1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích phương pháp trị giá khấu trừ theoquy định của pháp luật việt nam hiện hành và nêu ưu,nhược điểm của phương pháp này

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Phương Pháp Trị Giá Khấu Trừ Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Và Nêu Ưu, Nhược Điểm Của Phương Pháp Này
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Về Hải Quan Trong Kinh Doanh Xuất Khẩu, Nhập Khẩu
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 422,15 KB

Nội dung

d Phương pháp trị giá khấu trừ: Nếu không thể áp dụng các biện pháp a,b, c thì trị giá hải quan củahàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứvào đơn giá b

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN TRONG KINH

DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

ĐỀ BÀI 15: Phân tích phương pháp trị giá khấu trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và nêu ưu,

nhược điểm của phương pháp này

Trang 2

Hà Nội, 2023

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát về trị giá hải quan và các phương pháp xác định trị giá 琀nh thuế đối với hàng nhập khẩu 1

1 Khái quát về trị giá hải quan 1

2 Khái quát các phương pháp xác định trị giá 琀nh thuế đối với hàng nhập khẩu 2

II Phương pháp trị giá khấu trừ theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành 3

1 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về phương pháp trị giá khấu trừ 3

2 Khái niệm phương pháp trị giá khấu trừ 4

3 Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ 6

4 Nội dung của phương pháp trị giá khấu trừ 7

4.1 Trình tự xác định 7

4.1.1 Bước 1: Xác định đơn giá bán lại hàng hoá nhập khẩu 8

4.1.2 Bước 2: Xác định các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán 9

4.1.3 Bước 3: Tính toán trị giá khấu trừ của lô hàng 11

4.2 Xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước 12

5 Các chứng từ phải nộp 13

III Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp trị giá khấu trừ 13

1 Ưu điểm 13

2 Nhược điểm 14

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ở mỗi quốc gia, pháp luật hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc

là công cụ để nhà nước quản lý, kiểm soát và thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu Trong đó, trị giá hải quan là chủ đề nổi bật được quan tâm khi đây

là căn cứ được sử dụng cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống

kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam quy định nhiều phương pháp tính trị giá hải quan, một trong trong số đó

là phương pháp trị giá khấu trừ Trong bài tập này, nhóm sẽ phân tích phương

pháp trị giá khấu trừ theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành và nêu

ưu, nhược điểm của phương pháp này để có cái nhìn tổng quan về tầm quan

trọng và tác động của phương pháp này trong việc xác định trị giá hải quan

NỘI DUNG

I Khái quát về trị giá hải quan và các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu

1 Khái quát về trị giá hải quan

Căn cứ tại Khoản 24 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014, trị giá hải quan

là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan

Ngoài ra, Điều 86 Luật Hải quan năm 2014 quy định về trị giá hải quan như sau:

Thứ nhất, trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thứ hai, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế

Thứ ba, trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Trang 4

2 Khái quát các phương pháp xác định trị giá 琀nh thuế đối với hàng nhập khẩu

Về nguyên tắc, trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp1:

a) Phương pháp trị giá giao dịch:

Theo phương pháp này, trị giá để tính thuế là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi điều chỉnh các khoản điều chỉnh cộng và các khoản điều chỉnh trừ

b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch, phương pháp này sẽ được áp dụng Phương pháp được thực hiện như phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, trong đó cụm

từ “hàng hóa nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hóa nhập khẩu giống hệt”

c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: Nếu không thể áp dụng các phương pháp a,b, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự sẽ được áp dụng Theo đó, trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan

d) Phương pháp trị giá khấu trừ:

Nếu không thể áp dụng các biện pháp a,b, c thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng hóa nhập khẩu

1 Khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC

Trang 5

đ) Phương pháp trị giá tính toán:

Trong trường hợp không thể áp dụng các phương pháp a,b,c,d thì phương pháp trị giá tính toán có thể được sử dụng Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm: Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu, Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa tương tự

ở nước xuất khẩu, Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa

e) Phương pháp suy luận:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại các phương pháp nêu trên, thì trị giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hải quan

Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách

áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại các phương pháp nêu trên và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan

II Phương pháp trị giá khấu trừ theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

1 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về phương pháp trị giá khấu trừ

Tại Việt Nam, phương pháp trị giá khấu trừ khi xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định tại Điều 10, Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2015/TT-BTC

Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định các điều khoản về phương pháp trị giá khấu trừ như sau:

- Trường hợp áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ

- Những nguyên tắc xác định giá bán nhập khẩu trên thị trường Việt Nam

Trang 6

- Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam kèm theo những ví dụ thực tiễn

- Nguyên tắc khấu trừ

- Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng

- Nguyên tắc Hàng hóa nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm

ở trong nước được xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này

2 Khái niệm phương pháp trị giá khấu trừ

Khi nhà nhập khẩu nhượng bán một mặt hàng mà họ đã nhập khẩu trên thị trường nội địa, thì họ phải bán với mức giá bao gồm toàn bộ chi phí mà họ phải trả cho người xuất khẩu, các chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu đến lúc bán hàng và một khoản lãi hợp lý cho người nhập khẩu Tất nhiên, giá bán hàng hóa không thể do chủ quan của người bán quyết định mà còn do thị trường quyết định và do biến động tăng giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu, thị hiếu, thời vụ, tình hình quản lý chống buôn lậu, Chính nội dung kinh tế mà giá bán hàng hóa là cơ sở để xây dựng nên phương pháp trị giá khấu trừ

Trong trường hợp trị giá hải quan không thể xác định được theo ba phương pháp trên thì lúc đó trị giá hải quan sẽ được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ

Pháp luật Việt Nam quy định: “Trị giá hải hàng hóa nhập khẩu được xác định theo trị giá khấu trừ là trị giá được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ (-) đi các chi phí hợp

lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu”2

Như vậy, phương pháp trị giá khấu trừ là phương pháp được sử dụng để xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu dựa trên giá của hàng nhập khẩu được người nhập khẩu bán lại tại nước nhập khẩu Giá đó là giá mà hàng nhập khẩu, hàng giống hệt hay hàng tương tự được bán với số lượng lớn nhất

2 Khoản 1 Điều 10 Thông tư 39/2015/TT-BTC

Trang 7

cho người mua không có quan hệ đặc biệt vào cùng thời điểm hay cùng kỳ với hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá

Cụ thể, cách tính toán trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp trị giá khấu trừ được biểu hiện cụ thể bằng công thức dưới đây:

Trị giá khấu trừ = Giá bán lại hàng hóa - Các chi phí khấu trừ

Tuy nhiên, để xác định trị giá hải quan của hàng nhập khẩu theo phương pháp này cần làm rõ các yếu tố theo nguyên tắc để xác định khi áp dụng trị giá khấu trừ như sau:

Đối với lựa chọn giá bán lại hàng hóa:

Mức giá bán trên thị trường nội địa nước Nhập khẩu của hàng hóa Nhập khẩu, hàng hóa giống hệt, hoặc hàng hóa tương tự nhập khẩu là mức giá được bán trong điều kiện:

- Hàng hóa được bán với đơn giá tương ứng với lượng hàng hóa tính gộp lớn nhất, ở cấp độ thương mại đầu tiên sau khi nhập khẩu

- Hàng hóa được bán ở điều kiện nguyên trạng như khi nhập khẩu

- Hàng hóa được bán vào cùng thời điểm hoặc cùng kỳ với hàng hóa nhập khẩu

- Giao dịch bán hàng cho người mua trong nước không có quan hệ đặc biệt với người bán (người nhập khẩu )

Việc lựa chọn những giao dịch bán hàng phần lớn phụ thuộc vào các giao dịch bán hàng sẵn có và các thông tin về giao dịch đó

Đối với khi xác định các chi phí khấu trừ và tính toán trị giá khấu trừ:

Sau khi đã lựa chọn được một đơn giá phù hợp và thỏa mãn tất cả các điều kiện đặt ra thì bước tiếp theo cần phải xác định các chi phí khấu trừ đó là:

- Tiền hoa hồng hoặc lợi nhuận và chi phí chung

- Chi phí vận tải và bảo hiểm sau khi nhập khẩu

- Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và

Trang 8

bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam

3 Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ

Phương pháp trị giá khấu trừ được áp dụng khi có các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có hoạt động bán hàng nhập khẩu hoặc hàng nhập khẩu

giống hệt, tương tự tại nước nhập khẩu (bán hàng trên thị trường nội địa) Vì

để áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ, cơ sở để thiết lập trị giá tính thuế theo phương pháp này là dựa trên đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế, trong trường hợp không có đơn giá bán lại của hàng hóa nhập khẩu thì sử dụng đơn giá bán lại của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hoặc tương tự Vì vậy, điều kiện đầu tiên để xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá khấu trừ là phải có hoạt động bán hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay tương tự

Thứ hai, hàng nhập khẩu, hàng giống hệt hay tương tự phải được bán

lại nguyên trạng như khi nhập khẩu, không làm mất đi hoặc thay đổi giá trị của hàng hóa Hay nói cách khác hàng hóa được bán ở điều kiện như khi nhập khẩu Điều này có nghĩa là những hàng hóa nhập khẩu không bị tác động bởi bất cứ hình thức nào làm thay đổi bản chất hàng hóa như chế biến, tháo dỡ các chi tiết… Tất nhiên việc đóng gói lại hàng hóa để bán hay những thay đổi

tự nhiên như hàng hóa bị khô, co lại hoặc thay đổi màu sắc thông thường vẫn được coi là giữ nguyên tình trạng ban đầu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam: “Hàng hóa nhập khẩu còn nguyên trạng như khi nhập khẩu” trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ là hàng hóa sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hóa nhập khẩu3

Thứ ba, để xác định trị giá khấu trừ, người mua trong nước phải là

người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu hàng hóa và hàng hóa được bán lại trên thị trường nội địa tại cấp độ thương mại đầu tiên sau khi nhập khẩu Nghĩa là người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không

3 Điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2015/TT-BTC

Trang 9

có quan hệ đặc biệt Trong trường hợp này, quan hệ được xem xét không phải

là quan hệ giữa người nhập khẩu và người bán (nhà xuất khẩu), mà là giữa người nhập khẩu và người mua hàng trong nước nhập khẩu Hạn chế mối quan hệ đặc biệt trong quan hệ mua bán hàng hóa bởi lẽ điều này ảnh hưởng đến giá bán của hàng hóa, để giá bán đó là giá bán đúng, giá bán thực, không phải là giá bán có sự ảnh hưởng bởi quan hệ

Thứ tư, mức giá được dùng làm cơ sở tính toán trị giá khấu trừ được

tính trên số lượng bán ra lớn nhất (số lượng lũy kế lớn nhất) và đủ để hình thành đơn giá Giá đơn vị mà tại đó hàng nhập khẩu, hàng giống hệt hay tương tự được bán với số lượng lớn nhất được sử dụng làm cơ sở thiết lập giá

cả Nếu việc bán hàng nhập khẩu hàng giống hệt hay tương tự đã được người nhập khẩu thực hiện thì không cần thiết phải tìm thêm việc bán hàng giống hệt hay tương tự do người nhập khẩu khác thực hiện

Thứ năm, hàng nhập khẩu, hoặc hàng tương tự hoặc hàng giống hệt

phải được bán lại vào cùng ngày hoặc cùng kỳ nhập khẩu lô hàng đang được xác định trị giá Cùng thời điểm hay cùng kỳ có nghĩa hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hoặc tương tự được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hóa đang được xác định trị giá tính thuế

Sở dĩ hàng hóa nhập khẩu, hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự phải đáp ứng điều kiện này vì trong khoảng thời gian này hàng hóa được bản lại sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện thị trường khác, ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán

4 Nội dung của phương pháp trị giá khấu trừ

4.1 Trình tự xác định

Để xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ, phải tuân thủ theo trình tự sau:

Bước 1: Lựa chọn giá bán lại hàng hóa

Bước 2: Xác định các chi phí khấu trừ

Trang 10

Bước 3: Tính toán trị giá khấu trừ cho lô hàng nhập khẩu

4.1.1 Bước 1: Xác định đơn giá bán lại hàng hoá nhập khẩu

Nhìn vào công thức được thể hiện ở trên, đơn giá bán lại hàng hoá là yếu

tố đầu tiên cần xác định khi áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ

Trước hết, giá bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trưởng Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2015/TT-BTC như sau sau:

Thứ nhất, giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của hàng hóa đó

tại thị trường Việt Nam Trường hợp không xác định được giá bán thực tế của hàng hóa đó thì căn cứ vào giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán tại thị trường trong nước

Trong đó, hàng hóa nhập khẩu “còn nguyên trạng như khi nhập khẩu” là hàng hóa không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng hay làm tăng, giảm trị giá sau khi nhập khẩu

Thứ hai, người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối

quan hệ đặc biệt

Thứ ba, mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình

thành đơn giá Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá

mà hàng hóa đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu

Thứ tư, hàng hóa được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất

ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu)

Sau khi xác định được giá bán thực tế, đơn giá bán lại hàng hóa sẽ được lựa chọn dựa trên các điều kiện:

Thứ nhất, đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w