Thêm vào đó, các công cụ thanh tốn khơng dùng tiềnmặt góp phần hữu hiệu trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thu húttiền gửi vào ngân hàng, tăng nhanh chu chuyển thanh toán t
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO DỊCH THANH TOÁN VÀ
Khái niệm chung về thanh toán trong nền kinh tế
Trong hoạt động kinh tế, các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế thường xuyên phải thanh toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh Xuất phát từ tính đa dạng, đan xen của các quan hệ kinh doanh cộng với giá trị thanh toán cho các giao dịch kinh tế ngày càng lớn cũng như yêu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn là những tiền đề kinh tế quan trọng cho việc đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế.
Từ trên có thể hiểu thanh toán: Là việc chi trả để giải quyết xong một khoản nợ Việc thanh toán phát sinh từ nhiều loại quan hệ xã hội như quan hệ dân sự, quan hệ nộp phạt, nộp thuế, quan hệ kinh doanh và được thực hiện trực tiếp giữa người thụ hưởng với người chi trả hoặc thông qua tổ chức trung gian được nhà nước cho phép cung ứng dịch vụ thanh toán.
Dịch vụ thanh toán được hiểu: Là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán.
Lý luận chung về giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại
1.2.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt.
TTKDTM là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán.TTKDTM xuất hiện từ lâu trong lịch sử xã hội loài người, tuy nhiên nó chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường Ngày nay, TTKDTM được áp dụng rộng khắp trong lĩnh vực tài chính đối nội cũng như đối ngoại, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chu chuyển tiền tệ và được coi là cách thức thanh toán có hiệu quả nhất.
Do kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, khối lượng hàng hóa, dịch vụ trao đổi trong nước cũng như nước ngoài tăng nhanh, tất yếu phải có cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.
Mặt khác, TTKDTM còn gắn với sự phát triển của hệ thống tài chính – tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Sự tồn tại và phát triển của hệ thống này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tiền hàng dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống này TTKDTM ra đời là một đòi hỏi tất yếu khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa, của các mối quan hệ kinh tế diễn ra thường xuyên và phức tạp Nó đã đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.
1.2.2 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại.
Thứ nhất: TTKDTM sử dụng tiền chuyển khoản (còn gọi là tiền ghi sổ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TTKDTM, việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản của người trả tiền chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng Kho bạc Nhà nước (KBNN) trên cơ sở các chứng từ hợp lệ hay bằng cách bù trừ lẫn nhau. Để thực hiện được giao dịch TTKDTM qua NHTM thì bắt buộc ít nhất 1 chủ thể là người trả tiền hoặc người thụ hưởng phải mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Tài khoản thanh toán là tài khoản do người dử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định của NHTƯ Các giao dịch thanh toán qua tài khoản này được tiến hành bằng cách trích một khoản tiền chuyển khoản để trả cho người thụ hưởng.
Thứ hai: mỗi khoản TTKDTM có ít nhất 3 bên tham gia, gồm người trả tiền, người thụ hưởng và các trung gian thanh toán Người trả tiền có thể là người mua hàng, nhận dịch vụ, người nộp thuế, trả nợ hoặc là người chuyển nhượng một khoản tiền nào đó cho người khác do thiện chỉ hay do luật định. Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong quá trình thanh toán Có thể họ là người mở đầu hoặc tiếp nối trong quá trình thanh toán đã được người thụ hưởng khởi xướng trước Người trả tiền có nhiệm vụ phải trả đúng hạn số tiền phải trả và phải tôn trọng những thủ tục cần thiết như lập và nộp chứng từ theo mẫu quy định và theo những thời hạn quy định hoặc được thỏa thuận trước Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định đã thỏa thuận giữa hai bên.
Người thụ hưởng là người được hưởng một khoản tiền nào đó do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hay do luật định hoặc do thiện chí của người khác. Người thụ hưởng cũng có thể là người mở đầu tiến trình thanh toán qua ngân hàng.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ TTKDTM gồm Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là NHNN), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác Trong đề tài này chỉ nghiên cứu về TTKDTM trong nước tại các NHTM.
Thứ ba: Chứng từ thanh toán.
Chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán Chứng từ thanh toán phải được lập theo quy định của ngân hàng,dưới hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử Chứng từ giấy là các chứng từ thanh toán của chủ thể thanh toán lập trên mẫu in sẵn do ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp, hoặc tự lập trên giấy theo mẫu mà ngân hàng này quy định Trong một bộ chứng từ thanh toán, các nội dung phải được phản ánh thống nhất, không mâu thuẫn nhau Các chứng từ phải được lập đủ liên, viết rõ ràng, không được tẩy xóa Trên chứng từ bản chính phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng, và đóng dấu đơn vị, mẫu chữ ký và mẫu dấu của khách hàng phải được đăng ký trước tại ngân hàng nơi khách hàng giao dịch.
Chứng từ giấy là căn cứ để ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán cho khách hàng tại địa điểm giao dịch của ngân hàng.
Chứng từ điện tử là chứng từ mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hóa mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang thông tin như băng từ, đĩa Các dữ liệu thông tin trên chứng từ điện tử phải phản ánh rõ ràng, trung thực và thực hiện mã hóa Chữ ký điện tử được xác lập riêng cho từng cá nhân để xác định quyền hạn và trách nhiệm của người lập và những người liên quan về tính an toàn và chính xác của chứng từ điện tử Chứng từ điện tử ra đời và tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của dịch vụ thanh toán điện tử qua các kênh Internet và Mobile phone.
1.2.3 Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại.
Theo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2012 về Thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2013, và thông tư số 46/2014/TT- NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hiện nay các dịch vụ TTKDTM tại NHTM gồm có:
Các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng, bao gồm: thanh toán bằng séc, lệnh chi/ủy nhiệm chi, nhờ thu/ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng. Chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
Các dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng, bao gồm: dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và một số dịch vụ thanh toán khác.
Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người kí phát lập ra, ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình mở tại ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc người thụ hưởng.
- Séc bảo chi: là loại séc được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên séc phát hành từ tài khoản tiền gửi của người trả sang tài khoản đảm bảo khả năng thanh toán.
- Séc chuyển khoản: là loại séc mà người kí phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng Séc chuyển khoản không chuyển nhượng được và cũng không thể rút tiền mặt.
Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các Ngân hàng Thương mại
Thứ nhất là môi trường pháp lý và chính sách Mọi hoạt động của NHTM đều được quản lý và đòi hỏi phải được tiến hành trong khuôn khổ quy định của pháp luật Môi trường pháp lý thông thoáng nhưng chặt chẽ sẽ giúp NHTM phát triển được hệ thống thanh toán qua tài khoản ngân hàng Nếu như những quy định trong thanh toán với thủ tục quá cứng nhắc, phiền hà sẽ gây trở ngại cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Thứ hai là sự phát triển của khoa học và công nghệ Để phát triển được TTKDTM đa dạng, an toàn, nhanh chóng thì công nghệ hiện đại là một điều kiện tiên quyết không thể thiếu, và cũng là tiền đề để phát triển TTKDTM. Chính nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà dịch vụ TTKDTM mới có thể phát triển dưới nhiều hình thức mới phong phú và tiện lợi, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Thứ ba là môi trường văn hóa-xã hội Trình độ dân trí, cơ cấu tuổi của dân số, thu nhập bình quân đầu người, thói quen tiêu dùng,quan niệm của người dân là những yếu tố ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến việc phát triển dịch vụ TTKDTM tại các NHTM Nếu một xã hội có cơ cấu dân số vàng, người dân có trình độ, không ngại thay đổi, đồng thời có năng lực tài chính nhất định cũng như nhu cầu thanh toán thì việc phát triển dịch vụ TTKDTM gặp rất nhiều thuận lợi Ngược lại một xã hội ưa thích tiền mặt, người dân không tiếp cận hoặc ngại tiếp cận với công nghệ mới sẽ là trở ngại lớn cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại của NHTM.
Thứ nhất là cơ sở vật chất của NHTM Để phát triển dịch vụ TTKDTM đòi hỏi các NHTM phải áp dụng khoa học công nghệ hiện đại Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ trong ngành ngân hàng, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào thanh toán đòi hỏi các ngân hàng phải có tiềm lực tài chính vững mạnh, cơ sở vật chất đầy đủ.
Thứ hai là trình độ của cán bộ ngân hàng Công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và phong phú đòi hỏi những cán bộ tác nghiệp phải có trình độ cao về cả nghiệp vụ và công nghệ thông tin Đồng thời, cán bộ ngân hàng cũng phải là những người có tâm huyết, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình với khách hàng, để đảm bảo là cầu nối giữa NHTM và khách hàng, thu hút khách hàng tham gia vào quá trình thanh toán qua ngân hàng.
Thứ ba là chiến lược phát triển hoạt động thanh toán của NHTM Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào thanh toán đòi hỏi một nguồn vốn lớn Các NHTM sẽ cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về từ việc đầu tư vào phát triển dịch vụ TTKDTM Do đó chỉ khi phát triển TTKDTM nằm trong chiến lược phát triển của ngân hàng, đồng thời các nhà hoạch định nhìn thấy lợi ích mà nó mang lại, thì các NHTM mới quyết định đầu tư.
Trong chương I đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cho hoạt động thanh toán,giao dịch TTKDTM và các phương thức TTKDTM, trong đó nêu bật lên đặc điểm, sự khác biệt, ưu điểm/nhược điểm của từng loại hình dịch vụ hoặc phương thức thanh toán này Chương I cũng nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển giao dịch TTKDTM tại các NHTM, làm tiền đề để đưa ra các biện pháp phát triển TTKDTM sau này Đồng thời, cũng đề cập đến một số quốc gia điển hình là đại diện cho nhóm các nước phát triển và đang phát triển, với những thành tựu trong việc phát triển TTKDTM, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022
Trong năm 2022, các nền kinh tế từng bước mở cửa trở lại, dù vẫn ghi nhận những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh mới (như bệnh đậu mùa khỉ) Xung đột Nga - Ukraina bùng phát từ tháng 2-
2022 và kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến đà phục hồi của chuỗi cung ứng, giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, an ninh năng lượng, an ninh lương thực ở nhiều nước, kể cả các nền kinh tế hàng đầu bị đe dọa Xu hướng liên minh đối đầu - trả đũa gia tăng giữa một số nhóm nền kinh tế. Kinh tế – xã hội năm 2022 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, khó lường làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được các tổ chức quốc tế dự báo tăng hoặc giữ nguyên so với dự báo tại thời điểm quý III/2022 nhưng thấp hơn tăng trưởng của năm 2021.
Trên cơ sở đó, kinh tế – xã hội năm 2022 của nước ta khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ với mức tăng trưởng cao Một số điểm sáng của các ngành, lĩnh vực trong quý IV và năm 2022 như sau:
(1) Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,1% Khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%; trong đó nhiều ngành dịch vụ thị trường tăng cao như bán buôn, bán lẻ tăng 10,15%; vận tải kho bãi tăng 11,93%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 40,61%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%.
(2) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu Sản lượng lúa mùa ước đạt 8,21 triệu tấn, tăng 151,9 nghìn tấn; sản lượng một số cây lâu năm tăng khá như sầu riêng ước tăng 25%; mít tăng 16%; cam tăng 8,2%; chè búp tăng 3,4%; cà phê (nhân) tăng 2,8%.
(3) Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước và là mức tăng cao trong nhiều năm trở lại đây.
Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quốc tế (tên giao dịch Tiếng Anh: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank), tên viết tắt là VIB dưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996 Tính đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu đạt hơn 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 350.000 tỷ đồng VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước
Hiện nay, VIB là 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam Trụ sở chính của ngân hàng VIB đặt tại: Tầng 1, 2,Tòa nhà Sailing Tower - 111A Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra VIB có Sở Giao Dịch đặt tại: Tầng 1, 6, 7, tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội và Trụ sở riêng biệt về hoạt động quản trị rủi ro tài chính đặt tại: Tầng 2, 3, 4, 6, Tòa nhàPaxSky, 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ
Chí Minh VIB khẳng định vị thế của mình khi có hoạt động đầu tư tích cực vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng trong nước cũng như trên thị trường Quốc tế.
2.2.2 Kết quả hoạt động, kinh doanh của VIB - PGD Thành Thái từ năm 2020 đến năm 2022.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VIB – PGD Thành Thái giai đoạn 2020-2022.
(Nguồn: Phòng kế toán hành chính VIB – PGD Thành Thái)
Nhìn chung, tổng thu nhập qua 3 năm tăng đều cụ thể năm 2020 là
680 tỷ, năm 2021 là 697 tỷ đồng tăng 17 tỷ đồng ứng với mức tăng trưởng 2,5%, thu nhập năm 2022 là 725 tỷ đồng tăng so với năm 2021 là 28 tỷ đồng ứng với mức tăng trưởng 4% Nhưng kéo theo đó chi phí cũng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2020 là 599 đồng tỷ, năm 2021 là 605 tỷ đồng ứng với mức tăng 1%, và năm 2022 là 615 tỷ đồng tăng so với năm 2021 là 10 tỷ đồng ứng với 1,65% Lợi nhuận đạt được qua các năm 2020,2021,2022 lần lượt là 81,
92,110 Như vậy lợi nhuận của ngân hàng đang tăng cho thấy sau đại dịch nền kinh tế đang dần hồi phục và tăng trưởng.
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% Cả nước đã có thêm khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021 Tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – PGD Thành Thái
2.4.1 Quá trình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – PGD Thành Thái.
Với sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, chi nhánh Thành Thái của VIB đã được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và sản phẩm tài chính Năm
2020, PGD Thành Thái đã được vinh danh là một trong Top 10 dịch vụ khách hàng tốt nhất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, PGD Thành Thái của VIB cũng gặp phải một số thách thức và áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên thị trường Để đối phó với các thách thức này, VIB đã liên tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính mới và tiện ích hơn cho khách hàng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong những tháng đầu năm nay đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp tài chính nói riêng và toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng đã tăng lên đáng kể Các tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để người tiêu dùng có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ một cách đơn giản, nhanh chóng Song song với đó, các ngân hàng cũng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ
Hiện nay, người dân cũng đã hiểu được những lợi ích mà thanh toán không dùng tiền mặt đem lại Nếu như trước đây bạn luôn phải mang theo tiền mặt khi đi ăn uống, mua sắm thì giờ đây chỉ với một tấm thẻ hay điện thoại di động là đã hoàn tất quá trình thanh toán Các cửa hàng, quán cafe, nhà hàng, đã chuẩn bị sẵn những thiết bị cần thiết để người tiêu dùng có thể thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người bán và người mua
2.4.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại VIB – PGD Thành Thái từ năm 2020-2022.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Phòng kế toán hành chính VIB – PGD Thành Thái)
Thông qua số liệu ở bảng trên ta thấy: Năm 2020 thanh toán bằng tiền mặt là 23 tỷ chiếm 33,3% doanh số chung, TTKDTM là 46 tỷ chiếm 66,7% doanh số chung Năm 2021 thanh toán bằng tiền mặt là 21 tỷ chiếm 25,3% doanh số chung với tỷ lệ giảm 8,6% so với năm 2020, TTKDTM là 62 tỷ chiếm 74,7% doanh số chung với tỷ lệ tăng 34,78% so với năm 2020 Năm
2022 thanh toán bằng tiền mặt là 15 tỷ chiếm 15,6% doanh số chung với tỷ lệ giảm 28,57% so với năm 2021, TTKDTM là 81 tỷ chiếm 84,4% doanh số chung với tỷ lệ tăng 30,65% so với năm 2021
TTKDTM chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với thanh toán bằng tiền mặt Dự kiến, năm 2023 tại VIB Thành Thái đạt doanh số TTKDTM chiếm trên 90% so với doanh số chung.
Sự biến động của TTKDTM tại VIB Thành Thái được thể hiện chi tiết qua các phương thức thanh toán vốn giữa VIB Thành Thái và các ngân hàng. Hiện nay, tại VIB Thành Thái, các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng được sử dụng bao gồm:
- Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng: Hiện tại, tất cả các chi nhánh của VIB trên toàn quốc đã nối mạng online Khách hàng chuyển tiền, nộp tiền phần không nhỏ vào quá trình TTKDTM được diễn ra nhanh chóng, chính xác, an toàn, từ đó tạo niềm tin cho khách hàng.
Tốc độ tăng của phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng là nhanh nhất do số lượng ngân hàng thành viên tham gia ngày càng nhiều và phiên bản mới có tốc độ xử lý nhanh hơn Tiếp đó là phương thức thanh toán liên chi nhánh ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số món cũng như doanh số Điều này là do VIB đã hiện đại hóa hệ thống thanh toán ở tất cả các chi nhánh VIB trên toàn quốc, mạng lưới các chi nhánh VIB rộng khắp các tỉnh thành Đồng thời, lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại VIB ngày càng nhiều đã làm cho số lượng các khoản thanh toán liên chi nhánh tăng mạnh Phương thức thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng chiếm vị trí thứ 3 về số giao dịch cũng như doanh số thanh toán Đứng ở vị trí cuối cùng là phương thức thanh toán bù trừ giấy qua NHNN.
Với công nghệ như hiện nay, khách hàng có thể thực hiện giao dịch thanh toán trên các phương thức chuyển tiền điện tử bằng các phần mềm hỗ trợ từ VIB như VIB online, VIB smart banking mà không phải sử dụng tiền mặt thủ công để mua bán.
Có được kết quả như trên, các thanh toán viên đã cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao của mình một cách xuất sắc, hướng dẫn, phục vụ khách hàng với thái độ nhiệt tình, vui vẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản của khách hàng và ngân hàng trong khâu thanh toán
Trình độ hiểu biết của CBCNV về tin học và ứng dụng công nghệ hiện đại đã được nâng lên đáng kể VIB Thành Thái đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử thay thế cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng qua máy vi tính trước đây với tốc độ thanh toán được rút ngắn Do đó tạo điều kiện cho TTKDTM ngày càng được ưa chộng
PGD đã thực hiện tốt công tác tiền tệ, kho quỹ nên đã luôn duy trì được mức tiền mặt tồn quỹ hợp lý, đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng nên uy tín của Ngân hàng ngày càng tăng, khách hàng yên tâm hơn khi mở tài khoản tại ngân hàng, làm cho TTKDTM càng phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế.
2.4.3 Thực trạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt từ năm 2020-2022.
Đánh giá hiệu quả giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – PGD Thành Thái từ năm 2020-2022
2.5.1 Những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục
2.5.1.1 Những kết quả đạt được.
Với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong thời gian qua đã đem lại những kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất, hoạt động thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng từng bước phát triển và hoàn thiện, đồng thời mang lại kết quả đáng khích lệ
Cụ thể, hàng năm VIB đều được tổ chức ISO cấp giấy chứng nhận chất lượng dịch vụ ngân hàng Hoạt động thanh toán từng bước phát triển và hoàn thiện trong từng khâu thanh toán Tâm lý chung của khách hàng đến giao dịch đều muốn được phục vụ nhanh chóng, thủ tục đơn giản, giao dịch ngoài giờ hành chính 24/7, địa điểm giao dịch thuận tiện cùng với thái độ phục vụ của ngân hàng chuyên nghiệp Hoạt động thanh toán của VIB nói chung và VIB Thành Thái nói riêng bao gồm: Dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế, nhận tiền kiều hối, dịch vụ ngân hàng điện tử,
Hoạt động thanh toán trong nước của VIB Thành Thái giai đoạn 2020-
2022 tăng cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch Cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, việc cung ứng các phương tiện thanh toán như VIB smart banking, Thanh toán hóa đơn online, các dịch vụ liên quan đến tài khoản, VIB Thành Thái đã đảm bảo hoạt động thanh toán trong nước được thực hiện nhanh chóng, chính xác, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giúp cho khách hàng quản lý dòng tiền của mình một cách tốt nhất.VIB nói chung và VIB Thành Thái nói riêng đã đặc biệt chú trọng chuẩn hóa quy trình, quy tắc trong hoạt động thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống,đồng thời bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tác nghiệp, nâng cao tính hiệu quả, chất lượng của giao dịch thanh toán, đảm bảo độ an toàn ở từng mắt xích, tiết kiệm chi phí cho toàn ngân hàng Hoạt động kinh doanh thẻ trong giai đoạn 2020-2022 có những bước tăng trưởng khá tốt so với các năm trước. Các tính năng, dịch vụ trên ATM, POS dần được hoàn thiện và gia tăng nhiều tiện ích cho chủ thẻ Chất lượng dịch vụ thẻ được nâng cao theo tiêu chí “Hệ thống hoạt động an toàn và ổn định - đáp ứng yêu cầu trợ giúp khách hàng kịp thời và linh hoạt” Nhiều sản phẩm dịch vụ thẻ bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ ghi nợ quốc tế, Thẻ tín dụng
Dịch vụ thẻ được xem là một trong những cấu phần quan trọng trong nguồn thu dịch vụ ròng của chi nhánh Đây cũng là một trong những sản phẩm giúp cho VIB Thành Thái phát triển toàn diện các sản phẩm dịch vụ thông qua nó Từ việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa cho các đơn vị đổ lương, hay sinh viên các trường đại học, cá nhân, thì phát triển thêm được các sản phẩm đi kèm như phát hành thêm thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế,
Và quan trọng hơn hết là thông qua đó phát triển hình ảnh của VIB Thành Thái trên địa bàn.
Thứ hai, VIB Thành Thái đã đáp ứng được công nghệ tin học trong hoạt động thanh toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của TTKDTM, VIB Thành Thái đã chủ động đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị, đưa CNTT vào phục vụ công tác thanh toán tại ngân hàng Đồng thời, tích cực ứng dụng tin học vào hoạt động của ngân hàng, từng bước xây dựng ngân hàng theo hướng hội nhập và hiện đại hoá trang thiết bị, đưa CNTT vào phục vụ công tác TTKDTM Về cơ bản đã thực hiện chuyển đổi công tác thanh toán từ phương pháp thủ công sang phương pháp tin học hiện đại, chuyển hẳn từ thanh toán bằng thư qua bưu điện hoặc điện thoại sang thanh toán qua mạng vi tính đảm bảo anh toàn,chính xác, thuận lợi
Thứ ba, công tác chăm sóc khách hàng đã dần hoàn thiện và chú trọng VIB Thành Thái đã đưa ra nhiều chính sách khách hàng hợp lý, biểu phí xây dựng phù hợp với mức độ cạnh tranh với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Điều chỉnh linh hoạt biểu phí.
VIB Thành Thái không ngừng phát triển các dịch vụ mới để tăng thêm tiện ích cho khách hàng Thường xuyên cập nhật các thông tin, dịch vụ thẻ mới của VIB cho khách hàng qua phương tiện internet, mobile banking, smartbanking ; ban hành các chương trình khuyến mại cho chủ thẻ; thành lập tổ chăm sóc khách hàng để trợ giúp và giải quyết các thắc mắc của khách hàng kịp thời; để đảm bảo giải quyết yêu cầu tra soát của khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
TTKDTM tại VIB Thành Thái đã có những bước phát triển đáng mừng; phát triển cùng với xu thế của thời đại, phương tiện thanh toán đa dạng, phong phú, thái độ phục vụ khách hàng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp cũng như cá nhân, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, góp phần tăng doanh số TTKDTM.
Thứ tư, phát triển mạng lưới ATM, POS và công tác đảm bảo hoạt động các máy ATM.
Toàn bộ hệ thống ATM đã được trang bị hệ thống chống rò điện và cácATM đều có bảo vệ túc trực nên hệ thống ATM luôn đảm bảo an toàn cho người sử dụng VIB đã trang bị hệ thống công nghệ để quản lý, giám sát hoạt động của các máy ATM trên toàn hệ thống để đảm bảo các máy ATM đều hoạt động tốt Khi có sự cố ATM xảy ra, VIB Thành Thái luôn cố gắng giải quyết nhanh chóng không để ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng của khách hàng.Thứ năm, Hoạt động TTKDTM góp phần nâng cao uy tín VIB ThànhThái Trong những năm vừa qua, bằng việc không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán, xem xét rút ngắn quy trình thanh toán nhằm thực hiện thanh toán có hiệu quả, chất lượng và đảm bảo an toàn, VIB Thành Thái đã thực sự tạo được niềm tin, nâng cao uy tín đối với khách hàng và ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới
Với những thành tựu đã đạt được trong hoạt động thanh toán cũng như trong TTKDTM thì nó vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần sớm phải được khắc phục.
Một là, thủ tục thanh toán của một số hình thức TTKDTM còn phức tạp. Hiện nay việc thanh toán bằng séc bảo chỉ hay UNT hầu hết đều không được khách hàng ưa chuộng vì trình tự thanh toán của các hình thức này còn phức tạp, không thuận tiện cho khách hàng.
Hai là, số lượng khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán bằng thẻ hay POS ngày càng nhiều nhưng hiệu quả đem lại chưa được cao.
Chất lượng thanh toán có lúc không được đảm bảo, gây ra sự không thoải mái cho khách hàng, đặc biệt là chất lượng các máy ATM, POS.Máy ATM hay xảy ra hiện tượng lỗi đường truyền hoặc máy hết tiền làm cho khách hàng không giao dịch được hoặc giao dịch không thành công nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền Nhưng khi khách hàng đến khiếu nại thì thủ tục rườm rà, thời gian hoàn trả tiền còn chậm gây bức xúc cho khách hàng Hơn nữa,địa điểm đặt một số máy ATM chưa thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch.
Ba là, phí sử dụng chưa thỏa đáng.
Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí ngân hàng, một phần là phải công khai doanh thu Vì thế, một số đơn vị chức năng thuế dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt,
Phí rút tiền trên mỗi giao dịch thẻ đang ở mức chưa được khách hàng hài lòng (1.100đ/1 giao dịch rút tiền cùng hệ thống và 3.300đ/1 giao dịch banknet)
Bốn là, hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả.
Hoạt động Maketing của ngân hàng chưa phát huy được hết khả năng của mình, chưa chủ động tìm đến với khách hàng.
Năm là, công nghệ hiện đại hóa vẫn chưa hoàn thiện.
Hiện nay các ngân hàng nước ngoài đang trang bị thế hệ máy móc với công nghệ mới nhất, thậm chí có loại máy ATM cho phép nhập cả tiền mặt tự động, giao dịch như một Chi nhánh không người Bên cạnh đó mức độ ứng dụng CNTT còn chưa đáp ứng gây ra sự lo ngại tụt hậu trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và hội nhập toàn cầu Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT để hiện đại hoá các nghiệp vụ ngân hàng, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng là nhiệm vụ quan trọng trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Sáu là, tâm lý e ngại khi sử dụng các dịch vụ điện tử.
Ngày nay, với sự phát triển của CNTT, việc sử dụng ngân hàng điện tử đang là lựa chọn của rất nhiều đối tượng khách hàng, tuy nhiên do việc bảo mật công nghệ vẫn đang chưa thật sự hoàn thiện dẫn đến nhiều trường hợp rủi ro như hack tài khoản dẫn đến việc e ngại khi sử dụng sản phẩm dịch vụ này.
2.5.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, thói quen và nhận thức.
Thứ hai, thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM. Thứ ba, kinh tế không chính thức phát triển.
Thứ tư, hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện.
Thứ năm, cơ cấu tính phí dịch vụ còn bất hợp lý.
Thứ sáu, thông tin tuyên truyền chưa được định hướng đúng đắn.
Một là, chi nhánh chưa có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động TTKDTM và vẫn chú trọng các hoạt động truyền thống như: tín dụng, huy động vốn, bảo lãnh