Tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trong đó có các ngân hàng thương mại là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượn
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG
động tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay
Hà Nội, 2021
HỌ TÊN : PHẠM THU HÀ MSSV : 442650
LỚP NHÓM
: N03 – TL3 : 10
Trang 2M ỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN 4
M Ở ĐẦU 5
N ỘI DUNG 6
I T ổng quan về ngân hàng thương mại 6
1 Khái niệm ngân hàng thương mại 6
2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại 6
3 Chức năng của ngân hàng thương mại 7
4 Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 7
5 Các loại hình ngân hàng thương mại ở Việt Nam 7
II Bình luận sự cần thiết của hoạt động tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 9
1 Sự cần thiết 9
2 Tái cơ cấu như thế nào? 11
III Th ực trạng hoạt động tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 14
1 Một số kết quả đạt được trong công tác tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam 14
2 Một số bất cập 16
3 Đề xuất hoàn thiện các quy định về tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam 17
3.1 Lành mạnh hóa và công khai các thông tin quan trọng về tình trạng hoạt động của từng ngân hàng, nâng cao vai trò của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia 17
3.2 Thay đổi tiêu chí phân loại tài sản 17
3.3 Ti ếp tục hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng 18
3.4 Tăng cường vai trò bảo hiểm tiền gửi 18
3.5 Tái cấp vốn khu vực tài chính 18
Trang 34 Một số khuyến nghị 18
K ẾT LUẬN 19
PH Ụ LỤC 20
I Định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025 20
II Một số giải pháp trọng tâm giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030 21 DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT 23
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để tiểu luận kết thúc học phần này đạt kết quả tốt đẹp, em xin cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em trong quá trình em tham gia học tập cũng như trong quá trình viết bài luận này
Trước hết em xin gửi tới các thầy cô Khoa Pháp luật kinh tế nói chung và thầy cô Bộ môn Luật Ngân hàng nói riêng lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu
sắc Với sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô đã truyền dạy cho em những kiến thức bổ ích
Với kiến thức còn hạn chế của một sinh viên, bài tiểu luận của em không thể tránh được những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, hoàn thiện bài tập này tốt hơn cũng như áp dụng những kiến thức cần thiết cho việc học tập tại trường và tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỞ ĐẦU
Hoạt động ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế, sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng yếu trong việc ổn định và
phát triển nền kinh tế đất nước Khi nền kinh tế bộc lộ các vấn đề yếu kém cần
thay đổi thì việc tái cơ cấu nền kinh tế là điều cần thiết ở các quốc gia Chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế được Chính phủ triển khai từ 2011 đến nay Tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trong đó có các ngân hàng thương mại là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng là một chủ đề nóng trong đời sống kinh tế Việt Nam thời gian qua Các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2016, tập trung vào các nhóm giải pháp chính là xử lý nợ xấu và
bổ sung vốn chủ sở hữu, cơ cấu lại công tác quản trị ngân hàng theo hướng hiện đại Những giải pháp này không chỉ góp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống NHTM trong giai đoạn khó khăn mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Trước những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức mà ngành Ngân hàng phải đối mặt trong thời gian tới, em xin đề xuất ngành Ngân hàng cần triển khai một số giải pháp nhằm xử lý những tồn tại, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế Bằng
kiến thức đã học, em xin chọn đề bài số 4: “Bình luận sự cần thiết và thực
trạng hoạt động tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” để làm rõ hơn về vấn đề này
Trang 6NỘI DUNG
I Tổng quan về ngân hàng thương mại
1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Căn cứ tại Điều 4 Luật TCTD 2010 sửa đổi bổ sung 2017, “Ngân hàng là
loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng
hợp tác xã.”
Như vậy, với tư cách là trung gian tài chính, kinh doanh tiền tệ và cung ứng nhiều dịch vụ tài chính, khái niệm Ngân hàng thương mại có thể được xây dựng từ nhiều bình diện khác nhau Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trên khắp thế giới, quy định pháp luật của từng quốc gia lại có thể mở rộng tối đa hoặc hạn chế hoạt động của Ngân hàng thương mại trong một số lĩnh vực nhất định
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại được biểu hiện qua chênh lệch tỷ giá hối đoái; chênh lệch lãi suất; chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn – tài sản; chuyển đổi rủi ro nguồn vốn – tài sản; và tích tụ và tập trung tư bản
2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có quy mô lớn, cấu trúc tài sản đặc biệt
Ngân hàng thương mại có quy mô lớn về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu Để thành lập một ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng Mạng lưới chi nhánh rộng khắp trải dài trên khắp cả nước Cấu trúc tài sản của ngân hàng phần lớn là tài sản tài chính
Có nhiều rủi ro, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật
Với tính chất kinh doanh đặc biệt là trung gian tài chính giữa các bên, ngân hàng thương mại thường tham gia vào những cam kết mà chưa được chuyển vốn, tham gia bảo lãnh, Bên cạnh đó, nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là tiền huy động vốn của người dân thông gửi tiết kiệm Hình thức này có đặc điểm là có thể bị rút trước hạn, số lượng không dự báo trước được Vì thế kinh doanh ngân hàng chịu rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối,
Với quy mô rộng lớn và có tính chi phối xã hội cao, ngân hàng thương mại là một định chế tài chính chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước thông qua Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam 2010, trong đó quy định rõ về điều kiện kinh doanh, các hoạt động được phép kinh doanh,
Tính liên kết và tính ổn định của hệ thống ngân hàng là rất lớn
Hệ thống ngân hàng có tính phụ thuộc rất cao, các ngân hàng liên kết với nhau thông qua các hoạt động trong đó ngân hàng đóng vai trò là trung gian hoặc khách hàng của ngân hàng kia Vì vậy chỉ cần một ngân hàng gặp trục trặc dù chỉ là ngân hàng nhỏ thì có nguy cơ phá vỡ cả mắc xích này
Trang 73 Chức năng của ngân hàng thương mại
3.1 Trung gian tín dụng
Đây là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại sẽ là cầu nối trung gian giữa những người có nguồn tiền thặng dư sẵn sàng gửi để sinh lời và những người cần tiền Nói cách khác, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận từ khoản tiền từ lãi suất chênh lệch giữa hai quy trình Đây được coi là một quá trình thúc đẩy nền kinh tế, những người có lượng tiền nhàn rỗi sẽ cho ngân hàng vay qua hình thức gửi tiết kiệm, và ngân hàng cho những người cần tiền vay vốn để thực hiện những mục đích của mình, cả ba bên đều có lợi Đây cũng chính là hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất cho ngân hàng
3 2 Trung gian thanh toán
Ngân hàng đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân và thực hiện những thanh toán theo yêu cầu của khách hàng Ngân hàng cũng cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… giúp khách hàng đẩy nhanh các hình thức thanh toán và chi trả vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí vận chuyển, vừa tiết kiệm thời gian
3 3 Tạo tiền
Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đi vay Sau đó, số tiền đó lại được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa, trong khi những người có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông qua các hình thức thanh toán qua thẻ
4 Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ phái sinh
Nghiệp vụ chuyển nhượng các khoản cho vay
Các nghiệp vụ khác như: thanh toán, cho thuê két sắt,
5 Các loại hình ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Trang 85.1 Ngân hàng thương mại quốc doanh
Ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước Hiện nay trong
xu hướng kinh tế hội nhập, các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốn, tăng giá trị ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng Đây là hình thức ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước ta Vì có 100% vốn thuộc ngân sách nhà nước, các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho Một số ngân hàng thương mại quốc doanh:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
5.2 Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh
doanh của các cổ đông, doanh nghiệp Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam:
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank)
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
5 3 Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản
lý của pháp luật Việt Nam Một số ngân hàng liên doanh ở Việt Nam:
Ngân hàng Việt Nga (VRB)
Indovina Bank Limited (IVB)
Vinasiam Bank (VSB)
Vid Public Bank (VID)
5.4 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài, được thành lập dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm Một số ngân hàng thương mại vốn 100% nước ngoài ở Việt Nam:
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
Ngân hàng TNHH một thành viên Hongleong
Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ
Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered
5.5 Ngân hàng chi nhánh nước ngoài
Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam:
Trang 9 Citibank
Bangkok Bank
Shinhan Bank
Deutsche Bank
II Bình luận sự cần thiết của hoạt động tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ở
Vi ệt Nam trong giai đoạn hiện nay
cơ sở Hệ thống tài chính của Việt Nam đã phát triển rất mạnh kể từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay và đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước Với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010, hệ thống các TCTD nói chung, ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đã trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, cả vốn ngắn, trung và dài hạn, cả vốn bằng VND cũng như bằng ngoại tệ Một số NHTM và TCTD lớn đã vươn lên thành tập đoàn tài chính với quy mô vốn điều lệ tương đương hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tư trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho thuê tài chính, thông qua hệ thống hàng trăm chi nhánh, sử dụng hàng vạn lao động, thành lập nhiều công ty con, đạt lợi nhuận mỗi năm tới hàng ngàn tỉ VND
Tuy nhiên, chính sự “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớn tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống
NHTM Đó là nguyên nhân quan trọng nhất buộc Việt Nam phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nói riêng, cơ cấu lại hệ thống tài chính nói chung nhằm ngăn chặn rủi ro hệ thống trước khi sự đổ vỡ của một tổ chức tài chính có thể kéo theo
sự đổ vỡ của cả hệ thống như bài học từ các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính quốc tế đã chỉ ra
Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và khi những rủi
ro đó tích tụ, trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán hay/và thị trường bất động sản lao dốc hay do các yếu tố bên trong như quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ không đáp ứng yêu cầu, thì ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được cơ cấu lại, cả cơ cấu lại từng ngân hàng, cũng như
cơ cấu lại cả hệ thống ngân hàng Cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro ngày một gia tăng, nổi bật là:
Trang 10Rủi ro tín dụng: Một mặt, để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân, trong khi nguồn vốn kinh doanh chỉ chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, nên đã có hiện tượng “tín dụng nóng” Tuy nhiên, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, người vay nợ gặp khó khăn thì rủi ro tín dụng gia tăng, nhất là trong những trường hợp ngân hàng quá dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho vay và không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ Đặc biệt, sự hấp dẫn của thị trường bất động sản và chứng khoán trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều NHTM tập trung quá nhiều vốn cho những thị trường đầy rủi ro này, góp phần không nhỏ vào thổi phồng “bong bóng” bất động sản và chứng khoán Song, lúc những thị trường này đảo chiều
đi xuống thì nguy cơ rủi ro lại tăng cao Mặt khác, do một số NHTM mới thành lập nên mặc dù qui mô vốn không lớn song vẫn cần tăng nhanh qui mô tín dụng
để qui mô tài sản có phù hợp với qui mô vốn, đồng thời, nhằm đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của cổ đông, cũng như thỏa mãn tham vọng nhanh chóng vươn lên bằng các NHTM có qui mô lớn và bề dày kinh nghiệm khác Trong điều kiện
đó, những ngân hàng này đã bất chấp các qui tắc về an toàn vốn, về quản trị rủi
ro để đạt tốc độ tăng tín dụng tới hàng chục phần trăm mỗi năm, kể cả tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro cao Khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định thắt chặt tín dụng cho bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng xuống mức 22% tổng tín dụng vào giữa năm 2011 và mức 16% vào cuối năm 2011 thì rủi ro tín dụng của những NHTM này tăng vọt Ngoài ra, rủi ro đạo đức do sử dụng vốn tín dụng sai mục đích cũng tăng cao, hậu quả là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh Theo công bố của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã tăng từ 2,2% tổng tín dụng vào cuối năm 2010 lên 3,1% vào giữa năm 2011, trong đó, gần một nửa là nợ xấu có khả năng mất vốn Thậm chí, một số tổ chức tài chính thế giới còn cho rằng tỷ lệ nợ xấu đã lên tới trên 10% (nếu tính theo chuẩn quốc tế) Thực tế, một số NHTMNN như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công khai tỷ lệ nợ xấu tới 6,6% và Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu là 3,9%
Rủi ro thanh khoản: Do một số NHTM có tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tài sản có quá cao trong khi quy mô vốn còn hạn chế nên tính thanh khoản của những NHTM này xuống thấp, thậm chí có những thời điểm mất tính thanh khoản Hậu quả là, để bảo đảm tính thanh khoản, một số NHTM đã phải chấp nhận lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 20%-30%/năm, thậm chí trên 40%/năm bất chấp lãi suất tái chiết khấu do NHNN công bố hiện nay chỉ là 13%/năm Có những giai đoạn NHNN đã phải bơm ròng đến hàng chục ngàn tỉ VND trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng để bảo đảm thanh khoản cho toàn hệ thống Rủi ro thanh khoản còn đi đôi với rủi ro kỳ hạn khi tuyệt đại
đa số vốn huy động có kỳ hạn ngắn, thậm chí rất ngắn song các NHTM lại cấp tín dụng ở tất cả các kỳ hạn với một tỷ lệ không nhỏ dành cho vay trung và dài hạn
Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái: Những bất ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát cao và những chính sách thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã đặt hệ thống NHTM trước những rủi ro rất lớn về lãi suất Những biến động lớn, đột
Trang 11ngột về lãi suất, cả huy động và cho vay, cùng với những biện pháp điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính đã khiến cho các NHTM thường xuyên trong trạng thái đối phó, khi thì chạy đua tăng lãi suất huy động, khi lại giữ lãi suất cho vay ở mức rất cao để phòng ngừa biến động lãi suất Vì vậy, hiện tượng
“vượt trần, phá rào, hai lãi suất” diễn ra tương đối phổ biến làm giảm hiệu lực của các chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy giảm đạo đức kinh doanh của
không ít cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trong hệ thống ngân hàng Hoạt động của không ít NHTM rất bấp bênh, chênh vênh giữa trạng thái lãi - lỗ,
kỷ luật kinh doanh không được tuân thủ triệt để, tạo ra những kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng
Bên cạnh đó, do tình trạng đô-la hóa chậm được khắc phục, với tổng tiền gửi ngoại tệ vẫn chiếm trên 20% tổng tiền gửi, thậm chí còn phát sinh thêm tình trạng vàng hóa với cả trăm tấn vàng được các NHTM huy động song không được sử dụng hiệu quả, nên các NHTM còn phải đương đầu với rủi ro tỷ giá hối đoái và cả rủi ro giá vàng Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2011 tỷ giá hối đoái VND/USD đã tăng trên 10% và tiếp tục biến động phức tạp trong 2 tháng còn lại
của năm 2011, trong khi do chênh lệch lãi suất giữa cho vay VND và USD tới trên 10%/năm nên tín dụng ngoại tệ đã tăng rất nhanh trong thời gian qua Cũng trong thời gian đó, giá vàng cũng tăng tới 25%, có thời điểm lên tới trên 49 triệu VND/lượng Những biến động đó đã tác động rất mạnh tới mức độ an toàn của
cả tài sản có và tài sản nợ của các NHTM
Chính vì vậy, chúng ta phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro
2 Tái cơ cấu như thế nào?
Ngay sau khi có chủ trương của Đảng về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngân hàng và đưa ra bốn quan điểm, nguyên tắc cơ bản đối với quá trình tái cơ cấu này
* Nguyên tắc thứ nhất là phát triển một hệ thống ngân hàng đa dạng về
sở hữu, quy mô và loại hình, nói cách khác là bao gồm cả: (1) các ngân hàng lớn
đủ sức cạnh tranh tầm khu vực, quốc tế; (2) các ngân hàng lớn làm trụ cột trong
hệ thống ngân hàng; (3) những ngân hàng vừa và nhỏ, TCTD phi ngân hàng hoạt động trong một số phân khúc thị trường Như vậy, tiêu chí để xác định đối tượng phải cơ cấu lại không phải là qui mô ngân hàng “to” hay “nhỏ” mà là tiêu chí “mạnh” hay “yếu” thông qua đánh giá mức độ an toàn thể hiện ở mức độ rủi
ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu như đã nêu trên Tuy nhiên, việc cho phép một số NHTM giới hạn phạm vi hoạt động phụ thuộc vào quy mô vốn (tương tự như ngân hàng ở các nước khu vực) dường như không thực tế ở Việt Nam (ít nhất là trong khuôn khổ đề án tái cơ cấu của NHNN lần này) khi mà quy định đến cuối năm 2011 tất cả các NHTM phải có mức vốn điều lệ tối thiểu
là 3.000 tỉ VND (tương đương gần 150 triệu USD) Nghĩa là, có qui mô vốn đủ lớn để hoạt động trên phạm vi cả nước trong một thị trường tín dụng ngân hàng
có quy mô chưa tới 150 tỉ USD như Việt Nam Thực tế thì đến gần cuối năm
Trang 122011, số NHTM có vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ VND đã giảm mạnh từ 16/37 vào cuối năm 2010 xuống chỉ còn 4/37 (đó là Bảo Việt, Xăng dầu Petrolimex,
Phương Đông, Sài gòn Công thương), nên việc phân loại nhóm các NHTM nhỏ
là không cần thiết Ít nhất là trong vòng 5 năm tới NHNN chỉ nên phân loại hệ thống ngân hàng thành 2 nhóm là nhóm NHTM lớn với chiến lược trở thành tập đoàn tài chính cạnh tranh tầm khu vực và nhóm các NHTM hoạt động tầm quốc gia tương ứng với những yêu cầu cụ thể về quy mô vốn, trình độ quản lý, mức
độ đa dạng hóa hoạt động, trình độ quản trị rủi ro và công nghệ Ứng cử viên cho nhóm NHTM lớn không chỉ giới hạn trong số các NHTM nhà nước như Vietinbank, VCB hay BIDV (với quy mô vốn điều lệ trên dưới 15.000 tỉ VND)
mà có thể lựa chọn cả trong nhóm NHTM cổ phần hiện nay như Sacombank, ACB, Eximbank, đã có quy mô vốn điều lệ trên dưới 10.000 tỉ VND
* Nguyên tắc thứ hai là việc bảo đảm nâng cao tính an toàn, lành mạnh
của hệ thống ngân hàng tỏ ra không cần thiết vì đây là mục tiêu thường xuyên liên tục cần phải đạt tới của tất cả hệ thống ngân hàng chứ không chỉ trong việc
cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
* Nguyên tắc thứ ba xác định việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng theo
nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa
vụ kinh tế của các bên có liên quan là cần thiết và phù hợp với nguyên tắc chung trong cơ cấu lại hệ thống ngân hàng vì: (1) hệ thống ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính nên số lượng đối tượng các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan rất nhiều, đa dạng và phức tạp, theo đó, việc xử lý các đối tượng cần
cơ cấu lại rất cần thận trọng để tránh làm tăng rủi ro hệ thống; (2) các phương thức cơ cấu lại cần được lựa chọn trên cơ sở tự nguyện để tránh gượng ép, duy ý chí hay “lắp ghép cơ học” như đã xảy ra trong việc hình thành các tập đoàn tổng công ty nhà nước thời gian qua, dẫn đến không những không làm tăng mức độ
an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, mà ngược lại, còn tăng thêm rủi
ro cho các NHTM đang an toàn do phải tiếp nhận những NHTM quá yếu kém Tuy nhiên, quá trình cơ cấu lại rất cần sự can thiệp của NHNN với tư cách cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng chứ không thể phó mặc cho các NHTM tự sắp xếp Bởi lẽ, NHNN cần tạo ra khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cơ cấu lại diễn ra suôn sẻ, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc cơ cấu lại; mặt khác, NHNN cũng cần có những
hỗ trợ cần thiết để các NHTM vượt qua những trở ngại trong quá trình cơ cấu lại
* Nguyên tắc thứ tư là cơ cấu lại ngân hàng được triển khai dưới nhiều
hình thức, biện pháp và theo lộ trình thích hợp căn cứ vào đặc điểm của ngân hàng cụ thể
Bốn nguyên tắc của NHNN về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nêu trên là rất cần thiết, song như vậy là chưa đủ vì còn thiếu một số nguyên tắc quan điểm không kém phần quan trọng, như:
- Nguyên tắc gắn quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính với quá trình cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công và với quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty