ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
Đặc điểm hoạt động thu, chi và bảo quản tiền có ảnh hưởng tới kiểm toán BCTC
Tiền là một tài sản lưu động của đơn vị tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị Trên bảng cân đối kế toán tiền được trình bày ở phần tài sản, thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp Dựa theo tính chất cất trữ của tiền thì người ta chia tiền thành ba loại:
Tiền mặt: Đây là số tiền được lưu trữ tại két của doanh nghiệp, tiền mặt có thể là tền Việt Nam đồng, là ngoại tệ các loại, là vàng bạc, đá quí, kim loại quí,… có thể là ngân phiếu
Tiền gửi ngân hàng: Đây là số tiền được lưu trữ tại của doanh nghiệp Tiền gửi ngân hàng có thể gồm: tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ các loại, vàng, bạc, đá quí, kim loại quí….
Tiền đang chuyển: Đây là số tiền của doanh nghiệp đang trong quá trình xử lý như chuyển gửi vào ngân hàng, kho bạc, chuyển trả cho khách hàng, khách hàng thanh toán, qua ngân hàng hoặc đường bưu điện nhưng doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo của ngân hàng hay thông báo của bưu điện về việc hoàn thành nghiệp vụ Tiền đang chuyển cũng có thể là tiền Việt Nam đồng cũng có thể là ngoại tệ các loại
Mỗi loại tiền mang những đặc điểm khác nhau và điều này ảnh hưởng tới đặc điểm quản lý đối với chúng cũng như quá trình kiểm soát, đối chiếu trong nội bộ đơn vị Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các loại tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vè thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa để sản xuất - kinh doanh vừa là kết quả của việc mua bán, thu hối các khoản nợ Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp và là một bộ phận của vốn lưu động.
Trong kiểm toán đối với tiền, những đặc điểm quản lý đặc biệt là hạch toán tiền có ảnh hưởng quan trọng tới việc lựa chọn phương pháp kiểm toán Việc đưa ra phương pháp kiểm toán phù hợp quyêt định đến việc kiểm toán viên có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ về số lượng và chất lượng.
1.1.2 Tính chất thường xuyên phát sinh của các loại tiền
Tiền mặt trong đơn vị thường xuyên biến động do các nghiệp vụ thu chi diễn ra hàng ngày Các nghiệp vụ về tiền mặt thường liên quan đến nhiều tài khoản kế toán ở nhiều chu trình khác nhau, các nghiệp vụ diễn ra rất phong phú và đang dạng Chẳng hạn:
Thu tiền mặt thường liên quan đến:
+ Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng trong hoạt động bán hàng thu trực tiếp bằng tiền mặt.
+ Tài khoản 131 - Phải thu khách hàng trong hoạt động bán hàng khi thu nợ tiền hàng hay người mua đặt trước tiền hàng trong kỳ
+ Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng trong nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để chuẩn bị chi tiêu.
+ Các tài khoản khác (TK 121, 128, 141, 221, 411, ) trong các loại nghiệp vụ thu hồi các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn, thu hồi tiền tạm ứng, nhận vốn do bên khác góp liên doanh,
Chi tiền mặt thường liên quan đến:
+ Các tài khoản hàng tồn kho, tài sản cố định (TK 152, 153, 156, 211, ) trong các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán ngay bằng tiền mặt.
+ Các tài khoản thanh toán công nợ phải trả (TK 331, 334, 336, 338, ) trong nghiệp vụ thanh toán tiền mua hàng, thanh toán tiền lương cho người lao động hay thanh toán các khoản công nợ phải trả khác phát sinh trong kỳ.
+ Các tài khoản chi phí ( TK 627, 635, 641, 642, ) trong các nghiệp vụ chi tiền mặt liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính.
+ Các tài khoản khác (121, 128, 221, ) trong các nghiệp vụ chi tiền mặt về đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn và đầu tư khác.
Sự phong phú và đa dạng và có liên quan đến hầu hết các chu kỳ hoạt động kinh doanh của các nghiệp vụ về tiền mặt đòi hỏi KTV khi kiểm toán tiền mặt cần phải chú ý xem xét trong mối liên hệ với kiểm toán các chu kỳ có liên quan.
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
Tiền gửi ngân hàng cũng là một loại vốn bằng tiền, số dư của tiền gửi ngân hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục “Tiền và tương đương tiền” trên bảng cân đối kế toán Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, các mối quan hệ kinh tế nảy sinh các nghiệp vụ về tiền gửi ngân hàng cũng rất phong phú, đa dạng và có nhiều điểm tương tự như đối với tiền mặt như : mua hàng, bán hàng, thanh toán, đầu tư, kể cả liên quan đến sự biến động của tiền mặt trong nghiệp vụ gửi tiền - rút tiền Cụ thể như :
+ Tài khoản 111 – Tiền mặt trong nghiệp vụ nộp tiền mặt vào ngân hàng, hay rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ.
+ Các tài khoản doanh thu ( TK 511, 512, 515) trong các nghiệp vụ về thu tiền bán háng, doanh thu từ hoạt động tài chính hay doanh thu từ hoạt động khác ( TK 711)
+ Các tài khoản công nợ ( TK 131, 331) trong nhóm các nghiệp vụ liên quan đến quan hệ thanh toán vời người mua hàng, nhà cung cấp như : khách hàng trả nợ hoặc ứng trươc, trả nợ hoặc ứng trước cho người bán.
+ Các tài khoản về đầu tư tài chính ( TK 121, 128, 221, 222,223,228) trong nghiệp vụ chi đầu tư tài chinh hay thu hồi vốn đầu tư tài chính.
+ Các tài khoản về hàng tồn kho ( TK 151, 152, 153,156, 611) khi doanh nghiệp mua vật tư, hàng hóa phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh.
+ Các tài khoản nợ vay, nghĩa vụ với nhà nước, phải trả công nhân viên chức, hay các khoản nợ khác (TK 331, 315, 333, 334, 338, 341, 343) khi đơn vị thực hiện thanh toán.
+ Các tài khoản về vốn chủ sở hữu (TK 411, 441) khi nhận vốn hay trả vốn cho chủ sở hữu.
+ Các tài khoản về chi phí ( TK 622, 641, 642, 635) trong các nghiệp vụ chi tiền gửi ngân hàng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng, hay hoạt động tài chinh.
Tiền đang chuyển phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện thanh toán với khách hàng, hay khi đã chuyển tiền vào ngân hàng mà chưa nhận được giấy báo của ngân hàng.Tuy các nghiệp vụ phát sinh liên quan đền tiền đang chuyển không nhiều và phong phú như tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng, song đây là khoản mục phát sinh thường xuyên và
6 có quan hệ trực tiếp đến tiền gửi trong mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
1.1.3 Công tác ghi nhận thu chi và bảo quản tiền tại các doanh nghiệp
Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán
Tại AASC, mục tiêu kiểm toán chung nhất được đặt ra khi kiểm toán cho một khách hàng là mục tiêu về tính hợp lý chung tất cả các thông tin trên BCTC là hợp lý Mục tiêu kiểm toán chung đối với tiền và các khoản tương đương tiền là KTV phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về tiền và các khoản tương đương tiền Để đưa ra ý kiến của mình vể tính trung thực, hợp pháp, hợp lý của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền KTV phải tiến hành xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính về khoản mục này;
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc được chấp nhận, các phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các chỉ tiêu này Từ mục tiêu hợp lý chung đó, KTV xác đinh các mục tiêu chung đối với BCTC và bộ phận cấu thành của nó. Mục tiêu kiểm toán chung đối với khoản mục tiền tại Công ty AASC được xác định trong chương trình kiểm toán của khoản mục này: Ngân quỹ là có thực và doanh nghiệp thực sự có khả năng thực hiện các nghĩa vụ kinh tế của mình; việc chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác đối với các khoản nhập quỹ cũng như đối với các khoản xuất quỹ (tính hữu hiệu và cách trình bày); Tiền các loại phải được tính giá đúng đắn theo các nguyên tắc được quy định trong hạch toán tiền, số dư tài khoản tiền phải được tính toán, ghi sổ và chuyển sổ chính xác (tính hiện hữu, tính chính xác, giá trị, tính sở hữu, cách trình bày); Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trên BCTC của doanh nghiệp phải được lập và trình bày trung thực hợp lý theo đúng chuẩn mực.
Mục tiêu chung của cuộc kiểm toán khi đi riêng vào mỗi phần hành cụ thể sẽ được cụ thể hóa thành các mục tiêu đặc thù Đối với mỗi phần hành hoặc khoản mục trên BCTC lại bao gồm nhiều mục tiêu đặc thù được thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau và áp dụng các thủ tục kiểm toán cũng khác nhau Các yếu tố tác động chủ yếu đến việc xác định mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền :
- Đặc điểm các bộ phận cấu thành khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền khoản mục tiền trong doanh nghiệp có thể bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời gian dưới 3 tháng Đối với đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp chỉ tồn tại tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, hoặc đầy đủ các loại tiền kể trên do đó mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại các doanh nghiệp này là khác nhau.
- Đặc điểm của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát khác : tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát khác nhau tại từng khách hàng mà các KTV xác định các mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với đơn vị khách hàng sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính mục tiêu kiểm toán đặc thù bị ảnh hưởng bởi độ tin cậy của hệ thống kế toán máy và các hính thức kiểm soát khác; bên cạnh đó đối với đơn vị sử dụng hình thức sổ sách kế toán thủ công KTV sẽ xem xét nhiều hơn đối với mục tiếu chính xác số học đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.
Các mục tiêu đặc thù đối với kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC bao gồm các mục tiêu sau:
Tính trọn vẹn : Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tăng giảm tiền đều đã
1 0 được ghi nhận nhận đầy đủ trên hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của đơn vị Mục tiêu này đảm bảo cho tính đầy đủ của các nghiệp vụ phát sinh cần được tính vào khoản mục tiền.
Tính hiện hữu : Tất cả các nghiệp vụ liên quan tới tăng giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển được doanh nghiệp ghi nhận trên chứng từ, sổ sách là có thực và có căn cứ hợp lý Để qua đó, số tiền ghi trên bảng khai tài chính là con số thực tế.
Quyền và nghĩa vụ : Các khoản tiền của doanh nghiệp đang được trình bày trên báo cáo tài chính đều đúng là tài sản của đơn vị, phản ánh đúng lượng tiền mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Tính giá và đo lường : Việc hạch toán các khoản tiền và tương đương tiền phải được xác định theo các nguyên tắc được quy định trong hạch toán tiền Nhiều khi giá trị của các nghiệp vụ về tiền được phản ánh, ghi chép một cách không chính xác do một số nguyên nhân khác nhau Đối với các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ, việc xác định giá ngoại tệ thường hay chứa đựng sai phạm Đặc biệt ra tại các doanh nghiệp thương mại có nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường quốc tế, việc tính giá không đúng thường xảy ra tại các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ.
Tính chính xác số học : Số dư của các khoản tiền và trương đương tiền phải được tính toán, ghi sổ, chuyển sổ và lên báo cáo chính xác Các sai phạm này thường gặp đối với các doanh nghiệp theo dõi ghi sổ băng hình thứ c thủ công, hay chỉ sử dung phần mềm Excel mà không sử dụng các phần mềm kế toán hỗ trợ.
Phân loại và trình bày : Các loại tiền phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp Tiền và các khoản tương đương tiền trên báo cáo tài chính bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và tương đương tiền phải được diễn giải đúng theo các quy định tài chính hiện hành và được trình bày đầy đủ trên các báo cáo tài chính cũng như thuyết minh báo cáo tài chính Các sai phạm thường hay gặp đó là việc trình bày các khoản mục tương đương tiền trên báo cáo tài chính.
Quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trên báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV, một cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm 3 giai đoạn : Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán Tuy nhiên do đặc điểm về đối tượng, về quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán mà trình tự kiểm toán tài chính ở mỗi một công ty có những đặc điểm riêng Tại AASC các giai đoạn của một cuộc kiểm toán gồm : giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn triển khai và giai đoạn kết thúc Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền là một bộ phận thuộc báo cáo tài chính của đơn vị, quy trình kiểm toán đối với khoản mục này cũng nằm trong tổng thể quy trình kiểm toán BCTC của công ty từ bước chuẩn bị, đến triển khai và cuối cùng là kết thúc kiểm toán.
Sơ đồ : Quy trình kiểm toán
1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện Ở giai đoạn này các kiểm toán viên và các thành viên tham gia thực hiện các công việc:
Khảo sát, đánh giá khách hàng và Dự thảo, thống nhất và ký hợp đồng
Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
Bước 1 : Khảo sát, đánh giá khách hàng và Dự thảo, thống nhất và ký hợp đồng
Khách hàng của AASC, phần lớn là các khách hàng chuyền thống các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, các công ty cổ phần có vốn nhà nước là những khách hàng có mối quan hệ hợp tác lâu năm với AASC Sau mỗi cuộc kiểm toán hàng năm, các trưởng nhóm và lãnh đạo phòng, thường trực tiếp bày tỏ mong muốn được tiếp tục cung cấp dịch vụ vào năm tài chính kế tiếp Vào mùa kiểm toán năm sau, AASC sẽ gửi thư chào hàng đến công ty khách hàng Sau đó ban giám đốc công ty và các trưởng phó phòng sẽ dựa vào những vấn đề còn tồn tại cùng những phát sinh gặp phải trong quá trình thực hiện kiểm toán từ đó cùng với ban giám đốc công ty khách hàng xây dựng các điều khoản phù hợp đi đến dự thảo và thống nhất ký hợp đồng
Sơ đồ : Khảo sát, đánh giá khách hàng và Dự thảo, thống nhất và ký hợp đồng: Đối với khách hàng mới, khi nhận được phản hồi chấp nhận thư chào hàng, trưởng phó phòng cùng các trợ lý kiểm toán tiến hành đánh giá khảo sát khả năng chấp nhận kiểm toán bằng việc đánh giá chất lượng HTKSNB và thu thập các thông tin Đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, việc đánh giá HTKSNB và thu thập các thông tin này, bao gồm :
- Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ kiểm toán : mục đích mời kiểm toán nhằm tư vấn giúp đơn vị hoàn thiện hệ thống kế toán cùng như HTKSNB hay xác minh về số liệu
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A về các chỉ tiêu trên BCTC nhằm công bố kết quả sản xuất kinh doanh ra công chúng; yêu cầu về dịch vụ cung cấp , báo cáo…
- Các thông tin chung về khách hàng : loại hình doanh nghiệp; địa chỉ; hồ sơ pháp lý; ngành nghề sản xuất kinh doanh chính…
- Cơ cấu tổ chức hoạt động : hệ thống các chi nhánh, văn phòng đai diện, công ty con, công ty liên doanh đông kiểm soát…; địa bàn hoạt động; cơ cấu tổ chức nhân sự; các bên có liên quan như hệ thống khách hàng, nhà phân phối…
- Hoạt động kinh doanh : mặt hàng cung cấp chính; đặc điểm hoạt động kinh doanh; đặc điểm sản phẩm; quy trình sản xuất; thị trường và cạnh tranh…
- Hệ thống Kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán : thái độ của lãnh đạo với HTKSNB; Sự tồn tại của các Thủ tục kiểm soát nội bộ; Bộ máy kế toán; Chế độ kế toán; Hình thức kế toán; Thực hiện công việc kế toán; Luân chuyển và lưu trữ chứng từ; Quy trình lập báo cáo tài chính; Các vướng mắc gặp phải; BCTC năm trước đã được kiểm toán hay chưa; Các quy định riêng về tài chính kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của khách hàng.
- Hoạt động của khách hàng trong năm có BCTC : Các hoạt động chủ yếu, quan trọng trong năm có BCTC; Các chỉ tiêu ước tính.
Sau khi tiến hành thu thập đấy đủ các thông tin cần thiết, KTV đưa ra đánh giá của mình về khả năng chấp nhận khách hàng thông qua các chỉ tiêu :
1 Về quy mô của khách hàng.
2 Tính chất phức tạp / đặc thù trong hoạt động của khách hàng.
3 Những điểm cần chú trọng trong công việc kiểm toán.
4 Có nên chấp nhận khách hàng không.
5 Dự tính nhân sự và thời gian kiểm toán.
6 Giá phí kiểm toán dự tính.
Dựa vào nhứng đánh giá của mình, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán Nếu mức
1 4 hành kí kết hợp đồng kiểm toán.
Hợp đồng kiểm toán sau khi kí kết giữa ban giám đốc và công ty khách hàng sẽ được chuyển về các phòng ban, bàn giao cho các trưởng phó phòng phụ trách Các trợ lý kiểm toán thuộc các phòng thực hiện đăng kí số hợp đồng với bộ phân tổng hợp (lễ tân).
Nhóm kiếm toán, bao gồm KTV và các trợ lý kiểm toán được phân công thực hiện hợp đông kiểm toán cùng với bộ phân soát xét là các trưởng phó phòng, phó giám đốc phụ trách phòng sẽ được tiến hành kiểm tra tính độc lập khách quan trước khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng (Phụ lục 1).
Bảng câu hỏi kiểm tra tính độc lập của KTV được áp dụng cho tất cả các thành viên tham gia vào cuộc kiểm toán từ nhân viên trực tiếp thực hiện đến các cấp soát xét. Để đảm bảo tính độc lập khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tất cả các thành viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi trước khi bắt đầu thực hiện hợp đồng kiểm toán.Trong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, nếu kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán thấy mình không thể đảm bảo được những yêu cầu của tính độc lập thì phải báo cáo ngay cho Trưởng phòng/ Ban giám đốc để có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp.
Bước 2 : Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho mọi cuộc kiểm toán. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho tiến hành các giai đoạn sau có kết quả tốt Vì vậy công ty AASC đặc biệt chú trọng đến giai đoạn này.
Giai đoạn lập kế hoạch sẽ được tiến hành ngay sau khi AASC được chấp thuận việc cung cấp dịch vụ Các bước công việc trong việc lập kế hoạch kiểm toán các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm :
Nghiên cứu hồ sơ kiểm toán của các năm trước và tìm hiểu những thông tin chung về khách hàng
Việc nghiên cứu hồ sơ kiểm toán của các năm trước kết hợp với tìm hiểu những thông tin chung về khách hàng giúp KTV thu thập những thông tin về :
Giấy phép hoạt động kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động
Các thông tin về Ban Giám đốc, các đơn vị thành viên, chiến lược kinh doanh
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
Môi trường hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ,
Quy trình nghiệp vụ, chính sách chế độ của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của đơn vị
Dựa vào những thông tin trên, KTV có thể lập được một kế hoạch kiểm toán đầy đủ và hiệu quả nhất.
Chuẩn bị danh sách chi tiết các vấn đề, nội dung AASC cần phải thực hiện
Chuẩn bị kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán
2.1.1 Tìm hiểu thông tin và đánh giá khách hàng
Công ty cổ phần ABC là một trong những khách hàng mới của AASC, khi nhận được phản hồi chấp nhận thư chào hàng từ Công ty Cổ phần ABC trưởng phó phòng cùng các trợ lý kiểm toán tiến hành đánh giá khảo sát khả năng chấp nhận kiểm toán bằng việc đánh giá chất lượng HTKSNB và thu thập các thông tin về ABC :
Các thông tin chung về Công ty Cổ phần ABC
Công ty Cổ phần JKL được thành lập theo Biên bản thỏa thuận ngày tháng năm giữa Tổng Công ty DEF , và Tổng Công ty GHI về việc “thành lập Công ty Cổ phần ABC”.
Công ty Cổ phần JKL được đổi tên thành Công ty Cổ phần ABC theo Biên bản họp Đại hội Cổ đông số 89B/BB-ĐHCĐ-JKL ngày tháng năm của Công ty Cổ phần JKL và thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 01, ngày tháng năm
Công ty hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 14081507 đăng ký lần đầu ngày tháng năm , thay đổi lần thứ 06 ngày tháng năm
Trụ sở chính của Công ty tại: Vốn điều lệ của Công ty là : 479.400.000.000 VND (Bốn trăm bảy chín tỷ bốn trăm triệu đồng)
Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất công nghiệp
Ngành nghề kinh doanh của Công ty là :
- Sản xuất, kinh doanh xi măng;
- Khai thác chế biến đất sét, đá các loại phục vụ sản xuất xi măng;
- Mua, bán vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất xi măng;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ, đường thủy, đường sắt;
- Đầu tư xây dựng, lắp đặt nhà máy xi măng, các trạm nghiềm clinker.
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, hạ tầng xây dựng và nhà ở.
Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần ABC
+ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
2 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
+ Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
1 Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư 244/2009/TT- BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp
2 Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chếđộ kế toán
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theođúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chếđộ kế toán hiện hành đang áp dụng.
3 Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ trên máy vi tính.
+ Các chính sách kế toán chủ yếu áp dụng đối với khoản mục tiền :
1 Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian đáo hạn không quá ba tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
2 Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty (VNĐ/USD) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A sinh trong kỳ được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm này và được hạch toán theo hướng dẫn tại Thông tư 201/2009/TT-BTC.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng được phản ánh lũy kế trên Bảng cân đối kế toán Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, toàn bộ chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh được ghi nhận vào tài khoản chi phí chờ phân bổ và được phân bổ vào thu nhập hoặc chi phí hoạt động tài chính của các kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo với thời gian phân bổ là 5 năm.
3 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
4 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm:
- Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính;
- Chi phí cho vay và đi vay vốn;
- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ;
Chi phí đi vay trong kỳ là giá trị thuần của các khoản chi phí đi vay phải trả sau khi giảm trừ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Ngân hàng phát triển Việt Nam
Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.
Qua việc tìm hiểu các thông tin chung về Công ty Cổ phần ABC như đã trình bày ở trên, kết hợp với các phương pháp phỏng vấn và điều tra, KTV đưa ra bảng khảo sát vềCông ty Cổ phần ABC
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG Khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
I Nhu cầu của khách hàng:
1 Dịch vụ cung cấp: Kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010
2 Mục đích mời kiểm toán: Kiểm toán hàng năm
3 Báo cáo kiểm toán: dạng chấp nhận toàn bộ
4 Thời gian phát hành báo cáo: Trước ngày 25/02/2010
II Thông tin chung về khách hàng
5 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
9 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất xi măng (theo giấy đăng ký kinh doanh)
III Cơ cấu tổ chức hoạt động
11 Cơ cấu tổ chức: Theo mô hình công ty cổ phần
12 Nhân sự quản lý: Không có thay đổi
13 Các bên liên quan: Công ty mẹ
IV Hoạt động kinh doanh
14 Mặt hàng kinh doanh: xi măng, clinke
15 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: Liên tục
16 Đặc điểm của sản phẩm, quy trình sản xuất: Xi măng lò quay.
17 Thị trường và cạnh tranh: Năng lực sản xuất XM của các đơn vị trong cả nước đang dư thừa, cạnh tranh cao
18 Phương thức bán hàng: Đại lý
19 Nhà cung cấp có ảnh hưởng đáng kể: Không
20 Khách hàng có ảnh hưởng đáng kể: Các đơn vị trong Tập đoàn
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
21 Rủi ro kinh doanh có thể gặp phải: Suy giảm kinh tế làm nhu cầu đầu tư giảm
22 Các sức ép đối với hoạt động kinh doanh hiện tại: Áp lực về lợi nhuận
23 Những thuận lợi và khó khăn do tác động của môi trường
Bên trong doanh nghiệp: Mới đi vào vận hành nhà máy
Bên ngoài doanh nghiệp: cạnh tranh lớn, nhu cầu đầu tư chững lại
24 Mục tiêu chiến lược của Công ty trong tương lai: Tăng trưởng và phát triển
25 Những vấn đề liên quan đến pháp luật mà Công ty đang gặp phải: Không
26 Những thông tin từ các nguồn khác về hoạt động của Công ty: Không
V Hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán
27 Thái độ của ban lãnh đạo đối với hệ thống KSNB: Coi trọng
28 Sự tồn tại của các Thủ tục kiểm soát nội bộ: Thực hiện theo quy chế tài chính
29 Bộ máy kế toán: Tập chung
30 Chế độ kế toán: Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/2003/QĐ-BTC
31 Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
32 Thực hiện công việc kế toán: Sử dụng phần mềm kế toán hỗ trợ
33 Luân chuyển và lưu trữ chứng từ: Lưu trữ tập chung tại phòng kế toán
34 Quy trình lập báo cáo tài chính: hỗ trợ phần mềm
35 Các vướng mắc gặp phải: Tỷ giá ngoại tệ
36 BCTC năm trước đã được kiểm toán hay chưa : Được kiểm toán bởi
37 Các quy định riêng về tài chính kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của khách hàng: Không
VI Hoạt động của khách hàng trong năm có BCTC
38 Các hoạt động chủ yếu, quan trọng trong năm có BCTC: Bắt đầu đi vào vận hành chính thức
39 Các chỉ tiêu ước tính: Theo kế hoạch đã được thông qua
VII Đánh giá của KTV về khả năng chấp nhận khách hàng
40 Về quy mô của khách hàng: Trung bình
41 Tính chất phức tạp / đặc thù trong hoạt động của KH: Không
42 Những điểm cần chú trọng trong công việc kiểm toán: Tính giá thành
43 Có nên chấp nhận khách hàng không : Có
44 Dự tính nhân sự và thời gian kiểm toán: 1 kiểm toán viên, 2 trợ lý, thời gian dự kiến 4 ngày
45 Giá phí kiểm toán dự tính:
2.1.2 Kí hợp đồng kiểm toán, bố trí nhân sự và thời gian tiến hành kiểm toán
Dựa vào những hiểu biết ban đầu về Công ty Cổ phần ABC, KTV đưa ra những đánh giá của mình Việc đánh giá rủi ro đối với khách hàng Công ty Cổ phần ABC đươc KTV thực hiện nhận định là có thể chấp nhận được, kết hợp với sự đồng thuận về giá phí cuộc kiểm toán Hợp đồng kiểm toán được kí kết giữa hai bên, quy đinh những điều sau :
- (Nội dung dịch vụ) Công ty AASC nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính niên độ kết thúc ngày 31/12/2010
- (Luật định và chuẩn mực) Dich vụ kiểm toán được tiến hành theo Nghị định 105/204/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Các chuẩn mực đòi hỏi bên B là
(Công ty AASC) phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu.
- Trách nhiệm và quyền hạn của các bên
- Báo cáo kiểm toán Sau khi thực hiện kiểm toán bên B cung cấp cho bên A: báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có )
- Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
- Cam kết thực hiện - hai bên cam kết sẽ thực hiện đúng những điều khoản trong hợp đồng Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên phải kịp thời thông báo cho bên kia để cùng tìm cách giải quyết thích hợp.
- Hiệu lực ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng
Thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán
2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
KTV sử dụng “Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền” thực hiện phỏng vấn : kế toán tiền mặt, thủ quỹ, kế toán tiền gửi ngân hàng.
Bảng câu hỏi đánh giá HT KSNB với khoản mục tiền tại Công ty Cổ phần ABC
Câu hỏi tìm hiểu HT KSNB Có Không Ghi chú
22 Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do cùng một người đảm nhận không?
23 Công ty có quy định về định mức tiền mặt tồn quỹ tối đa không? Mức quy định (nếu có) là……,
24 Các khoản chi tiêu có được lên kế hoạch để Giám đốc phê duyệt trước không? Nếu có kế hoạch chi tiêu được lập theo tuần / tháng/ quý (gạch chân phương án thực hiện)
25 Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không?
26 Việc đối chiếu giữa kế toán và thủ quỹ có được lập thành văn bản không?
27 Tiền mặt tồn quỹ được kiểm kê 1 tháng / 1 quý /
1năm (gạch chân phương án thực hiện) một lần?
28 Có quy định các khoản tiền thu về phải được gửi ngay vào NH vào cuối ngày không?
29 Việc đối chiếu với NH có được thực hiện hàng tháng không?
30 Bảng đối chiếu các tài khoản NH có được lập hàng tháng không?
31 Các khoản chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán và sổ phụ NH có được ghi chép lại để tìm nguyên nhân và giải quyết không?
32 Các khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ có được theo dõi riêng không?
33 Các phiếu thu/chi tiền có được đánh số thứ tự theo thời gian thực thu/chi tiền không?
34 Mọi chứng từ chi tiền có bắt buộc phải có duyệt chi của Giám đốc trước khi chi không? Nếu không, các phiếu chi được ký hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng?
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
35 Có quy định về việc uỷ quyền cho phó Giám đốc hoặc kế toán trưởng ký duyệt chi trong trường hợp
Giám đốc đi công tác không? Nếu có thì áp dụng với những khoản chi về nội dung gì và số tiền từ bao nhiêu trở xuống?
36 Các phiếu chi và chứng từ kèm theo có được đóng dấu [đã thanh toán] để tránh việc thanh toán trùng, tái sử dụng không?
37 Các phiếu thu, phiếu chi bị hủy bỏ có dấu hiệu huỷ bỏ để tránh việc sử dụng không? Tất cả các liên có được lưu tại cuống không?
38 Người được giao quản lý séc có theo dõi thường xuyên về tổng số tờ séc, số tờ séc đã phát hành, số đã bị huỷ bỏ, số séc chưa sử dụng không? Các séc chưa phát hành có được kiểm soát chặt chẽ không?
39 Các khoản tiền ký cược, ký quỹ có được theo dõi để đảm bảo rằng chúng được thu hồi về sau khi đã thực hiện cam kết hoặc sau khi đáo hạn không?
40 Có áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các khoản tiền đang chuyển không?
41 Ban lãnh đạo có yêu cầu phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo định kỳ hàng tháng để theo dõi các luồng tiền lưu chuyển không?
42 Ban lãnh đạo có thực hiện kiểm quỹ tiền mặt bất thường không?
22 Nếu có, đơn vị có lập biên bản kiểm quỹ và lưu giữ trong chứng từ kế toán không?
Kết luận: Hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền
2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền Đối chiếu số liệu tổng hợp
KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên bảng cân đối kế toán, bảng cân đối PS với số liệu trên tổng hợp đối ứng, số liệu trên sổ cái và sổ chi tiết tiền mặt tiền gửi của đơn vị, KTV thu thập sổ Tổng hợp đối ứng chữ T của tài khoản tiền mặt- VNĐ Sau đó KTV lập bảng đối chiếu số liệu tổng hợp lấy số liệu về TK 1111 và đối chiếu với Tổng hợp đối ứng TK 1111, KTV đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ trước trên báo cáo kiểm toán năm 2009, số liệu khớp KTV đánh ký hiệu Ly (khớp với BCTC được kiểm toán năm
2009) vào bên cạnh số dư đầu kỳ trên sổ Tổng hợp đối ứng chữ T cuối kỳ; đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ tổng hợp đối ứng với số liệu trên bảng cân đối kế toán, số liệu khớp KTV ký hiệu Ag (khớp bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2010).
Bảng tổng hợp đối ứng TK 111
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY Thành viên Inpact Quốc tế
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán : 01/01/2010 - 31/12/2010 Tham chiếu :………
Khoản mục: TK 111-Tiền mặt Người thực hiện:………….
Bước công việc: Tổng hợp đối ứng Ngày thực hiện:
TK ĐƯ Tên TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Ghi chú
11211 Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Phú Thọ 1,800,000,000
11217 Ngân hàng Công thương Đền Hùng - Phú Thọ 18,000,000,000
131111 Phải thu khách hàng nội bộ tổng công ty (VND) 160,000,000
131121 Phải thu khách hàng ngoài nội bộ tổng cty (VND) 20,903,395
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ 193,021,676
24121321 Giai đoạn thực hiện đầu tư ngoài EPC 90,814,600
2412133 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa vào khai thác sử dụng 2,232,020,076
241233 Chi phí khác mỏ đá vôi 211,392,257
241243 Chi phí khác mỏ sét 1,274,724,870
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
242 Chi phí trả trước dài hạn 36,600,000 4,066,298,800
331121 Phải trả người bán ngoài tổng Cty(VND) 1,152,133,977
331221 Trả trước người bán ngoài tổng Cty (VND) 80,000,000
3341 Phải trả công nhân viên 2,537,157,219
3383 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 185,758,398
3388 Phải trả, phải nộp khác 1,161,100,000 5,197,940,000
62731 Chi phí dụng cụ sản xuất Clinker 5,622,000
62733 Chi phí dụng cụ sản xuất: xưởng phụ trợ (p.bổ) 10,800,000
62752 Chi phí sửa chữa bảo dưỡng TSTB công đoạn xi măng 7,728,000
62753 Chi phí sửa chữa bảo dưỡng TSTB xưởng phụ trợ
62772 Chi phí dịch vụ mua ngoài - Xi măng 4,410,000
62773 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Xưởng phụ trợ (p.bổ) 8,294,546
62782 Chi phí bằng tiền khác - Xi măng 5,010,000
62783 Chi phí bằng tiền khác: Xưởng phụ trợ (p.bổ) 4,581,800
64220 Chi phí nhiên liệu (Xăng, dầu, gas ) 955,166,185
64231 Chi phí phôtô, in ấn và VPP 87,975,953
64232 Chi phí đồ dùng văn phòng 121,987,335
64233 Chi phí thiết bị, dụng cụ VP 4,735,272
64258 Thuế, phí và lệ phí khác 10,371,565
64272 Chi phí thuê ngoài SC, bảo dưỡng TSCĐ, TBVP 199,680,110
64273 Chi phí điện thoại, Fax 235,907,110
64274 Chi phí bảo hiểm tài sản, khám xe 96,539,729
64276 Chi phí thuê văn phòng 12,000,000
64278 Chi phí dịch vụ mua ngoài khác 82,345,148
64283 Chi phí ủng hộ phong trào VHXH, hiếu hỷ 58,456,000
64284 Chi phí hội họp, khánh tiết 229,668,445
64285 Công tác phí, tàu xe, phí cầu đường, tham quan 430,794,409
64286 Chi phí công chứng mua tài liệu, bưu điện 19,285,714
64287 Chi phí đào tạo nghiệp vụ 60,651,430
64288 Chi phí bằng tiền khác 40,475,774
7111 Thu nhập khác: được thưởng, bồi thường 40,000,000
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
Công ty Cổ phần ABC là khách hàng năm đầu tiên, số dư cuối năm 2009 được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán A, cho nên trước hết, KTV phải xem xét các số dư đầu năm đã được phản ánh theo chế độ kế toán được áp dụng trong năm trước (2009) và được áp dụng nhất quán trong năm 2010 và xem xét những thay đổi về chế độ kế toán và việc trình bày trong báo cáo tài chính năm 2010
Bảng đối chiếu tổng hợp TK 111 tại Công ty Cổ phần ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY
Thành viên Inpact Quốc tế
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán : 01/01/2010 - 31/12/2010 Tham chiếu :………
Khoản mục : TK 111 - Tiền mặt Người thực hiện:………….
Bước công việc: Tổng hợp đối chiếu Ngày thực hiện:…………
Tài khoản Tên tài khoản Dư nợ đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ cuối kỳ
Biên bản kiểm kê quỹ31/12/2010
Số đơn vị hạch toán31/12/2010
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
KTV Thu thập Biên bản kiểm quỹ tại ngày khoá sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán, giải thích các khoản chênh lệch nếu có, KTV tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quĩ của thủ quỹ. Đối với tiền gửi ngân hàng, KTV Thu thâp các xác nhận số dư tiền gửi tại thời điểm 31/12/2010 và đối chiều với số liệu trên sổ kế toán, giải thích các chênh lệch nếu có
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY
Thành viên Inpact Quốc tế
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán : 01/01/2010 - 31/12/2010 Tham chiếu :………
Khoản mục: TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Người thực hiện:………….
Bước công việc: Đối chiếu số liệu tông hợp Ngày thực hiện:…………
Ngân hàng TK Xác nhận của NH
11214 Phát triển CN Phú Thọ 1408150720089 24.666.667 24.666.667 0
11215 BNP Paribas - CN TP Hồ Chí
Tại thời điểm 31/12/2010, Công ty Cổ phần ABC có số dư tiền gửi bằng ngoại tệ, KTV thực hiện đối chiếu số liệu giưa Xác nhận số dư tiền gửi của ngân hàng với sổ sách kế toán sau khi đã quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 31/12/2010 Bước công việc này KTV thực hiện đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ, nhằm xác định việc đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ của đơn vị :
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY Thành viên Inpact Quốc tế
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán : 01/01/2010 - 31/12/2010 Tham chiếu :………
Khoản mục : TK 112 - Tiền mặt Người thực hiện:………….
Bước công việc: Tổng hợp đối ứng Ngày thực hiện:…………
Ngân hàng TK Sổ kế toán
Tỷ giá liên ngân hàng 31/12/2010 (2)
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
+ Đơn vị đã thực hiện đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ đối với số dư tiền gửi bằng ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng
Thực hiện thủ tục phân tích
Tổng hợp phát sinh thu – chi tiền theo tháng, so sánh biến động giữa các tháng trong năm và giải thích biến động, qua đó KTV đánh giá được tính hợp lý của việc sử dụng quỹ, đánh giá tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát đối với tiền
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY
Thành viên Inpact Quốc tế
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán : 01/01/2010 - 31/12/2010 Tham chiếu :………
Khoản mục: TK 111-Tiền mặt Người thực hiện:………….
Bước công việc: Tổng hợp đối ứng Ngày thực hiện:…………
Tháng Phân tích Nợ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Phân tích
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY
Thành viên Inpact Quốc tế
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Niên độ kế toán : 01/01/2010 - 31/12/2010 Tham chiếu :………
Khoản mục: TK 112-Tiền gửi ngân hàng Người thực hiện:………….
Bước công việc: Tổng hợp đối ứng Ngày thực hiện:…………
Tháng Phân tích Nợ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Phân tích Có
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A
2.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
Chọn mẫu một số nghiệp vụ PS trong kì để kiểm tra chi tiết:
+ Chọn mẫu kiểm tra các đối ứng bất thường, các phát sinh với số tiền lớn để kiểm tra nội dung kinh tế của các đối ứng đó và kiểm tra nội dung của các phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ gốc đi kèm
+ Chọn mẫu (thống kê, hoặc phi thống kê) nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế toán Sau đâu là một số sai sót thường gặp khi kiểm tra chi tiết khoản mục tiền :
- Các mẫu chứng từ ghi chép không đúng mẫu hoặc đúng mẫu nhưng ghi chép không đúng quy định, ghi thiếu các yếu tố trên mẫu chứng từ, thiếu chữ ký của các cá nhân có liên quan
Mẫu phiếu thu, phiếu chi không đúng mẫu
Các phiếu chu, phiếu chi không được đánh số liên tục trong năm mà đánh theo tháng
(Phiếu chi, phiếu chi thiếu định khoản kế toán,thiếu chữ ký của các cá nhân có liên quan trong đó phiếu chi quan trọng nhất là chữ ký người nhận tiền, phiếu thu quan trọng nhất là chữ ký của thủ quỹ; không ghi dòng “ Đã nhận đủ số tiền viết bằng chữ”, dòng “ Chứng từ gốc kèm theo)…
- Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ.
- Các khoản chi trên 100.000 đồng không có Hóa đơn tài chính.
NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện
3.1.1 Những ưu điểm trong thực tế
Cùng với Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), AASC là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, AASC đã đạt được nhiều thành tựu.
AASC đã có được một số lượng khách hàng đông đảo trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, xây dựng cho đến ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… Bằng trình độ, nghiệp vụ, AASC đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn… với chất lượng cao, đáp ứng được sự tin cậy của khách hàng. Đạt được những thành công như vậy là do AASC đã xây dựng được một quy trình kiểm toán hợp lý, chặt chẽ, đem lại hiệu quả cao Quy trình kiểm toán tại AASC được xây dựng trên cơ sở lý thuyết kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận và các quy định khác của Bộ Tài chính Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên của AASC cũng luôn chú ý tới việc vận dụng các chuẩn mực kiểm toán vào thực tiễn Các chuẩn mực được nghiên cứu vận dụng một cách phù hợp với thực tiễn kiểm toán tại công ty khách hàng.
3.1.1.1 Nhận xét chung về quy trình kiểm toán tại Công ty
Một là : Về tổ chức quản lý và bố trí nhân sự cho cuộc Kiểm toán:
Công ty AASC có đội ngũ lãnh đạo và KTV giàu kinh nghiệm nhiệt tình trong công việc Mỗi cuộc kiểm toán đều được thực hiện theo một quy trình công nghệ chặt chẽ
6 6 từ khâu tìm hiểu thông tin khách hàng, kí hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán: tìm hiểu HTKSNB, xác định rủi ro và trọng yếu, thiết kế chương trình Kiểm toán dựa trên chương trình kiểm toán mẫu và sự đánh giá rủi ro, trọng yếu, bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán và phối hợp giữa các KTV trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và cuối cùng là tổng hợp tất cả các công việc đã thực hiện trong cuộc kiểm toán để ra Báo cáo Kiểm toán. Trong mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán công việc của KTV đều được soát xét ba cấp: soát xét của trưởng nhóm kiểm toán, của trưởng phòng kiểm toán và của Ban Giám đốc, Qua mỗi cấp soát xét thì rủi ro phát hiện bị giảm xuống Điều này giúp cho chất lượng của cuộc kiểm toán được đảm bảo.
Hai là : Về quy trình kiểm toán và tổ chức hồ sơ kiểm toán,
Quy trình kiểm toán của Công ty AASC rất chặt chẽ, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và ngày càng tiếp cận được với quy trình kiểm toán quốc tế.
Phương pháp tiếp cận kiểm toán : Công ty sử dụng phương pháp tiếp cận theo khoản mục Phương pháp tiếp cận này đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với môi trường pháp lý và nền kinh tế hiện tại của Việt Nam, và cũng phù hợp với điều kiện của Công ty về mặt trình độ nhân sự, kĩ thuật.
Các giai đoạn của cuộc kiểm toán : Công ty đã tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về quy trình kiểm toán từ khâu tiếp cận khách hàng, kí hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán: đánh giá HTKSNB, xác định rủi ro và trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán dựa trên chương trình kiểm toán mẫu và sự đánh giá HTKSNB, bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán và phối hợp giữa các KTV trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và cuối cùng là tổng hợp tất cả các công việc đã thực hiện trong cuộc kiểm toán để ra báo cáo kiểm toán Bên cạnh đó là công tác soát xét ba cấp đối với cuộc kiểm toán tạo ra một co chế kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho chất lượng của BCKT.
Chương trình kiểm toán : Công ty AASC đã có chương trình kiểm toán mẫu được áp dụng thống nhất trong toàn Công ty Điều này tạo ra quy trình công nghệ kiểm toán nhất quán trong Công ty Chương trình kiểm toán mẫu hướng dẫn các thủ tục cần thực hiện đối với từng giai đoạn của cuộc kiểm toán và đối với từng khoản mục kiểm
SV: Nguyễn Huy Tùng - Lớp: Kiểm toán 49A toán Chương trình kiểm toán mẫu được xây dựng đảm bảo cho việc phát hiện các sai sót trong BCTC, được áp dụng nhất quán tạo nên sự phối hợp giữa các KTV trong một cuộc kiểm toán hay trong các cuộc kiểm toán trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn Ngoài ra, đây còn là một tài liệu quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực KTV và Trợ lý KTV chất lượng tốt.
Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán : Giấy làm việc của Công ty được thiết kế khoa học thuận tiện trong việc trình bày và ghi chép, có cả giấy làm việc in sẵn và mẫu giấy làm việc trên máy vi tính Cách lưu giữ hồ sơ kiểm toán đã được Công ty quy định chặt chẽ và rõ ràng để thuận tiện cho việc kiểm soát và nghiên cứu lại sau này khi cần thiết. Các giấy làm việc được trình bày và sắp xếp theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận đến các bằng chứng kiểm toán cụ thể Trong mỗi hồ sơ kiểm toán, trang tổng hợp luôn ở vị trí đầu tiên, sau đó là trang kết luận, tiếp đến là chương trình kiểm toán, sau nữa là các giấy tờ làm việc khác mô tả chi tiết các bước công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện cùng kết quả thu được, cuối cùng là các tài liệu thu thập được từ phía khách hàng. Tất cả giấy tờ đều được sắp xếp theo thứ tự của phần hành, được đánh tham chiếu đầy đủ, ghi đầy đủ thông tin về khách hàng, thời gian thực hiện, người thực hiện để thuận tiện cho việc soát xét và theo dõi Việc sắp xếp giấy tờ làm việc như vậy cho phép người sử dụng thấy ngay được kết luận của kiểm toán viên và căn cứ đưa ra kết luận đó Các trưởng nhóm, trưởng phòng nghiệp vụ cũng như các thành viên của Phòng kiểm soát chất lượng có thể dễ dàng soát xét các công việc mà kiểm toán viên đã làm.
Ba là : Chất lượng kiểm toán
AASC luôn chú trọng tới công tác kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm soát chất lượng cho toàn Công ty cũng như kiểm soát chất lượng cho từng hợp đồng kiểm toán để phản ánh kịp thời, phát hiện các vướng mắc, sai sót trong quá cung cấp dịch vụ kiểm toán tại đơn vị khách hàng Là một trong những công ty kiểm toán tiên phong trong việc thành lập bộ phận kiểm soát chất lượng phục vụ đào tạo - với công việc cập nhật các văn bản mới về kế toán, kiểm toán cung cấp thông tin mới về những quy định, thông tư, cho các phòng chức năng Công ty đã luôn hỗ trợ đắc lực cho KTV trong việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được, tứ đó có đủ các cơ sở cần thiết để đưa ra các ý
6 8 kiến kiểm toán cung cấp cho người sử dụng thông tin Chính điều này đã luôn góp phần nâng cao chất lượng của các Báo cáo Kiểm toán mà Công ty phát hành, nâng cao năng lực cho các nhân viên của Công ty qua đó nâng cao sức cạnh trạnh của Công ty trong thị trương kiểm toán.
3.1.1.2 Những ưu điểm về quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại Công ty AASC:
Trong quá trình kiểm toán cho khách hàng, KTV áp dụng quy trình kiểm toán chung nói trên Công ty vào từng khoản mục cụ thể.
Tiền là một khoản mục quan trọng trên Bảng Cân đối Kế toán Bởi vì đây là một loại tài sản ngắn hạn biểu hiện trực tiếp dưới hình thức giá trị Do đó nó dễ xảy ra gian lận và sai sót trong việc bảo quản Tiền có thể bị biển thủ, bị sử dụng sai mục đích… Ngoài ra, tiền cũng là khoản mục có mối quan hệ với tất cả các khoản mục khác trên BCĐKT và BCKQKD như: TK phải thu, phải trả, hàng tồn kho, doanh thu, chi phí… Sự lưu chuyển của tiền của doanh nghiệp được phản ánh trong một báo cáo tài chính riêng là báo cáo lưu chuyển tiền tệ Do tầm quan trọng nói trên nên tiền thường được các KTV của Công ty AASC đánh giá là trọng yếu trong mỗi cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV thu thập các thông tin chung về khách hàng: lĩnh vực kinh doanh, các chế độ chính sách kế toán áp dụng trong doanh nghiệp. Đối với kế toán khoản mục tiền: KTV tìm hiểu các đặc điểm của khoản mục tại khách hàng, các nguyên tắc và phương pháp kế toán áp dụng cho các nghiệp vụ thu chi và bảo quản tiền Điều này mang lại cho KTV những hiểu biết cơ bản về khoản mục tiền tại đơn vị, góp phần định hướng cho KTV xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với khoản mục này, kết hợp với các thông tin quan trọng khác để đưa ra ý kiến có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không.
Sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán: KTV tiến hành các thu thập các thông tin cụ thể về chế độ chính sách kế toán trong doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát quản lý trong doanh nghiệp, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với BCTC của doanh nghiệp, tiến hành tìm hiểu HTKSNB của doanh