giữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định hiệu quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn vong của các tổ chức, doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong quản lý và phát triển tổ chức. Nó bao gồm các khía cạnh như số lượng nhân viên, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, sự sáng tạo và động lực làm việc của nhân viên. Quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi sự tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và duy trì nhân viên để đảm bảo rằng tổ chức có đủ và đúng loại nhân lực để đạt được mục tiêu và thành công trong hoạt động của mình. Nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố quyết định thành công của một doanh nghiệp. Để quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, mỗi tổ chức, doanh nghiệp phải tìm cho mình những phương pháp quản trị riêng, mang đặc trưng riêng. Trong chiến lược này, công tác tuyển dụng nhân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là yếu tố đầu vào, quyết định chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Với ý nghĩa đó, tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp cần được chú trọng và quan tâm đúng mức để đem lại hiệu quả và lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Nắm được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân sự, Công ty CP Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng đã quan tâm tới công tác tuyển dụng nhân sự nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: quy mô Công ty còn khá nhỏ, công tác tuyển dụng chưa chuyên nghiệp, đặc biệt là bài toán cân đối tài chính, bộ phận phụ trách công tác tuyển dụng nhân lực còn kiêm nhiệm khá nhiều việc, hình thức thông báo Tuyển dụng chưa phong phú...Trong khi đó các chính sách đối với người lao động của Nhà nước còn bất hợp lý như chính sách bảo hiểm xã hội, điều kiện kinh doanh,… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, thực tế đòi hỏi Công ty CP Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng cần thực hiện công tác tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự một cách hiệu quả hơn để có thể hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Vì những lí do trên, em đã lựa chon đề tài “Hoàn thiện Công tác Tuyển dụng nhân sự Công ty CP Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp để có thể hiểu biết thêm về công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự và đóng góp ý kiến của mình để phần nào đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công ty. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng nguồn nhân sự Phạm vi nghiên cứu: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty CP Thẩm Định Giá và Dịch Vụ Tài Chính Đà Nẵng. 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, giáo trình, các tài liệu tham khảo của công ty, quan sát phỏng vấn và thu thập những thông tin thực tế trong quá trình tuyển dụng nhân lực tại công ty. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản khóa luận bao gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản của tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP Thẩm Định Giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP Thẩm Định Giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng.
Trang 1TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN & BẰNG 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNG GIÁ
VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐÀ NẴNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ THẢO
Sinh viên thực hiện : VĂN BÁ BÌNH NGUYÊN
Lớp : B27QTH
MSSV : 27272180218
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, xin cảm ơn đến Nhà trường đã tạo cơ hội để sinh viên có thể tiếpxúc với thực tiễn và có những kinh nghiệm thực tế trước khi có sự lựa chọn chínhthức về ngành nghề và công việc trong tương lai sau khi tốt nghiệp Em cũng xingửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá vàdịch vụ tài chính Đà Nẵng (DVFSC) đã nhiệt tình giúp đỡ để bản thân có thể hiểuđược những kiến thức mới Những kiến thức thực tế của ngành thẩm định giá, mộtngành dịch vụ về tài chính đòi hỏi chất lượng cao về nhân sự Đợt thực tập đã giúpích cho em rất nhiều cho đến hiện tại để hoàn thành bài báo cáo tốt nhất có thể,cũng như có thể có thêm kinh nghiệm cho việc xin việc làm trong tương lai
Em rất trân trọng những kiến thức và những chia sẻ nhận được trong kỳ thựctập tại Công ty Cổ Phần Thẩm Định Giá và Dịch Vụ Tài Chính Đà Nẵng Điều nàyluôn là hành trang quý giá để em có thể vững bước tiếp tục con đường nghề nghiệpmà mình lựa chọn
Để hoàn thành khóa luận này, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến cácQuý Thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Duy Tân đã tạo cơ hộicho em được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện khóaluận
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên Nguyễn Thị Thảo đã tận tìnhchỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em giải quyết được cácvấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài một cách tốt nhất
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nênnội dung khóa luận khó tránh những thiếu sót Em rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạythêm từ Quý Thầy cô
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt đượcnhiều thành công trong công việc
Trân trọng
Trang 3Cổ phầnKế hoạch tổng hợpHội đồng quản trị
Hành chính- Tổng hợpMột thành viên
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dânCông ty Cổ Phần Thẩm Định Giá và
Dịch Vụ Tài Chính Đà Nẵng
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực 15
Bảng 2.2.2 Danh mục liệt kê máy vi tính đến 18/12/2022 30
Bảng 2.2.3 Tình hình tài chính công ty qua 3 năm 2020 – 2022 33
Bảng 2.3 Kết quả Hoạt động kinh doanh 3 năm (2020 -2022) 33
Bảng 2.4 Kết quả tuyển dụng giai đoạn 2021-2023 34
Bảng 2.5 Nhu cầu và Tiêu chuẩn tuyển dụng giai đoạn 2021-2023 tại Công ty CP Thẩm Định Giá & DVTC Đà Nẵng 38
Bảng 2.6 : Mức lương lao động theo thời gian công tác 43
Trang 5DANH MỤC BIẺU ĐỒ
Biểu đồ 2.2.1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính 27Biểu đồ 2.2.1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi 28Biểu đồ 2.2.1.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Đại học 29
MỤC LỤ
Trang 6LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
4 Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN CỦA TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 3
1.1.1 Khái niệm quản trị nhân sự 3
1.1.2 Khái niệm tuyển dụng 3
1.1.3 Khái niệm về Tuyển dụng nhân sự 4
1.1.4 Vai trò và bản chất của tuyển dụng nhân sự 5
1.1.5 Sự cần thiết của hoạt động Tuyển dụng nhân sự 6
1.2 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 6
1.2.1 Xác định nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển mộ 6
1.2.2 Thông báo tuyển mộ 7
1.2.3 Tiếp nhận hồ sơ xin việc 11
1.2.4 Chấm hồ sơ 11
1.2.5 Phỏng vấn 12
1.2.6 Thử việc 12
1.2.7 Đàm phán và ra quyết định tuyển chọn 13
1.3 MÔI TRƯỞNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ…… 13
1.3.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp 13
1.3.2 Hình ảnh, thương hiệu của tổ chức 13
1.3.3 Các khâu chuẩn bị tuyển dụng 14
1.3.4 Chính sách tuyển dụng 14
Trang 71.3.5 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 15
1.4 Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG 15
1.4.1 Ý nghĩa 16
1.4.2 Mục đích 16
1.4.3 Các nguyên tắc của công tác tuyển dụng 17
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐÀ NẴNG 18
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐÀ NẴNG (DVFSC) 18
2.1.1 Sơ lược về công ty 18
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Thẩm Định Giá và Dịch Vụ Tài Chính Đà Nẵng: 18
2.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn công ty: 21
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh: 22
2.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức : 22
2.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 23
2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY 26
2.2.1 Tình hình nhân sự đến tháng 10/2022: 26
2.2.1.1 Cơ cấu lao động theo giới tính 26
2.2.1.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi 27
2.2.1.3: Cơ cấu lao động theo trình độ: 100% lực lượng của công ty đều đạt trình độ đại học/sau đại học 28
2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất 28
2.2.3 Tình hình tài chính của công ty qua 3 năm 2020 – 2022 32
2.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH QUA 3 NĂM 2020 – 2022 TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐÀ NẴNG 32
2.4 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY: 34
2.4.1 Kết quả Tuyển dụng trong giai đoạn 2021-2023: 34
Trang 82.4.2 Quy trình Tuyển dụng nhân sự hiện hành của Công ty: 36
2.4.3 Một vài nội dung trong Thông báo tuyển dụng của Công ty: 41
2.4.4 Chính sách đối với lao động thử việc và học việc: 42
2.4.5 Thực trạng tuyển dụng tại công ty 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CP THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐÀ NẴNG 49
3.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CP THẨM ĐỊNH GIÁ & DVTC ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025 49
3.1.1 Mục tiêu tuyển dụng nhân lực của Công ty đến năm 2025 49
3.1.2 Phương hướng tuyển dụng nhân lực của Công ty đến năm 2025 50
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐÀ NẴNG 51
3.2.1 Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, chú trọng quan tâm hơn đến các biện pháp bù đắp thiếu hụt nhân lực 51
3.2.2 Thực hiện chính sách đãi ngộ tốt hơn cho người lao động nhằm thu hút ứng viên trong tuyển dụng 51
3.2.3 Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân lực hợp lý, thống nhất và hiệu quả 52
3.2.4 Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá ứng viên và đánh giá hiệu quả tuyển dụng rõ ràng, thống nhất 53
3.2.5 Đa dạng hóa các hình thức tuyển dụng và các nguồn tuyển mộ 54
3.2.6 Đổi mới thiết kế thông báo tuyển dụng và cách thức quảng cáo 55
3.2.7 Hoàn thiện phỏng vấn trong tuyển chọn 55
3.2.8 Xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động và thu hút lao động tiềm năng tham gia ứng tuyển 57
3.2.9 Tăng cường nguồn chi phí cho hoạt động tuyển dụng 57
KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào và nógiữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định hiệu quả của mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh cũng như sự tồn vong của các tổ chức, doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong quản lý và phát triển tổ chức.Nó bao gồm các khía cạnh như số lượng nhân viên, kỹ năng, kiến thức, kinhnghiệm, sự sáng tạo và động lực làm việc của nhân viên Quản lý nguồn nhân lựcđòi hỏi sự tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và duy trì nhân viên để đảm bảorằng tổ chức có đủ và đúng loại nhân lực để đạt được mục tiêu và thành công tronghoạt động của mình
Nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố quyết định thành côngcủa một doanh nghiệp Để quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, mỗi tổ chức, doanhnghiệp phải tìm cho mình những phương pháp quản trị riêng, mang đặc trưng riêng.Trong chiến lược này, công tác tuyển dụng nhân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọngbởi nó là yếu tố đầu vào, quyết định chất lượng nguồn nhân lực của công ty
Với ý nghĩa đó, tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp cần được chú trọngvà quan tâm đúng mức để đem lại hiệu quả và lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.Nắm được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân sự, Công ty CP Thẩmđịnh giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng đã quan tâm tới công tác tuyển dụng nhân sựnhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Tuynhiên, công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP Thẩm định giá và Dịch vụ tàichính Đà Nẵng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: quy mô Công tycòn khá nhỏ, công tác tuyển dụng chưa chuyên nghiệp, đặc biệt là bài toán cân đốitài chính, bộ phận phụ trách công tác tuyển dụng nhân lực còn kiêm nhiệm khánhiều việc, hình thức thông báo Tuyển dụng chưa phong phú Trong khi đó cácchính sách đối với người lao động của Nhà nước còn bất hợp lý như chính sách bảohiểm xã hội, điều kiện kinh doanh,… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty Chính vì vậy, thực tế đòi hỏi Công ty CPThẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng cần thực hiện công tác tuyển dụng,tuyển chọn nhân sự một cách hiệu quả hơn để có thể hoàn thiện và nâng cao chất
Trang 10lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp góp phầnthúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
Vì những lí do trên, em đã lựa chon đề tài “Hoàn thiện Công tác Tuyển dụng nhân sự Công ty CP Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp để có thể hiểu biết thêm về công tác tuyển dụng và đào tạonhân sự và đóng góp ý kiến của mình để phần nào đó nâng cao chất lượng nguồnnhân lực cho công ty
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng nguồn nhân sự
Phạm vi nghiên cứu: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty
CP Thẩm Định Giá và Dịch Vụ Tài Chính Đà Nẵng
3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tàilà phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, giáo trình, các tài liệu tham khảo củacông ty, quan sát phỏng vấn và thu thập những thông tin thực tế trong quá trìnhtuyển dụng nhân lực tại công ty
4 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệpChương 2: Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP ThẩmĐịnh Giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụngnhân sự tại Công ty CP Thẩm Định Giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
Trang 11CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN CỦA TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 TỔNG QUAN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
1.1.1 Khái niệm quản trị nhân sự
Nhân sự là một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào Mọi quản trị nhân sự suy cho cùng làquản trị con người Vì vậy vấn đề nhân sự luôn được quan tâm hàng đầu
Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về quản trị nhân sự, trong đó: “Quản trị nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng viễn cảnh cho tổ chức” 2
1.1.2 Khái niệm tuyển dụng
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình tuyển dụng chính là sự thích ứng giữahai mảng cung và cầu về nhân lực trên thị trường lao động Tổ chức có thể lớn haynhỏ, đơn giản hay phức tạp nhưng tuyển dụng nhân sự luôn được quan tâm nhấttrong doanh nghiệp
Vì thế, khái niệm về tuyển dụng giúp hiểu rõ hơn phần nào về quá trình này:
“Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm những người có đủ phẩm chất và năng lực
để đáp ứng nhu cầu công việc nhất định mà doanh nghiệp đưa ra.Quá trình tuyển dụng gồm hai giai đoạn là tuyển mộ và tuyển chọn”.1
“Tuyển mộ là tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí nộp đơn tìm việc làm” 2
“Tuyển chọn là quá trình sàng lọc trong số các ứng viên nộp đơn tìm việc ai
là người hội đủ các tiêu chuẩn đã được đề ra để làm việc cho doanh nghiệp” 3
Thực tế khẳng định đa số khả năng thành công mà doanh nghiệp đạt đượcphụ thuộc vào những người được tuyển dụng Như vậy chiến lược tuyển dụng trởthành một trong những chiến lược quan trọng của các doanh nghiệp trong bối cảnhhiện nay
Trang 121.1.3 Khái niệm về Tuyển dụng nhân sự
Nhân sự hiểu một cách đơn giản là những người lao động làm việc tại doanhnghiệp
Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn người lao độngmới có khả năng làm việc tốt từ nhiều nguồn khác nhau đến làm việc cho doanhnghiệp
Bản chất của tuyển dụng sự bao gồm 2 quá trình là: Tuyển mộ và tuyển chọn.Tuyển mộ chính là quá trình thu hút lực lượng lao động từ bên trong và bênngoài tổ chức nộp hồ sơ xin việc vào tổ chức
Giáo trình Quản trị nhân lực của đồng tác giả Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn
Vân Điềm thì định nghĩa: “Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức” [8,93] Theo Lê Thanh Hà: “Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động bên ngoài và bên trong tổ chức để lựa chọn lao động cho các vị trí làm việc còn trống của tổ chức” [5,132]
Như vậy Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từlực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức Mọi tổ chứcphải có đầy đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạtđược các mục tiêu của mình
Nếu tuyển mộ là quá trình thu hút người lao động nộp hồ sơ vào tổ chức thìtuyển chọn là quá trình nhà tuyển dụng dùng các công cụ, phương pháp khác nhauđể đánh giá, so sánh và lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất đối với vị trí cần tuyểntrong số những người được tuyển mộ
Theo Giáo trình Quản trị nhân lực của đồng tác giả Nguyễn Ngọc Quân và
Nguyễn Vân Điềm , tuyển chọn nhân lực được hiểu là: “Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ” [8,105].
Theo tác giả Lê Thanh Hà: “Tuyển chọn nhân lực là việc lựa chọn ứng viên cho các vị trí làm việc trống của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đặt
Trang 13ra của tổ chức, doanh nghiệp đó cho các chức danh công việc cần tuyển dụng”.
[5,369]
Tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnhkhác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợpvới các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyểnmộ
Từ đó có thể hiểu khái niệm tuyển dụng nhân sự là nghiệp vụ giúp doanhnghiệp tìm kiếm, thu hút, đánh giá, lựa chọn và sở hữu nhân viên có khả năng làmviệc tốt, có cùng mục tiêu và đáp ứng được nguyện vọng của doanh nghiệp
1.1.4 Vai trò và bản chất của tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự ảnh hưởng rõ ràng đến ba khía cạnh: doanh nghiệp, cánhân và xã hội Nhân sự được xem như yếu tố cốt lõi để vận hành bất kỳ tổ chứcnào, vì vậy chất lượng người lao động vô cùng được chú trọng Không có doanhnghiệp nào là không muốn tuyển cho mình những người có tài, có đức Vậy vai tròcủa tuyển dụng nhân sự là gì? Dưới đây là chi tiết vai trò và ý nghĩa của tuyển dụngnhân sự đối với hoạt động của một tổ chức
Đối với doanh nghiệp:
Đầu tiên, quá trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả sẽ mang lại đội ngũ nhân viênthành thạo lành nghề, năng động, sáng tạo, sẵn sàng phát triển vì mục tiêu chung vàmục tiêu riêng Vì vậy, tuyển dụng nhân sự vô cùng quan trọng, bởi nó là bước đầutiên trong quản trị nhân sự, nếu không làm tốt thì ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảcủa công tác quản trị nhân sự ở các bước sau
Tiếp theo, tuyển dụng nhân sự tốt sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện dễ dàng cácmục tiêu kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh bền vững giữa các nhân viên, vừa tạođộng lực, vừa gửi lời nhắc nhở đến những nhân sự chưa sẵn sàng tập trung vào côngviệc
Cuối cùng, quá trình tuyển dụng hiệu quả, nhanh chóng sẽ làm giảm gánhnặng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có kế hoạch phân bổnguồn tài chính chuẩn hơn, đồng thời tạo tiền đề nâng cao chất lượng tuyển dụng vàtên tuổi thương hiệu, từ đó dễ dàng thu hút nhân tài
Trang 14Đối với người lao động:
Thứ nhất, tuyển dụng nhân sự giúp cho người lao động có cơ hội được làm
việc, nâng cao thu nhập và phát triển trong một tập thể chất lượng với những thànhviên có cùng mục tiêu Người lao động sẽ hiểu thêm về quan điểm của những ngườilãnh đạo ở trên, từ đó cũng xác định rõ ràng hơn về việc bản thân có phù hợp vớimôi trường làm việc này hay không?
Thứ hai, người lao động cảm thấy không khí thi đua hơn khi có nhiều người
ứng tuyển vào một vị trí, khiến họ không thể hời hợt làm việc nếu họ còn muốn giữnguyên vị trí hiện tại của mình
Đối với xã hội:
Tuyển dụng nhân sự làm giảm bớt gánh nặng xã hội, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội Bên cạnh đó, xã hội cũng dễ dàng đạt được những mục tiêuchung như người lao động có việc làm, các doanh nghiệp ngày càng phát triển, trìnhđộ dân trí nâng cao, người lao động có tay nghề ngày một được trọng dụng,…
1.1.5 Sự cần thiết của hoạt động Tuyển dụng nhân sự
Mục đích của tuyển dụng nhân sự là đem về cho công ty nguồn nhân lực chấtlượng nhất để thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến, giải quyếtsự thiếu hụt nguồn nhân lực cho các công việc tại doanh nghiệp
1.2 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
Tuyển dụng nhân sự là một quá trình bao gồm hai hoạt động cơ bản là tuyểnmộ và tuyển chọn
Tuyển mộ gồm 3 hoạt động cơ bản: Xác định nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển mộ;Thông báo tuyển mộ; Tiếp nhận hồ sơ
Tuyển chọn bao gồm 6 hoạt động cơ bản: Chấm hồ sơ; Phỏng vấn; Thi trắcnghiệm, thi nghiệp vụ; Thẩm tra và tham vấn thông tin; Thử việc; Đàm phán và raquyết định tuyển chọn
Tuy nhiên những doanh nghiệp vừa và nhỏ đôi khi sẽ rút ngắn một số côngđoạn như Thi trắc nghiệm, thi nghiệp vụ; Thẩm tra và tham vấn thông tin;… Vì vậyở mỗi doanh nghiệp quy trình Tuyển dụng nhận sự phải trả qua tối thiểu 7 bước sau:
1.2.1 Xác định nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển mộ
Trang 15Các đơn vị tự cân đối nhân lực, thực hiện các biện pháp bù đắp thiếu hụt nhânlực Các đơn vị xác định nhu cầu tuyển dụng dựa trên phân tích công việc, kế hoạchvà phương hướng hoạt động của tổ chức, sau đó gửi đề xuất tuyển mộ nhân lực chobộ phận nhân sự Bộ phận chuyên trách về nhân sự tiến hành xác định các vị trícông việc, số lượng nhân lực cần tuyển vàxác định nhu cầu của tổ chức về chấtlượng về thể lực, trí lực và phẩm chất, thái độ của các nhân lực cần tuyển Sau đó đềxuất nhu cầu tuyển mộ nhân sự thông qua phiếu đề nghị tuyển dụng nhân sự Phiếuđề nghị tuyển dụng nhân sự gồm thông tin: Vị trí công việc, số lượng cần tuyển,trình độ chuyên môn, thời gian tuyển dụng, lý do tuyển dụng, các yêu cầukhác Phiếu đề nghị tuyển dụng nhân lực do bộ phận chuyên trách về Quản trịnhân lực thiết kế.
Các đơn vị trong tổ chức xem xét và đề xuất nhu cầu tuyển dụng một cáchchính xác và hợp lý, phải chịu trách nhiệm về đề xuất của mình và người đề xuất làtrưởng các đơn vị
Bộ phận nhân sự tổng hợp nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các bộ phận, đơnvị trong tổ chức Bộ phận nhân sự có trách nhiệm phân tích, thu thập thông tin về sựthiếu hụt hoặc dư thừa nhân sự sau đó thiết kế, đưa ra các giải pháp bù đắp thiếu hụtnhân sự và bố trí sắp xếp nhân lực Cuối cùng sẽ tiến hành tham mưu lại cho cácđơn vị về nhu cầu tuyển và trình lên lãnh đạo xem xét và phê duyệt
Các tiêu chuẩn tuyển mộ đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc đúng pháp luật, cụthể, rõ ràng và có thể đo lường được
1.2.2 Thông báo tuyển mộ
Sau khi xác định được số lượng và chất lượng nhân viên cần tuyển, các nhàtuyển dụng sẽ lựa chọn các kênh tuyển dụng phù hợp với yêu cầu công việc cũngnhư tình hình của công ty Để tuyển mộ đủ số lượng và chất lượng người lao độngvào các vị trí việc làm còn thiếu, các tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn tuỳ theo tìnhhình thực tế và tùy theo tính chất của công việc để chọn nên tiến hành tuyển mộ từnguồn nhân lực bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn tuyển mộ bên trong tổ chức: Nguồn nhân lực bên trong tổ chức là
những người đang làm việc cho tổ chức đó
Phương pháp tuyển mộ cho nguồn bên trong:
Trang 16Sử dụng bảng thông báo tuyển mộ, đây là cách tuyển công khai trong đó thôngtin về vị trí cần tuyển được thông báo cho mọi nguời lao động cùng biết Trongbảng cần nêu rõ: Chức danh, nhiệm vụ trách nhiệm, yêu cầu, nhấn mạnh quá trìnhlàm việc của bản thân cho doanh nghiệp, thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ.
Sử dụng sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong tổ chức bằng cách bỏphiếu tín nhiệm
Nguồn tuyển mộ từ bên trong có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và chiphí, nhân viên đã gắn bó và hòa nhập với tổ chức Họ là những người đã quen vớicông việc và văn hóa của tổ chức, đã qua thử thách về lòng trung thành Khi thựchiện tuyển mộ từ nguồn này thì tổ chức đã tiết kiệm được thời gian làm quen vớicông việc, quá trình thực hiện công việc diễn ra liên tục và không bị gián đoạn Tuynhiên, cách làm này chỉ phù hợp với những tổ chức có quy mô lớn, không đổi mớiđược nguồn lực, không tạo ra sự cạnh tranh giữa những người ở trong và ngoài tổchức
Khi tuyển mộ nguồn nhân lực bên trong tổ chức chúng ta phải đề phòng sựhình thành nhóm ứng viên không được bổ nhiệm Nhóm này thường có biểu hiệnnhư không phục lãnh đạo, không hợp tác với lãnh đạo, Những nhược điểm nàythường tạo ra những xung đột về tâm lý như chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ.Đối với các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, nếu chúng ta chỉ sử dụng nguồn trongnội bộ thì sẽ không thay đổi được chất lượng lao động
Nguồn tuyển mộ bên ngoài tổ chức: Nguồn nhân lực từ bên ngoài tổ chức là
nguồn nhân lực xã hội mà công ty có thể thu hút được thông qua việc ứng viên đếnnộp hồ sơ xin việc vào tổ chức Bao gồm những sinh viên đã tốt nghiệp các trườngđại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề; những người đang trong thời gian thấtnghiệp, bỏ việc cũ; những người đang làm việc tại các tổ chức khác
Phương pháp tuyển mộ cho nguồn bên ngoài:
Quảng cáo là phương pháp tuyển dụng thông dụng nhất, phạm vi tiếp cận rộngrãi thu hút được nhiều người tham gia dự tuyển; Phương pháp sử dụng sự giới thiệucủa công nhân viên ưu điểm của phương pháp này là nhanh gọn, tiết kiệm chi phícho tổ chức đặc biệt khi nhóm lao động công ty cần tuyển khan hiếm trên thịtrường; Phương pháp sử dụng trung tâm giới thiệu việc làm thường áp dụng trong
Trang 17trường hợp tổ chức cần tuyển khối lượng lớn, không có bộ phận chuyên trách đểtuyển mộ; Phương pháp tuyển mộ thông qua hội chợ việc làm thì người tuyển mộcó cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ứng viên do đó chất lượng tuyển mộ được nâng cao;Phương pháp tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, do các cơ sở giới thiệu việclàm trong chính các trường đại học giới thiệu.
Phương pháp tuyển mộ từ nguồn nhân lực bên ngoài có ưu điểm lớn nhất làgiúp tổ chức đổi mới được chất lượng nguồn nhân lực vì đây là những người đượctrang bị kiến thức tiên tiến và có hệ thống Đồng thời còn tạo ra động lực cho nhữngngười đang làm việc cho một tổ chức vì điều này đưa đến sức ép về việc làm trong
tổ chức buộc họ phải quan tâm và làm việc tốt hơn nếu không sẽ bị sa thải Hơnnữa, những nguồn nhân lực từ bên ngoài tổ chức thường có cái nhìn mới về tổ chứcvà có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ những ngườitrong tổ chức phản ứng
Bên cạnh đó, tuyển mộ từ nguồn bên ngoài cũng có nhược điểm là tốn kém vềchi phí, mất thời gian để hướng dẫn họ làm quen với công việc Người lao động vàolàm việc khó hoà nhập với môi trường cũng như vị trí mới Nếu chúng ta thườngxuyên tuyển người ở bên ngoài tổ chức thì sẽ gây tâm lý thất vọng cho những ngườitrong tổ chức vì họ nghĩ rằng họ sẽ không có cơ hội được thăng tiến, và sẽ nảy sinhnhiều vấn đề phức tạp khi thực hiện các mục tiêu của tổ chức.Khi chúng ta tuyểnmộ những người đã làm việc ở các đối thủ cạnh tranh thì phải chú ý tới các bí mậtkinh doanh Vì xưa nay còn tồn tại ý kiến cho rằng người lao động khi chạy sangvới chủ mới thường hay lộ bí mật về các thông tin quan trọng, bí mật của họ
Khi tuyển nguồn từ bên ngoài tổ chức cũng cần chú ý tới một số rủi ro có thểxảy ra bởi vì những kỹ năng của các ứng viên này có thể chỉ dừng lại ở dạng tiềmnăng do đó họ có thể sẽ không đáp ứng được ngay yêu cầu của công việc
Mục đích của thông báo tuyển dụng là thông báo tới ứng viên những thông tincần thiết của đợt tuyển dụng nhằm thu hút các ứng viên có năng lực phù hợp từ cácnguồn khác nhau giúp cho việc lựa chọn thuận lợi và đạt kết quả mong muốn
Việc thực hiện thông báo tuyển dụng cần được tiến hành theo 3 bước:
Xác định đối tượng nhận thông tin
Trang 18Đối tượng nhận thông tin có thể là các ứng viên đến từ nguồn bên trong hoặcđến từ nguồn bên ngoài, từ các cơ sở đào tạo, từ dữ liệu tuyển mộ của các đợt tuyểndụng trước Với mỗi đối tượng nhận thông tin khác nhau, cán bộ tuyển dụng củadoanh nghiệp sẽ có cơ sở để quyết định nội dung, hình thức và nơi triển khai thôngbáo tuyển dụng.
Thiết kế thông báo tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng thường có các nội dung chính sau đây:
Tên và địa chỉ của doanh nghiệp: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thườngđược giới thiệu ngắn gọn và nêu một số điểm nổi bật của doanh nghiệp để thu hútứng viên
Nhu cầu cần tuyển: Thông tin này giúp ứng viên có thể định hình ban đầu vềvị trí chức danh cần tuyển và địa điểm làm việc để thu hút ứng viên
Nội dung vắn tắt của mô tả công việc: Đây là phần trình bày vắn tắt, sơ lượccủa mô tả công việc nhằm này giúp ứng viên có hình dung ban đầu về công việc vàgiúp họ xác định được công việc đang cần tuyển có phù hợp hay không
Tiêu chuẩn tuyển dụng: Đây là nội dung bao gồm các yêu cầu về vị trí việclàm mà doanh nghiệp yêu cầu các ứng viên phải đáp ứng được, đồng thời các yêucầu này cũng sẽ giúp ứng viên tự đánh giá mình, đối chiếu với tiêu chuẩn tuyểndụng để quyết định có tham gia ứng tuyển hay không
Chế độ đãi ngộ: Nội dung này bao gồm các thông tin về tiền lương, thưởng, cơhội thăng tiến, văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, … để thu hút các ứngviên
Yêu cầu về hồ sơ: Nội dung này chỉ rõ các yêu cầu về cách thức trình bàythông tin trong hồ sơ ứng tuyển, các giấy tờ cần nộp kèm với hồ sơ, cách thức nộp
hồ sơ và hạn nộp hồ sơ
Thời gian và địa điểm tuyển chọn: Cung cấp cho ứng viên các thông tin chínhxác về thời gian và địa điểm và có thể là các nội dung về tuyển chọn giúp ứng viêncó mặt theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp và ứng viên sẽ chủ động hơn trong quátrình tuyển chọn của doanh nghiệp
Trang 19Thông tin liên hệ: Trong đó cung cấp cho ứng viên biết chính xác về số điệnthoại liên hệ hoặc hòm thư điện tử để nhận thông tin cũng như giải đáp các thắc mắctrong quá trình ứng tuyển của ứng viên.
Ngoài ra, về hình thức thông báo tuyển dụng phải được thiết kế rõ ràng, thuhút được người xem
Triển khai thông báo tuyển dụng
Việc triển khai thông báo tuyển dụng là việc đăng thông báo tuyển dụng tạiđịa điểm và phương pháp thích hợp với thời gian và số lượng hợp lý
1.2.3 Tiếp nhận hồ sơ xin việc
Mục đích của việc tiếp nhận hồ sơ xin việc là kiểm tra số lượng hồ sơ, kiểmtra nguồn ứng viên và sự phù hợp của ứng viên so với các điều kiện tuyển dụng tốithiểu Khi thực hiện tiếp nhận hồ sơ, nhà tuyển dụng cần thực hiện một số công việcnhư: Xây dựng kế hoạch tiếp nhận hồ sơ ứng viên, tổ chức tiếp nhận và đánh giáviệc tiếp nhận hồ sơ Có thể thực hiện tiếp nhận hồ sơ xin việc của ứng viên bằngmột số hình thức như: Tiếp nhận trực tiếp khi các ứng viên nộp hồ sơ trực tiếp tại tổchức; Tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện; Tiếp nhận hồ sơ qua thư điện tửhoặc các mạng tuyển dụng
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin việc những người tạo ấn tượng đầu tiên với ứngviên, có nhiệm vụ đón tiếp ứng viên một cách ân cần, chu đáo Đồng thời, cung cấpcho ứng viên thông tin về công ty và công việc, hướng dẫn thủ tục cần thiết cho ứngviên một cách chu đáo Thực hiện ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết để làm cơsở cho quá trình phỏng vấn sơ bộ, phát hiện tài năng
1.2.4 Chấm hồ sơ
Cần tổ chức nghiên cứu và xử lý hồ sơ nhằm đánh giá sơ bộ năng lực ứngviên, đánh giá mức độ phù hợp nhằm lựa chọn ứng viên cho các bước kế tiếp trongquá trình tuyển dụng.Trước tiên cần chuẩn bị các biểu mẫu đánh giá hồ sơ để có thểtiến hành đánh giá hồ sơ thuận tiện và hiệu quả nhất Tiếp đến tiến hành nghiên cứuvà đánh giá hồ sơ,so sánh những thông tin trong hồ sơ với yêu cầu được đăng trongthông báo tuyển dụng Thực hiện việc chấm hồ sơ và đánh giá theo các tiêu chí và
Trang 20có trọng số cho các tiêu chí, tiêu chí nào quan trọng thì trọng số cao, tiêu chí khôngquan trọng thì trọng số thấp và phải có thang điểm cho từng tiêu chí Hệ thống cáctiêu chí có thể bao gồm: Hình thức hồ sơ; Sự phù hợp của ứng viên về độ tuổi, giớitính, kết quả học tập, chuyên ngành đào tạo, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghềnghiệp, Quá trình nghiên cứu và đánh giá hồ sơ gồm có 2 mức độ là nghiên cứukhái quát và nghiên cứu chi tiết.
Lập báo cáo kết quả xử lý hồ sơ và danh sách ứng viên tham gia thi tuyển: bảnbáo cáo cung cấp thông tin về tổng số hồ sơ tiếp nhận, số hồ sơ đạt tiêu chí tuyểndụng, số hồ sơ không đạt tiêu chí tuyển dụng, chi tiết về các ứng viên đáp ưng đượcyêu cầu tuyển dụng Người đánh giá hồ sơ phải phát hiện và xử lý những điểm khácbiệt và bất thường trong hồ sơ sau đó ghi chép lại và chuyển cho bộ phận tuyểndụng và bộ phận phỏng vấn để nghiên cứu làm rõ
1.2.5 Phỏng vấn
Phỏng vấn là cuộc trao đổi hai chiều giữa ứng viên và nhà tuyển dụng Mụcđích chính của phỏng vấn tuyển dụng là để đánh giá năng lực và động cơ làm việccủa ứng viên thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với ứng viên Để phỏng vấn tuyểndụng thành công, nhà tuyển dụng cần lựa chọn hình thức, phương pháp phỏng vấnphù hợp như:
Phỏng vấn theo mẫu, phỏng vấn không chỉ dẫn, phỏng vấn tạo áp lực; phỏngvấn viên cần trang bị những kĩ năng phỏng vấn nhất định: Kỹ năng đặt câu hỏiphỏng vấn, kỹ năng nhập vai trong phỏng vấn, kỹ năng đánh giá phỏng vấn
Trước phỏng vấn tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần thực hiện một số công việcnhư: Nghiên cứu hồ sơ ứng viên, xây dựng kế hoạch phỏng vấn tuyển dụng, chuẩnbị câu hỏi phỏng vấn, xây dựng phiếu đánh giá ứng viên, xác định hội đồng phỏngvấn, phân vai trong hội đồng phỏng vấn.Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng vừa phảitìm những cách thức phù hợp đánh giá năng lực ứng viên, vừa phải giúp ứng viênhiểu được những nét chính về doanh nghiệp và công việc cần làm Sau phỏng vấntuyển dụng, cần đánh giá ứng viên dựa trên kết quả phỏng vấn và thông báo kết quảphỏng vấn với ứng viên theo lịch đã hẹn
1.2.6 Thử việc
Khi đã thực hiện xong các bước trên, nhà tuyển dụng chọn ra ứng viên đápứng được các khả năng mà họ đưa ra và đồng ý cho thử việc.Giai đoạn thử việc
Trang 21chiếm tới 70% khả năng tuyển dụng chính thức của ứng viên Thời gian thử việc,lương bổng trong quá trình thử việc cũng như các chính sách khác do nhà tuyểndụng đưa ra và sự thỏa thuận giữa hai bên Doanh nghiệp tiến hành gửi thư mờinhận việc với các nội dung về yêu cầu công việc, thời gian bắt đầu, mức lương, vịtrí, địa điểm làm việc,… cho ứng viên và yêu cầu họ xác nhận có nhận việc haykhông, đồng thời cần giới hạn thời gian trả lời và thông tin liên hệ của doanhnghiệp.
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước công việc trên thì doanh nghiệp và ứngviên tiến hành bước ký hợp đồng thử việc
Cuối giai đoạn thử việc họ sẽ nhận được các thông tin phản hồi về thành tíchcủa họ từ những người giám sát hoặc những người đã kèm cặp họ Những nhân viênthất bại trong quá trình thử việc sẽ bị sa thải
1.2.7 Đàm phán và ra quyết định tuyển chọn
Sau khi có kết quả đánh giá ứng viên, các ứng viên đảm bảo được các tiêu chítuyển dụng, có kết quả cao trong các vòng phỏng vấn, thi tuyển thì doanh nghiệp raquyết định tuyển dụng.Ra quyết định tuyển dụng là việc lựa chọn ứng viên bướcvào giai đoạn hội nhập để chính thức trở thành thành viên của tổ chức và ứng viêndự phòng Cơ sở của quyết định này là dựa vào phương pháp đánh giá chủ quantheo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá của phỏng vấn và trắc nghiệm.Khi đã có quyết định tuyển dụng thì người sử dụng lao động và người lao động cầntiến hành ký kết hợp đồng hoặc thỏa ước lao động Những cơ sở pháp lý của hợpđồng lao động là Bộ Luật Lao động mà Quốc Hội đã ban hành
Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị nhânlực đưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất.Quyết định tuyểnchọn có nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức,bởi vì quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho các tổ chức có được những con người có
kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai
1.3 MÔI TRƯỞNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tuyển dụng nhân sự là gì? Quá trìnhtuyển dụng nhân sự thường bị tác động khá nhiều từ yếu tố môi trường bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp Đôi khi một vị trí công việc có mức lương không quá cao,
Trang 22nhưng bù lại các yếu tố bên trong doanh nghiệp rất tuyệt vời thì có thể thu hút nhiềuứng viên hơn là công việc có mức lương cao, nhưng danh tiếng công ty không có,các chính sách tuyển dụng không rõ ràng Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những yếu tốnào trong và ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuyển dụng
1.3.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp
Người lao động cực kỳ quan tâm đến những yếu tố môi trường bên trongdoanh nghiệp, bởi họ cần xác định lâu dài làm việc, nên không thể ép buộc mìnhgắn bó với nơi mình không thấy phù hợp Sau đây là một vài yếu tố bên trong doanhnghiệp có mối quan hệ chặt chẽ quá trình tuyển dụng:
1.3.2 Hình ảnh, thương hiệu của tổ chức
Tên tuổi của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút ứngviên, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển dụng Khi một đơn vị có tiếng tronglĩnh vực nhất định, ứng viên sẽ cảm thấy an tâm, đảm bảo quyền lợi hơn trong quátrình nộp đơn và phỏng vấn Trên thực tế, những công ty xây dựng thương hiệu bàibản đăng thông tin tuyển dụng đều hấp dẫn nhiều đơn ứng tuyển hơn những công tykhông có danh tiếng, hoặc những công ty không chú trọng xây dựng thương hiệu
1.3.3 Các khâu chuẩn bị tuyển dụng
Tuyển dụng không chỉ đơn giản là đăng một thông báo đang có vị trí cần ứngviên, mà tuyển dụng bao gồm rất nhiều khâu: lập kế hoạch tuyển dụng, phân tíchcông việc để hình thành bản mô tả công việc (job description) ngắn gọn đủ ý, phân
bổ nguồn tài chính, nhân lực, thời gian, cơ sở vật chất, và thông báo cho ban lãnhđạo về những diễn biến xuyên suốt quá trình tuyển dụng
Ví dụ, một ứng viên đến ứng tuyển ở hai công ty khác nhau, trong cùng một vịtrí Công ty A chuẩn bị đón tiếp các ứng viên rất nhiệt tình, hướng dẫn lối đi nhưnào, hay đơn giản là bày trí phòng ốc phỏng vấn gọn gàng, sạch sẽ, chuyên nghiệp.Ngược lại, công ty B để mặc ứng viên tự tìm đến nơi phỏng vấn, không có ngườihướng dẫn, đón tiếp làm ứng viên rất hoang mang ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên.Nếu là bạn, bạn sẽ có ấn tượng với tuyển dụng của công ty nào hơn?
1.3.4 Chính sách tuyển dụng
Đa số các doanh nghiệp lớn, hoặc những doanh nghiệp hoạt động lâu năm cónhững quy định rõ ràng về quản trị nhân sự và tuyển dụng Những quy định này rất
Trang 23linh hoạt, không công ty nào giống nhau Một số tập đoàn về công nghệ thì thườngxuyên đăng tin tuyển dụng công khai để tìm kiếm nhân tài, nhưng cũng có những vịtrí lại chỉ tuyển nội bộ, dùng headhunter tìm người có năng lực về làm quản lý.Bên cạnh đó, các công ty nhỏ hơn thì có cách tuyển dụng riêng của mình Họcó thể dựa vào bên thứ ba để thay họ tuyển dụng, hoặc họ chạy quảng cáo để tuyểndụng,…Dù có bằng phương thức nào, thì mục tiêu của tuyển dụng cũng là chiêu mộđược ứng viên phù hợp, có năng lực và phù hợp với yêu cầu công việc Để thựchiện được điều này, chúng ta cần xây dựng chính sách tuyển dụng minh bạch, rõràng ngay từ ban đầu
1.3.5 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tuyểndụng nhân sự, gồm có điều kiện thị trường lao động, sự cạnh tranh của doanhnghiệp khác, và các xu hướng kinh tế
Về điều kiện thị trường lao động, khi cung lớn cầu thì công tác tuyển dụngnhân sự của tổ chức sẽ thuận lợi, nhưng ngược lại, cung nhỏ hơn cầu thì bước tìmkiếm ứng viên gặp rất nhiều khó khăn Chất lượng lao động cao góp phần cải thiệnchất lượng tuyển dụng, cơ hội khám phá ra những ứng viên tiềm năng vô cùng lớn Thế nhưng, trong một lĩnh vực có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùngchúng ta Điều nãy đồng nghĩa với công tác tuyển dụng nhân sự cũng gặp khó khănkhông hề nhỏ nếu chúng ta không có chính sách đủ hấp dẫn để thu hút ứng viên phùhợp và có năng lực
Cuối cùng, dưới thời đại công nghệ ngày càng phát triển, công tác tuyển dụngtại các đơn vị được cải tiến, hoàn thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn Nếukhông tự bổ sung các kỹ năng và kiến thức để làm mới bản thân, doanh nghiệp cũngnhư người lao động khó có thể tồn tại trên thị trường lao động
1.4 Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân
lực
Quản trị nhân sự Quản trị nguồn nhân lựcQuan điểm chung Lao động là chi phí đầu Con người là vốn quý cần
Trang 24vào đầu tư và phát triểnMục tiêu quan tâm Lợi ích của tổ chức Lợi ích của tổ chức và nhân
ViênSử dụng con người Ngắn hạn, trung hạn Dài hạn
Cơ sở năng suất và
chất lượng
Tổ chức và công nghệ Tổ chức, công nghệ và chất
lượng nguồn nhân lựcLợi thế cạnh tranh Thị trường và công nghệ Chất lượng nguồn nhân lựcQuan hệ nhân viên và
chủ doanh nghiệp
Thuê mướn Hợp tác bình đẳng, đôi bên
cùng có lợiThái độ đối với sự
thay đổi môi trường
Nhân viên khó thích ứng Nhân viên dễ thích ứng do
chất lượng cao
1.4.1 Ý nghĩa
Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng của doanh nghiệp Cho nên việc tuyểndụng, đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng và là vấn đề đáng quan tâm hàng đầuđối với doanh nghiệp hiện nay
Tuyển dụng là yếu tố chủ yếu của chính sách quản lý vì nó ảnh hưởng đếnviệc thực hiện các chiến lược khác của công ty Khi hoạt động tuyển dụngđược thực hiện tốt thì doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ nhân viên chất lượng, cótrình độ, kinh nghiệm giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững Việctuyển được nhân viên giỏi đó là tài sản vô giá mà doanh nghiệp nào cũng khaokhát có được Mặt khác, khi tuyển dụng quá đơn giản, thiếu tiêu chuẩn sẽ dẫn tớinguồn nhân lực suy yếu làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút,kém hiệu quả có thể dẫn tới phá sản
Bên cạnh đó, đào tạo nhân sự là một trong những biện pháp tích cực tăng khảnăng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường Ngoài ra còncung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn nhân sự chất lượng cao góp phần nâng caokhả năng cạnh tranh Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những nhân viên mớiđược đào tạo ngang bằng với những nhân viên có kinh nghiệm Vì thế đào tạođược coi là một vũ khí chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhtrước các đối thủ Đào tạo nguồn nhân lực là sự đầu tư sinh lợi đáng kể nhất chodoanh nghiệp vì đào tạo là phương tiện đạt được sự phát triển nhanh chóng
1.4.2 Mục đích
Mục đích của tuyển dụng là tuyển được nhân viên mới có kiến thức, kỹ năng,năng lực và động cơ phù hợp với các đòi hỏi của công việc Bất kỳ một doanh
Trang 25nghiệp hay một tổ chức nào khi hoạt động đều có một sứ mạng, một đích của riêngmình Để theo đuổi mục đích này doanh nghiệp cần có những kế hoạch, nhữngchiến lược thật cụ thể trong quá trình tuyển dụng nhân viên của mình có trình độthích hợp để thực hiện những kế hoạch, những chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra.Mục đích của đào tạo là giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn(nâng cao chất lượng và năng suất) Đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp bằngcải tiến năng lực của đội ngũ nhân viên Tuy đào tạo chỉ là một thành tố của quátrình phát triển bao gồm tất cả những kinh nghiệm hoàn thiện và phát triển nhữngđặc điểm liên quan đến lao động của các nhân viên Nhưng đào tạo luôn hướngđến các mục đích rất cụ thể và đạt được các mục đích đó luôn là mong muốn củacác doanh nghiệp.
1.4.3 Các nguyên tắc của công tác tuyển dụng
Căn cứ vào đơn xin việc, lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ về trình độ chuyênmôn của người xin việc để làm căn cứ tuyển dụng
Căn cứ vào hệ thống các câu hỏi và trả lời để tìm hiểu người xin việc, cáccâu hỏi thường do doanh nghiệp đề ra
Căn cứ vào tiếp xúc, gặp gỡ giữa doanh nghiệp (phòng quản trị nhân lực) vàngười xin việc
Căn cứ vào kiểm tra sức khỏe, tay nghề, trình độ và khả năng chuyên môn
Do đó việc xem xét lại nguồn nhân lực hàng năm sẽ làm cho tổ chức thấy rõchất lượng nguồn nhân lực, chuẩn bị cho nhu cầu trong hiện tại cũng như trongtương lai Khi lập kế hoạch tuyển dụng và bố trí, bộ phận quản lý phải làm rõnhững mục tiêu chung, phải có những cách khác nhau để giải thích rõ các nhu cầucủa doanh nghiệp
Trách nhiệm tuyển mộ, thuê mướn và sắp xếp người lao động thường đượcgiao cho phòng quản trị nhân lực Những người giám sát thi tuyển hoặcnhững người trưởng phòng ban lựa chọn theo các phương pháp đã được xây dựngmột cách tốt nhất Tuy nhiên, trong những tổ chức nhỏ, nó được giao cho nhữngngười đứng đầu của bộ phận có nhu cầu về nhân lực
Trang 26CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH ĐÀ NẴNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐÀ NẴNG (DVFSC)
2.1.1 Sơ lược về công ty
Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng tiền thân làTrung tâm Tư vấn, dịch vụ tài chính – giá cả Đà Nẵng, một đơn vị sự nghiệp có thutrực thuộc Sở Tài chính Thành phố Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số64/2003/QĐ-UB ngày 02 tháng 4 năm 2003 của UBND Thành phố Đà Nẵng
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Thẩm Định Giá và Dịch Vụ Tài Chính Đà Nẵng:
Trang 27Xuất phát từ nhu cầu thẩm định giá của cá nhân, tổ chức theo quy định tạiPháp lệnh Giá năm 2002, ngày 02 tháng 4 năm 2003 UBND Thành phố Đà Nẵng đãban hành quyết định số 64/2003/QĐ-UB Thành lập Trung tâm Thông tin và Thẩmđịnh giá Đà Nẵng thuộc Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng Trung tâm đã tiếp nhậnmột số cán bộ của CN Trung tâm Thẩm định giá Miền Nam tại Đà Nẵng và một sốcán bộ từ Sở Tài chính chuyển sang.
Khi mới thành lập, Trung tâm chỉ bao gồm Phòng Nghiệp vụ, Phòng Dữ liệuThông tin và Phòng HC-TH, thực hiện chức năng thẩm định giá tài sản trên cơ sởnguồn kinh phí hoạt động do Ngân sách cấp và một số khoản thu từ hoạt động dịch
vụ
Ngày 03/10/2005, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số138/2005/QĐ-UBND Về việc bổ sung nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Thông tin vàThẩm định giá Đà Nẵng thành Trung tâm Tư vấn, dịch vụ Tài chính -Giá cả ĐàNẵng
Năm 2006, trước nhu cầu thẩm định giá để xác định giá trị doanh nghiệp chocác DNNN cổ phần hóa và hỗ trợ cho Sở Tài chính trong công tác thẩm tra quyếttoán vốn đầu tư, Trung tâm đã bổ sung thêm chức năng thẩm định giá trị doanhnghiệp và thẩm tra quyết toán vốn đầu tư Đây cũng là biện pháp để tăng nguồn thu,tiến tới tự chủ về tài chính chuẩn bị chuyển đổi mô hình hoạt động theo yêu cầu củaChính Phủ Phòng Dịch vụ tài chính được thành lập nhằm thực hiện hai nhiệm vụmới này
Có thể nói giai đoạn 2003-2007, Trung tâm đã hoàn thành khá tốt chức năngnhiệm vụ được giao Ngoài nguồn kinh phí được cấp, Trung tâm đã từng bước mởrộng hoạt động, ổn định đời sống CBCNV và tham gia đầy đủ các hoạt động phongtrào do Sở Tài chính tổ chức
Ngày 28 tháng 11 năm 2007, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyếtđịnh số 9385/QĐ-UBND Về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Trung tâm Tưvấn, dịch vụ tài chính-giá cả Đà Nẵng thành Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch
vụ tài chính Đà Nẵng Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới mô hình Công tyTNHH hai thành viên kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 Vốn điều lệ của Công tylúc bấy giờ là 1,250 tỷ đồng, Trong đó Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố góp 60%
Trang 28và Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và dịch vụ in Đà Nẵng góp 40% Đến năm
2011, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 1,950 tỷ đồng
Ngày 12/12/2012, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số10306/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án chuyển mô hình hoạt động củaCông ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng thành Công ty TNHHMTV Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng do Quỹ Đầu tư phát triển Thànhphố Đà Nẵng làm chủ sở hữu
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp, Ngày 19 tháng 8năm 2014, Hội đồng Quản lý Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng đã ban hànhNghị quyết số 22/NQ-HĐQL chủ trương cổ phần hóa Công ty để từng bước rút vốnđầu tư vào các lĩnh vực không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Quỹ và tăngcường tính tự chủ trong hoạt động của doanh nghiệp
Công ty đã xây dựng phương án cổ phần hóa và đến ngày 11/3/2015, UBNDthành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1385/QĐ-UBND về việc phê duyệtgiá trị doanh nghiệp chuyển đổi và Phương án chuyển đổi Công ty TNHH Mộtthành viên Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng thành Công ty cổ phần;trong đó 35% vốn điều lệ do Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng nắm giữ Ngày 09 tháng 5 năm 2015, Công ty đã tiến hành đại hội đồng cổ đông lần thứnhất và đến ngày 01 tháng 6 năm 2015, Công ty đã chính thức đăng ký kinh doanhdưới hình thức Công ty cổ phần
Ngày 02 tháng 07 năm 2019, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng đã banhành quyết định số 53/QĐ-QĐTPT về việc chuyển nhượng phần vốn góp của QuỹĐầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng tại Công ty; tính đến hết tháng 8/2019, Quỹ đãhoàn thành việc thoái vốn với mức đấu giá thành công bình quân trên 30.800đ/ CP
Tỷ lệ nắm giữ của Quỹ hiện nay là 0%
Hiện nay Công ty là doanh nghiệp hoạt động độc lập trên địa bàn thành phốĐà Nẵng, có chức năng thực hiện các dịch vụ về tài chính, đặc biệt là Thẩm định giácác loại tài sản; Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, định giá cổ phần, tư vấnchuyển đổi sở hữu các loại hình doanh nghiệp, …
Với lực lượng cán bộ chuyên ngành đã được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ vềthẩm định giá, nắm vững kiến thức về công tác thẩm định giá, Trung tâm (nay là
Trang 29Công ty) đã tiến hành thẩm định giá trị các loại tài sản, hàng hoá phục vụ cho mụcđích đấu thầu mua sắm mới, chuyển nhượng, bán đấu giá, góp vốn liên doanh, đầutư, hạch toán, thanh lý, thế chấp, chứng minh tài sản, thừa kế, Khách hàng củaCông ty bao gồm mọi thành phần kinh tế và công dân.
Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động trên khắp các tỉnh Miền Trung như:Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Trị, ĐakLak, Phú Yên, Khánh Hòa,KonTum, Bình Thuận, Ninh Thuận,
Ngoài nhiệm vụ chính thẩm định giá tài sản, Công ty đã tư vấn giá thay thếcho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (dự án đường cao tốc Đà Nẵng - QuảngNgãi, dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, dự án Phát triển tiểu vùngsông Mê Kông tỉnh Quảng Trị, dự án Phát triển đô thị loại II thành phố Tam Kỳ tỉnhQuảng Nam, Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miềnTrung - tiểu dự án tại tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Ninh Thuận; Dự án đường cao tốcBắc Nam đoạn Cam lâm- Vĩnh Hảo trên địa bàn một số huyện của tỉnh NinhThuận)
Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, Công ty là một trong những đơn vịtư vấn làm tốt công tác định giá đất cụ thể, xây dựng bảng giá đất, điều chỉnh bảnggiá đất, tư vấn khảo sát giá thị trường phục vụ cho việc xây dựng hệ số điều chínhgiá đất cho nhiều địa phương trên địa bàn Miền Trung
Công ty thường xuyên thực hiện hợp đồng định giá đất cụ thể cho các địaphương (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Long An, ĐăkLăk ) Đặc biệt, Công ty còn trúng thầu hợp đồng thẩm định giá với Hội đồng địnhgiá tài sản trong tố tụng hình sự ở Trung ương và các Hội đồng định giá theo vụviệc, Hội đồng định giá thường xuyên ở các địa phương
Ngoài ra Công ty còn Thẩm định giá trị theo tiến độ hoàn thành công trình xâydựng hoặc tiến độ đầu tư máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất các dự án đầu tưcủa từng giai đoạn để Ngân hàng giải ngân vốn vay đầu tư kịp thời cho dự án, nênđã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá
Hiện nay, công ty là doanh nghiệp hoạt động độc lập trên địa bàn Thành phốĐà Nẵng, có chức năng thực hiện các dịch vụ về tài chính, đặc biệt là Thẩm định giávà các loại tài sản; Tư vấn xác định giá trị và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp
Trang 30chuyên nghiệp; Liên kết tổ chức đào tạo cập nhật kiến thức về tài chính, Từ ngày01/7/2019, công ty đã tách chức năng đấu giá thành một đơn vị độc lập theo đúngquy định của Luật Đấu giá Năm 2019, công ty đã mở văn phòng đại diện phía Bắctại Thành phố Đông Hà – Quảng Trị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của công
ty trên cả địa bàn miền Trung Năm 2021, công ty đã thành lập Chi nhánh tại QuảngNam và Chi nhánh phía Nam tại Thành phố Nha Trang – Khánh Hòa
2.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn công ty:
Sứ mệnh: Mang lại giá trị thực cho khách hang trong lĩnh vực Thẩm Định
Giá: Thẩm định giá trị bất động sản, Thẩm định giá trị động sản, Thẩm định giá trịdoanh nghiệp, Thẩm định giá trị tài sản vô hình, Thẩm định giá trị dự án đầu tư,…Góp phần làm minh bạch thị trường kinh doanh và mua bán tài sản trong quá trìnhhội nhập quốc tế
Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành doanh nghiệp Thẩm Định Giá hàng đầu Việt
Nam trong hoạt động thẩm định giá và từng bước hội nhập với thế giới
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh:
Thẩm định giá trị tài sản: Bất động sản, Động sản, Giá trị Doanh nghiệp, Tàisản vô hình, dự án đầu tư,…
2.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức của Công ty tại thời điểm hiện hành bao gồm: Hội đồng quảntrị; Ban giám đốc, các phòng chức năng và Kiểm soát viên
Trang 31+ Thành phần của Hội đồng quản trị gồm có 03 thành viên
+ Ban giám đốc Công ty bao gồm Giám đốc và 03 Phó giám đốc
+ Công ty có 02 Phòng Nghiệp vụ và 01 Phòng KHTH
- Về điều kiện hành nghề: Hiện nay Công ty đã có 07 người có Thẻ Thẩm địnhviên về giá, 08 người có chứng chỉ Định giá bất động sản Ngoài Văn Phòng chínhtại Đà nẵng Công ty còn có Văn phòng đại diện phía Bắc tại Đông Hà, Quảng Trị;
01 CN tại Quảng Nam và 01 CN Phía Nam đặt tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
2.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc
- Phụ trách chung Tổ chức và quản lý nhân sự
- Ký phát hành Chứng thư Thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giávới chức danh Thẩm định viên/Định giá viên
- Giám đốc Công ty
Kiểm soát viên
- Báo cáo kịp thời cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, đồng thời yêu cầu Kiểmsoát viên chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả trong trường hợp pháthiện Kiểm soát viên đó vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm được giao
- Báo cáo kịp thời cho cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, Kiểm soát viênkhác và cá nhân có liên quan, đồng thời yêu cầu cá nhân đó chấm dứt hành vi viphạm và khắc phục hậu quả trong trường hợp sau đây:
- Phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốchoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác làm trái quy định về quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái quy định đó;
- Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái quy định Điều lệ công ty hoặc quychế quản trị nội bộ công ty
- Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 106 Luật doanh nghiệp 2020 còn quy định:
- Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc đượcphân công
Trang 32- Đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kếhoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
Phó giám đốc
- Phụ trách trực tiếp, theo dõi tiến độ thực hiện công việc; Phụ trách công táclưu trữ
- Ký chức danh Thẩm định viên về giá của Chứng thư thẩm định giá
- Phó Giám đốc công ty, kiêm Giám đốc Chi nhánh tại các tỉnh, theo dõi tiếnđộ thực hiện công việc
tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang, công an và các tổ chức cá nhân
- Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin và tư vấn về thị trường giá cả tàisản (bao gồm bất động sản và động sản), hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của kháchhàng
- Dịch vụ thẩm định công nghệ: Thẩm định kỹ thuật công nghệ, tư vấn kỹthuật công nghệ cho các đối tượng Tổ chức ứng dụng khoa học về thẩm định giá,kinh tế thị trường giá cả
Thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp, định giá cổ phần
- Cung ứng dịch vụ mua sắm tài sản công và mua bán tài sản, vật tư, hàng hóa,
… cho các thành phần kinh tế khác có nhu cầu
- Tổ chức đấu giá bán cổ phần, bán tài sản (động sản và bất động sản), hànghoá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và tài sản vi phạm hànhchính sung quỹ nhà nước, mức thu dịch vụ theo quy định của Nhà nước, hoặc thoảthuận với khách hàng
- Liên doanh, liên kết tổ chức triển khai ứng dụng khoa học về thẩm định giávà tài sản, tổ chức hội thảo và liên kết đào tạo bồi dưỡng kiến thức về các lĩnh vựcliên quan đến nghiệp vụ tài chính, quản lý giá, quản lý tài sản, quản lý về đất đai,
Trang 33bất động sản, nghiệp vụ kế tóan, thẩm định giá, đấu giá tài sản và các nội dung liênquan đến công tác quản lý tài chính,…
- Tư vấn phát hành và tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu khi DNNN cổ phầnhóa và cổ phần phát hành thêm khi các Công ty cổ phần tăng vốn điều lệ
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, cung cấp thông tin về cơ chế chínhsách thuộc lĩnh vực tài chính, tài chính doanh nghiệp, quản lý giá, tài sản đất đai, tưvấn đấu thầu, tư vấn tài chính khác
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính khác,
- Cung cấp dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng và cácdịch vụ khác lien quan đến bán tài sản bán đấu giá
Các phòng nghiệp vụ phối hợp với ban biên tập Website của Công ty thườngxuyên cập nhật thông tin và hướng dẫn cập nhật thông tin lên Website ; nghiên cứuđề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Website
Phòng Kế hoạch tổng hợp
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Tham mưu giúp Giám đốc về công tác tài chính, kế toán, thống kê; tổ chức,thi đua, tuyên truyền; đề xuất các chế độ chính sách đối với người lao động; xâydựng các phương án chiến lược tài chính và các vấn đề tài chính khác trình Giámđốc quyết định, cụ thể là:
+ Nắm chắc tình hình tài chính của Công ty để phân bổ nguồn tài chính hợp lýthực hiện các công việc cụ thể theo kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt + Xây dựng Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp với các quy địnhcủa pháp luật về tài chính và đặc thù kinh doanh của Công ty
+ Xây dựng phương án sử dụng vốn, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổtức, trích lập và sử dụng các quỹ trình Hội đồng quản trị
+ Xây dựng các quy chế nội bộ của Công ty
- Lập hệ thống sổ sách kế toán của Công ty theo đúng quy định của Pháp luậtvà kế toán thống kê; chỉ đạo thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ Phòng TCKTđã được quy định; Đảm bảo chính xác, hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, hợpđồng kinh tế, sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước HĐQT vàpháp luật về các vấn đề được phân công và ủy quyền
Trang 34- Quản lý con dấu, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, lễ tân khánh tiết, Lưutrữ hồ sơ từ các phòng nghiệp vụ bàn giao; lưu trữ công văn đến, công văn đi Đềxuất tiêu hủy hồ sơ hết hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại theo chỉ đạo của Giám đốc Quản lýcông tác mua sắm, chuyển nhượng, thanh lý tài sản, thực hiện quản lý hành chínhCông ty
- Giải quyết một số công việc cụ thể theo uỷ quyền của Giám đốc
Trang 352.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY
2.2.1 Tình hình nhân sự đến tháng 10/2022:
2.2.1.1 Cơ cấu lao động theo giới tính
Lao động Nam Lao động Nữ
Biểu đồ 2.2.1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính
Nhìn tổng quan, ta thấy tỷ lệ lao động nam tăng trong 2022 để đáp ứng với nhu cầu giải quyết các đơn công việc ngoại tỉnh khi công ty đã chiếm được sự tin tưởng cao trong long các doanh nghiệp trên toàn quốc
Trang 362.2.1.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Biểu đồ 2.2.1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Cơ cấu lao động theo độ tuổi có tỉ lệ độ tuổi từ 18 – 30 cao hơn, năng động,tiếp thu và học hỏi nhanh, nhiệt huyết, có kỹ năng làm việc Vì vậy tính đến nay,hầu hết các doanh nghiệp, công ty đều duy trì lao động ở độ tuổi này để đạt đượchiệu quả cao nhất trong công việc
2.2.1.3: Cơ cấu lao động theo trình độ: 100% lực lượng của công ty đều đạt trình
độ đại học/sau đại học
Trang 37Cơ cấu lao động theo trình độ
Đại học Thạc Sĩ 2 Bằng Đại học 3 Bằng Đại học
Biểu đồ 2.2.1.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Đại học
Tỷ trọng lao động có trình độ đại học và sau đại học tăng, có lao động đạt được từ 2 đến 3 văn bằng đại học chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc được giao Công ty không có lao động trình độ thấp hơn Đại học
Cơ cấu lao động:
- Tình hình về chất lượng lao động:
- Tính đến ngày 30/10/2022, tổng số CBCNV của Công ty là 20 Trong đó có
11 HĐ dài hạn, 9 lao động hợp đồng 12 tháng
- Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học 20người ( 04 thạc sĩ) Có 02 lao động có 02 bằng đại học, có 01 lao động có 03 bằngđại học
- Phân loại lao động theo giới tính: Nữ 8 người, Nam 12 người
- Phân loại lao động theo độ tuổi: Trên 50: 01 người, từ 41 – 50: tuổi 04người, từ 31 đến 40 tuổi 04 người, dưới 30 tuổi 11 người
Trang 38Chi nhánh tại Tỉnh Khánh Hòa : Số 75B Nguyễn Thị Minh Khai, Phường
Tân Lập, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
Trang thiết bị làm việc chủ yếu là máy tính để bàn và máy Laptop, dưới đây là bảng tình trạng trang thiết bị máy tính mà nhân viên đang sử dụng
Bảng 2.2.2 Danh mục liệt kê máy vi tính đến 18/12/2022
Công ty Thẩm định
Công ty Đấu giá
Năm đưa vào
sử dụng
Ghi chú/ Tình trạng máy/ đề nghị
I Máy vi tính đang dùng
1 Máy vi tính xách tay chị Lạng đang dùng 01 cái x Mua mới 2022 Đang dùng tốt
3
Máy vi tính xách Nguyễn
4
Máy vi tính xách Đỗ
5
Máy vi tính xách Dương
Đang dùng, từ Anh Ninh chuyển sang
6 Máy vi tính xách Lê Minh Đức 01 cái x Mua năm 2016 Đang dùng, từ Anh Bảo chuyển sang
7 Máy vi tính xách Bùi Quốc Phong 01 cái x Mua năm 2015 Đang dùng, từ Chị Lạng chuyển sang8
Máy vi tính xách Phan
9
Máy vi tính xách Nguyễn
1
0
Máy vi tính xách Nguyễn
Đang dùng, từ Thànhchuyển sang
1
1
Máy vi tính xách Văn
1
2
Máy vi tính xách Phan
x
Mua năm 2015
Đang dùng chạy chậm chuyền từ Trọng sang
Máy vi để bàn Anh
Đang dùng phần mền Kế toán1
Đang dùng phần mền Kế toán
Trang 39II
1 Anh Bùi Xuân Trung
Đang dùng phần mền Kế toán
2 Anh Dương Quang Cường
2 Máy in màu bằng mực bột 01 cái x Trước năm 2015 Máy hư hỏng - Lâu ngày không dùng
Trước năm 2015
Máy hư hỏng - Lâu ngày không dùng
Máy hư hỏng ACE dùng bị hỏng
6
Máy vi tính xách tay
2015
Máy hư hỏng bị nước.A.Cường lấy ổ đĩa
7
Máy vi tính xách tay máy
Trước năm 2015
Máy hư hỏng Sập nguồn cháy hỏng8
Máy vi tính xách tay
Máy hư, lâu ngày không dùng, ẩm không vào điện1
Máy hư, đứt cáp nguồn
1
1
Máy tính xách tay
Máy hư, đứt cáp nguồn, bể bàn phím1
2
Máy vi tính để bàn (Bình
Máy quá cũ, hư màn hình, chạy chậm
1
Máy vi tính xách tay
Nguyễn Trần Lâm
trang bị máy mới2
Máy vi tính xách tay Văn
Minh Hạnh Nguyên
trang bị máy mới
Trang 40Nguyễn Thị Phương