Điều này không chỉ ảnh hưởng kinh tế chính trị của riêng nước đó mà có thể của khu vực và thế giới Bởi vậy, để đánh giá chính xác sự vận động phát triển cùng dự đoán bước đi của chủ nghĩ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
LÝ LUẬN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN ĐẾN TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM
Họ và tên: Nguyễn Hà Minh Trí Lớp tín chỉ: TRI115(2.1/2021).59.4 Khối: 4
Khoá: 59 Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại Lớp hành chính: Anh 13-KTĐN
Mã SV: 2014110249 Giảng viên giảng dạy: ThS.Đinh Thị Quỳnh Hà
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020
Trang 2MỤC LỤ
C
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Hướng nghiên cứu đề tài
3 Mục đích nghiên cứu đề tài
4 Cấu trúc đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài……….3
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài………3
B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
3 Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN ĐẾN TIẾN TRÌNH HỘP NHẬP CỦA VIỆT NAM
1 Sự cần thiết và tác dụng của quá trình hội nhập 2 Cơ hội cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập 3 Thách thức cho quá trình nghiên cứu trong quá trình hội nhập C KẾT LUẬN 15
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với bối cảnh toàn cầu hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang lớn mạnh ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và đang đóng góp không ngừng cho sự phát triển của nhân loại Xong, một số tập đoàn lớn đã dần có quan hệ khăng khít hơn với chính quyền nhà nước Hơn thế, họ đang có dấu hiệu bành trướng và gây lũng đoạn thị trường, tạo thế chính trị có lợi nhất cho mình Điều này không chỉ ảnh hưởng kinh tế chính trị của riêng nước đó mà có thể của khu vực và thế giới Bởi vậy, để đánh giá chính xác sự vận động phát triển cùng dự đoán bước đi của chủ nghĩa tư bản trong tương lai cùng ảnh hưởng trong hiện tại, chúng ta sẽ nghiên cứu dòng chảy lịch sử qua việc nghiên cứu độc quyền trong chủ nghĩa tư bản.
Hướng nghiên cứu đề tài là tìm hiểu, thu thập tài liệu thông tin
Trong sự phát triển không ngừng của chủ nghĩa tư bản, dựa trên cơ sở
lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các học thuyết kinh tế, đề tài nghiên cứu
về nguyên nhân hình thành của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản và đặc điểm kính tế của nó Ngoài ra đề tài còn chỉ ra những đặc điểm mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản Từ đó thấy được những ảnh hưởng của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản với quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam
Đề tài gồm 13 trang, 1 mục lục Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Trang 41.1 Sự phát triển của lực lượng sản xuất
1.2 Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX
1.3 Tác động của kinh tế trong nền kinh tế tư bản
1.4 Môi trường cạnh tranh tự do của nền kinh tế tư bản
1.5 Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong xã hội tư bản
1.6 Tín dụng tư bản phát triển
2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản 2.1 Sự tập trung sản xuất và cấc tổ chức độc quyền
2.2 Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
2.3 Xuất khẩu tư bản
2.4 Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
2.5 Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
3 Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản 3.1 Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới
3.2 Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính
3.3 Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: 3.4 Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới
CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM
1 Sự cần thiết và tác dụng của quá trình hội nhập
2 Cơ hội cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập
2.1 Mở rộng thị trường nhâp khẩu
2.2 Tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải
quyết vấn đề nợ quốc tế 2.3 Tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào
tạo cán bộ quản lý
Trang 52.4 Tạo cơ hội mở rộng giao lưu nguồn lực nước ta với các nước.
3 Thách thức cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập
3.1 Thách thức cạnh tranh từ sức mạnh độc quyền của các tập đoàn lớn 3.2 Thách thức từ sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ thế giới 3.3 Thách thức do các tập đoàn tài chính xâm nhập, thao túng thị trường 3.4 Thách thức từ rào cản kinh tế mà các cường quốc đặt ra.
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng các phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin, phân tích dữ liệu.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Bài tiểu luận nâng cao trình độ hiểu biết của sinh viên về đề tài này
Đề tài góp phần làm rõ độc quyền trong chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng của
nó đến sự hội nhập của quốc gia, cụ thể là Việt Nam.
B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Cuối thế kỉ XIX, đầu XX, sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đến chủ nghĩa tư bản độc quyền là nguyên nhân chính cho sự ra đời chủ nghĩa tư bản độc quyền Tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung phát triển sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền
1.1 Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, làm xuất hiện nhiều ngành mới Đó là những ngành có trình độ cao, những xí nghiệp có quy mô lớn đòi hỏi hình thức kinh tế tổ chức mới
Trang 61.2 Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX
Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, nhờ những phát minh khoa học trong các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học như máy phát điện của Mai-Cơn Pha-ra-đây, Giêm Pre-xcốt Giun, ứng dụng nguồn năng lượng mới của E-mi-li Khri-xchia-nô-vích Len-xơ, Kĩ thuật luyện kim được cải tiến với việc sử dụng
lò Bét-xme và lò Mác-tanh, phát hiện hóa chất mới như axit sunphuaric, thuốc nhuộm,…các máy móc như động cơ diêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay,…phát triển phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thủy, xe điện, máy bay
và đặc biệt là đường sắt Những thành tựu khoa học kĩ thuật này làm xuất hiện nhiều nghành sản xuất mới, đòi hỏi quy mô sản xuất của xí nghiệp mở rộng hơn Ngoài ra, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, làm tăng tích lũy tư bản, từ
đó dẫn đến phát triển sản xuất lớn
1.3 Tác động của kinh tế trong nền kinh tế tư bản
Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ, v.v ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn
1.4 Môi trường cạnh tranh tự do của nền kinh tế tư bản
Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ để thắng thế trong cạnh tranh Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn
1.5 Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong xã hội tư bản
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản
Trang 71.6 Tín dụng tư bản phát triển
Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền để cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền
2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
2.1 Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tơrớt, côngxoócxiom, consơn, cônglômêrát
Cacsten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp định thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, Các nhà tư bản vẫn độc lập về việc buôn bán, sản xuất, chỉ cam kết làm đúng hiệp định Vì vậy, đây là hình thức tổ chức lỏng kẻo, các nhà tư bản nếu thấy bất lợi cho mình đều xin rút, nên Cácten thường tan vỡ trước kỳ hạn của nó
Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn Các tư bản chỉ có độc quyền sản xuất, mất quyền lưu thông hàng hóa Mục đích là thống nhất nguồn mua nguyên liệu giá rẻ và bán ra với mức giá chung đắt hơn, để đạt lợi nhuận độc quyền
Tơrớt là hình thức nắm độc quyền cao hơn, nhằm thống nhất sản xuất, tiêu thụ tài vụ, Đây là hình thức phổ biến ở Mỹ, là hình thức liên kết cùng ngành chặt chẽ nhất
Trang 8Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn những hình thức trước với hình thức liên kết dọc, một côngxoócxiom có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù
Consơn là hình thức tổ chức tập đoàn phổ biến nhất hiện nay Các thành viên quan hệ dựa trên thỏa thuận về lợi ích chung, về những phát minh sáng chế Khoa học kĩ thuật, hợp tác sản xuất kinh doanh và hệ thống tài chính chung
Cônglômêrát là tập đoàn đa nghành, đa lĩnh vực, huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán, chủ yếu nhắm mở rộng phạm vi kiểm soát tài chính
Xu hướng kinh doanh đa ngành đa nghề là tất yếu để tránh khủng hoảng cơ cấu
2.2 Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Tư bản tài chính xuất hiện là sự dung hợp giữa độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng và công nghiệp Họ có quyền thao túng nguồn cung tiền, sản xuất và cung ứng sản phẩm
Quy định của nhà nước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các tư bản độc quyền lớn, nên họ luôn muốn mua chuộc nhà nước để hướng các chính sách phục vụ quyền lợi của tập đoàn Thậm chí họ còn can thiệp an ninh chính trị của quốc gia Đó là các đầu sỏ tài chính
2.3 Xuất khẩu tư bản
Xuất bản tư bản là hiện tượng đưa tiền tệ ra nước ngoài Được thực hiện dưới 2 hình thức:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục đích là hưởng tỉ xuất lợi nhuận cao hơn từ nước ngoài
Trang 9Đầu tư gián tiếp nước ngoài (cho vay) có 2 loại: cho vay thương mại với mục đích hưởng lợi tức cao hơn trong chính quốc và cho vay ưu đãi (vốn vay ưu đãi ODA)
2.4 Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Các tổ chức độc quyền có quy mô lớn, khi thị trường trong nước
không đáp ứng được, họ sẽ tìm đến thị trường thế giới, không chỉ để tiêu thụ sản phẩm mà còn để tìm cung ứng cho nguồn nguyên liệu đầu vào Trong quá trình cạnh tranh của các tổ chức độc quyền trên thị trường thế giới sẽ xuất hiện
sự phân chia của các tổ chức Để đảm bảo sự độc quyền ổn định, các quốc gia
đã tiến hành xâm chiếm thuộc địa
2.5 Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc là cách
để đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, giải quyết sự phát triển kinh tế
bản
3.1 Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới
Sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ví dụ: công ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ, sử dụng gần 1 triệu lao động, 136 chi nhánh ở hơn 100 nước trên thế giới
Trang 10Mặt khác, trong các nước tư bản lớn lại phát triển rất nhiều các công ty vừa và nhỏ Do việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cho phép chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng => hình thành hệ thống gia công, nhất là trong các ngành sản xuất ôtô, máy bay, đồ điện cơ khí…Bên cạnh đó do ưu thế những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường
3.2 Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong các nước
tư bản chủ nghĩa phát triển đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới Đặc biệt là các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP Thích ứng với sự biến đổi
đó, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã thay đổi Sự thay đổi đó diễn ra ngay trong quá trình thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp Ngày nay phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch
vụ quốc phòng Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn
Ví dụ: ngân hàng cho tư bản công nghiệp vay vốn và bảo đảm tín dụng cho nó kinh doanh, có lợi cùng hưởng, rủi ro, thất bại cùng chia sẽ Hoặc ngân hàng mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền và cho rồi cho các doanh nghiệp thuê gọi là cho thuê tài chính, như máy móc, hệ thống vi tính…
Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu mệnh giá nhỏ được phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng, nhiều tầng lớp dân
cư mua cổ phiếu
3.3 Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản:
Trang 11Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu huớng khu vực hóa nền kinh tế EU,, NAFTA, ASEAN, APEC…
3.4 Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới hình thức cạnh tranh và thống trị mới.
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện” chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế” rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự phụ thuộc về chính trị vào các cường quốc
Như vậy, dù có những biểu hiện mới, CNTB đương đại vẫn là CNTB độc quyền Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà Lênin đã vạch ra từ những năm đầu thế kỷ
CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN ĐẾN TIẾN TRÌNH HỘP NHẬP CỦA VIỆT NAM
1 Sự cần thiết và tác dụng của quá trình hội nhập
Những năm gần đây, khi thế giới hướng đến hòa bình, ổn định, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, toàn cầu hóa là xu hướng khách quan tất yếu của mỗi quốc gia muốn tồn tại Vì thế, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần nâng cao tầm thế và năng lực của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sức ép và điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế, doanh thu và sản phẩm Với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, những năm qua, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện của Việt Nam đã đạt những kết quả tích cực, với các điểm nhấn sau: