Đối với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh...20 Trang 5 PHẦN MỞ ĐẦUSở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu,giúp Ủy ban nhân dân c
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Học viên:
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NỘI VỤ (CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH)
CƠ SỞ THỰC TẬP: SỞ NỘI VỤ
Hà Nội - 2022
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thưc tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo
là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
MỤC 1 3
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 3
CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH VĨNH PHÚC 3
1.1 Vị trí và chức năng 3
1.2 Cơ cấu tổ chức 3
1.2.1 Lãnh đạo Sở 3
1.2.2 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở 3
1.2.3 Các tổ chức tương đương Chi cục thuộc Sở 4
1.2.4 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở 4
2.3 Thực trạng cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc 4
MỤC II 4
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC PHÒNG, BAN, ĐƠN VỊ 4
THUỘC SỞ NỘI VỤ TỈNH VĨNH PHÚC 4
2.1 Phòng Tổ chức biên chế 4
2.2 Phòng Công chức viên chức 7
2.3 Phòng Cải cách hành chính 8
2.4 Phòng Xây dựng chính quyền 9
2.5 Thanh tra Sở 11
2.6 Văn phòng Sở 12
2.7 Ban Thi đua - Khen thưởng 13
2.8 Ban Tôn giáo 14
2.9 Trung tâm Lưu trữ lịch sử 15
MỤC III 16
LỀ LỐI, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC 16
CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH VĨNH PHÚC 16
3.1 Lề lối làm việc 16
3.1.1 Nguyên tắc làm việc 16
3.1.2 Giám đốc Sở làm việc và chỉ đạo, điều hành công việc thông qua các Phó Giám đốc Sở, Trưởng phòng hoặc theo phương pháp trực tiếp khi cần thiết 16
3.1.3 Quan hệ phối hợp trong nội bộ Sở Nội vụ 16
3.1.4 Chế độ quản lý tài chính 17
3.2 Chế độ làm việc 17
3.2.1 Công chức, viên chức và người lao động của Sở Nội vụ có trách nhiệm thực hiện các chế độ sau 17
3.2.2 Chế độ phân công giao việc 17
3.2.3 Xây dựng kế hoạch công tác 18
3.2.4 Chế độ ban hành văn bản 18
3.2.5 Chế độ quản lý, xử lý văn bản 18
Trang 43.2.6 Chế độ tổ chức hội nghị (bao gồm các hội nghị giao ban, tập huấn,
sơ kết, tổng kết, tổ chức mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ) 19
3.2.7 Chế độ thông tin báo cáo 20
3.2.8 Các chế độ khác 20
3.3 Mối quan hệ công tác 20
3.3.1 Đối với Bộ Nội vụ 20
3.3.2 Đối với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh 20
3.3.3 Quan hệ với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố 21
KẾT LUẬN 22
1 Ưu điểm 22
2 Tồn tại 22
3 Đề xuất, kiến nghị 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
iv
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu,giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theoquy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấptỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Sở có nhiệm vụ:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấptỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở và các văn bản kháctheo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnhvực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trênđịa bàn cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của sở; Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủyquyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho sở, Ủy ban nhân dân cấphuyện; Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở; Dự thảo quyết địnhthực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnhvực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhànước cấp trên
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Dự thảo các văn bản thuộc thẩmquyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch saukhi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõithi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, vănbằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnhtheo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấptỉnh
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổchức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc cáclĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật
- Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của cácđơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực
- Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xâydựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên mônnghiệp vụ
- Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổchức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố
Trang 6cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòngchuyên môn nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản lý ngành,lĩnh vực và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị tríviệc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việctrong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độđãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và laođộng thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủyquyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của phápluật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thựchiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh giao và theo quy định của pháp luật
Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:
- Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Thanh tra (nếu có);
- Văn phòng (nếu có);
- Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
- Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có)
Để làm rõ hơn về cơ cấu tổ chức, hoạt động của một sở, em chọn đề tài nghiêncứu là “Tổ chức và hoạt động của Sở Nội vụ” để làm báo cáo thực tập chuyên môn củaem
2
Trang 7- Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sựchỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thờichấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Lãnh đạo Sở
- Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
- Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở Nội vụ, chịu trách nhiệm trước Ủy bannhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Uỷban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một sốnhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở vàtrước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc Sở vắngmặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành cáchoạt động của Sở
- Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luânchuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giámđốc, Phó Giám đốc Sở theo quy định của Đảng và của pháp luật
1.2.2 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở
Trang 8- Phòng Xây dựng chính quyền.
1.2.3 Các tổ chức tương đương Chi cục thuộc Sở
- Ban Tôn giáo;
- Ban Thi đua – Khen thưởng
1.2.4 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
- Trung tâm lưu trữ lịch sử.
2.3 Thực trạng cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ
STT Tên phòng, ban, đơn vị Chứ vụ
Số lương biên
Ghi chú
MỤC II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC PHÒNG, BAN, ĐƠN VỊ
THUỘC SỞ NỘI VỤ
2.1 Phòng Tổ chức biên chế
Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
4
Trang 91.1 Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sựnghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước đối với cácđơn vị sự nghiệp ngoài công lập trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định, tổng hợp và lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm hoặc điềuchỉnh biên chế công chức thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyệngửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật;
- Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quancủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện trong tổng số biên chế côngchức được cấp có thẩm quyền giao; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện saukhi được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
- Thẩm định số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước và sốlượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp (nếu có) của các đơn vị sựnghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý của Ủy bannhân dân tỉnh; tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch số lượng người làm việctrong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên của địaphương gửi Bộ Nội vụ thẩm định;
- Trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởnglương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chithường xuyên thuộc phạm vi quản lý trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương
từ ngân sách nhà nước đã được Bộ Nội vụ thẩm định;
- Quyết định giao, điều chỉnh số lượng người làm việc hưởng lương từ ngânsách nhà nước đối với từng đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thườngxuyên thuộc phạm vi quản lý trong tổng số lượng người làm việc được Hội đồng nhândân tỉnh phê duyệt;
- Quyết định về số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệpđối với từng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thuộcphạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vị trí việc làm, cơ cấuviên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sựnghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảmchi thường xuyên và chi đầu tư thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh
1.2 Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhquyết định theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật đối với:
- Quyết định Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
Trang 10- Thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
và Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của
Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về cơquan thẩm định);
- Thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩmquyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật
1.3 Thẩm định, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếphạng đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản
lý của Ủy ban nhân dân tỉnh
1.4 Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp trong việc trình Ủy bannhân dân tỉnh hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơquan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1.5 Thẩm định đề án vị trí việc làm, đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấungạch công chức của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dântỉnh; tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
1.6 Thẩm định đề án vị trí việc làm, đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấuviên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm mộtphần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảmchi thường xuyên (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thườngxuyên) thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Trình Ủy ban nhân dân tỉnhphê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các đơn
vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý
1.7 Tổng hợp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và
số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ tàichính (do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; bảo đảm một phần chithường xuyên; tự bảo đảm chi thường xuyên; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầutư) thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Nội vụ theo quyđịnh của pháp luật
1.8 Về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ:
- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép hội có phạm vihoạt động trong cả nước và hội có phạm vi hoạt động liên tỉnh đặt văn phòng đại diệncủa hội ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các thủ tục về hội,quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động ở tỉnh (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổchức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trongphạm vi của tỉnh);
- Căn cứ tình hình thực tế ở tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết địnhviệc ủy quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác quản lý nhà nước đốivới hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động ở tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các
sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lýnhà nước đối với hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu việc cho phép hội có phạm vi hoạt động trong cả nước, hội cóphạm vi hoạt động liên tỉnh đặt văn phòng đại diện của hội ở địa phương theo quy địnhcủa pháp luật;
- Hướng dẫn trong việc quản lý hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định củapháp luật
6
Trang 111.9 Thực hiện viết tin, bài theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của Cổngthông tin điện tử của Sở Nội vụ
1.10 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở Nội vụ phân công
2.2 Phòng Công chức viên chức
Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
2.1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; việc quản lý đối với người giữ chứcdanh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thẩmquyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh
2.2 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thi, xét nâng ngạch côngchức và thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên các ngạch, chức danhnghề nghiệp chuyên ngành từ chuyên viên chính và tương đương trở xuống theo quyđịnh của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Trình Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chứcdanh nghề nghiệp và xếp lương đối với công chức, viên chức sau khi trúng tuyển kỳ thi,xét nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
2.3 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy định tiêuchuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnhtheo quy định của pháp luật, phân cấp của Tỉnh ủy và cơ quan có thẩm quyền
2.4 Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản đề nghị Bộ Nội vụ có ý kiến về việc
bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với ngạch chuyên viêncao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạchchuyên viên cao cấp Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định đối với cáctrường hợp này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ
2.5 Về thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, côngchức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sựnghiệp công lập:
- Tham mưu với Giám đốc Sở theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyềnQuyết định việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế
độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợpđồng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của tỉnh
- Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩmquyền giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương,phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao độnghợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theoquy định của pháp luật và phân cấp quản lý của tỉnh
2.6 Tham mưu, trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc
bố trí, phân công công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý, luân chuyển, điều động, biệt phái, đánh giá, xếp loại chất lượng hàngnăm, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sáchkhác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Cán sựĐảng UBND tỉnh theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp quản lý của tỉnh
2.7 Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Cán sự ĐảngUBND tỉnh quản lý theo quy định; quản lý, vận hành, cập nhật phần mềm quản lý cán
bộ, công chức, viên chức theo quy định
Trang 122.8 Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danhcán bộ, công chức, viên chức; về cơ cấu cán bộ, cơ cấu chức danh công chức, viênchức theo quy định Tổng hợp cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức thuộc Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện; trình Ủy ban nhân dân tỉnh gửi BộNội vụ theo quy định của pháp luật.
2.9 Tham mưu việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các nghị quyết, chương trình,
kế hoạch về cải cách chế độ công chức, công vụ; Theo dõi, đánh giá, tổng hợp chungkết quả thực hiện các nhiệm vụ về cải cách chế độ công chức, công vụ của các cơquan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; xây dựng vàthực hiện chế độ báo cáo về công tác cải cách chế độ công vụ, công chức theo quyđịnh; triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách chế độ công chức, công vụtrên địa bàn tỉnh
2.10 Tham mưu việc ban hành các chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ,công chức, viên chức của tỉnh học tập để nâng cao trình độ, năng lực công tác; thu hútnhân tài về làm việc cho tỉnh
2.11 Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức, viên chức thuộc phạm vi tỉnh quản lý; phối hợp tổ chức triển khai thực hiệnquy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau khi đượcphê duyệt; đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và giai đoạn; phối hợp với các cơquan có liên quan tham mưu việc bố trí, phân bổ kinh phí đối với hoạt động đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo quy định
2.12 Hướng dẫn thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức theo quy định; tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức, viên chức hàng năm gửi Bộ Nội vụ theo quy định
2.13 Chủ trì phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồnnhân lực cho cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch, đề án, chương trình mụctiêu của tỉnh
2.14 Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chứctriển khai, thực hiện các Nghị quyết, quyết định, chương trình về công tác bình đẳnggiới, công tác cán bộ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi và thẩm quyền củatỉnh
2.15 Giúp Lãnh đạo Sở chuẩn bị các văn bản của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhândân tỉnh theo nhiệm vụ được phân công, nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện
2.16 Thực hiện viết tin, bài theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của Cổngthông tin điện tử của Sở Nội vụ
2.17 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công
2.3 Phòng Cải cách hành chính
Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
3.1 Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nội dung,nhiệm vụ công tác cải cách hành chính
3.2 Tham mưu việc ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dàihạn, 05 năm, hàng năm; các đề án, dự án, chương trình và tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính
3.3 Tham mưu việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện công tác cải
8
Trang 13cách hành chính của tỉnh theo các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, các văn bảnkhác của cấp trên; quyết định các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính; việc ứngdụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ tối ưu hóa quản lý, điều hành hoạt động củacác cơ quan, đơn vị nhà nước theo hướng tiết kiệm nhân lực, tiện lợi trong giao dịch vàcông khai, minh bạch thông tin đối với tổ chức, công dân
3.4 Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiệncông tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch, đề án cải cách hành chính
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trongphạm vi lĩnh vực công tác được giao với các tổ chức của các ngành Trung ương và địaphương khác đóng trên địa bàn tỉnh
3.5 Theo dõi, đánh giá, tổng hợp chung kết quả thực hiện các nhiệm vụ về cảicách hành chính của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ủyban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựng và thực hiện chế độ báocáo về công tác cải cách hành chính theo quy định
3.6 Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai việc xác định chỉ số cải cáchhành chính hàng năm; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đổi với sự phục vụ của
cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc
3.7 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai công tác thông tin,tuyên truyền, tập huấn về cải cách hành chính và văn thư, lưu trữ
3.8 Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai côngtác Văn thư Lưu trữ hàng năm theo quy định của Trung ương; Tổ chức thực hiê ̣n cácchế đô ̣, quy định về công tác văn thư, lưu trữ; Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thựchiện kế hoạch, chương trình, đề án về công tác văn thư, lưu trữ của Trung ương, củatỉnh theo quy định của pháp luật
3.9 Phối hợp với Thanh tra Sở kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định vềvăn thư, lưu trữ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưutrữ của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh
3.10 Thẩm định danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vàoLưu trữ lịch sử cấp tỉnh
3.11 Thẩm định mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh;thẩm tra tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh; tham mưu thành lập Hội đồngthẩm tra, xác định giá trị tài liệu; quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sửcấp tỉnh; thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồnnộp lưu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh
3.12 Thẩm định và cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động dịch vụ lưu trữ đối vớicác tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quản lý hoạt động dịch vụ lưutrữ trên địa bàn tỉnh
3.13 Phối hợp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức tậphuấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với đội ngũ công chức, viên chức làmcông tác văn thư, lưu trữ; Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học vàcông nghệ trong công tác văn thư
3.14 Tổng hợp, xây dựng báo cáo, thống kê về công tác văn thư, lưu trữ và tàiliệu lưu trữ; Sơ kết, tổng kết công tác văn thư, lưu trữ
3.15 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định