1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện cho xí nghiệp xe buýt 10 10 hà nội

104 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Kỹ Thuật Phương Tiện Cho Xí Nghiệp Xe Buýt 10-10 Hà Nội
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kinh Tế Vận Tải Ô Tô
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Xí nghiệp xe buýt 1010 Hà Nội cũng là một đơn vị kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đã có những đóng góp tích cực trong việc giảm ùn tắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông của nhiều tuyến đường chính của Thủ đô. Từ khi bắt đầu tham gia vào thị trường vận tải buýt cho đến nay, Xí nghiệp luôn dành sự quan tâm cho công tác quản lý kỹ thuật phương tiện tại đơn vị mình, tuy nhiên hiện tại công tác này vẫn gặp nhiều bất cập. Trên cơ sở thời gian thực tập tìm hiểu thực trạng hoạt động và phương hướng phát triển của Xí nghiệp, em đã quyết định chọn đề tài của mình là “Hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện cho Xí nghiệp xe buýt 1010 Hà Nội”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT PHƯƠNG

TIỆN CHO XÍ NGHIỆP XE BUÝT 10-10 HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT

1.1.1 Khái niệm về quản lý: 3

1.1.2 Các nguyên tắc chung của quản lý: 3

1.1.3 Các phương pháp quản lý: 4

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải: 4 1.2.1 Khái niệm và mục đích - ý nghĩa của quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải: 4

1.2.2 Nội dung công tác quản lý kỹ thuật PTVT: 5

1.2.3 Nội dung tổ chức quản lý công tác BDSC phương tiện: 12

Kết luận chung chương 1: 22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN CỦA XÍ NGHIỆP XE BUÝT 10-10 HÀ NỘI: 24 2.1 Giới thiệu về Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội: 24 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội: 24

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp: 25

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp: 26

2.1.4 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động của Xí nghiệp: 29

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của Xí nghiệp những năm gần đây: 33 2.2 Thực trạng công tác quản lý kỹ thuật phương tiện của Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội: 34 2.2.1 Về bộ máy quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải của Xí nghiệp: 34

2.2.2 Thực trạng bảo quản phương tiện tại Xí nghiệp: 37

2.2.3 Thực trạng khai thác kỹ thuật phương tiện vận tải của Xí nghiệp: 37

2.2.4 Thực trạng BDSC phương tiện tại Xí nghiệp: 44

2.2.5 Thực trạng phân loại phương tiện và kiểm tra kỹ thuật phương tiện tại Xí nghiệp: 57

Trang 4

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT

3.1 Định hướng kinh doanh và mục tiêu phát triển của Xí nghiệp xe buýt 10-10

3.1.1 Các mục tiêu và định hướng chung toàn doanh nghiệp: 613.1.2 Định hướng về công tác quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải: 623.1.3 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội trong năm 2023: 63

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải cho Xí

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện trong bảo quản: 653.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện trong khai thác: 673.2.3 Giải pháp về phân loại phương tiện để điều chỉnh định ngạch: 70

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác BDSC phương tiện tại Xí nghiệp: 72

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch BDSC phương tiện tại XN: 723.3.2 Một số giải pháp để hoàn thiện công tác thực hiện BDSC phương tiện tại xưởng: 803.3.3 Chi phí bảo dưỡng sửa chữa năm 2023 của Xí nghiệp: 84

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LĐTB&XH Lao động Thương binh và Xã hội

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2- 3: Số lượng và cơ cấu phương tiện của Xí nghiệp (tại tháng 1/2023) 31

Bảng 2- 12: Định ngạch sử dụng vật tư chính cho bảo dưỡng định kỳ cấp 2 (cho

Bảng 3- 2: Bảng báo giá thi công làm nhà khung thép mái tôn của Công ty Thương

Bảng 3- 8: Bảng đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện theo từng xe 71

Trang 7

Bảng 3- 15: Kế hoạch giờ công BDSC 77

Bảng 3- 20: Kế hoạch chi phí vật tư phụ tùng cho BDSC năm 2023 tại Xí nghiệp 84

Bảng 3- 23: Đánh giá tác động của các phương án quản lý kỹ thuật phương tiện 87

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Vận tải từ lâu đã giữ một vai trò quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh

tế quốc dân Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phảnánh trình độ phát triển của một nước Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội bao gồm sản xuất, lưu thông, tiêu dùng và quốc phòng

Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới với chính sách mở cửa của Đảng vàNhà nước, nền kinh tế phát triển rất nhanh, đồng thời với sự tăng trưởng kinh tế đó là

sự gia tăng nhu cầu đi lại ở các trung tâm kinh tế lớn Tại thủ đô Hà Nội - đầu mốigiao thông quan trọng của cả nước, dân số và phương tiện cá nhân tăng nhanh, trongkhi đó cơ sở hạ tầng giao thông lại tăng không tương xứng với sự bùng phát của xemáy dẫn đến tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến đường ngày càng nghiêm trọng.Biện pháp để giải quyết tốt áp lực ùn tắc ở thành phố là làm thế nào để giảm thiểuđược mật độ lưu thông các phương tiện vận tải cá nhân Và Nhà nước đã hành độngđúng khi đưa ra chủ trương cần phải cải thiện nhanh chóng giao thông đường bộ ở các

đô thị bằng xe buýt

Diện mạo giao thông đô thị Hà Nội thật sự khởi sắc từ khi phát triển mạng lưới

xe buýt công cộng mới Hiện nay, xe buýt được xem là một phương tiện vận chuyểnhữu ích cho đông đảo người dân thành phố Hà Nội trong đó có cả cán bộ, công nhân,viên chức và số lượng lớn học sinh, sinh viên Việc lưu hành hệ thống xe buýt trongthành phố có tác dụng làm giảm số lượng người và phương tiện tham gia giao thônggóp phần làm giảm tình trạng ách tắc đường phố trong những giờ cao điểm, ngoài racũng giúp cho hành khách không những tiết kiệm chi phí một cách đáng kể mà cònđảm bảo tính an toàn về con người Xe buýt đang dần dần xây dựng lên một biểutượng đẹp cho thành phố Hà Nội

Đối với doanh nghiệp vận tải buýt, xe buýt là công cụ sản xuất chủ yếu và chiếm

tỉ lệ lớn trong tổng vốn cố định của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng phương tiện cóảnh hưởng lớn quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn, đến chất lượng sản phẩm vận tảicũng như kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp Do

đó doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật phương tiện để đảm bảoduy trì xe trong tình trạng kỹ thuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn xe trong quá trìnhkhai thác sử dụng và bảo quản, thiểu hóa chi phí sửa chữa phương tiện

Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội cũng là một đơn vị kinh doanh vận tải hànhkhách công cộng bằng xe buýt và đã có những đóng góp tích cực trong việc giảm ùntắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông của nhiều tuyến đường chính của Thủ đô Từ

Trang 10

khi bắt đầu tham gia vào thị trường vận tải buýt cho đến nay, Xí nghiệp luôn dành sựquan tâm cho công tác quản lý kỹ thuật phương tiện tại đơn vị mình, tuy nhiên hiện tạicông tác này vẫn gặp nhiều bất cập Trên cơ sở thời gian thực tập tìm hiểu thực trạnghoạt động và phương hướng phát triển của Xí nghiệp, em đã quyết định chọn đề tàicủa mình là “Hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện cho Xí nghiệp xe buýt10-10 Hà Nội”.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý kỹ thuật phương tiện trong bảoquản, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa

Phân thích làm rõ ưu điểm và nhược điểm của Xí nghiệp trong quản lý kỹ thuậtphương tiện

Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện tại

Xí nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý kỹ thuật phương tiện của

Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội Nội dung của đồ án có phạm vi nghiên cứu trong quy

mô một doanh nghiệp vận tải là Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội Căn cứ vào các yêucầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm tới và thực tế công tác quản lý kỹthuật phương tiện cũng như cơ sở vật chất hiện có của đơn vị, em xây dựng giải pháphoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện cho Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nộitrong năm 2023

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu sử dụng là các phương pháp khoa học kinh tế, baogồm phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tính toán, phương pháp so sánh

5 Kết cấu của đề tài:

Để xây dựng đồ án một cách khoa học, logic và đạt được các mục đích nêu trên,

đề tài bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục, phụ lục, tài liệu tham khảo và đượckết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý kỹ thuật phương tiện trong doanh nghiệpvận tải

Chương 2: Phân tích đánh giá công tác quản lý kỹ thuật phương tiện của Xí nghiệp xebuýt 10-10 Hà Nội

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật phương tiện cho Xí nghiệp

xe buýt 10-10 Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN

TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI:

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý:

1.1.1 Khái niệm về quản lý:

Dưới dạng chung nhất quản lý được hiểu là một hoạt động có hướng, có mụcđích của của chủ thể quản lý (Người quản lý) bằng các cách thức khác nhau (Trực tiếphay gián tiếp) tác động vào đối tượng quản lý (Người bị quản lý) để hướng cho đốitượng quản lý vận động và phát triển theo yêu cầu của chủ thể quản lý

Như vậy nói đến quản lý bao giờ cũng bao gồm 2 hệ thống:

- Hệ thống quản lý là hệ thống chủ động

- Hệ thống bị quản lý là hệ thống bị động

Nếu đứng trên góc độ thông tin thì quá trình quản lý thực chất là quá trình thunhận xử lý thông tin (Thu nhận có chọn lọc) và ra quyết định quản lý đối với đối tượngquản lý Quá trình này có thể mô phỏng như sau:

Hình 1- 1: Mô phỏng hoạt động quản lý 1.1.2 Các nguyên tắc chung của quản lý:

- Đảm bảo sự đúng đắn về mục tiêu: Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọngbởi vì nó quyết định đến tính hiệu lực của công tác quản lý Yêu cầu với mục tiêu quản

lý là phải phù hợp với xu hướng phát triển và quy luật phát triển SXKD Ngoài ra mụctiêu này phải phù hợp với trình độ của đối tượng quản lý Vấn đề cuối cùng đối vớimục tiêu là phải phù hợp với khả năng về nguồn lực đối với việc thực hiện mục tiêuquản lý

- Chế độ một thủ trưởng: Theo nguyên tắc này, ở mỗi khâu và mỗi cấp quản lýđều có một cá nhân chịu tránh nhiệm cao nhất về hoạt động của đối tượng quản lý ởcấp dưới Ngoài ra, nguyên tắc này nhằm thiết lập một chế độ cá nhân chịu tráchnhiệm với mỗi khâu và ở từng cấp quản lý

Hệ thống quản lý

Hệ thống bị quản lý

Quyết định điều chỉnh

Quyết định quản lý

Thông tin phản hồi

Trang 12

- Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong quản lý, giảm đến mức tối đa các cấpquản lý trung gian.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả cao: Sử dụng có hiệu quả các loại nguồn lực,nghĩa là các quyết định quản lý phải đảm bảo hướng tới việc hợp lý hoá trong việc sửdụng nguồn lực và mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả cuốicùng của SXKD

- Đảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo trong các quyết định quản lý

1.1.3 Các phương pháp quản lý:

Phương pháp quản lý là tổng hợp tất cả các cách thức tác động của chủ thể quản

lý vào đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý Có nhiều phương pháp quản lýkhác nhau tuy nhiên về cơ bản người ta phân làm 3 nhóm phương pháp:

- Phương pháp hành chính mệnh lệnh: Đây là phương pháp dựa trên quyền lựccủa người lãnh đạo để buộc đối tượng quản lý phải tuân theo các chỉ thị mệnh lệnhđược đưa ra (Chỉ thị thường bằng các văn bản quyết định)

- Phương pháp quản lý bằng biện pháp kinh tế: Thực chất của phương pháp này

là người quản lý sử dụng các công cụ và đòn bẩy kinh tế để tác động vào lợi ích kinh

tế của đối tượng quản lý, các công cụ và biện pháp kinh tế gồm: Công cụ tiền lương,tiền thưởng; Công cụ về thuế; Công cụ về lãi suất

- Phương pháp tâm lý xã hội: Phương pháp này dựa trên các quy luật về tâm lýcủa người lao động để kích thích lòng hăng say và nhiệt tình, đây là phương pháp mớinhưng rất phát triển hiện nay

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải:

1.2.1 Khái niệm và mục đích - ý nghĩa của quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải:

a Khái niệm:

Quản lý kỹ thuật phương tiện: Là sự tác động của chủ thể quản lý vào tính năng

kỹ thuật bằng các phương pháp khác nhau, dưới các hình thức và điều kiện cụ thểnhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng kỹ thuật của phương tiện vận tải

b Mục đích – ý nghĩa:

Mục đích của quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải là: Nâng cao hiệu quả sửdụng tính năng kỹ thuật của phương tiện trên cơ sở duy trì tình trạng kỹ thuật phươngtiện ở trạng thái tối ưu, luôn sẵn sàng tham gia hoạt động vận tải Ngoài ra còn để duytrì và bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phương tiện

Ngoài ra, chất lượng công tác quản lý kỹ thuật phương tiện còn có ý nghĩa quantrọng trong việc bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn SXKD của doanh nghiệp đượcđầu tư cho việc mua sắm và đổi mới đoàn phương tiện trong doanh nghiệp

Trang 13

Tóm lại, công tác quản lý kỹ thuật PTVT có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sửdụng phương tiện Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo duy trì phương tiện trong tìnhtrạng kỹ thuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khai thác sửdụng, thiểu hoá chi phí sửa chữa phương tiện Chính điều này sẽ góp phần nâng caohiệu quả khai thác kỹ thuật PTVT và thông qua đó sẽ nâng cao chất lượng sản phẩmvận tải cũng như hiệu quả SXKD chung toàn doanh nghiệp.

1.2.2 Nội dung công tác quản lý kỹ thuật PTVT:

Công tác quản lý PTVT thường được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:

- Quản lý vốn phương tiện

- Quản lý kỹ thuật PTVT

- Quản lý kết quả và hiệu quả khai thác phương tiện

Quản lý kỹ thuật PTVT là một trong những nội dung quan trọng của quản lýphương tiện nói chung Nội dung của quản lý kỹ thuật PTVT có thể mô phỏng nhưsau:

Hình 1- 2: Nội dung công tác quản lý kỹ thuật phương tiện

a Quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải trong giữ gìn, bảo quản phương tiện vận tải:

Công tác giữ gìn bảo quản phương tiện vận tải là một trong những nội dung củacông tác quản lý kỹ thuật phương tiện và có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng phươngtiện bởi việc giữ gìn bảo quản phương tiện tốt sẽ góp phần làm giảm các hao mòn của

tự nhiên trực tiếp gây ra như nắng, mưa, gió… đến phương tiện

Công tác bảo quản giữ gìn phương tiện phụ thuộc rất nhiều vào chế độ giữ gìnbảo quản và chất lượng công tác bảo quản

QUẢN LÝ KỸ THUẬT PTVT

TRONG GIỮ

GÌN BẢO

QUẢN

TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG

g công tác bảo quản

Điề

u kiện khai thác

kỹ thuật

Tín

h năn

g khai thác

kỹ thuật

C

hế

độ vậ

n hành, kh

ai thác

Kết quả khai thác,

sử dụng

Chất lượng công tác BDSC

Chế

độ BDSC

TRONG BDSC

Trang 14

+ Chế độ giữ gìn bảo quản:

Để khai thác và sử dụng phương tiện hiệu quả thì công tác quản lý kỹ thuậtphương tiện cần được thực hiện nghiêm túc ngay cả trong giữ gìn và bảo quản phươngtiện Cụ thể chế độ giữ gìn và bảo quản được thể hiện trong công tác bảo quản phươngtiện sau khi hoạt động

Sau khi xe hoạt động về, có thể áp dụng các phương pháp khác nhau nhưng phảiđảm bảo yêu cầu chung là đảm bảo an toàn, giảm tối đa hao mòn tự nhiên do việc bảoquản gây nên, thực hiện đúng những quy định của Nhà nước về công tác này Các biệnpháp bảo quản phương tiện sau khi hoạt động như: Bảo quản xe trong gara, bãi đỗ xe

có mái che, tường bao, thoáng khí, sạch sẽ và khô ráo

Trong thực tế có bốn phương pháp bảo quản thường được áp dụng:

- Bảo quản kín trong gara sưởi ấm: giữ cho phương tiện vận tải khỏi bất kỳ tácđộng nào như khí hậu lạnh, tuyết, mưa gió, bụi, …

- Bảo quản kín trong gara không sưởi ấm: giúp phương tiện tránh được các tácđộng bên ngoài trừ ảnh hưởng của nhiệt độ

Hai phương pháp trên là hai phương pháp bảo quản rất tốt cho phương tiện tuynhiên vốn đầu tư và chi phí vận hành lớn nên thường được áp dụng đối với những khuvực khí hậu lạnh hoặc với những phương tiện dòi hỏi độ tin cậy cao như xe cứuthương, xe cứu hỏa

- Bảo quản nửa kín dưới mái che: giúp cho phương tiện tránh được các tác độngbên ngoài như nắng, mưa và gió, bụi

- Bảo quản lộ thiên trong bãi: không hạn chế được ảnh hưởng của bất cứ tác độngbên ngoài nào

Hai phương pháp sau tuy chỉ hạn chế được một phần hoặc không thể hạn chếđược ảnh hưởng của thời thiết khí hậu nhưng là phương pháp được áp dụng rộng rãiđối với các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam trong trường hợp bị hạn chế về vốn đầu

tư cơ bản, hoặc sự cần thiết tạm thời tổ chức khai thác, hoặc việc khai thác bị giánđoạn

+ Chất lượng công tác bảo quản phương tiện:

Chất lượng công tác bảo quản phương tiện về mặt quản lý phương tiện đượcđánh giá thông qua các quyết định đưa ra có được đảm bảo thực hiện đúng và hiệuquả không, cơ sở hạ tầng bến bãi có đủ điều kiện cho công tác bảo quản hay không Vềmặt hao mòn tự nhiên của phương tiện có mức độ hao mòn như thế nào trong quátrình bảo quản

b Quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải trong khai thác, sử dụng:

Trang 15

* Mục đích, ý nghĩa:

Quá trình khai thác sử dụng phương tiện là giai đoạn tạo ra doanh thu cũng làgiai đoạn phương tiện bị hao mòn nhiều nhất, sự hao mòn này do nhiều yếu tố tácđộng Vì vậy việc quản lý kỹ thuật phương tiện trong khai thác sử dụng là một nộidung không thể thiếu trong công tác quản lý kỹ thuật phương tiện Quá trình khai thác

và sử dụng phương tiện vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo quản và côngtác bảo dưỡng sửa chữa trong doanh nghiệp

Quá trình khai thác và sử dụng phương tiện vận tải được thể hiện ở việc đưaphương tiện ra hoạt động vận tải Việc khai thác sử dụng này có ảnh hưởng đến chấtlượng kỹ thuật của phương tiện đối với điều kiện khai thác phương tiện và chế độ bảohành, khai thác mà doanh nghiệp đặt ra và nó thể hiện thông qua kết quả khai thác, sửdụng phương tiện

* Nội dụng của quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải trong khai thác, sử dụng:

+ Điều kiện khai thác:

Điều kiện khai thác xe bao gồm tất cả những nhân tố tác động vào quá trình làmviệc của phương tiện Quá trình sản xuất vận tải diễn ra bên ngoài doanh nghiệp nêncác nhân tố tác động hết sức đa dạng và phức tạp Mỗi một điều kiện đó đều ảnhhưởng đến việc sử dụng xe, qua đó ảnh hưởng đến năng suất và giá thành vận tải Vìvậy cần phải nghiên cứu các điều kiện khai thác, nắm vững ảnh hưởng của chúng tớicông tác vận tải để căn cứ vào các điều kiện đó mà chọn được các loại xe thích hợp, tổchức vận tải hợp lý nâng cao hiệu quả sử dụng xe mà cũng từ đó đề ra những yêu cầu

về kết cấu phương tiện

Hiệu quả sử dụng PTVT chịu ảnh hưởng quyết định bởi hiệu quả khai thác kỹthuật phương tiện Hiệu quả khai thác kỹ thuật phương tiện phản ánh mức độ phù hợpcủa tính năng khai thác kỹ thuật phương tiện với điều kiện khai thác cụ thể

Điều kiện khai thác kỹ thuật phương tiện bao gồm:

- Điều kiện hàng hoá và hành khách vận chuyển: Được đặc trưng bằng đặc điểmcủa hàng hoá, hành khách vận chuyển, công suất luồng hàng, luồng khách, sự phân bốluồng hàng, luồng khách theo thời gian và không gian vận tải,

- Điều kiện đường xá, khí hậu: Loại đường, chất lượng mặt đường, các yếu tốhình học của đường, địa hình mà con đường đi qua, năng lực thông qua của tuyếnđường, lưu lượng giao thông trên đường, Các yếu tố đặc trưng cho khí hậu trongvùng hoạt động của PTVT như: Nhiệt độ tối thiểu, tối đa và trung bình trong năm; Độ

ẩm không khí; Lượng mưa; Số giờ nắng trong năm,

Trang 16

- Điều kiện về tổ chức và kỹ thuật: Chế độ làm việc của phương tiện, chế độBDSC, trình độ trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản cũng như BDSC phươngtiện,

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Tình hình kinh tế xã hội trong vùng hoạt động củadoanh nghiệp, các phong tục tập quán, thói quen đi lại của người dân, sự phát triển củacác mặt hàng, chí phí đi lại bình quân của người dân trong vùng, các yếu tố về phươngthức sản xuất của xã hội; các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất;các chính sách của Nhà nước…

Tóm lại, công tác quản lý kỹ thuật PTVT có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sửdụng phương tiện Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo duy trì phương tiện trong tìnhtrạng kỹ thuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khai thác sửdụng, thiểu hoá chi phí sửa chữa phương tiện Chính điều này sẽ góp phần nâng caohiệu quả khai thác kỹ thuật PTVT và thông qua đó sẽ nâng cao chất lượng sản phẩmvận tải cũng như hiệu quả SXKD chung toàn doanh nghiệp

+ Tính năng khai thác kĩ thuật phương tiện:

Tính năng khai thác kỹ thuật phương tiện là đặc tính mang tính chất đặc thù củaphương tiện vận tải bao gồm đặc tính chuyên chở (hàng hóa, hành khách), điều kiệnkhai thác, thiết kế, hướng dẫn của nhà sản xuất Nếu tính năng khai thác của phươngtiện hoạt động trong điều kiện khai thác phù hợp với chế độ vận hành khai thác thì đạtkết quả khai thác sử dụng cao, ít hao mòn và ít ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật củaphương tiện

+ Chế độ vận hành khai thác phương tiện:

Để việc khai thác phương tiện thật sự đem lại hiệu quả thì trong quá trình sửdụng phương tiện cần phải tuân thủ các quy định khuyến cáo của nhà chế tạo để duytrì trạng thái kỹ thuật tốt của phương tiện

- Xây dựng quy chế và tổ chức đào tạo phổ biến quy chế về khai thác sử dụngphương tiện cho lái xe, phụ xe Chế độ vận hành khai thác phương tiện vận tải là cácvăn bản điều lệ của xí nghiệp quy định về chế độ hoạt động của phương tiện như: Sốgiờ hoạt động trong ngày, số km hoạt động trong ngày, số chuyến trong ngày

- Tổ chức kiểm tra giám sát tình hình sử dụng phương tiện Thông qua chế độnày mà các doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn mức độ hoạt động vận hành củaphương tiện và quản lý chặt chẽ được tình trạng kỹ thuật của phương tiện, luôn đảmbảo cho phương tiện ở trạng thái kỹ thuật ổn định, giảm chi phí sửa chữa

- Áp dụng các hình thức khuyến khích vật chất gắn với trách nhiệm cho ngườilao động trong quá trình khai thác và sử dụng phương tiện để quản lý kỹ thuật phươngtiện tốt hơn

Trang 17

+ Kết quả khai thác sử dụng phương tiện:

Kết quả khai thác sử dụng phương tiện được đặc trưng thông qua các chỉ tiêunhư sau: Sản lượng khai thác, các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện (km xe chạy,

số ngày xe vận doanh, tốc độ khai thác, bảo quản )

c Quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải trong bảo dưỡng sửa chữa:

Mục đích của BDSC phương tiện và tổ chức quản lý nhiệm vụ BDSC:

Công tác bảo dưỡng kỹ thuật (BDKT) và sửa chữa phương tiện được tiến hànhnhằm mục đích:

- Duy trì phương tiện trong tình trạng kỹ thuật tối ưu

- Hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khai thác sử dụng

- Phục hồi các tính năng khai thác kỹ thuật PTVT

Theo tính chất, BDKT mang tính phòng ngừa bắt buộc còn sửa chữa là theo nhucầu thực tế

Mục đích của việc tổ chức quản lý nhiệm vụ BDSC là nhằm nâng cao hệ sốngày xe tốt, tăng hiệu quả sử dụng tính năng khai thác kỹ thuật phương tiện Công tácBDSC trong cơ chế thị trường luôn được xem xét trong mối quan hệ giữa: Chất lượng

kỹ thuật phương tiện - Hiệu quả sử dụng phương tiện - Chi phí để đạt được tình trạng

kỹ thuật đó

Việc thực hiện nhiệm vụ BDSC có ảnh hưởng đến:

- Chất lượng khai thác phương tiện

- Hiệu quả sử dụng phương tiện

- Chất lượng sản phẩm vận tải và giá thành vận chuyển

Tóm lại, mục đích của việc tổ chức quản lý nhiệm vụ BDSC nhằm đảm bảo tìnhtrạng kỹ thuật phương tiện tối ưu với các hình thức tổ chức hợp lý nhằm đạt hiệu quảtối đa với chi phí cho BDSC là tối thiểu

Nội dung chủ yếu của tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ BDSC bao gồm:

- Nghiên cứu đề xuất chế độ BDKT và sửa chữa phương tiện phù hợp với loạiphương tiện cũng như điều kiện khai thác phương tiện thực tế ở doanh nghiệp

- Xác định nhiệm vụ BDSC của doanh nghiệp

- Nghiên cứu áp dụng hình thức tổ chức BDSC phù hợp và đạt hiệu quả cao gồm:Lựa chọn công nghệ BDSC; Lựa chọn hình thức tổ chức lao động cho công nhânBDSC

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và quản lý chất lượng BDSC

Trang 18

d Quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải trong công tác phân loại, kiểm tra kỹ thuật phương tiện vận tải:

* Trong phân loại phương tiện:

Mục đích: Nhằm nắm được tình hình thực tế chất lượng phương tiện trong toàndoanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng mức khoán hợp lý, khai thác sử dụng xephù hợp với chất lượng từng xe, phục vụ cho công tác quản lý kĩ thuật phương tiện đạtkết quả tốt, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện

Yêu cầu chung của việc phân loại phương tiện:

- Tiêu chuẩn phân loại đảm bảo tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa các loại

- Các phương tiện trong cùng một loại khi hoạt động ở các điều kiện khai tháctương tự nhau thì phải đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự nhau

- Việc tổ chức đánh giá phân loại xe phải đảm bảo chính xác, sát với thực tế chấtlượng phương tiện

Thông thường người ta thưởng phân loại phương tiện theo các chỉ tiêu sau:

- Theo số lần đã qua SCL: Đây là phương pháp dựa vào tình trạng kỹ thuật thực

tế của xe khi đã qua một hay hai, ba lần sửa chữa lớn Để phân loại xe đã qua đại tunhiều lần bao giờ cũng thể hiện tình trạng kỹ thuật kém Nhưng thực tế do chu kỳ đại

tu giữa hai lần là tương đối lớn cho nên những xe tuy có cùng số lần đã qua sửa chữalớn mà chất lượng kỹ thuật lại rất khác nhau Chính vì vậy phương pháp này rất ítđược áp dụng chỉ dùng để phân loại sơ bộ theo các nhóm lớn

- Theo tổng số kilômet xe đã chạy: Qua việc thống kê theo dõi tổng số km đãhoạt động các bộ phận chức năng ta đã biết được mức độ sử dụng xe và tình trạng kỹthuật của xe Tuy nhiên do việc thực hiện chế độ khai thác của các phương tiện trênnhững điều kiện khác nhau, trình độ người sử dụng khác nhau và việc thực hiện chế độbảo dưỡng, sửa chữa cũng khác nhau nên có những xe có cùng km nhưng tình trạng kỹthuật thực tế vẫn còn khác nhau Trong tình hình các công ty thực hiện theo cơ chếkhoán hiện nay, việc thống kê chính xác số km xe hoạt động thực tế là rất khó thựchiện được

- Theo thời gian xe sử dụng: Phương pháp này cho biết khái quát tình trạng kỹthuật của phương tiện, cơ sở của việc phân loại theo phương pháp này là thời gian đãhoạt động Thông qua hệ thống giấy tờ, sổ sách đăng ký của các bộ phận chức năngcũng như việc phân loại mác kiểu xe thì cường độ sử dụng xe, chế độ bảo dưỡng sửachữa của từng loại xe là khác nhau Do vậy, việc phân loại theo phương pháp này chưađạt được mức độ chính xác như mong muốn Người ta thường áp dụng phương phápnày để theo dõi tính khấu hao phương tiện

Trang 19

- Theo mác kiểu xe: Phương pháp này cho ta thấy các mác kiểm tra xe khác nhau

có độ bền khác nhau, đồng thời các tính năng khai thác kỹ thuật, năng suất, yêu cầubảo dưỡng, sửa chữa khác nhau Theo cách phân loại này tình trạng kỹ thuật của xechưa được phản ánh một cách chính xác vì cùng một mác kiểu xe nhưng thời gian hoạtđộng cũng như cường độ hoạt động của các xe không giống nhau, đồng thời số kmhoạt động, số lần và chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa cũng khác nhau, do đóchất lượng phương tiện tất yếu cũng khác nhau

- Theo phần trăm giá trị còn lại: Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật của các tổng thành

và theo % giá trị còn lại tương ứng để phân loại Việc phân loại theo phương pháp này

sẽ phản ánh chính xác tình trạng kỹ thuật thực tế của xe tại thời điểm tiến hành phânloại Do vậy phương pháp này thường được áp dụng để phân loại cho nhiều doanhnghiệp

* Trong kiểm tra chất lượng phương tiện:

Mục đích: qua kiểm tra sẽ đánh giá và rút ra được kết luận cần thiết về chấtlượng phương tiện để kịp thời có những biện pháp thích ứng trong tổ chức thực hiệncông tác bảo quản, sử dụng và công tác BDSC phương tiện

Các công việc trong kiểm tra chất lượng phương tiện:

- Kiểm tra kỹ thuật phương tiện trước và sau khi xe hoạt động

- Kiểm tra phân loại phương tiện theo định kỳ

- Kiểm tra đột xuất

- Kiểm tra chất lượng BDSC xe

Ứng với mỗi loại kiểm tra sẽ có mục đích, yêu cầu, nội dung cũng như thànhphần bộ phận kiểm tra, thiết bị dùng để kiểm tra và địa điểm kiểm tra khác nhau

Yêu cầu đối với công tác kiểm tra kĩ thuật phương tiện là:

- Phải được tiến hành thường xuyên, có định kỳ kết hợp với kiểm tra đột xuất

- Kiểm tra và đánh giá phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác và khách quan

- Sau khi kiểm tra thì nhận xét, kết luận, xử lý và thông báo kịp thời cho các bộphận liên quan

Để đánh giá công tác kiểm tra kĩ thuật phương tiện của doanh nghiệp thì tiếnhành phân tích theo các nội dung sau:

- Phân tích về định kỳ thời gian kiểm tra của xí nghiệp

- Phương pháp kiểm tra

- Nội dung và quy trình kiểm tra

- Tổ chức bộ phận kiểm tra

- Thiết bị dùng để kiểm tra

Trang 20

- Xử lý sau khi kiểm tra.

1.2.3 Nội dung tổ chức quản lý công tác BDSC phương tiện:

a Nghiên cứu đề xuất chế độ BDKT và sửa chữa phương tiện:

Chế độ BDSC phương tiện vận tải là các văn bản Quy định khung của Nhànước, Bộ GTVT và các ban ngành có liên quan về công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửachữa các loại PTVT nhằm đảm bảo an toàn vận hành và nâng cao hiệu quả sử dụngtính năng khai thác kỹ thuật phương tiện

Quy chế BDSC phương tiện vận tải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

(1) Quy định về tính chất của BDKT là mang tính phòng ngừa bắt buộc nênđược tiến hành một cách định kỳ nhằm mục đích duy trì tình trạng kỹ thuật và hạn chếquá trình hao mòn của phương tiện do khai thác sử dụng Mục đích của sửa chữa là đểphục hồi các chi tiết, bộ phận của phương tiện bị hư hỏng nên được tiến hành theo nhucầu thực tế

(2) Quy định về các cấp BDSC và nội dung các công việc cần thực hiện củatừng cấp BDKT phương tiện

- Theo Quy định hiện hành, BDKT phương tiện gồm 3 cấp: Bảo dưỡng thườngxuyên (Bảo dưỡng ngày); Bảo dưỡng 1 (BD1); Bảo dưỡng 2 (BD2)

- Sửa chữa phương tiện cũng có 3 cấp: Sửa chữa nhỏ hay còn gọi là tiểu tu(SCTX); Sửa chữa tổng thành hay còn gọi là trung tu; Sửa chữa lớn hay đại tu (SCL).(3) Quy định về chu kỳ hay còn gọi là định ngạch BDKT phương tiện Địnhngạch BDKT là quãng đường xe chạy (hay thời gian) quy định giữa hai lần BDKTphương tiện Vì theo Quy định bảo dưỡng cấp cao bao hàm nội dung của bảo dưỡngcấp thấp nên định ngạch bảo dưỡng cấp cao bao giờ cũng là bội số nguyên của địnhngạch bảo dưỡng cấp thấp

Ngoài ra, trong chế độ còn Quy định các hệ số điều chỉnh định ngạch (Rút ngắnđịnh ngạch) cho phù hợp với điều kiện khai thác thực tế của mỗi doanh nghiệp Cụ thể

có các hệ số điều chỉnh định ngạch như sau:

- Hệ số điều chỉnh theo loại đường:

▪ Đường loại 2, hệ số điều chỉnh: 1,15

▪ Đường loại 3, hệ số điều chỉnh: 1,25

▪ Đường loại 4, hệ số điều chỉnh: 1,35

▪ Đường loại 5, hệ số điều chỉnh: 1,45

- Hệ số điều chỉnh theo thời hạn sử dụng (Tình trạng kỹ thuật) của xe:

▪ Nhóm 1 (Thời gian sử dụng dưới 3 năm), hệ số điều chỉnh: 1,0

Trang 21

▪ Nhóm 2 (Thời gian sử dụng từ 3-5 năm), hệ số điều chỉnh: 1,1.

▪ Nhóm 3 (Thời gian sử dụng từ 5-7 năm), hệ số điều chỉnh: 1,2

▪ Nhóm 4 (Thời gian sử dụng từ 7-10 năm), hệ số điều chỉnh: 1,3

▪ Nhóm 5 (Thời gian sử dụng trên 10 năm), hệ số điều chỉnh: 1,4

- Hệ số điều chỉnh theo vùng khí hậu:

- Hệ số điều chỉnh theo mác kiểu xe (Xe thông dụng, xe chuyên dụng, xe đặcbiệt, loại động cơ lắp trên xe, )

- Hệ số điều chỉnh theo thời hạn sử dụng của xe

- Hệ số điều chỉnh theo quy mô đoàn xe, trình độ trang thiết bị của xưởng BDSC,trình độ tay nghề của đội ngũ thợ BDSC

Ngoài ra, cũng quy định về định mức ngày xe nằm BDSC các cấp

- Định mức khối lượng, giờ công, ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa

- Định mức khối lượng giờ công được quy định cụ thể trong QĐ 610

Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào tình trạng kỹ thuật từng mác, kiểu xe và sử dụngtiêu chuẩn mẫu chất lượng lao động theo từng công việc, chọn ra các hệ số điều chỉnh

đã quy định cho phù hợp để từ đó đề ra các hệ thống các định mức giờ công bảo dưỡngsửa chữa cho từng mác xe cụ thể

(5) Quy định về định mức hao phí vật tư - phụ tùng cho từng cấp BDSC

Trước thực tế và yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp hiện nay Bộ giao thông vậntải đã ban hành thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định bảo dưỡng kỹ thuật sửa chữaphương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho phù hợp với tình hình và yêu cầu mớicủa thực tế chủng loại phương tiện và chế độ bảo dưỡng sửa chữa Đây là quyết địnhthay thế cho quyết định 992 của Bộ GTVT, quyết định đã có những thay đổi phù hợpvới thực tế phương tiện hoạt động Cụ thể như:

Trang 22

* Về Bảo dưỡng ô tô: Nội dung bảo dưỡng bao gồm: Làm sạch, chẩn đoàn, kiểm tra,điều chỉnh, xiết chặt, thay dầu mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy Phân cấpbảo dưỡng: bao gồm bảo dưỡng hàng ngày và bảo dưỡng định kỳ.

- Đối với bảo dưỡng hàng ngày thông thường do lái xe, phụ xe hoặc công nhântrong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe hoạtđộng hàng ngày cũng như trong thời gian vận hành

- Đối với Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tại xưởng BDSC và thực hiện saumột kỳ hoạt động của ô tô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời giankhai thác Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khaithác của ô tô, tùy theo định ngạch nào đến trước Trong các trường hợp bảo dưỡngđịnh kỳ được thực hiện như sau: Đối với ô tô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãngsản xuất thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tình theo quy định của nhà chế tạo Đối vớinhững ô tô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phảitính theo quãng đường ô tô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ô tô được Quy địnhnhư sau:

Bảng 1- 1: Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ theo thông tư 53/2014/TT-BGTVT

Quãng đường (km) Thời gian (tháng)

Ô tô chở người, ô tô chờ người chuyên

Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng; rơmoóc,

Tuy nhiên với các đơn vị xe buýt, định mức cho bảo dưỡng các cấp được căn cứtheo thông tư số 65/2014/TT-BGTVT về định mức khung kinh tế kỹ thuật áp dụng chovận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Theo đó, định ngạch bảo dưỡng tại cácdoanh nghiệp xe buýt thường được thực hiện theo hai cấp:

Bảng 1- 2: Chu kỳ bảo dưỡng xe buýt

Trang 23

* Về sửa chữa ô tô: Nội dung của sửa chữa ô tô bao gồm các công việc: Kiểm tra, chẩnđoán, tháo lắp điều chỉnh và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết, tổng thành của ô

tô Căn cứ vào tính chất và nội dung của công việc sửa chữa ô tô được chia làm 2 loại:

- Sửa chữa nhỏ: là những lần sửa chữa các chi tiết không phải là chi tiết cơ bảntrong tổng thành, hệ thống nhằm loại trừ hoặc khắc phục các hư hỏng, sai lệch đã xảy

ra trong quá trình sử dụng ô tô Các công việc được thực hiện tại các trạm hoặc xưởngBDSC

- Sửa chữa lớn được chia làm 2 loại: Sửa chữa lớn tổng thành là sửa chữa phụchồi các chi tiết cơ bản, chi tiết chính của tổng thành đó; Sửa chữa lớn ô tô là sửa chữaphục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa chữa phuc đồng thời động cơ và khung ô tô

b Xác định nhiệm vụ BDSC của doanh nghiệp:

* Nhu cầu BDSC và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu BDSC:

Nhu cầu BDSC của doanh nghiệp là số lần và tổng giờ công BDSC các cấp màdoanh nghiệp cần thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (Thường làmộtnăm) Hiện nay nếu thực hiện theo quy định 992 còn nhiều nội dung chưa xác địnhđược và khó xác định nhu cầu do vậy nhu cầu BDSC có thể tính toán theo các cấp bảodưỡng như quy định 694 Nhu cầu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tốchủ yếu phải kể đến là:

- Quy mô, cơ cấu và chất lượng đoàn phương tiện

- Điều kiện khai thác kỹ thuật phương tiện trong vùng hoạt động của doanhnghiệp bao gồm

- Mức độ và cường độ khai thác phương tiện

- Phương pháp tổ chức và công nghệ BDSC cũng như trình độ trang thiết bị dùngcho công tác BDSC

- Trình độ công nhân BDSC và chất lượng công tác tổ chức lao động cho côngnhân BDSC

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều áp dụng phương thức khoán cholái xe Việc áp dụng khoán cho lái xe là để tạo quyền tự chủ cho lái xe trong việc khaithác hàng hoá, hành khách vận chuyển, gắn liền quyền lợi, nghĩa vụ vật chất của lái xevới việc giữ gìn, bảo quản và sử dụng có hiệu quả phương tiện

Khi áp dụng khoán cho lái xe, thông thường đối với công tác BDSC thì cácdoanh nghiệp vận tải không bắt buộc lái xe phải vào xưởng của doanh nghiệp để thựchiện tất cả các cấp của BDSC Chẳng hạn như: Lái xe được tự chọn nơi làm BDSCthường xuyên và bảo dưỡng cấp 1 còn đối với bảo dưỡng cấp 2, và sửa chữa lớn (baogồm cả đại tu bộ phận) thì bắt buộc lái xe phải đưa xe về xưởng của doanh nghiệp

Trang 24

hoặc tại một cơ sở dịch vụ BDSC theo quy định (trong trường hợp doanh nghiệpkhông có xưởng).

Như vậy, nhu cầu về BDSC tại xưởng của doanh nghiệp đã giảm đi đáng kể vàtình trạng dư thừa năng lực BDSC của các doanh nghiệp vận tải hiện nay là khá phổbiến Để khắc phục tình trạng trên, một số doanh nghiệp đã cho phép xưởng làm dịch

vụ về BDSC cho phương tiện ở bên ngoài doanh nghiệp

Nhu cầu BDSC phương tiện của doanh nghiệp vận tải thường được đánh giábằng các chỉ tiêu sau:

- Tổng số lần xe vào BDSC các cấp (Lần cấp)

- Tổng giờ công BDSC các cấp

- Tổng mức hao phí vật tư, phụ tùng cho BDSC các cấp

- Tổng chi phí cho công tác BDSC các cấp

* Căn cứ xác định nhu cầu BDSC của doanh nghiệp:

- Chế độ BDSC theo quy định

- Các định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật và giờ công cho BDSC các cấp

- Kế hoạch khai thác phương tiện bao gồm: Điều kiện khai thác phương tiện và tổng quãng đường xe chạy theo kế hoạch

- Kết quả phân tích tình hình thực hiện công tác BDSC ở doanh nghiệp kỳ trước

- Các kết quả điều tra, khảo sát và các định mức có liên quan ở doanh nghiệp

* Phương pháp xác định nhu cầu BDSC:

Hiện tại các doanh nghiệp thường áp dụng hai nhóm phương pháp để xác địnhnhu cầu BDSC đó là:

Phương pháp biểu đồ: Căn cứ vào kế hoạch khai thác phương tiện và biểu đồđưa xe ra vận doanh để xác định thời gian đưa xe vào cấp của từng xe sau đó tổng hợplại Phương pháp này thường được dùng để theo dõi, đưa xe vào BDSC theo kế hoạch

cụ thể

Phương pháp phân tích tính toán: Thực chất của phương pháp là kết hợp giữaphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định ngạch và định mức BDSC kết hợp với cáccánh thức tính toán cụ thể Phương pháp này có 2 dạng:

+ Tính toán theo định ngạch BDSC:

(1) Xác định số lần BDSC các cấp (theo thông tư 53/2014/TT-BGTVT):

N SCL=Σ L( 1chg)

L SCL

Trang 25

: Tổng quãng đường xe chạy thực tế quy đổi ra đường loại 1.

L SCL, L BDĐK, L BD 2, L BD 1: Định ngạch quãng đường sửa chữa lớn, bảo dưỡng định

kỳ, bảo dưỡng cấp 2, bảo dưỡng cấp 1

AD vd: Tổng số ngày xe vận doanh theo kế hoạch

a: Hệ số bảo dưỡng thường xuyên (a=1 đối với xe khách; a=0,5 đối với xe tải).(2) Xác định giờ công BDSC các cấp:

∑T BDTX=N BDTX ×t BDTX

∑T BD 1=N BD 1 × t BD 1

∑T BD 2=N BD 2 × t BD 2

Trong đó:

∑T BDTX: Tổng giờ công bảo dưỡng thường xuyên

∑T BD 1: Tổng giờ công bảo dưỡng 1

∑T BD 2 : Tổng giờ công bảo dưỡng 2

t BDTX : Định mức giờ công cho 1 lần bảo dưỡng thường xuyên

t BD 1: Định mức giờ công cho 1 lần bảo dưỡng 1

t BD 2: Định mức giờ công cho 1 lần bảo dưỡng 2

Trang 26

Tổng giờ công sửa chữa thường xuyên được xác định trên cơ sở định mức giờcông SCTX tính bình quân cho 1000 km xe chạy:

∑T SCTX= Σ(L1chg)

1000× t SCTX

Trong đó:

∑T SCTX: Tổng giờ công sửa chữa thường xuyên

t SCTX: Định mức giờ công SCTX tính bình quân cho 1000 Km xe chạy

d SCTX: Định mức ngày xe nằm SCTX tính bình quân cho 1000 Km xe chạy

Như vậy tổng số ngày xe nằm BDSC được tính như sau:

AD BDSC=∑ AD SCL+∑ AD BD 1+∑ AD BD 2+∑ AD SCTX

(4) Xác định nhu cầu vật tư, phụ tùng cho BDSC các cấp:

Tổng nhu cầu vật tư phụ tùng cho BDSC được xác định như sau:

∑VT BDSC=N BD 2 ×VT BD 2+N BD 1 ×VT BD 1+N BDTX × VT BDTX+ Σ(L1chg)

1000×VT SCTX

Trong đó:

VT BDSC: Tổng nhu cầu vật tư phụ tùng cho BDSC

VT BD 1, VT BD 2, VT BDTX: Định mức vật tư phụ tùng cho một lần bảo dưỡng cấp 1,bảo dưỡng cấp 2 và BDTX

VT SCTX: : Định mức vật tư phụ tùng cho SCTX tính bình quân cho 1000 Km xechạy

+ Tính toán theo chu kỳ sửa chữa lớn:

Trang 27

Chu kỳ sửa chữa lớn là quãng đường xe chạy (hay thời gian xe hoạt động) giữahai lần sửa chữa lớn Bản chất của phương pháp này là trên cơ sở xác định số lần sửachữa lớn tính toán trong kì kế hoạch và số lần BDKT các cấp trong mootjchu kì sửachữa lớn để tính nhu cầu BDSC của doanh nghiệp Trình tự tính toán như sau:

(1) Xác định số lần (Chu kỳ) SCL tính toán trong kỳ kế hoạch:

n BD 2: Số lần bảo dưỡng cấp 2 trong 1 chu kỳ SCL

n BD 1: : Số lần bảo dưỡng cấp 1 trong 1 chu kỳ SCL

(3) Xác định tổng số lần BDKT các cấp:

N BD 1=n BD 1 × N SCL

N BD 2=n BD 2 × N SCL

Các chỉ tiêu còn lại (Tổng giờ công; Tổng ngày xe nằm; Nhu cầu vật tư phụ tùng;

Hệ số ngày xe tốt) tính toán tương tự như phương pháp định ngạch

* Xác định chi phí BDSC phương tiện:

Tổng chi phí BDSC bao gồm các khoản mục:

- Chi phí tiền lương và bảo hiểm cho công nhân BDSC

- Chi phí vật tư phụ tùng thay thế cho BDSC

- Chi phí quản lý xưởng: Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng, chi phí điệnnước, lương cho cán bộ quản lý xưởng

Như vậy tổng chi phí BDSC được tính toán theo phương pháp tính toán trựctiếp sẽ bằng:

Trong đó:

C VTPT: Chi phí vật tư phụ tùng thay thế cho BDSC

Trang 28

C QLX: Chi phí quản lý xưởng, định mức bằng 6% ×(C TL+BHCN+C VTPT¿

c Nghiên cứu áp dụng hình thức tổ chức BDSC:

Công tác BDSC phương tiện ở các doanh nghiệp thường được tổ chức theo 3hình thức phổ biến sau đây:

* BDSC theo trạm chuyên môn hoá:

Việc chuyên môn hoá có thể tiến hành theo cấp BDSC, theo mác kiểu xe hoặctheo loại công việc Điều kiện để áp dụng phương pháp này là quy mô BDSC phảitương đối lớn

- Ưu điểm: Năng suất lao động và chất lượng BDSC cao do có điều kiện áp dụngtiến bộ khoa học kĩ thuật và không ngừng nâng cao trình độ lành nghề của thợ

- Nhược điểm: Sự đơn điệu trong sản xuất dễ dẫn đến bệnh nghề nghiệp, phứctạp trong việc điều phối, điều hành giữa các khâu

* BDSC trên trạm tổng hợp:

Theo hình thức này, người ta tổ chức các trạm BDSC vạn năng có thể thực hiệnđồng thời các loại công việc BDSC khác nhau và với các mác kiểu xe khác nhau Tuyvậy tính tổng hợp cũng chỉ ở một mức độ nhất định

- Ưu điểm: Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tránh được sựđơn điệu cho thợ BDSC

- Nhược điểm: Năng suất lao động thấp và chất lượng BDSC chỉ có thể đạt ở mộtmức độ nhất định

* Phương pháp thay thế tổng thành:

Chủ yếu được áp dụng trong công tác sửa chữa (trung tu và đại tu).Theo hìnhthức này, doanh nghiệp xây dựng quĩ tổng thành Khi xe vào sửa chữa không cần chờđợi mà chỉ cần thay thế tổng thành từ quĩ tổng thành Tổng thành cần sửa chữa của xevào xưởng sẽ được sửa chữa và quay vòng đưa vào quĩ tổng thành

- Ưu điểm: Giảm thời gian xe nằm để chờ sửa chữa tổng thành qua đó giảm đáng

kể ngày xe nằm BDSC

- Nhược điểm: Chỉ có thể áp dụng trong điều kiện đồng bộ hoá cao (Doanhnghiệp chỉ có một số lượng mác kiểu xe nhất định) Ngoài ra, doanh nghiệp phải đầu

tư bổ sung vốn để thành lập quỹ tổng thành

Dù tổ chức theo hình thức nào thì công nghệ BDSC phương tiện cũng đều phảituân thủ theo quy trình nguyên tắc như sau:

Trang 29

Hình 1- 3: Quy trình công nghệ BDSC phương tiện

d Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và quản lý chất lượng BDSC:

* Quản lý thực hiện nhiệm vụ BDSC:

Quản lý thực hiện nhiệm vụ BDSC trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo haiphương thức:

- Quản lý tập trung: Tất cả các công việc BDSC phương tiện đều được thực hiệntập trung tại xưởng của doanh nghiệp dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của xưởngtrưởng Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật đối với công tác BDSC củaxưởng Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm về việc hạch toán chi phí cho côngtác BDSC

Ưu điểm: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng công tác BDSCphương tiện nói chung

Nhược điểm: Không hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay khi phần lớn cácdoanh nghiệp áp dụng cơ chế khoán cho lái xe Tính tự chủ của lái xe nhận khoán bịhạn chế Nhiều khi xưởng gây khó khăn cho lái xe

- Quản lý gián tiếp: Doanh nghiệp giao khoán chi phí cho lái xe chịu trách nhiệmthực hiện một số nội dung của BDSC nhất định như: Bảo dưỡng ngày, bảo dưỡng 1 vàsửa chữa thường xuyên Lái xe được tự chọn cơ sở để đưa xe vào cấp Chỉ có bảodưỡng 2 và trung tu là buộc phải vào xưởng của doanh nghiệp Xưởng được chuyểnsang chế độ hạch toán kinh tế nội bộ để tạo quyền tự chủ cho xưởng được nhận xe bênngoài vào xưởng để BDSC

Ưu điểm: Tạo quyền tự chủ cho cả lái xe nhận khoán trong viện BDSC xe cũngnhư nâng cao tinh thần trách nhiệm và quyền tự chủ của xưởng

Nhược điểm: Công tác quản lý chất lượng BDSC nói riêng và kiểm soát chấtlượng kỹ thuật phương tiện nói chung sẽ khó khăn và phức tạp hơn

* Quản lý chất lượng công tác BDSC:

Kiểm tra, đánh giá, phân loại

Sửa chữaBDKT

Cấp giấy xác nhận xe

Kiểm tra chất lượng BDSC

Cấp giấy xác nhận BDSC

Trang 30

Chất lượng công tác BDSC phương tiện được đánh giá thông qua việc kiểm tracác thông số kỹ thuật của xe nhờ các thiết bị chuyên dụng sau khi xe vào cấp và so vớiyêu cầu kỹ thuật cần đạt được Xe chỉ được cấp giấy xác nhận cho ra xưởng nếu:

- Công tác BDSC đã được thực hiện đúng và đủ nội dung theo yêu cầu

- Chất lượng BDSC đạt tiêu chuẩn quy định

Ngoài ra, chất lượng BDSC phương tiện có thể đánh giá một cách gián tiếp thôngqua các chỉ tiêu:

- Tổng số giờ xe vận doanh phải ngừng hoạt động trên tuyến (Xe hỏng trênđường phải quay về gara sớm, hoặc ra tuyến muộn) do nguyên nhân kỹ thuật tính bìnhquân cho một ngày xe vận doanh

- Số lần sửa chữa đột xuất tính bình quân cho một ngày xe vận doanh

- Số ngày xe nằm SCTX tính bình quân cho 1000 km xe chạy

- Chi phí SCTX tính bình quân cho 1000 km xe chạy

- Hệ số hoàn thành mức quãng đường (Hoặc mức thời gian) giữa hai lần sửa chữalớn

- Số lượng, cơ cấu và trình độ công nhân BDSC

- Công tác tổ chức lao động cho thợ BDSC

- Chất lượng vật tư phụ tùng trong BDSC,

Chất lượng công tác BDSC được quản lý thông qua việc quản lý một cách cóhiệu quả các yếu tố trên đây Các biện pháp quản lý chất lượng BDSC thường được sửdụng là:

- Kiểm tra, đánh giá bằng các phương tiện kỹ thuật

- Các biện pháp về tổ chức và hành chính mệnh lệnh

- Các biện pháp kinh tế như: Quy chế thưởng phạt, chế độ tiền lương, tiền thưởngđối với thợ BDSC,

Kết luận chung chương 1:

Đối với doanh nghiệp vận tải nói chung và vận tải buýt nói riêng, quản lý kỹthuật phương tiện là công tác quan trọng để đảm bảo duy trì xe trong tình trạng kỹ

Trang 31

thuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn xe trong quá trình khai thác sử dụng và bảoquản, thiểu hóa chi phí sửa chữa phương tiện Chương 1 đã nghiên cứu cơ sở lý luậnchung về quản lý kỹ thuật phương tiện trong một doanh nghiệp vận tải Tại đây, đã đềcập đến các khái niệm, mục đích - ý nghĩa, nội dung,… của quản lý nói chung và quản

lý kỹ thuật phương tiện nói riêng Đây là chương cơ sở lý luận làm tiền đề xây dựngcho chương 3

Trang 32

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN

CỦA XÍ NGHIỆP XE BUÝT 10-10 HÀ NỘI:

2.1 Giới thiệu về Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội:

Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội được thành lập ngày 10/10/1998 theo quyết định

số 3933/QĐ-UB, là một bộ phận thuộc Công ty Xe khách Nam Hà Nội - một doanhnghiệp vừa tham gia kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh vừa tham gia vận tải hànhkhách công cộng trong thủ đô Hà Nội Thời gian đầu mới thành lập, bộ phận xe buýtchỉ có các loại xe: Combi, Cosmos, Huyndai với sức chứa từ 24 – 30 chỗ

Trước sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân cùng sựphát triển nhu cầu đi lại của nhân dân thủ đô, ngày 30/12/2001, Sở Giao thông Côngchính thành phố Hà Nội ra quyết định số 713/QĐ-UB quyết định tách bộ phận xe buýt

ra khỏi Công ty xe khách Nam để trở thành một xí nghiệp riêng (trực thuộc Công tyvận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội nay là Tổng công ty vận tải Hà Nội) chuyên vậntải hành khách công cộng bằng xe buýt và lấy tên là Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội.Ngày 14/05/2004, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 72/2004/QĐ-UB về việc thành lập Tổng công ty vận tải Hà Nội thí điểm hoạt động theo môhình công ty mẹ - công ty con Từ đây, Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội trở thành xínghiệp phụ thuộc Tổng công ty, thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ, có tư cách phápnhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản ngân hàng theo sự ủyquyền của Tổng giám đốc của Tổng công ty Hiện nay, trụ sở giao dịch của Xí nghiệpđặt tại đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Tên giao dịch: Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội

Tên tiếng Anh: Hanoi 10-10 Bus Enterprise

Địa chỉ: Hệ thống khu phục vụ xe Buýt, đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, QuậnCầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Trang 33

thiếu thốn thiết bị… Vì lợi nhuận xe buýt rất thấp nên dù đã kêu gọi nhưng không cóđơn vị nào đầu tư.

Dù còn gặp nhiều hạn chế, hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýtcủa Xí nghiệp đã có những đóng góp tích cực trong việc giảm ùn tắc và đảm bảo trật

tự an toàn giao thông trên nhiều tuyến đường chính của Thủ đô

Trong thời kỳ đầu, Xí nghiệp đã đảm đương 4/13 tuyến xe (chiếm 30,8%);33/112 số lượng xe (chiếm 29,5%) và đã vận chuyển được 1,85 triệu lượt trong 6,34triệu lượt hành khách (chiếm 29,2% lượng hành khách được vận chuyển bằng xe buýtmột năm của toàn thành phố)

Từ với chỉ 33 đầu xe, 195 lao động trong năm 1998, đến năm 2018 doanh nghiệp

có 151 đầu xe và 700 lao động Hiện nay, Xí nghiệp có 705 lao động, 181 xe buýt hoạtđộng ổn định trên 16 tuyến

Bảng 2- 1: Quy mô Xí nghiệp từ năm 1998 đến nay

Hiện nay, số tuyến mà Xí nghiệp đang quản lý là 16 tuyến trong đó có 3 tuyến

có cự ly trung bình và 13 tuyến có cự ly lớn; có 3 tuyến chạy nội thành, 4 tuyến chạyngoại thành và 9 tuyến kết nối nội thành với ngoại thành Hầu hết các tuyến là tuyếndây cung và hướng tâm Chi tiết các tuyến được trình bày ở phần phụ lục

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp:

a Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp:

Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội có những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố HàNội theo kế hoạch, mạng lưới tuyến và các quy định của thành phố, Sở Giao thôngVận tải Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giao

Đề xuất báo cáo Tổng giám đốc về việc mở thêm, nắn chỉnh tuyến và điềuchỉnh lộ trình, biểu đồ chạy xe cho phù hợp với từng thời điểm

Không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần chongười lao động trong Xí nghiệp, thực hiện phân phối công bằng theo lao động

Quản lý vốn, tài sản, phương tiện, lao động theo phân cấp của Tổng công tyVận tải Hà Nội

Trang 34

Quản lý bảo vệ toàn bộ đất đai, nhà xưởng, tài sản thuộc phạm vi của Xí nghiệpquản lý.

Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, thống kê trong công tác tài chính của

Xí nghiệp, tự chịu trách nhiệm về công tác hạch toán và loại hóa đơn theo quy định

Chịu sự kiểm tra giám sát của Tổng công ty, của Sở Giao thông Vận tải và các

cơ quan bảo vệ pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của Xínghiệp

b Ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp:

Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

Cho thuê xe có động cơ

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp:

a Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp:

Trước đây, cơ cấu Xí nghiệp bao gồm 6 phòng ban, sau rút gọn thành bốn phòng

để tinh gọn bộ máy quản lý Hiện cơ cấu tổ chức bộ máy như hình dưới đây, được đổimới từ ngày 01/08/2022 tuân thủ theo các nguyên tắc hiệu quả - gọn nhẹ - tập trung

Hình 2- 1: Sơ đồ bộ máy quản lý Xí nghiệp

Trong đó, Gara và Phòng Kế hoạch Điều độ là văn phòng xương sống, trực tiếptham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Xí nghiệp

b Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban:

Trang 35

Giám đốc Xí nghiệp do Tổng công ty bổ nhiệm, là người trực tiếp quản lý, điềuhành hoạt động hàng ngày của Xí nghiệp, đại diện theo pháp luật của Xí nghiệp, chịutrách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền &nghĩa vụ được giao, có quyền quyết định việc điều hành sản xuất của Xí nghiệp theođúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, quy chế quản lý nội bộ Tổngcông ty và các quy định của pháp luật, có quyền quyết định bộ máy quản lý, điều hànhtrong Xí nghiệp theo phân cấp, đảm bảo tinh giản và có hiệu lực.

* Phó giám đốc:

Giúp Giám đốc tham gia điều hành tổ chức sản xuất hoặc chịu sự ủy nhiệm của

cơ quan khi Giám đốc vắng mặt; Trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch Điều độ

* Phòng Hành chính Nhân sự:

- Lập kế hoạch lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, đào tạo, đầu tư trang thiết

bị, đồ dùng văn phòng, duy tu cơ sở vật chất của Xí nghiệp theo quy định

- Tham gia xây dựng các chính sách nhân sự Tổng công ty

- Điều chỉnh, bổ sung chính sách tuyển dụng và bố trí nhân sự theo nhu cầu của

Xí nghiệp dựa trên chính sách của Tổng công ty; Tổ chức tuyển dụng và quản lý quytrình tuyển dụng nhân viên tại đơn vị; Đánh giá năng lực ứng viên và bố trí nhân sựphụ trách

- Đề xuất nhu cầu đào tạo và thực hiện đào tạo nội bộ của xí nghiệp; thiết kếchương trình và tổ chức đào tạo tại xí nghiệp

- Thực hiện chính sách tiền lương và chế độ chính sách người lao động khác của

Xí nghiệp: Theo dõi, cập nhật chế độ, chính sách của Nhà nước và Tổng công ty liênquan đến lĩnh vực tổ chức, lao động và tiền lương…; Thực hiện trả lương và các chế

độ khác cho người lao động theo quy định

- Đề xuất khen thưởng kỷ luật xí nghiệp: Theo dõi và giám sát việc thực hiện nộiquy, quy chế của Tổng công ty; Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật tại xínghiệp

- Dịch vụ hậu cần, lễ tân, văn thư, in ấn, lưu trữ, dịch vụ xe máy, tạp vụ, bảo vệ,

An ninh trật tự địa bàn, thủ tục hành chính của Xí nghiệp

- Quản lý cơ sở vật chất văn phòng: Duy trì bảo dưỡng đảm bảo hoạt động củacác hệ thống: điện, nước, hệ thống công nghệ thông tin, máy móc văn phòng, hệ thống

cơ sở vật chất của Xí nghiệp

- Hậu cần tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị

- Giải đáp và xử lý khiếu nại khách hàng

Trang 36

- Quản lý kho lưu trữ của Xí nghiệp; Quản lý kho đồng phục.

* Phòng Tài chính Kế toán:

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê, hoạch toán; quản lý vé, chứng từ

… theo quy định của Nhà nước và quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty; Thựchiện kiểm soát về tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ thu chi phát sinh tại Xínghiệp; Chủ trì thực hiện công tác kiểm kê tài sản, thanh lý tài sản, vật tư cũ

- Lập bộ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị: Tổng hợp báo cáo phântích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính của Xí nghiệptheo yêu cầu quản lý điều hành của giám đốc và quy định của Tổng Công ty

- Phân tích số liệu kế toán và tư vấn cho nhà quản trị: Giám sát việc thực hiện kếhoạch tài chính của Xí nghiệp; Quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Xínghiệp; Quản lý doanh thu và kiểm soát chi phí của Xí nghiệp trên cơ sở các quy trình,định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí đã ban hành; Tham gia xây dựng các địnhmức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí của Xí nghiệp và giám sát việc thực hiện

- Mua sắm vật tư, thiết bị, nhiên liệu dịch vụ phục vụ SXKD tại Xí nghiệp

- Quản lý kho Vé của Xí nghiệp

- Lập Kế hoạch ngân sách của Xí nghiệp theo quy định

- Thực hiện chính sách, tiêu chuẩn về quản lý phương tiện, định mức kinh tế kỹthuật

- Quản lý chất lượng dịch vụ theo luồng tuyến; Quản lý trang thiết bị công nghệgắn trên xe buýt

- Mua sắm trang thiết bị văn phòng; Văn phòng phẩm; Đồng phục và dịch vụphục vụ hoạt động chung của Xí nghiệp

- Ứng dụng, khai thác công nghệ trong công tác quản lý phần mềm ứng dụng tinhọc văn phòng, phần mềm quản lý vật tư, nhiên liệu, vé lệnh

* Phòng Kế hoạch Điều độ:

- Công tác điều độ sản xuất và quản lý tuyến do Xí nghiệp phụ trách: Xây dựng

kế hoạch nhân lực từng tuyến theo tháng, điều hành nhân lực hàng ngày (giải quyếtphát sinh, nghỉ theo chế độ, theo dõi tổng hợp, điều chỉnh kế hoạch nhân lực, xử lý viphạm ảnh hưởng đến sản xuất); Điều hành hoạt động tuyến, kiểm soát chát lượng dịch

vụ, xử lý các sự cố phát sinh trên tuyến; Khai thác, ứng dụng thiết bị công nghệ trên xetrong công tác điều hành; Điều hành hoạt động công tác lưu đêm phương tiện tại bến

xe Sơn Tây; Quản lý luồng tuyến, hạ tầng các tuyến thuộc xí nghiệp quản lý

- Thực hiện quy trình điểm danh: đầu ca, cuối ca

Trang 37

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến vận hành dịch vụ.

- Bán vé, cung cấp thông tin cho khách hàng trực tiếp, vận chuyển

- Giải đáp và xử lý khiếu nại khách hàng VTCC của Xí nghiệp: Đầu mối tiếpnhận, phối hợp xử lý và phản hồi thông tin qua kênh Phòng Khách hàng Hanoibus vàcác kênh khác

- Đề xuất nhu cầu đào tạo và thực hiện đào tạo nội bộ của Phòng; Thiết kếchương trình và tổ chức đào tạo của Phòng

- Phối hợp lập tuyến, lịch và tần suất vận chuyển

- Quản lý Kỹ thuật phương tiện và an toàn giao thông của Xí nghiệp

- Quản lý thông tin, đánh giá nhà cung cấp (thu thập thông tin, đánh giá năng lực

và tạo chính sách sử dụng nhà cung cấp thiết bị công nghệ gắn trên xe, dịch vụ hỗ trợhoạt động trên tuyến)

- Ứng dụng, khai thác công nghệ trong công tác quản lý phần mềm ứng dụng vélệnh và các trang thiết bị gắn trên xe

* Gara:

- Lập Kế hoạch hoạt động của Gara: Xây dựng kế hoạch xe tốt, kế hoạch BDSCphương tiện Kế hoạch đầu tư trang thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ BDSC, kế hoạchmua sắm vật tư

- Thực hiện công tác BDSC phương tiện

- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch theo nghiệp vụ Gara phụ trách

- Phối hợp lập tuyến, lịch và tần suất vận chuyển

- Quản lý hệ thống thiết bị nhà xưởng; trang thiết bị phòng chống cháy nổ của xínghiệp (tại depot và trên xe); Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn chất lượng phương tiện

- Mua sắm vật tư, thiết bị nhà xưởng, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, dịch vụ sửachữa trang thiết bị, phương tiện

- Quản lý thông tin nhà cung cấp (thu thập thông tin, đánh giá năng lực và tạochính sách sử dụng nhà cung cấp vật tư, thiết bị nhà xưởng, công cụ dụng cụ, nhiênliệu, dịch vụ sửa chữa trang thiết bị, phương tiện

- Quản lý kho vật tư tại Xí nghiệp

2.1.4 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động của Xí nghiệp:

a Cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp:

* Văn phòng, nhà xưởng, bến bãi:

Trang 38

Hình 2- 2: Sơ đồ mặt bằng Xí nghiệp xe buýt 10-10

Xí nghiệp có tổng diện tích khoảng 11.500 m2, bao gồm:

+ Khối nhà văn phòng có diện tích là 630 m2, gồm hai tầng:

- Tầng 1 bao gồm các phòng ban: Phòng Nghiệm thu - Thu ngân, Phòng Tổnghợp, Phòng Kiểm tra giám sát, Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng văn thư, Nhà ăn

- Tầng hai gồm Phòng Tài chính - Kế Toán, Phòng Giám đốc, Phòng Phó giámđốc, Hội trường lớn, Phòng họp

Do Xí nghiệp mới chuyển vị trí từ Nguyễn Tuân về Mai Dịch từ cuối năm 2018nên khu nhà văn phòng chưa xuất hiện tình trạng nứt rẽ, xuống cấp

Ngoài các phòng ban kể trên khối nhà văn phòng còn có: Kho; Khu vực vệ sinh,rửa tay; Hệ thống điện; Hệ thống cấp thoát nước; Hệ thống camera giám sát; Hệ thốngphòng cháy chữa cháy

+ Xưởng Bảo dưỡng sửa chữa có diện tích 1.019 m2, nhà kết cấu khung thép,mái tôn công nghiệp, sàn bê tông cốt thép, bao gồm hai tầng: Tầng 1 là phục vụ côngtác sửa chữa phương tiện, tầng 2 là khối văn phòng

Xưởng được chia làm 9 khoang sửa chữa, 6 buồng để vật tư, 1 phòng kho, 1phòng họp, ngoài ra ở khu vực tầng 2 xưởng còn tích hợp dãy 3 phòng ở cho các thợtrong xưởng

+ Bến bãi xe buýt: Diện tích bãi đỗ xe buýt là 9.055 m2 (bao gồm cả vị trí đỗ xe

và lối ra vào) Hiện bãi đỗ có 160 vị trí đỗ cố định, được ngăn cách bởi vạch sơn.Khoảng cách giữa hai điểm đỗ trước sau là 12m, bởi vậy lái xe có thể dễ dàng quay trở

Trang 39

đầu xe, đưa phương tiện ra và vào vị trí đỗ Tuy nhiên, do là bãi dỗ xe lộ thiên nênphương tiện bị chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết khí hậu.

+ Còn lại là khu tổ hơp, nhà để xe cho cán bộ, công nhân viên

* Máy móc trang thiết bị của Xưởng:

Hiện tại, công việc BDSC tại xưởng chủ yếu là trung tu và sửa chữa thườngxuyên Phương tiện được sửa chữa lớn theo định ngạch (tùy theo từng loại xe) nhưngphần lớn được đưa sang Xí nghiệp Trung Đại Tu ô tô Hà Nội (theo chủ trương quản lýtập trung của Tổng công ti Vận tải Hà Nội) nên nhìn chung trang thiết bị hiện tại của

Xí nghiệp là đầy đủ cho bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2 và sửa chữa thường xuyên.Một số máy móc, trang thiết bị đã hỏng hóc cần được sửa chữa và thay mới Tình hìnhmáy móc, trang thiết bị Xưởng hiện có được trình bày ở phần phụ lục

c Tình hình phương tiện của doanh nghiệp:

Hiện nay Xí nghiệp có tổng cộng 181 xe buýt với 9 loại xe khác nhau để đưavào khai thác trên các tuyến, trong đó số xe vận doanh là 147 xe vào các ngày thường

và 139 xe vào ngày nghỉ Các phương tiện chủ yếu thuộc dòng xe Samco, Daewoo,Thaco Cụ thể, mỗi tuyến có số xe và mác xe như sau:

Bảng 2- 3: Số lượng và cơ cấu phương tiện của Xí nghiệp (tại tháng 1/2023)

Trang 40

Theo năm sản xuất: chiếm phần lớn trong tỷ trọng phương tiện là các xe hầu hếtđược sản xuất từ 2020, 2017, 2018 Xe sản xuất từ 2013 chỉ có 4 chiếc, chiểm 2,21%tổng số phương tiện Xí nghiệp xây dựng định mức thời gian sử dụng tối đã xe buýt là

10 năm, bởi vậy cuối năm 2022 Xí nghiệp đã thay 30 phương tiện xản xuất từ 2012trên 3 tuyến 95, 110, 111 bằng những chiếc xe buýt mới để đảm bảo an toàn giaothông

c Tình hình lao động của Xí nghiệp:

Từ năm 2019 – 2022, số lượng nhân viên của Xí nghiệp không ngừng giảm, mộtphần là do công tác rút gọn bộ máy quản lý Xí nghiệp, ngoài ra còn do số lượng lái xe,phụ xe nghỉ việc tăng, dẫn đến số lao động trong Xí nghiệp năm 2022 chỉ đạt 94,75%

so với năm 2021

Hiện nay, Xí nghiệp có 705 cán bộ công nhân viên Cụ thể, việc tổ chức lao động

ở Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội được thực hiện như sau:

Bảng 2- 4: Phân loại lao động trong Xí nghiệp tính đến cuối năm 2022

Theo nghề

nghiệp

Lao động trựctiếp

Lao động giántiếp

Ngày đăng: 04/03/2024, 11:15

w