1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu phương thức vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Phương Thức Vận Tải Hợp Đồng Dựa Trên Công Nghệ
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Vận Tải
Thể loại Bài Thảo Luận
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 12,27 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Sự ra đời của Uber:................................................................................... 1 1.2. Sau Uber (6)
  • 2. Ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng phù hợp của loại hình vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ (12)
    • 2.1. Ưu và nhược điểm của taxi công nghệ:..................................................... 7 2.2. Phạm vi áp dụng:..................................................................................... 13 3. Một số trường hợp thành công điển hình trên thế giới (12)
    • 3.1. Uber (19)
    • 3.2. Grab (23)
    • 3.3. Nguyên nhân Grab thành công chinh phục thị trường Đông Nam Á khi (25)
  • 4. Lịch sử hình thành và phát triển của loại hình vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ ở Việt Nam (27)
  • 5. Phân tích hiện trạng và triển vọng phát triển của loại hình này tại Việt Nam (33)
    • 5.1. Hiện trạng thị trường vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ tại Việt Nam hiện nay:......................................................................................................... 28 5.2. Tiềm năng phát triển của phương thức vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ tại Việt Nam (33)

Nội dung

Thị trường vận tải trong 10 năm trở lại đây trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn kể từ khi các ứng dụng như Grab, Uber, Lyft,… xuất hiện với việc áp dụng công nghệ thông tin trong vận tải để có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Uber, Grab, Gojek, Easy Taxi… dần không phải là những cái tên xa lạ đối với người sử dụng trên toàn thế giới. Đây đều là những ứng dụng điển hình cho phương thức vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ vận tải hành khách bằng ô tô được thực hiện theo hợp đồng điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và người thuê vận tải có nhu cầu. Trong đó Uber xuất hiện sớm nhất, mở ra sự hình thành của phương thức vận tải này. Chính vì vậy sự ra đời của Uber có thể được coi là sự ra đời của phương thức vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ.

Sự ra đời của Uber: 1 1.2 Sau Uber

Hình 1.1: Travis Kalanick và Garrett Camp - “cha đẻ” hãng taxi công nghệ Uber

Câu chuyện của Uber là câu chuyện về một huyền thoại trong bình minh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Vào một đêm đầy tuyết ở Paris năm 2008, Travis Kalanick và bạn anh là Garrett Camp không thể gọi taxi Khi đó, cả hai thề sẽ xử lý vấn đề này bằng một ứng dụng cách mạng Ứng dụng đó rất đơn giản: chỉ cần nhấn nút và sẽ gọi được xe.

Lúc đó cặp đôi đang ở châu Âu để tham dự hội nghị công nghệ LeWeb hàng năm Cả hai đang có nhiều tiền và đang săn tìm ý tưởng kinh doanh Trước đó,Kalanick đã bán hãng start-up thứ hai của anh là Red Swoosh - một công ty phân phối nội dung cho Akamai Technologies với giá 20 triệu USD, còn Camp đã bán công ty của mình là StumbleUpon cho eBay với giá 75 triệu USD hồi năm 2007.

Trở về căn hộ chung ở ngoại ô Paris, Kalanick đã nói chuyện cùng một số doanh nhân khác về ý tưởng khởi nghiệp Trong số những ý tưởng đó, họ có đề cập đến một ứng dụng dịch vụ gọi xe theo yêu cầu Ý tưởng này được bắt nguồn từ việc họ phải chờ đợi xe trong mưa tuyết Tuy nhiên, những người có mặt trong căn phòng ngày hôm đó, nói rằng ý tưởng về Uber không hề nổi bật hơn so với những ý tưởng được thảo luận tối hôm đó.

Sau khi trở về San Francisco, Kalanick giao động với nhiều ý tưởng Trong khi đó Camp lại bị ám ảnh về dịch vụ gọi xe, nhiều đến nỗi anh đã mua tên miền UberCab.com và muốn hợp tác với Kalanick Tuy vậy lúc đó Kalanick lại lưỡng lự do anh đang ngập trong nỗi sợ thất bại khi cả hai dự án start-up đều không đạt kết qủa như mong đợi

Camp đã vực Kalanick dậy, và dịch vụ Uber ra đời tại San Francisco vào mùa hè năm 2010, với chỉ một ít xe ô tô, một ít nhân viên Nhưng đó là một ý tưởng cách mạng khi UberCab trở thành một trong những xu hướng mới quan trọng nhất trong thời đại công nghệ di động.

Uber hoạt động như một nền tảng ứng dụng tổng hợp kỹ thuật số, kết nối những hành khách có nhu cầu đi xe từ điểm A đến điểm B với những tài xế sẵn sàng phục vụ họ Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng vào ứng dụng, bất kỳ ai cũng có thể gọi xe chỉ với một cái nhấn nút GPS sẽ kiểm tra vị trí, chi phí tự động trừ vào tài khoản khách hàng

Tính đến tháng 8/2016, dịch vụ của Uber đã có mặt tại 66 quốc gia và 545 thành phố trên thế giới Tính đến năm 2019, con số này đã tăng đến 785 khu vực đô thị, ước tính có hơn 110 triệu người dùng trên toàn thế giới Tháng 5 năm 2020, Uber được định giá hơn 80 tỷ USD sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thấp hơn kỳ vọng, nhưng vẫn đem lại hàng tỉ USD cho các nhà đầu tư Tại Hoa Kỳ, Uber chiếm 72% thị phần chia sẻ xe.

Việc ra mắt Uber đã tạo ra một sự gia tăng cạnh tranh đáng kể trong các công ty đối thủ có cùng mô hình kinh doanh với Uber Một xu hướng mới xuất hiện được gọi là "Uberification" (Uber hóa), nghĩa là kinh tế chia sẻ, trào lưu này được nhiều công ty khác học tập.

Sau Uber, đã có nhiều doanh nghiệp với loại hình kinh doanh tương tự ra mắt và đạt được nhiều thành tựu lớn Phương thức vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ tăng nhanh chóng mặt tại nhiều quốc gia và gần như phủ sóng toàn thế giới.

Cuối năm 2011, Hailo ra mắt và hiện là một trong những công ty taxi trực tuyến phát triển nhanh nhất tại Anh Dịch vụ hiện đang có sẵn tại nhiều thành phố lớn, bao gồm London, Madrid, Barcelona, Osaka và trên khắp Ireland…

Năm 2012 có thể nói là năm bùng nổ của taxi công nghệ khi có một số lượng lớn ứng dụng gọi xe xuất hiện.

Vào mùa hè năm 2012, Lyft ra mắt do các nhà lập trình máy tính Logan Green và John Zimmer thiết kế Chiến lược tiếp thị của Lyft bao gồm bộ ria mép lớn có lông màu hồng mà người lái xe gắn vào đầu xe của họ và khuyến khích hành khách ngồi ở ghế trước và đập tay (fist bump) với lái xe khi gặp mặt Hình ảnh bộ ria mép màu hồng dần xâm chiếm thị trường Mĩ, Canada, Toronto, Hamilton, Ottawa, Tính đến năm 2022, với 28% thị phần, Lyft là công ty chia sẻ xe lớn thứ hai tại Hoa Kỳ sau Uber.

Hình 1.2: Bộ ria mép màu hồng - đặc trưng thương hiệu “Lyft”

Tháng 6 năm 2012, Grab ra mắt với tên ban đầu là MyTeksi tại Malaysia, được nhen nhóm ý tưởng từ 2011 bởi Anthony Tan và cộng sự của mình Ứng dụng nhanh chóng chiếm được sự hài lòng của người tiêu dùng và liên tục đổ bộ vào các khu vực khác trong Đông Nam Á.

Ra mắt cùng năm với Lyft và Grab, tại Brazil, Easy Taxi ra đời Sau đó, ứng dụng này đã đến với nhiều nước Châu Á như Phillipines, HongKong, Malaysia, Thái Lan và vào Việt Nam vào tháng 11 năm 2013.

Hình 1 3: Hãng xe công nghệ Easy Taxi của Brazil

Tại Trung Quốc, ứng dụng gọi xe Didi ra mắt với vốn ban đầu chỉ với 100.000 nhân dân tệ (khoảng 15.000 USD), sau đó tăng 1 tỷ USD khi Didi lên sàn chứng khoán. Hiện nó là ứng dụng gọi xe lớn nhất tại đất nước tỉ dân Giống như các đối thủ công nghệ như Baidu, Alibaba và Tencent, sự nổi lên của Didi diễn ra rất nhanh chóng Khi mới thành lập Didi, dịch vụ gọi xe vẫn còn là một lĩnh vực khá mới tại Trung Quốc, nơi mà taxi truyền thống kiểm soát thị trường Tình trạng thiếu xe diễn ra phổ biến, khi các nhà khai thác taxi được chính phủ phê duyệt vận động hành lang để hạn chế việc cung cấp giấy phép Điều đó đã thúc đẩy sự bùng nổ của các ứng dụng gọi xe như Didi Sau năm 2016, Didi tiếp tục củng cố vị thế của mình đối với dịch vụ gọi xe Trung Quốc và đến năm 2018 đã kiểm soát 90% thị trường trong nước Cùng năm đó, công ty đã mở rộng sang thị trường Úc, Brazil và Mexico.

Cũng trong năm 2012, LeCab là một dịch vụ taxi có trụ sở tại Pháp được thành lập Nó hoạt động tại Paris, một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất trên thế giới và đã tạo dựng được danh tiếng của mình ở Pháp Nó đang phát triển nhanh chóng như một ứng dụng gọi xe phổ biến với hơn 70.000 người dùng đang hoạt động và số lượng đội xe ngày càng tăng.

Hình 1 4: Hãng xe công nghệ LeCab tại Pháp

Ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng phù hợp của loại hình vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ

Ưu và nhược điểm của taxi công nghệ: 7 2.2 Phạm vi áp dụng: 13 3 Một số trường hợp thành công điển hình trên thế giới

Biểu đồ 2 1: Các lí do khách hàng sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ (Báo cáo 2021)

Hành khách chính là người hưởng lợi nhiều nhất khi thị trường taxi có sự tham gia của của các hãng xe công nghệ Đối với khách hành, hình thức vận tải này có một số ưu điểm vượt trội so với taxi truyền thống như sau:

- Thuận tiện trong việc đặt xe: Khi tiến hành đặt xe, bạn sẽ được biết giá cước và hành trình chuyến đi, nếu đồng ý với hành trình đó thì bạn chỉ cần xác nhận đặt xe là xong Khi có lệnh đặt xe, tài xế gần bạn nhất sẽ thông qua định vị GPS sẽ biết được vị trí của bạn và lập tức tới đón bạn Điều này cũng giúp hành khách giảm thời gian chờ đợi Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã “book” ngay cho mình một chuyến xe và chỉ cần đứng đó chờ xe tới đón bạn

- Đa dạng hình thức thanh toán: Bạn có thể lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc các app thanh toán phù hợp.

- Theo dõi được vị trí và thời gian chuyến đi: Khách hàng trước đây ngồi lên một chiếc taxi không khỏi lo chuyện tài xế đi đường vòng để tính thêm tiền của khách Tuy nhiên khi có taxi công nghệ, khách sẽ được biết rõ cung đường, hành trình mà tài xế di chuyển nhờ việc tích hợp app đặt xe với bản đồ theo dõi tuyến đường tài xế chạy, vì thế khách hàng sẽ không cần lo lắng tài xế đi lạc đường Đây là điểm yếu cố hữu của taxi truyền thống, khiến các hãng phải liên tục nghiên cứu và đưa ra ứng dụng của riêng mình, để có được tính năng này nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh Đã có rất nhiều hãng xe taxi lớn đang dùng ứng dụng có thể thực hiện việc ước tính giá cước và quãng đường di chuyển Đây là di sản mà các hãng taxi công nghệ đã để lại trong thói quen sử dụng taxi của cả hành khách và các hãng xe

- Biết được thông tin của tài xế: Khi đặt xe, khách hàng có thể biết được những thông tin cần thiết về tài xế bao gồm khuôn mặt, tên, số xe, số điện thoại… Một trong những tiện ích khác là bạn sẽ đọc được đánh giá của những khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của tài xế đó qua phần đánh giá tài xế sau mỗi chuyến đi, thế nên bạn sẽ biết tài xế của bạn có chất lượng phục vụ như thế nào Do đó, nó làm tăng độ an toàn và khiến khách hàng an tâm hơn khi sử dụng

Hình 2 1: App đặt xe cho biết thông tin về tài xế

- Giá cước minh bạch: Trước kia khi chưa có ứng dụng đặt xe công nghệ, khách hàng luôn phải hỏi giá và trả giá mỗi khi có nhu cầu đặt xe, đôi khi xảy ra trường hợp bị “hét giá” với các khách phương xa Với sự ra đời của Grab, Uber, Gojek…, bởi giá cước đã được thống nhất khi bạn đặt chuyến đi đó, khách hàng không lo bị chặt chém.

- Ngoài ra, khách hàng cũng được hưởng nhiều ưu đãi thông qua các khuyến mãi, voucher giảm giá cước Các ưu đãi này thậm chí tăng mạnh hơn nữa khi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt và họ phải tìm cách để lôi kéo thêm khách hàng Ví dụ như ở Việt Nam, thời điểm Uber và Grab cạnh tranh quyết liệt nhất: Grab làm gì thì Uber làm vậy, và ngược lại Đơn cử, khi Grab vừa tung ra chương trình "Đi một chuyến giảm 50%", với giá cước giảm lên đến 40.000 đồng cho chuyến đi GrabCar thứ 2 trong ngày thì ngay sau đó, khách hàng đi Uber cũng nhận được mức giảm giá 35.000 đồng cho 10 chuyến đi UberX trong tuần.

Hình 2 2: Một trong những ưu đãi của Grab dành cho người sử dụng tại Việt Nam Đối với lái xe, các ứng dụng đặt xe ra đời tạo cho họ cơ hội kiếm tiền, có thêm thu nhập Thêm nữa, khác với làm việc trong một công ti vận tải tức là đến giờ bạn phải chạy và phải liên tục đưa đón khách theo thời gian làm việc quy định trong doanh nghiệp, thì với taxi công nghệ, tài xế được tự lựa chọn giờ giấc làm việc của mình Chính vì vậy, các ứng dụng đặt xe giúp tài xế vừa có thời gian nghỉ ngơi mong muốn, lại có thể giảm thời gian nhàn rỗi khi sáng đi học, chiều chạy xe.

Các tài xế hoàn toàn có thể thuê hoặc vay tiền mua xe để tham gia ngành Bởi yếu tố sở hữu trực tiếp tài sản chứ không phải dùng chung trên một nền tảng vận tải của bên thứ hai, tài xế có trách nhiệm bảo quản và duy trì mức độ vệ sinh cũng như sự tiện nghi của xe cao hơn Và từ đó có thể tạo nên chất lượng dịch vụ thoải mái cho hành khách cá nhân nhiều hơn.

Thay vì phải chịu sự điều phối từ tổng đài, tài xế sẽ bắt khách thông qua việc sử dụng nền tảng công nghệ là phần mềm nhận cuộc gọi taxi để có thể đến đón khách hàng trong khu vực lân cận Và tài xế sẽ được chỉ dẫn cụ thể trên nền tảng GPS Trải nghiệm trực tiếp từ các tài xế cho thấy nền tảng công nghệ mới giúp hiệu suất bắt khách cải thiện tối đa so với mô hình truyền thống.

Tài xế có thể nhận tỷ lệ hoa hồng ở mức cao hơn so với mức chia hoa hồng của các dịch vụ truyền thống Đây là yếu tố tạo động lực để tài xế tâm huyết hơn với loại hình mới Song, cũng cần để ý rằng, đối với những tài xế mong muốn sự ổn định trong thu nhập nhiều hơn sẽ có xu hướng thích chọn loại hình truyền thống, bởi lương cứng sẽ thấp hoặc thậm chí không có đối với loại hình mới. b Nhược điểm:

Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm thì nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

Hạn chế lớn nhất của các ứng dụng đặt xe là việc sử dụng app yêu cầu bạn phải sử dụng điện thoại thông minh và có kết nối mạng Do đó, người ít tiếp xúc với công nghệ sẽ khó cài đặt và sử dụng, đặc biệt là người không có smartphone không thể sử dụng được những ứng dụng này.

Thứ hai, có những địa điểm chưa được cập nhật trên bản đồ khiến việc tìm khách cũng như bắt khách trở khăn hơn Nhiều trường hợp tài xế phải chạy đi chạy lại mà vẫn không tìm được vị trí của khách hàng.

Thứ ba, do thu nhập của lái xe dựa trên số chuyến xe trong ngày, tức là càng nhiều chuyến thì kiếm càng nhiều, nhiều tài xế muốn “tiết kiệm” thời gian nên bất chấp phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ để nhanh chóng hoàn thành chuyến đi Điều này khiến hành khách cảm thấy mất an toàn và mất lòng tin vào dịch vụ của hãng.

Sự xuất hiện của phương thức vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng và gánh chịu nhiều phản đối trên toàn thế giới khi nó làm đảo lộn ngành dịch vụ taxi truyền thống có lịch sử hàng thế kỷ Ở Việt Nam, Uber, Grab, Gojek cũng gây ra nhiều tổn thất cho những hãng taxi truyền thống như Mai Linh,Vinasun… dẫn tới nhiều vụ kiện tụng và tranh chấp ồn ào sau này Các lùm xùm trốn thuế, kinh doanh phi pháp cũng khiến loại hình vận tải này mất điểm trong mắt người dùng c Khó khăn và những tranh cãi chưa có hồi kết liên quan đến pháp lý:

Uber

Chúng ta biết Uber là “người tiên phong” cho hình thức vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ, nhưng không phải ai cũng biết hành trình phát triển của Uber, nó cũng giống như cái đêm mà Kalanick và Camp khơi lên ý tưởng về taxi công nghệ, là một chuyến đi bão táp đầy rẫy những khó khăn, trở ngại xuất hiện trên mỗi chặng đường.

Hình 3 1: “UberBlack” - hình ảnh gắn liền với thương hiệu của Uber

Năm 2009, công ti Uber được thành lập với tên gọi Ubercab bởi Garrett Camp và Travis Kalanick.

Ra mắt bản beta vào tháng 5 năm 2010, dịch vụ này đã được thử nghiệm ở New York và chỉ sử dụng ba chiếc xe Sau đó các dịch vụ và ứng dụng di động của Uber đã ra mắt công khai tại San Francisco vào năm 2011 Những nhân viên ban đầu của công ty bao gồm một nhà vật lý hạt nhân, một nhà khoa học thần kinh tính toán và một chuyên gia máy móc - những người làm công việc dự đoán nhu cầu về tài xế ô tô thuê riêng Ban đầu, ứng dụng này chỉ cho phép người dùng gọi một chiếc xe hơi sang trọng màu đen và giá gấp 1,5 lần taxi

Tháng 5 năm 2011 Uber ra mắt tại Thành phố New York và vấp phải sự phản đối nặng nề từ ngành taxi khổng lồ của thành phố Sáu tháng sau, Uber ra mắt tại Paris Cùng năm, công ty đổi tên từ UberCab thành Uber

Vào tháng 4 năm 2012, Uber đã ra mắt dịch vụ tại Chicago, theo đó người dùng có thể yêu cầu một chiếc taxi thông thường hoặc một tài xế Uber thông qua ứng dụng di động của hãng.

Vào tháng 7 năm 2012, công ty đã giới thiệu UberX, một lựa chọn rẻ hơn cho phép tài xế sử dụng các phương tiện không sang trọng, có thể sử dụng cả xe cá nhân của họ, tuy nhiên phải kiểm tra lý lịch, bảo hiểm, đăng ký và các tiêu chuẩn của xe Đến đầu năm 2013, dịch vụ đã hoạt động tại 35 thành phố Cuối năm 2013, USA Today đã vinh danh Uber là công ty công nghệ của năm

Vào tháng 8/2014, Uber đã ra mắt dịch vụ vận tải chia sẻ tại khu vực vịnh San Francisco Cũng vào tháng đó, Uber đã ra mắt Uber Eats, một dịch vụ giao đồ ăn và UberPool, một mô hình chia sẻ chuyến đi cho phép người đi xe "gộp" các chuyến đi của họ và phân chia giá vé giữa nhiều bên.

Năm 2014, Uber đổ bộ vào Trung Quốc, nhưng do sự cạnh tranh gay gắt với ứng dụng gọi xe Didi nên vào tháng 8 năm 2016, Uber đã bán hoạt động của mình tại Trung Quốc cho Didi để đổi lấy 18% cổ phần của Didi Didi đồng ý đầu tư 1 tỷ đô la vào Uber

Tháng 3/2018, Uber đã hợp nhất các dịch vụ của mình ở Đông Nam Á với các dịch vụ của Grab để đổi lấy 27,5% cổ phần sở hữu trong Grab

Từ tháng 6 năm 2019, công ti xảy ra biến động lớn, giám đốc điều hành và giám đốc Marketing từ chức Vào tháng 7 năm 2019, bộ phận tiếp thị đã giảm một phần ba, với việc sa thải 400 nhân viên trong bối cảnh thua lỗ liên tục tục Việc thuê kỹ sư đã bị đóng băng Vào đầu tháng 9 năm 2019, Uber đã sa thải thêm 435 nhân viên với

265 người thuộc nhóm kỹ thuật và 170 người khác từ nhóm sản phẩm.

Vào đầu năm 2020, Uber đã công bố kế hoạch trở thành một nền tảng không phát thải Uber giới thiệu Uber Green, thúc đẩy người dùng lựa chọn xe điện và xe hybrid.

Thêm đó, Uber đã bán các hoạt động của Uber Eats tại Ấn Độ cho Zomato, đổi lấy 9,99% cổ phần của Zomato Cũng vào tháng 1 năm 2020, Uber đã thử nghiệm một tính năng cho phép các tài xế tại các sân bay Santa Barbara, Sacramento và PalmSprings đặt giá vé dựa trên nhiều mức giá của Uber cho các chuyến UberX và UberXL Vào ngày 5 tháng 5 năm 2020, trong đại dịch COVID-19 , Uber đã công bố kế hoạch sa thải 3.700 nhân viên, chiếm khoảng 14% lực lượng lao động của mình Vào ngày 18 tháng 5 năm 2020, thêm 3.000 công việc bị cắt giảm và 45 văn phòng đóng cửa đã được thông báo.

Vào tháng 7 năm 2020, Uber hợp tác với Cornershop, ra mắt dịch vụ giao hàng tạp hóa Uber ở Mỹ Latinh, Canada, Miami và Dallas

Vào tháng 5 năm 2022, Uber thành lập quan hệ đối tác với IT Taxi, hãng điều phối taxi lớn nhất của Ý Thông qua quan hệ đối tác, Uber sẽ tích hợp với bộ phận điều phối, bổ sung thêm 12.000 tài xế tại hơn 80 thành phố trong cả nước.

Như vậy trải qua 12 năm, tuy lỗ hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đô la trong nhiều năm, Uber có 122 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới và tạo ra trung bình 21 triệu chuyến đi mỗi ngày Tại Hoa Kỳ, tính đến tháng 5 năm 2022, Uber chiếm 72% thị phần đi chung xe và 27% thị phần giao đồ ăn Hiện Uber có sẵn ở hơn 10.000 thành phố, tiếp cận các chuyến đi tại hơn 600 sân bay.

Hình 3 2: Bản đồ các quốc gia có sự tham gia của Uber

Có thể thấy, Uber gần như phổ biến ở châu Mỹ, chỉ có một số quốc gia ở Nam

Mỹ và Trung Mỹ không có đại diện

Uber có mặt ở mọi quốc gia ở Châu Âu và hầu hết Châu Á (một phần thông qua cố phần mà Uber mua lại trên thị trường này như Grab Didi)

Châu Phi à khoảng trống lớn nhất đối với Uber, với ít hơn một phần ba các quốc gia của nó có sự hiện diện của Uber Mặc dù vào năm 2019, Uber hứa hẹn sẽ mở rộng hơn nữa ở châu Phi, nhưng có vẻ như cơ sở hạ tầng kém phát triển và những bất ổn về kinh tế vẫn tiếp tục kìm hãm Uber ở thị trường này Các quốc gia châu Phi mà các chuyên gia mong đợi Uber sẽ có mặt là các quốc gia như Nigeria, Ai Cập, Maroc vàNam Phi

Uber thành công vì nó đem lại cho người dùng nhiều tiện ích mà ta đã kể trên. Tuy vậy nhiều hãng xe công nghệ ra đời chỉ chậm hơn Uber chưa đến một năm lại chưa thể đạt được thành tựu như Uber, bởi Uber có chiến lược phát triển thông minh, dù không ca ngợi nhưng có thể nói ngay từ đầu hãng đã có những “pha lách luật” vô cùng khôn khéo.

Uber chiếm được thị phần lớn ở Mĩ và thị trường châu Âu Tuy vậy, Uber dường như đã không thành công tại thị trường Đông Nam Á Thay vì trực tiếp nói về lí do vì sao Uber thất bại thì hãy so sánh Uber với một đối thủ cạnh tranh “khó nhằn” khác ở thị trường này là Grab.

Grab

Không phải bạn thắng ở thị trường này thì sẽ đứng đầu ở thị trường khác Uber có thể là “Vua xe ôm công nghệ” tại Mĩ và một số quốc gia châu Âu nhưng Đông Nam Á lại là “sân nhà” của Grab. Ý tưởng tạo ra Grab thành hình từ năm 2011, khi người sáng lập Anthony Tan – theo học Trường Kinh doanh Harvard - cùng cộng sự lập nên thương hiệu MyTeksi tại Kuala Lumpur Tháng 6/2012 đánh dấu thời điểm MyTeksi chính thức được ra mắt tại thị trường Malaysia với các “kình địch” là Uber và Easy Taxi, thu về thành công ban đầu là 11.000 lượt tải ứng dụng trong ngày đầu ra mắt.

Vào tháng 6/2013, Grab đã lập kỷ lục cứ 8 giây có một lệnh đặt xe, tương đương 10.000 lệnh đặt xe/ngày Tháng Tám trong cùng năm, MyTeksi đổ bộ vào thị trường Philippines dưới tên GrabTaxi.

Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 5 năm, Grab chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mặt tại khu vực Đông Nam Á khi nó liên tục tiếp cận được bảy thị trường tại khu vực này

Tháng 10/2013, GrabTaxi có thêm thị trường Singapore và Thái Lan.

Bốn tháng sau đó tức tháng 2/2014, GrabTaxi thâm nhập thị trường Việt Nam và Indonesia

Tháng 6/2014, GrabTaxi đổ bộ thị trường Indonesia, cạnh tranh với Gojek.

Ngày 28/1/2016, GrabTaxi chính thức đổi thương hiệu thành Grab để khẳng định vị trí của hãng tại thị trường Đông Nam Á.

Tháng 3/2017, Grab thâm nhập Myanma Tháng 12 cùng năm, hãng tiếp tục tấn công thị trường Cambodia.

Hình 3 3: Các khu vực Grab đang hoạt động

Giống với các ứng dụng khác, Grab cho phép khách hàng tìm kiếm các taxi sẵn có trong khu vực, kết nối với tài xế và biết trước chi phí chuyến đi Nhưng không giống với các ứng dụng chỉ dành riêng cho một hãng taxi, Grab làm việc với tất cả các hãng này Chính vì lẽ đó, các lái xe được hưởng lợi nhiều hơn bởi thông qua Grab, họ tiếp cận được thêm nhiều lệnh đặt xe và hoạch định lộ trình ở mức hiệu quả nhất. Ban đầu, nguồn vốn của Grab dựa hoàn toàn vào gia đình người sáng lập Anthony Tan Vào tháng 4/2014, Grab tiến hành gọi vốn lần đầu tiên với tổng trị giá hơn 10 triệu USD từ Vertex Ventures Một tháng sau đó, hãng tiến hành gọi vốn lần thứ hai lên tới 15 triệu USD, chủ yếu từ nhà tài trợ CGV Capital.

Tháng 10/2014, Grab gọi vốn lần ba 65 triệu USD từ Tiger Global, VertexVentures, CGV và “ông lớn” trong lĩnh vực lữ hành của Trung Quốc Qunar Lượng vốn gia tăng tương ứng sức tăng trưởng mạnh mẽ của Grab Sau đó, Grab liên tục nhận được các khoản đầu tư lớn từ Didi Trung Quốc, SoftBank, Toyota, Hyundai, Yamaha,

Biểu đồ 3 1: Vốn đầu tư vào Grab tăng dần theo từng năm

Nguyên nhân Grab thành công chinh phục thị trường Đông Nam Á khi

Vậy tại sao Uber không thành công trong việc chinh phục thị trường vận tải hợp đồng bằng công nghệ Đông Nam Á mà Grab lại chiếm lĩnh khu vực này với tốc độ đáng kinh ngạc như vậy?

Chúng ta luôn biết rằng khi một doanh nghiệp muốn “vươn tay” để “chạm” tới một thị trường nào đó thì trước hết họ phải am hiểu về thị trường đó, bao gồm kinh tế, hệ thống pháp lý, văn hóa, truyền thống, thói quen đi lại, chính sách nhà nước…

Có một sự thật là thành công mà Grab có được là nhờ am hiểu thị trường địa phương và phát triển các giải pháp không theo khuôn mẫu Grab tập trung vào dịch vụ được phân khúc, khu biệt và phù hợp với từng thị trường Đông Nam Á là một thị trường được phân khúc rõ rệt, với sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo Có thể nói rằng, Grab được sinh ra tại Đông Nam Á, nên không ai có thể hiểu ngôi nhà của mình bằng chính bản thân mình Chính việc tận dụng sự hiểu biết về “sân nhà” đã giúp Grab đạt được bước tiến vượt bậc.

Còn Uber thì khác biệt ngay từ quan điểm hợp tác Nhiều phân tích chỉ ra Uber áp dụng triệt để tư duy, quan điểm của ngành dịch vụ phương Tây là “phục tùng” của cấp phục vụ và tối đa hóa lợi ích Mặc dù các nền tảng kinh tế chia sẻ thường vận hành bởi nền kinh tế số, nhưng Uber thường không quan tâm đến quan điểm quản lý của chính quyền địa phương cũng như động thái san sẻ lợi ích như một thói quen của bất kỳ doanh nghiệp nào tại châu Á Thay vì hợp tác với các bên để tạo ra một hệ sinh thái cộng sinh (chính quyền, người sử dụng, tài xế, đại lý ô tô ) nhằm giảm thiểu cạnh tranh, gia tăng các giá trị mới thì dường như chính sách của Uber lại đi ngược lại, để rồi thất bại trong một thời gian ngắn

Về văn hoá dịch vụ thì sao? Khi bước vào thị trường châu Á tám năm về trước, Uber là một gã khổng lồ ngạo nghễ với thành công vang dội ở thị trường Mỹ và nhiều thành phố lớn tại châu Âu Họ mở dịch vụ ở Đài Loan, rồi Ấn Độ, Trung Quốc, và nhanh chóng phủ sóng gần như toàn bộ những quốc gia phát triển trong khu vực Có thể do tự tin thái quá, hoặc là bởi chủ quan, họ chỉ dùng đúng một mô hình “áo vừa mọi cỡ” cho các đất nước rất khác nhau về đặc điểm kinh tế, văn hoá, chế độ pháp luật, cho đến người tiêu dùng Uber tin rằng những gì thành công ở Mỹ cũng sẽ thành công ở Trung Quốc, Ấn Độ, hay Đông Nam Á Với mô hình đó, chiến lược phát triển của Uber là đến càng nhanh và chiếm lĩnh được càng nhiều phân khúc thị trường càng tốt, để những vấn đề về pháp lý và công luận xử lý sau Đây là một sai lầm bởi điều này dễ được dung thứ hơn ở Mỹ, và một phần nào đó là nước Anh, nơi có truyền thống thông luật (common law) sử dụng án lệ và phụ thuộc nhiều và quyết định của thẩm phán Tuy nhiên, ở những nơi áp dụng hệ thống dân luật (civil law), vốn dựa trên những quy tắc cứng và ít có khả năng thay đổi hơn, Uber lại gặp rất nhiều vấn đề với pháp luật như ở các nước châu Âu lục địa và một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam

Chính vì không am hiểu văn hóa, Uber đã quên mất mình phải “nhập gia tuỳ tục” Uber thất bại do họ không hiểu rõ những đặc điểm, thói quen tiêu dùng của địa phương Việc không áp dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt ngay từ giai đoạn thâm nhập thị trường đã khiến chính Uber loại bỏ những khách hàng có thói quen tiêu tiền mặt mặc dù đây là thói quen tiêu dùng phổ biến tại các nước Đông Nam Á. Trong khi đó, Grab xây dựng hệ thống thanh toán không phụ thuộc vào thẻ tín dụng, phù hợp với nhu cầu của tất cả hành khách.

Hơn nữa, ban đầu họ định vị dịch vụ Uber là hãng xe công nghệ hạng sang xa vời với phân khúc khách hàng sử dụng Thậm chí ngay cả bây giờ, ví dụ ở Việt Nam, việc sử dụng xe taxi đối với một phần người dân cũng có thể nói là “xa xỉ” nếu như không phải dùng cho mục đính thật sự quan trọng

Giai đoạn sau Uber cũng có thay đổi, họ đưa vào triển khai Uber X, U-bike nhằm phục vụ tầng lớp khách hàng bình dân cũng như cho phép thanh toán tiền mặt, tuy nhiên điều này cũng không giúp ích nhiều bởi phần lớn thị phần lúc này đã nằm trong tay Grab Uber đã nhận ra những sai lầm của mình để rồi thay đổi nhưng thay đổi qúa chậm trễ.

Lịch sử hình thành và phát triển của loại hình vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ ở Việt Nam

Trước cuối năm 2013, khi chưa có taxi công nghệ, cả Mai Linh và Vinasun - hai hãng taxi lớn nhất ở Việt Nam, đều cạnh tranh không quá gay gắt, kinh doanh "dễ thở" và tăng trưởng ổn định Chỉ khi bắt đầu có sự gia nhập của taxi công nghệ, thị trường này mới trở nên "chật chội" Hiện nay, loại hình vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ chiếm được thị phần lớn trong thị trường vận tải Việt Nam

Tuy Uber là ứng dụng đặt xe trực tuyến đầu tiên trên thế giới nhưng hãng taxi công nghệ đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam lại là Easy Taxi của Brazil vào tháng 12/2013, mở ra thời đại ứng dụng công nghệ trong vận tải tại Việt Nam Tuy nhiên, ứng dụng này dường như không có sự ảnh hưởng nhiều tới vận tải nước nhà cho đến khi hai đối thủ đáng gờm xuất hiện ngay sau đó.

Tháng 2/2014, Grab được đưa vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, được nhà nước chấp thuận và hoạt động ngày càng lớn mạnh

Tháng 11/2014, Grab đã ra mắt dịch vụ GrabBike tại TP Hồ Chí Minh và sau đó là các thành phố lớn của Việt Nam Grab đã thu hút lượng lớn các đối tác lái xe cùng tham gia, chia sẻ lợi nhuận, và đặc biệt với những chính sách hấp dẫn Grab đã thành công trong việc kết nối tài xế Grab và khách hàng GrabFood – Dịch vụ order hộ và giao thức ăn, GrabExpress – Dịch vụ giao hàng, Moca – Ví điện tử, dịch vụ cho thuê xe máy,…

Giá cước taxi Mai Linh Giá mở cửa

Giá cước các Km tiếp theo

Giá cước từ Km thứ

31 taxi kia morning 10.000đ 13.600đ 11.000đ taxi huynhdai i10 10.000đ 13.900đ 11.600đ taxi huynhdai verna 11.000đ 14.800đ 11.600đ taxi vios 11.000đ 15.100đ 12.000đ taxi innova j 11.000đ 15.800đ 13.600đ taxi innova G 12.000đ 17.000đ 14.500đ

Giá cước taxi VinasunGiá mở Giá cước các Km tiếp Giá cước từ Km thứ cửa theo 31 taxi vios 11.000đ 14.500đ 11.600đ taxi innova J 11.000đ 15.500đ 13.600đ taxi innovaG 12.000đ 16.500đ 14.600đ

Giá cước Grab taxi Giá thấp điểm Giờ cao điểm

Bảng 4 1: So sánh giá cước của Grab và 2 hãng taxi truyền thống thời điểm

Grab mới gia nhập Việt Nam

Hình 4 1: Sụ tăng trưởng qua các năm của Grab ở Việt Nam

Năm 2019, Grab quyết định đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam, một trong những mục tiêu của khoản “siêu” đầu tư này là mở rộng dịch vụ Grab đang triển khai tới 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc; mở rộng dịch vụ tài chính số; xây dựng các sản phẩm mới như giao thực phẩm, đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay… Grab đã thực sự đã trở thành siêu ứng dụng với hàng loạt dịch vụ, không còn là một ứng dụng gọi xe đơn lẻ.

Grab đã từng xảy ra tranh chấp kiện tụng với các nhà điều hành taxi tại Việt Nam, điển hình là công ty Taxi Mai Linh và Vinasun, kèm theo đó là rất nhiều vụ việc xô xát kéo dài tại các bến xe lớn nhỏ liên quan đến các tài xế xe ôm truyền thống và tài xế Grab 2 bánh: 12/2016 khoảng 65 vụ tấn công đối với các tài xế GrabBike của các tài xế địa phương đã được báo cáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2017 có

47 vụ tấn công khác được ghi nhận tại Việt Nam đặc biệt là tại Hà Nội và thành phố

Xuất hiện tháng 6/2014 tại TP.HCM, Uber mang tới người dùng đô thị một "món lạ", khi được trải nghiệm loại hình vận chuyển hiện đại, rẻ hơn taxi truyền thống và đi kèm là liên tiếp khuyến mại, thậm chí có những chuyến xe giá 0 đồng.Tại thời điểm tham gia thị trường, giá cước của Uber rẻ gần như chỉ bằng một nửa các hãng taxi truyền thống

Mức cước Uber công bố thời điểm đó chỉ bao gồm 5.000 phí mở cửa, 4.999 đồng cho mỗi km và 300 đồng cho mỗi phút di chuyển Mức giá đó đã khiến không ít người dùng “choáng ngợp” khi so sánh với cước taxi truyền thống mà họ thường sử dụng Các hãng taxi thời điểm đó có mức cước dao động trong 12.500-16.500 đồng/km, gấp 2-3 lần cước giá Uber Có thể nói, Uber đã thiết lập một mặt bằng giá mới cho dịch vụ vận tải hành khách bằng xe hơi Hãng cũng khiến khách hàng Việt lần đầu tiên biết tới khái niệm mã khuyến mại taxi Uber và sau đó là Grab, liên tục sử dụng hình thức này để thực hiện các chương trình giảm giá Khách hàng sử dụng từng loại phương tiện đều có mã giảm giá riêng, giúp giá cước di chuyển bằng xe công nghệ đã thấp lại càng thấp

Xuất hiện ở Việt Nam cùng thời điểm nhưng, cùng một mục tiêu nhưng sau 3 năm lao vào cuộc cạnh tranh dường như lợi thế đang nghiêng về phía Grab Tính tới cuối năm 2017, Grab đang có hơn 29.500 xe, trong khi đó Uber chỉ có hơn 6.000 xe - một con số quá chênh lệch Trong khi Uber đang loay hoay với việc làm sao để được thừa nhận pháp lý rõ ràng tại Việt Nam thì đề án thí điểm của Grab đã được Bộ GTVT chấp thuận.

Giữa lúc thị trường đang cạnh tranh gay gắt thì cuối năm 2016, Công ty CP Công nghệ Didi Việt Nam thuộc Didi Chuxing Trung Quốc chuẩn bị thủ tục xin giấy phép hoạt động tương tự Uber, Grab tại Việt Nam.

Là một ứng dụng gọi xe công nghệ, Didi cũng có những tính năng cơ bản của các ứng dụng gọi khác như Grab, Uber, GoViet… Các dịch vụ mà ứng dụng này cung cấp bao gồm:

- DidiMoto: Dịch vụ đặt xe ôm 2 bánh biết trước giá trên ứng dụng điện thoại tương tự như GrabBike, Goo-Bike

- DidiCar: Dịch vụ đi lại sử dụng xe taxi Đặc biệt, Didi đảm bảo xuất hóa đơn VAT cho mỗi chuyến đi.

- DidiPlus: Dịch vụ đi lại sử dụng xe đón sang trọng cho các sự kiện đặc biệt đến từ các hãng xe cao cấp, thể hiện đẳng cấp khác biệt theo cách của khách hàng.

Hình 4 2: Ứng dụng gọi xe Didi Việt Nam

Tới năm 2018, thị trường đặt xe công nghệ có bước chuyển giao thị phần do chiến lược kinh doanh không phù hợp mà Uber liên tục thua lỗ tại Việt Nam cũng như Đông Nam Á Vì vậy, Uber đã bán lại thị phần của mình cho Grab vào tháng 3/2018 để đổi lấy 27.5% cổ phần sở hữu trong Grab.

Sau khi mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, Grab gần như "một mình một chợ" trên thị trường Việt Nam trị giá nửa tỷ USD Tuy vậy ngay sau đó đã có hàng hoạt ứng dụng đặt xe mới ra đời Chỉ trong năm 2018, thị trường Việt Nam xuất hiện những cái tên mới như:

Năm 2018, Gojek đến với thị trường Việt Nam với tên gọi GoViet Đây là một hướng đi hoà nhập với thị trường nội địa để giúp Gojek thấu hiểu được nhu cầu của người dùng tại Việt Nam Từ năm 2020, GoViet hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để có thể cải tiến một cách hiệu quả và theo quy mô lớn các giải pháp cho các bất cập thường nhật của người dùng Việt Đa phần các dịch vụ cạnh tranh của Gojek đều giống với Grab:

- GoBike: Dịch vụ gọi xe 2 bánh

- GoCar: Dịch vụ gọi xe taxi, 4 bánh

- GoSend: Dịch vụ giao hàng

- GoPAY: Dịch vụ thanh toán, ví điện tử Được kỳ vọng là đối thủ xứng tầm với Grab khi ra mắt, Go-Viet nhanh chóng gây chú ý với tuyên bố của lãnh đạo công ty mẹ Go-Jek rằng hãng đã giành được 35% thị phần xe ôm công nghệ tại TP.HCM chỉ sau hơn 1 tháng hoạt động

Phân tích hiện trạng và triển vọng phát triển của loại hình này tại Việt Nam

Hiện trạng thị trường vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ tại Việt Nam hiện nay: 28 5.2 Tiềm năng phát triển của phương thức vận tải hợp đồng dựa trên công nghệ tại Việt Nam

Sau 7 năm phát triển, dịch vụ gọi xe trực tuyến đã có sự lan tỏa mạnh mẽ với mức độ phổ biến ngày càng rộng rãi đối với người dân Việt Nam với hơn 20 nền tảng khác nhau ra đời Với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay, thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam được ví như “miếng bánh” ngon hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước Đến nay, có khoảng 67.000 xe taxi, 90.000 xe hợp đồng đã đăng ký kinh doanh và được cấp phù hiệu.

Hiện tại, ở Việt Nam có các ứng dụng gọi xe trực tuyến tiêu biểu như Grab, Goviet, be, Vato, FastGo và MyGo

Hình 5 1: Các ứng dụng gọi xe công nghệ tiêu biểu tại Việt Nam

Trong đó, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gọi xe trực tuyến lúc này gồm: Grab, Gojek và be đã đạt gần 99% Điều này cho thấy, mức độ tập trung thị trường đang ở mức khá cao.

Từ năm 2018, trước khi mua lại thi phần của Uber, Grab đã thể hiện ưu thế vượt trội của mình so với các đối thủ cạnh tranh Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM,Grab gần như phủ sóng toàn bộ thị trường gọi xe công nghệ, lấn át hoàn toàn các đối thủ còn lại.

Biểu đồ 5 1: Tỉ lệ sử dụng ứng dụng công nghệ ở hai thành phố lớn (Báo cáo 2018)

Theo báo cáo về thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 của ABI Research, Grab là hãng gọi xe công nghệ dẫn đầu thị trường với việc hoàn tất 62,5 triệu cuốc xe, chiếm 74,6% thị phần, tặng nhẹ so với 73% nửa đầu năm 2019.

Biểu đồ 5 2: Thị phần gọi xe công nghệ Việt Nam nửa đầu 2020

Trong khi đó, be đã dần bị Gojek bắt kịp Cụ thể, ứng dụng gốc Việt chiếm 12,4% thị trường gọi xe nội trong khi đối thủ đến từ Indonesia xếp ngay sau với 12,3% Với tiềm lực hùng hậu từ công th mẹ Gojek Indonesia, trong thời gian tới nhiều khả năng thị phần của ứng dụng này sẽ tiếp tục được mở rộng

Một ứng dụng gốc Việt khác là FastGo cũng chiếm 0,7% thị trường, giảm nhẹ so với 1% vào 2019.

Biểu đồ 5 3: Số cuốc gọi xe hoàn thành tại Việt Nam (trong năm 2019, đầu năm 2019 và 2020)

Ngoài Be và FastGo, có trên dưới 10 hãng gọi xe công nghệ Make in Vietnam đi vào hoạt động như Vato, Mailinh Car, MyGo, viApp, GV Asia Thế nhưng các hãng xe công nghệ chỉ để lại dấu ấn mờ nhạt trên chính sân nhà dù ra đời khá rầm rộ

Từng tham vọng đánh bật Grab, Mai Linh đưa ra khi Mai Linh Bike Mặc dù có giá cước hấp dẫn, không tăng giá vào giờ cao điểm, nhưng hãng này lại gần như không có khuyến mại hấp dẫn khách hàng, ứng dụng chậm, số lượng lái xe hạn chế khiến nhiều khách hàng thất vọng về sự trải nghiệm.

Tại TP.HCM, mức độ sử dụng dịch vụ xe công nghệ gần như áp đảo các dịch vụ truyền thống Tại những thành phố khác, mức độ sử dụng taxi truyền thống vẫn còn cao so với TP.HCM và Hà Nội Trong khi 7% ở TP.HCM và 16% ở Hà Nội sử dụng taxi truyền thống nhiều hơn, tỷ lệ này ở những thành phố khác lên đến 30% (gấp đôi HàNội và gấp 4 lần TP.HCM).

Biểu đồ 5 4: Mức độ sử dụng các loại hình vận tải ở Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành khác (theo cuộc khảo sát năm 2021 của Q&Me) a Thế mạnh:

Nhờ vào những ưu điểm vượt trội của mình, các ứng dụng đặt xe gần như làm hài lòng tất cả người sử dụng dịch vụ.

Theo cuộc khảo sát từ tháng 5/2021 của Q&Me – công ty chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thị trường tại Việt Nam cho thấy: Người tiêu dùng lựa chọn taxi công nghệ bởi vì dễ đặt xe trên ứng dụng (68%), giá cả rõ ràng (55%) và các chương trình ưu đãi (47%) mà dịch vụ này mang lại Mặt khác, taxi truyền thống được cho là không phải chờ đợi lâu để gọi được xe (46%), người dùng cũng chủ động hơn trong việc đặt xe mà không cần phải thao tác trên ứng dụng (21%) Có thể thấy taxi công nghệ nổi trội hơn taxi truyền thống ở nhiều khía cạnh.

Biểu đồ 5 5: Khảo sát về lí do khách hàng lựa chọn loại dịch vụ vận chuyển

Với hình thức kết nối khách hàng và tài xế qua ứng dụng di động, các doanh nghiệp taxi công nghệ không cần phải tổn kém các chi phí như một công ti taxi bao gồm logo, phù hiệu, tổng đài, bộ máy, nhân sự, các chi phí khác như bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, và cũng không phải chịu các nghĩa vụ điều kiện về kinh doanh và thuế như một doanh nghiệp taxi truyền thống Điều đó tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội cho các ứng dụng này. b Thách thức:

* Đại dịch Covid-19 làm toàn bộ ngành giao thông đình trệ:

Dù có sự bùng nổ, tuy nhiên trong 2 năm 2020-2021, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có những thời điểm hoạt động cung cấp dịch vụ gọi xe trực tuyến bị gián đoạn Khắc phục khó khăn đó, các nền tảng gọi xe trực tuyến đã tăng cường mở rộng, bổ sung các dịch vụ khác như giao hàng, thanh toán điện tử, giao đồ ăn… Do đó, cuộc đua tranh trên thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam trong thời gian tới không chỉ khốc liệt về cạnh tranh phí dịch vụ, mà còn về chất lượng và sự đa dạng hóa dịch vụ.

Hình 5 2: Giao hàng mùa dịch

* Cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp taxi truyền thống:

Khi dịch vụ công nghệ hỗ trợ vận tải như Grab, Uber, GoViet … du nhập vào Việt Nam, taxi truyền thống đã bộc lộ hết những bất cập tồn tại bấy lâu nay như cước di chuyển cao, thái độ phục vụ hành khách kém, lái xe chạy vòng vèo để mua đường, đặc biệt là tỉ lệ xe chạy rỗng trên đường tìm khách khá cao

Các hãng này buộc phải thay đổi để bắt nhịp với xã hội 4.0 Một số hãng taxi lớn như Mai Linh, Vinasun, Thành Công… đều đã xây dựng ứng dụng gọi xe của hãng, thêm tương tác với tổng đài Một số doanh nghiệp vận tải và nhà đầu tư Việt bắt đầu nhảy vào thị trường, đầu tư "app" đặt xe riêng để cạnh tranh Đơn cử như Mai Linh, sau khi bị Grab vượt mặt ở lĩnh vực xe taxi truyền thống, hãng taxi này đã lấn sân sang nền tảng công nghệ, phát triển ứng dụng gọi xe Taxi trên di động Với cách gọi xe tương tự như những ứng dụng xe công nghệ hiện hành, ứng dụng Taxi Mai Linh đã cho phép gọi xe không cần thông qua tổng đài, giúp tiết kiệm thời gian trong các khâu gọi xe, thanh toán, kiểm toán, kiểm soát số km, nhằm tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng Đồng thời, khách hàng có thể biết trước được thông tin của tài xế phục vụ mình như: Họ tên, tuổi, kinh nghiệm lái xe bao nhiêu năm, xếp bậc lái xe để đưa ra quyết định chọn xe nào để đi cho an toàn nhất.

Không chỉ vậy, nhờ vào đó, do tính cạnh tranh thị trường, tất cả các hãng tham gia hoạt động vận tải hành khách đều tự thay đổi cung cách, thái độ phục vụ hành khách, tổ chức đào tạo hành vi, thái độ nhân viên với khách hàng bài bản Từ đó, khách hàng được đi xe với giá thành phù hợp, chất lượng cao, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Hiện nay, hầu hết các phần mềm gọi xe đều đảm bảo an toàn, tiện lợi với chi phí tiết kiệm, tạo thói quen di chuyển mới cho người dùng với độ phủ cao hệ thống dịch vụ đa dạng, hỗ trợ nhiều tiện ích trong cuộc sống của người tiêu dùng Chính nhờ vậy mà các TP giảm được lượng xe chạy rỗng Từ đó giảm bớt gánh nặng giao thông cũng như lượng khí thải ra môi trường.

Ngày đăng: 04/03/2024, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w