Tác động của hiệp định thương mại tự do Asean - Trung Quốc ACFTA tới nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử ngoại vi của công ty cổ phần AV Plus Tác động của hiệp định thương mại tự do Asean - Trung Quốc ACFTA tới nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử ngoại vi của công ty cổ phần AV PlusTác động của hiệp định thương mại tự do Asean - Trung Quốc ACFTA tới nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử ngoại vi của công ty cổ phần AV PlusTác động của hiệp định thương mại tự do Asean - Trung Quốc ACFTA tới nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử ngoại vi của công ty cổ phần AV Plus
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, mỗi quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới Hội nhập kinh tế không chỉ góp phần nâng cao vị thế quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, … mà còn thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế mạnh mẽ hơn, mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ
Khi nắm bắt được xu hướng phát triển chung, Việt Nam đã rất tích cực và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương Các bước quan trọng đánh dấu sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam có thể kể đến như: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
ASEAN (năm 1995) và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với tư cách là thành viên của ASEAN như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), … Bên cạnh đó, Việt Nam còn trực tiếp ký kết với các quốc gia và khu vực trên thế giới các FTA như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam hay nhiều FTA khác đang trong quá trình đàm phán như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EFTA hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel Điều này tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho những doanh nghiệp trong nước biết nắm bắt thời cơ, nắm bắt thị trường nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức, rủi ro bị đào thải đối với các doanh nghiệp có năng lực yếu kém và không chịu đổi mới khi hàng hóa/dịch vụ do họ sản xuất ra phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ tại thị trường sân khách (thị trường xuất khẩu nước ngoài) cũng như sân nhà (thị trường nội địa)
Tham gia nhiều FTA với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều máy móc, thiết bị công nghệ cao, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Minh chứng là kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và điện thoại các loại và linh kiện
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, trong năm
2020, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện củaViệt Nam đạt 64 tỷ USD; nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt kim ngạch37,3 tỷ USD; điện thoại và các loại linh kiện chạm mức 16,5 tỷ USD Đến năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trưởng 17,9% so với năm 2020 (lên mức 75,44 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt bước tiến 24,3% (lên mức 46,3 tỷ USD); nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện thậm chí còn tiến xa nhất, 28,8% năm 2021 so với năm 2020 (lên mức 21,43 tỷ USD). Sang đến năm 2022, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục tăng trưởng 8,4% so với năm trước, chạm ngưỡng 81,88 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác và điện thoại các loại và linh kiện, ngược lại, ghi nhận kim ngạch nhập khẩu thụt lùi, lần lượt là 2,4% và 1,6% so với năm 2021 Tuy nhiên, mức sụt giảm này không đáng kể, dẫn đến việc máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác và điện thoại các loại và linh kiện vẫn là 3 nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Theo báo cáo nhập khẩu năm 2022, Trung Quốc là đối tác mà Việt Nam nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi với giá trị cao nhất, 24,06 tỷ USD, tương đương với gần 30% tổng kim ngạch; theo sau là Hàn Quốc với 23,2 tỷ USD
Với việc Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất về thiết bị, linh kiện điện tử cho Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), được ký kết ngày 29/11/2004 và có hiệu lực chính thức vào tháng 7/2005 có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước nói chung và doanh nghiệp của cả hai nước nói riêng, đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử Cụ thể, cam kết cắt giảm/xóa bỏ của Việt Nam dành cho thiết bị, linh kiện điện tử từ Trung Quốc theo ACFTA đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ta tăng cường nhập khẩu mặt hàng này từ nước bạn Bên cạnh ưu đãi về thuế quan nhờ ACFTA,
2 khoảng cách địa lý gần gũi giữa hai quốc gia cũng góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa của các doanh nghiệp Công ty Cổ phần AV Plus, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thi công lắp đặt thiết bị nghe nhìn audio visual tại Việt Nam, đang nhập khẩu số lượng lớn các mặt hàng điện tử, thiết bị ngoại vi từ thị trường Trung Quốc
Trong 05 năm gần đây, giá trị nhập khẩu trung bình thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ Trung Quốc của Công ty chạm ngưỡng gần 8 tỷ VND/năm, tương đương với xấp xỉ 25% tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi Như vậy, hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi của Công ty đã và đang chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ACFTA Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, kết hợp với những lý luận tiếp thu được trong quá trình học tập và những tìm hiểu thực tế tại Công ty trong thời gian qua, em lựa chọn đề tài “Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của Công ty cổ phần AV Plus” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những nghiên cứu, báo cáo về ảnh hưởng hay tác động của FTA đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thể kể đến như:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thanh Nga, năm 2012, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác động của chúng đối với Việt Nam” Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu,… tác giả đã đưa ra sự phân tích so sánh đối chiếu giữa các FTA như Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp đinh thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA),… Qua đó, tác giả đã rút ra được những tác động cơ bản của các FTA này đến Việt Nam như: thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa; đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; tạo điều kiện cải thiện cơ chế, chính sách của Việt Nam để tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Nghiên cứu "Khu vực mậu dịch tự do Asean - Trung Quốc: Một số đánh giá bước đầu" , PGS.TS Phạm Thái Quốc, Khoa Kinh tế quốc tế, Trường Đại học
3 Kinh tế, đăng trên Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội số 26 (2010) Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN chủ yếu từ đầu những năm 2000 trở lại đây, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam trong giải quyết một số tồn tại nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Luận văn thạc sĩ: "Tác động của việc tham gia hiệp định thương mại tự do đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam" của Nguyễn Văn Hồng, trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2015 Kết hợp các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, luận văn nghiên cứu và chỉ ra các tác động của các FTA (EVFTA, ACFTA, AKFTA, ) như: thúc đẩy thương mại quốc tế, tăng cường hợp tác khu vực, Đặc biệt, nhập khẩu của Việt Nam, dưới tác động của các FTA “tăng mạnh” là do thu nhập tăng cộng với hiệu ứng thu nhập từ tài sản tăng cũng việc cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu
Luận văn Thạc sĩ: “Tác động của khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung
Quốc tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc” của Nguyễn Hồng Thu, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009) Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh đối chiếu và tổng hợp thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt - Trung qua những tác động của ACFTA: tác động tĩnh (tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại); tác động động (gia tăng cạnh tranh và mở rộng thị trường, thương mại gắn với đầu tư; tăng trưởng kinh tế, tăng cường trao đổi kinh nghiệm hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc); một số tác động khác (nhiều hiệp định được ký kết, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong ACFTA) và đưa ra những vấn đề còn tồn tại về thương mại để đề xuất các giải pháp liên quan
Luận văn Thạc sĩ kinh tế đối ngoại: “Khu vực tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung” , tác giả Nguyễn Văn Thái, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh để đánh
4 giá tác động của ACFTA đến mối quan hệ thương mại Việt - Trung Tác động được phân tích gồm: tăng cường thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưngViệt Nam ngày càng nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc khiến cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng; tác động tới thu hút đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam Qua đó luận văn đưa ra giải pháp: tăng cường quản lý Nhà nước; xây dựng chiến lược phát triển thương mại Việt - Trung; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
Những công trình nêu trên nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản về ACFTA, ảnh hưởng của ACFTA đến thương mại của các quốc gia thành viên (Việt Nam và Trung Quốc) và đánh giá được thực trạng tác động của Hiệp định Tuy nhiên, chưa công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA đối với chiều hướng nhập khẩu một hàng hóa cụ thể từ Trung Quốc của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi, một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của nước ta từ thị trường nước láng giềng đối với một mặt hàng cụ thể Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Hiệp định ACFTA tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi của Công ty cổ phần AV Plus” làm đề tài khóa luận để đóng góp thêm vào những công trình nghiên cứu về tác động của ACFTA nói trên.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khóa luận được thực hiện với mục tiêu là:
Thứ nhất, khóa luận sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết về nhập khẩu, vai trò của nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu và ảnh hưởng của FTA đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa (đặc biệt là mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi) dựa trên những kiến thức về kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế đã tiếp thu được trên giảng đường Trường Đại học Thương mại
Thứ hai, khóa luận sẽ tìm hiểu về thực trạng ảnh hưởng của ACFTA tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung Quốc tại Công ty Cổ phần AV Plus
Thứ ba, trên cơ sở thực trạng ảnh hưởng của ACFTA đến hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử và ngoại vi từ thị trường Trung Quốc, khóa luận sẽ
5 đánh giá thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần AV Plus dưới tác động của ACFTA.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của khóa luận có đối tượng nghiên cứu bao gồm:
Nội dung: Ảnh hưởng của ACFTA tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc
Mặt hàng: thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi
Chủ thể: Công ty cổ phần AV Plus.
Phạm vi nghiên cứu
Bài khóa luận có phạm vi nghiên cứu như sau:
Về phạm vi nội dung: Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA tới hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi
Về phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA tới hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần AV Plus Vì vậy, tất cả số liệu và thông tin sử dụng trong bài đều được thu thập tại các phòng ban trong Công ty Cổ phần AV Plus
Về phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA tới hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần AV Plus giai đoạn 2020 - 2022.
Phương pháp nghiên cứu
Bài Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập và sử dụng trong bài khóa luận gồm dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo các mặt hàng nhập khẩu chi tiết của Công ty
Cổ phần AV Plus, … ngoài ra là các dữ liệu, thông tin thu thập được trong quá trình trao đổi với nhân viên của Công ty để nghiên cứu về hoạt động
6 kinh doanh của Công ty, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài, đặc biệt thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung Quốc cũng như đánh giá tác động của ACFTA đến việc nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ Trung Quốc của Công ty trong chương 3 Bên cạnh đó, dữ liệu về Hiệp định ACFTA được thu thập trên trang web của Trung tâm WTO để trình bày cơ sở lý luận về ACFTA tại chương 2, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa (thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi) từ Trung Quốc của Việt Nam trong ACFTA
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: Khóa luận sẽ đối chiếu, so sánh, phân tích các dữ liệu thu được, từ đó rút ra các nhận định về sự thay đổi hay biến động về kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng nhập khẩu, chất lượng mặt hàng nhập khẩu, đối tác nhập khẩu, qua các năm, để từ đó đánh giá được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của ACFTA tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc của Công ty CP AVPlus ở chương 3 và đưa ra giải pháp thích hợp ở chương 4.
Kết cấu khóa luận
Ngoài phần phụ lục như lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 4 chương chính có nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung
Chương 3: Thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung
Quốc (ACFTA) tới hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị điện tử ngoại vi của Công ty cổ phần AV Plus
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp thúc đẩy ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) đến nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần AV Plus.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)
2.1 Cơ sở lý luận về nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu
Tại Điều 28, Luật Thương mại 2005, khái niệm nhập khẩu được quy định theo pháp luật Việt Nam là: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam, được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Theo khái niệm được WTO quy định trong Công báo chính thức RM số 28/04 năm 2004: “Nhập khẩu có nghĩa là vận chuyển hoặc giao hàng hóa hoặc dịch vụ từ bất kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài nào vào lãnh thổ của nước Cộng hòa theo luật hải quan.”
Tóm lại, nhập khẩu được hiểu chung nhất là hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa giữa các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm đưa hàng hóa vào nội địa để phục vụ nhu cầu thị trường
2.1.2 Các hình thức nhập khẩu
Nhập khẩu hàng hóa bao gồm các các hình thức phổ biến sau:
Nhập khẩu trực tiếp: ở hình thức này người mua và người bán trao đổi trực tiếp với nhau Để tiến tới ký kết hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trên thị trường nội địa, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả, đàm phán kỹ lưỡng về các điều kiện giao dịch với bên xuất khẩu, thực hiện theo hành lang pháp lý quốc gia cũng như thông lệ quốc tế Đặc điểm của hình thức này là cách thức tiến hành đơn giản Tuy nhiên, bên nhập khẩu phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiện theo đúng hợp đồng và phải chịu nhiều rủi ro trong giao dịch hơn
Nhập khẩu gián tiếp: hoạt động thương mại quốc tế này diễn ra khi một đơn vị trung gian được thuê đứng tên tiến hành hoạt động nhập khẩu Bên được ủy thác có trách nhiệm cung cấp đủ thông tin giao dịch, thông tin đối tác, tham gia ký kết hợp đồng và thực hiện thủ tục có liên quan đến hoạt động nhập khẩu Đặc điểm
8 khác biệt của hình thức này với nhập khẩu trực tiếp là doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nhập, giá trị hàng nhập chỉ được tính vào kim ngạch xuất nhập khẩu không được tính vào doanh thu
Buôn bán đối lưu: là phương thức giao dịch được sử dụng chủ yếu với các nước đang phát triển Đây là giao dịch hàng hóa, dịch vụ lấy hàng hóa, dịch vụ khác có trị giá tương đương Đặc điểm của hình thức này là nó cần một hợp đồng giao dịch có thể tiến hành cả hai hoạt động xuất, nhập khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu được tính vào cả kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu trên hàng hoá nhập và hàng xuất
Tạm nhập tái xuất: là hình thức doanh nghiệp tạm thời nhập khẩu hàng hóa vào nội địa sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra nước ngoài Hình thức này được thực hiện với mục đích thu lợi nhuận, hưởng chênh lệch ngoại tệ giữa nhập và xuất khẩu. Khi tiến hành hoạt động này, doanh nghiệp cần làm hai hợp đồng riêng biệt gồm: hợp đồng mua hàng ký với đối tác nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với đối tác nước nhập khẩu Doanh nghiệp tái xuất được tính kim ngạch trên cả hàng tái xuất và hàng nhập, doanh số tính trên giá trị hàng hoá tái xuất do đó vẫn chịu thuế Đặc biệt là hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo hình thức chuyển khẩu, nhưng tiền phải do người tái xuất trả cho người nhập khẩu và thu từ người nhập khẩu
Nhập khẩu gia công: là hình thức mà bên nhận gia công sẽ nhập khẩu nguyên vật liệu từ đối tác nước ngoài thuê gia công theo hợp đồng được ký kết Đặc điểm của hình thức này là: Quyền sở hữu hàng hoá không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công (quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt – có nghĩa là có các quyền bán, cho, đổi) Hoạt động này xuất hiện nhiều ở Việt Nam như ngành dệt may, da giày nhận gia công của các đối tác ở Đài Loan, Trung Quốc
2.1.3 Vai trò của nhập khẩu
Vai trò nhập khẩu đối với nền kinh tế
Quốc gia cần nhập khẩu hàng hóa từ những nguồn bên ngoài nhằm đảm bảo cân đối kinh tế, phát triển ổn định bền vững khi mà tự quốc gia đó không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ để cung cấp.
9 Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn Khả năng tiêu dùng và mức sống của người dân được cải thiện khi có nhiều sự lựa chọn từ chủng loại hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng
Tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân Nhập khẩu hàng hóa tạo nên một thị trường năng động, tiến tới hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội để phát huy lợi thế so sánh công bằng
Nhập khẩu đóng vai trò giúp phát triển doanh nghiệp trong nước Bởi khi hàng ngoại nhập tạo nên sự cạnh tranh lớn với các mặt hàng trong nước, các doanh nghiệp phải thay đổi với tình hình thực tế, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng
Phân định nội dung nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu và đánh giá qua thực tế khi thực tập tại Công ty Cổ phần AV Plus, nhận thấy Trung Quốc là thị trường có giá trị nhập khẩu lớn của Công ty và thấy được các ảnh hưởng của ACFTA đến hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của Công ty, em phân định nội dung nghiên cứu gồm:
Một là: Tận dụng ưu đãi thuế quan đẩy mạnh nhập khẩu;
Hai là: Tạo cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm;
Ba là: Hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh.
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ NGOẠI VI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN AV PLUS
Tổng quan về Công ty cổ phần AV Plus
3.1.1 Khái quát thông tin, quá trình thành lập công ty
Nguồn: Website https://avplus.com.vn/
Hình 3.1 Logo Công ty Cổ phần AV Plus
Tên công ty: Công ty Cổ phần AV Plus
Tên quốc tế: AV PLUS CORPORATION
Tên viết tắt: AV PLUS CORP Địa chỉ trụ sở: 17 Đinh Núp, Khu đô thị mới Nam Trung Yên, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện: Ông Vũ Ngọc Tiệp
Mã số thuế: 0107543383 - Quản lý bởi Chi cục thuế Quận Cầu Giấy Điện thoại: 02462 810 818
Website: https://avplus.com.vn
Tình trạng: Doanh nghiệp đang hoạt động
24 Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng (20 tỷ đồng)
Công ty cổ phần AV Plus được thành lập vào 20-08-2016, là một doanh nghiệp nhập khẩu, mua bán, tư vấn thiết kế, lắp đặt các thiết bị, linh kiện hệ thống audio visual (AV), nắm bắt theo sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Công ty đang dần khẳng định được vị thế qua các dự án và đối tác mới
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty *
Một là, Công ty cổ phần AV Plus có chức năng thực hiện kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, cụ thể là mua bán, trao đổi, các thiết bị, linh kiện điện tử; bán buôn các thiết bị ngoại vi và phần mềm, bán lẻ thiết bị nghe nhìn, đồ điện thiết kế hệ thống điện; lắp đặt, lập trình, kiểm thử và cân chỉnh hệ thống; cho thuê các sản phẩm điện tử; sửa chữa các thiết bị nghe nhìn, thiết bị ngoại vi
Hai là, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy trao đổi mua bán hàng hóa, thiết bị
Ba là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao trong công việc thông qua tuyển dụng, đào tạo nhân viên và thực tập sinh
Thứ nhất, tuân thủ Luật pháp, thực hiện hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế với cơ quan Nhà nước
Thứ hai, là cầu nối chuyển giao công nghệ tân tiến trên thế giới đến Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua các giải pháp nghe nhìn thông minh, tiện ích và sang trọng
Thứ ba, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển tinh thần làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu đề ra; Khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc trong công việc
Trên 6 năm hoạt động của mình, Công ty cổ phần AV Plus đã kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu và bán buôn bán lẻ các thiết bị điện tử phục vụ, bên cạnh đó hiện nay, Công ty đang thực hiện kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
• Tư vấn giúp khách hàng hiểu hệ thống AV (audio visual)
• Thiết kế, xây dựng giải pháp theo yêu cầu về hệ thống
• Cung cấp các thiết bị âm thanh, hình ảnh cho dự án (loa, máy chiếu, camera, màn hình…)
• Lắp đặt, lập trình, kiểm thử và cân chỉnh hệ thống
• Đào tạo chuyển giao công nghệ, hướng dẫn và thực hiện bảo trì cho hệ thống
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhân lực của công ty
Sơ đồ 3.1 Khái quát bộ máy Công ty Cổ phần AV Plus
N guồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty Cổ phần AV Plus
Chủ tịch HĐQT: Ông Vũ Ngọc Tiệp chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra các quyết định đến hoạt động kinh doanh cho Công ty
Giám đốc: Ông Tô Anh Tú có trách nhiệm điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước chủ tịch Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, có trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình làm việc của nhân viên trong từng phòng ban mình quản lý để có những điều chỉnh phù hợp nhất tiến độ và khối lượng công việc Hàng tháng, các phòng ban đều họp bàn và Công ty tổ chức một buổi họp tổng Công ty để báo cáo và tổng kết các hoạt động, đề ra phương án hoạt động tiếp theo trong tương lai.
Phòng Tài chính - Kế toán: Là bộ phận hoàn thành các công việc liên quan đến tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước, hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời vốn và nợ, hạch toán các khoản thu chi và hiệu quả kinh doanh theo chính sách của Công ty, lưu trữ hồ sơ và các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế của Công ty, tính toán và trích lập đầy đủ, đúng hạn các khoản nộp ngân sách Nhà nước
Phòng Hành chính - Nhân sự: Phụ trách nghiên cứu và đề xuất mô hình, cơ cấu tổ chức Công ty cho phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực toàn Công ty trong từng giai đoạn, thực hiện công tác quản lý nhân sự bao gồm tuyển dụng, tiếp nhận điều động lao động, theo dõi sự biến động nhân sự trong toàn Công ty và quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý hợp đồng lao động, làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao động,
Phòng Xuất nhập khẩu: Phụ trách công việc liên hệ với các đối tác nước ngoài; lên kế hoạch cụ thể cho các lô hàng xuất, nhập khẩu của Công ty; chuẩn bị hồ sơ, chứng từ có liên quan phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ định hướng chiến lược xuất nhập khẩu của Công ty
Phòng Vật tư: Xây dựng hệ thống nhà cung cấp trong và ngoài nước để có nguồn cung hàng hóa dồi dào, chất lượng cao, chi phí thấp, tiết kiệm tối đa chi phí cho công ty; cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về chứng từ, hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; tham mưu, tư vấn Ban lãnh đạo Công ty về tình hình kinh tế, xu hướng thị trường và phương thức mua hàng đạt hiệu quả cao
Phòng Kinh doanh: Nhiệm vụ chính là tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty; thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, xác định các yêu cầu của khách hàng; tiếp nhận và thông báo các thông tin và nhu cầu của khách hàng; đặt hàng, theo dõi việc cung cấp hàng, đảm bảo hàng hóa cung cấp đáp ứng đúng các yêu cầu; Quản lý danh sách khách hàng, theo dõi thanh toán và thu hồi công nợ với khách hàng; tổ chức thực hiện triển khai các mục tiêu kinh doanh của Công ty; hỗ trợ nghiên cứu thị trường và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới
Phòng Marketing: Thực hiện các hoạt động marketing, truyền thông duy trì và phát triển thương hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh; thực hiện công tác truyền thông nội bộ; lập kế hoạch hoạt động marketing cả năm và chi tiết kế hoạch hành động cho những khoảng thời gian cụ thể (theo quý); triển khai hoạt động
27 quảng cáo: lên chiến dịch, phương án, ý tưởng, tìm đối tác, giám sát triển khai, báo cáo tổng kết
Phòng R&D - Pre sales: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, các nhu cầu của khách hàng, khả năng của đối thủ cạnh tranh để đề xuất các giải pháp, công nghệ và các chiến lược mở rộng thị trường, khách hàng đồng thời thu nhận các thông tin và đưa ra các ý tưởng về công nghệ, thiết bị có khả năng triển khai liên quan đến ngành nghề kinh doanh của Công ty; tìm kiếm các thông tin khách hàng, thông tin về dự án qua các kênh thông tin khác nhau: từ thông tin đại chúng, các đối tác, khách hàng truyền thống của Công ty; phân tích sản phẩm từ yêu cầu khách hàng, các đơn vị kinh doanh và nhu cầu thị trường, dự báo đánh giá khả năng thực hiện và đề xuất; nghiên cứu, thử nghiệm nguyên liệu mới, kỹ thuật – công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới; quản lý, kiểm soát quá trình nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm và đánh giá ưu nhược sản phẩm mới; cập nhật và phát triển sản phẩm, hỗ trợ công tác marketing, quảng bá mặt hàng mới, công nghệ mới, để hỗ trợ công tác kinh doanh nội địa