Trong các loại vốn bằng tiền thì KINH đối với tiền mặt đượctập trung hơn so với TGNH và tiền đang chuyển và kiếm đối với tiền đangchuyển và TGNH còn được thực hiện bởi ngân hàng, Nội dun
Trang 1TRẦN THỊ DUYÊN
Lớp: CQ56/22.06
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
Chuyên ngành : Kiểm toán
Mã số : 22
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS THỊNH VĂN VINH
HÀ NỘI – 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn
Trần Thị Duyên
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỀM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 5
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 5
1.1.1 Khái quát khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền 5
1.1.2 KSNB của DN đối với khoản mục Tiền và các khoán tương đương tiền
6 1.1.3 Đặc điểm của khoản mục và các thông tin tài chính có liên quan 9 1.2 MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 9
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán 10
1.2.2 Căn cứ kiểm toán 11
1.2.3 Sai phạm thường gặp trong kiểm toán Tiền và Các khoản tương đương tiền 12
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 15
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 15
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 22
Trang 41.3.3 Kết thúc kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán 32KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤCTIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁNBCTC TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 352.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 352.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của AASC 352.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ nhân viên của AASC 402.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hàng Kiểmtoán AASC 442.1.4 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH HãngKiểm toán AASC 472.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁOCÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASCTHỰC HIỆN 522.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục Tiền và cáckhoản tương đương tiền 532.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đươngtiền .812.2.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đươngtiền .1062.2.4 So sánh quy trình kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tươngđương tiền tại đơn vị khách hàng mới và đơn vị khách hàng cũ 108KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 112CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG
Trang 5TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM
TOÁN AASC THỰC HIỆN 113
3.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 113
3.1.1 Ưu điểm 113
3.1.2 Hạn chế 118
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 120
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 123
3.2.1 Định hướng phát triển của AASC 123
3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán Tiền và các khoản tương đương tiền 123
3.3 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 125
3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục 125
3.3.2 Yêu câu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục 125
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 127
3.4.1 Giải pháp hoàn thiện khâu lập kế hoạch kiểm toán: 127
3.4.2 Giải pháp hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán 129
3.4.3 Giải pháp hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán 133
3.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 133
Trang 63.5.1 Về phía các cơ quan nhà nước 133
3.5.2 Về phía Hội nghề nghiệp 134
3.5.3 Về phía Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 135
3.5.4 Về phía đơn vị được kiểm toán 136
3.5.5 Về phía Kiểm toán viên 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 138
KẾT LUẬN 139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC : Báo cáo tài chính
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thông tin tài chính kinh doanh, số lượng nhân viên của Công ty
TNHH Hãng Kiểm toán AASC qua 3 năm gần đây 45
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp hồ sơ 50
Bảng 2.3 Các mẫu Giấy làm việc theo các quy trình 51
Bảng 2.4 Giấy làm việc 4.01 “Đánh giá khách hàng hiện tại” 55
Bảng 2.5 Nhân sự nhóm kiểm toán phụ trách kiểm toán Công ty TNHH ABC .58
Bảng 2.6 Thời gian dự kiến của cuộc kiểm toán 59
Bảng 2.7 Giấy làm việc 5.01 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh” 60
Bảng 2.8 Giấy làm việc 5.02 “Tìm hiểu hệ thống KSNB” 64
Bảng 2.9 Phân tích các chỉ tiêu trên BCĐKT năm 2022 của Công ty TNHH ABC 70
Bảng 2.10 Phân tích các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD năm 2022 của công ty TNHH ABC 72
Bảng 2.11 GLV 4.04 Xác định mức trọng yếu 73
Bảng 2.12 GLV A14 Tiền và các khoản tương đương tiền 77
Bảng 2.13 GLV A154 Tiền và các khoản tương đương Tiền 81
Bảng 2.14 GLV A112 Tiền và các khoản tương đương tiền 87
Bảng 2.15 GLV A161 Tiền và các khoản tương đương tiền 90
Bảng 2 16 GLV A172 Tiền và các khoản tương đương Tiền 95
Bảng 2.17 GLV A173 Tiền và các khoản tương đương tiền 96
Bảng 2.18 GLV A174 Tiền và các khoản tương đương tiền 98
Bảng 2.19 GLV A163 Tiền và các khoản tương đương tiền 100
Bảng 2.20 GLV A178 Tiền và các khoản tương đương tiền 104
Bảng 2.21 GLV A175 Tiền và các khoản tương đương tiền 105
Bảng 2.22 GLV A183 Tiền và các khoản tương đương tiền 106
Bảng 2.23 GLV A111 Tiền và các khoản tương đương tiền 108
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lí của đơn vị 41
Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thựchiện: 47
Trang 10M Ở ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang dần hòa nhập sâu rộng với nền kinh tếthế giới Với nền kinh tế ngày càng phức tạp, xã hội ngày càng phát triển thìthông tin kinh tế sẽ càng có nguy cơ ẩn chứa những rủi ro, sai lệch và thiếu tincậy Tính xác thực của thông tin kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trongtất cả các lĩnh vực cũng như các đối tượng vì đây là cơ sở để người sử dụngthông tin có thể đưa ra các quyết định Do đó, đặt ra yêu cầu cần thiết phải cócác tổ chức độc lập, khách quan kiểm tra các thông tin này để đáp ứng nhucầu của các đối tượng trong nền kinh tế, đó chính là tổ chức kiểm toán
Sự ra đời và phát triển của Kiểm toán độc lập là một xu hướng tất yếu, kháchquan và mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường Với chức năng nhưmột công cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng, Kiểm toán độc lập với vaitrò là bên thứ ba độc lập đưa ra ý kiến về tính trung thực, khách quan và hợp
lý của các thông tin kinh tế, tài chính của các đơn vị Những thông tin dokiểm toán cung cấp sẽ là căn cứ đáng tin cậy cho những người sử dụng thôngtin, làm cơ sở để nhìn nhận, đánh giá và đưa ra các quyết định kinh tế
Thực tế cho thấy, Kiểm toán độc lập góp phần gia tăng chất lượng của thôngtin kinh tế, tài chính Những thông tin được cung cấp sẽ giúp phát hiện vàngăn chặn những sự lãng phí trong sử dụng vốn, nhìn nhận tình hình sử dụngcác nguồn lực tài chính của đơn vị một cách công khai minh bạch hơn
Ngoài ra, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ và chức năng của mình,kiểm toán còn giúp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhìn nhận lại tình hìnhkinh tế, tài chính của đơn vị mình, góp phần giúp đơn vị nhận biết và khắcphục những tồn tại, sai sót trong quản lý, vận hành của mình Đồng thời, từ
Trang 11những kết quả được cung cấp, đơn vị có thể đưa ra các quyết định liên quanđến việc đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, kiểm toán độc lập giúp Nhà nước có được số liệu trung thực,hợp lý, tạo tiền đề để xét duyệt các quyết toán tài chính, thuế Những thôngtin do kiểm toán độc lập cung cấp giúp Nhà nước tinh giản được khối lượngcông việc cần thực hiện, góp phần làm cơ sở để các đơn vị quyết toán thuế vàcác nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước một cách kịp thời và chính xác hơn.Như vậy, bắt nhịp với sự phát triển nhanh chóng của thông tin, Kiểm toán độclập ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình Đặc biệt, Kiểm toán Báocáo tài chính là một trong những dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cácdịch vụ kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin Trước yêu cầuchung đối với sự phát triển của ngành kiểm toán trong bối cảnh hội nhập quốc
tế và nhu cầu sử dụng thông tin gia tăng, việc hoàn thiện các quy trình kiểmtoán trong kiểm toán Báo cáo Tài chính là một tất yếu khách quan cần đượcnhìn nhận cẩn trọng Trong kiểm toán Báo cáo Tài chính, khoản mục “Tiền vàCác khoản tương đương tiền” được đánh giá là khoản mục khá nhạy cảm,thường xuất hiện những gian lận và sai sót, đồng thời có ảnh hưởng quantrọng đến kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán Tiền và các khoản tươngđương tiền là một loại tài sản lưu động có tính linh hoạt cao và rất được ưachuộng, vì thế rủi ro tiềm tàng là rất lớn Mặt khác, khoản mục này có mốiquan hệ mật thiết với các chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như liênquan tới nhiều chỉ tiêu khác trên BCĐKT và BCKQKD, là chỉ tiêu dùng đểđánh giá khả năng thanh toán của đơn vị nên dễ bị trình bày sai lệch Vì vậy,
để có thể phát hiện được các sai phạm đối với khoản mục này thì quy trìnhkiểm toán phải được thiết kế một cách hợp lý để công tác kiểm toán đạt đượchiệu quả và tính hợp lý cao
Trang 12Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục Tiền và Các khoản tươngđương tiền, em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcTiền và Các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính docông ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện” làm đề tài cho luận văn tốtnghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toánkhoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán BCTC;
- Mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tươngđương tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASCthực hiện Qua đó đánh giá những ưu, nhược điểm và tìm ra nguyên nhân củathực trạng;
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tiền vàcác khoản tương đương tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH HãngKiểm toán AASC thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán Tiền và Các khoản tương đươngtiền trong kiểm toán BCTC do tổ chức KTĐL thực hiện
- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục Tiền và Các khoảntương đương tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toánAASC thực hiện là một khoản mục trong cuộc kiểm toán BCTC khi kết thúckiểm toán không lập báo cáo kiểm toán mà chỉ lập biên bản kiểm toán; BCTCkiểm toán năm 2022
- Thời gian thực hiện kiểm toán: Quý 1 năm 2023
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 13- Phương pháp luận chung: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử kết hợp với tư duy và khoa học logic.
- Phương pháp kỹ thuật: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh,đối chiếu, tổng hợp, phân tích và khảo sát thực tiễn
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Thịnh Văn Vinh và các anh chị trong Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 04 năm 2023
Trang 14CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỀM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN
ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG
ĐƯƠNG TIỀN
1.1.1 Khái quát khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới dạng hình thái tiền tệ, làloại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khảnăng thanh toán của một doanh nghiệp
Tiền mặt: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí quý đá quý.
Số liệu được dùng để trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số củatài khoản Tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã đối chiếu với thực tế vàtiến hành các điều chỉnh cần thiết
Tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí
quý đá quý gửi tại ngân hàng Số liệu được dùng để trình bày trên BCTC củakhoản mục này chính là số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng sau khi đãđối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ
Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh
nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước hay đã gửi qua bưu điện đểchuyển cho ngân hàng, hay làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng đểtrả nợ cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫnchưa nhận được giấy báo hay bản sao kê ngân hàng, hay giấy báo Có của khobạc
Trang 15Các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3
tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định vàkhông có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền (Theo Chuẩn mực kế toán24) Chi tiêu này có thể gồm tiền gửi và các khoản đầu tư khác nắm giữ đếnngày đáo hạn có kỳ hạn có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng Ngoài ra, trong quátrình lập báo cáo, nếu nhận thấy các khoản được phản ánh ở các tài khoảnkhác thỏa mãn định nghĩa tương tương tiền thì kế toán được phép trình bàytrong chi tiêu này Các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiềnnhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêukhác, phù hợp với nội dung của từng khoán mục
1.1.2 KSNB của DN đối với khoản mục Tiền và các khoán tương đương
tiền
Hoạt động KSNB rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từngdoanh nghiệp Trong các loại vốn bằng tiền thì KINH đối với tiền mặt đượctập trung hơn so với TGNH và tiền đang chuyển và kiếm đối với tiền đangchuyển và TGNH còn được thực hiện bởi ngân hàng,
Nội dung hoạt động KSNB đối với Tiền và các khoản tương đương có thể được khái quát như sau:
Tổ chức xây dựng và hướng dẫn thực hiện các qui định liên quan đến quản lý tiền
Về tiền mặt: Phải mở sổ quỹ theo dõi thu, chí tiền mặt Số quý phải được mở
cho từng năm tài chính riêng biệt, mọi phiếu thu, phiếu chi tiền mặt phải đượcđánh số liên tục trong suốt năm tài chính Thủ quỹ phải rút số dư tiền mặthàng ngày trên sổ quỹ Định kì phải kiểm kê quỹ tiền mặt theo quy định
Về tiền gửi ngân hàng: Mọi chứng từ thu chí về tiền gửi ngân hàng phải được
ghi sổ đồng thời với kế toán của đơn vị Đồng thời doanh nghiệp phải lập
Trang 16chứng từ ghi sổ các hoạt động thu, chi qua ngân hàng để lưu cùng chứng từgốc và sao kê của ngân hàng Chứng từ ghi sổ phải có đầy đủ chữ kí, cuối kìphải có đối chiếu xác nhận tiền gửi của ngân hàng.
Về tiền đang chuyển: Các giao dịch liên quan đến việc chuyển tiền phải có nội
dung, mục đích đầy đủ rõ ràng, có dấu hiệu kiểm soát cho phép nghiệp vụđược thực hiện Các chứng từ về chuyển tiền cũng được lưu giữ và bảo quản
Kiểm soát hoạt động thu tiền
Các khoản thu tiền phát sinh trong kì có thể là các khoản thu tiền hàng và các
khoản thu tiền khác Cần thực hiện nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” và “Phân công, phân nhiệm”, tách biệt rõ ràng giữa bộ phận phê chuẩn bán hàng, xử lý
ghi chép nghiệp vụ bán hàng, thu tiền, thủ quỹ, phân công nhiệm vụ và quyđịnh trách nhiệm cho từng người, bộ phận
Nên tập trung đầu mối thu, hạn chế tối đa số người nắm giữ tiền nhằm giảmkhả năng thất thoát tiền Ghi chép đầy đủ, kịp thời số thu, Hàng ngày đốichiếu số liệu giữa số quỹ và kế toán vốn bằng tiến
Kiểm soát hoạt động chi tiền, chuyển tiền
Các nghiệp vụ chí tiến bao gồm: Chi mua vật tư, hàng hóa cho kinh doanh;Chi mua tài sản cố định (TSCĐ) cho kinh doanh; Chi phí để trả nợ nhà cungcấp, nhà tín dụng; Chí phí trả lương, bảo hiểm xã hội; Chi tạm ứng trong nộibộ; Chi thanh toán vãng lai trong nội bộ, hoặc bên ngoài
Các chứng tử liên quan đến chi tiền bao gồm: Các hợp đồng mua hàng Lệnhchi tiền, Các hoá đơn mua hàng và các chứng từ chí mua khác; Khế ước vay
nợ liên quan đến việc cho vay, Các séc chuyển tiền khi nộp tiền mặt vào Ngânhàng, giấy biên nhận tiền, Giấy đề nghị thanh toán, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi,Lệnh chuyển tiền
Trang 17Hoạt động chi tiền được phân chia với thu tiền chỉ mang tính chất tương đốikhi xem xét thủ tục kiểm soát đối với nghiệp vụ này Những thủ tục kiểm soátđối với Chi tiền đem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn khả năng sai phạm baogồm:
- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền và phê duyệt trong chi tiến Khi phêduyệt thực hiện chi tiền cần dựa trên cơ sở là các văn bản cụ thể về xét duyệtchi tiêu và kiểm soát cũng như phê duyệt chi tiêu phải để lại dấu tích (chữ ký
và đấu)
- Sử dụng chứng từ là phiếu chi phải có đánh số trước Trong quá trình pháthành, nếu có sai sót nhầm lẫn thì phải lưu giữ chứng tử sai làm căn cứ cho đốichiếu
- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán Khi các phương tiệnthanh toán điện tử phát triển thì việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện
tử, thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp ích lớn trong việc ngăn chặn và pháthiện khả năng sai phạm trong thanh toán
- Thực hiện đối chiếu định kỳ với ngân hàng, với nhà cung cấp Đây là thủ tụckiểm soát tốt để phát hiện các chênh lệch giữa những ghi chép của bản thân
DN với những ghi chép độc lập của bên có liên quan
Thực hiện nguyên tắc “Ủy quyền, phê chuẩn”, tất cả các nghiệp vụ chi tiền,
chuyển tiền trước khi thực hiện phải có dấu hiệu phê chuẩn của người có thẩmquyền Có sự phân công phân nhiệm cho người được giao nhiệm vụ thực hiệncông việc chuyển tiền Các chứng từ chi tiền trước khi sử dụng phải đượcđánh số thứ tự trước Thực hiện tối đa các khoản chi tiền bằng TGNH Khithanh toán hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngânhàng mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số
Trang 18dư tiền gửi với ngân hàng để giảm thiểu các sai phạm trong thanh toán có thểxảy ra
1.1.3 Đặc điểm của khoản mục và các thông tin tài chính có liên quan
Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền tuy không thật lớn trênBCĐKT, nhưng có tính luân chuyển nhanh Các công cụ trong kỳ phát sinhnhiều nhất là tiền mặt nên cũng rất phức tạp
Phần lớn các nghiệp vụ liên quan đến tiền thì mang tính khách quan và có giátrị pháp lý cao, đồng thời một số nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, vàng bạc
có tính chủ quan trong một phạm vi nhất định
Do Tiền và các khoản tương đương tiền có tính lưu động rất cao và có liênđến hầu hết các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh nghiệp nên tiền làđối tượng của gian lận và biển thủ Do đó, KTV có trách nhiệm phát hiện cácgian lận hoặc sự lạm dụng trong quản lý của doanh nghiệp và quá trình hạchtoán đối với Tiền và các khoản tương đương tiền
Nghiệp vụ liên quan đến tiền cũng có những nghiệp vụ liên quan đến các chu
kỳ khác Do đó, kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền,KTV cũng phải đặt trong mối quan hệ việc kiểm toán chu kỳ khác
KTV không mất nhiều thời gian kiểm toán Tiền và các khoản tương đươngtiền vì KTV có thể dựa vào kết quả kiểm toán của các chu kỳ khác Khi kiểmtoán Tiền và các khoản tương đương tiền chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra,đánh giá HTKSNB đối với tài khoản tiền
Các chỉ tiêu về Tiền và các khoản tương đương tiền cũng là thông tin liênquan đến phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị, nên cũng dễ bịtrình bày sai lệch phục vụ mục đích riêng
1.2 MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
Trang 191.2.1 Mục tiêu kiểm toán
Trước khi bắt đầu thực hiện một cuộc kiểm toán, KTV phải xác định rõ mụctiêu cho cuộc kiểm toán, từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể cho từng phànhành kiểm toán, kết hợp với những hiểu biết về đơn vị để quyết định mục tiêutrọng yếu và cần tập trung vào phần hành nào Mục tiêu kiểm toán giúp KTVxây dựng nền tảng cho cuộc kiểm toán, từ đó xác định khối lượng công việc,các thủ tục cần thực hiện phù hợp cho việc thực hiện kiểm toán và hoàn thànhcông việc kiểm toán trong tiến độ
Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tươngđương tiền là việc KTV thu thập đầy đủ những bằng chứng thích hợp làm cơ
sở cho việc xác minh và đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán về tính trungthực hợp lý của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền trên BCTCcủa khách hàng
Mục tiêu kiểm toán Tiền và các khoản tương đương tiền:
- Kiểm tra đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB do doanhnghiệp thiết lập để quản lý các nghiệp vụ biến động của Tiền và các khoảntương đương tiền trên các khía cạnh: sự đầy đủ và thích hợp của các quy chếkiểm soát, sự hiện diện, tính thường xuyên, liên tục và tính hữu hiệu của cácquy chế KSNB
- Kiểm tra và xác nhận về mức độ trung thực hợp lý của các khoản mục liênquan đến tiền và các khoản tương đương tiền trên BCTC (chủ yếu là trênBảng cân đối kế toán và Thuyết minh BCTC), cụ thể, trên các khía cạnh cơ sởdẫn liệu sau:
Sự phát sinh của các nghiệp vụ về tiền và các khoản tươngđương tiền đã được ghi sổ
Trang 20 Sự tính toán, đánh giá đối với các nghiệp vụ đã ghi sổ có đảmbảo hợp lý và chính xác hay không.
Sự phân loại và hạch toán đối với các nghiệp vụ về tiền và cáckhoản tương đương tiền có đảm bảo đầy đủ, đúng đắn và đúng
1.2.2 Căn cứ kiểm toán
Các nguồn tài liệu, thông tin cần thiết để phục vụ hoạt động kiểm toán đối vớikhoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền là rất đa dạng Để thu thậpcác bằng chứng một cách thích hợp, KTV có thể xem xét dựa vào các căn cứchủ yếu như:
- Các chính sách, chế dộ liên quan đến việc quản lý Tiền và các khoảntương đương tiền đã được ban hành như: quy định về việc mở tài khoảntiền gửi tại ngân hàng, quy định về thanh toán qua ngân hàng, thanhtoán không dùng tiền mặt;…
- Các quy định của ban lãnh đạo đơn vị (Hội đồng quản trị hay Ban giámđốc) về việc phê duyệt trách nhiệm, quyền hạn, trình tự, thủ tục phêchuẩn, xét duyệt chi tiêu; sử dụng vốn bằng tiền; về phân công tráchnhiệm giữ quỹ, kiểm kê, đối chiếu và báo cáo quỹ…
- Các Báo cáo tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và Báo cáo lưuchuyển tiền tệ
Trang 21- Các sổ hạch toán, bao gồm các sổ hạch toán nghiệp vụ (Sổ quỹ, sổ theodõi ngoài tệ, vàng bạc, đá quý, nhật ký ghi chép công việc) và các sổ kếtoán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan tronghạch toán các nghiệp vụ về Tiền và các khoản tương đương tiền Cácchứng từ kế toán về các nghiệp vụ biến động tiền và các khoản tươngđương tiền như: Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có,chứng từ chuyển tiền,…
- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến tiền và các khoản tươngđương tiền: Biên bản kiểm kê, Sổ phụ ngân hàng, Bản đối chiếu tàikhoản của ngân hàng, Hồ sơ phát hành séc, Hồ sơ về phát hành tráiphiếu, Các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, Biên bản về thanh toán côngnợ,…
1.2.3 Sai phạm thường gặp trong kiểm toán Tiền và Các khoản tương
đương tiền
Đối với Tiền mặt:
- Chưa có biên bản kiểm kê tiền mặt tại quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ kýcủa thủ quỹ, kế toán trưởng, không có quyết định thành lập hội đồng kiểm kê,không có chữ ký cảu giám đốc và thành viên hội đồng kiểm kê trên biên bản;biên bản kiểm kê có số dư đến đơn vị đồng
- Quy trình phê duyệt phiếu thu, phiếu chi không chặt chẽ, không thực hiệnđúng theo quy trình, phiếu thu, chi không đủ chữ ký, không đủ số liên theoquy định Số tiền trên phiếu thu chi khác trên sổ kế toán Hạch toán thu chitiền mặt không đúng kỳ
- Có nghiệp vụ thu chi tiền mặt với số tiền lớn, vượt quá định mức trong quychế tài chính nhưng không có quyền quyết định hoặc phê duyệt của thủtrưởng đơn vị Phát sinh nhiều nghiệp vụ chi tiền trước và sau ngày khóa sổ
Trang 22- Có nhiều quỹ tiền mặt.
- Số dư quỹ tiền mặt âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu
- Chênh lệch tiền mặt tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ
- Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định ( thiếu dấu, chữu ký của thủtrưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…), không có hoặc không phù hợp vớichứng từ hợp lý kèm theo, chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không lưu lạiđầy đủ, hạch toán không đúng nội dung chi
- Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ,chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán khôngtách biệt…
- Thủ quỹ có quan hệ gia đình với Giám đốc, kế toán trưởng
- Ghi lệch nhật ký chi tiền; sổ cái, sổ quỹ không khớp nội dung, số tiền
- Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lý ( không hạch toán tiền đangchuyển )
- Có hiện tượng chi khống hoặc thanh toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh
- Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần hoặc thanh toán số tiền lớn hơntrong hợp đồng
- Trong cùng một ngày, tổng số tiền thanh toán cho một nhà cung cấp lớn hơn
20 triệu đồng
- Không có báo cáo quỹ tiền mặt định kỳ, thủ quỹ và kế toán không thườngxuyên đối chiếu
- Hạch toán thu chi ngoại tệ không nhất quán, không theo dõi nguyên tệ
- Cuối kỳ không đánh giá lại ngoại tệ hoặc đánh giá lại không đúng theo tỷgiá bình quân của các ngân hàng nơi mà công ty mở tài khoản tại thời điểmcuối kỳ
Trang 23Đối với tiền gửi ngân hàng:
- Hạch toán theo Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng chưa kịp thời
- Chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng
- Chưa đối chiếu số dư cuối kỳ với ngân hàng
- Mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng nên khó kiểm tra, khó kiểm soát sốdư
- Có hiện tượng tài khoản ngân hàng bị phong tỏa
- Chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu với ngân hàng, với cácbảng cân đối số phát sinh
- Phản ánh không trung thực hợp lý các khoản rút quá số dư, gửi tiền, tiền lãivay…
- Người ký séc không phải là những thành viên được ủy quyền
- Phát sinh quá nhiều nghiệp vụ chuyển tiền tại ngày khóa sổ đẻ lợi dụng sựchậm trễ gửi giấy báo của ngân hàng
- Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không có quan hệ kinh tế đối vớiđơn vị
- Tên người nhận trên ủy nhiệm chi và tên đối tượng công nợ của đơn vịkhông trùng nhau
- Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ
- Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giálại
- Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửingân hàng không khớp với sổ phụ ngân hàng
Đối với tiền đang chuyển:
- Tiền bị chuyển sai địa chỉ
Trang 24- Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán.
- Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền không đúng mục đích
Đối với các khoản tương đương tiền
- Chưa có hợp đồng xác nhận tiền gửi của ngân hàng
- Lãi suất không xác định hợp lý
- Chưa được thực hiện theo dõi cho từng tài khoản
- Chưa tính lãi dự thu vào cuối năm
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Theo VSA 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” thì kế hoạch kiểm toán phảiđược lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập mộtcách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộckiểm toán; phát hiện gian lận; rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảocuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúpKTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV vàchuyên gia khác về công việc kiểm toán
Đối với kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền thì
kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán.Khái quát các bước công việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:
1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Thu thập thông tin về khách hàng:
Sau khi làm thủ tục trực tiếp nhận khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán,trên cơ sở kế hoạch chung của cuộc kiểm toán, KTV được phân công thực
Trang 25hiện kiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền cần tiến hànhtìm hiểu, nghiên và thu nhập các thông tin, tài liệu chủ yếu có liên quan như:
- Thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán (như: lĩnh vực hoạt động;kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin; bộ máy quản lý và năng lựccủa Ban giám đốc; tình hình chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinhdoanh có tác động, ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán,…)
- Thông tin về môi trường kiểm soát cũng như hệ thống kế toán của đơn vịđược kiểm toán đối với công tác hạch toán, theo dõi, quản lý Tiền và cáckhoản tương đương tiền
- KTV có thể liên hệ với KTV tiền nhiệm hoặc xem xét lại hồ sơ kiểm toánnăm trước để thu thập thông tin cơ bản về mức độ sai hạm của doanh nghiệpnăm trước đối với khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền
- KTV cần tìm hiểu những thay đổi về khoản mục Tiền và các khoản tươngđương tiền, thay đổi các quy định và chính sách kế toán áp dụng… đối vớicác năm trước
- KTV cần nhận diện các bên liên quan tới doanh nghiệp Đây là bước thuthập thông tin quan trọng, đó là thu thập thông tin về các mối quan hệ giữaBGĐ, kế toán trưởng với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, các đơn vị tíndụng, Thông qua phỏng vấn và đánh giá mối quan hệ có thể đưa ra nhữngnhận xét ban đầu về rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối với các số liệu kế toánkhoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp
- Cuối cùng, KTV cần thu thập các tài liệu, sổ kế toán do kế toán kế toántrưởng khách hàng cung cấp về khoản mục Tiền và các khoản tương đươngtiền như: BCĐKT, BCĐSPS, Sổ nhật ký chung, Sỏ chi tiết TK 111, TK 112,
TK 128, Sổ cái TK 111, TK 112, TK 128… để tiến hành thủ tục phân tích sơ
bộ
Trang 26Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành phân tích sơ bộ các thông tin đãthu thập được về đơn vị được kiểm toán gồm các thông tin tài chính và thôngtin phi tài chính nhằm mục đích:
- Xem xét các biến động xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnói chung và các biến động liên quan đến chỉ tiêu Tiền và các khoản tươngđương tiền nói riêng, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của biếnđộng
- Đạt được hiểu biết sâu sắc hơn về đơn vị được kiểm toán, cũng như xác địnhđược điểm nghi vấn, xét đoán các khả năng sai phạm đối với khoản mục này,hướng đến việc kế chương trình kiểm toán khoản mục Tiền và các khoảntương đương tiền cho phù hợp
- Việc áp dụng thủ tục phân tích không chỉ giúp KTV nhận ra tình hình biếnđộng cũng như tính chất trọng yếu của khoản mục mà còn ước tính được khốilượng công việc cần thực hiện sau đó: thực hiện kiểm tra chi tiết hay chỉ là cơbản
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán
Trên cơ sở những thông tin, tài liệu thu thập được, để hiểu được hệ thốngkiểm soát nội bộ và đánh giá được rủi ro một cách đúng đắn, KTV tiến hànhcác thủ tục sau:
- Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát đối với tiền và các khoản tương đương tiền
có được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắcbất kiêm nhiệm, nguyên tắc phê chuẩn ủy quyền hay không, có đảm bảo tínhđầy đủ, tính chặt chẽ và phù hợp không
- Tìm hiểu mức độ độc lập, tính hiện diện, tính hiệu lực và tính thường xuyên,liên tục trong vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
Trang 27Từ đó đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mụcTiền và các khoản tương đương tiền dựa trên việc nhận diện mục tiêu kiểmsoát, quy trình kiểm soát đặc thù, đánh giá điểm yếu trong kiểm soát nội bộ…Đây là quyết định mang bản chất kinh tế của kiểm toán, bởi nó sẽ liên quanđến tính cân đối giữa việc tăng cường chi phí cho các cuộc khảo sát kiểm soátnhằm giảm bớt chi phí cho các cuộc khảo sát cơ bản nhưng vẫn đảm bảo chấtlượng cho cuộc kiểm toán.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
- Xác định mức trọng yếu tổng thể của toàn bộ BCTC:
KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót củaBCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi cuộc kiểm toán và đánh giáảnh hưởng của các sai sót đối với BCTC để xác định bản chất, thời gian,phạm vi thực hiện các thử nghiệm Nếu KTV ước lượng mức trọng yếu càngthấp nghĩa là độ chính xác của các số liệu trên BCTC càng thấp, lúc đó, sốlượng bằng chứng phải thu thập càng nhiều và ngược lại Việc xác định mứctrọng yếu là công việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV Dựa vàođặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, KTV sẽ chọn ra chỉtiêu (doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản…) để ước lượng mức trọng yếuban đầu cho toàn bộ BCTC, hay chính là mức độ sai sót có thể chấp nhậnđược đối với BCTC 9 dụa vào phán đoán và kinh nghiệm của KTV)
Từ đó, KTV sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục.Mức trọng yếu đối với khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền chính
là sai số có thể chấp nhận được đối với khoản mục này Việc phân bổ này làhoàn toàn cần thiết vì đây là cơ sở để KTV quyết định quy mô bằng chứngcần thu thập cũng như khẳng định xảy ra ở đơn vị (nếu có) thì có trọng yếuhay không Cơ sở này sẽ cho KTV những bằng chứng thích hợp ở mức chi phí
Trang 28thấp nhất để KTV đưa ra kết luận đối với khoản mục Tiền và các khoản tươngđương tiền.
Cơ sở để KTV phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục Tiền và cáckhoản tương đương tiền là bản chất khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối với khoảnmục
- Đánh giá ruit ro kiểm toán:
Dựa trên cơ sở mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục Tiền và cáckhoản tương đương tiền, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựngchương trình kiểm toán thích hợp cho khoản mục Tiền và các khoản tươngđương tiền, KTV sẽ thiết kế các thru tục kiểm toán, xây dựng chương trìnhkiểm toán thích hợp cho khoản mục này KTV cần đánh giá các loại rủi rosau:
- Rủi ro tiềm tàng (IR): rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục Tiền và cáckhoản tương đương tiền là khả năng số dư của khoản mục có thể xảy ra sai sót
dù có hay không hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng Các yếu tố ảnhhưởng tới đánh giá rủi ro khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền trêntính chất ngành nghề kinh doanh của khách hàng, quy mô của khoản mục,mức độ trọng yếu của số dư tài khoản, các xét đoán nghề nghiệp của KTV vềrủi ro của khoản mcuj từ việc thực hiện thủ tục phân tích trong bước chuẩn bịkiểm toán
- Rủi ro kiểm soát (CR): Rủi ro kiểm soát đối với khoản mục Tiền vàcác khoản tương đương tiền là khả năng KSNN của khách hàng không hoạtdộng hoặc hoạt động không có hiệu quả do đó không phát hiện và ngăn chặnđược các sai phạm đối với khoản mục này Các yếu tố ảnh hưởng dến môi
Trang 29trường kiểm soát, trình độ của đội ngũ kế toán, thủ quỹ trong việc thiết lập vàthực hiện các quy trình chung về quản lý thu chi tiền…
- Rủi ro phát hiện (DR): Rủi ro phát hiện đối với khoản mục Tiền vàcác khoản tương đương tiền là khả năng xảy ra sai sót hay gian lận đối vớikhoản mục này mà không được ngăn ngừa hay phát hiện bởi hệ thống KSNB
và KTV cũng không phát hiện được ra trong quá trình thực hiện các bướccông việc kiểm toán Rủi ro này có thể xảy ra do KTV thực hiện các bướccông việc kiểm toán không thích hợp hoặc thực hiện không đầy đủ các bướccông việc đó Ví dụ, thủ tục phân tích KTV đánh giá chưa chính xác hay nhưKTV không gửi thư xác nhận độc lập mà tin tưởng tuyệt đối vào hệ thốngKSNB của khách hàng Từ một mức rủi ro kiểm toán mong muốn cùng mứcrủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng KTV đã đánh giá ở trên, KTV sẽ tính rađược rủi ro phát hiện đối với khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiềntheo mô hình dưới đây, từ đó KTV ước lượng được số lượng bằng chứngkiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến chính xác đối với khoản mục Tiền vàcác khoản tương đương tiền
Mô hình rủi ro kiểm toán: AR = IR x CR x DR
Trong đó:
AR: Rủi ro kiểm toán CR: Rủi ro kiểm soátIR: Rủi ro tiềm tàng DR: Rủi ro phát hiện
Thiết kế chương trình kiểm toán
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã được duyệt, KTV được phâncông tham gia kiểm toán sẽ soạn thảo chương trình kiểm toán Chương trìnhkiểm toán Tiền và các khoản tương đương tiền được xây dựng theo một sốnội dung chính sau đây:
Trang 30- Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp: Biên bản kiểm kê cuối kỳ, cơ
sở giải quyết chênh lệch (nếu có chênh lệch khi kiểm kê), bản xác nhận số dưcủa các tài khoản tại ngân hàng, sổ phụ ngân hàng, sổ cái, sổ quỹ, sổ chi tiếttiền mặt và sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, các loại giấy tờ có liên quan
- Mục tiêu kiểm toán
1 Hiện hữu đầy đủ, chính xác
2 Thủ tục kiểm toán chi tiết
- Đối với Tiền mặt: Đối chiếu giữa biên bản kiểm kê với sổ quỹ, sổ chitiết và sổ cái để đảm bảo số dư đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán làhợp lý; đọc lướt qua sổ quỹ phát hiện những nghiệp vụ bất thường và tiếnhành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày làđúng và phù hợp; chọn tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn nghiệp vụ trên sổ cái(hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc
về nội dung, ngày tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người
có thẩm quyền của khách hàng; chọn nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên độ
và nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra thủ tục phân chia niên độcủa khách hàng là đúng kỳ và phù hợp;
- Đối với Tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tươngđương tiền: Xem xét có tài khoản nào được xác nhận mà đã hết số dư năm
Trang 31trước không, bất kỳ tài khoản nào cũng phải được xác nhận; lập bảng đốichiếu số dư ngân hàng; thu thập thư xác nhận của ngân hàng và kiểm tra ghinhận trong sổ kế toán của đơn vị;
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với Tiền và các khoản tương đương tiền
Mục tiêu cụ thể của các khảo sát này là làm rõ về CSDL của KSNB của
DN được kiểm toán, đó là mục tiêu về sự hiện hữu, tính hiệu lực, tính liên tục, để có cơ sở đánh giá về tính thích hợp của việc thiết kế các bước kiểm
soát, các thủ tục kiểm soát
Khảo sát về sự hiện hữu (thiết kế) chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền:
Mục tiêu khảo sát về sự hiện hữu (thiết kế): nhằm đạt được sự hiểu biết
về các chính sách, quy định của đơn vị về kiểm soát nội bộ tiền
Nội dung khảo sát: KTV cần xem xét các văn bản quy định về kiểmsoát nội bộ có liên quan, như: quy định về mức tồn quỹ, quy định về hạn mứcchi tiêu trong đơn vị, các chính sách và các thủ tục hướng dẫn kiểm tra, kiểmsoát tiền và các khoản tương đương tiền do đơn vị ban hành, quy định vềthanh toán qua ngân hàng, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
bộ phận, cá nhân, trong xét duyệt, phê chuẩn hồ sơ chuyển tiền… Khi nghiêncứu, KTV cần đánh giá tính đầy đủ cũng như tính chặt chẽ, phù hợp của cácquy chế kiểm soát nội bộ so với tình hình thực tế của đơn vị
Phương pháp khảo sát: Để thu thập các thông tin về KSNB, KTV ápdụng phương pháp kiểm tra tuân thủ thông qua vận dụng các thủ tục kiểmtoán chủ yếu sau:
Trang 32- Kiểm tra: KTV thu thập, tìm hiểu và kiểm tra các chính sách và quyđịnh mà đơn vị áp dụng đối với hoạt động liên quan đến Tiền và các khoảntương đương tiền.
- Phỏng vấn: KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc gửibảng câu hỏi đối với những người có liên quan xem đơn vị có quy địnhkhông
Khảo sát về việc áp dụng (vận hành) các quy chế kiểm soát nội bộ
Mục tiêu khảo sát tính liên tục: Đánh giá sự hoạt động và tính thườngxuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát về Tiền và cáckhoản tương đương tiền
Nội dung khảo sát:
Đối với tiền mặt
- Khảo sát, xem xét việc tổ chức, bảo quản tiền mặt, kể cả việc bảohiểm tiền mặt và các vấn đề ký quỹ (nếu có)
- Khảo sát, xem xét việc chấp hành quy định về kiểm tra đối chiếu tiềnmặt hàng ngày, việc quản lý nhập, xuất quỹ tiền mặt cũng như tồn quỹ
- Khảo sát, xem xét việc tổ chức hạch toán kế toán Tiền và các khoảntương đương tiền tại đơn vị: từ khâu tổ chức lưu giữ bảo quản chứng từ thuchi tiền mặt tới khâu kiểm soát hoàn thiện chứng từ và hạch toán
Đối với tiền gửi ngân hàng
- Khảo sát, xem xét tính độc lập của việc kiểm tra đối chiếu các tài
khoản TGNH giữa bộ phận thực hiện đối chiếu của đơn vị với ngân hàng
- Khảo sát, xem xét việc quản lý chi tiêu TGNH có tuân thủ quy định
về quản lý séc hay không, việc thực hiện chức năng duyệt chi và hoạt động kýséc của đơn vị
Đối với tiền đang chuyển
Trang 33Kiểm tra việc phân công nhiệm vụ cho người nhận thực hiện chuyển tiền cóđảm bảo quy định về chuyển tiền không Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của
hồ sơ chuyển tiền, cũng như dấu hiệu phê chuẩn lưu lại trên hồ sơ cho phépchuyển tiền Đánh giá tính thường xuyên, liên tục của hoạt động chuyển tiềntrên thực tế
Phương pháp khảo sát:
- Phỏng vấn các bộ phận có liên quan như thủ quỹ, kế toán Tiền và các khoảntương đương tiền, người có trách nhiệm phê chuẩn nghiệp vụ thu, chi tiền trựctiếp quan sát công việc của nhân viên kiểm soát hồ sơ công việc của kế toán,thủ quỹ, kiểm tra dấu vết còn lưu lại trên hồ sơ, tài liệu phê chuẩn hoạt độngthu, chi tiền
- Quan sát: KTV tiến hành quan sát thực tế ở đơn vị có làm đúng như quyđịnh không
- Yêu cầu các bộ phận có liên quan tiến hành làm lại để KTV kiểm tra
- Bằng chứng thu thập được thường là các Bảng câu hỏi, bản lưu đồ hoặc bảntường thuật để mô tả cơ cấu KSNB đối với tiền
Đối với các khoản tương đương tiền
- Khảo sát, xem xét tính độc lập của việc kiểm tra đối chiếu các tài khoản tiềngửi tại ngân hàng giữa bộ phận thực hiện đối chiếu của đơn vị với ngân hàng
- Khảo sát, xem xét việc việc quản lý các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3tháng có tuân thủ quy định về quản lsy không, việc áp dụng mức lãi suất tiềngửi có phù hợp với quy định ngân hàng hay không
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc kiểm soát nội bộ
Mục tiêu khảo sát tính hiệu lực: Khảo sát kiểm soát các loại tiền cso mối quan
hệ chặt chẽ với nhau Kết quả khảo sát này được KTV sử dụng để đánh giá
Trang 34tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mụcTiền và các khoản tương đương tiền.
Nội dung khảo sát:
- Nguyên tắc cập nhật thường xuyên
Các nghiệp vụ liên quan đến tiền đều phải cập nhật, ghi chép thường xuyên.Nguyên tắc này cũng bao hàm cả việc ghi chép hạch toán nghiệp vụ tiền phảiđúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ Trong hạch toán tiền, nguyên tắc nàyđược xem như là một mắt xích kiểm soát quan trọng trong việc ngăn chặn khảnăng dùng tiền của doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, phát hiện sớm các saiphạm đối với tiền
- Nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm”
Đánh giá sự tách biệt giữa người có trách nhiệm quản lý tiền (thủ quỹ) với kếtoán tiền; giữa người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ chi tiền, chuyểntiền (chức năng kí phát hành séc) với người thực hiện hoạt động này
- Nguyên tắc “Phân công phân nhiệm”
Xem xét, đánh giá việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phậnliên quan tới quản lý quỹ tiền mặt, TGNH và tiền đang chuyển, đánh giá việcphân công công việc giữa các bộ phận trong khâu hạch toán nhằm đảm bảoviệc hạch toán tiền là kịp thời và đầy đủ
- Nguyên tắc “Ủy quyền, phê chuẩn”
Kiểm tra dấu vết phê chuẩn còn lưu lại tren các chứng từ chi tiền, tiền gửi vàongân hàng hoặc chuyển tiền
Trang 35- Phỏng vấn các bộ phận có liên quan.
1.3.2.2 Thực hiện các khảo sát cơ bản
Thủ tục phân tích sơ bộ đối với Tiền và các khoản tương đương tiền: Thựchiện thủ tục phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét số liệu trên BCTCthông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC Đối vớikiểm toán khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, KTV thực hiệncác thủ tục sau:
- So sánh số dư, số phát sinh thực tế của doanh nghiệp này với cácdoanh nghiệp khác có cùng quy mô, lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loạihình sản xuất kinh doanh
Phân tích tỷ suất: Khi phân tích khoản mục Tiền và các khoản tương đương
tiền, KTV phân tích đánh giá một số tỷ suất thanh toán của đơn vị
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện thời = Tàisản ngắnhạn Nợ ngắn hạn
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắnhạn−Hàngtồn kho Nợ ngắn hạn
Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời
Trang 36Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời = Tiền+Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
Việc so sánh tỷ số này với số liệu bình quân ngành hoặc của năm trước
có thể giúp KTV hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như
dự đoán khả năng có sai lệch trong BCTC
Qua các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân dẫn đến sựbiến động là hợp lý hay không Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng trọng tâmkiểm toán và đi vào kiểm tra chi tiết
Phân tích thông tin phi tài chính
Các thông tin tài chính có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp hay giántiếp đến các thông tin tài chính của khoản mục Tiền và các khoản tươngđương tiền như thông tin về môi trường kinh doanh, về giá cả thị trường, vềchính sách của Nhà nước,…
Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của cácyếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Tiền và các khoản tương đươngtiền và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể cso Các yếu tố gây sự biếnđộng đương nhiên của từng thông tin tài chính cụ thể Ví dụ:
- Sự thay đổi của quy mô kinh doanh theo kế hoạch đã được phê chuẩn sẽ dẫnđến tăng hay giảm khoản Tiền và các khoản tương đương tiền
- Sự biến động của giá cả trên thị trường, có hể do quan hệ cung – cầu thayđổi hay do nguyên vật liệu đầu vào thay đổi dẫn đến Tiền và các khoản tươngđương tiền cũng biến động theo
- Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường sẽ dẫn đến tăng hay giảmTiền và các khoản tương đương tiền
Thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư Tiền và các khoản tương đương tiền
Trang 37a Kiểm tra chi tiết số dư
Đối với số dư đầu kỳ
- Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm
toán đang thực hiện kireemr toán Báo cáo tài chính năm này và số dư đầu kỳ
đã được xác định là dúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểmtoán bổ sung
- Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác,
KTV phải xem xét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán nămtrước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Tiền và các khoản tương đươngtiền, nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả nămtrước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung
- Nếu Báo cáo kiểm toán năm trước chưa được kiểm toán hoặc việc kiểm toán
năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và KTV không tintưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trướckhông chấp nhận toàn phần đối với số dư các khoản Tiền và các khoản tươngđương, thì KTV phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toànphần của KTV năm trước Trong các trường hợp này, KTV phải áp dụng cácthủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dưđầu năm, kiểm tra các biên bản kiểm kê Tiền mặt tồn quỹ của năm trước,kiểm tra các thư xác nhận từ ngân hàng…
Đối với số dư cuối kỳ:
Các thủ tục kiểm toán phổ biến chủ yếu tương ứng để thu thập bằng chứngkiểm toán số dư cuối kỳ Tiền và các khoản tương đương tiền gồm:
“Sự hiện hữu”: Số dư tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có sự tồn tại
trên thực tế - trong quỹ, ở ngân hàng thực tế có tiền Các thủ tục kiểm toánchủ yếu và phổ biến gồm:
Trang 38- Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt của đơn vị tại thời điểm kiểm kê khóa sổ
để có cơ sở xác nhán sự tồn tại của tiền mặt tại quỹ (bao gồm tiền nội tệ,ngoại tệ, vàng bạc, đá quý) Trường hợp không thể chứng kiến kiểm kê quỹ,KTV cần kiểm tra hồ sơ, tài liệu kiểm kê quỹ tại thời điểm khóa sổ do đơn vịthực hiện, xem xét tính hợp lý và hợp thức của thủ tục đã tiến hành cũng nhưkết quả kiểm kê đã ghi nhạn
- Kiểm tra, đối chieus số liệu tồn quỹ giữa sổ quỹ với sổ kế toán tiền mặt.
- Lập bảng kê chi tiết tiền gửi ngân hàng và thực hiện việc kiểm tra đối chiếu
với số liệu trong sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, với số liệu do cácngân hàng xác nhận (cung cấp) và với các chứng từ, tài liệu khác có liênquan
- Lập bảng kê danh sách các khoản chuyển tiền liên ngân hàng cho tất cả các
tài khoản liên quan để kiểm tra séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu
“Sự tính toán, đánh giá”: Số dư tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển được tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác Các thủ tục kiểmtoán chủ yếu và phổ biến bao gồm:
- Kiểm tra việc tính toán, đánh giá các khoản tiền hiện có của đơn vị; trong đó
chủ yếu là đối với ngoại tệ và vàng bạc, đá quý có đảm bảo đúng đắn, chínhxác không Nội dung kiểm tra tính toán ngoại tệ bao gồm số lượng từng loạingoại tệ và tỷ giá ngoại tệ tương ứng tại thời điểm khóa sổ để lập Báo cáo tàichính;
- Kiểm tra việc tính toán số dư và tổng hợp tất cả các loại tiền để đảm bảo mọi
khoản tiền hiện có đều được tổng hợp hoặc phát hiện sự cộng dồn còn thiếusót hay trùng lặp
- Kiểm tra, xem xét việc trình bày Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng có phù hợp
và đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành hay không; So sánh số liệu
Trang 39Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng trên BCTC với số dư tài khoản Tiền mặt, Tiềngửi ngân hàng trên sổ kế toán của dơn vị để đánh giá sự chính xác nhất quán.
b, Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh
Dưới đây là mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu cơ bản và các thủ tụckiểm toán chủ yếu, phổ biến thường áp dụng để thu thập bằng chứng, xácnhận cho các cơ sở dẫn liệu tương ứng trong khảo sát chi tiết về nghiệp vụthu, chi Tiền và các khoản tương đương tiền:
“Sự phát sinh’ của cá khoản thu – chi tiền đã ghi sổ: Các nghiệp vụ thu – chi
tiền ghi sổ đã thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý Để thu thập bằng chứngkiểm toán xác nhận cho cơ sở dẫn lieuj (mục tiêu kiểm toán) nói trên, KTVthường tiến hành các thủ tục kiểm toán chủ yếu:
- Kiểm tra bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người có trách nhiệm (chữ
ký phê duyệt, tính hợp lý, đúng đắn của sự phê duyệt) Cần lưu ý kiểm tramẫu chứng từ chi tiền có khoản chi lớn hay bất thường về nội dung chi; Xemxét các trường hợp chi đó có đầy đủ hồ sơ, chứng từu gốc chứng minh và cóhợp lý, hợp lệ hay không
- Đối chiếu chứng từ thu – chi tiền với các tài liệu, chứng từ gốc chứng minhnghiệp vụ thu – chi tiền Kiểm tra tên và số tiền của người nộp tiền, nhận tiềntrên chứng từ thu – chi tiền và trên các chứng từ khác có liên quan Lưu ýxem xét các chứng từ về giảm giá, chiết khấu, hoa hồng trong mua bán hàng
- Kiểm tra, xem xét việc ghi chép nhật ký quỹ ( thu – chi tiền mặt); Kiểm tra,đối chiếu việc ghi sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các sổ kế toán cóliên quan (sổ mua hàng, bán hàng, thanh toán…)
- Kiểm tra các khoản chi tiền về giảm giá, hoa hồng đại lý,… đã chi trả bằngtiền
Trang 40- Trong những trường hợp xét thấy cần thiết, KTV tự tính toán lại số liệu vàđối chiếu với số liệu của chính đơn vị được kiểm toán.
“Tính đầy đủ”: Các nghiệp vụ thu – chi tiền đều được ghi sổ kế toán đầy đủ.
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:
- Kiểm tra số lượng bút toán ghi sổ với số lượng các phiếu thu, phiếu chi tiền
mặt; các giấy báo nợ, báo có của ngân hàng hay ủy nhiệm chi; ủy nhiệm thu
- Đối chiếu chọn mẫu một số chứng từ thu – chi tiền với sổ nhật ký quỹ và sổ
kế toán có liên quan khác để đánh giá sự đầy đủ trong hạch toán tiền
- Kiểm tra số thứ tự của các chứng từ thu – chi tiền ghi trên sổ kế toán để đảm
bảo không có sự ghi trùng hay bỏ sót trong hạch toán nghiệp vụ thu – chi tiềntrong kỳ
- Tiến hành khảo sát đồng thời (hoặc tham chiếu) với các nghiệp vụ thanh
toán trong chu kỳ “mua hàng và trả tiền” và “chu kỳ bán hàng và thanh toán”
để phát hiện các trường hợp ghi trùng hay bỏ sót (nếu có)
“Sự phân loại và hạch toán đúng đắn”: Các nghiệp vụ thu – chi tiền có đảm
bảo đầy đủ và rõ ràng về nội dung cũng như sự chính xác về số liệu, đúng tàikhoản, đúng quan hệ đối ứng Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến baogồm:
- Kiểm tra việc ghi chép trên các chứng từ thu – chi tiền có đảm bảo đầy đủ
và rõ ràng về nội dung cũng như sự chính xác về số liệu
- Kiểm tra việc phân loại và hạch toán vào các sổ kế toán tương ứng (sổ kế
toán tổng hợp và chi tiết của Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, sổ các tài khoảnđối ứng) để xác nhận sự hạch tóa chính xác số liệu và đúng quan hệ đối ứng
- So sánh đối chiếu giữa chứng từ thu – chi tiền với bút toán ghi sổ tương ứng
về số, ngày số tiền xem có đảm bảo hạch toán chính xác không