Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôngNN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của C
Trang 1NGUYỄN LAN DUNG
PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ĐÀ NẴNG - 2022
Trang 2NGUYỄN LAN DUNG
PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Lợi
ĐÀ NẴNG - 2022
Trang 3Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cám ơn quý Thầy, CôTrường Đại học Duy Tân và Khoa Sau đại học đã truyền đạt những kiến thứcquý báu và tạo điều kiện giúp em hoàn thành chương trình đào tạo cao học.
Em cũng xin cảm ơn TS Nguyễn Lợi, đã tận tình hướng dẫn em trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Học viên
Nguyễn Lan Dung
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các nộidung của Luận văn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của cá nhântrên cơ sở tham các các lý thuyết, công trình đã công bố trước đó, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS Nguyễn Lợi Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và không trùng lắp với bất cứ công trình nào đã công bố
Tác giả
Nguyễn Lan Dung
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của luận văn 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 8
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 8
1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 11
1.1.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng 13
1.1.4 Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 24
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 24
1.2.1 Phát triển về quy mô 24
1.2.2 Phát triển về chất lượng 26
1.3 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 28
1.3.1 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển về quy mô 28
1.3.2 Tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ 31
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 33
1.4.1 Các nhân tố bên trong 33
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG 40
2.1 GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK ĐÀ NẴNG 40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 41
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng 42
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021 44
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK CN TP ĐÀ NẴNG 52
2.2.1 Thực trạng phát triển TTKDTM vê quy mô 52
2.2.2 Thực trạng về phát triển TTKDTM về chất lượng 64
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK CN TP ĐÀ NẴNG 70
2.3.1 Kết quả đạt được 70
2.3.2 Hạn chế 72
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 77
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 77
3.1.1 Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới và triển vọng phát triển ở Việt Nam 77
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu TTKDTM trên địa bàn Đà Nẵng 80
3.1.3 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của Agribank Đà Nẵng 81
Trang 73.2.1 Giải pháp phát triển TTKDTM về quy mô 83
3.2.2 Giải pháp phát triển TTKDTM về chất lượng 87
3.3 KIẾN NGHỊ 95
3.3.1 Đối với Chính phủ 95
3.3.2 Đối với NHNN 97
3.3.3 Đối với Agribank Việt Nam 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101
KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
Trang 8Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh 45
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh 47
Bảng 2.3 Cơ cấu doanh thu dịch vụ theo nhóm dịch vụ của Chi nhánh 50
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank CN TP Đà Nẵng 51
Trang 9Nẵng giai đoạn 2019-2021 56
Bảng 2.7 Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về thời gian phục vụ 66
Bảng 2.8 Kết quả thăm dò đánh giá sự an toàn, bảo mật và độ tin cậy của khách hàng về Agribank chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 68
Bảng 2.9 Kết quả thăm dò thái độ phục vụ khách hàng tại Agribank chi nhánh TP Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 69
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Mô hình hệ thống thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM 10
Hình 1.2 Quy trình thanh toán bằng UNC 14
Hình 1.3 Quy trình thanh toán bằng UNT 15
Hình 1.4 Quy trình thanh toán bằng Séc 17
Trang 11Biểu đồ 2.2 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tạiAgribank CN TP Đà Nẵng 55Biểu đồ 2.3 Tình hình hoạt động thanh toán bằng Séc tại Agribank CN TP ĐàNẵng 57Biểu đồ 2.4 Tình hình hoạt động thanh toán bằng UNT tại Agribank chi nhánh
TP Đà Nẵng 59Biểu đồ 2.5 Tình hình hoạt động thanh toán bằng thẻ tại Agribank chi nhánh TP
Đà Nẵng 60Biểu đồ 2.6 Tình hình hoạt động thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử tạiAgribank CN TP Đà Nẵng 62Biểu đồ 2.7 Tình hình hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank CN TP ĐàNẵng 63
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phươngthức thanh toán không thể thiếu Tuy nhiên, trong xã hội hίện đại, con ngườisống trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụluôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian.Khi đó hoạt động thanh toán bằng tiền mặt sẽ dẫn đến nhίều bất lợi và rủi ronhư: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản,kiểm đếm ) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế vấn đề an ninhluôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tίền ) và tạo môi trường thuậnlợi cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và
an ninh quốc gia Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và ngày càng pháttriển của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu của toàn thế giới vàViệt Nam cũng không phải ngoại lệ 2020 là năm cuối cùng triển khai Đề án pháttriển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Tuy nhiên, đến nay, chỉ tiêu tỷ lệ tiền mặt trêntổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao so với mục tiêu của Đề án Trước tìnhhình đó, ngày 26/5/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số22/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toánkhông dùng tiền mặt tại Việt Nam Để thực hiện theo đề án Chính phủ đưa ra,các NHTM, các tổ chức trung gian thanh toán rất tích cực triển khai các loại hìnhdịch vụ thanh toán, hạn chế sử dụng tiền mặt Song song việc phát triển và mởrộng các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thì nhiềudịch vụ, phương thức mới, hiện đại và tiện ích dựa trên nền tảng ứng dụngCNTT đã xuất hiện và luôn được cập nhật đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưMobile Banking, Internet Banking, ví điện tử,…
Trang 13Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN TP Đà Nẵng là một đơn vị trựcthuộc hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống, trong đó có nhiệm vụ thực hiện ứngdụng công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt Nhiều năm qua, việc thựchiện nhiệm vụ chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt đã có những bướcchuyển biến đáng kể, số lượng các giai dịch không dùng tiền mặt không ngừngnâng lên Tuy vậy, tâm lý ưa chuộng sử dụng tiền mặt trên địa bàn của người dânvẫn còn cao, các giao dịch bằng tiền mặt tại Agribank thành phố Đà Nẵng vẫnkhông ngừng gia tăng, không chỉ làm quá tải hoạt động thu chi - tiền ở các quầythu chi tiền mặt, mà ngân hàng còn phãi dự trữ một khối lượng tiền mặt lớn đểđáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của người dân, vừa đọng vốn, vừa tốn chi phí kiểm
đếm, bảo quản… Do vậy, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của luận văn, với
mong muốn tìm ra các giải pháp để thúc đẩy nhanh hơn nữa việc phát triển thanhtoán không dùng tiền mặt trên địa bản
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 14- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thanh toán không dùngtiền mặt tại Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Thànhphố Đà Nẵng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển thanh toánkhông dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
+ Phạm vi thời gian: Số liệu và thông tin thu thập để phân tích trong giaiđoạn 2019-2021, các giải pháp đề xuất tầm nhìn đến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu dướiđây:
- Phương pháp thu nhập dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiềunguồn thông tin khác nhau Cụ thể, dữ liệu được thu thập từ các nguồn sau:
+ Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, các nhàquản lý tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – ChiNhánh Thành phố Đà Nẵng để nhận diện ra những mặt thành công và các tồn tạitrong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh
+ Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được đúcrút ra trong các giáo trình chuyên ngành trong nước và quốc tế; các báo cáo tổnghợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi NhánhThành phố Đà Nẵng
- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài
Trang 15nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lýthông tin từ các nguồn tìm kiếm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thựctrạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp điều tra: Dựa trên sự quan sát tình hình thực tế về công tácphát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Thành phố Đà Nẵng và khảo sát sự hàilòng của khách hàng để có những nhận định, đánh giá và đề xuất giải pháp pháttriển hoạt động này trong thời gian đến Tác giả lấy ý kiến khảo sát từ 100 kháchhàng ngẫu nhiên đến giao dịch tại Agribank Chi nhánh Tp Đà Nẵng
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp phântích, tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn kết hợp với lý luận để đánh giá hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam – Chi Nhánh Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 và đưa racác giải pháp, kiến nghị cho vấn đề này tại Chi nhánh
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngânhàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh TP Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh TP Đà Nẵng
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thời gian qua vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM
đã được nhiều tác giả nghiên cứu và bảo vệ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng thanh toán của các NHTM trong thời gian qua, bao gồm:
Trang 16- Trịnh Thanh Huyền (2012), Phát triển thanh toán không dùng tiền mặtqua Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luân án Tiến Sĩ Học viện Tài Chínhnhận định: Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán khôngdùng tiền mặt qua NHTM trong nền kinh tế thị trường, chỉ rõ các nhân tố cấuthành hệ thống thanh toán và vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro trong thanh toánkhông dùng tiền mặt Nghiên cứu nhưng vấn đề về phát triển thanh toán khôngdùng tiền mặt với một hệ các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động thanhtoán, cả về định tính và định lượng Phân tích mục tiêu, quan điểm phát triểnthanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam 2015, tầm nhìn 2020 phù hợp vớiđịnh hướng phát triển ngành ngân hàng trong giai đoạn này Từ đó đề xuất cácgiải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tạo các NHTM một cách antoàn hiệu quả.
- Đặng Công Hoàn (2015), Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận xét: Góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận vềphát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư và lợi ích của phát triển dịch
vụ TTKDTM dân cư với nền kinh tế thị trường Đánh giá được tình hình pháttriển hiện nay của dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại nước ta Làm rõhơn vai trò của các chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy và phát triểndịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư Một số giải pháp phát triển hiệu quả dịch
vụ TTKDTM cho dân cư tại Việt Nam
- Lương Bích Ngọc (2017), Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngânhàng Nhà nước Việt nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh- Luận văn Thạc sĩ HọcViện Tài Chính Quốc Gia, nhận định: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản vềhoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Phân tích, đánh giá thực trạng thanhtoán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh Đề xuất phuơnghuớng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngânhàng Nhà nuớc Quảng Ninh trong thời gian tới
Trang 17- Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2018), Quản lý Nhà nước đối với dịch vụthanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các Ngân hàngthương mại Việt Nam, Luân án Tiến Sĩ Trường Đại học Thương Mại, nhận xét:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt và quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt trong thanh toán nội địa tại các NHTM Xây dựng hệ thống tiêu chíđánh giá chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triểnkhông dùng tiền mặt, đang phát triển trong cung ứng dịch vụ và quản lý pháttriển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Trên cơ sở đó rút ra bài học cầnthiết đối với Việt Nam trong quản lý điều hành dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt của các NHTM Việt Nam Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhànước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong điều kiện đổi mới ởViệt Nam Qua đó chỉ ra những bất cập cần hoàn thiện nhằm đáp ứng Đề xuấtphương hướng và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đốivới dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Việt Nam, đảm bảo dịch vụ thanhphát triển một cách toàn diện
- Nguyễn Hồng Hạnh (2018)- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặttại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang- Luận vănThạc sĩ Đại học Duy Tân Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng phát triểnthanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Kiên Giang, tìmhiểu kết quả đạt được và hạn chế trong việc phát triển thanh toán không dùngtiền mặt tại Chi nhánh Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyếtnhững hạn chế trước mắt
Đỗ Thu Hương Nguyễn Thị Ngọc Hà (2022), Mục tiêu và giải pháp pháttriển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, đăng trên Tạp chí tài chính số7/2022 Tác giả đã cho rằng Thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử
là xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnhphát triển nền kinh tế số, công nghệ số Thời gian qua, với mục tiêu hạn chế lưu
Trang 18thông tiền mặt trong nền kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, chủ trương đẩymạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quảtích cực Từ đó, đưa ra nhóm giải pháp cho các bên liên quan.
Hoàng Chi (2022), Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên Tạpchí Thị trường tài chính tền tệ, Tác giá đưa ra nhận định rằng: Thông qua số liệuthống kê cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở thànhmột xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam
Với các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nêu được những vấn đề cơbản về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống NHTM, phân tích
ở nhiều góc cạnh thực tiễn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Namnói chung Tuy vậy, ở mỗi thời kỳ khác nhau thì hoạt động thanh toán không dùngtiền mặt qua hệ thống NHTM cũng cần được nhìn nhận, đánh giá và đưa ra nhữngchính sách, giải pháp phát triển phù hợp Bên cạnh đó, hiện vẫn còn một khoảngtrống nghiên cứu, chưa có công trình nghiên cứu nào về đề tài này tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Thành phố ĐàNẵng Do đó, tác giả kế thừa và nghiên cứu, phân tích làm rõ hơn thực trạng vàhoàn thiện giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Thànhphố Đà Nẵng trong những năm đến
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1.1 Khái niệm
- Thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán, trong các mối quan hệ
kinh tế, được hiểu một cách khái quát nhất là việc thực hiện chi trả bằng tiềngiữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định Tiền ở đây được hiểu là bất
cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặcdịch vụ hay trong việc trả nợ [12]
Thanh toán KDTM là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một
số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người thụ hưởng Các tàikhoản này đều được mở tại ngân hàng Đây là nghiệp vụ trung gian của ngânhàng, ngân hàng thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản bao gồm các
tổ chức kinh tế, đơn vị và cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng [12]
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các chủ thể được tham gia cungcấp dịch vụ thanh toán KDTM cũng gia tăng, ngoài NHTM còn có các tổ chứckhông phải là ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Vì vậy, quan niệm về thanh toán KDTM cũng có những thay đổi Thanhtoán KDTM trong nước là sự dịch chuyển giá trị từ tài khoản này sang tài khoảnkhác trong các hệ thống tài khoản kế toán của NHNN, các tổ chức tín dụng,KBNN, bằng các phương tiện thanh toán KDTM và thông qua một trong các hệthống thanh toán do Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng cho phép [11]
- Dịch vụ thanh toán KDTM của NHTM: "Dịch vụ thanh toán KDTM
bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh
Trang 20toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng" (Nghị định số101/2012/NĐ - CP về về thanh toán không dùng tiền mặt” [10]
Dịch vụ thanh toán KDTM của NHTM là hoạt động cung ứng dịch vụthanh toán của ngân hàng được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ/phươngthức thanh toán để lấy/chuyển tiền từ tài khoản/hạn mức tiền của người phải trảsang tài khoản của người thụ hưởng hoặc được bù trù lẫn nhau thông qua đơn vịcung ứng dịch vụ thanh toán [10]
Dịch vụ thanh toán KDTM gồm: (i) dịch vụ thanh toán nội địa; (ii) dịch
vụ thanh toán quốc tế
Thanh toán KDTM nội địa là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyềnhưởng lợi về tiền tệ (không dùng tiền mặt) phát sinh trên cơ sở các hoạt độngkinh tế và phi kinh tế giữa các chủ thể của một nước [10]
1.1.1.2 Đặc điểm của thanh toán KDTM
- Thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa là một loại hình dịch vụ nêntrước hết nó cũng có những đặc điểm của các loại dịch vụ khác như: tính đồngthời, tính không tách rời, tính không đồng nhất, tính vô hình, tính không lưu trữ.Ngoài ra, thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa có những đặc điểm rίêngsau:
- Chỉ dίễn ra trên phạm vi một quốc gia, chịu sự chi phối của luật phápquốc gia đó Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách trίch chuyểntài khoản hoặc thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là NHTM
- Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ.Thanh toán KDTM không phải được tiến hành theo kiểu “ giao hàng, nhận tiền”
mà việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời điểm này, nhưng việcthanh toán có thể được thực hiện ở một địa điểm khác, trong một thời giankhác
- Trong thanh toán KDTM các bên tham gia thanh toán nhất định phải mởtài khoản tại ngân hàng, hơn thế nữa phải có tiền trên tài khoản (nhất là người trả
Trang 21tiền) Các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải
mở tài khoảnt hanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyềnlựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản Khi tίến hànhthanh toán phải thực hiện thanh toán thông qua tài khoản đã mở theo đúng chế
độ quy định và phải trả phί thanh toán theo quy định của ngân hàng và tổ chứclàm dịch vụ thanh toán Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phảituân thủ quy chế quản lý ngoại hối của nhà nước
- Trong thanh toán KDTM ngân hàng có vai trò rất quan trọng đó là người
tổ chức, trung gian thực hiện các khoản thanh toán NHTM tham gia vào quátrình thanh toán với tư cách là bên thứ ba, với chức năng thực hiện toàn bộ cáckhâu liên quan đến nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán Việc tổ chức thực hiện thanhtoán liên quan mật thiết đến vai trò của NHTM Vì ngân hàng là người quản lýkhoản tiền gửi của các khách hàng mới được phép trίch các khoản của kháchhàng và đóng vai trò kết thúc quá trình thanh toán
Hình 1.1 Mô hình hệ thống thanh toán KDTM trong thanh toán nội
địa qua các NHTM
Với những đặc điểm nêu trên, dịch vụ thanh toán KDTM nếu được tổchức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó Trong tương lai,theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, dịch vụ thanh toán
NHTM A(CN) Hệ thống thanh toánnội bộ của NH A NHTM A(CN)NHTM A
(CN)
NHTM BNHTM B
NHTM A(CN)
TRUNG GIAN THANH TOÁN
Hệ thống thanh toánliên ngân hàng
Các tổ chức cung ứngdịch vụ trung gianthanh toán
Trang 22KDTM sẽ giữ một vị trί quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong hoạtđộng thanh toán của nền kinh tế.
1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.2.1 Đối với khách hàng
Thanh toán KDTM là một quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của
tiền mặt mà bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người chi trả vào tài khoảncủa người thụ hưởng Do vậy nó góp phần tạo điều kiện cho quá trình thanh toánđược tiến hành đơn giản nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự traođổi kịp thời, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá Khi
có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nàocũng được, chỉ cần viết một yêu cầu gửi ngân hàng
1.1.2.2 Đối với NHTM
Đối với các NHTM, thanh toán KDTM là một công cụ thanh toán bù trừ
giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc, giúp cho việc thanh toánthuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát
Thanh toán KDTM có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn
vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồncho tài khoản để thực hiện thanh toán Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốncung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của NHTM, gửi và thanh toán phải trả lãi,
do vậy giảm giá đầu vào của "đi vay để cho vay"
Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng thanh toán KDTM cũng là lúc ngânhàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng Trên cơ sởnguồn vốn tăng thêm đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốncho nền kinh tế
1.1.2.3 Đối với NHTW
Thanh toán KDTM tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh
tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các nguồn vốn khác nhau,
Trang 23tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán củadân cư và của cả nền kinh tế.
Thanh toán KDTM tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát.Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu NHTWgián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền kinh tế
ở một mức độ ổn định Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ màNHTW hoạch định các chính sách cần thiết
Các NHTM thông qua chức năng trung gian thanh toán và trung gian tíndụng đã tạo ra tiền ghi sổ (bút tệ) khi khách hàng vay vốn và thanh toán tiền hàngtrong hệ thống NHTM Từ một khoản tiền gửi ban đầu thông qua làm chức năngtrung gian tín dụng ngân hàng sử dụng để cho vay, số tiền cho vay ra lại đượckhách hàng sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tàikhoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiềngiao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ… tức là ngânhàng đã tạo tiền
Từ 1.000 đồng tiền gửi ban đầu, hệ thống NHTM đã tạo tiền như sau:
Trang 24trường Điều này khác với việc phát hành giấy bạc có thể làm cho chi phí in ấn tăng
và khó kiểm soát khối lượng tiền mặt luân chuyển trong lưu trong để kiểm soát lạmphát…
1.1.2.4 Đối với nền kinh tế
- Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, thanh toán không dùngtiền mặt đã giữ một vai trò rất quan trọng đố i với từng đơn vị kinh tế, từng cánhân và đối với toàn bộ nền kinh tế, bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng đều mongmuốn đồng vốn của mình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và sinh lời tối đacho mình, do đó họ muốn sản phẩm của họ làm ra phải được tiêu thụ ngay trênthị trường và thu được tiền để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới Vì vậy vấn đềthanh toán tiền hàng là vô cùng quan trọng, trong quá trình trao đổi mua bán nếuđơn vị dùng tiền mặt thì sẽ gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển bảoquản tiền khả năng rủi ro cao Thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiệnqua Ngân hàng trên mạng máy vi tính đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nhanhchóng, chính xác cho các khách hàng đảm bảo an toàn vốn và tài sản của họ
- TTKDTM góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó
có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội như: in ấn, phát hành, bảo quản,vận chuyển, kiểm đếm Mặt khác thanh toán không dùng tiền mặt còn tạo ra sựchuyển hoá thông suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản Cả hai khía cạnh đóđều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch và lưu thông tiền tệ
- TTKDTM tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tíndụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Nhànước vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, qua đó kiểm soát được lạmphát đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động
1.1.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
1.1.3.1 Thanh toán bằng Lệnh chi hay Ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi chính là một phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnhthanh toán theo mẫu cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (thường là ngân
Trang 25hàng) quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản, yêu cầu ngân hàng đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
UNC được sử dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổi bật: an toàn, hiệuquả và đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triến trong lĩnhvực công nghệ tin học (UNC có thể được xử lý dưới dạng các chứng từ điện tử)
Quy trình thanh toán
Hình 1.2: Quy trình thanh toán bằng UNC
(1) Bên bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho bên mua;
(2) Bên mua lập uỷ nhiệm chi theo mẫu thống nhất gửi đến ngân hàngphục vụ mình (ngân hàng phục vụ người mua) để thanh toán tiền hàng hoá dịch
vụ cho bên bán;
(3) Ngân hàng phục vụ bên mua kiểm tra uỷ nhiệm chi do người muachuyển đến, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán bằng cách trích tiền trên tàikhoản của bênmua (ghi Nợ tài khoản người mua) để trả cho bên bán ngay trongngày theo các trường hợp:
+ Nếu bên mua và bên bán đều có tài khoản tại cùng một ngân hàng, thìngân hàng ghi Có vào tài khoản bên bán và gửi giấy báo Có
+ Nếu bên bán có tài khoản tại một ngân hàng khác thì “chuyển tiền đi”theo phương thức thích hợp Sau đó gửi giấy báo Nợ cho bên mua sau khi đã thuphí nghiệp vụ
Bên mua( Bên trả tiền)
Bên bán ( Thụ hưởng)
Ngân hàng phục vụ
bên mua
Ngân hàng phục vụ bên bán
(1)
(2)
(3)
4)
Trang 26Bên mua(Bên trả tiền)
Bên bán(Thụ hưởng)
Ngân hàng phục vụ bên mua
Ngân hàngphục vụ bên bán
(4) Ngân hàng phục vụ bên bán ghi Có vào tài khoản của bên bán và gửi giấybáo Có ngay cho bên bán sau khi nhận được giấy báo từ ngân hàng phục vụ bênmua
1.1.3.2 Thanh toán bằng Nhờ thu hay Ủy nhiệm thu
UNT là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ thu hộ một khoản tiền trên cơ sở khối lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng UNT là hình thức thanh toán phù hợp với dịch vụ cung ứng thường xuyên thanh toán theo định kỳ như tiền điện, nước, internet, truyền hình cáp,
Quy trình thanh toán
Hình 1.3: Quy trình thanh toán bằng UNT
(1) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký, bên bán tiến hành gửi hàng hoặccung ứng dịch vụ cho bên mua,
Trang 27(2) Bên bán lập uỷ nhiệm thu (4 liên) kèm theo các hoá đơn, vận đơn cóliên quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàngphục vụ người mua (2’) để nhờ thu hộ tiền,
(3) Ngân hàng bên bán kiểm tra bộ giấy tờ uỷ nhiệm thu, nếu hợp lệ vàkhớp đúng thì chuyển uỷ nhiệm thu và các chứng từ đến cho ngân hàng bên mua,(4) Khi nhận các liên uỷ nhiệm thu và các chứng từ hoá đơn do ngân hàngbên bán chuyển đến, ngân hàng bên mua kiểm tra kỹ lưỡng để xác định tính hợp
lệ đúng đắn của bộ chứng từ, nếu tất cả đều hợp lệ và khớp đúng, phù hợp vớicác điều kiện thanh toán mà bên mua đã thông báo cho ngân hàng, thì ngân hàngbên mua tiến hành trích chuyển tiền trên tài khoản của bên mua để thanh toáncho người bán thông qua ngân hàng bên bán,
(4a) Việc thanh toán tiền tại ngân hàng bên mua phải hoàn thành trongphạm vi một ngày làm việc kể từ ngày nhận được uỷ nhiệm thu Trong trườnghợp tài khoản của bên mua không đủ tiền để thanh toán thì phải chờ khi tàikhoản có đủ tiền mới thực hiện thanh toán đồng thời tính số tiền phạt chậm trả
để chuyển đến cho bên bán hưởng,
(4b) Sau đó ngân hàng bên bán phải đóng dấu “đã thanh toán” lên cácchứng từ, hoá đơn rồi gửi cho bên mua kèm theo liên (2) giấy uỷ nhiệm thu làmgiấy báo Nợ Bên mua dùng bộ chứng từ này để nhận hàng khi hàng về tới bến,(5) Khi nhận được tiền từ ngân hàng bên mua chuyển đến, ngân hàng bênbán ghi Có vào tài khoản của bên bán, rồi ghi ngày tháng thanh toán vào nơi quiđịnh của giấy uỷ nhiệm thu và gửi cho bên bán làm giấy báo Có
1.1.3.3 Thanh toán bằng Séc
Séc là một phương tiện thanh toán do người kí phát lập dưới hình thứcchứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điềukiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hoặc ngườicầm tờ séc đó Séc chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn có hiệu lực được quyđịnh Tuỳ theo từng loại séc mà phạm vi thanh toán khác nhau, song đều có đặc
Trang 28điểm chung là séc muốn thanh toán được phải: hợp lệ, hợp pháp; được nộp trongthời gian có hiệu lực của séc; tài khoản tiền gửi còn đủ tiền để thanh toán hoặctài khoản được thấu chi; đúng mẫu dấu, chữ ký đăng ký tại ngân hàng; không cólệnh đình chỉ thanh toán séc.
Có nhiều loại séc, cũng như nhiều tiêu chí để phân loại chúng như:
- Tính chất chuyển nhượng: Có séc ghi tên, séc vô danh, séc theo lệnh
- Người phát hành: Séc cá nhân và séc Ngân hàng xác định
- Cách thanh toán séc: Gồm séc tiền mặt và séc chuyển khoản
Ngoài ra còn có các loại séc đặc biệt khác như séc du lịch, séc gạch chéo,séc tài khoản của người hưởng lợi
Quy trình thanh toán
Hình 1.4: Quy trình thanh toán bằng Séc
(1) Sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ bên mua(người chi trả) phát hànhséc giao cho bên bán (người thụ hưởng);
(2) Người thụ hưởng kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc lập làm 3 liên bảng kênộp séc cùng với tờ séc nộp cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng;
(3) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tờ séc và bảng kê nộp sécnếu thấy hợp lệ thì chuyển cho ngân hàng phục vụ người chi trả;
Bên mua ( Chi trả)
Bên bán (Thụ hưởng)
Trang 29(4) Ngân hàng phục vụ người chi trả kiểm tra tờ séc, bảng kênếu hợpphápvà tài khoản của người chi trả đủ thì ngân hàng phục vụ thực hiện việc tríchchuyển tài khoản tiền gửi của người chi trả và báo nợ cho họ;
(5) Ngân hàng phục vụ người chi trả thông báo cho ngân hàng phục vụngười thụ hưởng để thanh toán tiền cho người thụ hưởng;
(6) Ngân hàng người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng
và báo Có cho họ
1.1.3.4 Thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C)
Phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) là thỏa thuận mà trong đó mộtngân hàng (Ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu
mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (ngườithụ hưởng) hoặc chấp nhận phối hiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi sốtiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán hợpvới những điều khoản trong thư tín dụng
Các bên tham gia trong phương thức thư tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng: Là người mua ( hay nhập khẩu) hoặcngười ủy thác cho một người khác
- Ngân hàng phát hành: Là Ngân hàng phục vụ người mua, cấp tín dụngcho người mua
- Người thông báo: Là Ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nướcngoài hưởng lợi, làm nhiệm vụ thông báo nội dung L/C
Ngoài ra, có thể còn có sự tham gia của các ngân hàng khác như Ngân hàngxác nhận, Ngân hàng thanh toán
Phân loại:
Có nhiều loại thư tín dụng, tuy nhiên phổ biến nhất là các loại sau:
- Thư tín dụng xác nhận: Là loại thư tín dụng được một ngân hàng khác xácnhận đảm bảo thanh toán theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C
Trang 30- Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C trong đó quy định sau khi L/C sửdụng hết hạn ngạch hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như
cũ, và cứ như vậy cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng
- Thư tín dụng giáp lưng: Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhậpkhẩu đã mở cho nhà xuất khẩu để thanh toán tiền hàng cho một tổ chức xuấtkhẩu khác L/C đầu gọi là L/C gốc, L/C mở dau là L/C giáp lưng
- Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại L/C trong đó quy định quyền đượcchuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theolệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần,chi phí phát sinh trong quá trình chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả
- Thư tín dụng đối ứng: Là loại L/C trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệulực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra, có nghĩa là nhà xuất khẩu nhận đượcL/C do nhà nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị
- Thư tín dụng dự phòng; Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợicủa nhà nhập khẩu, trong đó quy định rằng nếu nhà xuát khẩu không thực hiệnhợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệthại lại cho nhà nhập khẩu
- Thư tín dụng thanh toán dần: Là loại thư tín dụng được ngân hàng mở L/Ccam kết với người hưởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gianhiệu lực quy định
- Thư tín dụng điều khoản đỏ: Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt,trước đây được ghi bằng mực đỏ Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người
mở L/C cho phép nhà xuất khẩu ứng trước một số tiền nhất định trước khi xuấttrình bộ chứng từ hàng hóa
Trước đậy, còn tồn tại hính thức thư tín dụng có thể hủy ngang, nhưng loạinày đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng hiện nay là không thể hủyngang
Quy trình thanh toán bằng L/C
Trang 31Hình 1.5: Quy trình thanh toán bằng L/C
(1) Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký vớingười xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình, yêu cầu Ngânhàng này mở L/C cho người xuất khẩu hưởng
(2) Theo đơn xin mở L/C, Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một L/
C (phát hành L/C) cho người xuất khẩu hưởng Ngân hàng này chuyển bản chínhL/C cho người xuất khẩu (Ngân hàng thông báo)
(3) Ngân hàng xuất khẩu xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính L/Ccho người xuất khẩu
(4) Căn cứ vào nội dung của L/C, Người xuất khẩu thực hiện giao hàngcho người nhập khẩu
(5) Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay
bộ các chứng từ hàng hoá và hối phiếu gửi về ngân hàng phục vụ mình, yêu cầungân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó
(6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ Kiểm tra kỹ nội dung cácchứng từ đó nếu thấy phù hợp thì ngân hàng thanh toán (hoặc chấp nhận chiếtkhấu theo những điều khoản của L/C)
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàngphục vụ người nhập khẩu
(8) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng phát hành L/C) saukhi nhận đựơc bộ các chứng từ từ Ngân hàng thông báo chuyển đến, tiến hành
NHXK (Ngân hàng thông báo L/
C)
NHNK(Ngân hàng mở L/C)
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
(3)
(4)
(9)
(7)(5) (1)
(2)
(8)(6)
Trang 32kiểm tra kỹ các chứng từ này, nếu thấy đáp ứng được những yêu cầu của L/C, thìchuyển tiền trả cho Ngân hàng thông báo.
(9) Ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người nhập khẩu biết đã trả tiềncho người xuất khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu hoàn lại số tiền này, sau
đó Ngân hàng phát hành L/C trao người nhập khẩu bộ chứng từ để làm căn cứ nhậnhàng
1.1.3.5 Thanh toán bằng Thẻ thanh toán (Thẻ ngân hàng)
Thẻ là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho kháchhàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ hay lĩnhtiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động.Thẻ thanh toán có nhiều loại nhưng có một số loại thẻ được sử dụng phổbiếnnhư: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước,
Cách phân loại thường sử dụng nhất là theo tính chất thanh toán của thẻ,phân chia làm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
Thẻ ghi nợ (Debit card) là loại thẻ được liên kết với tài khoản tiền gửithanh toán của khách hàng tại ngân hàng Mỗi khi thực hiện giao dịch, ngânhàng sẽ tự động trừ số tiền tương ứng trên tài khoản của chủ thẻ Chủ thẻ đượcphép sử dụng trong phạm vi số dư hiện hữu của tài khoản thanh toán này để rúttiền, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi chokhách hàng cũng như thu hút khách hàng, ngân hàng còn cho phép khách hàngchi vượt quá số tiền trên tài khoản thanh toán của mình một số dư nhất định,người ta gọi hình thức này là thấu chi
Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là một hình thức cho vay tiêu dùng của tổchức phát hành cấp cho chủ thẻ Trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản đảm bảo,
uy tín của chủ thẻ, ngân hàng cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định.Chủ thẻ được phép sử dụng vốn của ngân hàng để chi tiêu trước, và phải thanhtoán ít nhất số dư tối thiểu vào ngày đến hạn thanh toán, phần còn lại chưa thanhtoán sẽ phải trả lãi theo mức lãi suất thỏa thuận trước
Trang 33Quy trình thanh toán
Hình 1.6: Quy trình thanh toán bằng Thẻ ngân hang
(1a) Chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.(1b) Đơn vị chấp nhận thẻ gửi các dữ liệu giao dịch đến ngân hàng thanhtoán để xin cấp phép giao dịch
(1c) Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu đến ngân hàng phát hành thông quamạng cấp phép của các Tổ chức thẻ Quốc tế, nhận phản hồi lại từ ngân hàng pháthành
(1d) Giao dịch được chấp thuận, đơn vị chấp nhận thẻ giao hàng hóa dịch
(2d) Ngân hàng phát hành gửi sao kê thông báo cho chủ thẻ Chủ thẻ thanhtoán nợ cho Ngân hàng phát hành ( đối với thẻ tín dụng)
1.1.3.6 Các hình thức thanh toán khác (như Internetbanking; Home Banking; SMS Banking, Telephonebanking, Ví điện tử…)
NGÂN HÀNG
THANH TOÁN
NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH
(2d)
(2c)
Trang 34Với sự phát triển CNTT các dịch vụ thanh toán KDTM cũng phát triển đa dạng hình thức thanh toán:
Internet banking: Dịch vụ ngân hàng điện tử là một ứng dụng thanh toánquan trọng dựa vào CNTT, loại hình dịch vụ này cho phép conngười tiếp cậnvào giao dịch thông qua các thông điệp điện tử thay cho conngười Với Internetbanking, máy tính của khách hàng được kết nối với máy tính của ngân hàng đểđảm nhận các giao dịch thanh toán thông qua phương thức trực tuyến Thực hiệndịch vụ internet banking, khách hàng có thể tiến hành nhiều loại hình giao dịchngân hàng mà không cần đến trụ sở ngân hàng Ưu điểm đối với khách hàng là
sự thuận tiện, trong khi đó lợi ích các NHTM thu được chính là chi phí giao dịchthấp hơn đáng kể so với việc khách hàng tới giao dịch tại ngân hàng Thế giớiđang bước vào một thời đại mà các máy tính bảng/Smart phone làm thay đổinhững phương thức thanh toán ngân hàng truyền thống, loại bỏ những giao dịchgiấy tờ và xử lý thủ công cùng những chi phí đi kèm và việc máy tính, chi phíkết nối Internet giảm đã gia tăng tiện lợi khiến dịch vụ thanh toán trực tuyếnnàyđang ngày càng có tiềm năng phục vụ người dân
Ví điện tử: Ví điện tử là một phương tiện thay thế tiền mặt dùng để thanhtoán các giao dịch nhỏ Nó cũng có thể được hiểu như là một thẻ trả trước được
sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau Về kỹ thuật, Ví điện tử được kết nối mộttài khoản điện tử, có chức năng như một chiếc Ví tiền trong thế giới Internetnhằm hỗ trợ người dùng mua-bán-giao dịch tại các trang website thương mạiđiện tử có mối quan hệ kết nối thanh toán và tại các cộng đồng mạng có hoạtđộng thanh toán hoặc trả phí
Dịch vụ thanh toán qua di động (Mobile Banking/SMS banking): Là dịch vụthanh toán dựa trên điện thoại di động hoặc điện thoại cố định Triển khai dịch vụthanh toánnày thường đòi hỏi điều kiện đáp ứng cơ sở hạ tầng và sự hợp tác từ phíacông ty viễn thông Trên thế giới hiện nay có 3 mô hình triển khai thanh toán quađiện thoại chính (Mô hình Công ty di động làm chủ đạo; Mô hình cung cấp Mobile
Trang 35banking do ngân hàng làm chủ đạo; Mô hình liên kết ngân hàng - viễn thông), đều
có điểm chung là cho phép người sử dụng thực hiện giao dịch, thanh toán mọi lúc,mọi nơi thông qua điện thoại Tuy nhiên vai trò của các bên tham gia trong các môhình này có đặc điểm khác biệt, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện KT-XH,
cơ sở hạ tầng, chính sách quản lý, thói quen tiêu dùng…tại mỗi quốc gia
Đối với lĩnh vực thanh toán quốc tế, nhiều ngân hàng đã ra mắt những hìnhthức thanh toán xuyên biên giới Chẳng hạn, giữa năm 2019, TPBank hợp tác vớiUnionPay (Trung Quốc) về việc liên thông thanh toán Đầu tháng 11/2019,TPBank ra mắt hình thức chuyển tiền bằng công nghệ blockchain thông quaRippleNet, một nền tảng được phát triển bởi SBI Ripple Asia LienVietPostBankhợp tác với BC Card (Hàn Quốc) thử nghiệm việc thanh toán thông qua ví điện tửtại Hàn Quốc và dự định triển khai dịch vụ này vào năm 2020
1.1.4 Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.4.1 Khái niệm
Phát triển hoạt động TTKDTM không chỉ được hiểu là sự tăng lên về mặt
số lượng: doanh số thanh toán; số lượng khách hàng; về các phương thức, hìnhthức thanh toán; mạng lưới,….mà còn là sự tăng lên về chất lượng như: thay đổitrong quy trình, công nghệ thanh toán sao cho thủ tục đơn giản, dịch vụ nhanhchóng, chính xác, kịp thời, bảo mật và thuận tiện; phí dịch vụ cạnh tranh, tạođiều kiện để phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng
1.1.4.2 Lợi ích của việc phát triển thanh toán không dung tiền mặt
- Đối với khách hàng: giúp khách hàng sẽ không phải đối diện các vấn đềnhư khi sử dụng tiền mặt thanh toán trực tiếp như trộm cắp, hỏa hoạn đặc biệt
là các giao dịch với khối lượng tiền lớn đồng thời tiết kiệm được các chi phíphát sinh như chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm, chi phí bảo quản tiền mặt
Trang 36- Đối với NHTM: giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh và thu hútđược nhiều khách hàng hơn và tăng hiệu quả hoạt động nhờ giảm chi phí, giúpđiều hòa vốn trong hoạt động nội bộ hệ thống
- Đối với nền kinh tế: giúp khắc phục được các nhược điểm của thanhtoán bằng tiền mặt; nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ của NHTW
và phòng chống tham nhũng; đảm bảo sự phát triển ổn định cuả TTTC, thúc đẩytăng trường kinh tế nói chung,
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1.2.1 Phát triển về quy mô
1.2.1.1 Mở rộng thị phần kinh doanh
Mở rộng thị phần là một trong những chiến lược mà hầu hết các NHTMthường theo đuổi để đạt được sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh Ngânhàng có thị phần hoạt động lớn sẽ có lợi thế trong việc thống lĩnh, đi đầu thị trường
Mở rộng thị phần kinh doanh bao gồm việc phát triển thị trường mới vềmặt địa lý và phát triển thị trường theo đối tượng khách hàng
- Phát triển thị trường mới về địa lý: NHTM phát triển mạng lưới chinhánh, phòng giao dịch ở vị trí địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, hoặcphát triển chi nhánh, đại lý ở thị trường nước ngoài Phát triển thị trường về mặtđịa lý giúp NHTM có thể cung ứng sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh ra thịtrường mới từ đó xây dựng và củng cố thương hiệu, phát triển thị phần trên thịtrường mới
- Phát triển thị trường mới theo đối tượng khách hàng: Đa dạng hóa kháchhàng theo nhiều tiêu thức, mở rộng cung ứng dịch vụ cho các đối tượng kháchhàng khác nhau sẽ tác động tích cực tới sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới củaNHTM Khi NHTM phát triển đối tượng khách hàng đi kèm đa dạng hóa dịch vụphù hợp với yêu cầu của khách hàng, NHTM sẽ cá biệt hóa sản phẩm nhằm mụctiêu phát triển dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
1.2.1.2 Thu hút khách hàng mới
Trang 37Việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM là kết quả tất yếutrong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Số lượng khách hàng càngđông, thị phần càng lớn càng chứng tỏ ngân hàng đó đã phát triển tốt dịch vụTTKDTM, thành công trong việc tiếp cận, thu hút khách hàng.
Ngoài việc đảm bảo giữ được lượng khách hàng cũ một cách tốt nhất thìcần phát huy việc gia tăng không ngừng số lượng khách hàng mới là điều rất quantrọng mà các NHTM nào cũng đặc biệt quan tâm Và để thu hút được khách hàngmới thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thay đổi thói quen thanh toán bằngtiền mặt của người dân, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, công nghệ,quảng cáo,…có thỏa mãn được nhu cầu của người dân hay không?
1.2.1.3 Ða dạng và triển khai các hình thức thanh toán mới
Với việc hướng đến xây dựng mô hình ngân hàng hiện đại, phát triển toàndiện, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng càng phong phú càng thu hút đượcnhiều đối tượng khách hàng tham gia sử dụng, vì nó đáp ứng được nhiều hơn cácnhu cầu khách hàng Danh mục sản phẩm dịch vụ TTKDTM sẽ phần nào giúpđánh giá được sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt củangân hàng
Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ thanh toán là chỉ tiêu định tính, phụ thuộcvào đánh giá chủ quan của người sử dụng Chỉ tiêu này có thể được thống kê dựatrên các cuộc khảo sát định kỳ ý kiến của người sử dụng dịch vụ thanh toán ngânhàng Cũng qua kết quả khảo sát, các Ngân hàng thương mại sẽ xây dựng và hoànthiện dịch vụ thanh toán của mình phù hợp hơn với nhu cầu của mọi khách hàng.Phát triển dịch vụ TTKDTM giúp NHTM tạo tính khác biệt so với đối thủcạnh tranh và phát huy được lợi thế đặc thù của mình Đa dạng hóa các sản phẩmdịch vụ TTKDTM phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của từng đối tượngkhách hàng là một tiêu chí mà các NHTM phải quan tâm khi phát triển dịch vụTTKDTM
1.2.2 Phát triển về chất lượng
Trang 381.2.2.1 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạtđộng kinh doanh nói chung và TTKDTM nói riêng của các ngân hàng Côngnghệ ngân hàng tiên tiến cho phép ngân hàng tích hợp nhiều loại dịch vụ và mởrộng phạm vi hoạt động của mình, vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kếtvới nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trìnhchu chuyển vốn trong nền kinh tế
Bên cạnh đó, với các trang thiết bị máy móc, phương tiện kĩ thuật hiện đại
sẽ giúp ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đảmbảo giao dịch an toàn, nhanh chóng và chính xác hơn, đảm bảo kết nối không chỉ
bó hẹp ở trong một quốc gia mà nó còn được mở rộng ra phạm vi thế giới, nângcao được năng lực cạnh tranh cho ngân hàng
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ TTKDTM của ngân hàng
sẽ tạo cho sản phẩm, dịch vụ TTKDTM của ngân hàng có thêm nhiều tiện ích đadạng, thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng Đồng thời, ứng dụngcông nghệ sẽ làm tăng tính bảo mật, an toàn dịch vụ TTKDTM giúp hạn chế rủi
ro ở mức thấp nhất cho khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng tiếp tục tintưởng và an tâm sử dụng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng
1.2.2.2 Xây dựng quy trình thanh toán khoa học, đào tạo nhân viên lành nghề
- Để có thể kiểm soát nội bộ tình hình triển khai quy trình cung ứng dịch
vụ TTKDTM, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng các quy trình thanh toán khoahọc, đồng bộ và cập nhật thường xuyên, các kênh thông tin xuôi ngược phải đảmbảo luôn thông suốt Xây dựng, hoàn thiện quy tình thanh toán đảm bảo luânchuyển chứng từ nội bộ gọn, cần linh hoạt xử lý, lọc bớt đi những khâu trunggian không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo việc kiểm soát rủi ro, có hệ thống kiểmsoát tự động sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toáncủa ngân hàng được triển khai một cách chuyên nghiệp và hiệu quả
Trang 39Cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ cũng cần được quy định chặt chẽ và linh hoạt,đảm bảo có sự kiểm tra, giám sát từ trên xuống và ngược lại từ dưới lên.
- Trình độ của các cán bộ ngân hàng cũng như đạo đức nghề nghiệp củanhân viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các dịch vụ TTKDTM Máymóc chỉ đóng góp một phần trong quy trình phục vụ, còn chất lượng dịch vụ cólàm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng hay không thì còn do thái độ và tráchnhiệm của nhân viên ngân hàng Thái độ nhiệt tình của cán bộ ngân hàng sẽ làmcho khách hàng hài lòng, thêm vào đó là điều kiện kỹ thuật hiện đại sẽ đáp ứngđược các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn
1.2.2.3 Gia tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm
- Xây dựng mức phí thanh toán cạnh tranh
Ngân hàng hoạt động với mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuậnnhưng đối với hoạt động dịch vụ thì đó là tối đa hóa tống số phí thu được Tổng
số phí thu được cũng phản ánh sự phát triển của hoạt động TTKDTM, số mónthanh toán lớn cao thì số phí thu được sẽ nhiều Nhưng đó là trên phương diệnphía của ngân hàng, còn đối với khách hàng sẽ sử dụng chỉ tiêu phí suất: là sốtiền mà khách hàng phải trả trên mỗi món thanh toán Để thu hút khách hàng thìphí suất thanh toán phải thấp Khi mà điều kiện thanh toán của các ngân hàng lànhư nhau thì mức phí ở ngân hàng nào thấp thì sẽ thu hút được lượng kháchhàng đến sử dụng dịch vụ thanh toán Vậy nên cần xây dựng một mức phí thanhtoán sao cho hợp lý để làm sao có thể vừa có một mức phí thấp nhất đến chokhách hàng mà vừa đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng
- Xây dựng các chương trình hậu mãi sau bán hàng, bán chéo sản phẩm
Để xây dựng một mối quan hệ vững chắc với khách hàng, tạo nền tảng đểphát triển trong dài hạn, ngân hàng cần phải xây dựng quy trình chăm sóc kháchhàng sau bán hàng hiệu quả Đó là lời giải giúp ngân hàng phát triển kinh doanhbền vững
Chương trình hậu mãi khách hàng sau bán hàng là một thành tố thiết yếucủa bất kì sản phẩm nào, và dịch vụ TTKDTM cũng không ngoại lệ Thành tố
Trang 40này tuy tồn tại vô hình nhưng lại đem lại giá trị to lớn cho ngân hàng trong quátrình phát triển dịch vụ của mình
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm
Ý kiến phản hồi của khách hàng là nguồn dữ liệu quan trọng giúp ngânhàng điều tra mức độ hài lòng của khách hàng để hoàn thiện chất lượng sảnphẩm, dịch vụ của mình Từ đó, ngân hàng sẽ có cơ hội để cải thiện, hoặc làmmới sản phẩm, dịch vụ của mình, làm thỏa mãn thị trường với những sản phẩm
có giá trị hơn Chỉ có như vậy ngân hàng mới kiểm soát được sức cạnh tranh củasản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
1.3 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.3.1 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển về quy mô
a Số lượng tài khoản thanh toán và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại
Các chỉ tiêu này phản ánh quy mô phát triển hoạt động TTKDTM Sốlượng tài khoản thanh toán, dịch vụ ngân hàng hiện đại E –banhking gia tăngnhanh qua các năm chứng tỏ nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán ngân hàng củakhách hàng tăng, dịch vụ ngân hàng tiện ích, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian vàchi phí giao dịch cho khách hàng Đây cũng là cơ sở mở rộng và phát triển cácsản phẩm dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền E – banking và một số dịch vụ giatăng khác của ngân hàng
b Số lượng ngân hàng liên kết và đại lý thanh toán
Thanh toán giữa các ngân hàng trong nội bộ quốc gia thường được thựchiện qua các mạng thanh toán điện tử tự động trực tuyến.Để thanh toán trên cácmạng thanh toán này, thông thường các ngân hàng sẽ phải đăng kí với ngân hàngtrung ương hoặc công ty quản lý mạng thanh toán để nhận được địa chỉ nhận vàchuyển điện thanh toán Mỗi khi chuyển tiền ngân hàng lập lệnh thanh toán vàgửi tới ngân hàng nhận tiền, phân loại theo địa chỉ của ngân hàng nhận trên điện