BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÁNH GIÓNG - TAM KỲ - QUẢNG NAM - Full 10 điểm

75 8 3
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÁNH GIÓNG - TAM KỲ - QUẢNG NAM - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC MẦM NON ---------- NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 04 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÁNH GIÓNG - TAM KỲ - QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN MSSV: 2113021204 CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục Mầm non KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn T.S NGUYỄN THỊ KIM LIÊN Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tiểu học – Mầm non, trường Đại Học Quảng Nam cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu trong 4 năm học qua. Em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Kim Liên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Em xin trân trọng cảm ơn Cán bộ quản lí, giáo viên và lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thánh Gióng - Tam Kỳ - Quảng Nam đã dành thời gian quý báu để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu, tư vấn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân tình đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ em trong quá trình làm đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơ n! Tam Kỳ, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Duyên DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đứ c cho trẻ 5 - 6 tuổi Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 2.3: Thực trạng của giáo viên về việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 2.4: Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đ óng vai theo chủ đề Bảng 2.5. Mức độ khó khăn mà giáo viên gặp phải khi giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 3.1. Thang đánh giá mức độ hành vi đạo đức của trẻ 5 - 6 tuổ i thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ hành vi đạo đức của trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trước thực nghiệm Bảng 3.3. Kết quả đánh giá mức độ hành vi đạo đức của trẻ 5 - 6 tuổ i thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề sau thực nghiệm hình thành DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trước thực nghiệm hình thành Biểu đồ 3.2. Kết quả thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề sau thực nghiệm hình thành 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đứng trước yêu cầu mới về con người trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; xuất phát từ những quan điểm của Đảng, nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung. Trong các nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển giáo dục đều hướng tới việc: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nhiệm vụ đổi mới chương trình; nội dung; phương pháp; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo là xu thế cFhung của đổi mới giáo dục. Giáo dục mầm non cũng nằm trong xu thế đó. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, là nền tảng của giáo dục và đào tạo. Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Đúng vậy, trẻ em là những thế hệ tương lai của đất nước. Cũng vì lẽ đó mà trong những năm gần đây giáo dục mầm non đã và đang được nhà nước quan tâm rất nhiều, là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân tài cho đất nước. Đối với sự phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, giáo dục đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên mầm non. Tâm lý học đã khẳng định: khi hết tuổi mầm non ở đứa trẻ đã đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức sau này sẽ mang rõ dấu ấn của thời thơ ấu. Từ thời xa xưa ông bà ta cũng đã có câu: “ Uốn cây từ thưở còn non Dạy con từ thưở con còn ngây thơ” Vì thế, chúng ta phải có những biện pháp kịp thời uốn nắn trẻ ngay từ bậc học mầm non, trên cơ sở đó từng bước giáo dục những hành vi ứng xử cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu, chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ. Thông qua việc tham gia vào hoạt động vui chơi mà trẻ tích cực, sáng tạo và nắm lấy quy tắc hành vi đạo đức cũng như 2 một số chuẩn mực đạo đức xã hội; thông qua hoạt động vui chơi mà hình thành được ở trẻ hành vi xã hội, phẩm chất đạo đức quý giá và đúng đắn của con người chân chính. Dựa vào việc vui chơi của trẻ, cô giáo cần dạy cho trẻ những quy tắc, hành vi xã hội, thông qua đó mà hình thành cho trẻ một số phẩm chất như lòng dũng cảm, tính thật thà, sự kiên nhẫn . . . Để giúp trẻ mẫu giáo hình thành được các hành vi ứng xử đúng đắn trong các hoạt động và cuộc sống, góp phần cho sự hình thành nền tảng ban đầu cho sự phát triển nhân cách, tôi chọn đề tài cho khóa luận của mình là: “Biệ n pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”. 2. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non, đề tài có mục đích đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức cho trẻ trong từng cử chỉ, hành vi, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, có một số trường mầm non nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nên việc hình thành các phẩm chất đạo đức cho trẻ chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Nếu xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về tất cả các mặt giáo dục. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi nói chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng đối với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho cho trẻ mẫu giáo thông qua việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. - Đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu là đề xuất các biện pháp dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp giả thuyết để xây dựng khung lý thuyết giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát các giờ học trên lớp, các giờ tổ chức hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề. 6.2.2. Phương pháp điều tra Sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. 6.2.3.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non. 6.2.4. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm hình thành các hành vi đạo đức cho trẻ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề theo các biện pháp đã đề xuất. 4 7. Lịch sử nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Trong các nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện qua các tài liệu, giáo trình, T.A. Ilina, N.S. Savin đã chỉ ra việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh thông qua giáo dục lao động, thẩm mỹ, thể dục... Các nghiên cứu trên đây cho thấy, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đã có những cơ sở lí luận cơ bản và rất cần thiết cho việc vận dụng vào trong thực tiễn giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh ở nước ta hiện nay. Đó là, cần phải đưa trẻ trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống , vào trong các mối quan hệ của trẻ. 7.2. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, giáo dục đạo đức được quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu, ngoài ra còn thể hiện trong những quan điểm của các nhà tư tưởng. Trong tư tưởng giáo dục hiện đại, giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh được thể hiện rất rõ trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về cấu trúc tư tưởng đạo đức của Người. Hành vi đạo đức được Người đề cập đến 5 nguyên tắc cơ bản là những chuẩn mực, những nguyên tắc trong quan hệ, cách ứng xử...đối với mình (bản thân), đối với người khác, đối với công việc, đối vớ i Tổ quốc và nhân dân, và đối với tự nhiên – môi trường. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết là người đã nghiên cứu nhiều về các hoạt động tổ chức giáo dục trẻ và có thể kể đến một số tác phẩm như Tổ chức hướng dẫ n trẻ mẫu giáo chơi, Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non, Giáo dục mầ m non những vấn đề lý luận và thực tiễn . Ngoài ra cũng có thể kể đến những nghiên cứu của một số tác giả khác như Đào Thanh Âm, Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hòa, Trần Đăng Sinh, các tác giả đều thống nhất ở quan điểm là giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức quan trọng, nó góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Việc giáo dục đạo đức cho trẻ có thể diễn ra với rất nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhưng thông qua chế độ sinh hoạt là điều không thể thiếu. Từ những phân tích của các tác giả đã giúp bản thân rất nhiều trong quá trình nghiên cứu để đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ mầm non. 5 8. Đóng góp của đề tài Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về đạo đức và giáo dục đạo đức thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trẻ mẫu giáo. Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các nhóm biện pháp giáo dục đạo đức thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trẻ mẫu giáo. Nhiệm vụ quan trọng nhất là khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các nhóm biện pháp giáo dục đạo đức thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. 9. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu về biểu hiện hành vi đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua một hoạt động vui chơi điển hình là trò chơi đóng vai theo chủ đề, tại trường mầm non Thánh Gióng - Thành phố Tam Kỳ. - Số lượng người được điều tra, khảo sát: + Giáo viên: 14 + Trẻ: 62 10. Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, danh mục các biểu bảng, mục lục; nội dung của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Chương 2: Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Thánh Gióng. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Thánh Gióng. 6 NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ. 1.1. Lý luận chung về biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi 1.1.1. Những khái niệm công cụ 1.1.1.1. Biện pháp: Là những phương pháp có chọn lọc, được đưa ra để áp dụng hay giải quyết một vấn đề nào đó. [10, tr.23] 1.1.1.2. Đạo đức : Là những nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn sinh hoạt chung trong xã hội nhằm điều chỉnh sự ứng xử của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển. [10, tr.58] 1.1.1.3. Giáo dục đạo đức: Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết về quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực, rèn luyện cho trẻ tình cảm, hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội trẻ đang sống. [10, tr 47] 1.1.2. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho trẻ Trẻ 5 - 6 tuổi còn non nớt, mới chập chững bước đầu tiên vào đời, đang từng ngày từng giờ học làm người. Đây là thời kỳ nhân cách bắt đầu hình thành tuy chưa được hoàn toàn định hình nhưng có cơ sở tương đối ổn định cho việc tiếp tục phát triển và ổn định. Trẻ ở độ tuổi này có đặc điểm là vâng lời cô hơn bố mẹ. Vì vậy, những cô giáo mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ, kịp thời uốn nắn những lời nói, cử chı̉, hành vi của trẻ từng bước giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách. Nhà giáo dục Usinxki đã nói: “Tính cách của con người hình thành từ những năm thơ ấu, cái gì đã khắc sâu cá tính thời đó thì nó sẽ ăn sâu mộ t cách chặt chẽ như thiên tính thứ hai”. Chı́nh vı̀ vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ bậc học mầm non là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Đây là lứa tuổi có sự nhạy cảm với mọi tác động từ bên ngoài, do 7 đó nếu giáo viên mầm non có những biện pháp giáo dục đúng đắn sẽ giúp trẻ phát triển theo hướng tı́ch cực và ngược lại, nếu mắc phải những sai lầm trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ thı̀ tı́nh cách của trẻ sau này sẽ khó thay đổi được. Giáo dục mầm non góp phần chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. Trẻ được chuẩn bị về mọi mặt, thể lực, đạo đức, trí tuệ, … đặc biệt chuẩn bị các thói quen cần thiết cho hoạt động học tập sau này vì vậy giáo dục đạo đức là một phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách con người, bộ phận nền tảng của giáo dục Việt Nam. Hằng ngày dưới sự tác động của người lớn bằng những kinh nghiệm trực tiếp trẻ có thể nắm bắt được các khái niệm, biểu tượng đạo đức sơ đẳng thế nào là tốt, xấu, ngoan, hư, … Từ đó có những hành vi phù hợp với khái niệm đó dần dần trẻ học được cái gì nên và không nên. Nhờ những biểu tượng, khái niệm đạo đức mà hành vi đạo đức ở trẻ được hình thành. 1.1.2.1. Hình thành những tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ [16, tr 104] Trẻ 5 - 6 tuổi rất giàu tình cảm, trẻ đã có khả năng điều khiển hành vi phù hợp với những cảm xúc, tình cảm của mình. Thực tế mọi hành động của trẻ đều chịu sự chi phối của tình cảm. Hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc nên cần khích lệ, khen ngợi hoặc do tình yêu có được trong trẻ thôi thúc. Ví dụ: trẻ yêu quý cô sẽ luôn nghe lời cô, tích cực làm những việc giúp đỡ cô, trẻ thích chơi với bạn nào sẽ nhường đồ chơi cho bạn đó. Những giáo dục tình cảm cho trẻ đó là tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước của mình, yêu lao động, không được nói dối, làm dối, ghét cái ác, … Để giáo dục trẻ những tình cảm trên, cần tiến hành những nội dung sau: - Giáo dục cho trẻ tình yêu thương con người: + Biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý những người thân trong gia đı̀nh. Cần làm cho trẻ mẫu giáo hiểu mọi người trong gia đình đều yêu thương, gắn bó với nhau tình ruột thịt, cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau… + Quan tâm đến mọi người xung quanh, giúp đỡ những người già yếu, nhường nhịn, thương yêu em nhỏ… + Hình thành cho trẻ các kỹ năng như: kı̃ năng giao tiếp, kı̃ năng ứng xử với người lớn, với bạn bè như: luôn hòa đồng với bạn, biết phối hợp với bạn để 8 cùng hoạt động, mở rộng nhóm chơi, ngăn chặn các hành vi không tốt như gây gỗ, đánh nhau, dành đồ chơi của bạn… để hình thành tình cảm ở bạn bè ngày càng thân thiết, gắn kết hơn. Giáo viên cần quan tâm, mở rộng cho trẻ những hiểu biết thế nào là tình bạn tốt, những cách ứng xử cụ thể như đoàn kết, quan tâm đến nhau... - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước như yêu gia đình, làng xóm, cảnh vật, cây cối, hoa cỏ, làm đẹp đất nước. Giáo dục cho trẻ có hiểu biết sơ đẳng về quốc kì, quốc ca, về thủ đô, di tích lịch sử đất nước, những sự kiện trong năm… Từ đó trẻ có được tı̀nh yêu đối với quê hương đất nước ngay bây giờ và cả sau này khi trẻ lớn khôn. 1.1.2.2. Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, thói quen hành vi đạo đức cho trẻ [16, tr. 105] - Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân như vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống , .vv.. - Biết bảo vệ, giữ gìn đồ chơi cẩn thận. - Hình thành hành vi văn minh trong quan hệ với mọi người xung quanh (biết chảo hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đoàn kết, nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ người già, không cười cợt người khác hoặc bạn bè của mình. - Thói quen nơi công cộng: + Tính tự lập: biết tự giác làm các công việc mà trẻ có thể tự làm được, không ỷ lại người khác. + Tính ngăn nắp: biết ăn mặc gọn gàng, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định, không bày bừa, vứt bỏ lung tung… + Tính kỷ luật: biết tôn trọng các quy tắc sinh hoạt chung, biết nghe lời và tự kiềm chế. + Tính mạnh dạn, can đảm: biết nhận lỗi khi mình sai… 1.1.2.3. Hình thành những biểu tượng đạo đức sơ đẳng ở trẻ [16,tr. 106] - Biết thế nào bạn tốt (nhường nhịn đồ chơi cho bạn, biết quan tâm giúp đỡ bạn,…); biết thế nào là ngoan thế nào là hư. 9 - Giúp trẻ học được cách ứng xử đúng đắn: tôn trọng, lễ phép với người lớn; nhường nhịn, thương yêu em nhỏ… - Người lớn cần chú ý mở rộng những biểu tượng đạo đức sơ đẳng cho trẻ, điều này giúp trẻ mở rộng khả năng đánh giá thái độ, hành vi đạo đức của người khác và của bản thân. Từ đó, hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ. 1.2. Trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển của trẻ 1.2.1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại hình trò chơi trong đó trẻ đóng một vai chơi cụ thể, tái tạo lại những ấn tượng, cảm xúc mà trẻ thu nhận được từ môi trường xã hội của người lớn, nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng. [ 18, tr. 105] 1.2.2. Bản chấ t của trò chơi đóng vai theo chủ đề Trò chơi đóng vai theo chủ đề mang bản chất xã hội, bản chất đó được thể hiện trong nội dung của trò chơi, trẻ đóng vai một nhân vật, để mô phỏng lại đời sống thực của người lớn, trong đó các nhân vật của trò chơi là những con người cụ thể, có tư tưởng, tı̀nh cảm…phản ánh lối sống, nghề nghiệp của một xã hội nhất định. [ 18, tr. 107] 1.2.3. Ý nghı̃ a của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển của trẻ Ở trẻ 5 - 6 tuổi, tı́nh độc lập đang phát triển mạnh nhưng khả năng của trẻ còn quá non yếu. Khi trẻ đã bắt đầu hoạt động với đồ vật và học cách làm người lớn, muốn tự làm lấy tất cả còn người lớn thı̀ luôn ngăn cấm, hay la trẻ vı̀ sợ trẻ làm không được đã dẫn đến mâu thuẫn giữa trẻ với người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này người lớn mà nhất là giáo viên mầm non phải giúp trẻ tı̀m đến một hoạt động mới, đó là trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu nhận thức. Thông qua trò chơi, trẻ có thể hòa mı̀nh vào vai chơi để mô phỏng lại cuộc sống của người lớn, giúp trẻ tự khẳng định khả năng của mı̀nh mà không bị người lớn ngăn cấm. Trò chơi đóng vai theo chủ để là trò chơi đặc trưng, tiêu biểu cho trẻ 5 - 6 tuổi, giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức về cuộc sống, giúp trẻ có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt. Hình thành tính tự lập, sáng tạo, xác định được vai trò, vị trí 10 của mình trong quá trình chơi cũng như trong cuộc sống hiện thực. Thông qua quá trình chơi giúp trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ với những người xung quanh… Vì vậy, giáo viên cần có những biện pháp giáo dục đúng đắn thông qua trò chơi để giúp trẻ hình thành những chuẩn mực đạo đức. 1.2.4. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề 1.2.4.1. Trò chơi mang tính chất “giả vờ”[18, tr. 121] Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi đặc trưng nhất của trẻ 5 - 6 tuổi. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ được thỏa mãn nguyện vọng là sống và hoạt động như người lớn, trẻ được hòa mình trong những trò chơi, vai chơi. Trò chơi này mô phỏng lại hoạt động lao động của người lớn và những mối quan hệ qua lại trong xã hội. Chẳng hạn trò chơi “Bé tập làm bác sĩ” mô phỏng mối quan hệ qua lại giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bác sĩ phải yêu thương, tận tình chăm sóc bệnh nhân, bệnh nhân thì phải nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong trò chơi, lần đầu tiên những mối quan hệ qua lại giữa người với người được thể hiện ra một cách khách quan trước đứa trẻ. Qua trò chơi trẻ hiểu được mỗi người trong xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Ví như trong trò chơi “bán hàng” trẻ hiểu người mua có nghĩa vụ phải trả tiền cho người bán và được quyền chọn món hàng mà mình thích, còn người bán khi nhận được tiền của người mua thì phải trao hàng cho họ. Cả người bán hàng và người mua hàng đều phải giao tiếp với nhau một cách lịch sự. Rõ ràng trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hình thức độc đáo của sự tiếp xúc giữa trẻ với cuộc sống người lớn. Trong khi chơi, trẻ tái tạo lại đời sống xung quanh và qua đó trẻ học làm người. 1.2.4.2. Trò chơi không mang tính bắt buộc [18, tr.124] Khác với học tập và lao động, vui chơi trước hết là hoạt động không mang tính bắt buộc. Bởi vì vui chơi không phải là hoạt động tạo ra sản phẩm và hành động chơi không bắt buộc phải tuân theo một nguyên tắc chặt chẽ. Nguyên cớ thúc đẩy trẻ tham gia vào trò chơi chính là sự tò mò, muốn khám phá thế giới 11 xung quanh cùng với sự hấp dẫn của trò chơi mà không hề bị ràng buộc bởi những cái khác, ngay cả kết quả của sự vui chơi đó. Trong học tập và lao động, cái làm cho người hoạt động quan tâm là kết quả đạt được: học được những tri thức, kĩ năng gì, làm ra được những gì… Nhưng khi trẻ tham gia vào trò chơi thì chẳng hề quan tâm đến những kết quả đó. Như trong trò chơi “ Bé tập làm bác sĩ”, cái hấp dẫn trẻ chính là việc bác sĩ đeo ống nghe khám cho bệnh nhân, được phát thuốc cho bệnh nhân còn việc khám đúng bệnh và chữa được hay không trẻ không hề quan tâm. Chính vì vậy trẻ chơi với tinh thần tự nguyện rất cao, trẻ thích trò chơi nào thì chơi một cách say mê. 1.2.4.3. Trò chơi mang tính tự lập của trẻ [18, tr.126] Trẻ 5 - 6 tuổi đã bắt đầu hoạt động với đồ vật và tích lũy được những kiến thức về môi trường xung quanh, đồng thời trẻ cũng có ý thức về khả năng của mình nên muốn tách mình ra khỏi người lớn, không muốn bị người lớn áp đặt hay luôn giám sát trẻ. Lúc này nhu cầu tập làm người lớn và muốn được như người lớn ở trẻ phát triển mạnh, nhờ vậy mà trẻ có tính tự lập cao. Trên cơ sở đó, giáo viên nên sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề như một phương tiện để giáo dục đạo đức cho trẻ, có thể biến những yêu cầu giáo dục thành nội dung của trò chơi, và hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi sao cho vừa thỏa mãn những nhu cầu, hứng thú của trẻ, vừa đạt được những yêu cầu giáo dục đạo đức cho trẻ. Vui chơi càng mang tính chất tự nguyện bao nhiêu thì càng phát huy tính tích cực, chủ động, tự lập và khả năng sáng tạo của trẻ bấy nhiêu. 1.2.4.4. Nội dung chơi của trò chơi đóng vai theo chủ đề phản ánh cuộc số ng xung quanh trẻ. [18, tr.127] Trò chơi đối với trẻ mẫu giáo lớn bao giờ cũng phản ánh một mặt nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội thông qua việc đóng một vai nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ bằng những hành động mang tính chất tượng trưng, giúp trẻ lĩnh hội và tích lũy kiến thức về cuộc sống xung quanh như: chủ đề thiên nhiên, chủ đề gia đình, trường lớp mầm non, … Thông qua đó giáo 12 dục cho trẻ những hành vi tích cực đối với cuộc sống và cá nhân, giúp trẻ tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và mọi người xung quanh. 13 1.3. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 1.3.1. Sự phát triển nhận thức Sự phát triển về hoạt động nhận cảm: Do các cơ quan phân tích phát triển và trở nên nhạy bén làm cho các chuẩn cảm giác (về màu sắc, hình dạng, kích thước, trọng lượng, âm thanh,...) ngày càng trở nên chính xác, giúp trẻ định hướng không gian, thời gian tốt hơn; vốn biểu tượng về thế giới xung quanh càng phong phú. Sự phát triển tư duy, tưởng tượng: Nếu cuối tuổi nhà trẻ tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế thì sang tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Đến cuối tuổi mẫu giáo, tư duy logic ngày càng phát triển, trí tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú, trẻ tích cực sử dụng các kí hiệu tượng trưng (vật thay thế) để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. 1.3.2. Sự phát triển đời sống tình cảm Đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn có những bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và phong phú hơn lứa tuổi trước đó. Trẻ thèm khát sự trìu mến, yêu thương và cũng rất sợ thái độ lạnh nhạt, thờ ơ của những người xung quanh đối với mình. Đồng thời trẻ bộc lộ tình cảm của mình đối với những người xung quanh cũng rất mạnh mẽ như: yêu quý, nhường nhịn, quan tâm đến em bé; gắn bó, thân thiện với bạn bè;... Tình cảm của trẻ còn được thể hiện qua thái độ của trẻ đối với cây cối, vật nuôi, đồ dùng, đồ chơi. Trẻ coi chúng như những người bạn và gắn chúng với những sắc thái tình cảm của con người. Khi mới bước vào tuổi mẫu giáo, đứa trẻ chưa hiểu biết gì mấy về bản thân mình và những phẩm chất của mình. Nhưng đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới hiểu được mình là người như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao và tại sao mình lại có hành động như vậy.Ý thức bản ngã hay sự tự ý thức được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình, về những ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân; những khả năng và cả sự bất lực nữa. Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn 14 mực, những quy tắc xã hội, từ đó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét hơn trước. Do sự xác định ý thức bản ngã được rõ ràng hơn và các quá trình tâm lý không chủ định chuyển dần sang quá trình tâm lý mang tính chủ định, làm cho các hành động, ý chí của trẻ ngày càng được bộc lộ rõ nét trong hoạt động vui chơi và trong cuộc sống. 1.3.3. Sự phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn có những bước phát triển vượt bậc về vốn từ, trẻ đã có khả năng nắm vững ngữ pháp và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Vốn từ của trẻ ngày càng nhiều, phong phú về thể loại (danh từ, động từ, tính từ,...). Trẻ sử dụng khá thành thạo tiếng mẹ đẻ. Trong quá trình giao tiếp với người khác, trẻ không chỉ hiểu được lời nói của người khác mà còn diễn đạt (trình bày) suy nghĩ, mong muốn của mình một cách mạch lạc, giúp người nghe hiểu được trẻ nghĩ gì, muốn gì... 1.4. Nội dung và ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. 1.4.1. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đ óng vai theo chủ đề. 1.4.1.1. Giáo dục lòng nhân ái (tình thương) và những nhân tố sơ đẳng củ a lòng yêu quê hương, đất nước. [16, tr. 94] Sống trong tình thương (được mọi người yêu mến và yêu mến mọi người) là hạnh phúc của trẻ thơ. Giáo dục tình thương cũng đồng thời đáp ứng một nhu cầu sống của trẻ. Tình thương suy cho cùng cũng là gốc đạo đức của con người. Vì vậy, giáo dục lòng nhân ái cần được coi là nhiệm vụ trung tâm của công tác giáo dục đạo đức cho trẻ. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ bao gồm một số nội dung cơ bản như: Giáo dục tình yêu gia đình: Trẻ cần hiểu mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, phải sống hòa thuận; yêu thương, chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau. 15 Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đến mọi người. Yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ cô giáo và các bạn trong lớp; kính trọng và quan tâm, giúp đỡ người lớn; yêu mến, nhường nhịn, chăm sóc em nhỏ... Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Tạo nền tảng ban đầu cho việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, cần giáo dục tình yêu đối với Bác Hồ, biết lá cờ Tổ Quốc, quan tâm đến những ngày lễ lớn, những sự kiện quan trọng trong nước hoặc ở địa phương, những truyền thuyết lịch sử... 1.4.1.2. Giáo dục mối quan hệ với bạn bè Đến tuổi mẫu giáo, nhu cầu cùng chơi với nhau trở nên bức thiết. Một quan hệ mới giữa các trẻ bắt đầu hình thành và phát triển, đồng thời có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của từng trẻ: đó là mối quan hệ với bạn bè. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, biết tự tụ tập nhau lại và tự đề xuất trò chơi chung. Trẻ nhận ra và biết những quy tắc ứng xử cần thiết với bạn. Trẻ ham chơi với bạn hơn là quấn quýt quanh người lớn, giữa trẻ đã có ảnh hưởng lẫn nhau về tính cách và hành vi đạo đức. Giáo dục quan hệ bạn bè cho trẻ lúc này cần đặc biệt quan tâm mở rộng vốn kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ về tình bạn tốt, người bạn tốt, về những cách cư xử cụ thể (đoàn kết, thân ái, quan tâm đến nhau, giúp đỡ và học tập lẫn nhau...) 1.4.1.3. Hình thành cho trẻ những thói quen đạo đức đúng đắn Những thói quen đạo đức cần hình thành ở trẻ mẫu giáo lớn: - Thói quen văn minh trong giao tiếp với những người xung quanh như: chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn; biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền người khác; đoàn kết với bạn bè; nhường nhịn, giúp đỡ em nhỏ; biết chia sẽ tình cảm với mọi người xung quanh. - Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt (vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống...) - Thói quen bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi; gọn gàng, ngăn nắp... 16 - Thói quen văn minh nơi công cộng: không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường; không bẻ cành, ngắt hoa nơi công cộng; không cười nói ồn ào làm ảnh hưởng đến người khác;... Trên cơ sở những thói quen, cần hình thành ở trẻ những đức tính cần thiết: - Tính tự lập: tự giác làm những việc bản thân có thể làm được, không nhõng nhẽo, không ỷ lại vào người lớn. - Tính mạnh dạn: tự tin khi giao tiếp với mọi người, khi đến chỗ xa lạ, mạnh dạn khi tiêm chủng, uống thuốc, khi người lớn yêu cầu (hát, múa...) hoặc sai bảo; không nhút nhát, rụt rè; không sợ nước khi tắm... - Tính ngăn nắp: ăn mặc gọn gàng, sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi, không bày bừa, vứt đồ vật lung tung... - Tính kỉ luật: biết nghe lời, biết tôn trọng những quy tắc sinh hoạt chung, biết kiềm chế cảm xúc của mình... 1.4.1.4. Hình thành những biểu tượng về các chuẩn mực đạo đức cho trẻ Trên cơ sở của việc hình thành tình cảm, thói quen hành vi đạo đức cho trẻ, người lớn cần giúp trẻ hiểu được tính đúng đắn của các chuẩn mực, hành vi đạo đức mà người lớn yêu cầu trẻ phải thực hiện. Chẳng hạn, cô giải thích cho trẻ hiểu: người con ngoan là người con biết vâng lời ông bà, cha mẹ, cô giáo, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ... Người bạn tốt là người biết nhường nhịn đồ chơi cho người khác, biết giúp đỡ bạn khi cần thiết... Như vậy, việc hình thành những biểu tượng về các chuẩn mực hành vi đạo đức như thế nào là tốt, xấu, ngoan, hư... cần dựa trên những hình ảnh, hành vi đạo đức cụ thể để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ bắt chước. Đồng thời, người lớn cần mở rộng, nâng cao dần yêu cầu về chuẩn mực, hành vi đạo đức trong quá trình rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ. Trên cơ sở đó, nâng cao khả năng đánh giá và tự đánh giá thái độ, hành vi đạo đức của bản thân và của người khác. 1.4.2. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trong sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ thì giáo dục đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng. Trẻ 5 - 6 tuổi dễ nhớ nhưng cũng đồng thời cũng mau 17 quên vì vậy muốn trẻ trở thành người có đạo đức tốt cần phải uốn nắn những hành vi ứng xử của trẻ ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, đó là việc làm hết sức cần thiết. Có thể nói đây là thời điểm thuận lợi nhất để giáo dục đạo đức cho trẻ, nếu như gia đình, nhà trưởng bỏ qua việc giáo dục đạo đức cho trẻ ở giai đoạn này thì đồng nghĩa với việc bỏ qua một cơ hội thuận lợi trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Vì đạo đức không có tự có, đạo đức chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục, phải trả qua một quá trình lâu dài. Giáo dục đạo đức là nền tảng cho những ngành giáo dục khác, có tính quyết định đến sự hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ, tạo tiền đề cho những bậc học tiếp theo. Có thể nói, nhân cách của con người trong tương lai như thế nào là phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của giáo viên mầm non. Trẻ mẫu giáo lớn đã xuất hiện nhiều hoạt động vui chơi phong phú nhưng trò chơi đóng theo vai chủ đề được coi là hình thức hoạt động chủ đạo, không phải là trẻ dành nhiều thời gian cho nó mà chính trò chơi đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý và các hoạt động khác của trẻ. Vì vậy giáo viên mầm non nên lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho trẻ vào trong quá trı̀nh vui chơi để trẻ có thể tiếp thu dễ dàng hơn. Thông qua quá trình chơi giúp trẻ tiếp thu được những tri thức cần thiết về môi trường xung quanh mà trẻ đang sống, giúp trẻ biết yêu quý những người xung quanh, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, có những hành vi văn minh. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, thông qua nội dung, giáo viên giáo dục cho trẻ biết được những điều thiện và ác để trẻ học hỏi, có hành vi ứng xử, thái độ đúng đắn. Trẻ còn được học nhiều bài học trong lúc chơi với bạn (biết yêu thương bạn, không dành đồ chơi của bạn, xin lỗi bạn khi mình sai …). Nâng cao tính kỷ luật (trật tự trong khi chơi, tuân thủ đúng các nguyên tắc mà cô giáo yêu cầu,…), ý thức tự giác, hình thành ở trẻ những thói quen tốt (sau khi chơi, trẻ tự xếp cất đồ chơi của mình đúng vị trí, dần hình thành ở trẻ tính gọn gàng, ngăn nắp,…). Giáo viên cũng nên giáo dục cho trẻ những đức tı́nh, cử chı̉ cao đẹp như: lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ với người khác lúc hoạn nạn, khó khăn, tôn 18 trọng, lễ phép với người lớn, quý mến bạn, không được nói dối…Từ đó giúp trẻ hı̀nh thành nhân cách tốt hơn. 1.5. Tiểu kết chương 1 Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tôi đã làm rõ được các khái niệm liên quan đến đề tài, nắm được những đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề, đồng thời hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi và ý nghı̃a của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển của trẻ. Trên cơ sở đó, tı̀m hiểu thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Thánh Gióng. 19 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÁNH GIÓNG 2.1. Vài nét về trường mầm non Thánh Gióng Mầm non là bậc giáo dục đầu tiên đặt nền tảng cho những bước đi đầu đời, giúp trẻ hình thành nên nhân cách đẹp và thái độ sống tốt để trẻ có được những kĩ năng sống tích cực không chỉ bây giờ mà còn trong tương lai. Thấu hiểu mối quan tâm và kỳ vọng của các bậc phụ huynh khi phải đắn đo, suy nghĩ chọn trường học cho con, trường mầm non Thánh Gióng ra đời cùng sứ mệnh “ươm mầm và phát triển” với mong muốn mang đến cho trẻ một sự lựa chọn tối ưu trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu. Trường được thành lập vào tháng 10/2013, trường đã đạt chuẩn quốc gia với đội ngũ giáo viên năng nổ, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề. Trường nằm trong khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, ở trung tâm thành phố Tam Kỳ tại địa chỉ số 96 Nguyễn Duy Hiệu, phường An Mỹ. Trường có diện tích khá rộng, hơn 2000m 2 . Bao quanh khu lớp học là sân vườn, hồ bơi với diện tích vui chơi và hoạt động ngoài trời hơn 600m2 , có mái che khi trời mưa và trời nắng. Diện tích phòng học rộng, thoáng mát, yên tĩnh, đáp ứng được chuẩn trường mầm non chất lượng cao. 2.1.1. Cơ sở vật chất Trường được trang bị đầy đủ những thiết bị phục vụ cho việc dạy học và nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất. Hệ thống cơ sở vật chất của trường gồm có: Trường học được xây mới hoàn toàn gồm hơn 30 phòng học, phòng chức năng và phòng hiệu bộ. Lớp học được thiết kế thoáng mát, rộng rãi phù hợp với từng lứa tuổi. Để giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, toàn bộ phòng học tầng 1 được lót sàn gỗ cao cấp. Hệ thống máy điều hòa được trang bị đầy đủ ở tất cả các phòng học. 20 Hệ thống camera được kết nối ở mỗi phòng học giúp phụ huynh có thể quan sát hoạt động hằng ngày của cháu ở trường Tủ lạnh ở mỗi lớp phục vụ cho việc lưu trữ bảo quản thức ăn của phụ huynh gửi cho trẻ Phòng vệ sinh của trẻ thiết kế kính cường lực giúp cô và phụ huynh có thể quan sát các cháu mọi lúc, mọi nơi Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ hệ thống nhà bếp được trang bị hiện đại như: máy sấy chén tiệt trùng, mấy hấp khăn tiệt trùng, máy nấu nước sôi công nghiệp, khu bếp được chia 2 khu rỏ rệt bằng kính cường lực... Sân chơi rộng hơn 600 m2 có mái che di động, đảm bảo cho trẻ có không gian vui chơi ngay cả khi trời mưa hay nắng. Hồ bơi và sân bóng đá mini giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân. Đồ chơi ngoài trời với nhiều đồ hiện đại, phong phú nhưng vẫn đảm bảo an toàn, giúp trẻ phát triển vận động. Các phòng chức năng như phòng âm nhạc, phòng học tiếng anh, thư viện đầy đủ tiện nghi để bé được tự do phát triển năng khiếu, đam mê, tự do khám phá, sáng tạo. Phòng y tế được trang bị đầy đủ các dụng cụ, các loại thuốc có thể ứng phó với các trường hợp sơ cấp cứu nhanh tại trường. Nhân viên y tế có chuyên môn cao và chuyên gia dinh dưỡng theo dõi sức khỏe và sự phát triển, tăng trưởng hàng tháng cho bé tại trường. Mỗi bé được trang bị riêng đồng phục sinh hoạt, giường ngủ, mềm, gối, khăn, ly, chén, bàn chải. Đồng phục sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát giúp bé thoải mái trong các hoạt động học tập và vui chơi. 2.1.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 48 - Cán bộ quản lý: 2 ( hiệu trưởng:1; hiệu phó:1) - Giáo viên: 36 trong đó: + Tổ nhà trẻ: 12 giáo viên + Tổ mẫu giáo bé: 10 giáo viên, cô Nguyễn Thị Tuyết Trinh tổ trưởng. 21 + Tổ mẫu giáo nhỡ: 8 giáo viên, cô Đinh Hoàng Cẩm Tú tổ trưởng. + Tổ mẫu giáo lớn: 6 giáo viên, cô Nguyễn Thị Hằng Trang tổ trưởng. - Nhân viên: 10 trong đó: + Nhân viên văn phòng – hành chính : 4 ( Bảo vệ: 1; văn thư: 1; y tế 1; kế toán: 1) + Nhân viên cấp dưỡng: 6 Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, được tham gia đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn đầy đủ. Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, nhiệt tình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, có quan hệ giao tiếp ứng xử tốt với đồng nghiệp , phụ huynh và mọi người xung quanh, có đạo đức nghề nghiệp và lối sống lành mạnh, yêu nghề, mến trẻ. Đây là một ưu thế của nhà trường trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ. 2.1.3. Số lượng trẻ Tổng số lớp: 15 lớp Tổng số cháu: 360, trong đó: + Khối nhà trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi : 5 lớp: 106 cháu + Khối mẫu giáo bé : 4 lớp: 100 cháu + Khối mẫu giáo nhỡ: 4 lớp: 92 cháu + Khối mẫu giáo lớn : 2 lớp: 62 cháu 2.2. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thánh Gióng. 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua một số trò chơi. 2.2.1.1 Trò chơi “Bé tập làm bác sĩ” (phụ lục 2) 2.2.1.2. Trò chơi “Bé tập làm giáo viên” (phụ lục 3) 22 2.2.2. Kết quả điều tra thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổ i thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non Thánh Gióng 2.2.2.1. Điều tra nhận thức của giáo viên về việc giáo dục đạo đức cho trẻ Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi, tôi đã phát phiếu thăm dò đối với giáo viên (phụ lục 1). Kết quả tôi thu được như sau: Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đứ c cho trẻ 5 - 6 tuổi Nội dung câu hỏi Quan trọng (N = 14) Không Quan trọng SL TL (%) SL TL (%) Theo cô, việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi có quan trọng hay không? 14 100 0 0 Kết quả bảng 2.1 cho thấy, có 100% giáo viên được điều tra cho rằng việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Nội dung câu hỏi Mức độ (N = 14) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Cô hãy đánh giá vai trò của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề? SL TL (%) SL TL (%) SL TL(%) 8 57,1 5 35,8 1 7,1 23 Với kết quả điều tra bảng 2.2 cho thấy, đa số giáo viên thấy được mức độ cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, chiếm (92,2%); chỉ một bộ phận nhỏ giáo viên (7,1%) cho rằng không cần thiết vì họ cho rằng trong quá trình chơi của trẻ không nên ép trẻ vào một khuôn khổ nào đó mà nên tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi chơi; nếu trẻ sai, có thể giáo dục trẻ khi kết thúc hoặc vào lúc khác. 2.2.2.2. Điều tra thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 2.3: Thực trạng của giáo viên về việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Nội dung Mức độ (N= 6) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Cô có thường lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề không? SL TL(%) SL TL (%) SL TL (%) 3 50 3 50 0 0 Kết quả điều tra bảng 2.3 cho thấy, hầu hết giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ và đã lồng ghép việc giáo dục đạo đức thông qua trò chơi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Tuy nhiên, giáo viên chưa thực hiện một cách thường xuyên, vẫn còn tình trạng nhiều giáo viên thờ ơ, không quan tâm trước những biểu hiện tiêu cực của trẻ như: trẻ không vâng lời cô, dành đồ chơi với bạn... 24 Bảng 2.4: Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đ óng vai theo chủ đề STT Mức độ Nội dung N= 6 Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Giáo dục lòng nhân ái 5 83,3 1 16,7 0 0 2 Giáo dục biểu hiện hành vi đạo đức 3 50 3 50 0 0 3 Giáo dục nếp sống văn minh đối với bạn bè và mọi người xung quanh 3 50 2 33,3 1 16,7 4 Giáo dục tính đoàn kết, tinh thần trách nhiệm với mọi người 2 33,3 3 50 1 16,7 Từ kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy hầu hết tất cả giáo viên đều cho rằng những nội dung giáo dục đạo đức đó đều quan trọng đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên cho rằng điều đó là không cần thiết. Cũng có thể xuất phát từ lí do đó mà việc giáo dục đạo đức cho trẻ chưa được hiệu quả. Bởi nếu nhận thức của giáo viên không đúng thì không thể nào đề ra được những biện pháp tốt nhất để định hướng thực hiện việc giáo dục đạo đức cho trẻ. 25 Bảng 2.5. Mức độ khó khăn mà giáo viên gặp phải khi giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Kết quả bảng 2.5 cho thấy giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trong đó, có những khó khăn nổi trội là: Trẻ ít có hứng thú đối với những vai diễn khá quen thuộc với trẻ (100%); đồ dùng, đồ chơi không đủ cho trẻ (83,3%) ; trẻ nói chuyện không chú ý và không biết nhường nhịn nhau trong quá trình chơi (83,3%). Bên cạnh đó, còn có những khó khăn khác cũng làm ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Vì vậy, giáo viên cần thay đổi và tìm giải pháp khắc phục tình trạng trên để việc giáo dục đạo đức cho trẻ được thuận lợi hơn. TT Các khó khăn N= 6 Mức độ khó khan Rất khó khăn Khó khăn Không khó khan SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 1 Số lượng trẻ quá đông/ lớp 2 33,3 3 50 1 16,7 2 Đồ dùng, đồ chơi không đủ cho tất cả trẻ/ lớp 3 50 2 33,3 1 16,7 3 Thời gian quá ít 1 16,7 3 50 2 33,3 4 Trẻ nói chuyện riêng, không chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi 3 50 3 50 0 0 5 Trẻ ít có hứng thú với những vai diễn khá quen thuộc với trẻ 4 66,7 2 33,3 0 0 6 Trẻ không biết nhường nhịn nhau trong quá trình chơi 3 50 2 33,3 1 16,7 7 Không có thời gian để thiết kế trò chơi mới lạ mà trẻ thích 2 33,3 2 33,3 2 33,3 26 2.2.3. Đánh giá thực trạng việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua một số trò chơi. 2.2.3.1. Phần chuẩn bị của cô - Kế hoạch rõ ràng, khoa học, cô đặt yêu cầu phù hợp với độ tuổi của trẻ. - Các phương tiện dạy học hấp dẫn, bố trí hợp lí, kích thích trẻ hoạt động. - Cô đã áp dụng sản phẩm của trẻ làm ra để cho trẻ chơi như: dùng mũ ca lô để làm mũ bác sĩ. 2.2.3.2. Nội dung hoạt động - Cô chọn trò chơi: “Bé tập làm bác sı̃’’ và “Bé tập làm giáo viên” gây hứng thú với trẻ vı̀ trẻ muốn trải nghiệm những công việc của người lớn. - Nội dung chơi phù hợp với khả năng của trẻ. - Nội dung của hoạt động phong phú: Vừa cho trẻ đóng vai theo chủ đề, vừa cho trẻ nghe nhạc, đọc thơ, vừa đối thoại trực tiếp với cô nên thu hút trẻ. 2.2.3.3. Phương pháp tổ chức - Cô áp dụng được phương pháp dùng lời nói và phương pháp trực quan vào quá trı̀nh tổ chức trò chơi. - Trı̀nh tự tổ chức hoạt động cho trẻ hợp lý, khoa học. - Khuyến khích trẻ sáng tạo, chia sẻ ý kiến bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi mở giúp trẻ thể hiện được ý kiến cá nhân và phát huy tı́nh sáng tạo của trẻ qua việc trả lời các câu hỏi. - Dẫn dắt vào trò chơi bằng cách cho trẻ xem video ca nhạc, đọc thơ gây sự chú ý đối với trẻ . * Ưu điểm: + Dụng cụ chơi phong phú, đẹp hấp dẫn trẻ. + Cô đặt ra những câu hỏi gần gũi, thiết thực với trẻ. + Cô nói nhẹ nhàng tạo được mối quan hệ gần gũi giữa cô với trẻ, làm cho không khı́ lớp học sôi nổi. + Đa số trẻ đều tham gia trả lời những câu hỏi của cô. + Một vài trẻ rất hứng thú với trò chơi và sáng tạo trong vai chơi 27 * Hạn chế: + Cô chọn 2 trò chơi trùng lặp và chưa mở rộng nội dung chơi, trò chơi mang tính khuôn khổ như trong giờ học làm cho trẻ không thoải mái. + Hệ thống câu hỏi của cô không chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ. + Trẻ ồn ào, nghịch phá khi không có cô giáo ở trong lớp. + Nội dung chơi là làm quen với chữ cái nhưng trẻ không chú ý gắn cả số và tranh lên bảng. + Có trẻ không biết cách chơi, cô bảo một đằng trẻ làm một nẻo như: Trò chơi “Bé tập làm bác sĩ” bé Mai đóng vai bác sı̃ nhưng không lo khám bệnh chı̉ lo nghịch ống nghe, Lan thı̀ tò mò xem thuốc đó là thuốc gı̀ quên mất mı̀nh là bệnh nhân tới để khám bệnh. Còn trong trò chơi “Bé tập làm giáo viên” cô cho làm quen với chữ cái nhưng có trẻ lại gắn số và tranh, ảnh lên bảng. + Trẻ không nói xin lỗi khi làm sai. + Trẻ chưa biết nói cảm ơn với bác sı̃ đã khám bệnh cho mı̀nh. + Trẻ tự ý lấy dụng cụ của bác sı̃ xem thử nhưng không xin phép trước. + Trẻ chưa có sự thống nhất với nhau trong quá trı̀nh chơi. 2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng 2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan + Về phía nhà trường: Trong quá trình tổ chức hoạt động trong trường mầm non, nhà trường tuân theo khung chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo để thực hiện nên ít chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ qua các hoạt động vui chơi. + GV thiếu thời gian: Đây là nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Do sức ép phải tổ chức các hoạt động trên lớp quá nhiều nên giáo viên không có đủ thời gian để triển khai các hoạt động mang tính chuyên đề như giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. 28 2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan * Về phía giáo viên: - Do nhận thức của giáo viên về vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề chưa cao. Nguyên nhân này thể hiện ở các vấn đề sau: + Trong quá trình dạy học, giáo viên ít chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi. + Giáo viên không lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua chủ đề, nội dung trò chơi. + Giáo viên chưa lồng ghép việc giáo dục đạo đức vào trong suốt quá trı̀nh vui chơi của trẻ và lúc nhận xét, đánh giá. - Do giáo viên chưa quen với cách tổ chức một hoạt động để phát triển một phẩm chất đạo đức nào đó cho trẻ. - Do giáo viên chưa yêu cầu cao đối với trẻ. * Về phía trẻ: - Do trẻ hoàn toàn không ý thức được khi tham gia vào trò chơi sẽ hình thành cho các em một phẩm chất đạo đức nào đó. - Do trẻ bị thu hút bởi yếu tố ngoại cảnh. - Trẻ muốn tự làm theo ý mı̀nh, không hỏi ý kiến người khác. 2.3. Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 2.3.1. Những nguyên tắc để xây dựng các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 2.3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích Với nguyên tắc này, khi xây dựng các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề phải bám sát mục tiêu chương trình dạy học đang được tổ chức tại trường mầm non; đặc điểm tâm sinh lí cá nhân trẻ, đặc điểm vùng miền. Các mục tiêu đó phải được cụ thể hóa thành các hành động và phải xác định được các yêu cầu cần đạt nhằm định hướng cho việc 29 xây dựng các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề . Nguyên tắc này đòi hỏi, trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC MẦM NON - - NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ – TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 04 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ - TUỔI THÔNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÁNH GIÓNG - TAM KỲ - QUẢNG NAM Sinh viên thực NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN MSSV: 2113021204 CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục Mầm non KHÓA 2013 – 2017 Cán hướng dẫn T.S NGUYỄN THỊ KIM LIÊN Quảng Nam, tháng năm 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tiểu học – Mầm non, trường Đại Học Quảng Nam thầy giáo tận tình giảng dạy giúp đỡ chúng em suốt trình học tập, nghiên cứu năm học qua Em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Kim Liên tận tình hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hồn thành khóa luận Em xin trân trọng cảm ơn Cán quản lí, giáo viên lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thánh Gióng - Tam Kỳ - Quảng Nam dành thời gian quý báu để trả lời phiếu điều tra, tìm kiếm cung cấp tài liệu, tư vấn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận Cuối em xin gửi lời cảm ơn chân tình đến gia đình, người thân bạn bè động viên, khích lệ em trình làm đề tài Tuy có nhiều cố gắng chắn khóa luận em khơng tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận đóng góp ý kiến thầy giáo bạn Em xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, ngày 20 tháng năm 2017 Sinh viên thực Nguyễn Thị Mỹ Duyên DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1 Nhận thức giáo viên tầm quan trọng việc giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi Bảng 2.2: Nhận thức giáo viên vai trò việc giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 2.3: Thực trạng giáo viên việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 2.4: Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 2.5 Mức độ khó khăn mà giáo viên gặp phải giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 3.1 Thang đánh giá mức độ hành vi đạo đức trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề Bảng 3.2 Kết khảo sát mức độ hành vi đạo đức trẻ thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trước thực nghiệm Bảng 3.3 Kết đánh giá mức độ hành vi đạo đức trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề sau thực nghiệm hình thành DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Kết thực nghiệm nhóm đối chứng nhóm thực nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trước thực nghiệm hình thành Biểu đồ 3.2 Kết thực nghiệm nhóm đối chứng nhóm thực nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề sau thực nghiệm hình thành MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Đứng trước yêu cầu người thời kỳ công nghiệp hóa - đại hóa đất nước; xuất phát từ quan điểm Đảng, nhà nước đổi giáo dục đào tạo nói chung Trong nghị Đảng chiến lược phát triển giáo dục hướng tới việc: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Nhiệm vụ đổi chương trình; nội dung; phương pháp; nâng cao chất lượng, hiệu giáo dục đào tạo xu cFhung đổi giáo dục Giáo dục mầm non nằm xu Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm vị trí vơ quan trọng Đây bậc học hệ thống giáo dục, tảng giáo dục đào tạo Bác Hồ nói: “Giáo dục mầm non tốt mở đầu cho giáo dục tốt” Đúng vậy, trẻ em hệ tương lai đất nước Cũng lẽ mà năm gần giáo dục mầm non nhà nước quan tâm nhiều, vấn đề có tầm chiến lược lâu dài việc phát triển nguồn nhân tài cho đất nước Đối với phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, giáo dục đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng, nhiệm vụ hàng đầu giáo viên mầm non Tâm lý học khẳng định: hết tuổi mầm non đứa trẻ đặt xong móng nhân cách, phát triển mặt đạo đức sau mang rõ dấu ấn thời thơ ấu Từ thời xa xưa ơng bà ta cũng có câu: “ Uốn từ thưở non Dạy từ thưở ngây thơ” Vì thế, phải có những biện pháp kịp thời uốn nắn trẻ t̀ư bậc học mầm non, sở bước giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu, chuẩn mực mà xã hội đặt Hoạt động vui chơi nói chung, trị chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ Thông qua việc tham gia vào hoạt động vui chơi mà trẻ tích cực, sáng tạo nắm lấy quy tắc hành vi đạo đức số chuẩn mực đạo đức xã hội; thông qua hoạt động vui chơi mà hình thành trẻ hành vi xã hội, phẩm chất đạo đức quý giá đắn người chân Dựa vào việc vui chơi trẻ, cô giáo cần dạy cho trẻ quy tắc, hành vi xã hội, thơng qua mà hình thành cho trẻ số phẩm chất lòng dũng cảm, tính thật thà, kiên nhẫn Để giúp trẻ mẫu giáo hình thành hành vi ứng xử đắn hoạt động sống, góp phần cho hình thành tảng ban đầu cho phát triển nhân cách, chọn đề tài cho khóa luận là: “Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề” Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu sở lý luận thực trạng việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề trường Mầm non, đề tài có mục đích đề xuất số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề nhằm góp phần hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ cử chỉ, hành vi, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, tạo tiền đề cho phát triển sau trẻ Đối tượng khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề 3.2 Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề Giả thuyết khoa học Hiện nay, có số trường mầm non nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa vai trò việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề nên việc hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ chưa thực đạt kết mong muốn Nếu xây dựng thực đồng hệ thống biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ, giúp trẻ phát triển cách tồn diện, hài hịa tất mặt giáo dục Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu sở lý luận giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi nói chung trị chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng trẻ mẫu giáo trường mầm non - Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng việc giáo dục đạo đức cho cho trẻ mẫu giáo thông qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề trường mầm non - Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề trường Mầm non Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu đề xuất biện pháp dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo - tuổi thông qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề trường mầm non Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp giả thuyết để xây dựng khung lý thuyết giải nhiệm vụ nghiên cứu 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp quan sát Quan sát học lớp, tổ chức hoạt động vui chơi mà đặc biệt trị chơi đóng vai theo chủ đề 6.2.2 Phương pháp điều tra Sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ thơng qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề trường mầm non 6.2.3.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm tổ chức hoạt động trị chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ trường mầm non 6.2.4 Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm hình thành hành vi đạo đức cho trẻ thông qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề theo biện pháp đề xuất Lịch sử nghiên cứu 7.1 Nghiên cứu nước Trong nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học sinh thể qua tài liệu, giáo trình, T.A Ilina, N.S Savin việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh thông qua giáo dục lao động, thẩm mỹ, thể dục Các nghiên cứu cho thấy, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ có sở lí luận cần thiết cho việc vận dụng vào thực tiễn giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh nước ta Đó là, cần phải đưa trẻ trải nghiệm thực tiễn sống , vào mối quan hệ trẻ 7.2 Nghiên cứu nước Ở Việt Nam, giáo dục đạo đức quan tâm có nhiều cơng trình nghiên cứu, ngồi cịn thể quan điểm nhà tư tưởng Trong tư tưởng giáo dục đại, giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh thể rõ tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh Nghiên cứu cấu trúc tư tưởng đạo đức Người Hành vi đạo đức Người đề cập đến nguyên tắc chuẩn mực, nguyên tắc quan hệ, cách ứng xử (bản thân), người khác, công việc, Tổ quốc nhân dân, tự nhiên – môi trường Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết người nghiên cứu nhiều hoạt động tổ chức giáo dục trẻ kể đến số tác phẩm Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non, Giáo dục mầm non vấn đề lý luận thực tiễn Ngồi kể đến nghiên cứu số tác giả khác Đào Thanh Âm, Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hòa, Trần Đăng Sinh, tác giả thống quan điểm giáo dục đạo đức cho trẻ từ lứa tuổi mầm non việc làm quan trọng, góp phần hồn thiện nhân cách cho trẻ Việc giáo dục đạo đức cho trẻ diễn với nhiều hình thức, phương pháp khác thông qua chế độ sinh hoạt điều khơng thể thiếu Từ phân tích tác giả giúp thân nhiều trình nghiên cứu để đưa biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ mầm non Đóng góp đề tài Góp phần hệ thống hố vấn đề lý thuyết đạo đức giáo dục đạo đức thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trẻ mẫu giáo Khảo sát, đánh giá thực trạng đề xuất nhóm biện pháp giáo dục đạo đức thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề góp phần nâng cao hiệu giáo dục trẻ Thực nghiệm số biện pháp giáo dục đạo đức thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trẻ mẫu giáo Nhiệm vụ quan trọng khảo sát, đánh giá thực trạng đề xuất nhóm biện pháp giáo dục đạo đức thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề góp phần nâng cao hiệu giáo dục trẻ Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài triển khai nghiên cứu biểu hành vi đạo đức cho trẻ - tuổi thông qua hoạt động vui chơi điển hình trị chơi đóng vai theo chủ đề, trường mầm non Thánh Gióng - Thành phố Tam Kỳ - Số lượng người điều tra, khảo sát: + Giáo viên: 14 + Trẻ: 62 10 Cấu trúc tổng quan đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, danh mục biểu bảng, mục lục; nội dung đề tài gồm có chương: Chương 1: Cơ sở lý luận việc giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề Chương 2: Thực trạng biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trường mầm non Thánh Gióng Chương 3: Thực nghiệm sư phạm việc giáo dục đạo đức cho trẻ - tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề trường mầm non Thánh Gióng

Ngày đăng: 01/03/2024, 05:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan