1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong hoàn cảnh dịch bệnh covid – 19

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong hoàn cảnh dịch bệnh covid – 19
Tác giả Đàm Minh Đức
Người hướng dẫn TS. Đỗ Giang Nam
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Luật dân sự
Thể loại Niên luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 362,16 KB

Nội dung

Tuy nhiên, Điều 420 BLDS năm 2015 lại khơng định nghĩa thế nào là “hồncảnh thay đổi cơ bản” mà chỉ đưa ra các các điều kiện cần có để nhận biết hoàn cảnhthay đổi cơ bản và viện dẫn quy đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

THÔNG TIN SINH VIÊN

Họ và tên sinh viên: Đàm Minh Đức

Ngày sinh: 09/08/2000

Mã sinh viên: 18031286

Số điện thoại: 0387982598

Địa chỉ email: d a mmi n hduc5 4 @ g m ai l c o m

Khoá đào tạo: QH-2019-K11 – Luật học (Văn bằng kép 11)

Độ dài tiểu luận: 32 trang (không kể bìa, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo)Điểm (bằng số): ………Điểm (bằng chữ): ………

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TRONG HOÀN CẢNH COVID-19 4

1.1 Khái niệm hợp đồng 4

1.2 Khái quát chung về dịch bệnh covid 19 4

1.3 Khái quát chung về hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 5

1.4 Phân biệt hoàn cảnh thay đổi cơ bản với sự kiện bất khả kháng 7

Tiểu kết chương 1 9

CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TRONG HOÀN CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 10

2.1 Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản 10

2.2 Về đàm phán lại hợp đồng 12

2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ quả khi đàm phán không thành13 Tiểu kết chương 2 15

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TRONG HOÀN CẢNH DỊCH BỆNH COVID – 19 16

Tiểu kết chương 3 24

CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 24

4.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 24

4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 26

Tiểu kết chương 4 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

MỞ ĐẦU

Từ 2019, dịch bệnh Covid 19 bắt đầu bùng phát, hiện vẫn đã và đang gây ranhững thiệt hại rất lớn đối với nề kinh tế của Việt Nam cũng như là trên thế giới Rấtnhiều các hoạt động bị ảnh hưởng từ kinh tế, văn hoá, xã hội Trong lĩnh vực phápluật dân sự thì nhiều các giao dịch dân sự không thể thực hiện được hoặc là có thể buộcphải chấm dứt do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 và cách chính sách giãn cách,phong toả với mục đích kiểm soát của dịch bệnh covid 19 do nhà nước ban hành.Chính vì lẽ đó, đã tạo ra các vấn đề tranh chấp liên quan đến khả năng thực hiện nghĩa

vụ của các bên tham gia trong hợp đồng

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Hợp đồng luôn là chế định trung tâm trong hệ thống pháp luật dân sự, và sự xuấthiện của dịch bệnh covid 19 có thể được coi là một sự kiện tác động rất lớn đến các bêntham gia hợp đồng

Các hoạt động ngành nghề, kinh doanh thương mại bị trì trệ, các cơ sở thực hiệngiãn cách xã hội buộc phải đóng cửa, nhiều người lao động bị mất việc làm nhiều giaodịch dân sự bị trì hoãn hoặc chất dứt Và hợp đồng là căn cốt để điều chỉnh các hoạtđộng này, khi hoàn cảnh dịch bệnh covid xảy ra nhà nước buộc phải ra các chính sách

để kiểm soát dịch bệnh, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng giữa các bêntham gia

Vì lẽ đó, em lựa chọn đề tài “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” tronghoàn cảnh dịch bệnh covid 19 để làm đề tài Niên luận của mình

2 Mục đích nghiên cứu.

Quan bài Niên luận này, em muốn làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về “thựchiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” trong hoàn cảnh dịch bệnh covid 19, cácquy định pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thi hành Qua đó đề xuất các giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đềpháp lý này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Thứ nhất là làm rõ được các vấn đề lí luận cơ bản về khái niệm hoàn cảnh thay đổi

cơ cảnh thay đổi cơ bản với sự kiện bất khả kháng;

Trang 5

Thứ hai là nghiên cứu các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hệ quả

pháp lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Thứ ba là nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật theo BLDS năm 2015.

Và cuối cùng là đưa ra các đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề pháp lý này

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu.

 Các vấn đề lý luận chung về hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu các quy địnhcũng như thực tiễn thi hành pháp luật của Việt Nam

 Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và tập trung nghiên cứu quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định tại Điều 420

2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

5 Phương pháp nghiên cứu.

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến lĩnh

vực hợp đồng và điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Thứ hai, phương pháp so sánh, đưa ra sự đối chiếu với các quy định của một số quốc

gia khác trên thế giới

Trang 6

Thứ ba, phương pháp mô tả, phân tích, nhằm giải thích, làm rõ các vấn đề lý luận,

nội dung qua đó đưa ra những nhận định, đánh giá

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TRONG HOÀN CẢNH

Định nghĩa dưới dạng cụ thể thì “hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên

về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong muabán, thuê, vay, mượng, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, dịch

vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinhhoạt, tiêu dùng”1

Theo quy định của BLDS 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên vềviệc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”2

1.2 Khái quát chung về dịch bệnh covid 19

Dịch covid-19 bắt đầu bùng phát vào cuối năm 2019 tại Vũ Hán – Trung Quốc,sau đó lan rộng ra toàn thế giới

Dịch bệnh covid-19 đã gây ra những thiệt hại to lớn đối với mọi mặt của nềnkinh tế-xã hội Trong đó phải kể đến các hoạt động kinh doanh thương mại

Việc các lệnh, chỉ thị giãn cách do các cơ quan chức năng ban hành nhằm hạnchế việc đi lại, tiếp xúc, tạm dừng các hoạt động xã hội, tụ tập đông người, tạm dừngmột số hoạt động kinh doanh thương mại, nhằm kiểm soát dịch, bảo vệ sức khoẻ cộng

1 Điều 1 Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991

2 Điều 385 BLDS 2015

Trang 7

đồng Khiến cho các hoạt động kinh doanh thương mại bị vướng mắc nhiều vấn đề,trong đó phải kể đến việc thực hiện hợp đồng trong hoàn cảnh dịch bệnh covid-19.

1.3 Khái quát chung về hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Về định nghĩa hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì pháp luật Việt Nam chưa đưa ra cácđịnh nghĩa cụ thể nào cả BLDS năm 2015 đã ghi nhận chế định thay đổi hoàn cảnh tạiĐiều 420 Tuy nhiên, Điều 420 BLDS năm 2015 lại không định nghĩa thế nào là “hoàncảnh thay đổi cơ bản” mà chỉ đưa ra các các điều kiện cần có để nhận biết hoàn cảnhthay đổi cơ bản và viện dẫn quy định này3

Vì vậy ta có thể xem xét các định nghĩa thông qua pháp luật trên thế giới

Theo Điều 6.2.2 của UNIDROIT “một hoàn cảnh được xem là hoàn cảnh thayđổi cơ bản, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặclàm cho phí thực hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảmquá thấp”4

Theo Bộ luật dân sự Pháp thì hoàn cảnh thay đổi cơ bản (imprévision) đượcđịnh nghĩa là “Nếu xảy ra sự thay đổi của hoàn cảnh mà không thể lường trước đượcvào thời điểm ký kết hợp đồng và khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ của một bên trởnên khó khăn quá mức, và bên đó đã không thỏa thuận về việc gánh chịu rủi ro thì cóthể đề nghị

bên kia đàm phán lại hợp đồng ”5

3 Đỗ Giang Nam và Trần Quang Cường “Thiên nga đen” - Covid-19 và cơ chế điều

chỉnh của pháp luật hợp đồng Việt Nam (2021), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 13 (437), tháng 7/2021

4 https://w w w.unidroit.org/ i nstr u ments/ c ommercia l - c ontracts /u nidroi t -pri n 2010/403-chapter-6-performance-section-2-hardship/1058-article-6-2-2-definition-of-

ciples-hardship; Xem thêm: Trần Thanh Tâm và Nguyễn Minh Hiển, “Điều khoản hardship

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” (2015) Tạp chí kinh tế đối ngoại số 70 (02/2015), tr 50 – 51

5 Điều 1195 của Bộ luật dân sự Pháp; Xem them thảo luận Điều 1195

Trang 8

tại: https://www r eed s mi t h.c o m / e n/persp e cti v es/2016/0 8 /volt e - f ac e - a becomes-part-of-french-law

Trang 9

s-hardship-Từ định nghĩa trên ta có thể thấy theo Bộ luật dân sự Pháp thì hoàn cảnh thayđổi sẽ phải đáp ứng các điều kiện như sau: i) phải có sự thay đổi của hoàn cảnh; ii) sựkhông thể lường trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng; iii) khiến cho việc thựchiện nghĩa vụ của một bên trở nên khó khăn quá mức; iv) bên có nghĩa vụ đã khôngthỏa thuận về việc gánh chịu rủi ro đó.

Đối với pháp luật của Anh thì hoàn cảnh thay đổi cơ bản có một chế định khátương đồng với hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đó là học thuyết frustration6

Theo học thuyết frustratinon thì khó có thể liệt kê hết được các tình huống đểcoi hợp đồng đó bị frustration, tuy nhiên ta có thể thấy rằng nó có ba ý chính để xácđịnh: i) là những sự kiện xảy ra làm hợp đồng không thể thực hiện hoặc không thể tiếptục thực hiện được; ii) là những sự kiện xảy ra làm cho việc thực hiện hợp đồng trởthành trái pháp luật; iii) là những sự kiện xảy ra làm cho việc thực hiện hợp đồng trởnên vô nghĩa7

Qua các định nghĩa bên trên, có thể thấy hoàn cảnh thay đổi cơ bản phải thoả mãn

các điều kiện sau:

Thứ nhất, hợp đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hoàn cảnh thay đổi một cách cơ

bản hay đáng kể Bởi vì khi và chỉ khi xảy ra một hoàn cảnh thay đổi cơ bản rất đáng

kể và sự thay đổi đó phải làm mất cân bằng nghiêm trọng đến lợi ích của các bên thamgia hợp đồng thì mới tính đến việc xem xét điều chỉnh, thay đổi hợp đồng Vì nguyêntắc pacta sunt survanda – nguyên tắc có tính ràng buộc và là nguyên tắc cơ bản củahợp đồng

Thứ hai, sự kiện tạo ra hoàn cảnh thay đổi phải xảy ra hoặc chỉ được biết đến sau khi

giao kết hợp đồng Có nghĩa là nếu sự kiện tạo ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản đã xảy rahoặc các bên đã được biết trước nghĩa là các bên đã chấp nhận hậu quả có thể xảy ra vàphải chấp nhận những bất lợi do hoàn cảnh mang lại

6 Ingeborg Schwenzer, “Force Majeure and Hardship in International Sales Contracts”(2008) 39 VUWLR 709, 711

7 Nguyễn Thị Anh Vân (2014), Nghiên cứu so sánh các quy đinh chung trong luật hợp

đồng của một số nước trên thế giới, Đề tài khoa học, Đại học Luật Hà Nội tr.363.

Trang 10

Thứ ba, các bên không thể lường trước được sự thay đổi hoàn cảnh ở thời điểm giao

kết hợp đồng một cách hợp lý Có nghĩa là vào thời điểm giao kết hợp đồng các bên đãkhông ghi nhận hoặc dự kiến trong hợp đồng hoặc Và nó phải bất ngờ với cả hai bên.Tuy nhiên đối với các hợp đồng mà bản chất nó đã mang tính rủi do cao như tham giađầu tư vào thị trường chứng khoán hay hợp đồng bảo hiểm thì sự không lường trướcphải chứng minh sao cho hợp lý

Thứ tư, bên bất lợi không đáng phải gánh chịu thiệt hại quá nặng nề như vậy Có nghĩa

là, hậu quả đó lớn đến mức mà nếu biết trước thì hợp đồng đã không được giao kếthoặc sẽ được giao kết với nội dung hoàn toàn khác

Qua những phân tích ở bên trên, có thể đưa ra khái niệm về thực hiện hợp đồng

do hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau:

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là sự kiện khách quan xảy ra năm ngoài tính toán củacác bên khi giao kết hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hoặckhông thể thực hiện được, làm mất cân bằng nghiêm trọng về lợi ích của một bên thamgia và làm cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không còn ý nghĩa như cam kết banđầu

1.4 Phân biệt hoàn cảnh thay đổi cơ bản với sự kiện bất khả kháng

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, như trên đã phân tích, là sự thay đổi cơ bản của hoàncảnh tới mức làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hoặc không thể thựchiện được, làm mất cân bằng nghiêm trọng về lợi ích của một bên tham gia và làm choviệc tiếp tục thực hiện hợp đồng không còn ý nghĩa như cam kết ban đầu

Các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi về cơ bản phải đáp ứng các điều kiệni) sự thay đổi phải là cơ bản; ii) là sự kiện khách quan; iii) các bên không lường trướcđược khi giao kết hợp đồng; iv) bên bị thiệt hại không đáng phải gánh chịu

Còn đối với sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải: (i) là sự kiện đó xảy ramột cách khách quan; (ii) không thể lường trước được Không thể lường trước bao gồmhai khía cạnh, đó là không thể lường trước được sự kiện đó sẽ xảy ra, và không thểlường

Trang 11

trước hậu quả; (iii) không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp8 Ví

dụ như: giông bão, lũ lụt, sóng thần, động đất, núi lửa

Ta có thể nhận thấy rằng chế định tại Điều 420 mang nhiều màu sắc giống với

sự tồn tại của chế định sự kiện bất khả kháng tại Điều 156 và cả hai đều mang tính chấtđịnh tính nhiều hơn Cụ thể thì các điểm giống về điều kiện để xác định hoàn cảnh thayđổi cơ bản với sự kiện bất khả kháng như: i) sự kiện khách quan; ii) không thể lườngtrước được; iii) cả hai bên đã cố gắng khắc phục tối đa hậu quả xảy ra

Tuy nhiên, về góc độ khoa học pháp lý thì hai chế định này lại có điểm khác biệt

rõ rệt về mặt bản chất Cụ thể đó là khả năng thực hiện hợp đồng

Nếu đối với sự kiện bất khả kháng thì bên bị bất khả kháng mất hoàn toàn khảnăng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Trong khi đó thì hoàn thành thay đổi cơ bản thìbên bị ảnh hưởng vẫn có khả năng thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng

Nói cách khác, sự kiện bất khả kháng không cho phép bên bị bất khả kháng bất

kỳ lựa chọn nào khác ngoài việc trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mìnhtrong hợp đồng Trong khi đó bên bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi cơ bản vẫn cóthể tiếp tục nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, chỉ có điều việc thực hiện đó sẽ đặt lênvai bên bị ảnh hưởng một gánh nặng quá lớn (onerous), bất hợp lý (unreasonable) vàthiếu công bằng (unjust) đến mức gây tổn hại đến lợi ích bên bị ảnh hưởng mong đợihợp lý cho

việc thực hiện nghĩa vụ9

8 Tưởng Duy Lượng (2015), Về khái niệm sư kiện bất khả kháng và trơ ngại khách

quan, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 8/2015.

9 Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420

Bộ luật dân sự năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” (2017)xem tại: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/08/13/18/50/de-xuat-dien-giai-v-p-dung-dieu-420-bo-luat-dn-su-nam-2015-ve-thuc-hien-hop-dong-khi-hon-canh-thay-

Trang 12

doi-co-ban/

Trang 13

Qua đó ta có thể nhận định rằng chế định hoàn cảnh thay đổi cơ bản có cơ sởpháp lý linh hoạt hơn so với chế định bất khả kháng Vì vậy để xây dựng nên điều kiệnhoàn cảnh thay đổi nó sẽ đòi hỏi sự phức tạp hơn so với điều kiện sự kiện bất khảkháng.

Điều này hạn chế một bên lạm dụng chế định này để từ chối thực hiện trách nhiệmnghĩa

vụ của mình tại hợp đồng

Thêm nữa, mục đích của việc viện dẫn điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản nhằmduy trì quan hệ hợp đồng trên cơ sở đàm phán lại, trong khi đó việc viện dẫn điềukhoản bất khả kháng được đưa ra với mục đích lí giải về lí do không thực hiện hợpđồng với xu hướng hủy bỏ hợp đồng10

Tiểu kết chương 1

Qua tìm hiểu về pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, hoàn cảnhthay đổi cơ bản mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ một hoàn cảnhkhông mong đợi xảy ra một cách khách quan, không lường trước làm mất cân bằngnghĩa vụ hợp đồng (PICC) hoặc làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn quámức (PECL) hoặc làm cho hợp đồng trở nên vô ích (Anh)

Các bộ luật “mềm” và luật của các quốc gia đều không đưa ra khái niệm “hoàncảnh thay đổi cơ bản” mà chỉ đề cập đến các điều kiện xác định thế nào là hoàn cảnhthay đổi cơ bản Pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là Điều 420 BLDS 2015 cũng đi theohướng này

Hoàn cảnh thay đổi là một khái niệm pháp lý tương đối mới ở Việt Nam đề cậpđến một hoàn cảnh khách quan, không lường trước được khi giao kết hợp đồng, rất dễnhầm lẫn với sự kiện bất khả kháng bởi nhiều điểm tương đồng Do đó, chương nàycũng đưa ra một vài quan điểm để phân biệt

10 Nông Quốc Bình, Một số vấn đề ly luận và thực tiễn đối với điều khoản bất khả

kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí luật học số 5/2012

Trang 14

CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TRONG HOÀN CẢNH DỊCH BỆNH

Thứ ba, các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát (control) của bên bị bất lợi

Thứ tư, rủi ro về các sự kiện này bên bị bất lợi không đáng phải gánh chịu.

*Anh

Theo học thuyết frustration phát sinh trong nhiều trường hợp khác nhau, có thể

kể ra 3 trường hợp sau: (a) không thể thực hiện được hợp đồng (kể cả thực tế và pháplý); (b) không còn căn cứ giao dịch (frustration of purpose); (c) việc thực hiện hợpđồng

là quá khó khăn

đồng

Mục đích trở nên vô ích phải là mục đích nền tảng của bên đó khi giao kết hợp

Tóm lại, các điều kiện tiên quyết để xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản gồm các yếu tố sau:

Một là, mức độ của hoàn cảnh xảy ra ảnh hưởng đến hợp đồng phải là đáng kể.

Hai là, sự kiện ảnh hưởng đến giao dịch là sự kiện không lường trước được khi giao

Trang 15

này được gọi là trường hợp “bất tiên liệu”11 Theo đó, nếu sự kiện có tính chất khôngthể làm cách khác được và khiến sự thực hiện nó hoàn toàn bất khả thi thì trường hợp

định tại Khoản 2 Điều 161 BLDS 2005 “Trơ ngại khách quan là những trơ ngại do

hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người co quyền, nghĩa vu dân sư không thê biết về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bi xâm phạm hoặc không thê thưc hiện được quyền hoặc nghĩa vu dân sư của mình”12

Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy

định cho phép điều chỉnh phí bảo hiểm khi “co sư thay đổi những yếu tố làm cơ sơ tính

phí bảo hiểm ”13

Đến BLDS năm 2015 ra đời, lần đầu tiên gọi tên là hoàn cảnh thay đổi cơ bảnvới các quy định cụ thể về điều kiện và hệ quả của nó được ra đời

11 Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo – quyên II: Nghĩa vu và khế ước,

In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963 tr 252

12 Khoản 2 Điều 161 BLDS 2005

13 Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi bổ sung năm 2010, 2019)

Điều 20 Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm

1 Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm cácrủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểmgiảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm Trong trường hợpdoanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm cóquyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngaybằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm

Trang 16

Theo quy định tại khoản 1 BLDS 2015 hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ cácđiều kiện sau đây:

1 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợpđồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổihoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã khôngđược giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng chophép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độảnh hưởng đến lợi ích

Khoản 2 Điều 420 BLDS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp hoàn cảnhthay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lạihợp đồng trong một thời hạn hợp lý”

Quy định này không chặt chẽ và rõ ràng

Về quyền của bên có lợi ích bị ảnh hưởng là được yêu cầu đối tác đàm phán lạihợp đồng, đây là quyền do luật định Tuy nhiên, bên nhận được lời yêu cầu đàm phánlại có nghĩa vụ phải đàm phán lại hay không thì luật lại không quy định rõ

Trang 17

Có nên hay không việc mặc nhiên thừa nhận quyền của bên này là nghĩa vụ củabên kia? Ta xét đến nguyên tắc cơ bản chi phối nghĩa vụ tiền hợp đồng nói riêng và quátrình hợp đồng có hiệu lực pháp lý nói chung là trung thực, thiện chí Nghĩa vụ tiền hợp

Trang 18

đồng tập trung vào 3 nhóm cơ bản: i) Nghĩa vụ cung cấp thông tin mà những thông tinnày tạo nền tảng cho nội dung hợp đồng sẽ được giao kết; ii) Nghĩa vụ tôn trọng trongviệc đề nghị giao kết hợp đồng; iii) Nghĩa vụ đàm phán lại khi hoàn cảnh thay đổi Nhưvậy, đã có ý kiến về nghĩa vụ chấp nhận đàm phán lại của bên không có lợi ích bị ảnhhưởng.

Về “Có quyền yêu cầu đàm phán lại trong một thời hạn hợp lý”, Một vấn đề đặt

ra là thời gian như thế là là hợp lý và liệu cơ quan tư pháp có nên ban hành hướng dẫn

về tần xuất hay 1 khoảng thời gian xác định hay không bởi nó có liên quan rất lớn đếnquyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng Bởi, chỉ khi các bên không đạtđược sự thỏa thuận thì mới nhờ Tòa án can thiệp, tức là các bên phải thống nhất vớinhau dù đã có thỏa thuận nhưng cũng không thể đưa ra được giải pháp nào thì mớiđược nhờ Tòa án giải quyết còn nếu một trong các bên mà vẫn muốn thỏa thuận thì lạikhông thể Mà theo quy định thì dù hợp đồng có thay đổi, có tăng chi phí, có gây thiệthại cho một bên nhưng không có thỏa thuận nào khác giữa hai bên thì hợp đồng vẫnđược tiếp tục, cứ tiếp tục thực hiện cho tới khi “được” tòa giải quyết và thời gian cònảnh hưởng rất lớn đến việc mong muốn của các bên có được hoàn thành đúng thời hạnhay không Như vậy, vấn đề này cần phải có hướng khắc phục “Yêu cầu về các cộcthương lượng lại, phải được thực hiện ngay khi có thể được, sau thời điểm hoàn cảnhkhó khăn xảy

ra” Tóm lại, từ những phân tích tại khoản 2 Điều 420 BLDS năm2015 về những bấtcập vẫn đang hiện hữu, gây sự khó khăn trong cách hiểu và áp dụng

Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên cũng đạt được thống nhất ý chí do cóhoàn cảnh mới xuất hiện Chính vì vậy, việc pháp luật quy định cho một bên thứ ba cóthẩm quyền giải quyết là cần thiết và hợp lý Vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp khiđàm phán không thành như thế nào?

2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ quả khi đàm phán không thành

Điều kiện của hoàn cảnh thay đổi là hết sức nghiêm ngặt, việc áp dụng rất hạnchế và thận trọng, kết quả không chắc như mong đợi, việc đưa ra Tòa án giải quyết chỉkhi các bên không thể thương lượng, hòa giải Cho nên ngay cả bên bị thiệt hại cũngkhông muốn lựa chọn giải pháp đưa ra Tòa án, Trọng tài trừ khi không còn cách lựachọn nào khác Do đó, việc quy định cho Tòa án hoặc Trọng tài được giải quyết khi có

Trang 19

yêu cầu của một hoặc hai bên trong hợp đồng kể cả trong trường hợp hoàn cảnh thayđổi là hợp lý.

Khoản 3 Điều 420 BLDS năm 2015 quy định về nguyên tắc và thẩm quyền canthiệp quan hệ hợp đồng là Tòa án Có nhiều quan điểm cho rằng, việc can thiệp củaTòa án vào hợp đồng của các bên – sự thoả thuận ý chí của các bên là trái với bản chấtcủa nguyên tắc Pacta sunt servenda, vì nếu họ đã không ngồi lại giải quyết được vớinhau, không thống nhất được ý chí với nhau mà lại bắt họ ngồi lại để thoải thuận vàthống nhất ý chí, nó đi ngược lại với nguyên tắc tự do thoả thuận tại Điều 3 BLDS

2015 Tuy nhiên, việc can thiệp này là cần thiết bởi nó như “sợi dây trói buộc” mà bên

bị ảnh hưởng sẽ mong muốn được “giải thoát” và “chỉ” Tòa án mới có khả khả năng

“giải phóng” cho họ Và tại Điều 420.3(b) về việc sửa đổi hợp đồng thì nó chỉ đặt ranhư là “một phép toán” để sao cho cân bằng lại lợi ích đối với các bên với hậu quảchấm dứt hợp đồng Và sự can thiệp này dường như chế định này nó đã hạn chế sự tự

do, nhưng lại thúc đẩy thiện chí của các bên, nó thể hiện là các bên sẽ điều tiết lẫnnhau, trong trường hợp điều tiết mà không đâu và với đâu thì phải có cơ chế phù hợp

để can thiệt vào để điều tiết chúng

Chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Trong nguyên tắc tự do hợpđồng, các bên có thể thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp

Thông thường, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng được sử dụng bởi hai thiếtchế là Tòa án hoặc Trọng tài

Tuy nhiên, các giải pháp nếu không được chấp nhận

Có thể nói, liên quan đến quy định này có một số vấn đề đáng lưu ý sau:

Thứ nhất, các bên chỉ có thể yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy bỏ hay sửa đổi hợp đồng

nếu không thể tự thỏa thuận được hoặc một bên từ chối đàm phán

Trang 20

Thứ hai, trong quá trình đàm phán hay quá trình Tòa án giải quyết, các bên vẫn phải

tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;

Thứ ba, tòa án có quyền lựa chọn chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng mà không có điều

kiện hay ưu tiên áp dụng cái nào trước

Thứ tư, Tòa án có thể sửa đổi hoặc chấm dứt vào ngày và theo các điều kiện do Tòa án

xác định

Về phía em, thì chế định này còn nhiều bất cập, việc hai bên thoả thuận ra saothì nó thuộc về phía hai bên và việc có một bên thứ ba tham gia can thiệp và đưa raviệc sửa đổi và hai bên tham gia hợp đồng phải tuân theo chúng thì nó khá là miễncưỡng Việc sửa đổi ra sao, như thế nào là là câu hỏi rất khó đối với các thẩm phán, đặcbiệt là những giao dịch nó mang tính phức tạp cao Theo em thì việc các bên nếu khôngthống nhất được ý chí, không đạt được thoả thuận thì việc chấm dứt hợp đồng sẽ làphương án nó sẽ khiến hai bên dễ chịu hơn là việc phải tiếp tục cái hợp đồng mà haibên đều không mong muốn

Và tại khoản 4 Điều 420 BLDS năm 2015 quy định buộc các bên phải tiếp tụcthực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng trong quá trình đàm phán cũng như chờ đợiquyết định của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Tuy nhiên, điểm a khoản 3 Điều 420 năm 2015 lại cho phép một bên yêu cầuTòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định Như vậy, có thể tồn tại mộtkhoảng thời gian giữa thời điểm chấm dứt hợp đồng do Tòa án tuyên bố và thời điểmbản án của Tòa án có hiệu lực Rõ ràng, trong khoảng thời gian này, hợp đồng khôngcòn tồn tại và bên bị ảnh hưởng phải chịu thiệt hại nghiêm trọng do tiếp tục thực hiệnnghĩa vụ

Tiểu kết chương 2

Chương này nghiên cứu nội dung của hoàn cảnh thay đổi cơ bản đề cập đến bavấn đề, đó là điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đàm phán lại, thẩm quyềngiải quyết tranh chấp khi đàm phán không thành và hệ quả của nó: (i) Các điều kiện cơbản là: mức độ của hoàn cảnh xảy ra ảnh hưởng đến hợp đồng phải là đáng kể; sự kiệnảnh hưởng đến giao dịch là sự kiện không lường trước được khi giao kết hợp đồng; bên

bị thiệt hại không đáng phải gánh chịu gánh nặng do sự kiện này (ii) Khi xác định có

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w