1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tư duy phê phán định nghĩa, đặc điểm, và vai trò của tư duy phê phán phương pháp rèn luyện

15 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2 MỞ ĐẦUTư duy phê phán được nhấn mạnh như là một trong các năng lực tư duy quantrọng, cần thiết rèn luyện cho mọi người đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên.Năng lực này có thể

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TƯ DUY PHÊ PHÁN .2 1 Định nghĩa 2 2 Đặc điểm 3 3 Vai trò 6 II PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TƯ DUY PHÊ PHÁN 7 KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 PHỤ LỤC 0 MỞ ĐẦU Tư duy phê phán được nhấn mạnh như là một trong các năng lực tư duy quan trọng, cần thiết rèn luyện cho mọi người đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên Năng lực này có thể giúp học sinh làm chủ được kiến thức, trở thành những người học suốt đời, tương lai trở thành những người lao động tự chủ, sáng tạo, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh văn minh Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, tư duy phê phán hầu như không được học giới chú trọng đến Điều này đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu sâu hơn về tư duy phê phán để tìm ra hướng phát triển, rèn luyện cho học sinh sinh viên Đề tài “ Tư duy phê phán: định nghĩa, đặc điểm, và vai trò của tư duy phê phán Phương pháp rèn luyện” sẽ giúp ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này NỘI DUNG Trong khoảng vài thập niên gần đây, tư duy phê phán đã trở thành một thuật ngữ được những nhà giáo dục tại Mỹ chú ý một cách đặc biệt và kêu gọi nền giáo dục tại Mỹ phải cải cách để đưa kỹ năng này vào trong phương pháp giảng dạy trong học đường Không những chỉ tại Mỹ, phong trào tư duy phê phán cũng ảnh hưởng sang các nước Âu châu và Á châu (Paul, 2012) Trong tiếng Việt chưa có từ dịch “critical thinking” được mọi người chấp nhận, vì từ phê phán trong tiếng Việt thường mang nghĩa xấu; tuy nhiên theo tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh, thì từ phê phán còn có nghĩa là phân định, bình phẩm, xét đoán; còn VIệt Nam Tân Tự điển của Thanh Nghị (1967) thì từ phê phán có nghĩa là xét đoán Người viết dùng nghĩa phê phán theo Đào Duy Anh và Thanh Nghị để dịch tứ “critical” sang phê phán Tư duy phê phán không những chỉ là kỹ năng mà đã trở thành một ngành học chính quy tại các đại học của Mỹ và Canada (Walton, 1989) Thế nhưng trong cả mấy chục năm qua, tư duy phê phán hầu như không được học giới chú trọng đến và 1 mãi đến gần đây vẫn chưa đồng ý với nhau về thế nào là tư duy phê phán, dù có chung một vài điểm tương đồng, cũng như đề xuất được một phương pháp khả thi nhất để đào luyện kỹ năng này trong học đường Những giáo sư đại học (Mỹ) vẫn thường than thở là sinh viên của họ không có kỹ năng tư duy phê phán, như thể kỹ năng này là một điều đương nhiên mà sinh viên phải biết, mà quên rằng đó là một kỹ năng cần phải được truyền thụ ngay từ những năm học ở cấp dưới I ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TƯ DUY PHÊ PHÁN 1 Định nghĩa Theo một nghiên cứu của Geng (2014) đã có tới 64 định nghĩa khác nhau về tư duy phê phán Nhưng dù có khác nhau tất cả những định nghĩa này đều có một số điểm chung như phân tích, tổng hợp, phán đoán, đánh giá, và tư duy phản tư Dưới đây là một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất trong học giới hàn lâm cũng như trong thực hành Robert Ennis và Richard Paul là hai trong số những học giả và nhà nghiên cứu về tư duy phê phán có nhiều đóng góp nhất trong ngành học này Ennis (1987) đưa ra khái niệm tư duy phê phán như sau: “sự suy niệm hợp lý tập trung vào việc quyết định nên tin điều gì hay làm điều gì.” Viện Đại học Louisville, Kentuckey đã chọn định nghĩa về tư duy phê phán sau đây của Paul và Scriven: Tư duy phê phán là một tiến trình tư duy tích cực và thành thạo trong việc khái niệm hóa, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những tin tức thu nhận được từ sự quan sát hay do kinh nghiệm, suy niệm, lý luận, hay giao tiếp với các nguồn tin khác để hướng dẫn hành động và sự tin tưởng Từ định nghĩa này, Richard Paul và Linda Elder, một nhà tâm lý học, đề ra một cấu trúc cơ bản vẫn thường được gọi chung là cấu trúc Paul-Elder, cho việc giảng dạy và đào tạo kỹ năng tư duy phê phán, gồm có ba phần: phân tích tư duy, 2 đánh giá tư duy, và cải thiện tư duy Thêm vào đó, Đại học Quản trị Tham mưu của Lục quân Mỹ (Army Management Staff College-AMSC) đưa ra định nghĩa dựa theo những nguồn tài liệu trên, như sau (Eichhorn, 2014): Tư duy phê phán được AMSC định nghĩa là một sự tư duy có kỷ luật, tự định hướng, phản ảnh một trình độ cao về kỹ năng và khả năng tư duy-tư duy về sự tư duy của chính mình trong lúc suy tư để làm cho sự tư duy của mình trở nên tốt hơn Em sẽ dùng khái niệm sau đây của Paul-Elder làm định nghĩa cho tư duy phê phán: “Tư duy phê phán là khả năng suy tư về chính sự suy nghĩ của mình, nhằm nhận ra điểm mạnh cũng như yếu trong tư tưởng của mình và qua đó cải thiện sự suy nghĩ của mình cho tốt hơn.” Ai cũng có khả năng tư duy, nhưng không hẳn ai cũng có kỹ năng phê phán Tư duy phê phán là những kỹ năng cần phải được đào luyện và thực tập nhuần nhuyễn thì mới trở nên điêu luyện được Những kỹ năng đó là: phân tích, tổng hợp, và đánh giá, không những về tư duy của người khác mà còn của chính mình Nói một cách khác những kỹ năng phân tích, tổng hợp, và đánh giá là những kỹ năng cần được phát triển và đào luyện cho thành thục Nếu ta đơn giản hóa những từ ngữ phức tạp trong những định nghĩa hàn lâm của tư duy phê phán, thì còn lại là những kỹ năng mà ai cũng có thể học và tập được từ khi còn học tiểu học, và điều này dẫn ta trở lại với bảng phân loại trình độ tư duy của Benjamin Bloom, một trong những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ, đề ra từ năm 1956 2 Đặc điểm Tư duy phê phán là quá trình sử dụng trí óc để suy xét vấn đề một cách cẩn thận, thấu đáo, là kỹ năng không thể thiếu ở con người vốn thường xuyên đối diện với chuỗi vấn đề đa dạng càn giải quyết trong cuộc sống Quá trình tư duy phê phán 3 diễn ra bên trong trí óc, sử dụng dữ liệu hoặc thông tin như là đầu vào, tích hợp những thông tin này vào vốn kiến thức ta có và sử dụng chúng để suy xét Tư duy phê phán giúp những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của chúng ta trở nên hợp lí và chính xác hơn bằng cách tự khám phá, đặt ra hành loạt câu hỏi và tìm ra câu trả lời hay giải pháp cho những vấn đề xảy ra trong cuộc sống Tư duy phê phán là nguyên tắc cũng là nghệ thuật vận dụng các kĩ năng tư duy, tạo cơ sở chỉ đạo cách ứng xử là bước đi thiết yếu đến đến sáng tạo và là thuộc tính của các nhà khoa học, những người thành đạt Thiếu kỹ năng tư duy phê phán, con người dễ làm theo, nói theo, quan điểm cá nhân và lệ thuộc vào đời sống tinh thần của người khác Để có cuộc sống tự chủ, không thiếu kinh doanh phê phán, wade(1995) xác định 8 đặc điểm tư duy phê phán:1 Đặt câu hỏi; 2 Xác định vấn đề; 3 xem xét chứng cứ; 4 Phân tích các giả định và tư duy phê phán; 5 Tránh lập luận theo cảm tính; 6 Tránh đơ giản hóa vấn đề; 7 Cân nhắc những cách lí giải khác nhau; 8 Chấp nhận tính da dạng Tư duy phê phán gồm những kĩ năng trong đó người suy nghĩ chủ động hướng tới những vấn đề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ, quan điểm và niền tin của mình, từ đó phát huy các năng lực: - Tư duy độc lập trên cơ sở suy luận của bản thân; - Đặt vấn đề logic, biết cách tìm thông tin và giiair pháp hợp lí; - Hoàn thiện cách hình thành giả thiết; - Cải thiện kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp; - Phân biệt cảm tính và tưu duy logic; - Nâng cao khả năng thuyết phục nhờ lập luận có sơ sở; - Cải thiện các chất lượng các kết luận, quyết định giải quyết tốt vấn đề; 4 - Trung thực với bản thân, đặt lòng tin đúng chỗ Chỉ có kĩ năng tư duy phê phán mới có thể giúp tìm câu trả lời xác đáng, sự lựa chọn đúng đắn, giải pháp hợp lí, giúp đào sâu suy xét kỹ trước khi đưa ra nhận định, kết luận, giảm thiểu sai làm, tiến gần hơn với bản chất sự việc, chân lí làm rõ những gì chưa tốt hoặc tốt trong hệ thống, xác định được đối tượng cần loại bỏ hoặc kế thừa để hệ thống trở nên hoàn hảo hơn và tạo niềm tin vững chắc trong đời sống Tư duy phê phán Tư duy phê phán được hình thành và phát triển qua quá trình rèn luyện trí tuệ về các khả năng: Phân tích thực tiễn, tổng quan và tổ chức hệ thống các ý tưởng, đối chiếu so sánh điểm tương đồng và dị biệt, nhận thức và cân nhắc thận trọng trong một sự kiện, một hiện tượng lập luận kết hợp với chứng minh đầy đủ để có sức thuyết phục cao, để đánh giá suy nghĩ, đánh giá lập luận, đưa ra các phán đoán, rút ra một kết luận, quyết định hoặc chấp nhận, bác bỏ hoặc tạm ngừng Tất cả những thái độ và hành động trên đều dựa vào cơ sở thu nhập có chọn lọc kĩ lưỡng và phê phán nghiêm túc những thông tin, kinh nghiệm, những ý kiến khác nhau để tin tưởng, định hướng việc tìm ra giải pháp tối ưu, thực hiện có hiệu quả mỹ mãn Năng lực được hiểu là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ để con người thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định Tư duy phê phán không chỉ chứa đựng những kĩ năng nhận thức như đã nói ở trên mà còn bao hàm cả những yếu tố thuộc thái độ Liên quan đến thái độ tư duy phê phán, từng nhấn mạnh khi cho rằng tư duy phê phán chính là sự khát khao tìm kiếm lời giải đáp thỏa đáng, nhẫn nại với hoài nghi, ham trao đổi, từ tốn trong xác nhận, cân nhắc kĩ càng, cẩn trọng khi đưa ra quyết định, nỗ lực thiết lập mọi thứ theo trật tự, căm ghét dối lừa, mạo danh Bailin và các cộng sự (1999) cũng mô 5 tả tư duy phê phán gắn liền với các thái độ đặc trưng, giúp phân biệt nó với các năng lực tư duy khác Đó chính là thái độ trung thực , tôn trọng lập luận, ham tìm tòi, cởi mở, khách quan, công bằng, thận trọng khi đưa ra những nhận định Ngoài ra, người có tư duy phê phán còn được cho là có thái độ khiêm tốn Thái độ khiêm tốn giúp con người biết lắng nghe, suy nghĩ khách quan, nhận ra những thành kiến, những suy nghĩ tiêu cực và cả những thói quen suy nghĩ cản trở việc tư duy hiệu quả Bên cạnh đó, thái độ tự tin, mạnh dạn cũng được cho là cần thiết đối với người thực hiện tư duy phê phán vì nhờ đó mà người có tư duy phê phán có suy nghĩ độc lập, sẵn sàng nói ra những ý kiến khác biệt, trái ngược với người khác, chấp nhận ý kiến trái ngược với mình, để từ đó sẵn sàng có sự thay đổi, điều chỉnh quan điểm, nhận định cá nhân một cách phù hợp, linh hoạt Thái độ đồng cảm cũng cần thiết đối với hoạt động tư duy phê phán Khi biết đặt mình vào vị trí của người khác, cá nhân sẽ có được sự thấu hiểu căn nguyên, lí lẽ, cảm xúc của người khác, từ đó trở nên cởi mở hơn, chấp nhận sự đa dạng, sẵn sàng nhìn nhận, xây dựng lại quan điểm của mình nếu thấy hợp lí Những thái độ này được cho là liên quan và cần thiết để thực hiện hoạt động tư duy phê phán ở bất cứ lĩnh vực nào Hiểu về tư duy phê phán với những thái độ và đặc điểm như vậy sẽ thấy sự bảo thủ, cực đoan, bề trên trịnh thượng, không công bằng, vị kỉ, bốc đồng, hay cảm tính…đều không phải là những thái độ phù hợp khi thực hiện các hoạt động tư duy phê phán Do đó, muốn giáo dục tư duy phê phán, cần chú trọng cả yếu tố kĩ năng và thái độ thuộc về tư duy phê phán 3 Vai trò Vai trò của tư duy phê phán thể hiện rất rõ trong cả học tập và đời sống của mỗi chúng ta *Trong học tập: 6 Tư duy phê phán sẽ giúp mọi người luôn tìm ra được hướng đi mới trong suy nghĩ và hành động, tránh rập khuôn máy móc Khoa học luôn pháp triển theo quy luật phủ định của phủ định, tuy nhiên luôn có tính kế thừa và phát triển Tư duy phê phán đem đến cho học sinh khả năng không chỉ hiểu những điều đã đọc hay đã được dạy, mà còn có thể tự tìm tòi, xây dựng những kiến thức đó mà không cần sự chỉ dẫn nào cả Tư duy phê phán dạy cho những học sinh rằng kiến thức là do chúng ta tự xây dựng nên, chứ không chỉ đơn giản là khả năng học thuộc lòng hay ghi nhớ bài giảng và đọc lại như một con vẹt Tư duy phê phán khuyến khích học sinh tự suy nghĩ, đặt ra câu hỏi cho những giả thiết được học, tự tìm những giả thiết mới, và thử nghiệm những giả thiết đó bằng kiến thức thực tế Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ghi nhớ thông tin là không cần thiết; chỉ khi sự học thuộc lòng được ưu tiên thay vì những suy nghĩ logic, chúng ta mới thực sự đánh mất khả năng tư duy của mình *Trong cuộc sống : Tư duy phê phán giúp bạn có thể nhận được vấn đề một cách đúng đắn hơn Bên cạnh đó, với xu thế toàn cầu hóa đang chiếm ưu thế ở hầu hết các quốc gia, thế giới đang đứng trước những thay đổi liên tục và phức tạp Tư duy sẽ là công cụ không những để bạn thích nghi và tồn tại ( như nhà toán học thiên tài Descartes đã nói “Tôi tư duy Tôi tồn tại!) mà còn giúp bạn trở thành một người thành công vì bạn biết làm chủ thông tin và các cơ hội của mình II PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TƯ DUY PHÊ PHÁN Có ba trình độ để phát triển và đào luyện kỹ năng này Trước hết cần nhận định rõ rằng tư duy phê phán là những kỹ năng cần phải tập luyện, chứ không phải chỉ là những kiến thức cần được dạy Thầy, cô phải đổi vai trò trở thành huấn luyện viên để huấn luyện chứ không phải để dạy học sinh nữa 7 Trình độ thứ nhất có thể được giới thiệu ngay từ tiểu học: Thầy, cô dùng phương pháp “vấn-đáp” để huấn luyện kỹ năng phân tích từ trình độ đơn giản; Thí dụ, có bao nhiêu (người, vật, sự kiện…); Những (người, vật, sự kiện,…này có liên hệ với nhau như thế nào) Sự phân tích này có thể được bắt đầu ngay từ lớp hai hay lớp ba Ở trình độ cao hơn, học sinh có thể được hướng dẫn để phân biệt sự khác biệt giữa sự kiện và ý kiến, hay trả lời những câu hỏi, như “việc này, câu chuyện này tương tự như….”, “có thể có kết quả nào khác hơn không?”, “nếu yếu tố X không xảy ra thì kết quả sẽ như thế nào?” Học sinh trung học đến lớp 12 có thể được dạy về luận lý học căn bản (chương trình ban B lớp 12 trước 1975) và được học và tập với luận lý học hình thức từ việc thành lập những mệnh đề đến phản đề, phương pháp suy diễn và quy nạp, v.v… Lớp học căn bản này là nền tảng và giới thiệu học sinh khi lên đại học để có thể lãnh hội và áp dụng được kiến thức của khoá học về logic trình độ đại học (đề nghị là môn học bắt buộc của sinh viên đại học) Tất cả những hoạt động để rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán vừa kể đều có thể được hướng dẫn từ tiểu học đến trung học, và phải được rèn luyện cho học sinh ngay từ nhỏ, chứ không đợi cho đến lớn rồi than thở là tại sao học sinh không biết suy nghĩ Một số đề nghị là kỹ năng này phải được chính thức đặt vào chương trình giáo dục, và nếu được thì phải dành hẳn cả một môn học (1 tiếng/tuần) Còn nếu không được (vì nhiều lý do, nhưng lý do vẫn được viện dẫn nhiều nhất là chương trình bị quá tải), thì thầy, cô phải chú tâm và dành một số phút trong mỗi tiết học để đào luyện cho học sinh kỹ năng này (chú trọng vào phân tích và tổng hợp trước, rồi sau đến đánh giá và thẩm định) Ở trình độ cao hơn, học sinh còn cần phải được dạy cách nghĩ về sự suy nghĩ của chính mình (tư duy phản tư), và tập thành một thói quen Kỹ năng này khó đào luyện hơn là phân tích và đánh giá thông tin hay lập luận của người khác, vì phần 8 lớn chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự chủ quan của mình và bị chính những sự chủ quan này làm cho lầm lẫn, đưa đến những quyết định sai lầm Hai giáo sư Neustadt và May trong cuốn sách kinh điển để huấn luyện cho nhân viên bộ ngoại giao hay viên chức trong chính quyền Mỹ, mang tựa đề Thinking in Time (1986) đã đưa ra một công thức đơn giản nhưng hữu hiệu như sau: (1) Liệt kê những điều gì đã biết, tức sự kiện, và những điều chưa rõ; (2) Liệt kê những giả định; (3) Tách rời những điều này thành ba cột riêng rẽ Khi lập luận hay suy luận ta vẫn thường bị lầm lẫn giữa giả định (những điều ta mặc nhiên nghĩ là đúng) với những sự kiện Lee Iacoca, cựu chủ tịch tập đoàn Chrysler trong thập niên 1980s đã nói như sau: “Khi nói chuyện ta có thể không bị trách vì nói chuyện vớ vẩn hoặc mơ hồ, mà nhiều khi ta không để ý Nhưng khi đã viết những ý tưởng xuống giấy, điều này khiến ta phải xem xét rành mạch và cụ thể Làm như vậy khiến cho ta khó mà tự đánh lừa chính mình và người khác” Tách rời được hai yếu tố này sẽ giúp cho sự suy nghĩ và lập kế hoạch được rõ ràng Công thức này, tuy vậy, không phải là điều dễ thực hiện nhất là khi có quá nhiều thông tin liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Tuy nhiên, trong đời thường, điều đơn giản nhất và là bước đầu tiên mà tất cả chúng ta ai cũng có thể làm để phát triển kỹ năng tư duy phê phán là trả lời câu hỏi: “Điều đó có thực sự đúng không? Có bằng chứng gì làm căn bản cho thông tin đó không, nguồn tin đó có khả tín không?” Có rất nhiều người dùng lối lập luận dựa vào số đông (ad populum), thí dụ như “nhiều người tẩy chay món hàng đó!” nhưng nếu ta hỏi tiếp “nhiều người” cụ thể là bao nhiêu người, thì họ sẽ không trả lời được Câu hỏi này cũng là câu hỏi căn bản để rèn luyện cho tư duy phản tư của chính mình KẾT LUẬN Tóm lại, qua phần trình bày ở trên, ta thấy tư duy phê phán là những kỹ năng quan trọng mà những người công dân “hiểu biết” cần phải có để sinh hoạt một cách 9 hữu hiệu trong đời sống xã hội và quốc gia Dựa trên định nghĩa của Paul-Elder, “Tư duy phê phán là khả năng suy tư về chính sự suy nghĩ của mình, nhằm nhận ra điểm mạnh cũng như yếu trong tư tưởng của mình và qua đó cải thiện sự suy nghĩ của mình cho tốt hơn,” ta thấy tư duy phê phán là kỹ năng suy nghĩ ở trình độ cao, không những chỉ phân tích, nhận định, và đánh giá những thông tin hay lập luận đến từ nhiều nguồn khác nhau, mà còn là sự suy nghĩ chính về sự suy nghĩ của cá nhân mình Điều này rất khó thực hiện, nhưng không phải là bất khả thực hiện Bloom đã đề ra Bản phân loại trình độ tư duy từ thấp đến cao và học sinh có thể và phải được học cũng như tập những kỹ năng này từ lúc còn học tiểu học Nếu trong suốt quá trình học 12 năm, học sinh được đào luyện những kỹ năng này (trình độ 4, 5, và 6), thì khi lên đại học, sinh viên chỉ cần phát triển thêm trong những năm đầu đại học Điều quan trọng là những kỹ năng này phải được đào tạo cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Tâm lí đại cương, Trường đại học luật Hà Nội 2.Thông tin khoa học và xã hội- số 6/2013 3 Luyện tập tư duy phê phán https://tailieu.vn/doc/luyen-tap-tu-duy-phe-phan-critical-thinking 296906.html 4 Tư duy phê phán https://tailieu.vn/tag/tu-duy-phe-phan.html 5 Tư duy phê phán trong cuộc sống http://tuanhai180.blogspot.com/2015/09/tu-duy-phe-phan-trong-cuoc-song.html 6 Tư duy phê phán (phần 1) http://kmacle.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/101/921/tu-duy-phe-phan- phan-1 7 Tư duy phê phán là gì, Nông Duy Trường https://icevn.org/vi/blog/tu-duy-phe-phan-la-gi/ 11 PHỤ LỤC 1 Áp dụng các biện pháp tư duy phê phán để giải quyết các vấn đề 2 Kỹ năng tư duy sáng tạo và phê phán 12 2 Rèn luyện tư duy phê phán 4.Hướng dẫn chiến thuật tư duy tích cực quản lí trí não 13 14

Ngày đăng: 13/03/2024, 19:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w