1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải phẫu sinh lý người lê văn sơn

319 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Phẫu Sinh Lý Người
Tác giả Lê Văn Sơn, Đỗ Cảnh Huỳnh
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 319
Dung lượng 20,61 MB

Nội dung

Các lông của tế bào niêm mạc ruột non vậnđộng giúp cho quâ trình hấp thu các chất dinh dường.- Vận động nhờ sự co rút của các cơ vân làm cho cơ thể và các bộ phận của cơ thể chuyên động

Trang 1

ĐẠi HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN SƠN - nỗ CÔNG HUỲNH

GIẢI PHẪU - SINH LÝ NGƯỜI

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

1 Khối lượng, thành phần và chức năng sinh lý của máu 27

1 Cấu trúc và chức năng chung của hệ tuần hoàn 50

2 Cấu trúc và đậc tính sinh lý cơ tim 52

4 Sự vận chuyển o 2 và co 2 trong máu 85

Trang 4

2 Sinh lý hệ tiêu hoà 983

2 Chức năng lọc máu và tạo nước tiểu của thận 1241

4 Điều hoà chức năng bài tiết của thận 132 ’

2 Cấu trúc, chức năng các đơn vị cấu trúc của hệ thần kinh trung ương 175 »

Trang 5

Bài 12 CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG HÊ THẨN KINH THỰC VẬT 249

2 Các chất dẫn truyền và các receptor thuộc hệ thần kinh thực vật 253

3 Chức năng của hệ thần kinh thực vật 254

Trang 6

LƠI NOI ĐAU

Con người là sản phẩm hoàn thiện nhất của tạo hoá Con người có nguồn gốc tiến hoá từ động vật, nhưng nhờ có hoạt động tư duy- sáng tạo mà con người chiếm vị trí độc tôn, chi phôi mọi hoạt động của giới sinh vật Cơ

sở vật chất của tư duy - sáng tạo (mà tâm lý là một khía cạnh cùa hoạt động

này) chính là bộ não của con người.

Cơ thể con người là một khối thống nhất và thống nhất với môi trường

sống Trong cơ thể con người có nhiều cơ quan, bộ phận có cấu tạo rất phức

tạp, nhưng chúng luôn có sự thống nhất với chức năng Hoạt động của các cơ

quan, bộ phận luôn nằm trong môì quan hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau và chịu sự điều hoà của hệ thể dịch và hệ thần kinh trung ương.

Giáo trình giải phẫu-sinh lý người cung cấp một cách hệ thống các kiến

thức cơ bản và cập nhật về giải phẫu và chức năng của các mô, các cơ quan và các hệ thống cơ quan trong cơ thể con người Song do sự hạn chế về số tiết học

quy định cho giáo trình này dành cho các sinh viên Khoa Tâm lý học, nên đối

với các bài hệ cơ-xương, máu, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết chúng tôi chỉ chọn các nội dung cơ bàn nhất, còn phần lớn thời gian tập trung trình bày tương đôĩ đầy đủ nội dung của các bài về hệ thần kình trung ương và hệ thống

cảm giác Các kiến thức của các bài này sẽ cung cấp cơ sở lý luận cho sự hiểu

biết các quy luật hoạt động tinh thần nói chung, cũng như các quy luật hình thành và biểu hiện tâm lý vốn rất phức tạp của con người, nói riêng.

Giáo trình được chia làm hai phần (phần I do PGS TS Lê Văn Sơn viết, phần II do GS TS Đỗ Công Huỳnh viết), gồm 14 bài giảng Thứ tự các

bài giảng trong giáo trình được sắp xếp theo trình tự như trong chương trình

môn Giải phẫu-sinh lý người mà nhà trường đã phê duyệt, gồm:

Phần I Giải phẫu-sỉnh lý hệ thống các cơ quan.

- Bài 1 Giải phẫu-sinh lý hệ cơ xương.

- Bài 2 Sinh lý máu.

- Bài 3 Giải phẫu- sinh lý hệ tuần hoàn.

- Bài 4 Giải phẫu- sinh lý hệ hô hấp.

Trang 7

- Bài 5 Giải phẫu- sinh lý hệ tiêu hoá.

• Bài 6 Giải phẫu- sinh lý thận.

- Bài 7 Giải phẫu- sinh lý các tuyến nội tiết.

Phần II Cấu trúc-chức nảng của hệ thần kinh trung ương và hệ'

cảm giác

- Bài 8 Đại cương về sinh lý hệ thần kinh trung ương và cấu trúc, chức'

năng các đơn vị cấu trúc của hệ thần kinh trung ương.

- Bài 9 Cấu trúc- chức năng của tuỷ sống và thân não.

- Bài 10 Cấu trúc-chức năng của thể lưới, tiểu não và não trung gian.

- Bài 11 Cấu trúc-chức nảng các bán cầu đại não.

• Bài 12 Cấu trúc- chức năng hệ thần kinh thực vật.

- Bài 13 Đại cương về hệ thống cảm giác và cảm giác thân thể.

- Bài 14 Các loại cảm giác đặc biệt.

Chúng tôi hy vọng cuốn giáo trình "Giải phẫu-Sinh lý người" được xuất

bản lần này sẽ đáp ứng tốt cho việc học tập, tham khảo của các sinh viên Khoa Tâm lý và các bạn đồng nghiệp.

Kiến thức khoa học nói chung và Giải phẫu học, Sinh lý học nói riêng là

vô cùng rộng lớn Do vậy, dù đã cố gắng, nhưng cuốn sách chắc không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi chân thành tiếp thu và vui mừng nhận được

sự đóng góp ý kiến để lần tái bàn sau được hoàn thiện hơn.

Các tác giả

Trang 8

Phần I

GIẢI PHẪU - SINH LÝ

HỆ THỐNG CÁC Cơ QUAN

Trang 9

Bài 1 GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ cơ - XƯƠNG

Mục tiêu học tập:

là hình thức thích ứngchủ yếu của động vật với môi trường xung quanh

Các sinh vật trên Trái Đất có ba loại vận động:

túc) Trong cơ thể người đó là sự vận động của bạch cầu

- Vận động nhờ lông chuyển, thực hiện nhờ các lông trên bề mặt tế bào

rụng theo vòi trứng xuống tử cung Các lông của tế bào niêm mạc ruột non vận

động giúp cho quâ trình hấp thu các chất dinh dường

- Vận động nhờ sự co rút của các cơ vân (làm cho cơ thể và các bộ phận của

cơ thể chuyên động trong không gian) và của cơ trơn (làm cho các tạng trong cơ

thê hoạt động)

Hệ vận động của cơ thể người có hai phần: phần thụ động gồm bộ xương và liên kết các xương (các khổp) và phần hoạt động gồm các cơ vân Hai phần này

giải phẫu-sinh lý hệ xương, khớp, giải phẫu-sinh lý hệ cơ vân, giải phẫu-sinh lý

Trang 10

Xương sọ mặt: gồm 8 xương sọ và 14 xương mặt hợp lại thành hộp sọ Víà

khối xương mặt

Xương chi trên và xương chi dưới: chi trên dính vào thân bởi đai vaii

(cổ tay, bàn tay, ngón tay), chi dưới có đùi, cẩng chân, bàn chân (cổ chân, bàm

Hình 1.1 Hinh thể bộ xương người

1.2 Hình thể ngoài của xương

208 xương của cơ thê có hình dáng khác nhau, có thể chia thành 6 loại theo)

hình thể:

Trang 11

- Xương dài (xương ở chi) gồm thân xương và hai đầu, phần nối giữa thân

- Xương dẹt: xương sọ, xương bả vai, xương ức, xương chậu

- Xương có hình thù đặc biệt: các xương cổ tay, cổ chân, xương ở tai giữa

- Xương khó định hình: gồm các xương hình thể phức tạp (xương hàm trên,

- Xương vừng: các xương nằm ở giữa các gân cơ

rãnh, ống là do mạch máu hay thần kinh tạo nên khi chạy qua xẻ vào xương

hoặc xuyên qua xương

Ngoài ra, ở mộtsố xương sọ, mặt có các hoc xương ở giữa, gọi là xoang Các

1.3 Cấu tạo của xương

Xét chung, xương được cấu tạo gồm: xương đặc, xương xốp, màng xương và

ổng tuỷ

Xương dặc: là xương mịn, rắn chắt, gồm các bè xương thường bao quanh

bản ngoài dày và chắc, bản trong mỏng dễ vỡ; giữa hai bản là xương xốp (như

Xương xốp: tạo nên một lớp xương ở bên trong xương đặc Lớp này gồm các

Màng xương: còn gọi là cốt mạc, là lóp màng liên kết mỏng, chắc bao phủ

xương, có nhiều mạch máu, thần kinh, nhiều tế bào non làm xương dầy thêm

Trang 12

Ống tuỳ: ốhg tuỷ trong xương dài và các hốc trong xương xốp có tác dụng làmi xương nhẹ bớt Trong các ống tuỷ và hốc xương xốp có tuỷ xương, gồm tuỷ đỏ và tuỷỳ

thành, tuỳ đỏ chì còn trong các hốc xương xốp Tuỳ vàng ở trong ống tuỷ các xương;

dài của người lớn, chủ yếu nhiểu tế bào md, gọi là tuỷ mỡ

1.4 Hệ khớp

theo cấu trúc và chức năng

Khớp bất động: gồm khớp ỏ sọ và mặt, hai xương mắc chặt vào nhau bởi các tố)

dập xương Khớp bất động có vai trò bảo vệ

Khởp bán động: là nhửng khớp cử động được rất ít, như khóp giữa hai đốtt

sống, khởp mu, khóp cùng châu, ỏ giữa hai đầu xương có một đĩa sợi hay sợi sụni

dính liền hai đẩu xương

Khớp động: là những khóp cử động nhiều (khớp ở các chi), giữa hai đầu xương;

có ổ xương Mỗi khớp động có mặt khớp, sụn khớp, bao khỏp và bao hoạt dịch

Trong bao hoạt dịch có chất hoạt dịch là chát nhờn làm cho khóp cử động dễ dàng Bao khớp có tác dụng bảo vệ khớp có nhiều mạch máu, thần kinh

1.5 Chức năng của hệ xương - khớp

vệ cơ quan trong trung thất (tim, phổi, các mạch máu lớn), khung châu bảo vệ cácc

cơ quan đáy châu, sinh dục

thể có hình dáng, kích thưóc nhất định

Các xương tiếp khớp với nhau và là nơi các cơ vân bám vào làm chỗ dựa cho)

Tuỷ đỏ của xương còn là cơ quan tạo máu của cơ thể

2 GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ cơ

Trong cơ thể người có tổng số trên 600cơ (cả cơvân và cơ trơn) Cơ vân giúp tai

các cơ quan nội tạng Cơ tim là loại cơ đặc biệt, vừa có tính chất của cơ vân, vừa có)

cơ vân và cơ trơn

Trang 13

2.1 Giải phẫu - sinh lý cơ vân

Cơ vân chiếm khoảng 50% khôi

lượng cơ thể Các cơ vân ít nhất có một

xương Cơ vân sắp xếp theo quy luật

từng đôi, giống nhau và đối xứng hai

bên của cơ thể Các cơ được sắp xếp theo

2.1.1 Cấu trúc cơ vân

Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó sợi cơ (hình 1.2)

liền với nhau bởi mô liên kết Mỗi sợi cơ

(Fiber) làmột tế bào cơ dàikhoảng 5-6mm,

(Sarcolemma), nhiều tơ cơ (myofibril) và

các bào quan

2.1.1.1 Tơ cơ

Trong tế bào cơ có vài trăm đến vài

sợi mập (myosin) và 3000 sợi mảnh

(actin), đó là các protein trùng hợp (hình

1.3) có chức năng gây co cơ

1 Bắp cơ; 2 Bó sợi cơ; 3 Bó tơ cơ; 4 Tơ cơ;

5 Đơn vị co cơ; 6 Thiết đổ cát ngang qua bâng tối A; 7 Thiết đổ cắt ngang qua vùng H;

8 Thiết đổ cát ngang qua băng sáng I;

z Đường Z; A Băng tối A; I Băng sáng I;

H Dải sáng H.

phân tử myosin Mỗi phân tử myosin

4 chuỗi nhẹ Hai chuỗi năng có phần

đuôi xoắn kép tạo thành bó sợi Phần

kết với hai chuỗi nhẹ Ngoài cùng của phần đầu có phần nhô ra gọi là cầu ngang

(cross-bridge) Các đầu myosin quay về phía sợi mảnh và hoạt động như enzymATPase

- Sợi actin gồm ba thành phần protein khác nhau: actin, tropomyosin và troponin (hình 1.3) Sợi actin có hai dạng: dạng cầu (G-actin) là actin đơn phân

khoảng 300-400 phân tử G-actin, gồm hai chuỗi xoắn với nhau tạo thànhchu kỳ

Trang 14

gồm 7 phân tử G-actin Trên mỗi phân tử G-actin có điểm hoạt động (active) có)

chứa ADP, đó là nơi cầu ngang của sợi myosin gắn vào

Ép vào hai khe

là hai phân tử

tropomyosin, nó che

khuất các vị trí hoạt

đầu mỗi vòng xoắn cùa

vân có hai loại vân: vân

- Vân dọc do sự

sắp xếp các tơ cơ song

song theo chiểu dọc sợi

cơ, theo trật tự cứ một

sợi myosin ở giữa thì có

6 sợi actin cách đều

Hỉnh 1.3 Cấu trúc sợi actin và myosin

nhau ở chung quanh tạo thành hình lục giác đều (sô' 6 - hình 1.2) Khi đó những:

sợi myosin cạnh nhau là ba đỉnh của tam giác đều (số 7 - hình 1.2)

nhau một phần làm cho

chia đôi băng đường z

ở giữa Đường z đi qua

tất cả các tơ cơ và bám

Hình 1.4 Sơ đó cấu trúc một dơn vị co cơ

Trang 15

vào màng tơ cơ Từ đường z này đến đường z kê tiếp tạo nên một đơn vị co cơ

Băng sáng I chỉ gồm các sợi actin, đảng hướng vỏi ánh sáng phân cực

cơ cũng như toàn bộ cơ cùng co

2.1.1.3 Lưới nội cơ tương

reticulum) có vai trò quan trọng

thống ống ngang và hệ thống

gọi là hệ thống T là những ống

tơ cơ Các ống ngang thông với

cơ, sẽ truyền qua ống ngang vào

1 Bó tơ cơ; 2 Hê thống ống dọc; 3 Hệ thống ống ngang (ống T); 4 Bể tận cùng; 5 Triad; 6 Ty lạp thể;

7 Màng tế bào.

được gọi là bộ ba (triad)

Hệ thống ống dọc của lưới

cơ gồm nhiều ốhg thông vói

nhau và thăng góc với hệ thống

ống ngang T Hệ thống ống dọc không thông trực tiếp với ngoại bào, phần tận cùng của nó tiếp xúc vối các ông T và phình to ra gọi là bể tận cùng (terminal cisternae), tạo nên bộ ba, ở đó có hệ thống bơm calci có vai trò kiểm soát sự co

giãn cơ

2.1.1.4 Synap thần kinh-cơ

chia thành nhiều nhánh (có thê tởi hàng trăm nhánh), mỗi nhánh đi vào một sợi

Trang 16

cơ Tát cả các sợi cơ cùng chịu sự chi phối bởi một sợi trục của một tê bào thầm

kinh tạo nên một đơn vị vận động.

tận cùng của sợi trục

thần kinh phình to ra gọi

sợi cơ, nhưng màng của

sợi cơ và màng của tận

Hinh 1.6 Cấu trúc synap thán kinh - cơ

và nhiều ty thể là nguồn

Ngoài các sợi thần kinh vận động, tới cơ còn có các sợi thần kinh giao cảrm

và từ cơ còn có các sợi thần kinh cảm giác xuất phát từ các thụ cảm thể bản théể

ở cơ, chúng có vai trò quan trọng trong điều hoà trương lực cơ

2.1.2 Đặc tinh của cơ vân

Cơ vân có hai đặc tính chủ yếu: tính đàn hồi và tính hưng phấn

2.1.2.1 Tính đàn hồi

thay đổi hình dạng; ngừng tác động của lực, cơ trở về trạng thái ban đầu Ví dụt,

ta cô định một đầu của cơ dép (lấy từ chân sau của ếch), đầu kia treo một trọngg

lượng, cơ dép sẽ giãn ra, sau đó lấy trọng lượng khỏi đầu cơ, cơ sẽ co lại

nó, nên cơ luôn ở trạng thái trương lực nhất định Trạng thái trương lực này/

Trang 17

còn được duy trì nhờ có cơ chê điêu hoà trương lực cơ từ phía hệ thần kinh

2.1.2.2 Tính hưng phấn

nhiên, cơ hưng phấn (cơ co) dưới ảnh hưởng của các xung động thần kinh được truyền từ trung ương thần kinh theo các dây thần kinh vận động đến cơ Cơ

như kích thích cơ học (châm, kẹp), hoá học (acid, base, muối), nhiệt (nóng, lạnh), dòng điện

2.1.3 Sự co cơ

Một trong những đặc tính sinh lý của cơ là tính co Theo sự thay đổi sức

đầu cơ có thể tiến lại gần nhau

- Co cơ đăng kê (isometric) là co cơ mà các sợi cơ không thể co ngắn lại Ví

dạng co cơ: co cơ đơn độc và co cơ cứng , / X

2.1.3.1 Co cơ đơn độc

Nếu chịu tác động của một kích

thích đơn lẻ đạt trị số ngưông trở lên cơ

mili giây (mgy) và đường ghi co cơ gồm 3

Hình 1.7 Đố thị cơ co đơn độc

a-b: Giai đoạn tiềm tàng b-c: Giai đoạn co cơ c-d: Giai đoạn cơ giãn

- Giai đoạn tiềm tàng là khoảng

thời gian từ lúc cơ nhận kích thích đến lúc cơ bắt đầu co (đoạn a-b, hình 1.7)

gian này có thể đạt 0,5 mgy-10 mgy

Trang 18

các sợi cơ sẽ truyền lực sang dụng cụ đo, còn trong cơ thê khi vận động sẽ trujyen

lực co cơ sang các điểm bám ở xương

- Giai đoạn cơ giãn: cơ trở lại tư thê ban đầu, trên đường ghi co cơ là đưcờng

đi xuống (đoạn c-d, hình 1.7), lúc này các sợi cơ giãn ra Thời gian các pha củai co

các sợi cơ co nhanh có thời gian co cơ đơn giản ngắn khoảng 20 mgy

2.1.3.2 Cơ co cứng

lên sự co cơ do kích thích trưóc đó gây ra, hình thức co cơ này gọi là co cơ cứng'

Có hai hình thức cơ co cứng (hình 1.8)

giãn của co cơ lần trưóc, thì cơ không giãn trở về mức độ cũ mà tiếp tục co, llần

co cơ sau sẽ tập cộng vào lần co cơ trước nên có biên độ cao hơn Nếu cơ cứ tiiếp tục nhận các kích thích theo nhịp như vậy, đường biểu diễn của co cơ sẽ lên c:ao

biểu diễn sẽ đi theo đường ngang và lượn sóng theo mỗi kích thích Mỗi đợt sóíng

nhô lên là đỉnh của một lần co cơ đơn giản Kiểu co cơ này gọi là co cơ cứíng

Hinh 1.8 Đồ thị cơ co cứng không hoàn toàn và cơ co cứng hoàn toàn

- Hình thức thứ hai: nếu kích thích lần sau tác động lên cơ trong giai đoỉạn

hoặc rút ngắn hơn), ta sẽ ghi được đường đồ thị đi lên không gỢn sóng Đến kìhi

cứng phăng (co tetanos)

Trang 19

Cơ co cứng chóng mệt mỏi, vì sợi cơ không kịp phục hồi năng lượng đã bị

tiêu hao trong pha co rút Tần sô thấp nhất của kích thích để bắt đầu gây được

cơ co cứng phăng gọi là tần số tới hạn (critical frequency) Tần sốnày phụ thuộc

vào thời gian co của các sợi cơ O sợi cơ co nhanh có thời gian co cơ đơn giản

ngắn, thì cần tần số tới hạn cao, còn ở sợi cơ co chậm có thời gian co cơ đơn độc

dài hơn, thì cần tần sô tới hạn thấp hơn Ví dụ, để gây co cứng các sợi co nhanh

của cơ thảng trong ở mắt, cần tần sô' kích thích là 350 lần/gy, còn với sợi cơ co

chậm của cơ thắt lưng chỉ cần tần sô kích thích 301ần/gy

2.1.4 Cơ chế co cơ

Cơ co-giãn được là nhờ có sự tương tác giữa sợi actin, sợi myosin và ion

Khi cơ ở trạng thái giãn, các vị trí hoạt động trên sợi actin bị ức chê bởi

phức hợp troponin-tropomyosin nên các sợi myosin không thể gắn vào đó để gây

co cơ

dụng ức chế của troponin-tropomyosin sẽ bị mất đi, theo cơ chế sau: troponin c

gắn vởi ion Ca++ làm

hình dạng và kéo

tropomyosin vào sâu

trong rãnh giữa hai

dây xoắn actin Kết

động của sợi actin

được bộc lộ

bởi ion Ca**, các đầu

myosin của các cầu

những vị trí hoạt

động trên sợi actin,

gây ra sự biến đổi

sâu sắc các lực nối

phân tử giữa đầu và

về phía tay và kéo sợi

Hinh 1.9 Sơ đó cơ chế co cơ

Ngay sau đó đầu

Trang 20

myosin lại bứt khỏi vị trí hoạt động và trở lại hưóng thăng góc như lúc bình

thường (hình 1.9)

2.1.5 Nguồn năng lượng cho co cơ

2.1.5.1 Hệ năng lượng phosphogen

Hệ năng lượng phosphogen gồm ATP và creatinphosphat ATP là nguồn

phóng khoảng 12000 calo

Song ATP ỏ cơ có nồng độ rất thấp, khoảng 5mmol/g mô cơ, chỉ đủ cho cơ

phóng thì ngay lập tức nó được tái tổng hợp thành ATP nhờ nguồn năng lượng

dự trữ trong creatinphosphat Nhưng lượng creatinphosphat trong cơ chỉ nhiều

cơ co tối đa trong 5-7 giây, sau đó cơ phải sử dụng năng lượng do oxy hoá glucid (glycogen và glucose) và lipid dự trữ trong tế bào cơ để tái tổng hợp ATP và

creatinphosphat

2.1.5.2 Hệ năng lượng lactic

Một phân tử glucứsé sâu khi được phosphoryl hoá thành

lactic với sự xúc tác của enzym lactat dehydrogenase (LDH)

LDH

chuyển thành acid lactic, chỉ giải phóng năng lượng đủ tổng hợp 2 ATP (nếu

đi từ glycogen sẽ được 3 ATP)

Con đường đường phân yếm khí tạo ra năng lượng ít nhưng rất quan

Trang 21

2 ỉ 5.3 Hệ năng lượng oxy hoá

Nguồn năng lượng bảo đảm cho cơ hoạt động kéo dài là oxy hoá vật chất năng lượng, chủ yếu là glucid, lipid và một phần protein Trong một lượng vậnđộng nhất định, tốc độ hấp thu oxy ở cơ tăng đảm bảo cho quá trình đường phân

hoá hoàn toàn thành CO2 và H2O sẽ giải phóng năng lượng đủ tổng hợp 38 ATP

năng lượng nhiều hơn so với glucid, song nó cũng sử dụng lượng oxy nhiều hơn Oxy hoá 1 gam glucid cho 4,1 kcal, còn 1 gam lipid cho 9,3 kcal

2.2 Giải phẩu - sinh lý cơ trơn

2.2 ỉ Cấu trúc của cơ trơn

Khác với cơ vân, tế bào cơ trơn thường có hình thoi, đường kính nhỏ

một lớp màng mỏng là

và elastin Trong tế bào

actin và myosin, lưới nội

cơ tương không phát

trơn có nhiều kênh Na*

và Ca** Các tế bào cơ

Trang 22

thế hoạt động từ tế bào cơ trơn này được truyền sang các sợi cơ trơn lân càn,làm cho chúng co đồng thời một lúc.

sợi actin một đầu bám vào thể đặc (dense body) đầu kia tự do Một sô' thê đặcdính vào màng tê bào, một số khác lại được nối với nhau bởi sợi xơ (hình 1.10B) Các sợi myosin có số lượng ít, nằm giữa các sợi actin, tỷ lệ sợi actin / myosin là 12/1 đến 14/1 Sợi actin từ hai thể đặc ở hai phía gốì vào sợi myosin ở giữa tạo nên đơn vị co cơ trơn (hình 1.10C) Như vậy, thể đặc giông

2.2.2 Chức năng của cơ trơn

Chức năng của cơ trơn là co bóp, bảo đảm sự vận động của các cơ quan nội

tạng Cơ trơn co bóp một cách tự động, diễn ra chậm chạp và bền bỉ Thời gian tiềm tàng của co cơ trơn rất lởn, đạt 50-100miligiây

vân (1-3 giây so với 0,1 giây)

Năng lượng cần cho co cơ trơn ít hơn nhiều so với cơ vân Chính đặc điểm

Cơ trơn, nhất là cơ trơn tạng rỗng có khả năng duy trì lực co ban đầu khi

tăng đột ngột làm áp suất tăng, nhưng chỉ sau vài chục giây, áp suất bên trong

trong các điếu kiện khác nhau

2.2.3 Điểu hoà hoạt dộng của cơ trơn

Sự co cơ trơn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có thần kinh,

hormon và các dịch thể

2.2.3.1 Điều hoà co cơ trơn theo cơ chế thần kinh

Cơ trơn được điểu hoà bởi hệ thần kinh thực vật, gồm những sợi thần kinh riêng rẽ, hoặc tạo thành đám rối ở ngay sát hoặc giữa các lởp cơ

hoá học, với hệ phó giao cảm là acetylcholin, hệ giao cảm là catecholanin

(adrenalin và noradrenalin) Các chất trung gian hoá học này gây hiệu quả

thích các cơ trơn của một sô'cơ quan (cơ trơn dạ dày-ruột, túi mật ), nhưng lại

Trang 23

gắn lên các receptor đặc hiệu trên bê mặt màng sợi cơ Chính sự hoạt động của

kinh trung ương

2.2.3.2 Điều hoà co cơ trơn theo cơ chè thể dịch

chất dẫn truyền thần kinh (acetylcholin, adrenalin, serotonin, histamin, vasopressin ) Trên màng tế bào cơ trơn có các receptor kích thích và receptor

hoạt động của cơ Khi hormon gắn lên receptor kích thích sẽ làm mở kênh Na* hoặc kênh Ca** gây khử cực màng, làm xuất hiện điện thế hoạt động, dẫn đến co

cơ Khi hormon gắn lên receptor ức chê làm mở kênh K*, đóng kênh Na+ và

Một số yếu tố hoá học tại chỗ có ảnh hưởng mạnh đến sự co, giãn cơ trơn

Sự thiếu oxy, tăng carbonic, tăng nồng độ H*, tàng nồng độ acid lactic ở các mô

và có vai trò điểu chỉnh các sự thay đổi đó

TÓM TẮT

sống và xương sườn), xương sọ mặt, xương tứ chi Có nhiều loại xương với hình

có các bè xương bắt chéo nhau theo hướng nhất định tạo lực chốhg đỡ cao nhất

vào, làm chỗ dựa cho cơ hoạt động, đồng thời tạo cho cơ thể có vóc dáng nhất định

Cơ thê người có trên 600 cơ, gồm 3 loại: cơ vân, cơ trơn và cơ tim Trong đó

Trong các sợi cơ có nhiều tơ cơ, gồm tơ mập (myosin) và tơ mảnh (actin) bản

Trang 24

chất là protein Các tơ cơ sắp xếp song song và xen kẽ nhau theo một trật tự

cơ chế co cơ

Khi nghỉ ngơi, các tơ actin và myosin tách rời nhau Khi có xung động thần

khí và ái khí

tính co rút của cơ mà ta thực hiện được các động tác trong đời sống hàng ngày

cơ mà ta có được các tư thê và động tác trong lao động

Cơ trơn có ở các cơ quan nội tạng, cấu tạo tế bào có rất ít tơ cơ Cơ trơn hoạt

động có tính tự động do được chi phôi bởi hệ thần kinh thực vật (giao cảm, phó giao cảm) Màng tê bào cơ trơn có nhiều receptor tiếp nhận các chát hoá học khác nhau, do đó sự co bóp của cơ trơn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thể dịch

CÂU HỎI ÔN TẬP: •

1 Sơ lược cấu túc và chức năngbộ xương người

2 Cấu trúc và đặc tínhcủa cơ vân, cơ chế co cơ

NỘI DƯNG THỰC HÀNH:

2 Ghi và phân tích điện thếhoạt động trên đồ thị ghi điện cơ

Trang 25

Bài 2 SINH LÝ MÁU

Mục tiêu học tập:

của huyết tương

5 Nắm được tính chất vật lý và các thành phần chính của huyết tương

thành phần quan trọng nhất của nội môi và cũng là nguồn gốc tạo ra các dịch

và sinh ra nhiều bệnh tật

Trong chương này sẽ trình bày các nội dung: khối lượng, thành phần và

nhóm máu và truyền máu; quá trình cầm máu và đông máu; thành phần vàtính chất của huyết tương

1 KHỐI LƯỢNG, THÀNH PHAN và chức nàng của máu

1.1 Khối lượng và thành phần của máu

Máu là mô lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn Cứ 1 kg thể trọng có

đến tuổi trưởng thành thì ổn định, ở người trưởng thành, bình thường máu chiếm 7 - 9% trọng lượng cơ thể Một người nặng 50kg có khoảng lít máu

hoàn, 40-50% khối lượng máu chứa ở các kho dự trữ máu, như lách, gan, da

Trang 26

Khối lượng máu tăng lên sau khi ăn, uống, khi mang thai, khi truyền dịch

bên trong hoặc bên ngoài cơ thể Nếu mất máu từ từ tới 20% tổng lượng máu,

cơ thể vẫn có khả năng bù trừ, còn mất máu cấp diễn (mất máu ở các tạng lớn,

lượng máu, chỉ số này được gọi là hematocrit Hồng cầu là thành phần nhiều nhất trong thể hữu hình Huyết tương chiếm 55 - 57% tổng lượng máu Huyết

tương chứa toàn bộ các chất cần thiết cho cơ thể: nước, protein, các chất điện

giải, các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các hormon, các vitamin, các chất trung gianhoá học, các sản phẩm chuyển hoá Huyết tương bị lấy mất fibrinogen thì gọi là

1.2 Chức năng của máu

Máu có rất nhiều chức nàng quan trọng, gồm nhữngchức nảng cơ bản sau:

Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng sau khi

oxy từ phổi đưa đến cung cấp cho các tế bào của toàn cơ thể

Chức năng hô hấp: Máu mang oxy từ phổi tới tế bào và mô, đồng thời mang carbonic từ tếbào và mô tới phổi để đào thải ra ngoài

Chức năng bảo vệ: Máu chứa các tế bào bạch cầu và các chất kháng thể có

khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhò cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ

cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có

Chức năng đào thải: Máu mang các sản phẩm chuyển hoá, chất độc, chất

lạ tạo ra từ các mô hoặc từ ngoài đưa vào tới các cơ quan bài tiết (thận, bộ máy

Trang 27

Chức năng điều hoà thán nhiệt: Máu mang nhiệt ở phần "lõi" của cơ thể ra

ngoài đê thải vào môi trường hoặc giữ nhiệt cho cơ thể nhờ cơ chế co mạch da

Chức nảng điều hoà các hoạt động của cơ thể: Máu chứa nhiều chất hoá

chuyển hoá và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

2 HỔNG CẨU (ERYTHROCYTES)

2.1 Hình dáng, kích thước, số lượng

nhân, ở điêu kiện tự nhiên, nó có hình đĩa lõm hai mặt, đường kính khoảng 7,2pm, bế dày ở ngoại vi là 2,2pm, ở trung tâm là lpm (hình 2.1)

cầu là 83pm3 (83 femtolit) Hai thành phần quan trọng nhất của hồng cầu được nghiên cứu nhiều đó là màng hồng cầu và hemoglobin Màng hồng cầu mangcác kháng nguyên nhóm máu

Hình 2.1 Hinh dáng và kích thước của hóng cáu

Tỷ lệ các thành phần của hồng cầu như sau:

Lipid các loại (lecithin, cholesterol) 0,30

Trang 28

ở người trưởng thành, trong máu ngoại vi có 3,8 X 1012 hồng cầu/lít (đối với

lượng hồng cầu rất cao (6,0 xio12 hồng cầu/lít) Sau đó, do hiện tượng tan máu

định ở tuổi trưởng thành

Số lượng hồng cầu tăng lên sau bữa ăn, khi lao động thể lực, sống ở trên

2.2 Quá trình sinh hổng cầu

già dễ bị thiếu máu

Tế bào tạo máu trong tuỷ xương là tế bào gốc vạn năng, có khả năng phát triển thành tế bào gốc biệt hoá để tạo ra các dòng khác nhau của tế bào máu Tế

bào gốc biệt hoá sinh ra hồng cầu được gọi là đơn vị tạo cụm của dòng hồng cầu:

triển qua 5 giai đoạn tạo thành hồng cầu lưới; cuối cùng tạo thành hồng cầu

Nhân của nguyên hồng cầu mất đi khi nồng độ hemoglobin trong bào

tương cao hơn 34% Hồng cầu chính thức không có nhân, xuyên mạch rời tuỷ

hồng cầu trưởng thành nhưng tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 1% tổng số hồng cầu

máu ngoại vi Khoảng 1-2 ngày sau hồng cầu lưới trở thành hồng cầu trưởng

thành và sống trong máu khoảng 120 ngày

máu, còn đại bộ phận hồng cầu bị huỷ trong tổ chức võng nội mô của lách, gan,

Trang 29

Để tạo thành hồng cầu, trong cơ thể có hai quá trình song song: sự tạo

phức tạp, đòi hỏi nhiều nguyên liệu như protein, cholin, thymidin, acid

xúc tác cho quá trình tổng hợp này

Tuỳ Mo tnni Tuỷ g, Tuỷ Mo Ai

linh ođm maa ìtểm kđm

Toỳ bèo trung Tuỹ Mo Ai dnh muộn toan muộn

Trang 30

Quá trình sinh hồng cầu có sự điều hoà để duy trì số lượng hồng cầu ở

tạo ra

hơn bình thường, bệnh nhân bị suy tim, các bệnh về phổi có giảm trao đổi khí ở

thành tiền nguyên hồng cầu và kích thích chuyển nhanh các hồng cầu non

Các hormon sinh dục nam, hormon tuyến giáp, hormon vỏ thượng thận,

2.3 Hemoglobin

2.3.1 Cấu trúc của hemoglobin

Hemoglobin (Hb) là một protein màu, phức tạp thuộc nhóm chromoproteid

64.458

Hb gồm 2 phần: hem (chiếm 4%) và globin (chiếm 96%) Mỗi phân tử Hb có

Polypeptid

Hinh 2.3 Sơ dó cấu trúc của hem

Trang 31

Hb của các loài động vật khác nhau có phần hem giốhg nhau, chỉ khác nhau ở phần globin, ở người lớn, chuỗi polypeptid của globin giông nhau từng đôi một: chuỗi a và 2 chuỗi p, chúng liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4

- Hem kết hợp với chuỗi polypeptid (của globin) thành chuỗi hemoglobin

Hemogobin của người thuộc các chủng tộc khác nhau có khác nhau ở phần cấu

tạo globin

Bình thường người Việt có 14,6g Hb (đối với nam) và 13,3g Hb (đối vối nữ)

trong 100ml máu Đếm số lượng hồng cầu và định lượng Hb là những xét nghiệm quan trọng trong đánh giá tính chất của thiếu máu

2.3.2 Chức năng của hemoglobin

- Hemoglobin kết hợp vói oxy tạo thành oxyhemoglobin (HbOJ Khả nảng

chuyển đến mô giải phóng oxy cho tế bào Oxy kết hợp với Hb ở phần Fe++ của hem Hb + O2 HbO2

không có khả năng kết hợp với oxy nữa Sự kết hợp và phân ly HbO2 chịu ảnh

- Hemoglobin kết hợp với carbonic tạo thành carbohemoglobin (HbCOa)

globin nên gọi là phản ứng carbamin Carbonic được vận chuyển ở dạng HbCO2

không nhiều, chỉ chiếm 6,5% tổng số CO2 vận chuyển trong máu

- Hemoglobin kết hợp vối carbonmonocid (CO) tạo thành carboxy­hemoglobin (HbCO) HbCO rất bển vững và không còn khả năng vận chuyển

chết đuối trên cạn), cần cho thở O2 phân áp cao để tái tạo lại oxyhemoglobin

- Hemoglobin có tính chất đệm: Hệ đệm hemoglobinat là một trong các hệđệm quan trọng của máu, đó là hệ đệm HHb/KHb và HHbCOj/KHbOjj

• Trong quá trình chuyển hoá Hb tạo ra sắc tố mật (bilừubin)

Trang 32

2.4 Chức năng của hổng cầu

Chức năng vận chuyển khí oxy và carbonic: Hồng cầu vận chuyển khí oxy

từ phổi tới mô và vận chuyển CO2 từ mô về phổi nhò vai trò của Hb Mặt khác,

HCO3 của huyết tương

Chức nảng điều hoà cân bằng acid • base của máu: Chức năng này do hệ

HCO3 /H2CO3, hệ đệm quan trọng nhất của máu

Chức năng tạo độ nhớt của máu: Hồng cầu là thành phần chủ yếu tạo độ

chất giữa tế bào và máu Khi độ nhót của máu thay đổi sẽ gây ra thay đổi tốc độ

tuần hoàn và làm rối loạn trao đổi chất của tế bào

3 NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU

3.1 Nhóm máu

Khối lượng và chất lượng máu của cơ thể là chỉ sô'sinh lý cần được duy trì

nguyên thường gặp, tạo thành nhiều hệ thống nhóm máu Trong số này có hai

Lewis, MNS„ p, Kell, Duffy, Kidd đều là kháng nguyên có tính miễn dịch yếu,

3.1.1 Hệ thống nhóm máu ABO

Năm 1901, Landsteiner phát hiện ra rằng khi trộn máu của hai người vói

kháng thể a (chống A) và kháng thể p (chống B)

Trang 33

Kháng nguyên A và B có mặt trên màng hồng cầu có tính bẩm sinh, di

nguyên B

Do cơ thể có trạng thái dung nạp với kháng nguyên bản thân, nên trong

huyết tương không bao giờ có kháng thể chông lại kháng nguyên có trên bê mặt

hồng cầu của chính cơ thể mình Từ đó hệ thống nhóm máu ABO được chia làm

4 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm AB và nhóm 0 Ký hiệu nhóm máu biểu thị sự

có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu

Sự phân bô" các kháng nguyên, kháng thể ở các nhóm máu thuộc hệ thống

nhóm máu ABO được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Các nhóm máu thuộc hộ ABO

3.1.2 Hệ thống nhóm máu Rh

Trang 34

mạnh và có tính sinh miễn dịch cao Vì vây người có kháng nguyên D được gọi

là người có máu nhóm Rh+ Những người có các kháng nguyên khác thuộc nhóm

Phi da đen là 100%, người Việt là 99,92% Nói một cách khác là tỷ lệ Rh của

Kháng nguyên hệ thống nhóm máu Rh là di truyền, còn kháng thể chống

ra tương đốì cao đủ để gây ngưng kết hồng cầu Rh+ của người cho vẫn tồn tại trong máu người nhận Phản ứng này chậm và rất nhẹ Sau 2-4 tháng truyền

truyền máu Rh+ cho những người này ở lần thứ 2, có thể gây ra tai biến truyền

máu mẹ Cơ thể người mẹ sẽ tạo kháng thể chống Rh, các kháng thể này qua

tổn thương hồng cầu, có thể người mẹ bị sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đẻ non, đẻ

3.2 Truyền máu

Trong thực hành truyền máu, ngoài những quy định về xét nghiệm phát

Quy tắc cơ bản: không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp

cùng nhóm máu Đồng thời với việc xác định nhóm máu thuộc hệ ABO, cần phải

được truyền

Quy tắc tô'i thiểu: Trong trường hợp cần phải truyền máu mà không có

ra ngưng kết hồng cầu của người cho trong máu của người nhận.

Trang 35

Truyền máu khác nhóm bắt buộc phải

theo sơ đồ ở bên: Nhóm 0 truyền được cho

truyền được cho nhóm AB Nhóm AB không

truyền được cho nhóm 0, A và B Trong trường

với tốc độ rất chậm

Nếu người cần được truyền máu là Rh+ thì truyền máu Rh+ hoặc Rh“ đều

truyền máu là Rh~.

4 BẠCH CẨU (LEUCOCYTE)

4.1 Hình dáng và số lượng

có khả năng diệt vi khuẩn

Trong Hít máu ngoại vi có trung bình 7,0 X 109 bạch cầu (đốì với nam),

rất cao: 20,0 X 109 bạch cầu/llít máu ngoại vi Lúc một tuổi còn 10,0 X 109bạch

cầu/llít máu Từ 12 tuổi trở đi số lượng bạch cầu trở về ổn định bằng người trưởng thành

tinh chất mô cũng làm tăng số lượng bạch cầu như hormon tuyến giáp,

xương, nhiễm virus, nhiễm độc, nhiễm trùng quá nặng, hoặc điều trị bằng hormon corticoid kéo dài

Trang 36

4.2 Phân loại bạch cầu và đời sông bạch cầu

hạt trong bào tương, người ta phân loại bạch cầu thành bạch cầu hạt (bạch cầu

- Bạch cầu đa nhân là bạch cầu có nhân chia 2-5 múi, bào tươngcó các hạt

làm 3 loại: trung tính, ưa acid và ưabase

- Bạch cầu đơn nhân là bạch cầu nhân không chia múi và bào tương

Bạch cầu hạt trung tính (N): 62,0%

Bạch cầu monocyt (M): 5,3%

Bạch cầu lymphocyt (L): 30,0%

công thức bạch cầu phổ thông Công thức bạch cầu thay đổi khi ăn uống, khi lao động, khi có kinh nguyệt, khi có thaitrên 4 tháng, khi đẻ Trẻ sơ sinh có tới 70%

là bạch cầu đa nhân, từ tháng thứ 3 trỏ đi chỉ còn 35% là các bạch cầu đa nhân

dậy thì mới tương đương ở người trưởng thành Việc xác định công thức bạch

Người ta chưa biết chính xác thời gian sống của bạch cầu trong máu là bao

Thời gian bạch cầu tồn tại trong tuỷ xương khoảng 4-8 giò

cơ thể dễ bị vi khuẩn đột nhập như da, phổi, niêm mạc

Trang 37

4.3 Chức năng của bạch cầu

Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể bàng hai cách: thực bào và miễn dịch

4.3.1 Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng thực bào

vật lạ, phóng chân giả bao vây vật lạ, tạo thành một túi kín chứa vật lạ rồi đưa

vào trong tế bào, đó là túi thực bào trôi tự do trong bào tương Túi thực bào tiếp

cận với lysosom và các hạt khác trong bào tương, rồi hoà màng Các enzym tiêu

xuất bào

chết Đại thực bào có khả năng thực bào mạnh hơn, nó có thể thực bào tới

100 vi khuẩn

Ngoài ra, bạch cầu hạt ưa acid có vai trò chống dị ứng và diệt ký sinhtrùng, bạch cầu hạt ưa kiềm cóvai trò chống dị ứng và chống độc cho cơ thể

4.3.2 Chức năng của bạch cẩu lympho

Bạch cầu lympho có kích thước 5-13pm, nhân tròn hoặc hình hạt đậu chiếm gần hết phần nội bào, bắt màu đậm Bào tương rấtít, tạo thành lởp mỏngbao quanh nhân Bạch cầu lympho chia thành hai loại: lympho bào B trường

khi cần thiết

trong đó lympho bào B sản xuất ra kháng thể đảm bảo miễn dịch dịch thể,

5 TIỂU CẦU (TROMBOCYTES)

xanh, rất khó đếm vì dễ vỡ khi lấy ra khỏi cơ thể

Trang 38

Tiểu cầu có kích thước 2-4pm, thể tích 7-8pm3 Bình thường có 150-300 X 109

tiểu cầu trong 1 lít máu ngoại vi

vào nhau thành từng đám Tiểu cầu chứa actomyosin, thrombosthenin nên tiểu

gia vào quá trình đông máu

huyết dưới da, niêm mạc và nội tạng

6 CẨM MÁU VÀ ĐÔNG MÁU

6.1 Cầm máu

Cầm máu là một quá trình sinh lý, hóa sinh tổng hợp nhằm chấm dứt

được thực hiện nhò các cơ chế: co mạch, hình thành nút tiểu cầu, đông máu, co

6.1.1 Co mạch: Ngay sau khi thành mạch bị tổn thương, mạch máu co lại do

tính đàn hồi của thành mạchvà nhờ cơ chế thần kinh và thần kinh-thể dịch

6.1.2 Sự hình thành nút tiểu cầu

các sợi collagen ở thành mạch và được hoạt hoá Khi đó các protein trong tiểu

tránh được sự chảy máu mao mạch diễn ra hàng ngày

6.1.3 Sự hình thành cục máu dông

thành mạch, máu chảy ra ngoài mạch máu hoặc lấy máu ra khỏi cơ thể thì máu

sẽ đông lại

Trang 39

Có hiện tượng trên là do trong máu có các chất kích thích quá trình gây

thể không đông là do các chất chống đông máu chiếm ưu thế Khi máu hoặc

được hoạt hoá và trở nên ưu thế, sẽ diễn ra quá trình đông máu

6.2.1 Định nghĩa dông máu

6.2.2 Cơ chế dông máu (các giai đoạn của quá trình đông máu)

động, chúng gây ra các phản ứng hoá sinh kếtiếp nhau gây ra sự đông máu

Thông thường người ta chia quá trình đông máu làm ba giai đoạn:

Giai đoạn hình thành thrombin

Giai đoạn hình thành fibrin

prothrombinase Đây là một cơ chê rất phức tạp và kéo dài nhất của quá trình

Sự hình thành phức hợp prothrombinase diễn ra theo hai cơ chế: ngoại

- Sự hình thành phức hợp prothrombinase theo cơ chế ngoại sinh.

Khi mô bị tổn thương giải phóng yếu tốIII và phospholipid từ màng tế bào

mô Yếu tố III hoạt hoá yếu tố VII thành yếu tố Vila Yếu tố III cùng yếu tố

VII., ion Ca*+ và phospholipid làm hoạt hoá yếu tố X Yếu tốX với sự tham gia

hình thành phức hợp prothrombinase Sơ đồ hình thành phức hợp prothrombinase theo cơ chê' ngoại sinh được trình bày trên hình 2.4

Trang 40

Hình 2.4 Sơ dó cơ chế ngoại sinh hỉnh thành prothrombinase

- Sự hình thành phức hợp prothrombinase theo cơ chế nội sinh.

chuyển yếu tố XI thành yếu tốXI, Yếu tố XI, chuyển yếu tố IX thànhyếu tố IX,

(có sự tham gia của yếu tố tiểu cầu) Yếu tố X được hoạt hoá có sự tham gia cùa

phospholipid Yếu tố X, vói sự tham gia của phospholipid, yếu tốV, (yếu tố V được hoạt hoá nhờ thrombin) và ion Ca++ hình thành phức hợp prothrombinase

Ngày đăng: 29/02/2024, 07:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Sinh lý học - Học viện Quân y: Sinh lý học, tập 1 và tập 2. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học
Nhà XB: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
2. Bộ môn Sinh lý học - Trường Đại học Y Hà Nội: Sinh lý học, tập 1 và tập 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
3. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y - Dược, Thành phô' Hồ Chí Minh: Sinh lý học y khoa, tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học y khoa
Nhà XB: Nhà xuấtbản Y học
5. Bộ môn Sinh lý học - Học viện Quân y: Bài giảng Sinh lý học - sau đại học, tập 2. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Sinh lý học - sau đại học
Nhà XB: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
6. Trịnh Hữu Hằng, Đổ Công Huỳnh: Sinh lý học người và động vật. Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học người và động vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật
7. Nguyễn Tấn Gi Trọng, Lê Thành Uyên, Đỗ Đình Hồ và cộng sự. Hằng số sinh học người Việt Nam - Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hằng số sinh học người ViệtNam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
8. Bộ Y tế: Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỳ 90, thế kỳ XX, Nhà xuất bản Y học, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỳ 90, thế kỳXX
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
9. Gannong W.F: Review of Medical Physiology, 19th ed, San Francisco, Appleton & Lange, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of Medical Physiology
10. Guyton A.C: Textbook of Medical Physiology, 9th ed, Philadenphia, W.B Saunders Company, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook of Medical Physiology
11. Guyton A.c and Hall J.E: Human Physiology and Mechanism of Disease, 6 th ed, Philadenphia, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Physiology and Mechanism ofDisease
12. Guyton A.c. and Hall J.E: Textbook of Medical Physiology, 11th ed, Philadenphia, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook of Medical Physiology
13. Phillips W.D., Chilton T.J.: Biology, chapter 49- Nervous systems, Oxford university Press, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biology
14. Scratcherd T., Gillespie J.: Aids to Physiology, Churchill Livingstone, 3 th ed, New York - London - Madrid- Melbourne, Tokyo, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: to Physiology, ChurchillLivingstone
15. Stuart Ira Fox: Human physiology, 9 th ed, Me Graw Hill, Higher education, New York, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human physiology
4. Bộ môn Sinh lý học- Học viện Quân y: Bài giảng Sinh lý học - sau đại học, tập 1, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1996 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w