1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập thực trạng và tác động của việc tham gia các hoạt động kinh tế của nct trên địa bàn xã tiến xuân

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Tác Động Của Việc Tham Gia Các Hoạt Động Kinh Tế Của NCT Trên Địa Bàn Xã Tiến Xuân
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 119,41 KB

Nội dung

- Phân tích tác động của việc tham gia các hoạt động kinh tế của NCTđối với chất lượng sống cá nhân và gia đình.- Từ đó đề ra đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy những tác động tích cựcvà h

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: XÃ HỘI HỌC KINH TẾ

Đề tài:

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN 2: NHIỆM VỤ THỰC HIỆN 5

2.1 Thông tin chung: 5

2.2 Kết quả đạt được 5

PHẦN 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ 6

3.1 Kết quả khảo sát định lượng và định tính 6

3.2 Những vấn đề cần quan tâm 20

PHẦN 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tiến Xuân là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Đaphần dân cư sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp Với sự đầu tư, hỗ trợcủa thành phố, chủ trương triển khai xây dựng Nông thôn mới, diện mạo của xã,

từ đó nền kinh tế cũng như đời sống của nhân dân đã có nhiều khởi sắc Nhữngdấu mốc quan trọng trong sự phát triển về các mặt tại nơi đây như kinh tế, vănhóa, xã hội không thể thiếu sự tham gia của NCT

Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2020, cảnước có gần 13 triệu người cao tuổi, chiếm 12% dân số, trong đó khoảng 1,98triệu người trên 80 tuổi, gần 4,8 triệu người cao tuổi là nam , gần 7,7 triệu ngườicao tuổi sống ở nông thôn Chất lượng cuộc sống của người dân tại Tiến Xuânngày càng được nâng lên, nhiều người đến độ tuổi nghỉ hưu vẫn có sức khỏe rấttốt Họ mong muốn được tiếp tục đi làm, tinh thần vừa vui vẻ đồng thời có thêmthu nhập cải thiện cuộc sống Nhưng mặt khác, một bộ phận không nhỏ NCTkhông có lương hưu, họ vẫn phải đi làm để có tiền trang trải cuộc sống

Xuất phát từ thực tế trên, với tư cách là những người nghiên cứu cũng như

là sinh viên của khoa Xã hội học thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền,chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về thực trạng chăm sócsức khỏe của NCT tại xã, từ đó đề xuất những kiến nghị giúp NCT có thể cảithiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần người cao tuổi Bên cạnh đó, nghiên cứucũng tìm hiểu thực trạng tham gia hoạt động kinh tế của NCT để từ đó có nhữngkhuyến nghị hỗ trợ cho người cao tuổi tại địa phương

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ thực trạng tham gia các hoạtđộng kinh tế của NCT trong các hộ gia đình tại xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất,

Trang 4

Hà Nội hiện nay Tìm hiểu thực trạng, đặc điểm và xu hướng của lao động caotuổi tại xã và tác động của thu nhập đến chất lượng sống tại xã Tiến Xuân,huyện Thạch Thất, TP Hà Nội Từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm pháthuy mặt tích cực và hạn chế hệ lụy liên quan đến vấn đề lao động cao tuổi

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các đặc điểm nhân khẩu xã hội và đời sống cơ bản của NCT,

Mô tả thực trạng của lao động cao tuổi thị tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất,

- Từ đó đề ra đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy những tác động tích cực

và hạn chế hệ lụy từ vấn đề lao động lớn tuổi và khuyến khích việc tham gia cáchoạt động kinh tế của NCT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và tác động của việc tham gia các hoạtđộng kinh tế của NCT trên địa bàn xã Tiến Xuân

Khách thể nghiên cứu: vì nguồn lực hạn chế nên đề tài chỉ tiếp cận đượcmột phần dân cư của xã Tiến Xuân, giới hạn thực hiện khảo sát với người thântrong gia đình có NCT

Trang 5

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp quan sát

Quan sát là loại tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm của đốitượng qua những biểu hiện như: hành động, cử chỉ, cách nói năng… Phươngpháp quan sát cho phép điều tra viên thu thập được các tài liệu cụ thể, kháchquan trong các điều kiện tự nhiên của con người

5.2 Phân tích tài liệu

Khi nghiên cứu lý luận , chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu lý luận ,các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, bài báo, tạp chí, công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước, ) về các vấn đề liên quan đến đề tài Các tưliệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp , hệ thống hóa để xây dựng cơ sở

lý luận cho đề tài

5.3 Phương pháp thang đo

Sử dụng phương pháp thang đo của Robert Sternberg để tiến hành nghiêncứu Trong bảng hỏi, gồm A1 - A8 là câu hỏi về thông tin chung của NCT , A9 -A10 là câu hỏi đánh giá về điều kiện kinh tế gia đình bản thân và A11 - A30 làcâu hỏi quan điểm về CSSK của NCT hiện nay Khi sử dụng phương pháp này,chúng tôi tiền hành tính độ tin cậy bên trong của từng tiểu thang đo và của toàn

bộ thang đo theo hệ số Cronbach’s alpha

5.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu này sử dụng tài liệu từ các công trình nghiên cứu khác nhau.Chủ yếu dựa trên các tài liệu liên quan đến vấn đề được đăng tải trên sáchchuyên ngành Xã hội học, Tạp chí Lao động xã hội để làm rõ tổng quannghiên cứu và cơ sở lý luận, góp phần bổ sung luận điểm trong đề tài nghiêncứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Điều tra bảng hỏi: Đề tài sử dụng bảng hỏi là công cụ thu thập thông tinchủ yếu, dựa trên những khái niệm đã được thao tác hóa Đề tài đã tiến hànhđiều tra 300 hộ gia đình dựa trên tiêu chí là NCT trên 60 tuổi tại địa bàn khảo

Trang 6

sát, lựa chọn mẫu theo cách chọn mẫu thuận tiện Việc lựa chọn 300 hộ gia đìnhnày dựa trên danh sách các hộ gia đình sẵn có được phân phát cho từng nhóm.Đây là một chiến lược thường được sử dụng khá phổ biến trong các công trìnhnghiên cứu định lượng có hạn chế nguồn lực kinh phí và thời gian.

Xử lý số liệu định lượng: Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Excel

để xử lý và thống kê thông tin định lượng đã thu nhập được Các thông tin về di

cư và hộ gia đình được thu nhập qua bảng hỏi Hộ gia đình

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp PVS: Tiến hành PVS đối với các gia đình có NCT trên 60tuổi, chính quyền địa phương nhằm tìm hiểu sâu về nội dung đề tài Sử dụng cácthiết bị máy ghi âm, sổ tốc ký để ghi chép thông tin PVS

Xử lý số liệu định tính: Những thông tin PVS được tác giả ghi âm, nghenhiều lần, gỡ băng và đọc lại các biên bản phỏng vấn Những quan sát, ghi chéptrong sổ tay của học viên thực địa cũng được tham khảo sử dụng nhằm cung cấpnhững dữ liệu xác thực nhất cho tiểu luận

Trang 7

PHẦN 2: NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

2.1 Thông tin chung:

Đoàn nghiên cứu về nghiên cứu thực tế tại địa phương Xã Tiến Xuân,sau khoảng thời gian từ ngày 05/04/2021 đến ngày 10/04/2021, Đoàn nghiêncứu thực tế đã thu được một số kết quả ban đầu

2.2 Kết quả đạt được

Trên Tổng số 278/ 945 hội viên Hội người cao tuổi Xã Tiến Xuân thamgia khảo sát Trên thực tế có 241 khảo sát đạt chuẩn Kết quả ban đầu thu thập từnhững NCT tham gia khảo sát được như sau:

- Giới tính: Nam 28.6%; Nữ 71.4%.

- Dân tộc: Dân tộc Mường 73%, còn lại chủ yếu là dân tộc Kinh 28.6%

và những dân tộc chiếm thiểu số (dân tộc Tày (0.4%))

- Độ tuổi: 1961 - 1922

- Trình độ học vấn: Mù chữ, Tiểu học 49,38%; THCS 37,76%; THPT

11,63%; Đại học 0,41%; Trung cấp, Cao đẳng 0,41%; 1 phiếu trống: 0,41%

- Tình trạng hôn nhân: Độc thân chưa kết hôn 2,09%; Đang có vợ/

chồng: 66,80%; Góa: 30,29%; Ly thân: 0,41%; 1 phiếu trống 0,41%

- Số thế hệ trong gia đình: Ba thế hệ 72.8%, Hai thế hệ 11.7%, Bốn thế

hệ, Một thế hệ 4.6%; Năm thế hệ 0.8%

- Tham gia hoạt động kinh tế: Không tham gia việc kiếm thu nhập hoặc

công việc tạo ra sản phẩm có thể tạo ra sản phẩm 62.7% và phần ngược lại37.3%

Trang 8

PHẦN 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ

3.1 Kết quả khảo sát định lượng và định tính

3.1.0 Tương quan trình độ học vấn và sự tham gia hoạt động kinh tế của NCT

Trong phần báo cáo chung, Khảo sát về Trình độ học vấn thu về kết quả:

Mù chữ, Tiểu học 49,38%; THCS 37,76%; THPT 11,63%; Đại học 0,41%;Trung cấp, Cao đẳng 0,41%; 1 phiếu trống: 0,41%

Xét trong mối tương quan trình độ học vấn và sự tham gia hoạt động kinh

tế của NCT, có:

Biểu đồ 3.1.0.1: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với sự tham gia hoạt động

kinh tế của NCT (%)

Phổ biến trong khu vực xã, lực lượng lao động cao tuổi chủ yếu là NCT

có trình độ học vấn lần lượt là: Mù chữ, Tiểu học; THCS, THPT và chiếm một

tỷ lệ nhỏ là Trung cấp, Cao đẳng và Đại học Đáng chú ý với mức trung bìnhcủa tỷ lệ trình độ học vấn trong khu vực thì tỷ lệ NCT không còn tham gia cáchoạt động kinh tế tạo thu nhập vẫn chiếm đa số Nguyên nhân được đưa ra lýgiải là vì trước đây khu vực còn thiếu thốn và khó khăn, lại thêm chiến tranh vànền kinh tế bao cấp nên nhìn chung mặt bằng kinh tế là không có để đáp ứngnhu cầu giáo dục Chính vì vậy trước đây, đa phần các cụ chỉ được học đến hếtlớp 2,3 Tiểu học, ai có tố chất học tốt hoặc nhà khá giả mới được tiếp tục theohọc lên cao

Trang 9

Do sự thiệt thòi từ quá khứ dẫn đến hạn chế trong yếu tố trình độ họcvấn và bên cạnh đó khu vực xã có nghề truyền thống là làm nông, cho đến bâygiờ Xã Tiến Xuân vẫn là 1 trong 14 xã miền núi chủ yếu sản xuất nông lâmnghiệp, thu nhập và lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Mường nơi đây vẫn

là làm ruộng, cấy lúa, canh tác nông nghiệp Do đó lực lượng lao động cao tuổichủ yếu là canh tác nông nghiệp là chính, thu nhập, mức sống các hộ gia đình,nhu cầu việc làm về cơ bản là khá đồng đều, dao động trong khoảng thiếu thốn ítđến đủ ăn đủ mặc không có nhiều sự chênh lệch phân biệt

3.1.1 Tương quan mức sống hộ gia đình và công việc hiện tại của NCT

Trên địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, với tổng số 214 mẫukhảo sát là NCT tham gia trả lời đã thu được những kết quả sau thể hiện sự thamgia các hoạt động kinh tế của NCT tại địa phương

Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Ưu tiên 4 Ưu tiên 5 Tổng

1 Lương từ cơ quan nhà nước 12,0 1,7 1,2 0 4,6 19,5

2 Lương từ ngoài cơ quan nhà nước 0 1,2 0,8 0 3,3 5,3

4 Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ

(quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình) 4,1 5,0 1,2 0 0,4 10,7

5 Buôn bán, kinh doanh quy mô lớn

Trang 10

Có thể nhận thấy một trong những ngành nghề chính là nguồn chính trongthu nhập của những hộ gia đình NCT là từ “Nông, lâm, ngư nghiệp” chiếm 73%.Nguồn thứ hai là “Lương từ cơ quan nhà nước” chiếm 19,5%” và nguồn thứ 3 là

“Lao động tự do, làm thuê trong nông nghiệp” chiếm 14,1%

Như vậy có thể nhận định nguồn chính trong thu nhập của những hộ giađình NCT phần lớn là từ nông nghiệp Hay nói cách khác thì nông nghiệp lànguồn chính tạo ra thu nhập cho những hộ gia đình NCT tại xã Tiến Xuân Từđặc điểm địa lý và những kết quả thu thập sau khi phân tích được thì xã TiếnXuân là một xã có nền kinh tế nông nghiệp, người dân chủ yếu là làm nông,trong đó có cả những lao động lớn tuổi tham gia sản xuất Từ đây có thể suy rachiếm phần lớn trong những hộ gia đình có NCT, thì hoặc là NCT hoặc là nhữngngười thân sống cùng NCT là một trong những lực lượng lao lượng lao độngnông nghiệp tạo ra thu nhập cho gia đình

Biểu đồ 3.1.1.2: Mức sống của gia đình NCT so với những hộ gia đình

Trang 11

nhỉnh hơn một chút là 9,5% Còn lại là NCT tự đánh giá mức sống của gia đìnhthuộc “Giàu có” chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ

Theo đánh giá của NCT thì mức sống của gia đình ông/ bà so với những

hộ gia đình xung quanh thường là ở mức “Trung bình” Như vậy có thể hiểutheo quan điểm của NCT đánh giá thì những hộ gia đình có NCT trong khu vựcthường có điều kiện mức sống giống nhau, không có nhiều sự khác biệt rõ rệthay sự chênh lệch quá mức Chiếm một tỷ lệ nhỏ bên cạnh đó là những trườnghợp đánh giá về mức sống của gia đình ông/ bà chỉ dừng ở mức “Thu nhập thấp”hoặc “Nghèo”, như vậy vẫn còn một vấn đề đặt ra cho địa phương là giải quyếtvấn đề kinh tế, thu nhập cho những hộ gia đình kinh tế chưa vững

Đặt trong mối tương quan giữa mức độ tự đánh giá mức sống so với các

hộ gia đình xung quanh và sự tham gia các hoạt động kinh tế của NCT hiện tại

để cải thiện kinh tế gia đình thì thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 3.1.1.3: Ảnh hưởng của mức sống gia đình đến với sự tham gia

các hoạt động kinh tế hiện tại của NCT(%)

Với hai biến gồm biến độc lập là “Mức sống của hộ gia đình NCT so với

các hộ gia đình xung quanh” và biến phụ thuộc là “Tình trạng tham gia các hoạt

động kinh tế hiện tại của NCT” Trên tổng số 241 mẫu khảo sát thì có phần lớn

NCT không tham gia việc kiếm thu nhập hoặc công việc tạo ra sản phẩm có thể

Trang 12

tạo ra sản phẩm, tỷ lệ này chiếm 62.7% Ngược lại chiếm 37.3% NCT tham giahoạt động tạo ra thu nhập Thêm vào đó, với khảo sát đánh giá mức sống hộ giađình có NCT trong khu vực thường có điều kiện mức sống giống nhau là trungbình và chiếm một tỷ lệ nhỏ bên cạnh đó là những trường hợp đánh giá về mứcsống của gia đình ông/ bà chỉ dừng ở mức “Thu nhập thấp” hoặc “Nghèo”

Đặt trong mối tương quan liệu có mối quan hệ nào tồn tại giữa hai yếu tốtrên hay không? Từ bảng số liệu kết quả cho thấy không có sự chênh lệch giữahai tỷ lệ có và không tham gia các hoạt động kinh tế, cụ thể như sau: Sự thamgia các hoạt động kinh tế hiện tại của NCT lần lượt ở các mức đánh giá “Giàucó: Có 0,4%, Không 0%”; “Khá giả: Có, không 3,7%”; “Thu nhập thấp: Có4,6%, Không 5%”; “Nghèo: Có 2,5%, Không 3,3%” và tỷ lệ đáng chú ý là

“Trung bình: Có 26,1%, Không 60,1%”(Cao gấp 3 lần tỷ lệ Có)

Như vậy, từ bảng số liệu thu được kết quả sig là 0,2845 > 5%, do đó chothấy hai biến này phụ thuộc với nhau Kết luận có mối quan hệ, ảnh hưởng giữamức sống gia đình đến với sự tham gia các hoạt động kinh tế hiện tại của NCTtuy nhiên ảnh hưởng này không quá mạnh Từ đó đặt ra câu hỏi nguyên nhân vìsao NCT không còn tham gia các hoạt động kinh tế tạo thu nhập nữa?

Biểu đồ 3.1.1.4: Lý do NCT không còn tham gia các hoạt động kinh tế

tạo thu nhập (%)

Trang 13

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy lý do lớn nhất cản trở NCT tiếp tục thamgia các hoạt động kinh tế là lý do về yếu tố sức khỏe, chiếm tỷ lệ cao nhất trongbảng kết quả là NCT chia sẻ “Tôi không đủ sức khỏe” với tỷ lệ là 41,30% Mộttrong những nguyên do tương đối ở địa phương chiếm một tỷ lệ cũng khá lớn là

“Con cháu đủ khả năng chu cấp, hỗ trợ kinh tế cho tôi” với 30,80% Bên cạnh

đó có 10,50% NCT chia sẻ “Tôi đã có đủ tiền sinh hoạt” và có 8,40% NCT chia

sẻ “Tôi không có đủ thời gian làm các công việc trong nhà” và chiếm tỷ lệ nhỏnhất trong bảng kết quả nhưng khá đáng chú ý đó là 5,60% NCT nhận thấy

“Không tìm được công việc phù hợp”

3.1.2 Ảnh hưởng của mức tự đánh giá chi tiêu đối với dự định nghỉ làm trong tương lai của NCT (đối với NCT vẫn tham gia các hoạt động kinh tế tạo thu nhập)

Biểu đồ 3.1.2.1: Ảnh hưởng của mức tự đánh giá chi tiêu đối với dự định

nghỉ làm trong tương lai của NCT (%)

Đầu tiên với khảo sát đánh giá của NCT về mức độ chi tiêu cho bảnthân với các khoản thu nhập hiện tại thì thu được kết quả tỷ lệ số người NCTđánh giá theo các mức tăng dần lần lượt như sau: Thiếu nhiều 17,6%; Thiếu ít24,7%; Đủ 52,9%; Dư ít 2,4%; Dư nhiều 2,4% Như vậy tại các hộ gia đình cóNCT, với tất cả các khoản thu nhập thì mức chi tiêu cho bản thân NCT phổ biến

Trang 14

ở trong khoảng từ thiếu đến đủ, nhìn theo hướng tỷ lệ tăng dần thì tỷ lệ này có

xu hướng phát triển khá khả quan, dự báo tốt về sự độc lập kinh tế của NCT

Vậy với mức tự đánh giá chi tiêu của NCT như trên thì liệu có mốiquan hệ với dự định quyết định nghỉ tham gia các hoạt động kinh tế trong tươnglai của NCT hay không?

Với hai biến gồm biến độc lập là “Đánh giá của NCT về mức độ chitiêu cho bản thân với các khoản thu nhập hiện tại” và biến phụ thuộc là “Dựđịnh quyết định nghỉ tham gia các hoạt động kinh tế trong tương lai của NCT”.Kết quả thu được với những số liệu nổi bật đáng chú ý gồm có như sau: Tỷ lệNCT lựa chọn sẽ “Lao động đến khi không còn đủ sức khỏe ” ở các mức đánhgiá lần lượt là “Thiếu nhiều 15,3%”; “Thiếu ít 22,4%”; “Đủ 43,5%” chiếm tỷ lệcao nhất gấp 10 - 20 lần so với các tỷ lệ còn lại

Do giá trị sig thu được là 0,0731 > 5% nên có bằng chứng cho thấy haibiến này độc lập với nhau Do đó kết luận giữa “Đánh giá của NCT về mức độchi tiêu cho bản thân với các khoản thu nhập hiện tại” và “Dự định quyết địnhnghỉ tham gia các hoạt động kinh tế trong tương lai của NCT” là không có quan

hệ với nhau Từ đây đặt ra câu hỏi vậy mục đích tham gia các hoạt động kinh tếcủa NCT đang lao động trên địa bàn là gì? Sau quá trình khảo sát thu được kếtquả với số liệu được thống kê như sau:

Biểu đồ 3.1.2.2: Mục đích tham gia các hoạt động kinh tế của NCT (%)

Ngày đăng: 04/03/2024, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w