1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm môn luật sở hữu trí tuệ công ty adidas

18 227 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn: Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 541,54 KB

Nội dung

Tháng 4 năm2017, Công ty Adidas AG phát hiện tên miền “adidasvietnam.vn” do Ông Y đăngký chủ sở hữu có bán và giới thiệu sản phẩm quần áo và giày thể thao gắn nhãnhiệu “Adidas”, sử dụng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

Môn: Luật Sở Hữu Trí Tuệ

ĐỀ BÀI: Đề số 03

Hà Nội, 2022

Trang 2

Đề số 3:

Công ty Adidas AG tại Đức là chủ sở hữu nhãn hiệu “Adidas” đăng ký cho sản phẩm trang phục thể thao và phụ kiện thể thao tại Việt Nam Tháng 4 năm

2017, Công ty Adidas AG phát hiện tên miền “adidasvietnam.vn” do Ông Y đăng

ký chủ sở hữu có bán và giới thiệu sản phẩm quần áo và giày thể thao gắn nhãn hiệu “Adidas”, sử dụng nhãn hiệu và hình ảnh sản phẩm trên trang web mà không được sự đồng ý của Công ty Adidas AG.

Câu 1: Giả sử những sản phẩm được bán trên trang web này là sản phẩm do Công ty

Adidas AG sản xuất tại Đức, ông Y nhờ người quen xách tay về Việt Nam để bán thì Công ty Adidas AG có quyền ngăn cấm ông Y nhập khẩu và lưu thông sản phẩm này

Câu 2: Công ty Adidas AG có quyền yêu cầu ông Y chấm dứt sử dụng tên miền

Câu 3: Giả sử những sản phẩm được bán trên trang web không phải sản phẩm do

Công ty Adidas AG sản xuất hoặc cho phép sản xuất Hãy xác định các hành vi xâm

Câu 1: Giả sử những sản phẩm được bán trên trang web này là sản phẩm do Công ty Adidas AG sản xuất tại Đức, ông Y nhờ người quen xách tay về Việt Nam để bán thì Công ty Adidas AG có quyền ngăn cấm ông Y nhập khẩu và lưu thông sản phẩm này tại thị trường Việt Nam không? Vì sao?

1 Khái niệm

1.1 Quyền sở hữu trí tuệ

Trang 3

Theo khoản 1 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ là

quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Quyền sở hữu trí tuệ là sự định hình các quan hệ sở hữu trí tuệ bằng pháp

luật Theo Điều 115 BLDS năm 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng

tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.” Như vậy, bản chất quyền SHTT đã được chỉ rõ là

một dạng quyền tài sản, tức “tất cả những gì có giá trị tiền tệ thuộc sở hữu của một

cá nhân, một đơn vị hoặc của nhà nước"

1.2 Quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật SHTT 2005: “Quyền sở hữu công nghiệp là

quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Là một bộ phận cấu thành quan trọng của quyền SHTT, quyền SHCN cũng mang đầy đủ các đặc điểm của quyền SHTT

2 Phân tích tình huống

Giả sử những sản phẩm mà ông Y nhờ người quen xách tay về Việt Nam để bán

là những sản phẩm do Công ty Adidas AG sản xuất tại Đức thì Công ty Adidas AG

không có quyền ngăn cấm ông Y nhập khẩu và lưu thông các loại sản phẩm này tại

thị trường Việt Nam Để giải thích cho phần kết luận trên, cần phải làm rõ tính hợp pháp của hành động lưu thông và nhập khẩu sản phẩm của ông Y, xem xét có hay không quyền ngăn cấm của chủ sở hữu là Công ty Adidas AG

Theo quy định của pháp luật về SHTT, về nguyên tắc thì chủ sở hữu đối tượng SHCN và các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn

Trang 4

địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN đó Tuy nhiên, trong một số trường hợp luật định thì các chủ thể này sẽ không được quyền ngăn cấm người

khác sử dụng đối tượng SHCN đó Các trường hợp này được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 125 Luật SHTT 2005 Trong đó, điểm b khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 quy định chủ sở hữu đối tượng SHCN và các tổ chức, cá nhân được trao

quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền ngăn cấm người

khác sử dụng đối tượng SHCN trong trường hợp “Lưu thông, nhập khẩu, khai thác

công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài” Sản phẩm được

đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp được làm rõ tại

khoản 2 Điều 21 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Theo đó, “sản phẩm

được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125 Luật SHTT được hiểu là sản phẩm do chính chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa

ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài” Như vậy, chủ sở hữu đối tượng SHCN

không thể ngăn cấm chủ thể khác lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm đã được ra thị trường của bất kỳ nơi nào trên thế giới nhưng họ có quyền ngăn chặn các chủ thể thực hiện những hành vi này đối với những sản phẩm mà không phải chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý đưa ra thị trường Quy định này bắt nguồn từ “học thuyết hết quyền” “Hết quyền sở hữu công nghiệp” được hiểu là việc khi sản phẩm mang đối tượng SHCN đã được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép thì chủ thể nắm

Trang 5

giữ quyền không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối, bao gồm cả việc nhập khẩu và khai thác thương mại sản phẩm1

Quay trở lại vấn đề, khoản 1 Điều 21 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định

“Hành vi lưu thông sản phẩm bao gồm cả hành vi bán, trưng bày để bán, vận chuyển

sản phẩm” Và nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ

các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam2 Như vậy, việc ông Y nhờ người quen xách tay hàng hóa từ nước ngoài về để bán là hoạt động nhập khẩu và lưu thông hàng hoá sản phẩm từ thị trường nước ngoài Hơn nữa, những sản phẩm được bán trên trang web là sản phẩm do Công ty Adidas AG sản xuất tại Đức, ông Y nhờ người quen xách tay về Việt Nam để bán Như vậy, để người quen ông Y mua được các sản phẩm ấy và mang về Việt Nam thì những sản phẩm do Công ty Adidas sản xuất đó phải được lưu hành bày bán một cách rộng rãi tại Đức Nói cách khác, các sản phẩm do Công ty Adidas AG sản xuất được chính chủ sở hữu - Công ty Adidas AG đưa ra thị trường tại Đức một cách hợp pháp Đồng thời, Công ty Adidas AG - chủ sở hữu nhãn hiệu “Adidas” còn đăng ký cho sản phẩm trang phục thể thao và phụ kiện thể thao tại Việt Nam Điều này có nghĩa là Công ty Adidas là chủ thể đưa các sản phẩm thuộc danh mục đã đăng ký ra thị trường Việt Nam Đối chiếu với Điều 21 Nghị định 103/2006/NĐ-CP cho thấy các sản phẩm thuộc nhãn hiệu “Adidas” đã được ra thị trường trong nước và nước ngoài một cách hợp pháp Bên cạnh đó, các sản phẩm trang phục quần áo và giày thể thao mà ông Y kinh doanh cũng thuộc danh mục trang phục và phụ kiện thể thao được Công ty Adidas AG đăng ký tại VN và được đưa ra thị trường một cách hợp pháp Xét điểm b khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 trong mối quan hệ với học thuyết hết quyền, sau khi đưa sản phẩm ra thị trường thì Công ty

1 PGS.TS Vũ Thị Hải Yến, Quyền sở hữu công nghiệp, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật

Hà Nội, Nxb CAND, 2021, tr 237-238.

2 Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005.

Trang 6

Adidas AG không còn quyền kiểm soát các chủ thể khác tiến hành các hành vi như bán, sử dụng, cất giữ để bán… Do đó, kết luận lại, Công ty Adidas AG không có quyền cấm ông Y nhập khẩu và lưu thông các sản phẩm này tại thị trường Việt Nam

Câu 2: Công ty Adidas AG có quyền yêu cầu ông Y chấm dứt sử dụng tên miền

“adidasvietnam.vn” không?

1 Khái niệm chung

Tên miền được đề cập ở trong Luật SHTT 2005, Luật CNTT 2006 và được

định nghĩa là “tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các

dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.””3 Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế Giới (WIPO)

định nghĩa tên miền là: “tên dễ nhận dạng của các địa chỉ Internet và thường được sử

dụng để tìm kiếm các website”4 Theo khoản 7 Điều 2 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên

Internet giải thích: “Tên miền quốc gia Việt Nam là tập hợp tên miền các cấp dưới tên

miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” (sau đây gọi chung là tên miền “.vn”) và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam” Tên miền, về cơ bản, là một dấu hiệu phân biệt nhưng không thuộc các đối

tượng được trực tiếp bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ Mặc dù là như vậy, khi được đăng ký và sử dụng hợp pháp thì tên miền vẫn được pháp luật Việt Nam bảo vệ Cụ thể hơn, theo quy định tại khoản 3 Điều 12 và khoản 2 Điều 68 Luật CNTT 2006 thì

“tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên

miền đó” là một hành vi bị nghiêm cấm.

2 Quyền yêu cầu chấm dứt sử dụng tên miền

3 Khoản 4 điều 2 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

4 Nguyên văn tiếng anh: “ Domain names are the human-friendly forms of Internet addresses, and are commonly used to find web sites”, https://www.wipo.int/amc/en/center/faq/domains.html , truy cập ngày 18/01/2022

Trang 7

Theo quan điểm của nhóm tác giả, công ty Adidas AG có quyền yêu cầu ông Y chấm dứt sử dụng tên miền “addidasvietnam.vn” bởi những lý do sau:

Thứ nhất, về căn cứ phát sinh quyền yêu cầu Để được pháp luật bảo vệ, tên

miền phải được đăng ký và sử dụng một cách hợp pháp Khoản 1 Điều 6 của thông tư

24/2015/TT-BTTTT quy định “Đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo nguyên

tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước” Có

thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam có sự thống nhất với các nước trên thế giới về hai điều kiện cơ bản đối với đăng ký tên miền Thứ nhất, tên miền đăng ký là duy nhất, tức mỗi tên miền chỉ được cấp cho một chủ thể duy nhất Thứ hai, ai nộp đơn đăng ký trước thì được cấp trước - “First-come first-serve”

Theo quy định tại Điều 76 Luật CNTT 20006, Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, việc giải quyết tranh chấp tên miền sẽ được thực hiện theo một trong ba phương thức đó là thông qua thương lượng, hòa giải; thông qua trọng tài và khởi kiện tại tòa án Khi đó căn cứ để xác định hành vi đăng ký tên miền có xâm phạm vào quyền đối với nhãn hiệu hay không sẽ phục thuộc vào quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP5 Trước đây, thông tư số 10/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia

5 “2 Căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của nguyên đơn:

a) Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp;

b) Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó;

c) Bị đơn cho thuê hay chuyển giao tên miền cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính;

d) Bị đơn chiếm dụng, ngăn cản không cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

đ) Bị đơn sử dụng tên miền để hủy hoại danh tiếng của nguyên đơn, cản trở hoạt động kinh doanh của nguyên đơn hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

e) Trường hợp khác chứng minh được việc bị đơn sử dụng tên miền vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.”

Trang 8

Việt Nam “.vn” đã đặt ra những điều kiện nhất định nhưng lại quy định rằng “phải đảm bảo đầy đủ ba điều kiện”6 thì có thể thấy rằng Nghị định số 72 không còn quy định phải đáp ứng đầy đủ cả ba điều kiện mà được xây dựng theo xu hướng liệt kê, có thể hiểu là chỉ cần thỏa mãn một trong các trường hợp quy định thì sẽ bị coi là xâm phạm đến quyền của chủ thể có quyền

Xét riêng trong trường hợp của Công ty Adidas AG và ông Y, nếu theo đúng như quy tắc được quy định ở trên thì ông Y đã là người đăng ký trước nên sẽ được ưu tiên giữ tên miền Tuy nhiên tên miền mà ông Y đăng ký là “adidasvietnam.vn” có sự trùng lặp rõ ràng đối với nhãn hiệu “Adidas”, từ đó tạo nên căn cứ để công ty này yêu cầu ông Y chấm dứt sử dụng tên miền theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng trong trường hợp ông Y và công ty Adidas AG không đạt được thỏa thuận chung thông qua quá trình thương lượng và hòa giải thì cơ quan quản lý tên miền Việt Nam sẽ chỉ thu hồi tên miền sau khi bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc cơ quan trọng tài có hiệu lực

Thứ hai, hành vi của ông Y có thể được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở lĩnh vực sở hữu trí tuệ Công ty Adidas AG có thể yêu cầu ông Y

chấm dứt sử dụng tên miền nếu chứng minh được hành vi đăng ký tên miền của ông

là cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Mặc dù tên miền không được xem là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ cũng có những quy định dành riêng cho việc sử dụng tên miền, cụ thể hơn là các tình huống xung đột của việc sử dụng tên miền và quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác Điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT 2005 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

“Điều 130 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1 Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương

tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ

6 Khoản 1.1 Điều 1 Phần II.

Trang 9

dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.”

Về nhãn hiệu “Adidas”, nhãn hiệu “Adidas” đã được thừa nhận và công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam và được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Áo, Bồ Đào Nha, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…Hàng năm, Công ty Interbrand và Tạp chí BusinessWeek đưa ra danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới trên cơ sở sử dụng, tổng hợp, phân tích từ dữ liệu, tiêu chí để xếp hạng nhãn hiệu nổi tiếng và giá trị các nhãn hiệu nổi tiếng của các hãng nghiên cứu thị trường uy tín nhất Các điều kiện để xếp hạng

100 nhãn hiệu nổi tiếng của Interbrand và BusinessWeek có những tương đồng nhất định với quy định tại Điều 75 Luật SHTT 2005 Cụ thể, để được có tên trong danh sách này, mỗi nhãn hiệu sản phẩm phải có ít nhất 1/3 doanh thu là từ thị trường nước ngoài, được đông đảo người tiêu dùng không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của hãng thừa nhận và xuất hiện trong hệ thống cơ sở dữ liệu marketing và tài chính công khai Trong danh sách 100 nhãn hiệu nổi tiếng do Interbrand và BusinessWeek đưa ra hàng năm đều có “Adidas”7 Tại Việt Nam, nhãn hiệu “Adidas” nói riêng và sản phẩm của công ty nói chung đã được phổ biến rộng rãi và được người tiêu dùng biết đến, sử dụng Với sự phổ biến rộng rãi cũng như uy tín và chất lượng hàng đầu của các sản phẩm mang nhãn hiệu “Adidas” trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam, nhãn hiệu “Adidas” có thể được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại khoản 20 Điều 4 và Điều 75 Luật SHTT 2005 Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nếu công ty Adidas AG và ông Y tranh chấp tên miền tại tòa, công ty Adidas AG vẫn phải chứng minh lại nhãn hiệu của minh là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam, được quy định cụ thể tại khoản c Điều 19 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN của

Bộ Khoa học và công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Trang 10

Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp:

“Chủ thể quyền đã sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại một cách

rộng rãi, ổn định, được người tiêu dùng tại Việt Nam biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa

lý, tên thương mại đó (có thể là các thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trưng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lượng sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tư; đánh giá của các cơ quan nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, bình chọn của người tiêu dùng và các thông tin khác thể hiện uy tín, danh tiếng của chủ thể kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó).”

Đối với ông Y, đối chiếu với Điều 130 Luật SHTT 2005, việc đăng ký và sử dụng các tên miền tranh chấp nêu trên của bị đơn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT 2005 bởi các tên miền tranh chấp trùng/tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng “Adidas” Qua so sánh, dễ dàng nhận thấy rằng tên miền có sự tương tự với nhãn hiệu “Adidas” do tên miền chứa toàn

bộ nhãn hiệu nổi tiếng “Adidas”, theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ-CP quy định là một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu Tên miền tranh chấp chứa toàn

bộ nhãn hiệu nổi tiếng “Adidas” của bên có quyền Do đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 105 nêu trên thì các tên miền tranh chấp trùng với nhãn hiệu nổi tiếng “Adidas” Thành phần “.vn” không được xem là một thành phần phân biệt của tên miền bởi thành phần “.vn” là yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải có của tên miền Do

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w