1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm môn luật luật sở hữu trí tuệ

19 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn: Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Tác giả Trần Khánh Linh, Trịnh Minh Long, Trương Quỳnh Mai, Trần Đức Mạnh, Nguyễn Thị Thu Minh, Nguyễn Thị Trà My
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 823,11 KB

Nội dung

Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả?. Theo anh chị, Trường Đại học A c

Trang 1

B Ộ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Nhóm 1 – Lớp N01.TL02

Trang 2

BIÊN B ẢN Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm

Tổng số sinh viên của nhóm:

+ Có mặt: 6

+ Vắng mặt: 0 Có lý do: 0 Không lý do: 0

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:

Đánh giá của SV

SV

ký tên

Đánh giá của giáo viên

(số)

Điểm (chữ)

GV

ký tên

5 462727 Nguyễn Thị Thu Minh x

6 4 462728 Nguyễn Thị Trà My x

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023

Trưởng nhóm Trương Quỳnh Mai

Trang 3

M ỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

ĐỀ BÀI 4

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 5

A PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG: 5

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 6

1 Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả? 6

2 Theo anh chị, thư viện Trường B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường A không? Vì sao? 8

3 Trường Đại học A có thể tiến hành biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà trường? 10

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

PHỤ LỤC 14

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Luật SHTT sửa đổi 2022 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm

2009, 2019, 2022)

Trang 5

ĐỀ BÀI

Trường Đại học A ký hợp đồng với một số giảng viên Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ để viết Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Theo đó, nhà trường đầu tư toàn bộ kinh phí cho việc trả thù lao cho tác giả, nghiệm thu và chi phí cho việc xuất bản Giáo trình ra thị trường Tháng 7 năm 2023, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học A được xuất bản Tháng 08 năm 2023, Trường Đại học A phát hiện thư viện của Trường Đại học B đã số hóa và cung cấp miễn phí bản số hóa Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường A cho sinh viên Trường B để học tập theo hình thức trực tuyến mà không được

sự đồng ý của Trường A

1 Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả?

2 Theo anh chị, thư viện Trường B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường A không? Vì sao?

3 Trường Đại học A có thể tiến hành biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà trường?

Trang 6

MỞ ĐẦU

Kamil Idris - Nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới từng nói:

“Sở hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng”

Nhận định trên đã phản ánh chân thực về vai trò của tài sản trí tuệ đối với đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong việc phát triển đào tạo dạy và học Với ý nghĩa quan trọng nên nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam luôn dành sự quan tâm cho sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền tác giả trong lĩnh vực giáo dục Chất lượng giảng dạy của một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng luôn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo trình, tài liệu được đưa vào sử dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng Vì thế, công tác biên soạn giáo trình luôn được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng coi là một công việc giữ vai trò đặc biệt quan trọng Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập và hành vi xâm phạm đối với quyền trên Để tìm hiểu và làm rõ hơn vấn đề này, nhóm 1 xin phép chọn

đề số 1 làm đề tài cho bài tiểu luận

N ỘI DUNG

A PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:

Căn cứ vào tình huống ở đề bài, nhóm xác định các vấn đề pháp lý sau: đối tượng bảo hộ, tư cách chủ thể

Thứ nhất, về đối tượng bảo hộ:

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP: “Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật” Có thể thấy, Giáo trình Luật SHTT của Trường Đại học A là kết

quả của quá trình hoạt động sáng tạo được trực tiếp nghiên cứu, biên soạn bởi nhóm giảng viên và được Trường A đầu tư xuất bản Theo căn cứ pháp lý tại điểm a khoản 1 Điều 14 Luật SHTT sửa đổi 2022, giáo trình thuộc một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Do vậy, cuốn Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ là đối tượng

Trang 7

được bảo hộ sở hữu trí tuệ về quyền tác giả Theo Điều 6 Luật SHTT sửa đổi 2022,

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”

Thứ hai, về tư cách chủ thể của Trường A trong quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ:

Theo dữ kiện đề bài cung cấp, đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Trường A

đã ký hợp đồng với một số giảng viên Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ để viết; trong đó, nhà trường đầu tư toàn bộ kinh phí cho việc trả thù lao cho tác giả, nghiệm thu và chi phí cho việc xuất bản cuốn Giáo trình ra thị trường Áp dụng căn cứ pháp lý tại Điều 37

Luật SHTT sửa đổi 2022 về định nghĩa chủ sở hữu quyền tác giả: “là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền quy định tại Khoản 3 Điều 19 và Khoản 1 Điều

20 Luật này”, khẳng định Trường Đại học A là chủ sở hữu quyền tác giả đối với cuốn

Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Cụ thể, Trường A thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 30 Luật SHTT sửa đổi 2022 khi chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm Cũng theo điều khoản này, Trường A có một phần quyền tác giả về nhân thân và quyền tác giả về tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT sửa đổi 2022

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Theo anh chị, Trường Đại học A cần chuẩn bị những tài liệu gì để đăng ký quyền tác giả đối với Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ tại Cục Bản quyền tác giả?

Theo khoản 2 Điều 50 của Luật SHTT sửa đổi 2022 và hướng dẫn cụ thể tại khoản

1 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về thành phần Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Trường đại học A với tư cách là chủ sở hữu quyền

tác giả cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, bao gồm những tài liệu sau:

(1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả do Trường Đại học A kí tên (đơn theo mẫu số 7 tại Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 06 năm 2023 quy định các mẫu trong

Trang 8

hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả

(2) 02 bản sao tác phẩm (giáo trình) đăng ký

(3) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền, trong đó gồm:

● Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao quyết định thành lập Trường Đại học A;

Theo căn cứ pháp lý tại khoản 2 Điều 4 Luật số 34/2018/QH14 quy định: “Trường đại học được hiểu cơ bản chính là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học” Mà

theo khoản 1 Điều 7 của của Luật Giáo dục đại học 2012 quy định “Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân”, vậy nên trường Đại học A là tổ chức được

thành lập theo quy định của pháp luật

● Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền của Trường Đại học A do giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả (một số giảng viên Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ) để viết giáo trình là hợp đồng Tài liệu này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực

● Văn bản cam đoan của tác giả (các giảng viên Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ được giao nhiệm vụ) về việc tự sáng tạo, sáng tạo theo hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan

Trong đó, dựa vào khoản 3 Điều 50 Luật SHTT sửa đổi 2022, được hướng dẫn

cụ thể tại khoản 7 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, cần lưu ý rằng tài liệu trong hồ

sơ đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt (có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự); phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của cá nhân, tổ chức nộp

hồ sơ Ngoài ra, trường Đại học A cần chuẩn bị thêm phí, lệ phí để chuẩn bị chuẩn bị

phí đăng ký quyền tác giả đối với giáo trình trên Theo Điều 4 Thông tư số

Trang 9

211/2016/TT-BTC, phí đăng ký quyền tác giả đối với sách giáo khoa, giáo trình là 100.000 đồng/ giấy chứng nhận

2 Theo anh chị, thư viện Trường B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường A không? Vì sao?

Theo nhóm, hành vi thư viện Trường B số hóa và cung cấp miễn phí bản số hóa Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường A cho sinh viên Trường B để học tập theo hình thức trực tuyến mà không nhận được sự đồng ý đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trường A, cụ thể là xâm phạm quyền tác giả về quyền tài sản theo khoản 2 Điều 28 Luật SHTT sửa đổi 2022 (hướng dẫn chi tiết tại điểm g, i khoản 1 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP), dẫn chiếu đến Điều 20 với các lý do như sau:

Thứ nhất, hành vi số hóa của Thư viện B mà không được sự cho phép đã xâm

phạm quyền sao chép tác phẩm, thuộc nhóm quyền tác giả về tài sản của Trường A, quy

định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật SHTT sửa đổi 2022: “Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này” “Sao chép” được định nghĩa tại

khoản 10 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi 2022 là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào

“Số hóa” được hiểu là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số trong đó thông tin được tổ chức thành các bit và byte, giống như quét một bức ảnh hoặc chuyển đổi một báo cáo giấy thành PDF, tạo ra một bản sao phiên bản “số” sử dụng trên môi trường mạng – cách mà nhiều trường Đại học hiện nay

sử dụng để thực hiện “số hóa” kho tài liệu Từ các định nghĩa trên, hành vi số hóa Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường B có thể hiểu là hành vi sao chép và thể hiện bản sao chép dưới một dạng khác

Thứ hai, hành vi cung cấp miễn phí bản số hóa Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của

Trường A cho sinh viên Trường B để học tập theo hình thức trực tuyến mà không được

sự đồng ý, đã xâm phạm quyền truyền đạt đến công chúng của trường Đại học A, thuộc nhóm quyền tác giả về tài sản theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 Luật SHTT sửa

Trang 10

đổi 2022 về: “ truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn” “Công chúng” được định nghĩa là “những cá

nhân, cộng đồng hoặc nhóm bị ảnh hưởng kể cả trực tiếp và gián tiếp bởi hoạt động của một cá nhân hay tổ chức nhất định” 1 Theo đó, sinh viên Trường Đại học B là một cộng đồng, gồm các cá nhân sinh viên chịu ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động của trường B nói chung và thư viện trường B nói riêng Thư viện trường B đã truyền đạt đến sinh viên trường B quyển giáo trình bằng hình thức số hóa, qua trang mạng thông tin điện tử của thư viện trường

Theo khoản 2 Điều 20 Luật SHTT sửa đổi 2022, “ Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này…” Để thực hiện hành vi theo mô tả tại điểm c, đ khoản 1 Điều 20 Luật SHTT sửa

đổi 2022, thư viện trường Đại học B cần được sự đồng ý và cho phép của Trường Đại học A, trừ các trường hợp thuộc ngoại lệ Xét các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả tại các Điều 25, 25a và 26 Luật này, các hành vi trên cũng không thuộc vào các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, cụ thể tại các điểm a, b, e

khoản 1 Điều 25 về sao chép với mục đích học tập và sử dụng trong hoạt động

Như vậy, hành vi của thư viện B không thuộc trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả và chưa được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả đã xâm phạm quyền sao chép tác phẩm và quyền phát sóng, truyền đạt đến công chúng thuộc nhóm quyền tài sản trong quyền tác giả của Trường Đại học A

1(Public Relations: Theory and Practice, TS Nguyễn Thị Thanh Huyền).

Trang 11

3 Trường Đại học A có thể tiến hành biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà trường?

Phân tích tình huống đề bài đưa ra có thể nhận định rằng, thư viện Trường Đại học B đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của trường Đại học A Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền tác giả được bảo hộ một cách tự động tuy nhiên để giảm nghĩa vụ chứng minh khi nảy sinh tranh chấp, với vai trò là chủ sở hữu quyền tác giả đối với cuốn giáo trình, trường Đại học A nên tiến hành đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả Đồng thời, trong trường hợp quyền tác giả bị xâm phạm như tình huống trên, trường Đại học A có thể tiến hành một số biện pháp dưới đây để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều

198 Luật SHTT sửa đổi 2022 về Quyền tự bảo vệ và trường B có thể bị xử phạt bằng biện pháp dân sự hoặc hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 199 về Biện pháp xử

lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Cụ thể:

Thứ nhất, theo điểm b Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT sửa đổi 2022, trường Đại

học A có quyền yêu cầu thư viện trường Đại học B phải chấm dứt hành vi xâm phạm,

gỡ bỏ và xóa nội dung cuốn giáo trình mà thư viện Đại học B tự ý số hoá trên môi trường mạng, xin lỗi, cải chính công khai và ngoài ra có thể yêu cầu Đại học B bồi thường thiệt hại khi quyền tác giả của Đại học A bị xâm phạm Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm nói trên phải thông báo bằng văn bản cho thư viện Đại học B với các thông tin được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 58 Nghị Định 17/2023/NĐ-CP Đồng thời nếu

có yêu bồi thường thiệt hại thì cần thực hiện đúng các quy định tại Điều 204 Luật SHTT sửa đổi 2022 về Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và Điều 205 Luật SHTT sửa đổi 2022 về Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thứ hai, theo điểm c Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT sửa đổi 2022, trường Đại

học A có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả của thư viện Đại học B theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan Việc yêu cầu và giải quyết yêu cầu này được tiến hành

Trang 12

dựa theo các quy định chi tiết từ Điều 75 đến Điều 80 NĐ 17/2023/NĐ-CP Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền tác giả của Trường B gây thiệt hại cho tác giả, chủ

sở hữu - Trường Đại học A, hoặc xã hội, trường B bị xử phạt vi phạm hành chính (theo điểm a khoản 1 Điều 211 Luật SHTT sửa đổi 2022 và khoản 2 Điều 57 Nghị định 17/2023/NĐ-CP) Từ các cơ sở nêu trên, các biện pháp hành chính có thể được áp dụng như sau: đối với hành vi tự ý số hóa cuốn Giáo trình, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, Trường B có thể bị áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả sau:

“1 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

2 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật

vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”

Bên cạnh đó đối với hành vi cung cấp miễn phí bản số hóa Giáo trình của Trường

A cho sinh viên Trường B để học tập theo hình thức trực tuyến mà không được sự đồng

ý của Trường A, theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, Trường B có thể bị áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả sau:

“1 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện

tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định

2 Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này ”

Thứ ba, theo điểm d khoản 1 Điều 198 Luật SHTT sửa đổi 2022, trường Đại học

A có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình

Để áp dụng biện pháp này, Đại học A phải xác định và chứng minh được hành vi xâm phạm của thư viện đại học B với các tài liệu và chứng cứ theo như luật định Về việc áp

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w