Thực tập cơ sở vật chất kỹ thuật và nghiệp vụ ngành là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên trước khi kết thúc khoá học bởi đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho sinh viên có thể tiếp cận, quan sát thực tế, cũng như vận dụng kiến thức trên lớp vào thực tế. Là sinh viên năm 3 của khoa Vận tải Kinh tế trường Đại học Giao thông Vận Tải, nhờ 3 tuần đi thực tập mà em có cơ hội quan sát cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật tại một số công ti, xí nghiệp, bến xe, biết được những cơ sở chủ yếu trong doanh nghiệp vận tải, tìm hiểu một số nghiệp vụ về tổ chức và quản lý trong vận tải ô tô và học hỏi thêm được nhiều kiến thức thực tế ngoài sách vở. Nhờ có sự giúp đỡ, tạo điều kiện, hướng dẫn hết sức nhiệt tình của các Thầy Cô trong bộ môn nên em đã thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích cho việc học tập cũng như định hướng ngành nghề trong tương lai.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ
Vũ Thị Hường Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thu Thảo
HÀ NỘI - 2022
Trang 22.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 122.1.4 Tình hình hoạt động mấy năm gần đây 152.1.5 Những thuận lợi và khó khăn 152.1.6 Phương hướng phát triển 162.2 Tìm hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng nội địa Hải Dương 172.2.1 Bố trí mặt bằng của cảng 172.2.2 Quy trình, nghiệp vụ giao nhận hàng của Cảng 21
2.2.3 Một số trang thiết bị Cảng nội địa Hải Dương 22
Trang 3CHƯƠNG 3:CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DỊCH VỤ DẦU KHÍ ĐÌNH VŨ 243.1 Khái quát chung về công ty 243.1.1 Thông tin chung về công ty 243.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 253.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty PTSC Đình Vũ 263.1.4 Tình hình hoạt động của công ty các năm gần đây 273.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp 283.1.6 Phương hướng phát triển trong tương lai 293.2 Tìm hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật và các quy trình nghiệp vụ tại PTSC Đình Vũ 303.2.1 Hiện trạng cơ sở vật chất của cảng 303.2.2 Quy trình, nghiệp vụ tại cảng 313.2.2.1 Quy trình xếp, dỡ container 31
3.2.2.4 Các thủ tục thực hiện tại Cảng 333.2.3 Các thiết bị phục vụ cho quá trình xếp dỡ 34CHƯƠNG 4:XÍ NGHIỆP XE BUÝT NHANH BRT HÀ NỘI 354.1 Khái quát chung về xí nghiệp 354.1.1 Thông tin chung về Xí nghiệp 354.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 364.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 364.1.4 Các tuyến buýt xí nghiệp quản lý 374.1.5 Tình hình hoạt động các năm gần đây của Xí nghiệp 384.1.6 Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp 394.1.7 Phương hướng phát triển 404.2 Tìm hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật chung của Xí nghiệp 404.2.1 Cơ sở hạ tầng của Xí nghiệp 404.2.2 Tìm hiểu đội xe, đoàn phương tiện 444.2.3 Quy trình hoạt động của Xí nghiệp 46
Trang 44.2.4 Tìm hiểu cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà xưởng BDSC của xí nghiệp BRT 474.2.4.1 Bố trí mặt bằng xưởng: 474.2.4.2 Quy trình BDSC phương tiện 484.2.4.3 Trang thiết bị phục vụ công tác BDSC của Xưởng 504.4 Một số hình ảnh hoạt động của Xí nghiệp 51CHƯƠNG 5:XÍ NGHIỆP TRUNG ĐẠI TU Ô TÔ HÀ NỘI 525.1 Khái quát chung về Xí nghiệp 525.1.1 Thông tin chung về Xí nghiệp 525.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 535.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp 535.1.4 Tình hình hoạt động mấy năm gần đây 545.1.5 Những thuận lợi và khó khăn 545.1.6 Phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong tương lai 555.2 Tìm hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp 565.2.1 Cơ cấu tổ chức của xưởng 565.2.2 Quy trình, nghiệp vụ BDSC trong xưởng 585.2.3 Danh mục một số trang thiết bị sửa chữa của Xí nghiệp 59
6.1 Khái quát chung về bến xe Giáp Bát 636.1.1 Thông tin chung về bến xe 636.1.2 Các tuyến xe buýt đang hoạt động tại bến xe 646.1.3 Các tuyến xe cố định liên tỉnh 65
6.1.6 Những thuận lợi và khó khăn 676.2 Tìm hiểu cơ sở vật chất kĩ thuật Bến xe 686.2.1 Hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của Bến 686.2.2 Quy trình phục vụ xe ra, vào Bến 72
Trang 56.2.3 Công tác đánh giá chất lượng dịch vụ Bến xe 73
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BDSC Bảo dưỡng sửa chữa
CBCNV Cán bộ công nhân viên
UBND Ủy ban nhân dân
SXKD Sản xuất kinh doanh
TH Tiến hành
VTHKCC Vận tải hành khách công cộng
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Kết quả kinh doanh của Công ti trong 3 năm 2019, 2020, 2021 15Bảng 2-2: Trang thiết bị của xưởng BDSC của Cảng 22Bảng 3-1: Kết quả kinh doanh của PTSC Đình Vũ 27Bảng 3-2: Danh mục các trang thiết bị xếp dỡ trong cảng 34Bảng 4-1: Các tuyến bus Xí nghiệp quản lý 37Bảng 4-2: Kết quả hoạt động năm 2021 38Bảng 4-3: Cơ cấu đoàn phương tiện của Xí nghiệp 44Bảng 4-4: Nội dung bảo dưỡng cấp I xe buýt - 4000km 48Bảng 5-1: Danh mục các thiết bị trong xưởng 59Bảng 6-1: Danh sách một số tuyến xe buýt đang hoạt động tại bến 64
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Bản đồ thành phố Hà Nội 02Hình 1-2: Bến xe khách Mĩ Đình 06Hình 1-3: Tình trạng chiếm lòng đường để đỗ xe tại Ngọc Khánh (Ba Đình) 07Hình 1-4: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 09Hình 2-1: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Hải Dương 11Hình 2-2 : Cơ cấu tổ chức của CTCP Giao nhận Kho vận Hải Dương 13Hình 2-3: Bố trí mặt bằng của cảng nội địa Hải Dương 17
Hình 2-6: Kho lạnh trong kho ngoại quan 2 19
Hình 2-9: Quy trình giao nhận hàng nhập 21Hình 2-10 : Quy trình giao nhận hàng xuất 22
Hình 3-2: Cơ cấu bộ máy tổ chức CTCP Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ 26Hình 3-3: Bố trí mặt bằng cảng PTSC Đình Vũ 30Hình 3-4: Quy trình chuẩn bị trước khi xếp, dỡ container 31Hình 3-5: Quy trình xếp hàng lên tàu 31Hình 3-6: Quy trình dỡ hàng từ tàu lên bãi 32Hình 3-7: Quy trình hàng nhập 32Hình 3-8: Quy trình hàng xuất 32Hình 3-9: Thủ tục đưa hàng lên cảng 33
Trang 9Hình 3-10: Thủ tục rút hàng khỏi cảng 33Hình 3-11: Cẩu trục chân đế hoạt động tại cảng 36Hình 4-1: Xí nghiệp xe buýt nhanh BRT Hà Nội 35Hình 4-2: Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp BRT 36Hình 4-3: Khu vực rửa xe của Xí nghiệp 42Hình 4-4: Bãi lưu xe qua đêm 43Hình 4-5: Trạm cấp nhiên liệu nội bộ 43Hình 4-6: Trạm biến áp bến xe Yên Nghĩa đặt trong Xí nghiệp 44Hình 4-7: Quy trình hoạt động của Xí nghiệp 46Hình 4-8: Nhà xưởng BDSC của doanh nghiệp BRT 47Hình 4-9: Bố trí xưởng BDSC của Xí nghiệp 48Hình 4-10: Bố trí các phòng ban trong xưởng BDSC 48Hình 4-11: Nội dung bảo dưỡng cấp II xe buýt - 12000km 50Hình 4-12: Nhân viên xưởng BDSC đang làm việc 51Hình 4-13: Bố trí cầu chìm trong xưởng BDSC 51Hình 5-1: Xí nghiệp Trung Đại Tu ô tô Hà Nội 52Hình 5-2: Cơ cấu bộ máy tổ chức Xí nghiệp 53Hình 5-3: Bố trí mặt bằng xưởng 56Hình 5-4: Bố trí tổ sửa chữa trong xưởng 56Hình 5-5: Bố trí cầu chìm trong khoang sửa chữa 57
Hình 5-7: Thiết kế trần và tường của xưởng 58Hình 5-8: Quy trình xe vào xưởng để sửa chữa lớn 59Hình 5-9: Xe đang chờ sửa chữa 61Hình 5-10: Công nhân đang sửa chữa phương tiện 62
Trang 10Hình 6-1: Bến xe Giáp Bát 63Hình 6-2: Danh sách các tuyến xe cố định liên tỉnh 65Hình 6-3: Cơ cấu tổ chức quản lý Bến xe 66Hình 6-4: Bố trí mặt bằng Bến xe Giáp Bát 68Hình 6-5: Quảng trường Bến xe 69Hình 6-6: Khu nhà chờ Bến xe 69Hình 6-8: Cổng vào - Chốt kiểm soát bến xe Giáp Bát 70
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập cơ sở vật chất kỹ thuật và nghiệp vụ ngành là một yêu cầu cần thiết đốivới mỗi sinh viên trước khi kết thúc khoá học bởi đây là phương pháp thực tế hóa kiếnthức giúp cho sinh viên có thể tiếp cận, quan sát thực tế, cũng như vận dụng kiến thứctrên lớp vào thực tế
Là sinh viên năm 3 của khoa Vận tải - Kinh tế trường Đại học Giao thông VậnTải, nhờ 3 tuần đi thực tập mà em có cơ hội quan sát cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật tạimột số công ti, xí nghiệp, bến xe, biết được những cơ sở chủ yếu trong doanh nghiệpvận tải, tìm hiểu một số nghiệp vụ về tổ chức và quản lý trong vận tải ô tô và học hỏithêm được nhiều kiến thức thực tế ngoài sách vở Nhờ có sự giúp đỡ, tạo điều kiện,hướng dẫn hết sức nhiệt tình của các Thầy Cô trong bộ môn nên em đã thu thập đượcrất nhiều kiến thức bổ ích cho việc học tập cũng như định hướng ngành nghề trongtương lai
Sau khoảng thời gian thực tập, em xin được trình bày những thông tin mình tìmhiểu qua bài báo cáo này Do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nêntrong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô!Bài báo cáo gồm 6 chương như sau:
Chương 1: Tìm hiểu chung về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Hà Nội,tuyến đường bộ Hà Nội - Hải Dương và tuyến đường bộ Hà Nội - Hải Phòng
Chương 2: Tìm hiểu Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Hải Dương
Chương 3: Tìm hiểu Công ty Cổ phần Cảng Dầu khí Đình Vũ
Chương 4: Tìm hiểu Xí nghiệp xe buýt nhanh BRT Hà Nội
Chương 5: Tìm hiểu Xí nghiệp Trung Đại Tu ô tô Hà Nội
Chương 6: Tìm hiểuBến xe Giáp Bát
Trang 12CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CHUNG CSHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ HÀ NỘI, TUYẾN ĐƯỜNG BỘ HÀ NỘI - HẢI DƯƠNG VÀ TUYẾN ĐƯỜNG BỘ HÀ NỘI - HẢI
PHÒNG 1.1 Tìm hiểu chung cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội:
1.1.1 Giới thiệu về thủ đô Hà Nội:
Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời
là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước Hà Nội có vị trí địa lý từ20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với cáctỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam, BắcGiang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình - Phú Thọ ở phía Tây
Năm 2021, diện tích thủ đô Hà Nội là 3.359 km², dân số đạt hơn 8.3 triệu người
Hình 1-1: Bản đồ thành phố Hà Nội
Hà Nội đang phát triển theo xu hướng chùm đô thị, với hạt nhân trung tâm là khuvực lõi bên trong Vành đai 4 và 5 đô thị vệ tinh xung quanh, cùng với sự tương hỗ củacác đô thị thuộc tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên… Vai trò
đô thị trung tâm của Hà Nội được quyết định trước hết bởi vị trí địa lý kinh tế quantrọng, là nơi có hệ thống giao thông thuận tiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội củachính nó, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các đô thị khác trong vùng
Trang 13Đến năm 2020, tổng số phương tiện vận chuyển hành khách cá nhân tại Hà Nộivẫn chiếm ở mức rất cao là 86% Vận tải hành khách bằng phương tiện công cộng vẫnchủ yếu bằng xe buýt, taxi với tốc độ lưu thông rất chậm 15–18 km/h Tỷ lệ hànhkhách đi xe buýt chỉ đạt mức 13% của tổng số hành khách Trong khi giao thông côngcộng mới đáp ứng được 8% - 10% tổng lượng nhu cầu di chuyển của người dân, cácphương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy đóng vai trò quan trọng và thuận tiện nhất đốivới người dân đô thị, chiếm 85% - 90% tổng số các chuyến đi bằng phương tiện cơgiới Tính đến tháng 6 năm 2021, cả thành phố có khoảng 6,4 triệu phương tiện giaothông bao gồm 5,6 triệu xe máy, 685.000 xe ô tô các loại Điều này cho thấy, Hà Nội
là thành phố giao thông phụ thuộc vào xe máy
1.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội:
1.1.2.1 Mạng lưới đường bộ và các công trình trên đường:
a, Mạng lưới đường bộ tại thủ đô:
Năm 2021, Thủ đô Hà Nội là một thành phố lớn thứ hai trong 76 đô thị của ViệtNam, tuy vậy mạng lưới giao thông đường bộ của Thủ đô Hà Nội mới chỉ đạt 9% quỹđất thành phố Đây là một con số rất nhỏ so với các đô thị phát triển trên thế giới - con
số này đạt 20 - 22% Tính đến giữa năm 2021, trên địa bàn thành phố hiện có23.272,86 km đường bộ
Mạng lưới đường bộ khu vực Hà Nội được cấu thành bởi các trục đường giaothông liên tỉnh là những quốc lộ hướng tâm có dạng nan quạt và các trục đường đô thịbao gồm các đường vành đai, các trục chính đô thị và các đường phố, một số khu vực
ổn định theo dạng bàn cờ nhưng còn thiếu các đường nối giữa các trục chính quantrọng Nhiều tuyến đường rất quan trọng (kể cả trục Đông - Tây) chưa được cải tạo,nối thông và mở rộng để đảm bảo năng lực cần thiết Các trục chính giao cắt với nhiềutuyến phố dẫn tới tình trạng ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên Cụ thể:
* Hệ thống đường vành đai:
Theo báo cáo đầu năm 2022, trong tổng số 285 km 7 tuyến vành đai nằm trên địabàn thành phố, đến nay mới hoàn thành hơn 132 km (tương ứng 46%); khoảng 20 kmđang triển khai đầu tư; 83 km trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập chủ trương; còn lại
49 km chưa được nghiên cứu hình thành dự án Cụ thể:
+ Vành đai 1 dài hơn 7 km qua các phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn
- Hoàng Cầu - Voi Phục; hiện còn đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (2,5 km) chưa hoànthành
Trang 14+ Vành đai 2 dài 39 km với hướng tuyến phía Nam sông Hồng qua Vĩnh Tuy Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Nhật Tân; hướng tuyến phía Bắc sông Hồng đi trùngđường 5 cũ và đường 5 kéo dài (từ cầu Vĩnh Tuy - cầu Nhật Tân).
-+ Vành đai 2,5 dài hơn 19 km chia làm 13 đoạn, còn 5 đoạn đang triển khai (gần
6 km) và 4 đoạn chưa được đầu tư (gần 4 km) 9 đoạn này nằm chủ yếu trên địa bàncác quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai
+ Vành đai 3 dài 68 km, hướng tuyến Nam Thăng Long Mai Dịch Pháp Vân Cầu Thanh Trì - Sài Đồng - Ninh Hiệp - Đồng Xuân và nối vào đường Bắc ThăngLong - Nội Bài Đoạn cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Nội Bài (14 km) chưa được đầutư
-+ Vành đai 3,5 hơn 45 km mới hình thành một trong số 8 đoạn (đường Lê TrọngTấn và đường Phúc La - Văn Phú); đoạn từ quốc lộ 32 đến đại lộ Thăng Long đangđược đầu tư
+ Vành đai 4 dài hơn 112 km đi qua TP Hà Nội (58 km) và hai tỉnh Hưng Yên,Bắc Ninh; dự kiến trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng5/2022
+ Vành đai 5 dài 331 km, đi qua 8 tỉnh thành Hà Nội (48 km), Hòa Bình, HàNam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc Đa số các đoạntuyến của vành đai này hiện chưa được đầu tư
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 7 vành đai lớn, nhưng đến nay mới chỉ có vành đai
3 khả dĩ đã được khép kín, còn lại đều rời rạc và cần sớm được liên kết để đảm bảo lưuthông Một số vành đai khác như 3,5; 2,5; 4; 5 lại mới chỉ được đầu tư từng phần hoặcchưa đầu tư; nhiều tuyến giao thông huyết mạch vẫn bị cắt đứt bởi rào chắn tự nhiên làsông Hồng
* Mạng lưới quốc lộ hướng tâm:
Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các tuyến quốc lộ chiến lược quan trọng nhưquốc lộ 1A, 2A, 2C, 3A, 5A, 6A… Trong đó có 7 tuyến hướng tâm gồm: Hà Nội - HảiPhòng; Hà Nội - Hạ Long; Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội
- Lạng Sơn; Hà Nội - Lào Cai; Pháp Vân - Cầu Giẽ với tổng chiều dài 113,2km
Việc đầu tư hình thành các tuyến cao tốc như đã nêu trên góp phần kết nối giaothông, phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, cũng như thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội cho 4 hành lang kinh tế quan trọng khu vực phía Bắc mà Hà Nội là hạt nhântrung tâm Đó là các hành lang: Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh; Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Thái Nguyên
Trang 15Nhìn chung, mạng lưới đường tại nhiều khu vực dân cư còn chưa hoàn chỉnh.Chỉ tiêu về mật độ đường giao thông/ người tuy không thấp nhưng tính theo % trêntổng diện tích thành phố lại thấp Dân cư tập trung dày đặc trong nội đô ảnh hưởngnghiêm trọng tới việc tổ chức giao thông và dịch vụ xã hội.
Tốc độ tăng trưởng trung bình với ô tô các loại tăng khá cao,tương ứng 12,9%/năm; xe máy tăng trung bình 7,6%/ năm, trong khi diện tích đất dành cho giao thôngmới tăng ở mức 0,3%/ năm… Điều này cho thấy kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ
đô đang bị quá tải
Đơn cử, một số công trình đang khai thác đã có lưu lượng xe vượt nhiều lần sovới thiết kế, chịu áp lực giao thông cực kỳ lớn, cả từ các phương tiện quá cảnh lẫn đi -đến Hà Nội như xe khách liên tỉnh, xe tải, xe cá nhân…, như cầu Thanh Trì, đườngvành đai 3 trên cao có lưu lượng 122.606 xe/ngày đêm (gấp 8,1 lần lưu lượng thiếtkế); cầu Vĩnh Tuy 75.596 xe/ngày đêm (gấp 6,3 lần thiết kế); đường Tố Hữu vào cácgiờ cao điểm lưu lượng vượt khả năng thông hành từ 1,1 đến 1,4 lần…
b, Công trình giao thông trên đường:
Để giải quyết bài toán hạ tầng, thời gian qua, nhiều công trình giao thông củathành phố đã được đầu tư hoàn thành, giúp giảm tải áp lực, tăng cường kết nối giaothông giữa Thủ đô với các tỉnh lân cận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Trong số đó, các dự án đã hoàn thành hoặc đang triển khai như đầu tư xây dựnghoàn chỉnh nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cầuvượt nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên; tuyến đường vànhđai 3 đi thấp qua hồ Linh Ðàm; mở rộng đường Âu Cơ; dự án xây dựng đường vànhđai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở… sẽ giúp khơi thông các tuyến giao thông huyếtmạch Thủ đô Mặt khác, một số dự án khác sử dụng vốn ngân sách cũng đang đượcgấp rút hoàn thiện thủ tục đầu tư, chuẩn bị được thi công, góp phần cải thiện hạ tầnggiao thông cho Thủ đô như dự án hầm chui Lê Văn Lương; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2,các tuyến đường sắt đô thị…Nhờ vậy, tình trạng ùn tắc giao thông đã được cải thiện,với số điểm ùn tắc giao thông giảm từ 41 điểm xuống còn 34 điểm
Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giaothông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí vàcác công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác được trang bị tương đối đầy đủ và phùhợp Tuy nhiên, hệ thống thoát nước chưa được xây dựng phù hợp khi vẫn xảy ra tìnhtrạng ùn ứ nước khi có mưa to gây cản trở giao thông Tại một số địa điểm, vạch kẻđường đã bị mờ hay các biển báo hiệu bị mất chữ tuy nhiên chưa được sơn lại và thaymới
Trang 161.1.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành giao thông vận tải:
a, Hệ thống giao thông tĩnh:
Giao thông tĩnh của Hà Nội chỉ đạt trên 1% quỹ đất của thành phố, con số nàycần thiết đạt mức 4 - 6% quỹ đất của thành phố Cụ thể:
* Các bến xe:
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có các bến xe chính là:
+ Bến xe khách Mỹ Đình: Diện tích là 3,5ha, phục vụ khoảng 1000 lượt kháchvới tầm 500 lượt xe ra vào mỗi ngày, có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, bến bãi rộngrãi, khu vực chờ thoáng mát, sạch sẽ và đội ngũ quản lý chặt chẽ
Hình 1-2: Bến xe khách Mĩ Đình
+ Bến xe khách Giáp Bát: Diện tích là 3,7ha, được trang bị hệ thống phòng vé,phòng đợi xe cũng như khu vực ăn uống, vệ sinh rất đầy đủ và sạch sẽ
+ Bến xe khách Nước Ngầm: Diện tích là 1,7ha, trung bình bến đón tiếp khoảng
800 lượt xe mỗi ngày
+ Bến xe khách Gia Lâm: Diện tích 1,45ha, trung bình phục vụ mỗi ngày khoảnghơn 300 lượt xe
+ Bến xe khách Yên Nghĩa: nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, ngay trên quốc
lộ 6, đường Trần Phú của quận Hà Đông Bến xe Yên Nghĩa ra đời giảm tải rất nhiềucho những bến xe khác như Mỹ Đình, Nước Ngầm
Hà Nội cũng đưa ra lộ trình đến năm 2030, thành phố sẽ xây dựng 6 bến xe mới,với tổng diện tích 73 ha Cụ thể là bến xe Nội Bài, bến xe Đông Anh, bến xe Cổ Bi,bến xe Phùng, bến xe tỉnh Phía Tây ở Hoài Đức, bến xe Phía Nam, 11ha ở xã Ngọc
Trang 17Hồi, Thanh Trì… đồng thời, cải tạo lại bến xe Yên Nghĩa hiện có Bốn bến xe kháchlớn của Hà Nội là Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm về lâu dài sẽ được đượcchuyển chức năng thành các điểm đầu mối phục vụ giao thông công cộng (bãi đỗ xe,điểm trung chuyển xe buýt ), thay thế vào đó sẽ là các bến xe ở khu vực đường vànhđai 4.
* Các điểm đầu cuối: Hà Nội hiện có 109 điểm đầu cuối
* Bãi đỗ xe: Tổng diện tích các bãi đỗ xe khoảng 17,9 ha Hiện nay, các bãi trônggiữ xe biến tướng thành nhà hàng, văn phòng cho thuê… Tình trạng thiếu điểm đỗ xehiện phổ biến ở trong khu vực từ đường vành đai 3 trở vào nội đô Vỉa hè, lòng đường,công viên bị chiếm dụng lập bãi trông giữ xe trái phép, thu giá “chặt chém” người gửixe; phương tiện đậu đỗ tràn lan trong nhiều khu đô thị
Đơn cử, diện tích đất đỗ xe trên địa bàn quận Ba Đình theo quy hoạch khoảng16,62 ha với 27 vị trí, trong đó có 15 vị trí bố trí bãi đỗ xe ngầm Tuy nhiên, đến naymới có 2/27 vị trí là bãi đỗ xe tại phố Phan Kế Bính và phố Nguyễn Công Hoan đượcđưa vào sử dụng Tương tự, quận Hoàng Mai có 41,78 ha đất được quy hoạch làm bãi
đỗ xe với 83 vị trí Song đến nay mới có 3 điểm đi vào hoạt động; 11 điểm đang thựchiện hoặc triển khai thủ tục đầu tư, 6 điểm đang mời thầu lựa chọn nhà đầu tư, còn lại
63 điểm chưa có nhà đầu tư Trong khi đó, tại quận Hoàn Kiếm, do thiếu quỹ đất nêntrên địa bàn quận chỉ quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe ngầm, dự kiến tại Vườn hoaPhùng Hưng, Vườn hoa Bác Cổ, quảng trường trước trụ sở Ngân hàng Nhà nước Đã
có một số nhà đầu tư đăng ký, song đến nay chưa dự án nào được triển khai
Hình 1-3: Tình trạng chiếm lòng đường để đỗ xe tại Ngọc Khánh (Ba Đình)
* Các điểm dừng, nhà chờ: Hệ thống hạ tầng bao gồm 3.775 điểm dừng xe buýt(361 điểm có nhà chờ, chiếm tỷ lệ gần 10%) Trong đó, khu vực 12 quận nội thành có1.329 điểm (340 điểm có nhà chờ, tỷ lệ trên 25%), khu vực ngoại thành có 2.446 điểm
Trang 18dừng (21 điểm có nhà chờ, tỷ lệ dưới 1%) Hệ thống điểm dừng, nhà chờ hiện nay cơbản phù hợp với mạng lưới hiện tại; cự ly giữa các điểm dừng trên tuyến đáp ứng quyđịnh tại Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7-11-2014 của Bộ Giao thông - Vận tảiquy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tảiđường bộ (khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng xe buýt nội thành là 630m,ngoại thành là 900m).
Theo đánh giá, các điểm giao thông tĩnh như bến xe, bãi dừng đỗ xe… bố tríchưa hợp lý, khoa học Khả năng mở rộng các tuyến đường theo quy hoạch trong khuvực nội thành rất khó thực hiện do chi phí giải phóng mặt bằng rất cao, gây áp lực lớnđến ngân sách nhà nước Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông hoặc bố trí các đảo tròntại các ngã tư không đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc Hệ thống điều hànhgiao thông thông minh của Thành phố mới đang từng bước nghiên cứu, thí điểm triểnkhai
1.1.2.3 Mạng lưới tuyến:
a, Mạng lưới tuyến vận tải hành khách:
Tính đến tháng 12/2018, trên địa bàn Thủ đô có tổng chiều dài mạng lưới tuyếnvận tải hành khách công cộng khoảng 4.156,17 km (trong đó tổng chiều dài các tuyến
có trợ giá là 2.955,92 km, bình quân 29,56 km/tuyến) Năm 2022, vận tải hành kháchcông cộng được nâng cao về số lượng phương tiện, tổng số tuyến toàn mạng lên 124tuyến, hiện nay mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 30 quận - huyện - thị xã và phục vụđến: 453/584 số xã, phường, thị trấn (đạt 78%); 66/71 bệnh viện (đạt 93%); 296/708các trường THCS, THPT đạt (42%); 32/37 các khu công nghiệp (đạt 86%); 82/85 cáckhu đô thị mới (đạt 96%)
Những năm qua, mạng lưới xe buýt tiếp tục được phát triển, điều chỉnh hợp lýhóa để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân Trong 6 tháng đầu năm 2019 đã thựchiện mở mới thêm 02 tuyến buýt không trợ giá (tuyến số 214 Yên Nghĩa - Hà Nam vàtuyến số 68 Hà Đông - Nội Bài) phục vụ nhân dân đi lại giữa TP Hà Nội và tỉnh HàNam, từ trung tâm quận Hà Đông đến sân bay Nội Bài Bên cạnh đó, Trung tâm đãđiều chỉnh luồng tuyến, mở rộng vùng phục vụ đối với 5 tuyến buýt (tuyến số 101,
103, 09, 56, 59) nhằm phục vụ nhân dân các xã của huyện Ứng Hòa, khu di tích quầnthể Non Nước, qua đó nâng tổng số xã, phường có xe buýt phục vụ từ 438 xã,phường cuối năm 2018 lên 446 xã, phường vào năm 2019 (tăng 1,8%)
Với tỷ lệ chiều dài tuyến chiếm 57% toàn mạng, hệ thống vận tải hành kháchcông cộng bằng xe buýt khu vực ngoại thành Hà Nội giữ vai trò quan trọng trongmạng lưới xe buýt của thành phố phục vụ vận chuyển hành khách đi lại giữa các địa
Trang 19phương, kết nối khu vực nội thành với ngoại thành Hiện tại, thành phố có 71 tuyếnbuýt (bao gồm các tuyến nhánh) đi qua khu vực 17 huyện ngoại thành và thị xã với2.127 điểm dừng xe buýt (bao gồm cả các điểm đầu, cuối) để đón trả khách Cự lybình quân giữa các điểm dừng ở khu vực ngoại thành khoảng 900m/ điểm.
b, Mạng lưới tuyến vận tải hàng hóa:
Hiện nay, hàng hóa được vận chuyển bằng xe tải, xe ô tô rơ-mooc, xe ben, được di chuyển trên các đường quốc lộ, đường cao tốc, vành đai Hà Nội đã đặt ra quyđịnh đối với trọng tải tối đa mà xe chở hàng được phép hoạt động trên các đoạn đường
cụ thể (ví dụ trong các khu vực nội thành đông dân cư thì tải trọng tối đa của xe là 2,5tấn) Tuy nhiên ở một số khu vực, với lưu lượng phương tiện dày đặc cùng với sự uản
lý lỏng lẻo, một số xe chở hàng hóa với khối lượng lớn và mật độ cao đã khiến nhiềuđoạn đường bị tàn phá nghiêm trọng
1.2 Tuyến đường bộ Hà Nội - Hải Dương (Từ Đống Đa - Hà Nội đi Cảng ICD Hải Dương) và tuyến đường bộ Hà Nội - Hải Phòng (Từ Đống Đa - Hà Nội đi PTSC Đình Vũ):
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (ký hiệu toàn tuyến là CT.04) hay còn gọi làQuốc lộ 5B là dự án đường ô tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ Thủ đô Hà Nội quaHưng Yên, Hải Dương tới thành phố cảng Hải Phòng Vì vậy, để đi từ Hà Nội (cụ thể
là quận Đống Đa) tới Hải Dương (Cảng ICD Hải Dương) và Hải Phòng (PTSC ĐìnhVũ) hoàn toàn có thể lựa chọn tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Hình 1-4: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Điểm đầu của tuyến đường nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội, cách mốbắc cầu Thanh Trì 1.025 m; đi qua địa bàn các phường, xã, thị trấn của thành phố HàNội, Hưng Yên; Hải Dương, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng)
Trang 20Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài
40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km
Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ32,5 đến 35 m với sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ, hai làn dừng
xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đườnggom ở những chỗ cần thiết
Các loại xe ô tô có tốc độ thiết kế dưới 60 km/giờ và xe máy không được đi vàođường này, ô tô có tốc độ thiết kế dưới 80 km/giờ chỉ được đi ở làn bên phải ngoàicùng, toàn tuyến có sáu điểm giao cắt với các quốc lộ thì đều là liên thông khác mức,ngoài ra còn có 9 cầu vượt lớn, 21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt và 108 cống chuiđường dân sinh Theo thiết kế này, các loại xe ôtô, đặc biệt các xe container siêutrường, siêu trọng có thể chạy thẳng luồng tới cảng biển lớn nhất vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ
Tuy đường cao tốc được thiết kế 6 làn xe tuy nhiên vẫn xảy ra tình trang ùn tắc.Thống kê ngày thường các phương tiện đi qua một trạm thu phí bình quân khoảng3.000 - 4.500 lượt, riêng các ngày lễ tết đã tăng lên gấp 3 lần
Từ ngày 1/6/2022, thí điểm thu phí ETC sẽ thực hiện tại 32/62 làn thu phí ở 6/6trạm thu phí trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Tại mỗi trạm sẽ duy trì 1 làn/chiều xe chạy để xử lý các phương tiện gặp sự cố trong quá trình thu phí Điều này hứahẹn sẽ đảm bảo giao thông thông suốt và giảm thiểu ách tắc trên tuyến
Trang 21CHƯƠNG 2 CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN HẢI DƯƠNG
2.1 Khái quát chung về công ty:
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời là trung tâmcủa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam Trong quy hoạch phát triển kinh tế xãhội vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Chính trị và Chính phủ đã xác định phải xây dựngcảng nội địa có quy mô lớn và hiện đại tại Hải Dương để san tải cho các cảng biển tạiHải Phòng, Quảng Ninh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa qua hai cảngnày Vì vậy, cảng nội địa Hải Dương được thành lập và thuộc quyền quản lý của Công
ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Hải Dương
Hình 2-1: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Hải Dương 2.1.1 Thông tin chung về công ty:
Tên giao dịch trong nước: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Hải DươngTên giao dịch quốc tế: HAI DUONG LOGISTICS HOLDINGS COMPANYTên viết tắt: HDL
Trụ sở chính: Km 48+500, quốc lộ 5, X.Việt Hòa, TP Hải Dương
Trang 22+ Hải quan - Dịch vụ hải quan, khai thuê hải quan
+ Vận chuyển giao nhận hàng hóa
số nhiệm vụ cho tỉnh Hải Dương Trong các nội dung về quy hoạch và phát triển hạtầng giao thông, thủy lợi Thủ tướng đã đồng ý với đề nghị của tỉnh Hải Dương vềviệc xây dựng cảng nội địa Hải Dương thành trung tâm Logictics của khu vực đồngbằng Bắc Bộ
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý:
Tổ chức bộ máy quản lý được xây dựng gọn nhẹ, hiệu quả phù hợp với quy môhoạt động của công ty
Trang 23Hình 2-2 : Cơ cấu tổ chức của CTCP Giao nhận Kho vận Hải Dương
Cụ thể bộ máy tổ chức của công ty hoạt động theo mô hình CTCP như sau:
- Đại hội cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định
chiến lược và kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Công ty, bổ nhiệm và bãi nhiệmcác thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
- Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra để thay mặt cho Đại hội cổ đông
thực thi các Nghị quyết của Đại hội cổ đông, có đầy đủ quyền hạn để thực hiện cácquyền nhân danh Công ty, bổ nhiệm và giám sát các hoạt động của Giám đốc
- Ban kiểm soát: Thực hiện hành vi giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị để
báo cáo lại với Đại hội đồng cổ đông
- Ban Giám đốc công ty: Điều hành công việc hàng ngày của Công ty theo các
Nghị quyết, Quyết định, kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, làngười đại diện theo pháp luật của Công ty, giái quyết các vấn đề liên quan đến sảnxuất kinh doanh của Công ty
- Phòng vận tải:
+ Lập kế hoạch điều độ xe đi lấy hàng tại cảng và giao hàng cho khách hàng,giao trả container rỗng cho hãng tàu
+ Theo dõi quá trình xe chạy trên đường qua hệ thống định vị để kịp thời điều xe
và xử lý khi có sự cố xảy ra trên đường
Trang 24+ Cấp phát phiếu nhiên liệu, quản lý cấp dầu, bảo dưỡng sửa chữa xe container.+ Vào sổ hàng ngày và phối hợp chặt chẽ với các phòng ban nghiệp vụ liên quantrong công ty.
- Phòng kế toán: Giải quyết vấn đề liên quan đến tiền lương của cán bộ công
nhận viên, kiểm tra giám sát tài sản, vốn sản xuất, vật tư, báo cáo tài chính, thanh toánchi phí cho khách hàng
- Phòng vật tư, kho bãi:
+ Cung cấp vật tư cho xưởng bảo dưỡng sửa chữa
+ Thay mặt công ty thực hiện các nghiệp vụ kho, bãi container cho các kháchhàng của công ty; Tập hợp, sắp xếp, lưu trữ số liệu báo cáo cấp trên
+ Nhập hàng vào bãi, xuất hàng nguyên container theo yêu cầu của khách hàng;Quản lý kho hàng; Đảm bảo điều kiện an toàn, thực hiện yêu cầu bảo quản hàng hóacho khách hàng trong kho cũng như ngoài bãi
- Phòng giao nhận xuất nhập khẩu:
+ Thay mặt công ty thực hiện các nghiệp vụ khai báo hải quan, giao nhận xuấtnhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không cho các khách hàng của công ty.+ Thực hiện các công việc cần thiết để đảm bảo hoàn thành trách nhiệm nêu trênđúng pháp luật, đúng yêu cầu của khách hàng và quy định của công ty
+ Tập hợp, sắp xếp, lưu trữ bảo quản toàn bộ chứng từ, tài liệu, email có liênquan, không được cung cấp cho bất kỳ phòng ban, bộ phận, cá nhân nào không cóthẩm quyền hoặc không liên quan trực tiếp đến công việc; Bảo mật thông tin của công
ty và của khách hàng
+ Mở tờ khai báo hải quan, kiểm hóa và giao nhận hàng hóa
- Xưởng bảo dưỡng sửa chữa:
+ Chịu trách nhiệm toàn bộ đảm bảo kỹ thuật xe, máy móc của công ty: Xe vậntải như đầu kéo, xe tải, máy nâng hàng, cầu gắp Container
+ Bảo dưỡng sửa chữa theo nguyên tắc thay cũ đổi mới đảm bảo tính tiết kiệm,
an toàn hiệu quả cho Công ty; Cuối tháng tập hợp phiếu đề nghị gửi phòng vật tư,phòng vận tải và phòng kho bãi đối chiếu thanh toán
- Phòng ban khác:
+ Phòng hành chính nhân sự (Văn phòng): Tham mưu, đề xuất và tổ chức thựchiện các công tác tổ chức nhân sự trong công ty, công tác lao động, thưởng phạt, quảntrị tài chính, thiết bị văn phòng, quản trị nhân sự, tài sản, văn thư như công văn, fax, vàphục vụ vệ sinh khối văn phòng
Trang 25+ Phòng an ninh: Đảm bảo an ninh cho người và tài sản trong công ty, theo dõi
số lượng xe container ra vào và số vỏ container
2.1.4 Tình hình hoạt động mấy năm gần đây:
a, Kết quả sản xuất kinh doanh:
Bảng 2-1: Kết quả kinh doanh của Công ti trong 3 năm 2019, 2020, 2021
Năm 2019 Năm 2020 Năm 202120ft 40ft 20ft 40ft 20ft 40ftSố
b, Tình hình lao động:
Tổng số lao động là khoảng 160 nhân viên Công ty có lực lượng bảo vệ trực ca24/24h Các nhân viên làm thủ tục hải quan được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ
khai thuê hải quan do Tổng cục hải quan cấp Ngoài các nhân viên bảo vệ của công ty,
còn có lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp thuê của công ty bảo vệ Nhân viên của công
ty được tham gia các khóa đào tạo và hướng dẫn về an toàn lao động và được cấpchứng chỉ
2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
+ Nhờ bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạtđộng xuất nhập khẩu thúc đẩy giao lưu thông thương hàng hóa giữa các vùng, các khuvực trong nước và quốc tế Gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu là dịch vụ giaonhận vận tải hàng hóa, hiện đang phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng và sâu từ trongđến ngoài nước Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho CTCP Giao nhận Kho vận HảiDương phát triển mạnh mẽ
+ Công ty được UBND TP Hải Dương tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đền
bù giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho cảng nội địa và các tổ
Trang 26chức tín dụng hỗ trợ cho vay vốn đầu tư để công ty mở rộng quy mô hoạt động kinhdoanh.
+ Công ti có vị trí địa lý thuận lợi: Nằm ở trung tâm của tỉnh, trên quốc lộ 5, có
hệ thống quốc lộ thuận lợi đi các tỉnh phía Bắc và xuống phía Nam, có hệ thống đườngsắt chạy qua cảng nội địa thuận lợi để mở ga xếp dỡ hàng hóa trong tương lai gần, làđầu mối giao lưu giữa Hà Nội - Hải Phòng Cơ quan hải quan có trụ sở tại cảng nộiđịa, thuận tiện cho hoạt động khai báo và kiểm tra hải quan đối với các khách hàng cóhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Nhờ đó công ty đã thu hút được nhiều đối tác kinhdoanh và khách hàng lớn lâu năm tín nhiệm
+ Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý trình độ cao, nắm bắt kịp thời xu hướngphát triển của ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa, làm việc với tinhthần tự giác và có sự đoàn kết thống nhất của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty
* Khó khăn:
+ Ngành dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanhphải có số vốn lớn, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, diện tích kho bãi lớn để đáp ứngnhư cầu thông quan vận chuyển, lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu Trong khi đó ViệtNam vẫn là thị trường non trẻ, việc mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế, gây khókhăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có CTCP Giao nhận Kho vận HảiDương
+ Do vốn chủ yếu của công ty là vốn vay ngân hàng chịu lãi suất nên ảnh hưởngđến lợi nhuận hàng năm
+ Việc khai báo Hải quan là một trong những công việc chiếm nhiều thời giancủa công ty Đầu tiên là vấn đề liên quan đến thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải Dươngrất chậm trễ, chi phí cho các thủ tục liên quan chưa hợp lý, ảnh hưởng đến kinh doanhcủa khách hàng Thứ hai là đôi khi có những trở ngại về giấy tờ cần thiết cho việc khaibáo Hải quan như trong bộ chứng từ hàng hóa mà người xuất khẩu gửi tới không cógiấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thuộc diện ưu đãi về thuế quan hoặc có sự sai lệchthông tin giữa các chứng từ dẫn đến kéo dài thời gian nhận hàng ở cảng, vấn đề này donhiều yếu tố các cơ quan hữu quan, đại điện cảng, do trình độ và kinh nghiệm giaonhận của chính công ty
2.1.6 Phương hướng phát triển:
Công ty hướng tới xây dựng cảng nội địa thành cảng trung chuyển có qui mô lớn
và hiện đại của toàn khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tỉnh Hải Dương, đáp ứngnhu cầu thông quan vận chuyển, lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanhnghiệp trong hiện tại và tương lai
Trang 27Công ty đang cố gắng xây dựng đồng bộ hạ tầng kĩ thuật, trang thiết bị phù hợpvới cảng nội địa, mở rộng diện tích kho bãi, đảm bảo tính hiện đại, tạo điều kiện thôngquan hàng hóa nhanh chóng, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tưtrong và ngoài nước đầu tư vào Hải Dương và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đểthu hút thêm khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ Công ty cố gắng pháttriển kế hoạch nhằm tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách nhà nước, ổn định và nângcao mức sống cho người lao động; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất laođộng, bảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2 Tìm hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng nội địa Hải Dương:
Cảng có 5 kho phục vụ cho công tác giao nhận hàng hóa và một kho cho cácdoanh nghiệp thuê để chứa hàng của doanh nghiệp
Hình 2-3: Bố trí mặt bằng của cảng nội địa Hải Dương
Trang 28* Kho ngoại quan 1:
để bảo vệ Các pallet bao tải nhựa này sẽ được xếp lên nhau, mỗi chồng 2 pallet
+ Đặc điểm: có kết cấu khung thép, tường xây và lợp tôn như những kho khácnhưng kết cấu nền thì thấp, thuận tiện cho phương tiện xếp dỡ vào tác nghiệp
Hình 2-4: Kho ngoại quan 1
* Kho ngoại quan 2:
+ Diện tích: 5800m² (gồm kho ngoài quan và 3 kho lạnh)
+ Chức năng: Bảo quản các loại hàng hóa, hóa chất tẩy rửa cáu bẩn, làm sạchnguồn nước và các hàng cần bảo quản lạnh Các thùng hóa chất được đựng trong cácthùng phi và cố định trên các tấm pallet hoặc để trong các thùng nhựa khung thépECOBULK Còn đối với các mặt hàng bảo quản trong kho hầu hết là sơn và các hóachất cần bảo quản dưới nhiệt độ là dưới200𝐶và độ ẩm ≤ 75% Các mặt hàng đặc biệtcần bảo quản trong các tủ đông như Kem hàn không chì Eco Solder
+ Đặc điểm: nền cao, có các cửa để đấu nối với các xe container, được trang bịcác điều hòa công nghiệp
Trang 29Hình 2-5: Kho ngoại quan 2
Hình 2-6: Kho lạnh trong kho ngoại quan 2
* Kho ngoại quan 3, 4, 5:
+ Diện tích: Kho 3 - 4000m², kho 4 - 11.000m², kho 5 - 4800m²
+ Chức năng: Phục vụ cho Công ty Keangnam chuyên kinh doanh các sản phẩmtiêu dùng, đồ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu; linh kiện ô tô của Ford.+ Đặc điểm: nền cao, có các cửa để đấu nối với các xe container Hàng được xếptheo phương pháp Selective Pallet Racking System - sử dụng giá kệ Chiều cao mỗi kệkhông Quá 12m Hàng hóa của các kho này sẽ được xuất theo yêu cầu của các công tykhách hàng theo nguyên tắc First in First out Hiệu quả tận dụng không gian phía trêncủa hệ thống kệ đạt 90%, khả năng lấy hàng trực tiếp 100%, mặt bằng sử dụng chiếm30% diện tích kho Việc sắp xếp hàng hóa được linh hoạt theo kinh nghiệm của côngnhân xếp dỡ sao cho đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa và công nhân xếp dỡ Hàngtồn kho được quản lý tốt
Trang 30Hình 2-7: Kho ngoại quan 3
* Kho 6:
+ Diện tích 16.000m²
+ Một phần là kho thường, một phần là kho ngoại quan
+ Chức năng: cho các doanh nghiệp thuê để chứa hàng của doanh nghiệp Hầuhết là hàng sản phẩm tiêu dùng, đồ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu, linhkiện điện tử, thiết bị ô tô, hàng vật liệu xây dựng (gạch ốp lát, kính chịu lực, thiết bị vệsinh, hệ thống điện nước, điều hòa, máy móc), hàng khác: bông, hành lý cá nhân,khung xe buýt…
+ Đặc điểm: nền cao, có các cửa để đấu nối với các xe container
Hình 2-8: Kho cho thuê
b, Bãi hàng:
Hiện nay bãi container của công ty chia làm 2 bãi lớn gắn liền với hệ thống khohàng (bãi 1 – kho 1 và 2, bãi 2 – kho 3 và 4 )
Trong bãi có các khu vực sau :
+ Khu vực đỗ xe cẩu, nâng hạ container
+ Khu vực làn xe máy
Trang 31+ Khu kiểm hóa (cho xe của công ty hoặc các hãng xe bên ngoài vào thuê làmkhu vực kiểm hóa hàng)
+ Khu vực cho xe đầu kéo đỗ
+ Khu vực xếp chồng container
+ Trạm cấp dầu
Trên bãi chủ yếu để tiến hành các tác nghiệp nâng hạ hàng và bảo quản containertại bãi Nơi đỗ đầu kéo, xe cẩu, romooc của trung tâm và là bãi đỗ cho các xe của cáccông ty thuê kho tại trung tâm
Công ty còn trang bị đầy đủ các trang thiết bị văn phòng: điều hòa, bàn ghế, giấy
tờ, máy photo, điện thoại, máy fax Hệ thống máy tính: trên 36 bộ, kết nối mạngLAN, có đường truyền Internet tốc độ cao (ADSL), có cài đặt phần mềm khai báo hảiquan điện tử có bản quyền do Công ty Thái Sơn cung cấp và cài đặt Và hệ thống định
vị theo dõi tiến độ phương tiện đi trên đường
2.2.2 Quy trình, nghiệp vụ giao nhận hàng của Cảng:
2.2.2.1 Đối với hàng nhập:
Hình 2-9: Quy trình giao nhận hàng nhập
Trang 322.2.2.2 Đối với giao xuất:
Hình 2-10 : Quy trình giao nhận hàng xuất 2.2.3 Một số trang thiết bị Cảng nội địa Hải Dương:
+ Xe container : có 57 chiếc đầu kéo và 63 rơ mooc, được trang bị hệ thống định
vị vệ tinh giúp cho việc quản lí điều hành được thuận lợi và hiệu quả cao
+ Cẩu container: Một chiếc nhãn hiệu Kalmar DRF450-60S5k, sức nâng 45 tấn;
Một chiếc nhãn hiệu Konecranes SMV 6/7 ECB90, sức nâng 9 tấn
Hình 2-11: Cẩu container
+ Xe nâng hàng: 6 chiếc loại 3T- 3,5T, nhãn hiệu Toyota,Mistsubishi, TCM…
+ Hệ thống máy tính 36 bộ kết nối mạng Lan, có đường truyền ADSL, có cài đặtphần mềm khai báo hải quan điện tử có bản quyền do công ty Thái Sơn cung cấp vàcài đặt
+ Tại xưởng sửa chữa được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ côngtác bảo dưỡng sửa chữa
Bảng 2-2: Trang thiết bị của xưởng BDSC của Cảng
Trang 337 Máy bơm dầu bằng khí nén 2
8 Máy cân bơm cao áp Huyndai 1
11 Máy láng mài đĩa phanh/trống phanh 1
16 Máy nén khí Đài Loan 2 HP 1
18 Máy ra vào lốp xe buýt 1
19 Máy tán đinh rive bằng thủy khí 1
21 Thiết bị kiểm tra phanh di động AHS 1
22 Thiết bị rửa xe áp suất cao 1
Trang 34CHƯƠNG 3 CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG DỊCH VỤ DẦU KHÍ ĐÌNH VŨ 3.1 Khái quát chung về công ty:
Cảng Đình Vũ là một trong những hải cảng nước sâu có nhiều tiềm năng pháttriển lâu dài, có nhiều điều kiện để trở thành một hải cảng lớn của miền Bắc và cảnước, cảng nằm trong khu công nghiệp Đình Vũ thuộc phường Đông Hải, quận Hải
An và thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ Tầmnhìn của công ty là xây dựng Cảng PTSC Đình Vũ trở thành cảng biển và căn cứ dịch
vụ hậu cần dầu khí hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế
Hình 3-1: Cảng PTSC Đình Vũ 3.1.1 Thông tin chung về công ty:
Tên giao dịch trong nước : Công ty Cổ phần Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình VũTên giao dịch quốc tế : DINH VU PETROLEUM SERVICES PORT J.S.C
Tên viết tắt : PTSC DINH VU
Địa chỉ : Lô CN 2.1 - Khu Công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải II, quận Hải
An, thành phố Hải Phòng - Việt Nam
Trang 35khí, khai thác, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dầu khí để phục vụ cho những dự ánthăm dò của Vịnh Bắc Bộ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
+ Mảng cốt lõi: Kinh doanh vận chuyển container bằng tàu biển
+ Cho thuê kho bãi, cho thuê xe, máy móc, thiết bị
+ Sửa chữa, bảo dưỡng, hoán cải các phương tiện nổi
+ Phân phối các sản phẩm xăng dầu, phân bón, khí đốt
+ Giao nhận vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí ởkhu vực phía Bắc
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Thực hiện chiến lược phát triển cung cấp dịch vụ dầu khí ở khu vực phía Bắc củaTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ngày 27/03/2007 Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuậtDầu khí (PTSC) đã ký kết Hợp đồng giữ đất với Công ty Liên doanh TNHH Phát triểnĐình Vũ về việc thuê toàn bộ khu đất 13,9 ha 31 CN2.1 để đầu tư xây dựng Căn cứCảng dịch vụ Dầu khí Tổng hợp tại Khu Công nghiệp Đình Vũ
Ngày 27/7/2007, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầukhí ra Nghị quyết số 209/NQ-DVKT-HĐQT thông qua việc thành lập CTCP CảngDịch vụ Dầu khí Đình Vũ (PTSC Đình Vũ)
Ngày 03/08/2007, PTSC Đình Vũ chính thức được thành lập tại phiên họp Đạihội đồng cổ đông thành lập công ty Dự án đầu tư “Xây dựng cầu cảng phục vụ KCNĐình Vũ và dịch vụ Dầu khí tổng hợp” được PTSC Đình Vũ tiến hành đầu tư và xâydựng từ tháng 01/2008 và cơ bản hoàn thiện vào tháng 5/2009
Sau lễ khánh thành tổ chức ngày 18/5, Cảng biển PTSC Đình Vũ chính thức đivào hoạt động
Trang 363.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty PTSC Đình Vũ:
Hình 3-2: Cơ cấu bộ máy tổ chức CTCP Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ
+ Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có
quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều
lệ công ty quy định
+ Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế
hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; quyết định phương án đầu tư và dự án đầu;quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quyết định cơ cấu tổchức, quy chế quản lý nội bộ công ty
+ Ban kiểm soát: Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy
chế của công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọngtrong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống
kê và lập báo cáo tài chính; kiểm tra bất thường; can thiệp vào hoạt động công ty khicần
+ Ban Giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh
hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tưcủa công ty; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
+ Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh đúng ngành nghề, đúng pháp luật, mang lại hiệu quả cao
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ
chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực,
Trang 37bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệquân sự theo luật và quy chế công ty.
+ Phòng tài chính kế toán: Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế
toán - thống kê Quản lý tài chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ vàquy chế tài chính của Công ty Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch, Bảo toàn và phát triển vốn của công ty vàcác cổ đông
3.1.4 Tình hình hoạt động của công ty các năm gần đây:
a Tình hình kinh doanh:
Bảng 3-1: Kết quả kinh doanh của PTSC Đình Vũ trong năm 2019, 2020, 2021
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Sản lượng hàng
hóa
350.195 TEUS =3,5 triệu tấn
341.515 TEUS =3,4 triệu tấn
278.898 TEUS =2,78 triệu tấnDoanh thu 327,754 tỷ VNĐ 302,739 tỷ VNĐ 239,583 tỷ VNĐ
Lợi nhuận trước
thuế
33,903 tỷ VNĐ 32,281 tỷ VNĐ 9,585 tỷ VNĐ
Năm 2021, doanh thu thuần của PTSC Đình Vũ đạt 221,041 tỷ đồng tươngđương 89,490 % so với kế hoạch năm và 73,3% so với năm 2020 Cảng tiếp nhận vàxếp dỡ hàng hóa an toàn cho 190 lượt tàu container (tương đương 63,33% so với năm2020), với lượng hàng hóa qua cảng đạt 278.898 TEUS (tương đương 73,35% so vớinăm 2020) của các hợp đồng đã ký với các đối tác: VSICO, Cosco, Sinotrans, CNC…Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 9,586 tỷ đồng tương đương 39,661% so với
kế hoạch năm và 29,7% so với năm 2020
Như vậy ta thấy, doanh thu của doanh nghiệp trong vài năm qua liên tục giảm,lợi nhuận của công ty giảm sâu Điều này dự báo trong những năm tới đây doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp có khả năng sẽ có nhiều biến động theo hướng xấu
b, Tình hình lao động:
Năm 2021, công ty có 247 cán bộ công nhân viên, trong đó:
+ Trình độ trên đại học : 06 người
+ Trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp : 140 người
+ Trình độ công nhân kỹ thuật : 94 người
Trang 38+ Trình độ lao động phổ thông : 07 người
+ Mức lương trung bình: 10.064.000 đồng/ người/ tháng
Trong năm 2021, công ty đã cử 156 lượt CBCNV và người lao động tham giacác khoá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, an toàn, chất lượng … vàđạt kết quả tốt, bước đầu đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ của Đơn
vị Bên cạnh đó, công ty tiếp tục mở rộng mô hình khoán lương theo sản phẩm nhằmkhích lệ tinh thần công nhân viên hăng say lao động sản xuất
3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:
* Thuận lợi:
+ CTCP Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ được thừa hưởng thương hiệu PTSC.Thương hiệu PTSC đã tạo được vị thế vững chắc, tạo lòng tin cậy của rất nhiều kháchhàng hoặc đối tác lớn trong nước và nước ngoài cho Cảng PTSC Đình Vũ
+ PTSC Đình Vũ có vị trí địa lý thuận lợi: nằm trong khu vực khu công nghiệpĐình Vũ là cửa ngõ của Cảng Hải Phòng, đầu nối giao thông quan trọng với các trungtâm kinh tế lớn ở miền Bắc và các tỉnh phía Nam Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi
để Công ty triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, có vùng nước quay trở rộngthuận lợi cho việc tiếp nhận tàu vào, ra Cảng để khai thác
+ Năng lực, thương hiệu và sự phát triển ổn định của công ty cùng với việc đầu
tư bổ sung trang thiết bị, đưa vào áp dụng hệ thống phần mềm quản lý khai thác cảnggiúp cho công tác quản lý và báo cáo nhanh chóng, hiệu quả, chính xác
+ Sự khác biệt hóa về sản phẩm: Ngoài chức năng là cảng tổng hợp thôngthường, Cảng PTSC Đình Vũ còn phải đảm nhiệm vai trò cung cấp dịch vụ căn cứ hậucần dầu khí cho các hoạt động khoan thăm dò và khai thác tại khu vực Vịnh Bắc Bộcủa các nhà thầu dầu khí, đến nay ở khu vực phía Bắc chỉ có duy nhất Cảng PTSCĐình Vũ là có đầy đủ điều kiện đáp ứng loại hình dịch vụ này Điều này xác định vaitrò riêng biệt của Cảng PTSC Đình Vũ so với các cảng khác
+ Hai hiệp định thương mại thế hệ mới quan trọng là CPTPP và EVFTA hoàn tất,
có hiệu lực tạo điều kiện thuận lợi gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, sẽgóp phần duy trì tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng
* Khó khăn:
+ Áp lực cạnh tranh trong thị trường khai thác cảng tiếp tục gia tăng (đặc biệt
các cảng thuộc sở hữu tư nhân linh hoạt và có hành lang pháp lý thuận lợi)
+ Do việc Bộ GTVT, Bộ Tài chính và Cục Hàng Hải tăng cường giám sát việc ápdụng quyết định ban hành biểu khung giá dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt
Trang 39tại cảng biển Việt Nam dẫn đến việc khó khăn và cạnh tranh giá dịch vụ so với cáccảng tư nhân.
+ Cơ sở vật chất về thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ, nhiều thời điểm khôngđáp ứng được yêu cầu của một số hãng tàu
+ Cảng chịu áp lực lãi suất vốn vay lớn, vốn lưu động hạn chế, hỗ trợ tài chính từTổng công ty còn hạn chế
+ Các hãng tàu có xu hướng thành lập các liên minh để đưa tàu cỡ lớn vào khuvực Cảng nước sâu Lạch Huyện khai thác nhằm tiết kiệm chi phí, dẫn đến lượt tàu, sảnlượng tàu vào khu vực sông Bạch Đằng có nguy cơ bị giảm sút
+ Các quy định của Nhà nước liên quan đến giá dịch vụ, điều kiện kinh doanhcảng biển… ngày càng nhiều và rất khó thực hiện, đặc biệt đối với những doanhnghiệp có vốn Nhà nước
3.1.6 Phương hướng phát triển trong tương lai:
Cảng đã, đang và tiếp tục phấn đấu xây dựng Cảng PTSC Đình Vũ đứng trongtop 5 cảng Container tại khu vực Cảng Hải Phòng và đứng đầu khu vực phía Bắc vềcung cấp dịch vụ căn cứ hậu cần dầu khí
Cảng cố gắng duy trì tốt các dịch vụ căn cứ cảng thương mại tổng hợp, giữ vữnglượng khách hàng hiện có song song với đẩy mạnh công tác thị trường, tìm kiếm pháttriển các dịch vụ mới để đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.Cảng đang tăng cường áp dụng phần mềm quản lý trong quá trình vận hành vàkhai thác cảng, đầu tư các trang thiết bị nâng hạ theo đúng kế hoạch để kịp thời phục
vụ nhu cầu sản xuất của Đơn vị Sắp tới, Cảng PTSC khởi động các dự án chuẩn bịđầu tư và khởi công mới, bao gồm: Dự án “Đầu tư xây dựng Trạm biến áp 2000kVA”;
Dự án “Đầu tư mua sắm 02 xe đầu kéo Romooc”; Dự án “Đầu tư mua sắm 01 xe otocon 7 chỗ”
Trang 403.2 Tìm hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật và các quy trình nghiệp vụ tại cảng PTSC Đình Vũ:
3.2.1 Hiện trạng cơ sở vật chất của cảng:
Hình 3-3: Bố trí mặt bằng cảng PTSC Đình Vũ
+ Diện tích: 17ha
+ Cầu tàu: dài 330m, rộng 44m, thủy diện trước bến -7,5m → cho phép khai thácđồng thời 2 tàu một lúc Cầu tàu được trang bị các cẩu trục, phục vụ cho việc neo đậutàu và xếp dỡ hàng hóa giữa tàu và bãi
+ Bãi container: 120.000m² Bãi chứa cả container hàng và container rỗng, thựchiện tác nghiệp xếp dỡ từ bãi lên phương tiện
+ Số chồng container cho phép trên bãi là 3 Các container trên bãi được xếp dỡbằng xe nâng Các loại container xếp trong bãi rất đa dạng: 20 feet, 40 feet…
+ Kho tổng hợp: 1.620m²
+ Kho CFS: 1.620m², chứa hàng lẻ chờ xếp dỡ hoặc hàng trung chuyển
+ Ngoài ra còn có văn phòng công ty, trạm cấp nhiên liệu, phòng cơ khí, xưởngBDSC…