1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý Luận Về Quan Điểm Của Đảng Về Công Nghiệp Hóa - Hiện Đạihóa Trong Kỳ Đại Hội Đảng Toàn Quốc Lần Thứ Viii Và Liên Hệ Thực Tiễnvới Việt Nam Hiện Na.pdf

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Về Quan Điểm Của Đảng Về Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Trong Kỳ Đại Hội Đảng Toàn Quốc Lần Thứ VIII Và Liên Hệ Thực Tiễn Với Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thắm
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 557,64 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE o0o ---BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: Lý luận về quan điểm của Đảng về công

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

o0o

-BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Lý luận về quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại

hóa trong kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và liên hệ thực tiễn

với Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn

Họ và tên sinh viên Lớp

Mã sinh viên

: ThS Nguyễn Thị Thắm : Nguyễn Trần Anh Trí : Kiểm toán CLC 63B : 11215952

Trang 2

Hà Nội, 2023

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2

1 Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2

2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong đại hội VIII của Đảng 2

II Liên hệ thực trạng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay 3

1 Thành tựu Việt Nam đạt được trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 3

2 Một số hạn chế trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 5

3 Đề xuất phương hướng cho Việt Nam 8

KẾT LUẬN 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) ở nước ta là một trong những mục tiêu to lớn, được kiên trì thực hiện gần 60 năm qua Từ kỳ Đại hội Đảng diễn ra đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng ta xác định CNH - HĐH là một nhiệm

vụ trọng tâm với sự điều chỉnh nhất định Nhưng vì chiến tranh mà việc thực hiện nhiệm vụ CNH – HĐH đất nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại, không thực hiện được mục tiêu đề ra Sau khi đất nước hòa bình, thống nhất thì đất nước ta lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, phải vật lộn để

lo đời sống cho nhân dân và ra khỏi cuộc khủng hoảng Ngay khi đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã chủ trương “đẩy tới một bước công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và “Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa, thực hiện những bước tiến tuần tự về công nghệ với tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển kinh tế theo trình độ tiên tiến của khoa học và công nghệ thế giới” Và ở kỳ Đại hội VIII của Đảng - kỳ Đại hội là bước ngoặt cực kì quan trọng trong thời kỳ đổi mới của nước ta, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đồng thời, trong Đại hội VIII, Đảng tiếp tục đưa ra chủ trương

“đẩy mạnh công nghiệp hóa” và đề ra mục tiêu “từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” Kể từ kỳ Đại hội này, nước ta cũng đã có những thành tựu, song song với đó là những hạn chế trong việc phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH Chính vì vậy, em xin chọn chủ đề: “Lý luận về quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện nay” làm đề tài bài tập lớn cá nhân cho môn học Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trang 4

NỘI DUNG

I Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1 Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động

xã hội cao

2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong đại hội VIII của Đảng

Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đi sâu tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2000 và năm

2020 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã họp nội bộ từ ngày 22 đến ngày 26-6-1996 và họp công khai từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996 tại Thủ đô

Hà Nội Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho hơn 2 triệu đảng viên cùng các đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí đại diện lão thành cách mạng, đại diện các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân sĩ trí thức tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân Dự Đại hội còn có gần 40 đoàn đại biểu quốc tế đại diện các đảng anh em và bầu bạn trên thế giới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải qua việc thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI hơn 10 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và

quốc tế ủng hộ Chủ đề của Đại hội là: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,

đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất

Trang 5

nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đại

hội xác định: “Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ

phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau”.

Đồng thời, đại hội cũng đã đề ra Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội hướng đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm

2000 và 2020 1 Trên cơ sở phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới,

những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, nêu rõ những thời cơ và thách thức lớn, Đại hội định ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và 2020 của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là: tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

II Liên hệ thực trạng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

1 Thành tựu Việt Nam đạt được trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Thứ nhất, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của người dân ngày

1 Tháng 6 – 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Tạp chí Ban tuyên giáo Trung ương, 2021, [truy cập lần cuối 09/04/2023]

https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-6-1996-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang-131759

Trang 6

càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao2 Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc

độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đồng thời tạo ra nhu cầu

và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Thứ hai, về tăng trưởng kinh tế, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO

Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn: Đạt ngưỡng thu nhập trung bình năm 2008; nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao: giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%, giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%; quy mô nền kinh tế tăng 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 271,2 tỷ USD năm 2020 GDP bình quân đầu người tăng từ 1331 USD năm 2010 lên 2779 USD năm 20203 “Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh

tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu”(9) Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm 2020 Khoa học - công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội Tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước được tăng cường Hiệu quả hoạt động khoa học

- công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và

2 Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban chỉ đạo 35 Bộ Công thương, Bộ Công thương Việt Nam, 2020, [truy cập lần cuối 09/04/2023]

https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhung-thanh-tuu-noi-bat-trong-phat-trien-cong-nghiep-gop-pha.html

3 Nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, Báo Lao Động, 2023, [truy cập lần cuối 09/04/2023]

http://congdoantttt.org.vn/tin-tuc/Huong-toi-dai-hoi-XIII/106451/nang-cao-vi-the-cua-viet-nam-trong-chuoi-gia-tri-toan-cau#:~:text=%C4%90%E1%BA%BFn%20nay%2C%20Vi%E1%BB%87t%20Nam

%20%C4%91%C3%A3,cho%20t%C4%83ng%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng%20d%C3%A0i%20h%E1%BA

%A1n

Trang 7

khởi nghiệp sáng tạo Trình độ khoa học - công nghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu4

Thứ ba, Đầu tư cho phát triển công nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó, đầu

tư FDI trở thành động lực chính của phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu phát triển các ngành công nghiệp nước ta theo hướng hiện đại (chiếm tỷ trọng xấp

xỉ 70% tổng vốn đầu tư FDI vào các ngành kinh tế, trong đó, đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với xấp xỉ 60%)

Đầu tư FDI có vai trò to lớn trong việc hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông; khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng, dệt may, da giày tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước Chẳng hạn, các dự án đầu tư quan trọng của một số công ty đa quốc gia hàng đầu bao gồm Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Intel, LG… đã chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng để xuất khẩu trên toàn thế giới đã đưa ngành điện tử Việt Nam với xuất phát điểm gần như bằng 0 vào những năm trước 2010 lên thành ngành xuất khẩu lớn nhất của đất nước trong giai đoạn hiện nay (đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động) Trong vài năm trở lại đây, dòng vốn FDI đang dịch chuyển sang các ngành, nghề có giá trị gia tăng cao hơn trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên là công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ

và nông nghiệp và giảm dần trong một số ngành thâm dụng lao động

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận

có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp

đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, nhất là trong vấn đề

4 Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Điểm nhấn quan trọng trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, PGS, TS HOÀNG VĂN PHAI - TS PHÙNG MẠNH CƯỜNG, Tạp chí Cộng sản, 2021, [truy cập lần cuối 09/04/2023]

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823807/thuc-day-phat-trien-khoa-hoc -cong-nghe- va-doi-moi-sang-tao-trong-qua-trinh-day-manh-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc -diem-nhan-quan-trong-trong%C2%A0nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx

Trang 8

giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách

ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, Việt Nam đã tăng thêm ngân sách

và huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách xã hội; đồng thời hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc

2 Một số hạn chế trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Thứ nhất, sản xuất công nghiệp của Việt Nam hiện nay nhìn chung vẫn đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất ở công đoạn cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng thấp Còn có sự phát triển thiếu đồng bộ, thiếu kết nối giữa các mắt xích trong nội ngành và giữa các ngành công nghiệp dẫn tới sự phát triển thiếu tính bền vững Các ngành công nghiệp của ta nhìn chung mới chỉ tham gia được vào các khâu trung gian có giá trị gia tăng thấp (là các khâu gia công, lắp ráp), chưa chiếm lĩnh được các phân khúc có giá trị gia tăng cao như các khâu thượng nguồn (như nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm; quảng bá sản phẩm, phân phối, chăm sóc khách hàng) hoặc cung ứng các sản phẩm dịch vụ và các khâu hạ nguồn (như nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất)

Khi tiến hành phân tích cấu trúc liên ngành I-O cho thấy, nền kinh tế Việt Nam cơ bản còn là một nền kinh tế thâm dụng vốn; gia công, lắp ráp là chủ yếu; chênh lệch Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và Tổng thu nhập quốc gia (GNI) ngày càng lớn trong những năm gần đây (Giai đoạn 2006-2010, bình quân GNI bằng khoảng 96,6% GDP; giai đoạn 2011-2015 chỉ còn 95,46%; giai đoạn 2016-2020 là 94,13%) Khả năng tự chủ của nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh từ biến động hoạt động sản xuất khu vực đầu tư nước ngoài và một số thị trường lớn Việt Nam còn phải nhập khẩu hầu hết công nghệ, máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu chính cho sản xuất công nghiệp; trên 70% máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp; giống một số loại cây trồng, vật nuôi còn phụ thuộc vào nhập khẩu, điển hình như 80% giống rau, hoa và 60% giống ngô…

Thứ hai, việc tổ chức, phân bố không gian phát triển các ngành công nghiệp chưa khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của các vùng; chưa hình thành được nhiều cụm ngành công nghiệp chuyên môn hóa để liên kết phát triển theo chuỗi và nâng cao

Trang 9

khả năng tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu Cơ cấu vùng kinh tế còn nhiều bất cập Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại từ liên kết vùng, thực tế cũng cho thấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng hiện nay của nước ta chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để định hướng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút nguồn lực, đầu tư, quản trị không gian kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết nội vùng

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động diễn ra chậm Chuyển Dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động đã “chững lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp Các ngành dịch vụ sử dụng tri thức, khoa học công nghệ phát triển còn chậm Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP giảm mạnh xuống 19,3% năm 2005 thì từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm hơn 18% GDP, năm 2018 là 14,57%, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của các nước xung quanh (của Trung Quốc là 10,1%, Indonesia là 14,4%, của Malaysia là 10,1% và Thái Lan là 12,3%)

Thứ tư, khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế Tổng chi quốc gia cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn thấp trong tương quan so sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của Việt Nam tuy tăng về số lượng nhưng so với tổng dân số thì tỷ lệ này còn thấp so với các nước trong khu vực Trình độ công nghệ thì vẫn thấp, không đồng bộ và chậm được đổi mới Tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống còn hạn chế Mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhưng hiệu quả và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI còn thấp Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước Việc thiếu học hỏi giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước cho thấy rằng cần có những nỗ lực chính sách bổ sung trong việc thu hút và quản

lý FDI để có được hiệu ứng lan tỏa5

5 Bài 2: Những hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ban kinh tế Trung ương, 2022, [truy cập lần cuối 09/04/2023]

http://kinhtetrunguong.vn/kinh-te/bai-2-nhung-han-che-va-nguyen-nhan-khach-quan-chu-quan-trong-qua-trinh-thuc-hien-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa.html

Trang 10

Thứ năm, mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 không hoàn thành với nhiều tiêu chí không đạt được như: GDP bình quân đầu người, tỉ trọng công nghiệp chế tạo và tỉ trọng nông nghiệp trong GDP, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội, tỉ lệ đô thị hóa, điện sản xuất bình quân đầu người, chỉ số bất bình đẳng thu nhập, tỉ lệ lao động qua đào tạo, tỉ lệ dân

số sử dụng nước sạch…; Tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm dần theo chu kỳ 10 năm; có nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình

Thực tiễn cho thấy: giai đoạn 1991-2000, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,6%/năm, giai đoạn 2001-2010 xuống còn 6,6%/năm, giai đoạn 2011-2020 trung bình chỉ đạt 6,17%/năm Thu nhập bình quân đầu người vẫn nằm trong nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn rất xa và không dễ thu hẹp cũng như thấp hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu người của thế giới (là hơn 10.000 USD)

 Nguyên nhân còn tồn tại những hạn chế là do:

Trước hết, nhận thức, lý luận, mô hình, mục tiêu, tiêu chí về CNH, HĐH còn nhiều nội dung chưa rõ, chưa sát thực tiễn, còn chủ quan, duy ý chí; chưa có nghị quyết chuyên đề của Đảng về CNH, HĐH đất nước Chưa xác định rõ các trọng tâm ưu tiên trong phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, dẫn đến còn dàn trải, hiệu quả thấp, không đạt mục tiêu đề ra Tiếp theo, việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả; nguồn lực của Nhà nước bố trí cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo còn thấp, phân bổ, sử dụng chưa hiệu quả; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo Thể chế,

cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; hệ thống các tiêu chuẩn, định mức còn lạc hậu, không khuyến khích thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ Thực tế chúng ta thấy, tổng chi cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam cả nhà nước và tư nhân chỉ đạt khoảng 0,53% GDP (năm 2019), thấp hơn nhiều so với bình quân thế giới ở mức 1,7% và một số nước như Thái Lan 0,8%, Malaysia 1,4%, Trung Quốc 2,1%

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w