1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco

103 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa Chọn Dịch Vụ Của Khách Hàng Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nhân Lực Hideco
Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Minh Nhật
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU (12)
    • 1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 4.1. Phương pháp thu thập số liệu (15)
      • 4.2. Phương pháp chọn mẫu (16)
    • 5. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (16)
      • 6.1. Tài liệu nghiên cứu trong nước (16)
      • 6.2. Tài liệu nghiên cứu nước ngoài (17)
    • 7. Kết cấu đề tài (19)
  • PHẦN II: PHẦN THÂN BÀI (21)
    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (21)
      • 1.1. Dịch vụ (21)
        • 1.1.1. Khái niệm dịch vụ (21)
        • 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ (21)
      • 1.2. Chất lượng dịch vụ (22)
        • 1.2.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ (22)
        • 1.2.2. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ (22)
      • 1.3. Lý thuyết về khách hàng (24)
        • 1.3.1. Lý thuyết về khách hàng (24)
        • 1.3.2. Lý thuyết hành vi về khách hàng (24)
          • 1.3.2.1. Khái niệm hành vi khách hàng (24)
          • 1.3.2.2. Khái niệm hành vi chọn (mua) của khách hàng (25)
          • 1.3.2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định hành vi của khách hàng (26)
          • 1.3.2.4. Quá trình ra quyết định chọn (mua) của khách hàng (28)
      • 1.4. Mô hình lý thuyết ứng dụng để giải thích hành vi chọn (mua )của khách hàng (32)
        • 1.4.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA) (32)
        • 1.4.2. Lý thuyết hành vi dự định ( Theory of Planned Behavior-TPB) (33)
      • 1.5. Khái quát chung về thị trường xuất khẩu lao động (34)
        • 1.5.1. Khái quát chung về thị trường xuất khẩu lao động trong nước (34)
        • 1.5.2. Khái quát chung về thị trường xuất khẩu lao động tại Đà Nẵng (35)
      • 1.6. Mô hình nghiên cứu thực tiễn (36)
        • 1.6.1. Mô hình nghiên cứu trong nước (36)
          • 1.6.1.1. Nghiên cứu của Phòng Thị Huỳnh Mai và cộng sự (2022) (37)
          • 1.6.1.2. Nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Thúy và Nguyễn Vũ Hoàn Ân (2020) (37)
          • 1.6.1.3. Nghiên cứu của Trương Huệ Ngoan (2017) (38)
        • 1.6.2. Nghiên cứu nước ngoài (39)
          • 1.6.2.1. Nghiên cứu của Nurmaliki và cộng sự năm 2021 (39)
          • 1.6.2.2. Nghiên cứu của Ponathil và cộng sự (2022) (40)
          • 1.6.2.3. Nghiên cứu của Msangi và cộng sự (2015) (41)
      • 1.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất (42)
    • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HIDECO (47)
      • 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco (47)
        • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (47)
        • 2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty (48)
          • 2.1.2.1. Tầm nhìn (48)
          • 2.1.2.2. Sứ mệnh (48)
        • 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động và tiêu chí hoạt động (48)
          • 2.1.3.1. Lĩnh vực hoạt động (48)
          • 2.1.3.2. Tiêu chí hoạt động (48)
        • 2.1.4. Cơ cấu tổ chức (49)
        • 2.1.5. Tình hình nhân lực (50)
        • 2.1.6. Tình hình lao động qua các năm (50)
      • 2.2. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2020-2022 (51)
        • 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán (51)
          • 2.2.1.1. Tình hình tài sản (51)
          • 2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn (52)
        • 2.2.2. Phân tích bảng báo cáo tài chính (54)
      • 2.3. Đáng giá chung về thực trạng của công ty (56)
        • 2.3.1. Ưu điểm (57)
        • 2.3.2. Nhược điểm (57)
    • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (59)
      • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (59)
        • 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu (59)
        • 3.1.2. Tiến trình nghiên cứu (59)
      • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (60)
        • 3.2.1. Phân tích thống kê mô tả (60)
        • 3.2.2. Phương pháp phân tích Cronbach Alpha (60)
        • 3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (61)
        • 3.2.4. Phân tích tương quan (62)
        • 3.2.5. Phân tích hồi quy bội tuyến tính (62)
        • 3.2.6. Phân tích ANOVA (62)
      • 3.3. Xây dựng thang đo nghiên cứu (63)
        • 3.3.1. Thang đo định danh (63)
        • 3.3.2. Thang đó thứ bậc (64)
          • 3.3.2.1. Thang đo “ Chi phí” (64)
          • 3.3.2.2. Thang đo” Độ uy tín” (65)
          • 3.3.2.3. Thang đo “ Chất lượng phục vụ” (65)
          • 3.3.2.4. Thang đó “ Chất lượng đơn hàng” (65)
          • 3.3.2.5. Thang đo “Chăm sóc khách hàng” (66)
          • 3.3.2.6. Thang đo “ Quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng” (66)
      • 3.4. Mô tả mẫu nghiên cứu (67)
    • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HIDECO (69)
      • 4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu (69)
      • 4.2. Kiểm định mô hình đo lường (71)
        • 4.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha (71)
          • 4.2.1.1. Phân tích tích Cronbach’s Alpha biến Chi phí (71)
          • 4.2.1.2. Phân tích Cronbach’s Alpha biến Độ uy tín (72)
          • 4.2.1.3. Phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng phục vụ (73)
          • 4.2.1.4. Phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng đơn hàng (73)
          • 4.2.1.5. Phân tích Cronbach’s Alpha biến Chăm sóc khách hàng (75)
          • 4.2.1.6. Phân tích Cronbach’s Alpha biến Quyết định lựa chọn dịch vụ (75)
        • 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (76)
          • 4.2.2.1. Phân tích các nhân tố biến độc lập (76)
          • 4.2.2.2. Phân tích các nhân tố biến phụ thuộc (78)
        • 4.2.3. Phân tích tương quan (79)
        • 4.2.4. Phân tích hồi quy bội tuyến tính (81)
        • 4.2.5. Phân tích ANOVA (81)
      • 4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (84)
    • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (86)
      • 5.1. Kết luận (86)
      • 5.2. Kiến nghị (86)
        • 5.2.1. Giải pháp đối với “ Chất lượng phục vụ” (86)
        • 5.2.2. Giải pháp đối với “Chi phí” (89)
        • 5.2.3. Giải pháp đối với “Chất lượng đơn hàng” (90)
        • 5.2.4. Giải pháp đối với “Chăm sóc khách hàng” (92)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Con đường xuất khẩu lao động hiện nay đang là con đường được rất nhiều người lựa chọn đặc biệt là các bạn trẻ vừa tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp vài năm nhưng chưa có công việc ổn định hay các bạn thuộc gia đình không có điều kiện muốn vươn lên.

Có thể nói con đường xuất khẩu lao động là con đường ngắn nhất để thoát nghèo mà không cần quá nhiều thời gian Và Nhật Bản là một trong những đất nước thu hút nhiều lao động Việt Nam đến làm việc Nhật Bản là một quốc gia có dân số già hóa, tỉ lệ sinh thấp và số người cao tuổi đang gia tăng Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao như công nghệ thông tin, kỹ thuật, y tế và dịch vụ chăm sóc người già Do đó, Nhật Bản đang rất cần tuyển dụng lao động từ các quốc gia khác để bổ sung nhân lực cho các ngành nghề này Việc tuyển dụng lao động từ các nước như Việt Nam là một trong những giải pháp của Nhật Bản để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực này Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, nhu cầu về lao động nước ngoài tại Nhật Bản đang tăng cao trong những năm gần đây Trong năm 2020, Nhật Bản đã chấp thuận cho hơn 260.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại đây, tăng gần 10% so với năm 2019 Các ngành nghề được ưu tiên tuyển dụng lao động nước ngoài ở Nhật Bản bao gồm: xây dựng, công nghệ thông tin, y tế và chăm sóc người già.

Tuy nhiên, những lý do trên không phải là lý do chính để người lao động Việt Nam tham gia mà vì các lý do sau:

Một, mức lương hấp dẫn: Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam, mức lương trung bình của lao động Việt Nam tại Nhật Bản khoảng 1.200 - 1.500 USD/tháng Đây là mức lương được đánh giá là tương đối cao so với nhiều quốc gia khác Điều này thu hút nhiều người lao động Việt Nam đến làm việc để có thể kiếm được nhiều tiền hơn Và các công ty ở Nhật Bản thường hỗ trợ nhân viên bằng các khoản tiền trợ cấp và chăm sóc sức khỏe tốt, điều này làm cho công việc tại đây trở nên hấp dẫn hơn.

Hai, cơ hội trải nghiệm và học hỏi: Lao động có cơ hội trải nghiệm và học hỏi văn hoá, phong cách sống, phương pháp làm việc và kỹ năng chuyên môn của Nhật

Bản Điều này giúp các lao động có thêm kiến thức và kỹ năng để phát triển sự nghiệp sau này Nhật Bản được biết đến với phong cách làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật và cần cù Lao động được học hỏi và trải nghiệm phong cách này, giúp cải thiện kỹ năng làm việc của mình Điều này giúp các lao động có cơ hội trau dồi kỹ năng chuyên môn của mình trong các lĩnh vực này, từ công nghệ thông tin đến sản xuất và xây dựng Và cuối cùng, lao động có cơ hội gặp gỡ và làm việc với nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới Điều này giúp mở rộng mạng lưới xã hội của các lao động và tạo ra nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp của họ.

Ba, chế độ làm việc chuyên nghiệp: Nhật Bản là một trong những quốc gia có chế độ làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc nhất thế giới Sự kỷ luật được đặt lên hàng đầu trong công việc Nên các nhân viên phải tuân thủ đầy đủ quy trình và luôn đảm bảo sự chính xác và đúng hạn Các nhân viên Nhật Bản thường tự chịu trách nhiệm cho công việc của mình Họ đặt chất lượng và hiệu quả công việc lên hàng đầu và luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất Điều này giúp cho người lao động được rèn luyện kỹ năng, năng lực và có thể phát triển sự nghiệp của mình.

Bốn, cơ hội phát triển: Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới Các công ty Nhật Bản thường có những chương trình đào tạo chuyên môn cho nhân viên, giúp họ nâng cao kỹ năng và hiểu sâu hơn về lĩnh vực làm việc của mình Nhật Bản có một hệ thống thăng tiến rõ ràng và công bằng, nhân viên có thể được thăng tiến dựa trên kỹ năng và năng lực của mình Việc làm tại đây giúp cho người lao động có cơ hội phát triển nghề nghiệp, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn. Đà Nẵng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hóa,giáo dục và du lịch của miền Trung Ngoài ra, Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận tiện, giao thông thuận lợi, đặc biệt là có Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, được đánh giá là một trong những sân bay đẹp nhất thế giới Điều này giúp cho việc di chuyển giữa Đà Nẵng vàNhật Bản trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Ngoài ra, Đà Nẵng cũng có nhiều trường đại học, cao đẳng chuyên ngành về ngoại ngữ, tiếng Nhật, kinh tế cùng với đó là nhiều trung tâm đào tạo nghề, đào tạo việc làm, giúp cho việc tìm kiếm và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản trở nên thuận lợi hơn Đà Nẵng đang phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế và chính trị, nơi đây có nhiều khu công nghiệp lớn đang được đầu tư phát triển như khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị thông minh Điện Nam-Điện Ngọc Những khu công nghiệp này tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty phái cử xuất khẩu lao động hoạt động và phát triển Vì thế mà trên thị trường Đà Nẵng có rất nhiều công ty, văn phòng kinh doanh chương trình này.

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người lao động Việt Nam Tại thành phố Đà Nẵng, thị trường này cũng đang phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của rất nhiều người Theo thông tin từ các đơn vị tuyển dụng, nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản về lao động Việt Nam đang ngày càng tăng cao Đặc biệt là các ngành nghề như chế biến thực phẩm, xây dựng, sản xuất điện tử, cơ khí, may mặc, điện lạnh, Các công việc được yêu cầu làm cũng đa dạng và phù hợp với nhiều trình độ khác nhau. Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, người lao động cần phải đáp ứng được những yêu cầu về trình độ, sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, và phải thông qua các bài thi tiếng Nhật để được chấp nhận Điều này đòi hỏi người lao động phải có sự chuẩn bị kỹ càng và nỗ lực học tập.

Tóm lại, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Đà Nẵng đang có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển Tuy nhiên, để thành công trong việc xuất khẩu lao động, người lao động cần phải có sự chuẩn bị và nỗ lực chăm chỉ.

Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài:” Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco “ làm đề tài khóa luận của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhân lực Hideco trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Qua đó, nghiên cứu hướng đến đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ cho người lao động đối với nhóm khách hàng này trong thời gian sắp tới.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quyết định chọn dịch vụ của người lao động công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhân lực Hideco trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đối tượng điều tra: Người lao động đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng

Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco.

Phạm vi thời gian nghiên cứu:

+ Số liệu thứ cấp: số liệu được thu thập từ năm 2020-2022

+ Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập từ

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập nhờ sự giúp đỡ của công ty cung cấp về các nội dung như: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động kính doanh giai đoạn 2020-2022,…

+ Bên cạnh đó tác giả còn tham khảo một số khóa luận, luận văn của các thạc sỹ, sinh viên liên quan đến đề tài tại thư viện trường Đại học Duy Tân.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Dựa trên các cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng và những lý luận, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quyết định lựa chọn của khách hàng Xây dựng thang đo sơ bộ phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng.

Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn để khảo sát khách hàng đã và sắp lựa chọn dịch vụ của công ty Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ với 1 là hoàn toàn đồng ý và 5 là hoàn toàn không đồng ý, một nửa phát trực tiếp và một nửa thực hiện online tại thành phố Đà Nẵng.

- Công cụ xử lý số liệu: phần mềm SPSS 20.0

Mục tiêu chính của đề tài là là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty trên thị trường Đà Nẵng Đa phần đối tượng điều tra là người lao động từ 18-35 tuổi trên thành phố

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhân lực Hideco.

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn dịch vụ tạ công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco.

Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp gì để tăng khả năng quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6.1 Tài liệu nghiên cứu trong nước a Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tại Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ của Phòng Thị Huỳnh Mai và cộng sự (2022).

Với số lượng mẫu nghiên cứu 207 khách hàng của công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ, nghiên cứu của Phòng Thị Huỳnh Mai và cộng sự đã chỉ ra rằng những yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng thuận tiện, cơ sở vật chất, giá dịch vụ,…thì yếu tố độ tin cậy tác động mạnh nhất và yếu tố giá trị thương hiệu tác động yếu nhất Từ đó cho thấy, các khách hàng tìm đến hợp tác với Công ty

Cổ phần Cảng Cần Thơ vì khách hàng luôn tin tưởng vào kinh nghiệm làm việc của Thái độ phục vụ, Giá trị thương hiệu Công ty Điều này cho thấy một khi khách hàng có niềm tin vào một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn Từ đó Để nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ cần thực hiện một số giải pháp cải thiện các mặt còn yếu kém không được khách hàng đánh giá cao như Đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng phục vụ khách hàng của nhân viên, đẩy mạnh hoạt động quảng bá đến khách hàng, Tăng cường hợp tác với các đối tác để phát triển hệ thống hạ tầng logistics tại phần đất trong cảng và dự phòng phát triển cảng b Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bến Tre của Võ Thị Ngọc Thúy và Nguyễn Vũ Hoàn Ân (2020).

Với số lượng mẫu nghiên cứu 300 khách hàng các nhân tại Bến Tre ở độ tuổi 20 đến 60 tuổi , sau khi kiểm tra, có 21 phiếu không đạt yêu cầu bị loại ra, có 279 phiếu hợp lệ đưa vào phân tích, xử lý số liệu (tỷ lệ 93%) bằng phần mềm SPSS 22.0 Nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Thúy và Nguyễn Vũ Hoàn Ân đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng (1) Sự thuận tiện, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Công nghệ ngân hàng, (4) Lợi ích tài chính, (5) Nhóm tham khảo thì yếu tố Nhóm tham khảo có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm Nghiên cứu chỉ ra rằng , đối với địa bàn có ít điểm ngân hàng như Bến Tre thì Danh tiếng ngân hàng không có tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm Nghiên cứu cũng đã phân biệt yếu tố Công nghệ ngân hàng ra khỏi yếu tố Sự thuận tiện hay Chất lượng dịch vụ và khẳng định được tính chính xác về tác động của công nghệ ngân hàng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm trong bối cảnh kinh tế mới Nghiên cứu cũng cho thấy việc thanh toán lương qua ngân hàng cũng có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bến Tre. c Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn dịch vụ MobiFone của khách hàng cá nhân tại Bạc Liêu của Trương Huệ Ngoan (2017).

Với số lượng mẫu nghiên cứu 200 khách hàng các nhân tại Bạc Liêu, sau khi kiểm tra, có 18 phiếu không đạt yêu cầu bị loại ra, có 182 phiếu hợp lệ đưa vào phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 Nghiên cứu của Trương Huệ Ngoan chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ MobiFone của khách hàng các nhân gồm giá cả, là Hình ảnh thương hiệu; Dịch vụ khách hàng; Chất lượng dịch vụ; Nhóm tham khảo Kết quả cho thấy, nhân tố Giá cả dịch vụ tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn dịch vụ di động MobiFone của khách hàng cá nhân và Sự thuận tiện và Dịch vụ gia tăng là hai nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ ở mức độ thấp nhất Từ đây giúp Nhà mạng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao dịch vụ để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt và có xu hướng dùng dịch vụ MobiFone nhiều hơn

6.2 Tài liệu nghiên cứu nước ngoài a Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kỹ thuật số Dịch vụ ngân hàng của khách hàng tiết kiệm kỹ thuật số của Nurmaliki (2021).

Nghiên cứu của Nurmaliki sử dụng thu công nghệ mô hình (TAM) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) lý thuyết, bao gồm nhận thức hữu ích, cảm nhận dễ dàng của sử dụng, thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và bổ sung các biến số khác, cụ thể là ảnh hưởng xã hội và niềm tin Với số lượng mẫu nghiên cứu 174 khách hàng tại Indonessia Kết qur nghiên cứu cho thấy phần lớn chủ sở hữu tài khoản tiết kiệm kỹ thuật số dưới 40 tuổi Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng ứng dụng tiết kiệm điện tử là thái độ với tỷ lệ 0.46% trong 1 Và nhân tố nhận thức dễ sử dụng không có ảnh hưởng đáng kể đến ý địng sử dụng vì đa phần những người khảo sát đều có trình độ cao đẳng và đại học là chủ yếu nên học có kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin Từ nghiên cứu trên, công ty cần Ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra các giải pháp sau thực hiện chiến lược định vị phù hợp dưới dạng “Lựa chọn hấp dẫn và khôn ngoan để khách hàng sử dụng dịch vụ "tiết kiệm số" hoặc hiển thị quảng cáo khuyến mãi sản phẩm tiết kiệm số mà nội dung quảng cáo dưới dạng thế hệ trẻ dù bận rộn đến đâu thì vẫn thực hiện giao dịch tiết kiệm trực tuyến (số); hình thành một hình ảnh xã hội tích cực về các ứng dụng tiết kiệm kỹ thuật số; cung cấp xã hội hóa và giáo dục về những lợi ích thu được cho khách hàng khi sử dụng các ứng dụng tiết kiệm kỹ thuật số trên cơ sở liên tục để tăng Thái độ tích cực của khách hàng đối với việc sử dụng ứng dụng kỹ thuật số b Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng bán lẻ của khách hàng của Seshaiah và cộng sự (2007).

Với số lượng mẫu nghiên cứu 150 khách hàng các nhân Nghiên cứu của Seshaiah và cộng sự đưa ra các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ bán lẻ của khách hàng qua các nhân tố gồm yếu tố trải nghiệm thực tế, quá trình tư vấn, giá, chất lượng và giá trị Kết quả nghiên cứu chủ ra rằng giao tiếp giữa nhà cung cấp dịch vụ khách hàng là một yếu tố quan trọng vì nó cho phép người dùng đo lường loại người và cung cấp cảm giác tương tác trong tương lai Tiếp theo đó là giá, trải nghiệm thực tế, giá trị và chất lượng ít ảnh hưởng nhất Vì thế mà các doanh nghiện đẩy mạnh công tác dịch cụ, chăm sóc khách hàng, nhằm tạo thiện cảm, mối quan hệ với khách hàng c Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng trực tuyến lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cải tạo nhà của Ponathil và cộng sự (2022)

Với số lượng mẫu nghiên cứu 200 khách hàng ở Thành phố Tanga từ các nghề nghiệp khác nhau (sinh viên, nhân viên khác, nhân viên ngân hàng và doanh nhân).Nghiên cứu của Ponathil và cộng sự đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng trực tuyến lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ gồm yếu tố kinh tế, thu nhập, địa vị,thủ tục mở tài khoản, tích cách, lối sống Kết quả phân tích cho thấy yếu tố kinh tế tác động mạnh nhất đến việc người tiêu dùng trực tuyến lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.Tính cách, lối sống và gia đình có ảnh hưởng rất thấp đến sự lựa chọn ngân hàng của người tiêu dùng Từ đó, các doanh nghiệp điều chỉnh giá dịch vụ tối ưu để phù hợp với khách hàng và hạn chế để tâm đến yếu tố tính cách và lối sống của khách hàng Từ đó giúp doanh nghiệp tăng thu nhập, cũng như danh tiếng của họ.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo , phụ lục, nội dung khóa luận có 5 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.

Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lụa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco.

Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị.

TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU

Trong phần mở đầu tác giả đã xác định đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco” để khảo sát thì tác giả đã làm tổng quan về vấn đề nghiên cứu có 7 mục là lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, tổng quan tài liệu nghiên cứu, kết cấu đề tài.

PHẦN THÂN BÀI

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về dịch vụ, trong “ Học thuyết về giá trị thặng dư” C.Mác cho rằng dịch vụ là kết quả có ích của một dạng lao động đặc thù. Kết quả đó được biểu hiện dưới hình thái phi vật thể hay vô hình.

“ Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu” theo Lưu Văn Nghiêm.

Theo Philip Kotler: “ Dịch vụ vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia Trong đó, đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả, Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào”.

“Dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật” tại khoản 3 điều 4 Luật Giá năm 2012. Dịch vụ là những hoạt động cần thiết, tất yếu được nảy sinh từ yêu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhu cầu đời sống của con người. Dịch vụ sản xuất ra các điều kiện nhằm phục vụ các hoạt động xã hội và đời sống con người Các sản phẩm của dịch vụ cũng là những hàng hóa được mua bán và trao đổi trên thị trường Dịch vụ vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Xã hội phát triển càng cao thì lĩnh vực sản xuất dịch vụ có cơ hội càng phát triển mạnh hơn Từ những khái niệm cũng như các định nghĩa trên thì tóm lại Dịch vụ theo nghiên cứu này là sản phẩm vô hình, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Tính vô hình của dịch vụ có nghĩa là các dịch vụ không thể được nhìn thấy, nếm,cảm nhận, nghe hoặc ngửi trước khi chúng được mua Bạn không thể thử chúng.Chẳng hạn, hành khách của hãng hàng không không có gì ngoài một vé và một lời hứa rằng họ sẽ đến vào một thời điểm nhất định tại một điểm đến nhất định Nhưng không có gì có thể chạm vào.

Không thể tách rời Đặc điểm của dịch vụ bao gồm không thể tách rời, có nghĩa là dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc Điều này cũng đòi hỏi rằng các dịch vụ không thể tách rời khỏi các nhà cung cấp của họ Trái với các dịch vụ, hàng hóa vật chất được sản xuất, sau đó được lưu trữ, sau đó được bán và thậm chí sau đó được tiêu thụ.

Tính không thể cất giữ

Dịch vụ không thể được lưu trữ để bán hoặc sử dụng sau này Nói cách khác, dịch vụ không thể được kiểm kê Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ, vì nó có thể có tác động lớn đến kết quả tài chính.

1.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá tập trung phản ánh nhận thức của khách hàng về các khía cạnh cụ thể của dịch vụ Nó là sự đánh giá xem một dịch vụ được cung cáp có phù hợp với nhu cầu và làm hài lòng khách hàng hay không.

1.2.2 Đặc điểm của chất lượng dịch vụ

Tính vượt trội Đối với khách hàng, dịch vụ có chất lượng là dịch vụ thể hiện được tính vượt trội, ưu việt (innate excellence) của mình so với những sản phẩm khác Chính tính ưu việt này làm cho chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Cũng phải nói thêm rằng sự đánh giá về tính vượt trội của chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự cảm nhận từ phía người tiếp nhận dịch vụ Quan hệ này có ý nghĩa rất lớn đối với việc đánh giá chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng trong các hoạt động marketing và nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng.

Tính đặc trưng của sản phẩm

Chất lượng dịch vụ là tổng thể những mặt cốt lõi nhất và tinh túy nhất (units of goodness) kết tinh trong sản phẩm, dịch vụ tạo nên tính đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ Vì vậy, dịch vụ hay sản phẩm có chất lượng cao sẽ hàm chứa nhiều đặc trưng vượt trội hơn so với dịch vụ chất lượng thấp Sự phân biệt này gắn liền với việc xác định các thuộc tính vượt trội hữu hình hay vợ hình của sản phẩm dịch vụ Chính nhờ những đặc trưng này mà khách hàng có thể nhận biết chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp khác với các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, trong thực tế rất khó xác định các đặc trưng cốt lõi của dịch vụ một cách đầy đủ và chính xác Vì vậy, các đặc trưng này không có giá trị tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối giúp cho việc nhận biết chất lượng dịch vụ trong trường hợp cụ thể được dễ dàng hơn thời.

Chất lượng dịch vụ gắn liền với quá trình thực hiện, chuyển giao dịch vụ đến khách hàng Do đó, việc triển khai dịch vụ, phong thái phục vụ, và cách cung ứng dịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay xấu Đây là yếu tố bên trong phụ thuộc vào sự biểu hiện của nhà cung cấp dịch vụ Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dịch vụ nhà cung cấp dịch vụ trước tiên cần phải biết cải thiện yếu tố nội tại này để tạo thành thế mạnh lâu dài của chính mình trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Tính thỏa mãn nhu cầu

Dịch vụ tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Do đó, chất lượng dịch vụ nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ để cải thiện chất lượng dịch vụ Nếu khách hàng cảm thấy dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của mình thì họ sẽ không hài lòng với chất lượng dịch vụ mà họ nhận được Cũng phải nói thêm rằng trong môi trường kinh doanh hiện đại thì đặc điểm này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn hướng đến nhu cầu khách hàn và cố gắng hết mình để đáp ứng các nhu cầu đó Sẽ là vợ ích và không có chất lượng nếu cung cấp các dịch vụ mà khách hàng đánh giá là không có giá trị.

Tính tạo ra giá trị

Rõ ràng, chất lượng dịch vụ gắn liền với các giá trị được tạo ra nhằm phục vụ khách hàng Dịch vụ không sản sinh ra giá trị nào hết thì được xem như là không có chất lượng Doanh nghiệp tạo ra giá trị và khách hàng là đối tượng tiếp nhận những giá trị đó Vì vậy việc xem xét chất lượng dịch vụ hay cụ thể hơn là các giá trị đem lại cho khách hàng phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng chứ không phải của doanh nghiệp.Thông thường, khách hàng đón nhận những giá trị dịch vụ mang lại và so sánh chúng với những gì họ mong đợi sẽ nhận được.

Nói cách khác, tính giá trị của chất lượng dịch vụ cũng bị chi phối nhiều bởi yếu tố bên ngoài (khách hàng) hơn là nội tại (doanh nghiệp) Dịch vụ chất lượng cao là dịch vụ tạo ra các giá trị không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn vượt hơn hẳn các mong muốn của khách hàng và làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh Do đó, tinh tạo ra giá trị là đặc điểm cơ bản và là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp

1.3 Lý thuyết về khách hàng

1.3.1 Lý thuyết về khách hàng

Khách hàng (customer là gì) là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang nỗ lực Marketing hướng tới Họ là người ra quyết định mua sắm Khách hàng là đối tượng thừa hưởng những đặc tính chất lượng của sản phẩm – dịch vụ.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HIDECO

TƯ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HIDECO 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực Hideco

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

HIDECO được thành lập vào ngày 22/11/2016 với tên gọi chính thức là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nhân Lực Hideco do anh Lê Minh Đức làm giám đốc công ty được thành lập với vai trò như một cầu nối giữa các đối tác Nhật Bản và người lao động trong nước, mở ra cơ hội làm việc và học tập cho các bạn trẻ ở Việt Nam Giám đốc của công ty là ông Lê Minh Đức (24/2/1983) ông từng sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư năm 2006, một phần tìm kiếm một số tiền để có thể mở văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động, một phần để kết nối, giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm hiểu sâu hơn về mảng kinh doanh này Năm 2009, anh về nước với số vốn trong tay, chưa đủ để mở văn phòng, anh lại tiếp tục đi làm thuê về mảng này Mãi đến năm

2016, sau khi nắm vững hiểu biết cũng như khó khăn của mảng này, anh chính thức thành lập công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực sau đó vào năm 2016 ông quyết định thành lập HIDECO với mục tiêu là tạo điều kiện cho con, em ở miền Trung có thể học tập và đào tạo tại địa phương để sang Nhật làm việc với mức lương cao hơn. Nhưng sâu xa hơn, ông Lê Minh Đức muốn việc làm của mình có thể đem đến một giá trị cho xã hội, một cơ hội cho các lao động tại miền Trung và phần nào đó giải quyết được tình trạng thất nghiệp tại các địa phương.

Từ khi ra đời và hoạt động cho đến nay, Hideco luôn đào tạo và cung ứng nguồn lao động có chất lượng cao cho các đối tác Nhật, đồng thời cam kết đảm bảo mức lượng, các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc tại Nhật Bản. Đặc biệt, Hideco luôn: “Đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu” – là nền tảng cho sự phát triển của công ty Hideco luôn đảm bảo gửi đến người lao động những chương trình học bổng, đơn hàng kỹ sư chất lượng với chi phí hợp lý và luôn đồng hành để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Trụ Sở chính: 351/1 Nguyễn Phước Nguyên, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng Địa chỉ kinh doanh: Tầng 2 trường Cao Đẳng Nguyễn Văn Trỗi, Số 69 Đoàn Hữu Trưng – Hòa An – Cẩm Lệ - Đà Nẵng

Trung tâm đào tạo: 323 Yên Thế - Hòa An – Cẩm Lệ - Đà Nẵng

Mail: hidecodanang.vn@gmail.com

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

Trở thành Công ty uy tín và lớn nhất tại miền Trung về mảng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.

Hideco cam kết mang đến những đơn hàng tốt và chất lượng nhất cho các lao động, tạo điều kiện tốt nhất cho lao động có thể sang Nhật Bản làm việc với mức lương cao và đãi ngộ tốt.

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động và tiêu chí hoạt động

- Tuyển dụng và đào tạo kỹ sư sang Nhật Bản học tập và làm việc (định cư lâu dài tại Nhật)

- Tư vấn du học Nhật Bản (có nhiều chương trình học bổng du học Nhật Bản chất lượng)

- Đào tạo tiếng Nhật (đáp ứng nhu cầu học tập của ứng viên có nguyện vọng sang Nhật Bản học tập và làm việc)

Phỏng vấn và đào tạo học viên tại Tp.Đà Nẵng

- Hỗ trợ hồ sơ vay tín chấp tối đa 100 triệu

- 100% Đơn hàng công xưởng chất lượng

- Chi phí xuất cảnh thấp nhất Tp.Đà Nẵng - Không phát sinh

- Hàng trăm đơn hàng chất lượng - Đăng ký phỏng vấn ngay

- Tư vấn tận tâm - Hoàn toàn miễn phí

- Cam kết hỗ trợ việc làm sau khi về nước

Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đứng đầu công ty là ông Lê Minh Đức, Trợ lý giám đốc là bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa đây là nơi cấp cao của công ty, nơi đưa ra các giải pháp tối ưu và nơi quyết định các dự án của công ty Phòng đào tạo gồm có một quản sinh và bốn giáo viên dạy tiếng Nhật Đây là nơi đạo tào và dạy tiếng cho các lao động khi tham gia xuất khẩu lao động tại công ty.Phòng kinh doanh có sáu người trong đó có ba nhân viên bộ phận Telesale và ba nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng Phòng marketing online gồm có ba người, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các trang fanpage, website,….của công ty Cập nhật các đơn hàng lên các nền tảng xã hội để tiếp cận với khách hàng Phòng marketing offline có ba nhân viên, chủ yếu lên các kế hoạch hội

Phòng đào tạo Phòng kinh doanh

Bộ phận tài chinh - kế toán Trợ lý giám đốc thảo, gặp mặt trực tiếp với khàng,…để tuyên truyền về công ty và các đơn hàng của công ty Bộ phận nhân sự một người và kế toán hai người.

Tình hình nguồn nhân lực được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình nhân lực công ty qua các năm 2020-2022

Qua bảng trên có thể thấy tỉ lệ nam nữ của công ty không chênh lệch nhiều qua các năm Năm 2020-2021, dịch bệnh làm kinh doanh của công ty giảm, buộc công ty phải cắt giảm nhân sự đó là giảm một nam và giảm một nữ Năm 2021-2022, tình hình kinh doanh dần đi vào ổn định trở lại Công ty đã tuyển thêm 2 nhân viên một nam, một nữ Ngoài số lượng nhân viên làm tại văn phòng thì công ty còn có đội ngũ cộng tác viên tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.

2.1.6 Tình hình lao động qua các năm

Số lao động xuất cảnh 46 71 89

Bảng 2.2: Tình hình lao động qua các năm

Năm 2020 chỉ có 46 lao động được xuất cảnh vì đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn và ảnh hưởng quá trình nhập cảnh – xuất cảnh của công ty và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Việc di chuyển giữa các quốc gia cũng đã bị hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus, làm giảm số lượng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản Và chính sách nhập cư của Nhật Bản đã thay đổi trong vài năm gần đây, với mục tiêu tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực địa phương Điều này đã làm cho quy trình đăng ký visa và tìm việc làm tại Nhật Bản khó khăn hơn đối với người lao động Việt Nam.

Nhật Bản là một trong những quốc gia được cho là ứng phó tốt với đại dịchCOVID-19, với số lượng ca nhiễm và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới Nên sau đại dịch Covid-19, Nhật Bản đã mở lại cửa khẩu để đưa các lao động nước ngoiaf vào làm việc Và cũng có thể nói năm 2022 có thể là năm mà các nền kinh tế trên toàn cầu đã được phục hồi và khôi phục mạnh mẽ sau đại dịch

COVID-19 Các lao động của công ty cũng có thể xuất cảnh đúng kế hoạch, giúp công ty càng có uy tín hơn.

2.2 Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2020-2022

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1.Tiền và các khoản tương đương tiền 338,017,434 589,002,700 2,007,274,686 250,985,265 74.25% 1,418,271,98

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 29,817,142 32,747,275 26,126,094 2,930,133 9.83% (6,621,181) -20.22%

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 371,218,976 542,202,170 1,091,190,106 170,983,194 46.06% 548,987,936 101.25%

4 Tài sản ngắn hạn khác 187,500,593 303,003,610 357,620,604 115,503,017 61.6% (54,616,994) 18.03%

Bảng 2.3: Bảng biểu thể hiệu tình hình tài sản của công ty

Tình hình tài sản của công ty

TSNH TSDH Tổng tài sản

Hình 2.2: Biếu đồ thể hiện tình hình tài sản của công ty qua 3 năm

Tài sản ngắn hạn có xu hướng biến động trong ba năm 2020 – 2022 Năm 2021 tăng 58.32% so với năm 2020 (tương ứng với 540,401,610 đồng) Năm 2022 tăng

13.38% so với năm 2021 (tương ứng với 2,015,255.73 đồng) Tình hình tài sản cải thiện tốt hơn sau đại dịch Covid-19.

Tài sản dài hạn bao gồm các khoản thu dài hạn, tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác Năm 2021 tăng 10.73% so với năm 2020 (tương đương với 240,689,849 đồng) Năm 2022 giảm 38.94% so với năm

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

2 Các khoản phải trả khác 229,733,472 325,865,489 416,702,056 96,132,017 41.85% 90.,836,567 27.88%

3 Vay và nợ thuê TC ngắn hạn 788,701,382 1,027,08,670 1,148,408,680 238,380,288 30.22% 121,327,010 11.81%

Hình 2.4: Bảng biểu thể hiện tình hình nguốn vốn của công ty qua 3 năm (2020-

Nợ phải trả Vốn chủ sỡ hữu Tổng nguồn vốn

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2020-2022)

Nợ phải trả: Quy mô nợ phải trả biến động trong ba năm 2020 – 2021 Nợ phải trả năm 2020 là 1,243,662,066 đồng chiếm 29.35 % so với tổng nguồn vốn, và so với năm 2021 thì giảm mạnh và giảm 47,237,931 đồng chiếm tỷ trọng 37.98 % và so với năm 2022 thì tăng mạnh 18,64% tương đương 319,820,610 đồng.

Từ bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm Năm

2021, có vốn chủ sở hữu tăng hơn năm 2020 và tăng 308,712,142 đồng chiếm 16.13%. Năm 2022 có tốc độ nhu cầu vốn tăng cao làm cho nợ phải trả tăng theo Mà chủ yếu là nợ nhân hàng điều này là không tốt vì dẫn đến chi phí tài chính tăng theo, đến năm

2022 tốc độ nhu cầu vốn dần được kìm hãm lại và tình hình nguồn vốn có khả quan hơn Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là rất tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua có hiệu quả.

2.2.2 Phân tích bảng báo cáo tài chính

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Chênh lệch 2021/2020 Chênh lệch 2022/2021

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1.Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ 3,512,461,453 4,397,602,850 6,618,764,708 885,141,397 25.20% 2,221,161,858 50.51%

2 Các khoản Giảm trừ doanh thu

3.Doanh thu thuần 3,387,500,100 4,268,538,154 6,553,721,844 881,038,054 26.01% 2,285,183,690 53.54% 4.Giá vốn hàng bán 2,105,963,345 2,684,703,368 3,196,530,926 578,740,023 27.48% 511,827,558 19.06% 5.Lãi gộp 1,281,536,755 1,583,834,786 3,357,190,918 302,298,031 23.59% 1,773,356,132 111.97%

Trong đó: chi phí lãi vay 47,664,567 57,286,534 45,223,344 9,621,967 20.19% -12,063,190 -21.06% 8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 65,386,696 178,766,830 214,599,736 113,380,134 173.40% 35,832,906 20,04% 9.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1,252,580,400 1,432,918,367 2,281,622,944 180,337,967 14.40% 848,704,577 59.23%

12.Lợi nhuận khác (10,224,438) (6,360,924) (540,110) 3,863,514 -37.79% 5,820,814 91.51%13.Lợi nhuận trước thuế 1,242,355,962 1,426,557,443 2,281,082,834 184,201,481 14.83% 854,525,391 59.90%14.CP thuế 248,461,824 285,305,793 456,208,947 36,843,968 14.83% 170,903,154 59.90%15.Lợi nhuận sau thuế 993,894,139 1,141,251,650 1,824,873,887 147,357,513 14.83% 683,622,237 59.90%

Bảng 2.5: Báo cáo tài chính của công ty Hideco

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tình hình kinh doanh của công ty Hideco

Có thể thấy cả 3 năm 2020, 2021 và 2022 doanh nghiệp đã liên tục đẩy mạnh kinh doanh để tăng doanh thu thuần, làm lợi nhuận cũng tăng lên Doanh thu thuần năm 2021 tăng 25.20% tương đương 885,141,397 đồng Năm 2022 tăng 50.51% so với năm 2021 tương đương 2,221,161,858 đồng Doanh thu tăng do dịch Covid-19 ngày càng được chữa trị, song đường bay mở lại, các lao động có thể bay sang Nhật Bản làm việc Doanh thu tăng đồng thời khiến lợi nhuận cung tăng Năm 2020, lợi nhuận đạt 993,894,139 đồng, vì đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và gây ra nhiều khó khăn cho các công ty Các đường bay bị cấm, bên các lao động thông thể xuất cảnh kiến các lao động bị trễ tiến độ Năm 2021 lợi nhuận đạt 1,141,251,650 đồng và năm 2022, lợi nhuận đạt cao nhất trong 3 năm là 1,824,873,887 đồng vì công ty dần ổn sau đại dịch COVID-19, các đường bay trở lại hoạt động bình thường, các lao động cũng bắt đầu đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động.

2.3 Đáng giá chung về thực trạng của công ty

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quá trình thực hiện nghiên cứu qua hai nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được thực hiện như sau :

- Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

- Sàng lọc câu hỏi đúng với chủ đề của mình

- Điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát

- Xây dựng thang đo sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện như sau :

- Phát phiếu khảo sát cho các đối tượng là sinh viên của trường Kinh tế đại học Duy Tân.

- Thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát.

- Xử lý số liệu qua phần mềm SPSS.

- Đồng thời nhóm cũng có những điều chỉnh trong văn phong và hình thức của bảng hỏi nhằm tiếp cận được với khách hàng và phù hợp với mục tiêu mà nhóm nghiên cứu.

Tiếng tình nghiên cứu thực hiện như sau:

Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu 3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phân tích thống kê mô tả

Thường dùng để thống kê số lượng, tỷ lệ % đặc điểm của khách hàng được khảo sát như độ tuổi, giới tính, thu nhập,…

3.2.2 Phương pháp phân tích Cronbach Alpha

Muốn biết chính xác các đo lường có liên kết chặt chẽ với nhau hay không tác giả thưởng thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định độ chính xác của thang đo.

Hệ số Cronbach Alpha: Là hệ số cho phép đánh xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn, nhân tố) thì nó có phù hợp không Hair et al (2006) đưa ra quy tắc:

= 0.95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét xét các biến quan sát có thể có hiện tượng trùng biến Tức là có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo Nó tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ.

Hệ số tương quan biến tổng Là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3 Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.

3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập hợp K biến quan sát thành một tập F (với F < K) các nhân tố có ý nghĩa hơn.

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig 0.4 được xem là quan trọng

Nếu Factor loading >0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Tuy nhiên, bạn cần chú ý giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading cần phải phụ thuộc vào kích thước mẫu Trong thực tế , việc nhớ từng mức hệ số tải với từng khoảng kích thước mẫu không hề dễ dàng, chính vì thế người ta thường lấy hệ số tải 0.5 làm mức tiêu chuẩn với cỡ mẫu từ 120 đến dưới 350, lấy tiêu chuẩn hệ số tải là 0.3 với cỡ mẫu từ 350 trở lên.

3.2.4 Phân tích tương quan Để kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập và quyết định đi lựa chọn dịch vụ, và mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau, phương pháp tương quan Pearson correlation coefficient được sử dụng Hệ số tương quan được ký hiệu là r và có giá trị trong khoảng -1 0.6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Vì vậy ta có thể kết luận thang đo nhân tố “Chi Phí” đáng tin cậy khi đo lường bằng 4 biến quan sát từ CP1 đến CP4

4.2.1.2 Phân tích Cronbach’s Alpha biến Độ uy tín

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.7: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Độ uy tín

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả nghiên cứu)

Thang đo nhân tố “Độ uy tín” được đo lường bằng 5 biến quan sát từ DUT1 đến DUT5 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha 0.827 > 0.6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy ta có thể kết luận thang đo nhân tố “Độ tin cậy” đáng tin cậy khi đo lường bằng 5 biến quan sát từ DUT1 đến DUT5.

4.2.1.3 Phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng phục vụ

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.8: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng phục vụ

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả nghiên cứu)

Thang đo nhân tố “Chất lượng phục vụ” được đo lường bằng 5 biến quan sát từ CLPV1 đến CLPV5 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha 0.848 > 0.6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy ta có thể kết luận thang đo nhân tố “Chất lượng phục vụ” đáng tin cậy khi đo lường bằng 5 biến quan sát từ CLPV1 đến CLPV5

4.2.1.4 Phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng đơn hàng a Phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng đơn hàng lần 1

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.9: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng đơn hàng lần 1

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả nghiên cứu)

Thang đo nhân tố “Chất lượng đơn hàng” được đo lường bằng 5 biến quan sát từ CLDH1 đến CLDH5 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha 0.564 0.6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy ta có thể kết luận thang đo nhân tố “Chăm sóc khách hàng” đáng tin cậy khi đo lường bằng 5 biến quan sát từ CSKH1 đến CSKH5.

4.2.1.6 Phân tích Cronbach’s Alpha biến Quyết định lựa chọn dịch vụ

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.12: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Quyết định tham gia đơn hàng

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả nghiên cứu)

Nhân tố “Quyết định lựa chọn dịch vụ” được đo lường bằng 3 biến quan sát gồm QDLCDV1, QDLCDV2, QDLCDV3 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha 0.733 > 0.6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Vì vậy ta có thể kết luận thang đo nhân tố “Quyết định lựa chọn dịch vụ” đáng tin cậy khi đo lường bằng 3 biến quan sát từ QDLCDV1 đến QDLCDV3

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Dựa vào mô hình lý thuyết đã được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và kết quả của những nghiên cứu trước và các thang đo ban đầu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thảo luận Tác giả được sử dụng để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với tình huống nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu Tác giả đã phát ra 280 mẫu và thu về 250 mẫu để chạy dữ liệu thu thập sau khi được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, rút trích từ các biến quan sát thành một số biến tổng hợp Việc kiểm định mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội.

Kết quả kiểm định cho thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhân lực Đó là các nhân tố: Chăm sóc khách hàng (CSKH), Chi phí (CP), Chất lượng phục vụ (CLPV), Chất lượng đơn hàng (CLDH) So với các nghiên cứu trước đây ở các tỉnh, thành phố, đất nước khác thì kết quả nghiên cứu tác giả có sự khác biệt Nếu như các nghiên cứu khác đều cho thấy sự tác động của nhân tố Độ uy tín ảnh hưởng mạnh đến quyết định lựa chọn dịch vụ của công ty thì kết quả nghiên cứu của tác giả không có sự tác động của nhân tố Độ uy tín lên quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhân lực Hideco Qua nghiên cứu, những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng trong đó có 04 nhân tố theo mô hình hồi quy bội tác động trực tiếp đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng là Chăm sóc khách hàng (CSKH), Chi phí (CP), Chất lượng phục vụ (CLPV), Chất lượng đơn hàng (CLDH) Từ đó đề ra giải pháp nhằm thúc đẩy quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng tại công ty Hideco

5.2.1 Giải pháp đối với “ Chất lượng phục vụ”

Việc cung cấp dịch vụ tốt giúp tạo ra sự hài lòng của khách hàng, làm tăng khả năng khách hàng trở thành khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới thông qua sự giới thiệu tích cực của khách hàng hiện tại Khách hàng sẽ chọn doanh nghiệp mà họ cảm thấy được đối xử tốt hơn, và chất lượng phục vụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt với đối thủ cạnh tranh Khách hàng sẽ trở thành khách hàng trung thành nếu họ cảm thấy hài lòng với chất lượng phục vụ. Khách hàng trung thành sẽ lựa chọn lại dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời giới thiệu doanh nghiệp đến người khác Chất lượng phục vụ tốt giúp xây dựng hình ảnh tốt cho thương hiệu và tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu Vì thế, để quá trình phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn, tác giả đưa ra các giải pháp sau:

Các nhân viên cần được đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn hiệu quả nhất Việc đào tạo nhân viên về kỹ năng phục vụ sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng khả năng giải quyết các tình huống khó khăn, nâng cao độ hài lòng của khách hàng Kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhân viên tư vấn truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác, tạo độ tin cậy cho khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty Giúp nhân viên tư vấn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo sự tin tưởng và sự hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty Giúp công ty cải thiện các khiếm khuyết của dịch vụ Và doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn trong mắt khách hàng, tăng uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, động lực, khuyến khích sự sáng tạo và đề cao giá trị cá nhân Doanh nghiệp cần tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp của mình Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho nhân viên giao tiếp và tương tác với nhau, đồng thời cung cấp các công cụ và phương tiện để hỗ trợ giao tiếp, tương tác như hội nghị trực tuyến, phần mềm chat, hộp thư điện tử,… giúp nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, tăng cường sự hài lòng và tinh thần trách nhiệm của họ Điều này cũng giúp công ty thu hút và giữ chân nhân viên tốt hơn, giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Để nhân viên có thể phục vụ khách hàng tốt hơn và giúp doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn dưới cách nhìn của khách hàng.

Công ty nên thực hiện đánh giá định kỳ để đánh giá chất lượng phục vụ của mình và đưa ra các biện pháp cải thiện Có nhiều phương pháp để đánh giá chất lượng phục vụ như khảo sát khách hàng, đánh giá bằng chuyên gia, quan sát trực tiếp quá trình phục vụ, kiểm tra chất lượng dịch vụ của công ty Dựa trên kết quả khảo sát công ty cần đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ như đào tạo nhân viên, thay đổi quy trình phục vụ, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường giao tiếp với khách hàng Đánh giá định kỳ giúp công ty nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu trong chất lượng phục vụ của mình Từ đó, công ty có thể đưa ra những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng Khi công ty cải thiện chất lượng phục vụ của mình, khách hàng sẽ có trải nghiệm tốt hơn, cảm thấy hài lòng hơn về dịch vụ của công ty Điều này sẽ giúp tăng khả năng khách hàng quay lại và giới thiệu công ty đến với người khác Chưa kể khi công ty đánh giá chất lượng phục vụ, họ sẽ nhận ra được những lĩnh vực đang tốn kém chi phí mà không đem lại giá trị thực sự cho khách hàng Từ đó, công ty có thể tiết kiệm được chi phí, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng hơn để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn Khi công ty có chất lượng phục vụ tốt, khách hàng sẽ đánh giá cao và tin tưởng hơn vào công ty Điều này sẽ giúp công ty xây dựng được uy tín và tăng độ tin cậy trong mắt khách hàng, giúp mở rộng thị phần.

Doanh nghiệp có thể tăng cường tương tác trực tiếp với khách hàng bằng cách tổ chức các buổi gặp gỡ, hội thảo hoặc triển lãm Điều này giúp khách hàng có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với các đại diện của doanh nghiệp, từ đó tạo ra sự tin tưởng và thân thiện Hoặc sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, để tăng cường tương tác với khách hàng Đây là các kênh tương tác đang ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi để doanh nghiệp tương tác với khách hàng thông qua các bài đăng, tin nhắn hoặc bình luận Tăng cường tương tác với khách hàng giúp tạo niềm tin và sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của công ty Khi khách hàng cảm thấy được chú ý và quan tâm Tăng cường tương tác giúp cho công ty có thể hiểu được nhu cầu, sở thích và định hướng của khách hàng, từ đó triển khai các dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

Tinh thần trách nhiệm là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng phục vụ của công ty Tinh thần trách nhiệm giúp các nhân viên hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với khách hàng và giúp nâng cao chất lượng dịch vụ Nhân viên sẽ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt hơn, đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp Tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khách hàng sẽ có cảm giác được quan tâm và đặc biệt hơn, giúp tăng tính trung thành của khách hàng với công ty Nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng Các doanh nghiệp đề cao tinh thần trách nhiệm sẽ được coi là những doanh nghiệp đáng tin cậy và có trách nhiệm với xã hội.

5.2.2 Giải pháp đối với “Chi phí”

Với thị trưởng ngày càng rộng lớn và các đối thủ xuất hiện càng nhiều như hiện nay, giá cạnh tranh vẫn là mục tiêu mà Công ty đặt ra đối với các dịch vụ của mình Công ty cần tìm hiểu thị trường để biết giá cả đang được áp dụng cho các dịch vụ tương tự và cạnh tranh của đối thủ Điều này sẽ giúp công ty quyết định giá cả phù hợp với thị trường mà mình đang hoạt động Khảo sát cho thấy chi phí là một trong các yếu tố quyết định đến lựa chọn dịch vụ của công ty Từ đó, công ty cần chú trọng vào chi phí của dịch vụ để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng Công ty nên quan tâm nhiều hơn đến việc cạnh tranh về gia cả. Những giải pháp đưa ra nhằm giúp công ty có những chính sách giả phù hợp hơn:

Công ty cần phải tính toán chi phí nhận đơn hàng, cung cấp dịch vụ, bao gồm cả chi phí nhân lực, chi phí quảng cáo và các chi phí khác Sau đó, công ty có thể đặt một mức giá hợp lý để bù đắp các chi phí đó Từ đó đưa ra mức giá phù hợp hơn trên thị trường Vì chi phí tham gia chương trình xuất khẩu lao động gần 125 triệu, một số tiền không hề nhỏ đối với người lao động đặc biệt là đối với những người lao động tay chân, công nhân thì số tiền này gần như là cả tài sản của họ Vì thế mà công ty có thể xem xét lại chi phí tham gia

Công ty cần phải tìm cách đưa ra giá trị khác biệt đối với khách hàng như khi tham gia các đơn hàng tại công ty, người lao động có thể lựa chọn tỉnh để tham gia, chờ đơn nếu chưa có đơn phù hợp,… Khi công ty có giá trị khác biệt đáng chú ý, khách hàng sẽ tin tưởng và có xu hướng sử dụng dịch vụ của công ty hơn Giúp công ty tăng giá trị thương hiệu và tăng khả năng thu hút đầu tư,tài trợ và cộng tác viên Điều này có thể dẫn đến tăng doanh số và lợi nhuận cho công ty giúp khách hàng cảm thấy rằng dịch vụ của công ty đáng giá với giá tiền họ bỏ ra

Công ty nên xây dựng các chính sách hỗ trợ vay cho các đối tượng các đối tượng nằm trong danh sách gia đình hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc Theo như khảo sát, tác giả có tâm sự, tìm hiểu về gia đình của các lao động thì thấy các lao động mong muốn sang Nhật làm việc nhưng không đủ chi phí nên tác giả đề xuất công ty nên xem xét về chính sách hỗ trợ vay vốn.

Công ty có thể áp dụng chiến lược giá linh hoạt, khác nhau cho các loại dịch vụ khác nhau Ví dụ như giảm giá cho các đơn hàng ít lao động tham gia, giảm giá các đơn hàng truyền thống đã có người Việt Nam làm nhiều tại Nhật Bản, tạo kích thích cho người lao động Giúp họ không thấy công ty luôn thay đổi để đem đến cho người lao động các trải nghiệm tốt nhất.

Công ty cần theo dõi và đánh giá kết quả của các chiến lược giá cả vì các chiến lược giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng vì thế sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, từ đó có thể tối ưu hóa các chiến lược Xác định được các chiến lược không hiệu quả và tiêu cực, từ đó có thể loại bỏ chúng để giảm chi phí và tập trung vào các chiến lược tốt hơn Việc theo dõi kết quả của các chiến lược giá cả giúp công ty tìm ra những chiến lược giá cả tốt nhất để áp dụng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, từ đó tăng doanh số bán hàng, tăng khả năng cạnh tranh hơn với các đối thủ trên cùng thị trường.

Cập nhật liên tục tình hình biến động của giá cả thị trường và từ các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược phù hợp với từng thời điểm Đáp ứng được nhu cầu của lao động.

5.2.3 Giải pháp đối với “Chất lượng đơn hàng”

Ngày đăng: 06/12/2023, 22:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình hành vi mua của khách hàng - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.1 Mô hình hành vi mua của khách hàng (Trang 25)
Hình 1.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định hành vi của khách hàng - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định hành vi của khách hàng (Trang 26)
Hình 1.3: Quá trình ra quyết định chọn (mua) của khách hàng - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.3 Quá trình ra quyết định chọn (mua) của khách hàng (Trang 29)
Hình 1.4:Thuyết hành động hợp lý (TRA) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.4 Thuyết hành động hợp lý (TRA) (Trang 32)
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của Phòng Thị Huỳnh Mai và cộng sự (2022) 1.6.1.2. Nghiờn cứu của Vừ Thị Ngọc Thỳy và Nguyễn Vũ Hoàn Ân (2020) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Phòng Thị Huỳnh Mai và cộng sự (2022) 1.6.1.2. Nghiờn cứu của Vừ Thị Ngọc Thỳy và Nguyễn Vũ Hoàn Ân (2020) (Trang 37)
Hỡnh 1.7: Mụ hỡnh nghiờn cứu của Vừ Thị Ngọc Thỳy và Nguyễn Vũ Hoàn Ân (2020) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
nh 1.7: Mụ hỡnh nghiờn cứu của Vừ Thị Ngọc Thỳy và Nguyễn Vũ Hoàn Ân (2020) (Trang 38)
Hình 1.8: Nghiên cứu của Trương Huệ Ngoan (2017) 1.6.2. Nghiên cứu nước ngoài - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.8 Nghiên cứu của Trương Huệ Ngoan (2017) 1.6.2. Nghiên cứu nước ngoài (Trang 39)
Hình 1.9: Mô hình nghiên cứu của Nurmaliki và cộng sự năm 2021 1.6.2.2. Nghiên cứu của Ponathil và cộng sự (2022) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu của Nurmaliki và cộng sự năm 2021 1.6.2.2. Nghiên cứu của Ponathil và cộng sự (2022) (Trang 40)
Hình 1.10: Mô hình nghiên cứu của Ponathil và cộng sự (2022) 1.6.2.3. Nghiên cứu của Msangi và cộng sự (2015) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.10 Mô hình nghiên cứu của Ponathil và cộng sự (2022) 1.6.2.3. Nghiên cứu của Msangi và cộng sự (2015) (Trang 41)
Bảng câu hỏi đã được thí điểm để cải thiện tính hợp lệ của nó. Dữ liệu thu thập được mã hóa và phân tích với sự trợ giúp của Gói thống kê dành cho các nhà khoa học xã hội và phần mềm máy tính vượt trội của Microsoft và được trình bày dưới dạng bảng và tóm - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng c âu hỏi đã được thí điểm để cải thiện tính hợp lệ của nó. Dữ liệu thu thập được mã hóa và phân tích với sự trợ giúp của Gói thống kê dành cho các nhà khoa học xã hội và phần mềm máy tính vượt trội của Microsoft và được trình bày dưới dạng bảng và tóm (Trang 42)
Hình nghiên cứu - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình nghi ên cứu (Trang 43)
Hình 1.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 1.12 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 44)
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Trang 49)
Bảng 2.3: Bảng biểu thể hiệu tình hình tài sản của công ty - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 2.3 Bảng biểu thể hiệu tình hình tài sản của công ty (Trang 51)
Hình 2.2: Biếu đồ thể hiện tình hình tài sản của công ty qua 3 năm (2020-2022) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 2.2 Biếu đồ thể hiện tình hình tài sản của công ty qua 3 năm (2020-2022) (Trang 52)
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tình hình kinh doanh của công ty Hideco - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện tình hình kinh doanh của công ty Hideco (Trang 56)
Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 3.1 Tiến trình nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghiên cứu (Trang 60)
Bảng ANOVA cho chúng ta kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
ng ANOVA cho chúng ta kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy (Trang 63)
Bảng 3.2: Bảng thang đo “Chi Phí” - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 3.2 Bảng thang đo “Chi Phí” (Trang 65)
Bảng 3.6: Bảng thang đo “ Chăm sóc khách hàng” - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 3.6 Bảng thang đo “ Chăm sóc khách hàng” (Trang 66)
Bảng 4.5: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Chi phí lần 1 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 4.5 Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Chi phí lần 1 (Trang 72)
Bảng 4.7: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Độ uy tín - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 4.7 Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Độ uy tín (Trang 73)
Bảng 4.9: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng đơn hàng lần 1 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 4.9 Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Chất lượng đơn hàng lần 1 (Trang 74)
Bảng 4.12: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Quyết định tham gia đơn hàng - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 4.12 Bảng phân tích Cronbach’s Alpha biến Quyết định tham gia đơn hàng (Trang 75)
Bảng 4.14: Rút trích principal components - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 4.14 Rút trích principal components (Trang 77)
Bảng 4.15: Xoay nhân tố biến độc lập (Rotated Component Matrix) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 4.15 Xoay nhân tố biến độc lập (Rotated Component Matrix) (Trang 78)
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy của mô hình (Model Summary) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 4.20 Kết quả hồi quy của mô hình (Model Summary) (Trang 81)
Bảng 4.22: Kết quả xử lý hồi quy bội (Coefficients) - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Bảng 4.22 Kết quả xử lý hồi quy bội (Coefficients) (Trang 82)
Hình 4.1: Mô hình chính thức 4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng công ty cổ phần đầu tư phát triển nhân lực hideco
Hình 4.1 Mô hình chính thức 4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w