1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng đại hồng phúc

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Đại Hồng Phúc
Tác giả Nguyễn Minh Hưởng
Người hướng dẫn TS. Hồ Tuấn Vũ
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 716 KB

Nội dung

Hồn thiện kiểm sốt chi phí sử dụng máy thi cơng...77 Trang 6 BHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếCBCNV Cán bộ công nhân viênCNTTSX Công nhân trực tiếp sản xuấtDN Doanh nghiệpGDCK Giao

Trang 1

NGUYỄN MINH HƯỞNG

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY

DỰNG ĐẠI HỒNG PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng, Năm 2023

Trang 2

NGUYỄN MINH HƯỞNG

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY

DỰNG ĐẠI HỒNG PHÚC

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ TUẤN VŨ

Đà Nẵng, Năm 2023

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của luận văn 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 8

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 8

1.1.1 Khái niệm chi phí 8

1.1.2 Phân loại chi phí 8

1.1.3 Nội dung chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng 12

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 14

1.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ 14

1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ 15

1.2.3 Phân loại kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất 15

1.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 17

1.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17

1.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 21

1.3.3 Kiểm soát chi phí máy thi công 23

1.3.4 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 25

1.3.5 Kiểm soát công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin 26

Trang 4

1.4.2 Nhân tố chủ quan 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG PHÚC 31

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG PHÚC 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 31

2.1.2 Đặc điểm cơ cấu quản lý và tổ chức công tác kế toán của Công ty 32

2.1.3 Môi trường kiểm soát của Công ty CP ĐT&XD Đại Hồng Phúc 36

2.1.4 Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty CP ĐT&XD Đại Hồng Phúc 42

2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG PHÚC 51

2.2.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 52

2.2.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 58

2.2.3 Kiểm soát chi phí máy thi công 62

2.2.4 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 64

2.2.5 Kiểm soát công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin 66

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG PHÚC 68

2.3.1 Ưu điểm 68

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT&XD ĐẠI HỒNG PHÚC 73

Trang 5

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT&XD ĐẠI HỒNG PHÚC 74

3.2.1 Hoàn thiện kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 74

3.2.2 Hoàn thiện kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 76

3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công 77

3.2.4 Hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất chung 78

3.2.5 Các giải pháp bổ trợ khác 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91

KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

BHXH Bảo hiểm xã hội

CNTTSX Công nhân trực tiếp sản xuất

NVL-CCDC Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Trang 7

Bảng 3.1 Trích từ bảng giá giao khoán nhân công tại công trình NH Đầu tư 77 Bảng 3.2 Trích từ báo cáo kế hoạch công trình quý 4/2021 83

Trang 8

Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 32

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 33

Hình 2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ tại công ty 44

Hình 2.4 Lưu đồ kiểm soát chu trình xuất kho NVL tại Công ty 54

Hình 2.5 Lưu đồ kiểm soát thi công nhập xuất thẳng vật tư công trình tại Công ty.58 Hình 2.6 Lưu đồ kiểm soát chi phí nhân công tại Công ty 61

Hình 2.7 Lưu đồ kiểm soát chi phí máy thi công tại Công ty 63

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ thực tiễn đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp đã và đangđổi mới mạnh mẽ và toàn diện kể cả cách thức quản lý và điều hành, kiểm soát cáchoạt động của doanh nghiệp Kiểm soát nội bộ là một chức năng của quản lý, cũng

là một công cụ quản lý do chính người quản lý đơn vị xây dựng để phục vụ cho mụcđích quản lý của mình Trong phạm vi cơ sở, kiểm soát nội bộ là việc tự kiểm tra vàgiám sát mọi hoạt động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý nhằm đảm bảocho các hoạt động đúng quy trình, đúng pháp luật và đạt được các kế hoạch, mụctiêu đề ra với hiệu quả cao nhất và đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính

Trong công tác quản lý tại doanh nghiệp xây dựng, chi phí xây lắp và giáthành sản phẩm xây lắp là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản

lý doanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì chi phí xây lắp là chỉ tiêu phản ánh chấtlượng hoạt động của doanh nghiệp cũng như trình độ tổ chức quản lý Do đó, cácdoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều tất yếu các doanh nghiệp phải kiểmtra, kiểm soát được các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Đối với các doanh nghiệp xây lắp, công tác kiểm soát nội bộ chi phí nhằm đảmbảo chất lượng công trình luôn được đặt lên hàng đầu Công tác này không nhữngnâng cao và phát huy hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, mà còn giúp cho các doanhnghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc điều chỉnh các hoạtđộng của doanh nghiệp, chất lượng công trình và nó đóng một vai trò quan trọngtrong việc hỗ trợ cho công tác kiểm toán, tăng cường mức độ tin cậy của báo cáo tàichính…

Công ty CP đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúc trải qua nhiều năm thành lập vàphát triển đã tự khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường với phương châmngày càng đổi mới, phát triển bền vững Mặc dù đã có nhiều thành công, nhưng việckiểm soát nội bộ chi phí tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúchầu như chưa đáp ứng được nhu cầu của quản lý Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ

Trang 10

thống kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty là công việc rất hữu ích, cầnthiết nhằm tạo sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong xu thế phát triển và hộinhập như hiện nay.

Với tất cả các lý do nêu trên đã dẫn tôi đi đến quyết định nghiên cứu đề tài:

“Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúc”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung:

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tạiCông ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúc, nhằm tìm ra những mặt còntồn tại và hạn chế Từ đó nhận dạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng ĐạiHồng Phúc

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất, kiểm soát chiphí sản xuất trong doanh nghiệp

+ Mô tả và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công

ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúc, nhận biết những hạn chế và nguyênnhân hạn chế của công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty

+ Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sảnxuất tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng tập trung nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm soát chi phí sảnxuất trong doanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựngĐại Hồng Phúc

- Phạm vi nghiên cứu thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2021

Trang 11

2019-4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư

và xây dựng Đại Hồng Phúc, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiêncứu khác nhau để thu thập dữ liệu, nghiên cứu tài liệu và đánh giá vấn đề, cụ thể là:

+ Phương pháp thu thập tài liệu: Tác giả thu thập thông tin từ tài liệu do các

đơn vị trong công ty cung cấp Các tài liệu đã thu thập được bao gồm tài liệu sơ cấp

và tài liệu thứ cấp Tài liệu sơ cấp là các Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán củađơn vị, Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình quản trị, sổ sách kế toán và các tàiliệu khác liên quan đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất Tài liệu thứ cấp là tàiliệu thu thập được từ các nguồn thông tin khác như sách tham khảo, báo, cácwebsite, các báo cáo phân tích

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Đây là phương pháp tổng hợp

các dữ liệu đã thu thập được qua các công cụ giúp tác giả đưa ra các đánh giá vềthực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Kết quả đánh giá đượcthực hiện dựa trên thông tin thu thập đã được sắp xếp, phân loại một cách có hệthống

5 Bố cục của luận văn

Nội dung chính của luận văn được chia thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại các doanhnghiệp

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty cổ phầnđầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúc

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi phí sảnxuất tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúc

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ chiphí nói riêng tại các doanh nghiệp đặc thù như:

+ Đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ về chi phí kinh doanh tại công ty cổphần lương thực và dịch vụ Quảng Nam”, Phạm Thị Thu Hoài (2009) là đề tàinghiên cứu về lĩnh vực kiểm soát nội bộ Hệ thống hóa lý luận về KSNB chi phí

Trang 12

kinh doanh, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về KSNB trong quản lý, bản chất cũngnhư phân loại chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, nội dung cơ bản

về KSNB chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Đánh giá thực trạngcông tác KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty, những mặt đã làm được và nhữnghạn chế, tìm hiểu về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý,thực trạng KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Lương thực và Dịch vụQuảng Nam Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường KSNB chi phí kinh doanhtại Công ty: các giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát, các giải pháp tăngcường KSNB chi phí kinh doanh thông qua các thủ tục KSNB, các giải pháp tăngcường KSNB chi phí kinh doanh thông qua thông tin kế toán tại Công ty

+ Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi phí tại công ty xăng dầu khu vực V”,Trần Ngọc Tuyết (2010) Đề tài trình bày khá đầy đủ thực trạng kiểm soát nội bộchi phí trong xăng dầu Khu vực V, và thấy rằng với hệ thống kiểm soát chi phí đóchưa thật sự phù hợp với đặc điểm kinh doanh xăng dầu và khó có thể đáp ứngđược nhu cầu thông tin cho việc ra các quyết định kinh doanh hợp lý Chính vì vậu

đề tài đã đề xuất một số giải pháp gồm: Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát;Giải pháp hoàn thiện KSNB chi phí kinh doanh thông qua thủ tục kiểm soát; nhằmgiải quyết những hạn chế của KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty, góp phần tăngcường hơn nữa KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty Ngoài ra, luận văn cũng đưa

ra các điều kiện để có thể thực hiện được mô hình kiểm soát chi phí này trong Công

ty xăng dầu Khu vực V, đó là cần có sự kết hợp của doanh nghiệp và Nhà nước

+ Đề tài “Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ chi phí và doanh thu tạicông ty TNHH MTV cấp thoát nước Phú Yên”, Lê Thị Khánh Như (2012) trình bày

lý luận cơ bản về hệ thống KSNB, đồng thời làm rõ hơn những lý luận về KSNBđối với chi phí và doanh thu tại Công ty; nghiên cứu sâu tình hình thực tế về KSNBđối với chi phí và doanh thu tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Phú Yên.Trên cơ sở lý luận và thông qua thực tế công tác KSNB đối với chi phí và doanh thutại Công ty, đề tài đã đưa ra được những giải pháp hoàn thiện KSNB chi phí vàdoanh thu trên cả ba phương diện: hoàn thiện môi trường kiểm soát, hoàn thiện hệ

Trang 13

thống thông tin kế toán và hoàn thiện các thủ tục KSNB chi phí và doanh thu tiềnnước Nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại c góp phần giảmthiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo hoạt động hiệu quả, ổn định và lâu dàitại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Phú Yên.

+ Đề tài “Tăng cường kiểm soát chi phí tại siêu thị Coopmart Quy Nhơn”,Nguyễn Thị Kim Thoa (2012) đã nghiên cứu và hoàn thiện kiểm soát chi phí tạiCông ty Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về lý luận và thực tiễn, đề tài đã giảiquyết được các nội dung về hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí trongcác Doanh nghiệp Thương mại, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạngkiểm soát chi phí tại Công ty Phản ánh được thực trạng kiểm soát chi phí tại Công

ty, bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát Từ đónêu ra những mặt hạn chế cần hoàn thiện về công tác kiểm soát chi phí tại đơn vị.Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi phí tạiCông ty bao gồm: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi phí, tăng cường kiểm soátchi phí, giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty Ngoài ra,

đề tài còn nêu ra vấn đề kiểm soát trong môi trường máy tính và lưu trữ giúp chonhà quản trị nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh của đơn vị

+ Đề tài “Kiểm soát chi phi tại công ty cổ phần hóa dầu Mekong” Phan DoãnThị Kim Nga (2013) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chiphí sản xuất trong doanh nghiệp, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm racác giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty

cổ phần hóa dầu Mekong Luận văn phản ánh thực trạng công tác kiểm soát chi phísản xuất tại Công ty cổ phần hóa dầu Mekong bao gồm: Mục tiêu kiểm soát, Tổchức thông tin phục vụ cho kiểm soát chi phí sản xuất và các thủ tục kiểm soát chiphí sản xuất Phân tích chỉ ra những mặt hạn chế cần hoàn thiện về kiểm soát chiphí sản xuất tại Công ty cổ phần hóa dầu Mekong Từ đó, xác định một số giải phápgóp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần hóadầu Mekong như: Giải pháp hoàn thiện thông tin phục vụ kiểm soát chi phí tại côngty; giải pháp hoàn thiện các thủ tục kiểm soát chi phí tại công ty nhằm hạn chế việc

Trang 14

sử dụng lãng phí chi phí để làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuậnhoạt động cho Công ty

Nghiên cứu thực tế về vấn đề KSNB đối với chi phí sản xuất trong doanh

nghiệp có các đề tài sau: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất trong các

doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Đinh Thị

Phương Liên – Đại học Đà Nẵng, “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi phí

sản xuất tại các đơn vị xây lắp trực thuộc công ty Hữu Nghị Nam Lào” của tác giả

Trần Quang Hiền – Đại học Đà nẵng, “Kiểm soát chi phí tại các doanh nghiệp xây

dựng - trường hợp công ty cổ phần xây dựng sông Hồng 24” của tác giả Mai Hoàng

Hải – Đại học Đà Nẵng….Các đề tài cũng đưa ra được nhiều hướng giải quyết cácvấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp và đưa ra được nhiều đề xuất nhằm nângcao hiệu quả của công tác quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Tuy nhiênmỗi doanh nghiệp có một đặc điểm riêng cũng như một hướng kiểm soát riêng màkiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúcthì chưa có một nghiên cứu nào

Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Ánh Hồng (2016) với đề tài “Tăngcường kiểm soát chi phí tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnhQuảng Nam” Sau khi trình bày một số vấn đề về kiểm soát trong quản lý, kiểm soátchi phí ngân hàng, tác giả đã đánh giá về thực trạng kiểm soát chi phí tại Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam Tác giả đã nêu ra những đặctrưng cơ bản, thực tế hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn tỉnh Quảng Nam, từ đó đánh giá thực trạng, nêu rõ ưu điểm, hạn chếtrong quá trình kiểm soát chi phí từ đó đề xuất ra các giải pháp tăng cường kiểmsoát chi phí tại đơn vị nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Liên (2017) với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại ngân hàng TMCP Liên Việt- Chi nhánh Thăng Long” Tác giả đã đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí tại ngân hàng TMCP Liên Việt- Chi nhánh Thăng Long để từ đó đưa ra nhóm giải

Trang 15

pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Ngân hàng TMCP Liên Việt- Chi nhánh Thăng Long

Tóm lại, tất cả các nghiên cứu nói trên đều thể hiện được việc nghiên cứu về

hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nội bộ trong một đơn vị cụ thể nóiriêng Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về kiểm soát nội bộ chiphí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Hồng Phúc

Trang 16

1.1.1 Khái niệm chi phí

Chi phí được định nghĩa như là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ

ra nhằm thu được các loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ

Như vậy, nội dung của chi phí rất đa dạng Trong kế toán quản trị, chi phí được phân loại và sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu đa dạng trong các thời điểm khác nhau của quản lý nội bộ doanh nghiệp Thêm vào đó, chi phí phát sinh trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ) cũng có nội dung và đặc điểm khác nhau, trong đó nội dung chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thể hiện tính đa dạng và bao quát nhất.

1.1.2 Phân loại chi phí

Sau đây là một số cách phân loại chi phí thường gặp đối với các doanhnghiệp sản xuất

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động cóchức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chiathành hai loại lớn: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

- Chi phí sản xuất

Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩmbằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị Chiphí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Trang 17

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệucấu thành thực thể của thành phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cáchtách biệt, rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm Nguyên vật liệu trực tiếp được nhậndiện dễ dàng trong sản phẩm vì nó tượng trưng cho đặc tính dễ thấy nhất của cái gìđược sản xuất.Ví dụ: Thép để đóng tàu, sắt để sản xuất xe đạp, bột mì để sản xuất

mì ăn liền…

+ Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương và các khoản trích theolương của những người lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm Khả năng và kỹ năngcủa lao động trực tiếp có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm tạo ra.Thông thường những lao động trực tiếp này xử lý nguyên vật liệu trực tiếp bằng tayhoặc thông qua việc sử dụng công cụ dụng cụ hoặc máy móc thiết bị

+ Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩmngoài chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chungbao gồm 3 loại chi phí, đó là chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân cônggián tiếp và các chi phí khác Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết khác đểvận hành phân xưởng Ví dụ: Chi phí thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao máy mócthiết bị, chi phí điện nước…

- Chi phí ngoài sản xuất

Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đếnqúa trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanhnghiệp Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng vàchi phí quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí bán hàng

Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêuthụ sản phẩm Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm

Trang 18

giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiềnlương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo, v.v

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho côngtác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàndoanh nghiệp Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiềnlương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu haotài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v

Phân loại chi phí theo cách ứng xử

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành: Chi phí biến đổi, chi phí bấtbiến và chi phí hỗn hợp

- Chi phí biến đổi (biến phí)

Chi phí biến đổi là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biếnđộng về mức độ hoạt động Biến phí tính trên một đơn vị thì nó ổn định Biến phí sẽbiến đổi theo căn cứ được xem là nguyên nhân phát sinh ra chi phí đó, thường gọi làhoạt động căn cứ Các hoạt động căn cứ thường được dùng: sản lượng sản xuất, sảnlượng tiêu thụ, số giờ máy vận hành, số giờ lao động trực tiếp, số km vận chuyển…

Tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi của biến phí so với mức độ hoạt động màngười ta chia biến phí thành biến phí thực thụ và biến phí cấp bậc

- Chi phí bất biến (định phí)

Định phí là những chi phí mà xét về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ

hoạt dộng thay đổi trong một phạm vi hoạt động của doanh nghiệp

Căn cứ vào độ cần thiết của định phí thì định phí chia làm 2 loại là định phíbắt buộc và định phí tuỳ ý

- Chi phí hỗn hợp

Là những chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố biến phí lẫn yếu tố địnhphí Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm củađịnh phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến

Trang 19

phí Sự pha trộn giữa định phí và biến phí có thể theo những tỷ lệ nhất định Khiquá trình sản xuất kinh doanh phát triển, loại chi phí này chiếm một tỷ lệ khá cao.

Với mục đích lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động kinh doanh và chủ độngtrong quản lý chi phí, chi phí hỗn hợp cần được phân tích và lượng hóa theo yếu tốđịnh phí và biến phí

Phân loại theo nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành các loại chi phí sau :

- Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương

- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

- Chi phí công cụ, dụng cụ

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiền

Phân loại chi phí dùng trong kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định

- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

+ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một

loại sản phẩm, một công việc hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàntoàn có thể hạch toán quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc đó

+ Chi phí gián tiếp: Là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc,

nhiều đối tượng khác nhau, nên phải tập hợp quy nạp cho từng đối tượng bằngphương pháp phân bổ gián tiếp

- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

+ Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà ở cấp quản lý nào đó, nhà

quản trị xác định được chính xác sự phát sinh của nó, đồng thời nhà quản trị cũng

có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh của nó

+ Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản trị không

thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó hoặc không có thẩm quyền ra quyết định

về loại chi phí đó

Trang 20

- Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội có thể định nghĩa là một khoản lợi nhuận tiềm tàng bị mất đihay phải hy sinh để lựa chọn, thực hiện hoạt động này thay thế một hoạt động khác.Chi phí cơ hội không xuất hiện trên sổ sách kế toán nhưng lại là cơ sở để lựa chọnphương án hành động

- Chi phí chìm

Chi phí chìm là những dòng chi phí luôn luôn xuất hiện trong tất cả cácphương án sản xuất kinh doanh Đây là một dòng chi phí mà nhà quản trị phải chấpnhận không có sự lựa chọn

- Chi phí chênh lệch

Chi phí chênh lệch là những chi phí hiện diện trong phương án này nhưngkhông hiện diện hay chỉ hiện diện một phần trong phương án khác

1.1.3 Nội dung chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng

Trong bất kỳ một loại hình doanh nghiệp, chi phí là biểu hiện bằng tiềnnhững hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh Trong doanh nghiệp xây dựng thì chi phí phát sinh chủyếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí các công trình xây dựng, gồm các chi phísau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về vật liệu chính, vật liệuphụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực

tế sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắpnhư: gạch, sắt, ximăng, bêtông, vĩ kèo, v.v…

- Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào quátrình hoạt động xây lắp bao gồm: tiền lương, tiền công phải trả cho nhân công trựctiếp thực hiện khối lượng xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vậnchuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân phụ trợ chuẩn

bị, kết thúc, thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân thuộc quyềnquản lý của doanh nghiệp hay thuê ngoài Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm

Trang 21

các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chi phí sử dụng máy thi công: máy móc thi công là các loại xe máy, động cơmáy được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình xây dựng như: máytrộn bêtông, máy đào, máy xúc, máy đóng cọc, xe ôtô ben, cẩu tháp, máy bơm… Cácloại phương tiện máy thi công này, doanh nghiệp có thể thuê bên ngoài hoặc tự trang

bị để khai thác sử dụng lâu dài trong quá trình hoạt động của mình Chi phí sử dụngmáy thi công là toàn bộ các chi phí liên quan về vật liệu, nhân công và chi phí khác

có liên quan đến quá trình sử dụng máy cho các công trình xây lắp như:

+ Chi phí lương chính, lương phụ, phụ cấp của công nhân điều khiển phương tiện + Chi phí vật liệu, nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ máy thi công

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định máy thi công

+ Chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ máy thi công

+ Chi phí dịch vụ thuê ngoài, về sửa chữa, bảo hiểm, tiền thuê tài sản, chi phívận chuyển, điện nước và các chi phí bằng tiền khác… liên quan đến vận hành máymóc

- Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quanđến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội thi công xây lắp và ở cáccông trường xây dựng Chi phí sản xuất chung phải được tổ chức hạch toán cho từngcông trình, hạng mục công trình và phải chi tiết theo từng khoản mục nhất định

Trong trường hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình,hạng mục công trình thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các côngtrình hạng mục công trình đó theo các tỷ lệ phân bổ Thông thường trong các doanhnghiệp xây dựng thì tiêu chí phân bổ chi phí sản xuất chung được dựa vào chi phínhân công trực tiếp Ngoài ra, trong các doanh nghiệp xây dựng còn có rất nhiềuloại chi phí như chi phí quản lý văn phòng, chi phí lãi vay, … và hầu hết các chi phínày được phân bổ và vốn hoá vào chi phí sản xuất chung thi công xây lắp để kếtthành giá trị công trình Phần còn lại của chi phí quản lý này hầu như chiếm tỷ lệkhông lớn lắm trong doanh nghiệp

Trang 22

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một thể thức bên trong đơn vị, do người của đơn vị kiểmsoát xem nhân viên làm đúng hay sai những thể thức đã được quy định trong quychế đã được đề ra khi thực hiện hoạt động Kiểm soát có thể được hiểu là công việc

rà soát để điều hành toàn bộ hoạt động, là tổng hợp những cách thức điều tiết, đolường các hành vi để nắm bắt việc điều hành mọi hoạt động của đơn vị

Công tác kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biệnpháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nổ lực của mọi thành viên trong

tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra mộtcách hợp lý Có thể hiểu đơn giản, công tác kiểm soát là hệ thống của tất cả những

gì mà một tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điềumuốn tránh Các bước kiểm soát là các biện pháp được tiến hành để xem xét vàkhẳng định các biện pháp quản lý khác có được tiến hành hiểu quả và thích hợp haykhông

“Kiểm soát nội bộ là một hệ thống các biện pháp kiểm tra hoàn chỉnh về tàichính và các mặt khác do Ban lãnh đạo đặt ra nhằm thực hiện công việc kinh doanhcủa doanh nghiệp một cách quy củ và có hiệu suất, đảm bảo chắc chắn việc tuân thủtriệt để các chính sách quản lý, bảo vệ tài sản và đảm bảo ghi chép sổ sách đầy đủ,chính xác nhất” (theo APC Auditing Guideline, “Internal Control”,

Còn theo COSO (Committee of Sponsoring Organization of the TreadwayCommisson): “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hộiđồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sựđảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

(1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động

(2) Sự tin cậy của báo cáo tài chính

(3) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”

Trang 23

Qua các định nghĩa trên cho thấy kiểm soát nội bộ được các nhà quản lý thiếtlập để điều hành mọi nhân viên, mọi hoạt động và kiểm soát không chỉ giới hạntrong chức năng tài chính, kế toán mà nó còn phải kiểm soát mọi chức năng khácnhư về hành chính, quản lý sản xuất và hoạch định.

1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ

Mỗi đơn vị thường có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác địnhcác chiến lược cần thực hiện Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị, hay mụctiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị Có thể chia các mục tiêukiểm soát đơn vị cần thiết lập thành 3 nhóm:

- Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của

việc sử dụng các nguồn lực

- Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng

tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp

- Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và

các quy định

Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lýđạt được các mục tiêu liên quan như tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuânthủ pháp luật và các quy định Để đạt được các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở cácchuẩn mực đã được thiết lập Kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát,cách thức đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát của đơn vị, hệ thống thông tin vàtruyền thông và vấn đề giám sát

Kiểm soát nội bộ không thể ngăn ngừa các quyết định sai lầm hay các sự kiệnbên ngoài có thể làm đơn vị không đạt được các mục tiêu đề ra Với các mục tiêunày, kiểm soát nội bộ chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng các nhà quản lý với vaitrò giám sát, với hành động kịp thời sẽ giúp tổ chức có thể đạt được các mục tiêu

1.2.3 Phân loại kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất

Trong phạm vi của một tổ chức, kiểm soát bao gồm kiểm soát vật chất vàkiểm soát kế toán

Trang 24

hệ thống Vì vậy tổ chức sắp xếp nhân sự trong doanh nghiệp là quan trọng, cần bốtrí phù hợp giữa năng lực chuyên môn và công việc được giao, tổ chức các bộ phậnchức năng hợp lý với các hoạt động của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, kiểm soát vật chất còn là việc xây dựng và ban hành các chínhsách liên quan, phục vụ cho hoạt động quản lý và kiểm soát trong mỗi đơn vị, chẳnghạn ban hành quy định, định mức về loại chi phí trong quá trình hoạt động của đơn

vị như chính sách chi trả thu nhập cho người lao động…

- Kiểm soát kế toán

Hệ thống thông tin kế toán bên cạnh chức năng cung cấp thông tin cho quản

lý còn thực hiện chức năng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn vị Chính vì vậy

mà hệ thống kế toán là một mắc xích, một bộ phận cấu thành quan trọng của hệthống kiểm soát nội bộ Kiểm soát kế toán là hành động kiểm tra tính xác thực, đầy

đủ, phê chuẩn đối với nghiệp vụ từ khâu lập chứng từ kế toán, phản ánh vào sổ kếtoán đến khâu lập báo cáo kế toán

Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát sau:

- Tính có thực: Cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những nghiệp vụ

không có thực vào sổ sách của doanh nghiệp

- Tính đầy đủ: Đảm bảo việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Sự phê chuẩn: Đảm bảo mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý

- Sự đánh giá: Đảm bảo không có sự sai phạm trong việc tính toán các khoản

giá và chi phí

Trang 25

- Sự phân loại: Bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tài

khoản và ghi nhận đúng đắn vào các loại sổ sách kế toán

- Đảm bảo việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện kịp thời theo quy định.

- Qúa trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: Số liệu kế toán được ghi vào sổ

phải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên các báo cáo tàichính của doanh nghiệp

1.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

1.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.3.1.1 Các rủi ro thường gặp đối với nguyên vật liệu trực tiếp

+ Xuất vật tự không đúng nhu cầu của người yêu cầu xuất vật tư hoặc ngườiyêu cầu đề nghị xuất vật tư không phù hợp với công việc cần làm

+ Vật tư bị thất thoát do bị mất cắp

+ Xuất vật tư nhưng chưa được sự xét duyệt của người có thẩm quyền: côngnhân tự ý lấy nguyên vật liệu sử dụng mà chưa có sự đồng ý của người có thẩmquyền hoặc đã được phê duyệt yêu cầu xuất vật tư nhưng khi lấy vật tư thì không lấytheo đề nghị ban đầu mà lấy loại nguyên vật liệu khác

1.3.1.2 Mục tiêu kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, thì những mục tiêu cần đạt tới là: + Tổng chi phí thực tế phát sinh không vượt quá dự toán chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp

+ Đảm bảo hiệu quả của công việc quản lý nguyên vật liệu

+ Đảm bảo việc bảo vệ tài sản tránh mất mát, lãng phí

+ Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho từng công trình phải đảm bảotính có thật, được phê chuẩn, được phản ánh vào sổ sách đầy đủ, chính xác, đượcđánh giá đúng, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

1.3.1.3 Các thủ tục kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 26

Để kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phải có 1 chu trìnhkiểm soát như sau:

Hình 1.1: Chu trình kiểm soát tổng quát

Để đảm bảo hiệu qủa kiểm soát về chi phí nguyên vật liệu cần phải đảm bảo

sự kiểm soát ngay từ giai đoạn tiếp cận nguyên vật liệu, xuất dùng nguyên vật liệu,quá trình sử dụng nguyên vật liệu và tồn kho Một sự kiểm soát không tốt trong mộtgiai đoạn nào đó sẽ làm gia tăng chi phí, ảnh hưởng đến hoạt động của doanhnghiệp

Phân chia trách nhiệm giữa:

 Chức năng xét duyệt và thực hiện nghiệp vụ mua vật tư

 Chức năng mua vật tư

 Chức năng bảo quản kho và kế toán vật tư

Ban hành chính sách mua vật tư, gồm các vấn đề:

 Chính sách mua vật tư: Cần quản lý về số lượng, chủng loại, quy cách,chất lượng, giá cả và chi phí thu mua cũng như kế hoạch thu mua theo đúng tiến độthời gian phù hợp với kế hoạch thi công, xây dựng công trình Trong doanh nghiệpvật liệu luôn được dự trữ ở một mức nhất định, hợp lý nhằm đảm bảo quá trình thicông được liên tục Do vậy, doanh nghiệp phải xác định mức tồn kho tối đa và tốithiểu cho từng loại nguyên vật liệu, việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loạinguyên vật liệu nào đó sẽ gây tình trạng ứ đọng hoặc khan hiếm vật liệu ảnh hưởngđến tốc độ chu chuyển vốn và tiến độ thi công của các công trình Dữ trữ ở mức độ

Dòng vận động

Đưa nguyên vật liệu vào công trình

Nhập kho Nguyên vật liệu

Nhận nguyên vật liệu

Đơn đặt hàng Hoá đơn bán

hàng

Sổ theo dõi vật tư

Sổ kế toán chi phí

Xử lý các đơn đặt hàng

Nhập nguyên vật liệu nguyên vật liệuTồn kho

Tổ chức thi công công trình

Trang 27

cần thiết dung mô hình số lượng đạt hàng tối ưu (EOQ), được áp dụng trong điềukiện nguồn cung cấp vật tư ổn định.

 Chính sách lựa chọn nhà cung cấp: Do địa bàn thi công được xác định theotừng công trình nên việc lựa chọn nhà cung cấp là rất khó khăn xong cũng phải sàn lọccẩn thận để chọn được nhà cung cấp với giá cả thấp nhất và chất lượng cao nhất

+ Thiết lập các thủ tục mua vật tư: bộ phận mua hàng ở các phòng nghiệp vụtrong doanh nghiệp sẽ xét duyệt các nghiệp vụ liên quan đến mua vật tư, nguyên vậtliệu, đảm bảo hợp lý về giá cả, chất lượng của vật tư Tất cả nghiệp vụ mua hàng đềuphải có sự phê duyệt của lãnh đạo các cấp nhằm đảm bảo vật tư mua được sử dụngđúng mục đích, đúng kế hoạch thi công, dự toán được duyệt để tránh tình trạng muaquá nhiều hay mua các vật tư không cần thiết Chứng từ sử dụng trong mua hàng gồmcó: phiếu đề nghị cấp vật tư, đơn đặt hàng

Phiếu đề nghị cấp vật tư: là phiếu yêu cầu cung ứng vật tư để phục vụ cho

các công việc cần thiết trong quá trình xây dựng Phiếu này có thể được lập khi cóyêu cầu đột xuất hoặc căn cứ vào các công việc tiếp theo trong dự toán xây dựng và

kế hoạch sản xuất và vật tư tồn kho, phải được xác nhận kiểm tra, kiểm soát thôngqua các cấp có thẫm quyền, các phòng nghiệp vụ về sự hợp lý và tính có thật củanhu cầu

Đơn đặt hàng: sau khi phê duyệt phiếu yêu cầu cấp vật tư, bộ phận phụ

trách mua vật tư sẽ lập đơn đặt hàng để gửi cho nhà cung cấp Các đơn đặt hàng đềuđược đánh số và các thông tin rõ ràng liên quan đến vật tư cần cung cấp về sốlượng, chủng loại, quy cách, thời điểm giao nhận và phương thức vận chuyển, v.v…

+ Thiết lập các thủ tục giao nhận vật tư: Bộ phận nhận vật tư khi nhậnnguyên vật liệu sẽ phải kiểm tra về mẫu mã, số lượng, chất lượng, thời gian đến vàcác điều kiện khác, đồng thời lập biên bản nhận vật tư Sau đó bộ phận nhận vật tư

sẽ lập "phiếu nhập kho" số nguyên vật liệu nhận được Người giám sát của bộ phận

sẽ đối chiếu số lượng trên "đơn đặt hàng" để có thể xử lý tiếp tục nghiệp vụ muanguyên vật liệu Nhằm ngăn ngừa sai phạm, gian lận xảy ra, các nhân viên ở bộ

Trang 28

phận vật tư phải độc lập với bộ phận kho và phòng kế toán, nguyên vật liệu phảiđược kiểm soát chặt chẽ từ khi nhận cho đến khi chuyển đi nhập kho.

Bộ phận kho vật tư là bộ phận bảo quản về mặt hiện vật các loại nguyên vậtliệu tồn kho của doanh nghiệp Các nguyên vật liệu được cất giữ tại kho phải có quytrình bảo quản để nguyên vật liệu giảm hao hụt, không bị giảm phẩm chất, hưhỏng, Khi bộ phận nhận nguyên vật liệu giao vật tư cho thủ kho để bảo quản, thủkho sau khi kiểm tra vật tư về mặt số lượng, chất lượng, sẽ ký nhận vào "phiếunhập kho" và sau đó chuyển phiếu nhập kho đến bộ phận kế toán

Bộ phận kế toán căn cứ vào "Phiếu đề nghị mua vật tư", "Đơn đặt hàng",

"Phiếu nhập kho” và "Hóa đơn của nhà cung cấp" để kiểm tra, đối chiếu, theo dõiviệc thanh toán với người bán và làm căn cứ để ghi sổ Tùy theo hình thức tổ chức

hệ thống kế toán thanh toán với người bán, kế toán phải sử dụng các loại sổ sáchtương ứng

+ Xây dựng định mức và hao hụt vật tư: Tùy thuộc vào đặc tính của một sốloại vật tư mà phải xây dựng định mức và tỷ lệ hao hụt cho vật tư

+ Hệ thống kế toán chi tiết vật tư: Quy định mở các sổ sách chi tiết chotừng loại vật tư về mặt số lượng và chất lượng Định kỳ, giữa thủ kho và kế toán vật

tư đối chiếu lẫn nhau và xử lý triệt để các chênh lệch Hệ thống này bải đảm sự đốichiếu, kiểm tra lẫn nhau giúp cho việc quản lý vật tư được chặt chẽ

+ Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ: Bao gồm kiểm soátchứng từ, sổ sách và kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh

+ Xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ

1.3.1 4 Thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát

- Thông tin chứng từ, sổ sách cung cấp

Chứng từ: hợp đồng mua bán vật tư, đơn đạt hàng, các phiếu xuất kho, hóa

đơn mua hàng, phiếu chi, séc, bảng kê phiếu xuất vật tư, bảng dự toán chi phíNVLTT,…

Sổ sách: sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh – tài khoản chi phí

NVLTT, sổ cái tài khoản NVL (152), sổ cái tài khoản phải trả (331),…

Trang 29

- So sánh dự toán phê duyệt

- Đảm bảo mục tiêu kiểm soát

1.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

1.3.2.1 Các rủi ro thường gặp đối với chi phí nhân công trực tiếp

- Rủi ro về xác định mức lương: Nếu xác định mức lương của công nhân caohơn thị trường sẽ làm tang chi phí của doanh nghiệp từ đó sẽ giảm lợi nhuận Nhưngnếu xác định mức lương quá thấp sẽ không khuyến khích được sự hang hái cũng như

sự nhiệt tình trong quá trình làm việc của công nhân

- Rủi ro về tính lương: Ghi chép ít hơn hoặc nhiều hơn ngày công thực tế củacông nhân hoặc tính sai mức lương giữa các vị trí: đội trưởng, đội phó và công nhân

- Rủi ro về chi trả lương: Trả lương cho nhân viên đã nghỉ việc hoặc trả lươngcho nhân viên không có thực do việc cập nhật số liệu về nhân sự không đầy đủ, kịpthời

- Rủi ro về ghi nhận và báo cáo về quy trình nhân sự - tiền lương như ghi nhậnkhông kịp thời, không đầy đủ về số lượng nhân công, ngày công

1.3.2.2 Mục tiêu kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương Đây

là một khoản chi phí lớn đối với doanh nghiệp và các tổ chức Việc tính sai tiềnlương sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vìvậy kiểm soát chi phí nhân công có một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

+ Đảm bảo cho vấn đề chi trả lương đúng theo giờ công, chức vụ, cấp bậc, các

khoản trích theo lương đúng theo tỷ lệ quy định Việc chi trả tang ca, tiền thưởng cóhoạch toán đúng quy định, các chi phí phát sinh về tiền lương là có thật, được ghichép đầy đủ, chính xác

+ Tổng chi phí nhân công thực tế phát sinh không vượt quá dự toán chi phínhân công trực tiếp

+ Đảm bảo hiệu quả quản lý thời gian lao động, số lượng lao động cũng nhưchất lượng lao động

+ Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin liên quan đến chi phí tiền lương

Trang 30

+ Báo cáo cho cơ quan chức năng của nhà nước: cần thực hiện nghiêm túc vềcông tác ghi chép và lập báo cáo cho cơ quan chức năng của nhà nước theo quy định

về quản lý lao động tiền lương, nhằm giúp cho đơn vị hoàn thành nghĩa vụ với cơquan chức năng và giúp phát hiện những sai sót hoặc gian lận trong công tác lao độngtiền lương

+ Phân công phân nhiệm trong công tác về lao động tiền lương: hoạt động xâydựng thường được thực hiện trên các địa điểm biến động nên lực lượng lao động thicông công trình chủ yếu là thuê ngoài (địa phương) nên việc kiểm soát chi phí nhâncông rất phức tạp và dễ sai sót Để giảm bớt khả năng sai phạm trong công tác laođộng về tiền lương cần tiến hành phân công, phân nhiệm giữa các chức năng theo dõinhân sự, theo dõi thời gian, lập bảng lương, và ghi chép lương

+ Chức năng nhân sự: thường do bộ phận nhân sự đảm nhận và sự kiểm soátcủa bộ phận này được thực hiện Khi có tuyển dụng nhân viên mức lương phải đượcghi rõ vào hồ sơ gốc của bộ phận này Sau đó một bộ hồ sơ sẽ được gửi cho bộ phậntính lương Bộ phận tính lương không được ghi tên người nào vào bảng lương nếukhông có hồ sơ do bộ phận nhân sự gửi đến Khi có sự thay đổi về mức lương, bộphận nhân sự sẽ gửi văn bản chính thức cho bộ phận tính lương và các đội công trình.Việc kiểm soát này nhằm bảo đảm tính chính xác về các khoản thanh toán tiền lương.+ Theo dõi, tính toán thời gian lao động: Các đội công trình sẽ tiến hành ghichép xác định thời gian lao động thực tế, đánh giá hiệu quả công việc đạt được thểhiện qua bảng chấm công của từng đội Thường xuyên đối chiếu giữa bảng chấmcông với khối lượng hoàn thành

Trang 31

+ Tính lương, ghi chép và thanh toán lương: Căn cứ vào bảng chấm công vàkết quả công việc cũng như các chứng từ liên quan khác được gửi đến bộ phận kếtoán tiền lương Bộ phận này sẽ kiểm tra các chứng từ và thực hiện chức năng tínhtiền lương phải trả cho từng công nhân, lập bảng lương, ghi sổ theo dõi lương từngnhân viên và lập báo cáo tiền lương cho người quản lý cũng như Nhà nước Đồngthời ký duyệt séc thanh toán lương hoặc phiếu chi lương và phát lương cho nhân viên.+ Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ: Bao gồm kiểm soátchứng từ, sổ sách và kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh.

1.3.2.4 Thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát

- Thông tin chứng từ, sổ sách cung cấp

Chứng từ: phải kiểm tra hồ sơ tuyển dụng, hợp đồng lao động, bảng chấm

công, thẻ chấm công, bảng phân bổ tiền lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng dựtoán chi phí NCTT, phiếu chi tiền, séc, giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng,…

Sổ sách: sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh – tài khoản chi phí NCTT,

sổ cái tài khoản phải trả (331), sổ cái tài khoản phải trả công nhân viên (334),…

- So sánh với dự toán nhân công, phần phát sinh chênh lệch

- Đảm bảo mục tiêu kiểm soát

1.3.3 Kiểm soát chi phí máy thi công

1.3.3.1 Các rủi ro thường gặp đối với chi phí máy thi công

- Việc xuất nhiên liệu sử dụng cho máy thi công không được phê duyệt bởingười có trách nhiệm

- Ghi nhận sai về số giờ chạy máy thi công

- Ghi sót trong việc tính lương cho công nhân vận hành máy thi công

- Việc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công không chính xác

Kiểm soát vật chất

Định kỳ so sánh số lượng, chất lượng TSCĐ thực tế kiểm kê so với TSCĐđược ghi trên sổ sách Nhân viên cần sử máy móc, TSCĐ phải làm giấy yêu cầu cótrình bày rõ sử dụng cho công việc gì, sử dụng trong thời gian bao lâu,…

1.3.3.2 Mục tiêu kiểm soát chi phí máy thi công

Trang 32

+ Tổng chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh không vượt quá tổng dựtoán chi phí sử dụng máy thi công.

+ Đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc được giao

+ Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh là có thật, được ghi chép đầy đủ,chính xác, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

+ Có chế độ kiểm kê máy thi công, đánh giá tình trạng kỹ thuật để có biện phápđiều chỉnh cũng như công tác bảo trì, bảo dưỡng…

+ Kiểm soát chi phí khấu hao máy thi công: so với các chi phí thông thường

khác, chi phí khấu hao có đặc điểm là một loại chi phí ước tính chứ không phải làchi phí thực phát sinh Ta biết rằng mức khấu hao phụ thuộc vào hai nhân tố lànguyên giá tài sản và thời gian tính khấu hao, trong đó nguyên giá tài sản là mộtnhân tố khách quan, còn thời gian tính khấu hao lại phụ thuộc vào sự ước tính củađơn vị, chính vì thế mà mức khấu hao phải trích cũng mang tính chất ước tính Vậy,

để kiểm soát chặt chẽ chi phí khấu hao cần phải kiểm soát nguyên giá máy thi công

và thời gian tính khấu hao và cách phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng chịuchi phí

+ Kiểm soát chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền: kiểm soát

việc phân chia trách nhiệm giữa người mua hàng và kế toán Kiểm tra đối chiếu cácchứng từ có liên quan như:

Phiếu yêu cầu mua hàng: phiếu này được lập từ các bộ phận có nhu cầu mua

hàng và được cấp có thẩm quyền xét duyệt

Trang 33

Đặt hàng mua: chỉ được lập khi có yêu cầu mua hàng, được đánh số trước,

chọn người bán từ danh sách người bán được chấp nhận và kiểm tra các điều kiệnkhác trong đặt hàng

Hóa đơn của nhà cung cấp: được gửi trực tiếp đến cho kế toán phải trả.

+ Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ: Bao gồm kiểm soátchứng từ, sổ sách và kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh

1.3.3.4 Thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát

- Thông tin chứng từ, sổ sách cung cấp

Chứng từ: Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công, hợp đồng thuê máy móc

thiết bị, bảng kê xuất nhiên liệu sử dụng máy thi công, bảng phân bổ chi phí sử dụngmáy thi công, bảng sự toán chi phí sử dụng máy thi công, phiếu chi tiền, séc, bảngtính khấu hao máy thi công…

Sổ sách: Sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh – tài khoản

CPSDMTC, sổ cái tài khoản CPSDMTC, sổ cái tài khoản phải trả (331), sổ cái tàikhoản NVL (152)

- So sánh với dự toán máy thi công

- Đảm bảo mục tiêu kiểm soát

1.3.4 Kiểm soát chi phí sản xuất chung

1.3.4.1 Rủi ro thường gặp

Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí phát sinh nhằm phục vụ cho quátrình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Do khoản chi phí này liên quan đếnnhiều bộ phận, nhiều phòng ban nên rất khó quản lý và dễ dẫn đến sai sót do đó việckiểm soát chi phí sản xuất chung nhằm đảm bảo cho việc trích và tính khấu hao,việc phân bổ chi phí vào các bộ phận phòng ban là hợp lý, nhất quán trong doanhnghiệp Các khoản chi phí đó gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho đội thi công

- Chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca và các khoản trích theolương

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

Trang 34

- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền

1.3.4.2 Mục tiêu kiểm soát

- Bảo vệ tài sản, hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

- Đảm bảo tuân thủ, quy chế pháp luật

- Đảm bảo phù hợp cơ chế mô hình giao khoán BCH, đội

1.3.4.3 Thủ tục kiểm soát

- Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho đội thi công

- Kiểm soát chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca và các khoảntrích theo lương

- Kiểm soát chi phí khấu hao tài sản cố định

- Kiểm soát chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền

1.3.4.4 Thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát

- Thông tin chứng từ, sổ sách cung cấp

- So sánh dự toán

- Kiểm soát chi phí, đảm bảo mục tiêu kiểm soát

1.3.5 Kiểm soát công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin

1.3.5.1 Rủi ro thường gặp

Các nguy cơ dẫn đến rủi ro về thông tin kế toán có thể do sai sót hoặc gian lận.Sai sót phổ biến thường gặp là do các nhân viên kế toán thiếu cẩn thận hoặc non yếu

về kiến thức trong quá trình thu thập, xử lý và cập nhật thông tin Gian lận là hành vi

cố ý làm sai lệch thông tin vì mục đích chiếm đoạt tài sản hay tư lợi cá nhân Gian lận

có thể được thực hiện bằng cách thông đồng Đó là sự cấu kết của các nhà quản lý,nhân viên để lấy cắp tài sản của doanh nghiệp Một khi có sự gian lận của các nhàquản lý hoặc hành vi thông đồng giữa các cá nhân, bộ phận thì hệ thống kiểm soát nội

bộ thường khó phát hiện ra Trong môi trường xử lý thông tin bằng máy ví tính, cáchành vi gian lận có thể được thực hiện bằng những công cụ, kỹ thuật tinh vi và phứctạp hơn nhiều so với môi trường xử lý bằng tay

Ngoài ra, còn có nhiều rủi ro liên quan đến sự an toàn hệ thống máy tính,chương trình và dữ liệu do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan

Trang 35

1.3.5.2 Mục tiêu kiểm soát

- Đảm bảo hiệu quả, lợi ích cho doanh nghiệp

- Nhanh chóng, chính xác và thuận tiện

- Thủ tục liên quan đến quản lý dữ liệu và sử dụng chương trình kế toán máy

- Mức độ an toàn và bảo mật thông tin

1.3.5.3 Thủ tục kiểm soát

Thông tin là một nhân tố quan trọng trong hoạt động quản lý, là công cụkhông thể thiếu để lãnh đạo, điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của các nhà quảntrị doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý và cung cấp thông tin thìviệc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nói chung và trong hạchtoán kếtoán nói riêng tại các doanh nghiệp là tất yếu

Hệ thống thông tin kế toán bao gồm nguồn nhân lực, các phương tiện, phươngpháp kế toán được tổ chức khoa học nhằm thu thập và cung cấp thông tin kế toán chocác đối tượng sử dụng thông tin khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp Tuy nhiên,quá trình vận hành hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp lại tiềm ẩn rất nhiềurủi ro làm ảnh hưởng đến tính chính xác, độ tin cậy của thông tin cung cấp Kiểm soát

kế toán là một bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, có mụctiêu bảo vệ tài sản, đảm bảo ngăn ngừa và hạn chế rủi ro do thông tin kế toán khôngđược cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan cho các đốitượng sử dụng Để ngăn chặn các rủi ro đối với hệ thống thông tin kế toán, bất kìdoanh nghiệp nào cũng chú trọng đến việc áp dụng các chính sách, thủ tục để thựchiện việc kiểm soát và bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin này

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.1 Nhân tố khách quan

1.4.1.1 Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính được hiểu là hệ thống các hình thức, phương phápquản lý tài chính trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Về nội dung, cơ chếquản lý tài chính bao gồm các bộ phận: kế hoạch tài chính, các hình thức, phương

Trang 36

pháp phân phối các nguồn tài chính, hình thức và phương pháp tạo lập và sử dụngcác quỹ tiền tệ.

Cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ tạo môi trường bình đẳng, tạo điều kiệnphát triển cho các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực

Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính cũng có những tác động tiêu cực đối vớihoạt động tài chính của các doanh nghiệp nói chung, công tác quản lý, kiểm soát chiphí nói riêng Nếu các cơ chế này không phù hợp, sẽ trở thành rào cản, trói buộcđến quá trình tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, nếu cơ chế quản

lý tài chính của Nhà nước sơ hở, lỏng lẻo có thể gây ra thất thoát, lãng phí cácnguồn lực tài chính

b) Tình hình thị trường và yếu tố cạnh tranh

Các doanh nghiệp khác khi tham gia vào thị trường phải tính tới các điều kiệncủa môi trường kinh doanh, qua đó xác định mục tiêu lợi nhuận Ngày nay, với sựxuất hiện và phát triển ngày càng nhiều doanh nghiệp với nhiều loại hình…làm chohoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn Để đáp ứngnhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, một mặtdoanh nghiệp cần nghiên cứu, cho ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu kháchhàng, một mặt cần tính toán, xác định mức giá dịch vụ nhằm đạt mức lợi nhuận tốtnhất Từ đó đặt ra yêu cầu cần kiểm soát tốt chi phí, đặc biệt là các chi phí sản xuất

1.4.2 Nhân tố chủ quan

1.4.2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ hoạt động hữu hiệu sẽ góp phần làm chocông tác quản lý tài chính nói chung và kiểm soát chi phí nói riêng được thuận lợi.Đảm bảo hệ thống kế toán được vận hành có hiệu quả, các thủ tục kiểm tra, kiểmsoát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ; giúp ngân hàng phát hiện kịp thời saisót, ngăn chặn các hành vi gian lận

Trang 37

quản lý và do đó quyết định chất lượng công tác quản lý, kiểm soát chi phí

Đối với Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, quản lý, kiểm soát chiphí có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao sẽ là điều kiện tốt để xây dựng cácchiến lược quản lý, kiểm soát chi phí hiệu quả, có các định hướng kế hoạch kinhdoanh nói chung, kế hoạch chi phí nói riêng một cách linh hoạt, hiệu quả…

Đối với các đối tượng là cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi phí, nếu

có năng lực chuyên môn vững, an hiểu về các chế độ, quy định về tài chính, kế toán

để đưa công tác kiểm soát chi phí của ngân hàng tuân thủ các chế độ quy định về tàichính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị Trườnghợp đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đếncông tác kiểm soát chi phí lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, từ đó làm giảm hiệu quảhoạt động của ngân hàng…

1.4.2.3 Trình độ công nghệ

Cùng với nguồn nhân lực, trình độ công nghệ là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽđến công tác kiểm soát, quản lý chi phí trong các DN Để phục vụ việc quản lý thìcác nhà quản trị cần có nguồn thông tin kịp thời, chính xác, phản ánh đúng tình hìnhthực tế của đơn vị mình để từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời cần thiết Vớitrình độ công nghệ tiên tiến sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu thập dữ liệu đầuvào một cách chính xác, giúp kiểm soát tách bạch các khoản chi phí Qua đó, giúpnhà quản trị có thể đánh giá chi tiết về các mảng hoạt động nghiệp vụ của DN mình.Dưới ảnh hưởng của công nghệ hiện đại, chi phí cố định trong ngân hàng ngàycàng gia tăng cũng khiến các DN ngày càng quan tâm hơn đến công tác kiểm soátchi phí

1.4.2.4 Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức của DN là hình thức phân chia đơn vị thành các bộ phậnphòng ban hoạt động theo từng nhiệm vụ cụ thể DN có mô hình tổ chức tốt, phùhợp sẽ tạo điều kiện cho việc vận hành các quy định quản lý nói chung và kiểm soátchi phí nói riêng một cách trơn tru và thông suốt Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chứchoạt động của DN không phù hợp sẽ gây đến hiện tượng chồng chéo chức năngnhiệm vụ, không gắn liền trách nhiệm đơn vị cá nhân, gây thất thoát, lãng phí

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản lý chi phí là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụngcác nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về chi phí ngắn hạn cũng nhưdài hạn trong doanh nghiệp Kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng trong quản

lý chi phí Để kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh, điều quan trọng là nhận diệnđược các loại chi phí này và đề ra các biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát hiệu quả

Trong chương 1 đã khái quát đặc điểm ngành xây dựng và bản chất chi phítrong xây lắp, các nội dung để kiểm soát chi phí xây dựng từ môi trường kiểm soát, hệthống kế toán và các thủ tục kiểm soát chi phí

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, kiểmsoát chi phí đang là điểm nóng, việc kiểm soát được chi phí của đơn vị mình sẽ giúpdoanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh vàhiệu quả tốt hơn

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG PHÚC

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI HỒNG PHÚC

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Trước xu thế chung của nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa, cùng với quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hàng loạt các công ty xây dựng rađời như một tất yếu để đáp ứng nhu cầu về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Hòa vào dòng phát triển chung, nhận biết tầm quan trọng cũng như cơ hội vàthách thức của ngành, công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đại Hồng Phúc đượcthành lập vào ngày 11/05/2007

Tên công ty : Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đại Hồng Phúc

Trụ sở chính : Thôn Agrông, xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng NamChi nhánh : Lô 41 Lê Thanh Nghị, TP Đà Nẵng

đã từng bước phát triển và ngày càng đứng vững trên thị trường Từ khi thành lậpcho tới nay, công ty đã xây dựng được nhiều công trình, trong đó có những côngtrình có giá trị hàng trăm tỷ đồng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, vốn và tàisản được bảo toàn và bổ sung, tài chính lành mạnh, thu nhập của người lao độngđược nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, chấtlượng lao động ngày càng cao

Trang 40

2.1.2 Đặc điểm cơ cấu quản lý và tổ chức công tác kế toán của Công ty

2.1.2.1 Đặc điểm cơ cấu quản lý

-Mô hình quản trị:

Mô hình quản trị doanh nghiệp bao gồm: Đại hội Đồng cổ đông; Ban Kiểmsoát, Hội đồng Quản trị , Ban Điều hành đứng đầu là Tổng Giám đốc và các Phó Giámđốc Khối chức năng Cơ cấu tổ chức được xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản

lý theo các khối chức năng công việc, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tổng Giámđốc điều hành thông qua việc phân cấp, phân quyền để trực tiếp giải quyết các côngviệc cụ thể của khối thông qua Phó Giám đốc phụ trách khối

Nhìn chung, mô hình quản trị mới đã được xây dựng và tiếp cận với các chuẩnmực và thông lệ quốc tế Việc cơ cấu lại mô hình quản trị đã bước đầu tăng cường hiệuquả quản lý, quản trị điều hành, nâng cao hiệu quả quản trị của Hội đồng Quản trị(HĐQT) đối với bộ máy điều hành

- Cơ cấu bộ máy quản lý

Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Ngày đăng: 06/03/2024, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w