- Vật liệu xanh được hiểu là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi trường, có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh.. - Vật liệu xanh là vật liệu phải đáp ứng đư
Trang 1BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG TRONG XÂY DỰNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
Môn: Môi trường và bềnh vững trong xây dựng
GV: Nguyễn Trọng Sơn Hà
NHÓM: 7 LỚP HP: DHKTXD15A
TP HỒ CHÍ MINH 2021
1 Nguyễn Phú Qúi 19433731
2 Lê Trung Hiếu 19471761
3 Trương Văn Đô 19432441
4 Nguyễn Duy Luân 19430751
5 Mai Bá Thịnh 19470111
6 Võ Phước Thịnh 19442121
7 Nguyễn Trần Thanh Tuấn 19435191
Trang 3I MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường đang là một nhiệm vụ cấp thiết trên toàn cầu hiện nay nên các vật liệu “xanh”
thân thiện với môi trường được khuyến khích sử dụng Trong xây dựng cũng vậy, vật liệu xanh
trong xây dựng dần trở thành xu hướng phát triển bền vững thay thế các vật liệu truyền thống
gây ô nhiễm môi trường trước đây
Hình 1 Tấm lợp siêu bền Hình 2 Khả năng cách nhiệt của kiện rơm không thua
kém gì vữa trát tường hay thạch cao
Trang 4I MỞ ĐẦU
1 Thế nào là vật liệu xanh trong xây dựng?
- Vật liệu xanh được hiểu là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi
trường, có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh Như vậy cả vòng đời, từ sản xuất vật liệu cho tới khi hết hạn sử dụng, vật liệu xanh đều thân thiệt, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống
- Vật liệu xanh là vật liệu phải đáp ứng được các tiêu chí:
+ Sử dụng ít năng lượng hơn trong quá trình sản xuất ra vật liệu;
+ Trong quá trình sử dụng vật liệu có thể tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ;
+ Không gây ô nhiễm môi trường, có thể tái sử dụng; …
- Hiện nay, vật liệu xanh trong xây dựng điển hình đó chính là gạch bê tông khí chưng áp ra
đời thay thế gần gạch dất sét nung bởi chúng giúp giảm thiểu một lượng lớn khí độc hại thải ra môi trường mỗi ngày, giúp tiết kiệm năng lượng điện tới hơn 30% và có trọng lượng nhẹ hơn gạch nung tới gần một nửa cùng nhiều tính năng nổi trội khác như cách nhiệt tốt, cách âm tốt Bên cạnh đó, các vật liệu xây dựng xanh ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng như
gỗ ốp tường xanh, xốp cách nhiệt, bê tông thực vật, tôn sinh thái, sợi nấm,…
Trang 5I MỞ ĐẦU
- Vai trò quan trọng của vật liệu xanh trong xây dựng
vật liệu xây dựng xanh ra đời là nhu cầu vô cùng cấp thiết Thực tế cũng chứng minh
rằng, bằng việc sử dụng vật liệu xanh trong các công trình mang đến rất nhiều lợi ích như: tiêu tốn ít tài nguyên sản xuất hơn, có thể sử dụng tài chế giúp tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội, giảm trọng lượng của công trình mà lại có độ bền bỉ cao hơn, tiết kiệm năng lượng,… quan trọng hơn
cả là góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả
Hình 3 Trụ sở Viettel do BM Windows thi công hạng mục vật
liệu xây dựng nhôm kính
Trang 6I MỞ ĐẦU
2 Khái niệm công trình xanh – đô thị xanh
- Công trình xanh (hay còn gọi là kiến trúc xanh hoặc toà nhà thân thiện môi trường)
là sự kết hợp giữa kiến trúc và áp dụng quá trình mang tính chất thân thiện với môi trường và tận
dụng tối ưu tài nguyên trong suốt toàn bộ chu kì hoàn thành của một toà nhà: từ lúc lên kế hoạch
thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì, cải tạo và phá huỷ.Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ
của nhà thầu, kiến trúc sư, kỹ sư và khách hàng ở tất cả các giai đoạn của dự án Việc thực hiện
Công trình xanh mở rộng và bổ sung các mối liên quan về kinh tế tiện ích, sự bền vững và thoải
mái trong các thiết kế kiến trúc cổ điển
- Giao thông xanh: Bản chất giao thông xanh là xây dựng và duy trì hệ thống giao thông
đô thị phát triển bền vững nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giao thông của mọi người dân
việc mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng giao thông sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu đi lại ngày càng tăng tại các đô thị và giải pháp cơ bản, lâu dài chính là phát triển giao thông công cộng để thay
thế cho phương tiện giao thông cá nhân
Trang 7I MỞ ĐẦU
Hình 4 Toà nhà xanh Hình 5 Giao thông xanh
Trang 8- Những con số đáng báo động
+ Thực trạng môi trường hiện nay không còn là đề tài có thể lãng tránh Nhưng liệu bạn đã nhận thức đầy đủ về sự thật đang diễn ra?
+ Gần đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những con số
“giật mình” trong báo cáo môi trường Cụ thể, hàng năm nước ta tiêu thụ 10.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, 2.3 tấn rác thải sinh hoạt, 7
triệu tấn chất thải rắn công nghiệp…quả thực, chưa bao giờ vấn đề môi trường lại trở thành điểm nóng như hiện tại
II THỰC TRẠNG
Hình 6 thực trạng hiện nay
Trang 9II THỰC TRẠNG
1 Ô nhiễm môi trường đất
• Hiện nay, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất suy giảm trầm trọng “Tấc đấc tấc vàng” đang dần biến mất, nếu viễn cảnh này cứ tái hiện, đến lúc chúng ta nhận ra phải chăng là quá muộn?
2 Ô nhiểm môi trường nước
• Nghiêm trọng hơn, quy mô ảnh hưởng của môi trường nước lại đáng
lo hơn ô nhiễm môi trường đất Môi trường nước ô nhiễm làm các vi sinh vật không thể đồng hóa được, lượng oxy trong nước giảm, khí độc tăng lên Điều này đang thật sự đe dọa đến sự sống của toàn nhân loại
3 Ô nhiểm môi trường không khí
• Với lượng xe máy, ô tô lưu thông như hiện nay đã vô tình thải vào môi trường một lượng khí độc rất lớn Không những thế, các nhà máy xí nghiệp đang từng ngày, từng giờ “tiêm thuốc độc” vào bầu khí quyển Điều này khiến cho bầu khí quyển vốn đã ô nhiễm nay lại càng trầm trọng hơn Thậm chí, ô nhiễm khí quyển đang trở
thành vấn đề thời sự nóng bỏng trên toàn thế giới
Trang 10II THỰC TRẠNG
Hình 7 Ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí
Trang 11III NGUYÊN NHÂN
- Đó là những vật liệu không độc hại, có thể tái chế sau khi
sử dụng, vòng đời sử dụng lâu dài, tiết kiệm tài nguyên,
không ảnh hưởng đến môi trườn, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình chế tạo, xây dựng và
sử dụng, trong khi vẫn tạo nên sự thoải mái và tiện nghi nhất định cho người sử dụng
- Chính vì thế, việc sử dụng vật liệu xanh đang trở nên vô
cùng cần thiết và cũng là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Phát triển công trình xanh về cơ bản là vấn đề tiết kiệm tài nguyên, tạo môi trường sống tốt cho con người Tại châu Á, công trình xanh đã được áp dụng từ lâu với những dự án tiêu biểu như Toà nhà Zero Carbon tại Hồng Kông, Trường Đại học Nanyang ở Singaporehay, khách sạn JW Mariott Dongdaemun
ở Seoul, Hàn Quốc
- Còn tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang dần được phổ biến rộng rãi tuy nhiên số lượng công trình đáp ứng được
những tiêu chí xanh thực thụ chưa nhiều
- Chính vì thế, trong thời gian gần đây vấn đề này đang rất được quan tâm và đẩy mạnh Việt Nam là một trong những nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về sự xuống cấp của môi trường sống trước sự biến đổi khí hậu của trái đất
Trang 12III GIẢI PHÁP
• Với tốc độ đô thị hóa nhanh, trong những năm gần đây tại Việt Nam, tổng diện tích trung bình của tầng xây dựng mới đã lên tới 80 - 90 triệu m2/năm, không thể tránh những tác động đáng kể tới môi trường
• Chiếm tới 30 - 50% tổng đầu tư xây dựng, vật liệu xây dựng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường bởi tiêu tốn nhiều tài nguyên, tạo ra các chất thải độc hại, rác thải xây dựng khó tái chế Vì vậy, việc tìm kiếm vật liệu xanh trong xây dựng đang là xu hướng được nhiều người quan tâm
để hướng đến sự phát triển bền vững
• Vật liệu truyền thống: Tốn tài nguyên, khó tái chế
Một loại vật liệu phổ biến trong xây dựng hiện nay được nhắc đến nhiều bởi tính không thân thiện với môi trường là gạch đất sét nung Nguyên nhân khiến vật liệu nung nói chung và gạch nung nói riêng không có lợi cho môi trường là khó tái chế khi dỡ bỏ, không có ích gì cho tự nhiên khi phân hủy
Trang 13III GIẢI PHÁP
- Gạch không nung ngày càng được sử dụng nhiều trong các
công trình xây dựng
- Đây là loại gạch được sử dụng nhiều trong các công trình dự án
xây dựng Khác với các loại gạch thông thường ở khâu chế tạo
- Thông thường một loại gạch sẽ phải nung ở nhiệt độ cao mới
đạt được độ rắn chắc Còn với gạch không nung chúng sẽ được
định hình và đạt các chỉ số cơ học mà không cần tới nhiệt độ
Gạch không nung có nhiều loại và kích thước khác nhau
Gạch không nung sở hữu nhiều ưu điểm mà các loại khác không
sánh được:
• Khả năng tiêu âm cao
• Chống thấm
• Chống nhiệt độ cao
- Với kích thước lớn hơn với gạch thông thường Những công
trình lớn dùng loại gạch này sẽ tiết kiệm được 1 phần chi phí
đáng kể
Hình 8.Gạch không nung có nhiều loại và kích
thước khác nhau
Trang 14II ĐÁNH GIÁ
1 Đánh giá các tiêu chí của vật liệu xanh.
- Vật liệu xây dựng xanh phải đảm bảo các tiêu chí sau: không độc hại, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, độc hại của môi trường bên ngoài tới không gian trong phòng như cách âm, cách nhiệt, vòng đời sử dụng lâu dài và có thể tái chế sau khi
sử dụng Tuy nhiên, quan trong nhất vẫn là 5 tiêu chí cơ bản sau:
– Không độc hại: được đánh giá dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra vật liệu, quá trình sản xuất ở vật liệu xanh giảm thiểu được hoàn toàn chất thải độc hại ra môi trường, giúp cải thiện được môi trường tốt hơn
– Có hàm lượng tái chế cao: các loại vật liệu thân thiện với môi trường được đánh giá là tốt khi có khả
năng tái chế hoặc tái sử dụng cao
– Tiết kiệm tài nguyên: Bên cạnh việc tái sử dụng tốt, khi sản xuất vật liệu xanh cần phải tiết kiệm nguyên nhiên liệu để làm ra sản phẩm ấy Điển hình như gạch không nung, giúp tiết kiện được nguồn tài nguyên đất sét đang dần khan hiếm hiện nay
– Vòng đời sử dụng: vật liệu xây dưng xây thông thường có vòng đời sử dụng cao, có tuổi thọ lớn, đồng
nghĩa là chất lượng của vật liệu phải cao
– Ảnh hưởng đến môi trường: đây là yếu tố quan trọng và cốt yếu trong ý nghĩa ra đời của loại vật liệu
này Chúng phải có ảnh hưởng tốt đến môi trường hoặc không gây ra các tác động xấu mới được coi là vật liệu xanh
Trang 15II ĐÁNH GIÁ
2 Đánh giá lợi ích của vật liệu xây dựng xanh đem lại.
Việc phát triển các loại vật liệu xanh, đặc biệt là vật liệu không nung dường như đã trở thành xu thế tất yếu của ngành xây dựng Vật liệu xanh đem lại những lợi ích tốt cho môi trường, cơ bản như:
• Các nguyên vật liệu xây dựng xanh được làm ra bằng dây chuyền tiên tiến hiện đại theo tiêu chuẩn được quy định bởi quốc tế
• Chống lại được sự lãng phí nguồn nguyên liệu, tài nguyên còn sử dụng và tái sử dụng được về sau
• Vật liệu được làm từ công nghệ mới, chất lượng cao hơn so với vật liệu truyền thống, đảm bảo sự an toàn cho con người
• Đáp ứng các ưu điểm, nhu cầu, và đặc biệt là an toàn thân thiện với môi trường khi không tạo ra các chất thải độc hại
Hình 9 Công trình sử dụng vật liệu xanh
Trang 16II ĐÁNH GIÁ
3 Đánh giá xu hướng phát triển vật liệu xanh.
• Xu hướng phổ biến đã và đang được ngành xây dựng trên
thế giới và trong nước lựa chọn là sản xuất vật liệu xây
dựng thân thiện với môi trường bằng nguyên liệu mới,
công nghệ mới… Với việc sử dụng vật liệu xanh trong các
công trình mang đến rất nhiều lợi ích như: tiêu tốn ít tài
nguyên sản xuất hơn, có thể sử dụng tái chế giúp tiết kiệm
chi phí cho toàn xã hội,… quan trọng hơn cả góp phần bảo
vệ môi trường một cách hiệu quả
• Theo phân tích của các chuyên gia, việc phát triển dòng
vật liệu thân thiện với môi trường còn giúp sử dụng
khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt
điện, xỉ lò cao ) mỗi năm để sản xuất vật liệu không
nung Từ đó có thể tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất
nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải;
tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất thủ công
• Trên thế giới, vật liệu xây dựng xanh đã và đang được sử
dụng ở nhiều nước như Hàn Quốc, Singapore… Tại các
nước phát triển, tỉ lệ gạch không nung chiếm 70% trong
các công trình xây dựng
Hình 10 Toà nhà xanh
Trang 17II KẾT LUẬN
1 Vật liệu xanh
• Vật liệu xây dựng xanh được hiểu là những vật liệu giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và cả khi phá
dỡ công trình Vật liệu xây dựng xanh phải đảm bảo các điều kiện: không độc hại, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, độc hại của môi trường bên ngoài tới không gian trong phòng như cách âm, cách nhiệt, vòng đời sử dụng lâu dài và có thể tái chế sau khi sử dụng
• Mặt khác, các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển đô thị, tạo lập môi trường sống bền vững, thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc, quảng bá hình ảnh đô thị, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế du lịch”
• Vì vậy, phải triển khai và sử dụng vật liệu xanh – công trình xanh một cách phổ biến cho ngành xây dựng nói riêng và xây dựng dân dụng nói chung
Trang 18II KẾT LUẬN
2 Công trình xanh
• Có khả năng ứng dụng vào thực tế , bám sát thực tế và yêu cầu sử dụng thông qua phương thức chuyển giao kết quả trực tiếp từ vật liệu xanh Các tiêu chí đánh giá sẽ được chuyển giao trực tiếp cho các cơ quan thẩm quyền để áp dụng vào từng công trình, từng dự án để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
và bảo vệ môi trường bền vững
• Các tiêu chí đề xuất sẽ cung cấp cho các cán bộ và tổ chức chuyên ngành một công cụ đắc lực và hữu hiệu để thiết kế cũng như đánh giá các dự án xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và phát triển bền vững
• Việc đề xuất tiêu chí đánh giá công trình xanh không những phục vụ trực tiếp cho công tác thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng mà còn là động lực gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như kinh tế xây dựng, vật liệu và trang thiết bị xây dựng, phát triển và quản lý năng lượng…
• Đối với kinh tế - xã hội: Thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân
• Vì vậy “ vật liệu xanh, công trình xanh là xu thế đảm bảo phát triển ngành xây dựng công trình dân dụng bền vững”