1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những điểm đặc sắc của bộ quốc triều hình luật thời hậu lê

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nói đến Quốctriều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuậtlập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trịnổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ ph

lOMoARcPSD|38542684 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI THI KẾẾT THÚC HỌC PHẦẦN MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Đềề bài: Phân tch những điểm đặc sắắc trong bộ Quốắc triềều hình luật triềều Hậu Lề HÀ NỘI - 2022 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 I Khái quát về bộ Quốc triều hình luật thời Hậu Lê .1 1.1 Lịch sử ra đời 1 1.2 Nội dung chính .2 II Phân tích những điểm đặc sắc của bộ Quốc triều hình luật thời Hậu Lê 2 2.1 Những đặc sắc về mặt hình thức 2 2.2 Những đặc sắc về mặt nội dung 3 2.2.1 Đặc sắc ở chế định Hình sự .3 2.2.2 Đặc sắc ở chế định Hôn nhân 4 2.2.3 Đặc sắc ở chế định Sở hữu và Hợp đồng 5 2.2.4 Đặc sắc ở chế định Dân sự 5 2.2.5 Đặc sắc ở chế định Thừa kế 6 KẾT LUẬN 7 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỞ ĐẦU “Quốc triều hình luật” là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ phong kiến Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến Quốc triều hình luật không chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này Bằng những kiến thức đã được học và tìm hiểu, sau đây, em sẽ trình bày những lập luận của mình về đề tài: “Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê.” Trong quá trình phân tích, do kiến thức và khả năng còn hạn hẹp nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, đánh giá và góp ý của thầy (cô) để bài làm của em đươc hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 I Khái quát về bộ Quốc triều hình luật thời Hậu Lê 1.1 Lịch sử ra đời Bộ Quốc triều hình luật ra đời trong triều đại nhà Hậu Lê – đây là thời kỳ đất nước ta đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền Do nhu cầu phát triển của chế độ Trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh nhằm xác lập sự thống trị của nhà Lê Các vua đầu triều đã sớm có ý thức xây dựng những quy định, và luật lệ để quản lý các vấn đề trong nước Và đỉnh cao của quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của nhà Lê chính là việc ban hành “Quốc triều hình luật” ( “Luật Hồng Đức” hay “Lê triều hình luật”) dưới triều vua Lê Thánh Tông năm 1483 Bản “Quốc triều hình luật” được giữ lại cho đến ngày nay đã được các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38).1 1.2 Nội dung chính Bộ Quốc triều hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều:  Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều)  Quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều)  Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian (10 điều)  Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều) 1 http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/733/Quoc-trieu-Hinh-luat-dinh-cao-cua-thanh-tuu-luat-phap- Viet-Nam-thoi-phong-kien 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684  Quyển 5 có 2 chương: Trá nguỵ (38 điều), Tạp luật (92 điều)  Quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều) II Phân tích những điểm đặc sắc của bộ Quốc triều hình luật thời Hậu Lê 2.1 Những đặc sắc về mặt hình thức Bộ luật này đã có sự chú ý đến tính hệ thống trong nội dung của các điều luật – đây chính là một điểm tiến bộ so với các bộ luật trước đó Các nhà soạn thảo và làm luật đã tập hợp những điều có tính chất gần giống nhau vào cùng một chương và các chương có liên quan đến nhau sẽ được để trong một quyển Điều đó đã tạo nên tính thống nhất và liên kết giữa các điều luật Hầu hết những vấn đề lớn nhỏ trong xã hội thời bấy giờ đều được nêu ra trong bộ luật Thậm chí, những quy định dành riêng cho binh lính cũng được tập hợp một cách có hệ thống Các điều luật trong bộ Quốc triều hình luật không có tên gọi mà chỉ đánh số điều, vì vậy, trong rất nhiều điều luật, nhà làm luật không chỉ quy định một hành vi phạm tội mà còn quy định cả cách xử lý đối với những người có liên quan trong trường hợp phạm tội đó Một số quy phạm pháp luật có cách trình bày khá mới lạ, độc đáo và dễ hiểu, mô tả những tình huống cụ thể một cách chi tiết Cách diễn đạt như vậy đảm bảo cho các quy phạm 3 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 pháp luật phức tạp có thể được mọi người hiểu một cách dễ dàng 2.2 Những đặc sắc về mặt nội dung Nội dung của bộ Quốc triều hình luật nằm trong các chế định cụ thể 2.2.1 Đặc sắc ở chế định Hình sự Hình luật trong bộ Quốc triều hình luật là một nội dung rất quan trọng, có tính chất chủ đạo Các nguyên tắc ở chế định này chủ yếu là: vô luật bất thành hình, chiếu cố, chuộc tội bằng tiền, trách nhiệm hình sự, miễn giảm trách nhiệm hình sự, thưởng người tố giác tội phạm và phạt người che giấu tội phạm.2 Tội phạm được phân loại theo hình phạt: vô ý hay cố ý, theo mục đích và hành vi phạm tội, đồng phạm Các nhóm tội cũng được phân chia thành: thập ác và các nhóm tội phạm khác Trong đó thập ác gồm các tội liên quan đến vương quyền, hôn nhân gia đình và các tội về tiêu chí đạo đức Bộ luật có những quy định riêng đối với những người phạm tội trên 70 tuổi và dưới 15 tuổi, trong một số trường hợp không được xử tội hay không được tra khảo Nghiêm cấm việc đối xử bạo lực với tù nhân trong một số trường hợp quy định 2.2.2 Đặc sắc ở chế định Hôn nhân Các chế định về hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật thể hiện tính dân chủ sâu sắc, thể hiện quyền bình đẳng giữa người vợ và người chồng, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Trong điều 322 Quốc triều hình luật đã ghi: "Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà 2 https://vietnamnet.vn/vn/dan-toc-ton-giao/multimedia/quoc-trieu-hinh-luat-dinh-cao-cua-thanh-tuu-luat- phap-viet-nam-thoi-phong-kien-795542.html 4 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 trả đồ sính lễ", nếu "Con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị" Trong gia đình người vợ tương đối bình quyền với người chồng và do đó, hôn nhân không được coi là sự chuyển giao hoàn toàn cô gái từ gia đình của mình sang gia đình chồng Không những thế, luật pháp còn bảo vệ người phụ nữ Họ được phép đến nhà đương chức xin ly hôn trong trường hợp chồng không chăm nom, săn sóc vợ trong 5 tháng (1 năm - nếu vợ đã có con) Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn Nghĩa là, người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì người vợ cũng không buộc phải làm tròn bổn phận của mình Các điều luật quy định về vấn đề hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật ở một mức độ nhất định đã bảo vệ và quan tâm đến đời sống dân thường, đặc biệt là những người nghèo khổ Chế định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật thể hiện tính dân tộc sâu sắc, mang đậm nét phong tục, tập quán cũng như những nét tinh hoa Việt Hình thức thể hiện của các chế định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật rất tiến bộ, các hình và thủ tục kết hôn cũng như chấm dứt hôn nhân được quy định rõ ràng cụ thể, nhanh gọn và tinh tế 2.2.3 Đặc sắc ở chế định Sở hữu và Hợp đồng Có hai hình thức sở hữu, đó là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân Quyền sở hữu của nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế đọ sử dụng ruộng đất công Quyền sở hữu tư nhân được quy định rõ ràng 5 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Bộ Quốc triều hình luật đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công/công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ) Trong bộ luật, do đã có chế độ lộc điền - công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất công thành tư (điều 353), không được ẩn lậu để trốn thuế (điều 345) Bộ luật điều chỉnh 3 loại hợp đồng về ruộng đất bao gồm: mua bán, cầm cố và thuê mướn ruộng đất Các hợp đồng phải lập thành văn tự có 2 bên tham gia hợp đồng và sự chứng thực của người có thẩm quyền 2.2.4 Đặc sắc ở chế định Dân sự Bộ luật cũng đưa ra một số những quy định riêng mang tính nhân đạo đối với một số đối tượng đặc biệt trong xã hội Đối với người gặp khó khăn đặc biệt: đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, không có nơi nương tựa thì quan chức địa phương phải giúp đỡ họ như: dựng lều cho ở, chăm sóc che chở, chôn cất… Đối với phụ nữ và trẻ em: đây chính là điểm mới và rất tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật so với những bộ luật khác và so với tư tưởng chung của 6 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 thời kỳ phong kiến Quyền lợi của phụ nữ trong bộ luật này được quy định công bằng đối với đàn ông, bảo vệ quyền lợi của họ trong việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản Khi kết hôn, địa vị của người phụ nữ độc lập với chồng Bộ luật quy định xử phạt rất nặng đối với trường hợp xâm phạm thân thể, nhân phẩm người phụ nữ Bên cạnh phụ nữ, bộ luật cũng quan tâm đến bảo vệ quyền lợi của trẻ em, không được mua trẻ em mồ côi và phụ nữ tự bán mình không có người bảo lãnh.3 Đối với một số đối tượng khác như: người thiểu số, nô tỳ, người làm thuê…Khi nô tỳ làm sai, chủ không được tự ý đánh chết nô tỳ mà phải báo quan, không được tự ý xăm chữ lên mặt nô tỳ Việc xử lý người dân tộc phạm tội cũng có những cân nhắc nhẹ nhàng, áp dụng tục lệ của họ 2.2.5 Đặc sắc ở chế định Thừa kế Có 2 hình thức thừa kế: theo di chúc và theo pháp luật Các quan điểm thừa kế khá phù hợp với hiện đại như: thời điểm phát sinh quyền thừa kế, quan hệ thừa kế theo di chúc hoặc quan hệ thừa kế không theo di chúc, người con gái và người con trai có quyền thừa kế ngang bằng nhau, phân định nguồn gốc tài sản chung riêng của vợ chồng Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con (điều 388); "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" (điều 391) Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật Đại Việt thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về 3 http://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/quyen-loi-cua-nguoi-phu-nu-trong-bo-luat-hong-%C4%91uc- 2161-4533.html 7 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 thừa kế Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ Bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê KẾT LUẬN Có thể nói, bộ Quốc triều hình luật thời Hậu Lê chính là đỉnh cao của thành tựu luật pháp thời kỳ phong kiến của nước ta Với kỹ thuật luật pháp ở trình độ cao, các nội dung điều khoản phong phú, linh hoạt và mới mẻ, bộ luật đã khiến cho không chỉ nhân dân ở thời kỳ đó mà cả nhân dân và những người làm luật hiện nay đều phải ngả mũ thán phục Mặc dù vẫn có những hạn chế và thiếu sót, nhưng ta không thể phủ nhận rằng bộ Quốc triều hình luật đã mang đến cho công trình pháp luật nước nhà một thành tựu đỉnh cao và rực rỡ mà những thế hệ sau này đều phải ngưỡng mộ và tự hào Chính vì vậy, chúng ta – mỗi người dân đang sinh sống trên mảnh đất có nền lịch sử lâu đời này luôn phải có niềm tin yêu, tôn trọng và có trách nhiệm phải bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử mà bộ Quốc triều hình luật đã mang lại dù là thời kỳ phong kiến hay tương lai mãi sau này 8 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội  Quốc triều hình luật  https://vietnamnet.vn/vn/dan-toc-ton-giao/multimedia/quoc-trieu-hinh- luat-dinh-cao-cua-thanh-tuu-luat-phap-viet-nam-thoi-phong-kien- 795542.html  http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/733/Quoc-trieu-Hinh-luat- dinh-cao-cua-thanh-tuu-luat-phap-Viet-Nam-thoi-phong-kien  http://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/quyen-loi-cua-nguoi-phu-nu- trong-bo-luat-hong-%C4%91uc-2161-4533.html 9 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 10 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w