NỘI DUNGCâu 01: Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gìđể đăng ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả?• Khái niệm Căn cứ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ BÀI: 01
Trang 3Họp nhóm Kết
luận xếp loại
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng
Trang 4Trần Phương Nguyên
Đề bài 1
Trường Đại học A ký hợp đồng với một số giảng viên Bộ môn Luật Sở hữutrí tuệ để viết Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Theo đó, nhà trường đầu tư toàn bộkinh phí cho việc trả thù lao cho tác giả, nghiệm thu và chi phí cho việc xuấtbản Giáo trình ra thị trường Tháng 7 năm 2023, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệcủa Trường Đại học A được xuất bản Tháng 08 năm 2023, Trường Đại học Aphát hiện thư viện của Trường Đại học B đã số hóa và cung cấp miễn phí bản sốhóa Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường A cho sinh viên Trường B để họctập theo hình thức trực tuyến mà không được sự đồng ý của Trường A
1 Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng
ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tácgiả? 2 Theo anh chị, thư viện Trường B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trítuệ của Trường A không? Vì sao?
3 Trường Đại học A có thể tiến hành biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi hợppháp của nhà trường
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ có vai trò vô cùng quan trọng, tạo động lựcthúc đẩy các cá nhân, tổ chức càng ngày càng nỗ lực đóng góp thêm những sảnphẩm, thành tựu có giá trị trong đời sống con người Trong đó, quyền tác giảchính là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam và cácnước trên thế giới Tuy nhiên, với sự nở rộ của khoa học - công nghệ, việc xuấthiện những hành vi xâm phạm đến quyền tác giả là điều khó có thể tránh khỏi.Một trong những hành vi vi phạm phổ biến nhất có thể kể đến hành vi sao chéptác phẩm, với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp Trước thực trạng đó, nhóm
Trang 501 đã lựa chọn đề bài số 01 để nghiên cứu và làm rõ thêm về hành vi vi phạmpháp luật trên trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
NỘI DUNGCâu 01: Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì
để đăng ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả?
• Khái niệm
Căn cứ Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 quy định về đăng ký quyền
tác giả: “Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ
sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả , chủ sở hữu quyền liên quan” Như vậy, chỉ có tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở
hữu liên quan mới có quyền đi đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm
Cụ thể hơn, căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định:
“Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học” Trong tình huống trên, một số giảng viên Bộ môn
Luật Sở hữu trí tuệ ký kết hợp đồng với Trường Đại học A để viết giáo trìnhLuật Sở hữu trí tuệ , do vậy các giảng viên là tác giả trực tiếp sáng tạo ra sảnphẩm
Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một,một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến một tác phẩm được thừanhận dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó Trong đó,chủ sở hữu quyền tác giả được phân thành hai loại: Chủ sở hữu quyền tác giả làtác giả và chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả Trường Đại học
A không phải là người trực tiếp viết giáo trình nhưng nhà trường có giao kếthợp đồng sáng tạo với tác giả, đồng thời nhà trường có đầu tư toàn bộ kinh phícho việc trả thù lao cho tác giả, nghiệm thu và chi phí cho việc xuất bản giáotrình ra thị trường Vì vậy giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ được tạo ra theo hợp
Trang 6đồng dân sự, trong đó các giảng viên thỏa thuận về việc tạo tác phẩm theo đặthàng và được trả tiền Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật Sở hữu trítuệ: “Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ
sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừtrường hợp có thoả thuận khác”, như vậy Trường Đại học A sẽ là chủ sở hữuquyền tác giả không đồng thời là tác giả đối với giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ
• Các tài liệu cần chuẩn bị
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 về Hồ sơ đăng kýquyền tác giả, đăng ký quyền liên quan thì Trường Đại học A cần chuẩn bịnhững tài liệu sau:
1, Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan (theo mẫutương ứng tại Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 06 năm 2023Thông tư quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liênquan)
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ
sơ, các giảng viên bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học A; thời gianhoàn thành; tóm tắt nội dung giáo trình; tên giảng viên bộ môn, tên trường Đạihọc A; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếucó), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai Tờ khai dochính giảng viên bộ môn, trường Đại học A ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trườnghợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ
2, Hai bản sao của giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ đăng ký quyền tác giả:Trong đó 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấychứng nhận đăng ký gửi trả lại cho Trường Đại học A được cấp Giấy chứngnhận đăng ký
3, Giấy ủy quyền, trong trường hợp trường Đại học A ủy quyền cho chủ thểkhác đăng ký quyền tác giả; nếu người được ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủyquyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật
Trang 74, Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo;trong trường hợp trên là trường Đại học A giao kết hợp đồng với một số giảngviên bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ.
5, Văn bản đồng ý của các đồng tác giả Do Trường Đại học A ký hợp đồngvới một số giảng viên nên họ sẽ là đồng tác giả sáng tạo ra sản phẩm, vì vậy nhàtrường cần có văn bản đồng ý của các giảng viên
Câu 02: Theo anh chị, thư viện Trường B có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ của Trường A không? Vì sao?
Với hành vi số hóa và cung cấp miễn phí bản số hóa Giáo trình Luật Sởhữu trí tuệ của Trường Đại học A cho sinh viên Trường Đại học B để học tậptheo hình thức trực tuyến mà không được sự đồng ý của Trường Đại học A, thưviện Trường Đại học B có thể đã quyền sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Atheo các cơ sở sau đây:
1 Khái niệm
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022: “Quyền sở hữu trí tuệ
là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả vàquyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối vớigiống cây trồng”
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm khác nhau, trong đó
có quyền tác giả Xâm phạm quyền tác giả chính là hành vi chiếm đoạt, saochép, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặcxuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và
uy tín của tác giả mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu
2 Căn cứ xác định hành vi vi phạm
Theo quy định tại Điều 5 Mục 1 Chương 2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP đãquy định về cách xác định hành vi xâm phạm Theo đó, hành vi bị xem xét bịcoi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126,
127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
Trang 8“1 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2 Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3 Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4 Hành vi xem xét xảy ra tại Việt Nam”
Với các căn cứ trên, áp dụng với tình huống cụ thể trên ta xác định được:
- Đối tượng của quyền tác giả: Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ được xuấtbản vào tháng 07 năm 2023
- Chủ thể sở hữu quyền tác giả: Trường Đại học A
- Chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả: Thư viện Trường Đại học B
2.1 Về đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Theo Khoản 1 Điểm 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về các loại
hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: “Tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học được bảo hộ bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác”;
Do đó, giáo trình trường đại học là một trong các loại hình tác phẩm đượcbảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật Cụ thể, giáo trình Luật Sở hữu trítuệ do Trường Đại học A xuất bản vào tháng 07 năm 2023 chính là tác phẩmđược bảo hộ quyền tác giả bởi giáo trình này có tính sáng tạo và được các tácgiả (cụ thể là một số giảng viên Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ) sáng tạo bằng laođộng trí tuệ của mình, được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể đã được xuất bản
Trang 9vào tháng 07 năm 2023 và không có sự sao chép từ các tác phẩm khác trướcđây Ngay từ thời điểm các giảng viên tiến hành biên soạn giáo trình, quyền tácgiả đối với quyển giáo trình đã phát sinh và được pháp luật bảo hộ
2.2 Về chủ sở hữu quyền tác giả
Theo Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 quy định về chủ sở hữu quyền
tác giả: “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác
giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả:
1 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2 Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Trường Đại học A ký hợp đồng với một số giảng viên Bộ môn Luật Sở hữutrí tuệ để viết giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Theo đó, nhà trường đầu tư toàn bộkinh phí cho việc trả thù lao cho tác giả, nghiệm thu và trả chi phí cho việc xuấtbản giáo trình ra thị trường Trong tình huống này, Trường Đại học A đóng vaitrò là một tổ chức ký kết hợp đồng với các giảng viên của Bộ môn Luật Sở hữutrí tuệ - những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm Giáo trình Luật Sở hữu trítuệ do Trường Đại học A là chủ sở hữu, còn nhóm giảng viên biên soạn vẫn làtác giả của giáo trình
Tiếp đến, theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 quy định về quyền tàisản:
“1 Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
Trang 10
2 Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này
3 Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”
Theo đó, quyền tài sản là quyền trực tiếp được sử dụng, khai thác, địnhđoạt quyền tác giả trong khuôn khổ tài sản trí tuệ, đặc biệt là độc quyền saochép và độc quyền ngăn cấm người khác sử dụng hoặc sao chép trái phép Do
đó, Trường Đại học A có quyền sở hữu giáo trình thì nhà trường có quyền làmhọc liệu phái sinh; sao chép học liệu; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bảnsao học liệu; truyền đạt học liệu đến mọi người bằng phương tiện hữu tuyến, vôtuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác Ngoài
ra, nhà trường là chủ sở hữu quyền tác giả cũng có quyền công bố giáo trình
2.3 Về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường Đại học A Thứ nhất, xác định hành vi “số hóa” của Thư viện Trường Đại học B
“Số hoá” là việc thay đổi định dạng, phương thức thể hiện của tài liệu Sốhoá trong hoạt động thư viện giúp chuyển tài liệu in truyền thống như sách, báo,tài liệu xám…sang dữ liệu số dưới nhiều định dạng để phục vụ cho mục đíchlưu trữ và phổ biến thông tin tới người sử dụng Bên cạnh đó, cần làm rõ “saochép” theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 là việctạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất
kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặctạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử Từ đó, sao chép là độc quyền của chủ
sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đíchnghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân và sao chép tác phẩm để lưu trữtrong thư viện với mục đích nghiên cứu thì hành vi sao chép tác phẩm mà không
Trang 11hỏi ý kiến chủ sở hữu quyền tác giả, bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giảtheo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022
Tóm lại, “số hoá” được xác định là hành vi sao chép tác phẩm.
Thứ hai, xác định các trường hợp thư viện Trường Đại học B xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường đại học A
Đầu tiên, căn cứ theo Điểm e Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2022 quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả:
“1 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;”
Với quy định mới được bổ sung, có thể thấy pháp luật sở hữu trí tuệ đã cómột số quy định về các hoạt động của thư viện số có liên quan đến các quyền sởhữu trí tuệ Song, cần nhận thấy rằng hành vi của thư viện Trường Đại học Bbao gồm hành vi số hoá và cung cấp miễn phí bản số hoá cho sinh viên Trường
B với mục đích là cung cấp miễn phí để phục vụ cho việc học trực tuyến củasinh viên Trường B, hoàn toàn không có mục đích kinh doanh kiếm lời từ việc
số hóa giáo trình nên đây được coi là hành vi với mục đích phi thương mại
Trang 12Thêm vào đó, tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 29 Nghị định 17/2023/NĐ-CP
2 Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập quy định tại điểm e khoản 1 Điều 25 của Luật
Sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này và phải bao gồm thông tin về quyền tác giả xuất hiện trên bản sao được sao chép theo quy định của pháp luật hoặc bao gồm chú thích rõ ràng về việc tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả nếu không có thông tin nào về quyền tác giả được tìm thấy trên bản sao được sao chép
Cụ thể theo quy định, các thư viện hiện nay có thể sử dụng tác phẩm đãcông bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thôngtin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm, trong trường hợp:
Sao chép để lưu trữ (có đánh dấu sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận);
Sao chép hoặc truyền tác phẩm thông qua máy tính (điều kiện là số người đọc cùng thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm, trừ một số trường hợp)
Như vậy, nếu Trường Đại học A có bằng chứng chứng minh Trường Đạihọc B không đảm bảo các điều kiện sau thì hành vi số hóa của thư viện TrườngĐại học B sẽ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường Đại học A:
Một, sao chép quá ba bản để bảo quản, các bản sao này không được đánhdấu là bản sao lưu trữ và cũng không giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy địnhcủa pháp luật về thư viện, lưu trữ