TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON NGUYỄN THỊ LIÊN BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Qu ả ng Nam, tháng 05 n ă m 2017 MỤC LỤC ` TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ----- ----- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ LIÊN MSSV: 2112020521 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHOÁ: 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn T S BÙI THỊ LÂN MSCB: 1075 Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 3 1 Đối tượng nghiên cứu 2 3 2 Khách thể nghiên cứu 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 3 5 1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 3 5 2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 7 Đóng góp của đề tài 4 8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 9 Cấu trúc khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6 1 1 Cơ sở lí luận 6 1 1 1 Một số vấn đề lí luận về ngữ âm tiếng Việt 6 1 1 2 Cách hiểu về luyện phát âm đúng 12 1 1 3 Chính âm 12 1 2 Cơ sở thực tiễn 13 1 2 1 Cơ sở tâm lý ảnh hưởng đến cách phát âm của học sinh tiểu học 13 1 2 2 Đặc điểm ngữ âm khu vực Quảng Nam 15 1 2 3 Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học 18 1 2 4 Tầm quan trọng của việc rèn phát âm đúng cho học sinh tiểu học 20 1 2 5 Nhiệm vụ và yêu cầu đối với người giáo viên khi rèn phát âm đúng cho học sinh tiểu học 21 1 3 Tiểu kết chương 1 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM 23 2 1 Thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 23 2 1 1 Vài nét về Trường Tiểu học Trần Quốc Toản Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam 23 2 1 2 Khảo sát thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 24 2 2 Nguyên nhân của thực trạng 28 2 2 1 Nguyên nhân từ phía giáo viên 28 2 2 2 Nguyên nhân từ phía học sinh 28 2 2 3 Nguyên nhân từ phía gia đình học sinh, địa phương sinh sống 28 2 3 Đề xuất một số biện pháp rèn phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 29 2 3 1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 29 2 3 2 Hệ thống các biện pháp rèn phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 29 2 4 Tiểu kết chương 2 43 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 44 3 1 Mục đích thực nghiệm 44 3 2 Đối tượng thực nghiệm 44 3 3 Cách tiến hành thực nghiệm 44 3 4 Nội dung thực nghiệm 44 3 5 Tiến hành thực nghiệm 45 3 5 1 Soạn giáo án 45 3 5 2 Dự giờ tiết dạy thực nghiệm 45 3 6 Đánh giá kết quả thực nghiệm 45 3 6 1 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 46 3 6 2 Kết quả thực nghiệm đối với khối lớp 1 46 3 6 3 Kết quả thực nghiệm đối với khối lớp 4 48 3 7 Tiểu kết chương 3 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 1 KẾT LUẬN 51 2 KIẾN NGHỊ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 54 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận của mình, em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của cô giáo TS Bùi Thị Lân và các thầy, cô giáo trong Khoa Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Quảng Nam Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS Bùi Thị Lân – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện cho quá trình điều tra, thực nghiệm tại trường để góp phần hoàn thành tốt khoá luận của mình Em xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Liên DANH MỤC BẢNG STT Bảng Trang B ả ng 1 H ệ th ố ng âm đầ u (ph ụ âm đầ u) trong Ti ế ng Vi ệ t 9 B ả ng 2 B ả ng m ộ t s ố hi ệ n t ượ ng xu ấ t hi ệ n âm đệ m trong ti ế ng Qu ả ng Nam 15 B ả ng 3 B ả ng m ộ t s ố hi ệ n t ượ ng bi ế n m ấ t âm đ êm trong ti ế ng Qu ả ng Nam 16 B ả ng 4 B ả ng h ệ th ố ng m ộ t s ố v ầ n b ị phát âm sai l ệ ch ở khu v ự c Qu ả ng Nam 18 B ả ng 5 Th ự c tr ạ ng nh ậ n th ứ c c ủ a giáo viên trong vi ệ c rèn luy ệ n phát âm đ úng cho h ọ c sinh 25 B ả ng 6 Nh ữ ng khó kh ă n trong vi ệ c rèn luy ệ n phát âm đ úng cho h ọ c sinh 27 B ả ng 7 L ỗ i phát âm c ủ a h ọ c sinh kh ố i l ớ p 1 và kh ố i l ớ p 4 27 B ả ng 8 Khó kh ă n mà h ọ c sinh g ặ p ph ả i trong vi ệ c rèn luy ệ n phát âm đ úng 28 B ả ng 9 K ế t qu ả th ự c nghi ệ m đố i v ớ i kh ố i l ớ p 1 48 B ả ng 10 K ế t qu ả th ự c nghi ệ m đố i v ớ i kh ố i l ớ p 4 50 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Như chúng ta đều biết, tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết Nếu không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người và nếu đọc, phát âm không đúng sẽ làm cho người nghe hiểu nghĩa sai, gây bất lợi trong giao tiếp Chính vì vậy, ở cấp học Tiểu học dạy phát âm đúng luôn được chú trọng Ở Tiểu học, môn tiếng Việt rất quan trọng Học tốt môn tiếng Việt các em có điều kiện học tốt các môn học khác Bởi thông qua việc dạy học môn tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài Đồng thời bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành nhân cách con người Việt Nam Môn tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh - năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiếng Việt bậc Tiểu học Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học Muốn đánh vần đúng, đọc đúng và đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm đúng cho các em và điều cần thiết là giải quyết vấn đề phương ngữ vì mục tiêu hướng đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất về âm thanh Do đó, cần có biện pháp rèn luyện cho học sinh phát âm đúng, đọc hay hơn Ở các trường Tiểu học tại khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam, bên cạnh những thành công thì việc dạy đọc còn nhiều hạn chế Do ảnh hưởng của phương ngữ mà cả giáo viên và học sinh ở trường Tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học làm cho chất lượng dạy học không được nâng cao Qua thời gian thực tập sư phạm ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy giáo viên vẫn chưa chú trọng đến việc rèn luyện phát âm đúng; chưa vận dụng các biện pháp chữa lỗi cho học 2 sinh khi phát âm chưa đúng Để từ đó, giúp các em đọc hay hơn diễn cảm hơn, làm tiền đề để các em hiểu văn bản được đọc, để những gì đọc được tác động chính vào cuộc sống của các em Phát âm đúng sẽ được nhiều cái lợi, trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả, sau đó giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và học các môn học khác, đồng thời giúp các em dễ dàng hơn trong giao tiếp với cộng đồng Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng rèn luyện phát âm đúng cho học sinh ở trường Tiểu học, nhằm đưa ra một số biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 1 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Trong đó, tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp phát âm đúng cho học sinh tiểu học tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam 3 2 Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy - học rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học ở khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Thực trạng về lỗi phát âm và việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh và đề xuất các biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đề xuất 3 5 Phương pháp nghiên cứu 5 1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá để nghiên cứu lí thuyết từ sách, báo, tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Nghiên cứu về chương trình dạy học phân môn Học vần ở lớp 1, phân môn Tập đọc 1, 2,3,4,5 và các yếu tố liên quan đến quá trình thực hiện nó 5 2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm đúc rút những kinh nghiệm, những bài học về quá trình dạy học, những kinh nghiệm rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Phương pháp khảo sát lỗi phát âm của học sinh tiểu học tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để lấy ý kiến của giáo viên hướng dẫn và ý kiến của thầy, cô giáo Trường Tiểu học Trần Quốc Toản nhằm tham khảo, có định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu Phương pháp thực nghiệm nhằm tác động đến một lớp học được chọn để thực nghiệm Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí các kết quả thu được 6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phát âm chuẩn chính âm sẽ giúp người nghe cảm nhận được đầy đủ và chính xác giá trị nội dung của văn bản Vì vậy việc rèn luyện, đề xuất các biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Với những cuốn sách cơ bản như: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1”của các tác giả Lê A - Lê Phương Nga - Lê Hữu Tỉnh - Đỗ Xuân Thảo - Đặng Kim Nga (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003) cũng đề cập đến phân môn Học vần, Tập đọc về: mục tiêu, cơ sở tâm lí học, ngôn ngữ của việc dạy Học vần ở lớp 1 và Tập đọc ở lớp 1,2,3,4,5, 4 một số nguyên tắc dạy Học vần, Tập đọc, phương pháp dạy Học vần, Tập đọc; quy trình dạy các kiểu bài học vần, tập đọc Công trình “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Nguyên Trứ (NXB Giáo dục, 1978) đã đề cập đế một số vấn đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường Mặc dù đã nêu lên được một số biện pháp cụ thể có liên quan đến luyện phát âm xong chưa hướng tới đối tượng cụ thể Đối với đề tài “Biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Quảng Nam” thì đã có đề tài “Một vài biện pháp phát âm chuẩn phương ngữ Quảng Nam cho giáo viên và học sinh vùng nông thôn Đại Lộc” của Trần Thị Gái, nghiên cứu năm 2014 nhưng một số biện pháp đưa ra còn chưa được cụ thể và chưa hướng dẫn cách thực hiện Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến những vấn đề của luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu tìm hiểu về biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam một cách cụ thể và chi tiết Với đề tài này, tôi tiếp tục nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam, đề xuất một số biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với xu hướng giảng dạy hiện nay 7 Đóng góp của đề tài Xác định được cơ sở chuẩn về việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Đưa ra một số biện pháp nhằm rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Thực nghiệm vận dụng các biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam 5 Nếu được ứng dụng, khóa luận sẽ góp phần giúp các giáo viên trong quá trình rèn luyện kĩ năng phát âm cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phát âm nói riêng, môn Tiếng Việt và các môn học khác trong nhà trường Tiểu học, đáp ứng yêu cầu giáo dục đặt ra 8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Một số biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Quảng Nam Về không gian: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản – Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam 9 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng và một số biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Quảng Nam Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1 1 Cơ sở lí luận 1 1 1 M ộ t s ố v ấ n đề lí lu ậ n v ề ng ữ âm ti ế ng Vi ệ t 1 1 1 1 C ơ s ở ng ữ âm liên quan đế n luy ệ n phát âm c ủ a h ọ c sinh ti ể u h ọ c a) Ngữ âm Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Trong thực tiễn của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cái mà các nhân vật tham gia vào hoạt động giao tiếp - người nói và người nghe - có thể tri giác được bằng thính giác không phải là cái gì trừu tượng, vô hình mà phải là một cái rất cụ thể Cụ thể đến mức khi vắng mặt các nhân vật giao tiếp nhưng nhờ thường xuyên tiếp xúc với cái âm thanh cụ thể ấy, quen với nó mà ta có ấn tượng về nó, ghi nhớ và khắc sâu nên ta có thể nhận ra được cái âm thanh cụ thể ấy là tiếng nói của ai? Người ấy thuộc vùng phương ngữ nào? Giọng nói ấy có sức truyền cảm và tác động đến người nghe như thế nào? Như vậy, phương tiện giao tiếp ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: Dạng tiềm năng, tồn tại trong đầu óc của mỗi con người: ngôn ngữ Và dạng hiện thực, tồn tại trong thực tiễn của đời sống giao tiếp: lời nói - sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ Cần phân biệt ngôn ngữ và lời nói, bởi ngôn ngữ và lời nói có những điểm tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt Thứ nhất, chúng đều là những hình thức tồn tại của tiếng nói con người dưới hai hình thức ngôn ngữ và lời nói Thứ hai, ngôn ngữ và lời nói đều được cộng đồng người sử dụng, được xã hội chấp nhận Tóm lại, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái cốt yếu với cái thứ yếu Cái chung có được là nhờ sự khái quát hoá từ muôn vàn những sự vật hiện tượng cụ thể đồng loại Bất cứ cái chung nào cũng đều là tổng hòa những cái riêng, cái chung chỉ bao gồm hầu hết những cái riêng chứ không thể chứa đựng hết tất cả mọi cái riêng biệt Vì lẽ ấy, quy tắc nào cũng có ngoại lệ Mọi quy tắc của ngôn ngữ cũng không thể vượt ra khỏi nguyên lí chung này Ngược lại, cái 7 riêng chỉ có thể tồn tại trong cái chung và bất cứ cái riêng nào cũng đều có tính chất chung Nhờ vào tính chất chung để phân loại cái riêng Tuy vậy, cái riêng vẫn là cái riêng không đồng nhất hoàn toàn trong bất cứ cái chung nào Nhờ đó mà nó phân biệt mình với những cái chung khác cùng loại Trong giao tiếp, người ta chỉ tiếp xúc với các lời nói cụ thể, riêng biệt được tạo ra trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể riêng biệt Những lời nói ấy được tạo ra dựa trên những nguyên tắc, nguyên lí chung đó là những quy tắc ngôn ngữ được cộng đồng, xã hội quy ước thoả thuận và thống nhất sử dụng Nhờ sự quy ước thống nhất ấy ngôn ngữ mới trở thành phương tiện giao tiếp chung của xã hội Ngôn ngữ và âm thanh của ngôn ngữ (lời nói) là thống nhất nhưng không đồng nhất Ngữ âm được hiểu là toàn bộ âm thanh ngôn ngữ và tất cả các quy luật, quy tắc kết hợp âm thanh, giọng điệu ở trong từ, trong câu của ngôn ngữ Âm thanh ngôn ngữ là âm thanh do bộ máy cấu âm của con người tạo ra Nó có nghĩa và đảm nhận chức năng giao tiếp trong cộng đồng Vì vậy, không có âm thanh nào của ngôn ngữ mà vô nghĩa Mọi sự thay đổi về âm thanh của ngôn ngữ đều dẫn đến sự thay đổi về nghĩa hoặc dẫn đến sự vô nghĩa Âm thanh của ngôn ngữ muốn trở thành phương tiện giao tiếp phải được sắp xếp theo quy luật, quy tắc Nhưng trong các ngôn ngữ khác nhau, các quy luật và quy tắc ấy không hoàn toàn giống nhau b) Cơ sở của ngữ âm - Cơ sở vật lí: Những âm thanh nói chung được tạo thành nhờ sự chấn động của các phân tử không khí, các vật thể đàn hồi, chúng phụ thuộc vào các yếu tố như: vật thể chấn động, môi trường truyền âm, lực tác động Âm thanh ngôn ngữ được tạo thành do sự rung động của dây thanh và sự hoạt động của các khí quan khác trong bộ máy phát âm Khác với các âm thanh tự nhiên, âm thanh ngôn ngữ phải là các âm thanh đi qua bộ máy phát âm của con người và có mang nội dung thông báo Âm thanh ngôn ngữ chỉ có thể là những chấn động mà cơ quan thính giác của con người có thể lĩnh hội được 8 Chính vì vậy, âm thanh ngôn ngữ có những đặc trưng riêng biệt: Cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc - Cơ sở sinh lí: Âm thanh của ngôn ngữ do bộ máy phát âm của con người tạo ra Bộ máy phát âm ấy gồm: cơ quan hô hấp, thanh hầu, khoang miệng, khoang mũi Cơ quan hô hấp: Nguồn năng lượng không khí do hai lá phổi cung cấp Ðó là nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát âm Cơ sở tạo nên âm thanh là do không khí từ phổi đi ra làm dây thanh rung động; đồng thời, nhờ sự khuếch đại của hai khoang miệng và mũi mà tạo nên những âm thanh Thanh hầu là cơ quan phát ra âm thanh Thanh hầu giống như một chiếc hộp gồm bốn miếng sụn hợp lại Bên trong có hai màng mỏng có thể rung động, mở ra hay khép vào, căng lên hay chùng xuống tùy thuộc vào âm được phát ra Hai màng mỏng được gọi là dây thanh Luồng hơi từ phổi đi lên tạo ra những rung động ở dây thanh Âm thanh này được thanh hầu khuếch đại làm cho âm thanh được thể hiện to hơn Như vậy, thanh hầu là cộng minh trường (hộp cộng hưởng) đầu tiên của bộ máy phát âm Khoang miệng và khoang mũi: như thanh hầu khoang miệng và khoang mũi là 2 cộng minh trường của bộ máy phát âm Khoang miệng và khoang mũi còn bao gồm một số bộ phận khác có liên quan đến việc cấu âm, đó là: môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, lưỡi (đầu lưỡi, mặt lưỡi, gốc lưỡi), nắp họng, khoang miệng, khoang mũi 1 1 1 2 Các đơ n v ị ng ữ âm c ủ a ti ế ng Vi ệ t a) Âm vị Theo tác giả Cù Ðình Tú viết trong giáo trình Ng ữ âm h ọ c ti ế ng Vi ệ t hi ệ n đạ i thì âm vị là đơn vị nhỏ nhất của ngữ âm có mang chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ Âm vị không phải là một âm thanh cụ thể Âm vị được thể hiện bằng âm tố và một âm vị có thể được thể hiện bằng nhiều âm vị Số lượng âm vị trong một ngôn ngữ là hữu hạn Ngược lại số lượng âm tố trong một ngôn ngữ là vô hạn - Hệ thống âm vị tiếng Việt 9 Âm đầu: Các âm tiết tiếng Việt khi phát âm về mặt cấu âm bao giờ cũng mở đầu bằng một động tác khép lại, dẫn đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận Ðó là cách phát âm của các âm tiết như : bút, mai, Còn những âm tiết như: ăn, uống, mặc dù trên chữ viết chúng ta nhìn thấy phụ âm vắng mặt nhưng thực tế chúng cũng phải bắt đầu bằng một động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng động Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ ,, s, ş, c, ʈ , ɲ , l, k, χ, ŋ, ɣ , h, ʔ / B ả ng 1: H ệ th ố ng âm đầ u (ph ụ âm đầ u) trong Ti ế ng Vi ệ t Vị trí Phương thức Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi Gốc lưỡi Thanh hầu Bọt Lưỡi Tắc Ồn Bật hơi t’ Không bật hơi Vô thanh t ʈ , c k ʔ Hữu thanh b d Xát Vang m n ɲ ŋ Ồn Vô thanh f s ş χ h Hữu thanh v z ʐ ɣ Vang l Âm đệm là phần đứng đầu vần, có vần có yếu tố âm đệm và có vần không có Ngoài cách mở đầu khác nhau tạo ra những âm tiết khác nhau, các âm tiết tiếng Việt còn có thể đối lập nhau do chỗ có kèm theo hiện tượng tròn môi hay không Âm đệm chỉ có chức năng làm trầm hóa âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu chứ không phải là tạo nên âm sắc chủ yếu của âm tiết vì vậy một âm vị có nội dung tích cực đảm nhiệm thành phần này chỉ có thể là một âm lướt, một bán nguyên âm phi âm tiết tính Nghĩa là âm này không có khả năng nằm ở đỉnh của âm tiết để kết hợp với thanh điệu tạo thành âm tiết, đảm nhiệm thành phần âm đệm trong tiếng Việt chỉ có hai âm vị: một bán nguyên âm môi /-w-/ và một âm vị /zero/ 10 Âm chı́nh là yếu tố mang âm sắc chı́nh trong phần vần Âm sắc chı́nh trong vần bao giờ cũng do nguyên âm quyết định Âm tiết tiếng Việt không bao giờ được tồn tại nếu không có nguyên âm Phụ âm không thể làm thành âm tiết được và đỉnh âm tiết không bao giờ xảy ra ở âm đoạn phụ âm mà chỉ có thể ở âm đoạn nguyên âm Nguyên âm nằm ở đỉnh của âm tiết bao giờ cũng mang âm sắc chủ đạo của âm tiết Trừ trường hợp âm sắc bị trầm hóa bởi âm đệm /-w-/ hoặc kết thúc bằng một bán nguyên âm, còn âm sắc của nguyên âm thì được thể hiện từ đầu đến cuối âm tiết Chính vì những lí do trên mà nguyên âm trong âm tiết tiếng Việt được coi là âm chính hay là hạt nhân của âm tiết Nói cách khác, không có nguyên âm không thành âm tiết Âm cuối có chức năng kết thức âm tiết với nhiều cách khác nhau về phương thức cấu âm như âm tắc/ không tắc, âm mũi hoặc vị trı́ cấu âm như âm môi để làm thay đổi âm sắc của âm tiết và phân biệt âm tiết này với âm tiết khác với sự đối lập bằng những cách kết thúc nhau Âm cuối nằm ở vị trí thứ tư trong mô hình âm tiết sau âm đầu, âm đệm và âm chı́nh Thanh điệu là một trong âm vị siêu đoạn tı́nh Theo Đoàn Thiện Thuật, " Thanh đ iê ̣ u là s ự nâng cao ho ặ c ha ̣ thâ ́ p "gio ̣ ng nói" trong m ộ t âm tiê ́ t có tác du ̣ ng khu biê ̣ t v ỏ âm thanh cu ̉ a t ừ ho ặ c hình vi ̣ " Ông viết rõ ràng rằng “ Thanh đ iê ̣ u là s ự thay đ ô ̉ i cao độ cu ̉ a “gio ̣ ng no ́ i”, đ iê ̀ u đ o ́ co ́ ngh ı ̃ a là s ự thay đ ô ̉ i tâ ̀ n sô ́ cu ̉ a âm c ơ ba ̉ n trong tiê ́ ng thanh ” Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu Các thanh điệu được khu biệt với đặc trưng điệu tı́nh như âm vực và biến điệu và đặc trưng phi điệu tı́nh như tiêu chı́ cường độ và trường độ và tiêu chı́ phương thức tạo thanh b) Âm tiết - Định nghĩa Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất Mỗi âm tiết là một tiếng Ðiều đặc biệt trong tiếng Việt là âm tiết có thể trùng với từ khi từ đó là từ đơn Ví dụ, bàn: một âm tiết và đồng thời cũng là một từ , cũng có khi âm tiết trùng với một âm vị Ví dụ, u vừa là âm tiết vừa là âm vị Một âm tiết bao gồm 11 nhiều yếu tố ngữ âm như thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chı́nh và âm cuối Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu - Phân loại âm tiết tiếng Việt Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn Như vậy có 4 loại âm tiết như sau: + Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/ ) được gọi là những âm tiết nửa khép + Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là những âm tiết khép + Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là những âm tiết nửa mở + Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm tiết thì được gọi là âm tiết mở - Mô hình âm tiết tiếng Việt + Thành tố thứ nhất có chức năng khu biệt âm tiết này với âm tiết khác là thanh điệu Hệ thống thanh điệu có chức năng khu biệt chủ yếu về âm vực + Thành tố thứ hai là âm đầu Nó có chức năng khu biệt về âm sắc của phần mở đầu của âm tiết +Thành tố thứ ba là âm đệm Âm đệm đứng ở giữa âm đầu và âm chı́nh Âm đệm tu chỉnh âm sắc của âm tiết với hiện tượng tròn môi +Thành tố thứ tư có chức năng khu biệt âm tiết là âm chı́nh +Thành tố cuối cùng là âm cuối Nó có chức năng khu biệt về âm sắc của phần kết thúc của âm tiết Các thành tố thứ ba, tư, thứ năm ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần Thanh điệu Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối 12 Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: Bậc thứ nhất bao gồm các thành tố của thành phần vần Âm tiết Bậc 1: Thanh điệu Âm đầu Phần vần Bậc 2: Âm đệm Âm chính Âm cuối 1 1 2 Cách hi ể u v ề luy ệ n phát âm đ úng Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát âm là phát ra các âm thanh của ngôn ngữ bằng các động tác lưỡi” Luyện phát âm là hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ, phát âm rõ ràng các từ, câu theo đúng chuẩn quy tắc tiếng Việt và rèn cho học sinh biết điều chỉnh giọng đọc, nói biểu cảm hơn, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Phát âm chuẩn quy tắc tiếng Việt là phát âm đúng âm vị, phụ âm, to, rõ ràng, lưu loát, mạch lạc từng âm vị và chữ cái Khi phát âm theo nguyên tắc chữ viết là các biểu tượng âm vị, chữ cái, vần, thanh điệu từ đó được thể hiện bằng biểu tượng âm thanh Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm so với cách phát âm chuẩn làm cho người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác 1 1 3 Chính âm Một ngôn ngữ khi đã phát triển đến trình độ cao với tư cách là một ngôn ngữ thống nhất của toàn dân tộc và được sử dụng làm phương tiện giao tiếp của một quốc gia thống nhất thì vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ được đặt ra Chính âm là khái niệm dùng để chỉ một mặt của vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ trên phương diện ngữ âm Chính âm là chuẩn mực phát âm một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở trương Tiểu học Yêu cầu cơ bản của chính âm là xây dựng một cách phát âm chuẩn thống nhất 13 trong phạm vi toàn dân để ngôn ngữ có thể thực hiện thuận lợi chức năng làm công cụ giao tiếp của mình 1 2 Cơ sở thực tiễn 1 2 1 C ơ s ở tâm lý ả nh h ưở ng đế n cách phát âm c ủ a h ọ c sinh ti ể u h ọ c 1 2 1 1 Đặ c đ i ể m nh ậ n th ứ c Ở lứa tuổi này diễn ra một sự phát triển toàn diện về các quá trình nhận thức Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định Những năm đầu tiểu học, tri giác của các em thường gắn với hành động trực quan, đến cuối những năm tiểu học, tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng Tưởng tượng của các em phát triển mạnh và phong phú hơn Tư duy phát triển rất nhanh, mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi Học sinh lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học 1 2 1 2 Đặ c tr ư ng nhân cách Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 7 đến 11 tuổi Từ đứa trẻ mẫu giáo trở thành học sinh phổ thông với bao điều mới mẻ Đó là một chuyển biến rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, một đặc trưng quan trọng của lứa tuổi này Đây là giai đoạn học sinh bắt đầu tham gia vào hoạt động mang tính xã hội hóa mạnh mẽ để tiếp nhận hệ thống thống tri thức khoa học của loài người Dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, nhân cách của học sinh có nhiều biến đổi phong phú và sâu sắc Có thể thấy một số đặc điểm nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học như: Khả năng nhận thức phát triển một cách nhanh chóng nhờ hoạt động học tập Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận thức của trẻ Bên cạnh đó, tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực hơn Ngoài ra, các em thường hay bắt chước những người gần gũi, có uy tín với trẻ như cha mẹ, thầy cô, bạn bè,… Ở học sinh tiểu học, ta còn thấy được những hành vi ý chí còn chưa cao, bản tính hiếu động, 14 khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gây căng thẳng Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, nhà trường, xã hội Trong đó những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô là rất quan trọng vào đầu tuổi và sau đó là các ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh Đặc điểm nổi bật nhất là đời sống tình cảm của học sinh tiểu học Các em đang ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng, rất dễ xúc cảm trước hiện thực, rất dễ hình thành những tình cảm tốt đẹp Các em sống nhiều và bị ảnh hưởng nhiều bởi tình cảm Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc Nó không chỉ biểu hiện trong đời sống sinh hoạt mà còn trong cả hoạt động trí tuệ, các em tiếp thu kiến thức không đơn thuần bằng lí trí, mà còn dựa nhiều vào cảm tính và đượm màu sắc tình cảm, các em dễ bị “lây” những cảm xúc của người khác Năng lực tự kiềm chế những biểu hiện tình cảm còn yếu Những tình cảm cao cấp đang hình thành Đặc biệt tình cảm gia đình giữ vài trò khá quan trọng Những tình cảm đạo đức, thẫm mĩ thường gắn với những sự vật cụ thể, gần gũi với các em Tình bạn và tính tập thể được hình thành và phát triển cùng với tình thầy trò Tình bạn còn dựa vào hứng thú chung đối với một hoạt động vui chơi hay học tập Nó chưa có cơ sở lí trí vững vàng nên dễ thay đổi: thân nhau, giận nhau, làm lành với nhau là hiện tượng thường xuyên xảy ra Tình cảm tập thể có ý nghĩa lớn đối với các em Các em dễ dàng gắn bó với nhau, những người có vai trò lớn trong tập thể là thầy, cô giáo Đó là trung tâm của những mối quan hệ giữa các em, là biểu hiện ý kiến chung của trẻ Những tình cảm rộng lớn hơn như lòng yêu Tổ quốc, yêu lao động, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm cũng đang được hình thành Các em có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì, nhẫn nại, tính mục đích,… nhưng nó chưa trở thành những nét tính cách vững chắc Tính độc lập còn yếu, các em chưa vững tin ở bản thân và dựa nhiều vào ý kiến của cha mẹ và thầy cô giáo Các em thường bắt chước họ một cách máy móc, và coi họ là mẫu mực phải noi theo Năng lực tự chủ đã có nhưng còn yếu, 15 tính tự phát còn nhiều, đo đó khó giữ kỉ luật, trật tự, nhiều khi các em vi phạm kỉ luật một cách vô ý thức Các em có tính hiếu động cao, thích vận động chạy nhảy, hò hét, vật lộn, Các em rất hay bắt chước, có thể bắt chước khá tỉ mỉ chi tiết, nhưng lại hay chú ý những đặc điểm bên ngoài và bắt chước thiếu lựa chọn Vì thế, nếu giáo dục không tốt, trẻ có thể có những hành vi không tốt, như nói tục, đánh nhau, chửi thề, trêu chọc mọi người, phá phách nghịch ngợm,… Những nét tính cách tốt đã có thể hình thành ở các em như tính thật thà, dũng cảm,… từ việc nhặt của rơi đem trả lại, hay những việc lớn hơn như cứu bạn… đều có thể có ở các em học sinh tiểu học 1 2 2 Đặ c đ i ể m ng ữ âm khu v ự c Qu ả ng Nam 1 2 2 1 Xu ấ t hi ệ n âm đệ m trong nh ữ ng âm ti ế t không có âm đệ m Âm vị âm đệm zero thường xuất hiện trong các vần không có âm đệm, làm thay đổi nghĩa của nhiều từ ngữ Âm “a” phát âm gốc lưỡi vòm họng mới đúng nhưng ở Quảng Nam thì phát âm mặt lưỡi cùng với vòm họng giãn ra thành “oa” Hiện tượng xuất hiện thêm âm đệm như: B ả ng 2: B ả ng m ộ t s ố hi ệ n t ượ ng xu ấ t hi ệ n âm đệ m trong ti ế ng Qu ả ng Nam Âm không chứa âm đệm Phát âm thành âm chứa âm đệm Ví dụ a oa ba – boa, xa – xoa, va – voa an oan Hàn – hoàn ôi uôi Cái chổi – cái chuỗi 1 2 2 2 Hi ệ n t ượ ng bi ế n m ấ t âm đệ m trong nh ữ ng âm ti ế t có âm đệ m Âm vị bán nguyên âm /-w-/ cũng xuất hiện trong tiếng Quảng Nam ở vị trı́ âm đệm Âm đệm trong tiếng Quảng Nam có những nét địa phương như chuyển đổi âm sắc của nó hoặc biến mất Như các phương ngữ tiếng Việt khác, âm đệm không xuất hiện trong các âm tiết bắt đầu với phụ âm đầu /p, ɓ , m, f, v/, tức là âm môi Ngoài ra, âm đệm cũng không xuất hiện trong các âm tiết có âm chı́nh là các nguyên âm tròn môi như /u, o, ɔ / Âm vị âm đệm /zero/ được tồn tại sau tất 16 cả phụ âm đầu và được tồn tại trước tất cả nguyên âm Một số hiện tượng biến mất âm đệm: B ả ng 3: B ả ng m ộ t s ố hi ệ n t ượ ng bi ế n m ấ t âm đ êm trong ti ế ng Qu ả ng Nam Âm có chứa âm đệm Phát âm thành âm Ví dụ uê ê Thuế - thế, Huế - Hế, oay ay Xoay – xay, loay hoay – lay hay, oăn ăn Băn khoăn – băn khăn, thoăn thắt – thăn thắt, oach ach Kế hoạch – kế hạch, doanh trại – danh trại, oat at Hoạt động – hoạt động, oan an Oan ức- an ức, liên hoan – liên han, oang ang Hoàng hậu – hàng hậu, thỉnh thoảng – thỉnh thản, oe e Chích chòe – chính chè, múa xòe – múa xè, Đ ặ c biệt, khi âm đệm /-w-/ kết hợp với vần yên hay yêt, tức là kết hợp với cả nguyên âm đôi với với nhóm phụ âm gốc lưỡi – ngạc mềm, thì âm đệm /-w-/ biến mất Vı́ dụ: Nói chuyện- nói chiện, thuyền – thiền, thuyết – thiết Trong thổ ngữ Quảng Nam, âm vị nguyên âm dài /a/ có một biến thể âm vị [ ɔ :] và trong thực tế, hầu như tất cả các âm tiết khép và nửa khép có nguyên âm [a:] dài của âm vị /a/ biến đổi sang [ ɔ :] Tuy nhiên, khi nguyên âm /a/ dài kết hợp với âm đệm /-w-/, dù trong âm tiết khép nhưng nguyên âm dài /a/ vẫn giữ được âm sắc của nó Vı́ dụ: hoạt động, hoàng hậu (bảng trên) 1 2 2 3 Phát âm sai l ệ ch âm cu ố i Tiếng Việt văn hoá và các phương ngữ khác, trong thổ ngữ Quảng Nam âm cuối /zero/ không bao giờ được phân bố sau các nguyên âm ngắn và nó được 17 phân bố sau các nguyên âm dài bao gồm cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi Trong trường hợp có âm cuối /zero/, các âm tiết kết thúc bằng các nguyên âm Âm cuối bán nguyên âm /-w/ và /-j/: Theo quy luật dị hóa của ngữ âm học, hai bán nguyên âm đảm nhiệm chức năng âm cuối này không bao giờ được phân bố sau các nguyên âm mang âm sắc giống nhau Do hiện tượng biến đổi ngữ âm trong thổ ngữ Quảng Nam, trong trường hợp có nguyên âm /a:/ hay dạng ngắn /a/, 2 bán nguyên âm /-w/ và /-j/ sẽ biến mất hay đổi âm sắc của nó, không được phát âm Một số ví dụ: + an/ang: cây bàng – cây bàn, bàn bạc – bàng bạc, … + at/ac: lang bạt – lang bạc, lường gạt – lường gạc, rẻ mạt – re mạc,… + ăn/ăng: lẳn lặn, căn tin,… + ăt/ăc: giặc giũ – giặt giũ, co thắc – co thắt, mặt quần áo – mặc quần áo,… + ân/âng: hụt hẫn – hụt hẫng, nhà tần – nhà tầng,… + ât/âc: nổi bậc _ nổi bật, nhất lên – nhấc lên, + ên/ênh: bấp bên – Bấp bênh, nhẹ tên – nhẹ tênh, +êt/êch: trắng bệt – trắng bệch, … + iêt/iêc: mải miếc – mải miết, tiêu diệc – tiêu diệt,… + uôn/uông: khuôn nhạc – khuông nhạc, buồn tắm - buồng tắm,… + uôt/uôc: rét buốc – rét buốt, chải chuốc – chải chuốt,… + ươn/ương: lươn bổng – lương bổng, sung sướn – sung sướng, 1 2 2 4 Phát âm l ệ ch v ầ n Ở Quảng Nam rất lợi thế về phát âm các phụ âm Tất cả các phụ âm trong tiếng Việt được người dân xứ Quảng phân biệt rõ ràng Tuy nhiên, việc phát âm lệch vần rất nhiều Điều nào làm nghĩa của từ thay đổi hoàn toàn và khi nghe rất khó hiểu, dẫn đến việc viết sai chính tả 18 B ả ng 4: B ả ng h ệ th ố ng m ộ t s ố v ầ n b ị phát âm sai l ệ ch ở khu v ự c Qu ả ng Nam Vần bị phát âm sai Phát âm thành âm Ví dụ ao ô Bao – bô, hao – hô, cao – cô, ay a Hay – ha, tay – ta, am ôm Tham lam – thôm lôm, Quảng Nam – Quảng Nôm, ap ôp Xe đạp – xe độp, rạp xiếc – rộp xiếc, uân ưng Tuần lễ - từng lễ, mùa xuân – mùa xưng, oi ua Củ tỏi – củ tủa, câu hỏi – câu hủa, uôi ui Chuối – chúi, nuôi – nui, tuổi – tủi, ưu ui Con hưu – con hui, mưu trí – mui trí, Ngoài ra, các vần ai, âu, au bị phát âm thành đầu lưỡi và vòm họng nghe rất nặng, phát âm đúng phải là mặt lưỡi và vòm họng 1 2 2 5 L ẫ n l ộ n gi ữ a thanh h ỏ i và thanh ngã Tiếng việt có 6 thanh điệu thì người Quảng Nam khi phát âm có sự lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã Thanh hỏi và thanh ngã trong thổ ngữ Quảng Nam xuất hiện với cao độ xuất phát, kết thúc và cao độ trung bình tương đương giống nhau Trường độ gần như nhau Theo tôi nghı̃ rằng, hai thanh điệu lẫn lộn nhau và thành gần thanh hỏi Nếu thanh ngã được phát âm kéo dài hơn và nặng hơn so với thanh hỏi và các thanh điệu khác thì sẽ dễ phân biệt hơn Ví dụ: Sẽ - sẻ, xã hội – xả hội, 1 2 3 M ụ c tiêu d ạ y h ọ c môn Ti ế ng Vi ệ t ở ti ể u h ọ c 1 2 3 1 M ụ c tiêu d ạ y h ọ c phân môn H ọ c v ầ n ở l ớ p 1 Phân môn Học vần sẽ góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng cơ bản về: Nghe - nói - đọc - viết Trên cơ sở đó, giúp các em biết yêu quý tiếng mẹ đẻ Và nó là chìa khoá của nhận thức, của sự phát triển trí tuệ đứng đắn Học vần là phân môn khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh - một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp Nếu chữ viết là phương tiện trong giao 19 tiếp thì Học vần có vị trí quan trọng không thể thiếu ở bậc Tiểu học Nhiệm vụ lớn là trao cho các em chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe thầy cô giảng, sử dụng sách giáo khoa và sách khác đạt hiệu quả Mục tiêu của việc dạy và học Tiếng việt ở lớp 1 là đem lại cho các em kĩ năng đọc đúng, viết đúng Quá trình đọc và viết đều thông qua chữ Chữ viết của Tiếng Việt là chữ ghi âm Các em phải nắm được cả hai kĩ năng đọc và viết Cho nên khi dạy không thể tách dạy âm hay dạy chữ mà phải kết hợp dạy chữ và dạy âm, dạy chữ trên cơ sở dạy âm, dạy âm để dạy chữ Thông qua giờ Học vần, học sinh đọc, viết, nhớ được tất cả các âm, vần của Tiếng Việt một cách chính xác, từ đó biết ghép các âm vần với nhau để tạo thành tiếng, từ mới Sự khám phá ra các từ ngữ mới giúp các em thích thú vì mỗi ngày các em lại được học thêm những điều mới lạ Chính vì vậy, trong giờ học giáo viên cần hướng dẫn các em chủ động, tự giác, tích cực ghép vần tạo tiếng mới, từ mới, đọc viết các vần, tiếng, từ rồi ghép được một cách thành thạo là yêu cầu cần thiết trong quá trình đổi mới dạy và học hiện nay 1 2 3 2 M ụ c tiêu d ạ y h ọ c phân môn T ậ p đọ c ở l ớ p 1, 2, 3, 4, 5 Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ hàng đầu là luyện kĩ năng đọc cho học sinh Khi dạy học phân môn Tập đọc cần đảm bảo mục tiêu sau: a) Phát tri ể n các k ĩ n ă ng đọ c và nghe * Đọc thành tiếng: - Phát âm đúng - Ngắt nghỉ hơi hợp lý - Cường độ đọc vừa phải (không quá to hay đọc lí nhí) - Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ 1 phút * Đọc thầm và hiểu nội dung: - Biết đọc thầm, không mấp máy môi - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc), nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài 20 - Có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài, phát biểu ý kiến của bản thân về một (phần) nhân vật hoặc một vấn đề trong bài đọc * Nghe: - Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài - Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô - Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn b) Trau d ồ i v ố n ti ế ng Vi ệ t, v ố n v ă n h ọ c, phát tri ể n t ư duy, m ở r ộ ng s ự hi ể u bi ế t c ủ a h ọ c sinh v ề cu ộ c s ố ng, c ụ th ể : - Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt - Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu để hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân (như điền vào các tờ khai đơn giản, làm đơn, viết thư, phát biểu trong cuộc họp, tổ chức và điều hành cuộc họp, giới thiệu hoạt động của trường, lớp,…) - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp , phán đoán,…) c) B ồ i d ưỡ ng t ư t ưở ng, tình c ả m và tâm h ồ n lành m ạ nh, trong sáng, tình yêu cái đẹ p, cái thi ệ n và thái độ ứ ng x ử đ úng m ự c trong cu ộ c s ố ng, h ứ ng thú đọ c sách và yêu thích ti ế ng Vi ệ t - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu trường lớp, giúp đỡ bạn bè, vị tha, nhân hậu - Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt 1 2 4 T ầ m quan tr ọ ng c ủ a vi ệ c rèn phát âm đ úng cho h ọ c sinh ti ể u h ọ c Khắc phục lỗi phát âm trong dạy học Tập đọc là khâu rất quan trọng, nó giúp cho ngôn ngữ của các em phát triển một cách toàn diện nhất, đúng nhất trong mọi hoàn cảnh Ngoài ra phát âm đúng còn giúp cho học sinh Tiểu học hiểu 21 đúng nghĩa của từ ngữ, câu văn Từ đó giúp các em cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn bản nghệ thuật cũng như sự chính xác của văn bản khoa học Việc khắc phục lỗi phát âm sẽ tạo nhiều cái lợi: Trước hết nó giúp cho học sinh viết đúng chính tả, sau đó giúp các em dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ có chuẩn thì việc giao tiếp ở phạm vi rộng hơn phương ngữ mới thuận lợi và bài đọc của các em cũng mới tiến tới hay được Bởi mỗi bài tập là một bức tranh nhỏ về cuộc sống xung quanh của con người Các em đọc càng hay càng thêm dễ hiểu về nội dung bài đọc cũng như cảm nhận được cái hay, cái đẹp thể hiện trong bài, từ đó từng bước hình thành khả năng cảm thụ văn học, giúp cho bài văn của các em ngày một hay hơn Khắc phục lỗi phát âm cho học sinh góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt có quan hệ khăng khít với các môn học khác, nhờ học tốt môn Tiếng Việt mà học sinh có thể học tốt những môn khác Ngược lại, thông qua sử dụng Tiếng Việt để học các môn khác, trình độ của các em được tăng lên, kĩ năng học Tiếng Việt được củng cố khắc sâu thêm Do đó, việc khắc phục lỗi phát âm và rèn luyện cho học sinh tiểu học ở Tỉnh Quảng Nam là rất quan trọng, cần thiết và cấp bách 1 2 5 Nhi ệ m v ụ và yêu c ầ u đố i v ớ i ng ườ i giáo viên khi rèn phát âm đ úng cho h ọ c sinh ti ể u h ọ c Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự vận dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn Chấp nhận chuẩn chính âm phù hợp với từng vùng miền Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn phát âm nào gần nhất với giọng địa phương của mình đối chiếu với cách phát âm tự nhiên theo phương ngữ của mình còn những điểm nào sai lệch Trước hết giáo viên phải tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm cho học sinh trong giờ Tập đọc và cả giờ học khác Giáo viên phải là người phát âm đúng, đọc đúng rõ ràng, mạch lạc Vì tâm sinh lí học sinh tiểu học luôn coi thầy cô giáo là “thần tượng” của mình nên sẽ cố gắng học và làm theo 22 Các em học sinh Tiểu học rất thích được khen, những lời khen và động viên kịp thời sẽ giúp các em tiến bộ hơn Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, đặc biệt là động viên tinh thần thương yêu giúp đỡ học sinh để các em có hứng thú rèn phát âm đúng Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng ứng đối nhanh nhạy, thông minh của giáo viên và chọn phương pháp sửa phát âm sai cho học sinh sao cho mới mẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của việc rèn kĩ năng nói sao cho chuẩn Mục tiêu của việc rèn phát âm đúng cho học sinh là các em phải đọc trơn, đọc thành thạo, đọc đúng rõ ràng, rành mạch, diễn cảm Giáo viên cần truyền cảm hứng để giúp học sinh luôn có ý thức đọc, đúng đọc hay Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai ở chỗ nào để từ đó có biện pháp sửa sai, rèn phát âm đúng cho thích hợp 1 3 Tiểu kết chương 1 Từ những kết quả tìm hiểu cơ sở lí luận về rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Quảng Nam, tôi rút ra những kết luận: Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến phát âm của học sinh Những lỗi sai trong cách phát âm của học sinh rất khó để sửa trong thời gian ngắn và cần phải phối hợp nhiều nhân tố để rèn luyện phát âm đúng cho học sinh Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học rất phù hợp và thuận lơi cho việc rèn luyện phát âm đúng Các em rất nhạy cảm và nhanh chóng tiếp thu được những điều mới mẻ Do đó, người giáo viên cần phải phát âm đúng thì mới sửa sai và rèn luyện cho học sinh phát âm đúng Giáo viên cần phải có những biện pháp tác động trực tiếp vào những lỗi sai của học sinh, để các em dễ dàng sửa và tiếp tục rèn luyện Từ kết quả tìm hiểu lí luận và thực tiễn trên là cơ sở để tôi đề xuất các biện pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Quảng Nam 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM 2 1 Thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 2 1 1 Vài nét v ề Tr ườ ng Ti ể u h ọ c Tr ầ n Qu ố c To ả n Thành ph ố Tam K ỳ , T ỉ nh Qu ả ng Nam 2 1 1 1 Quá trình hình thành và phát tri ể n Trường Tiểu học Trần Quốc Toản tọa lạc tại số 54, đường Trần Cao Vân (thuộc phường An Xuân), Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam, được tách cấp và thành lập từ năm 1989 Đây là ngôi trường sớm tổ chức dạy học bán trú và là trường đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của Thành phố Tam Kỳ năm 2002 Sau khi được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, nhà trường đã tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đồng đều trên tất cả các mặt hoạt động 2 1 1 2 Tình hình c ụ th ể a) Học sinh Năm học 2016 – 2017 trường có tất cả 30 lớp với 964 học sinh được phân thành 5 khối lớp b) Cán bộ giáo viên, nhân viên Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng Từ khoảng hơn 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên vào năm 2002 đến nay trường có 83 cán bộ, giáo viên, nhân viên Trong những năm qua, nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nỗ lực vượt khó học tập chuyên môn góp phần nâng tỉ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn lên 75,6% c) Cơ sở vật chất Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư xây dựng, nâng cấp ngày càng khang trang hơn Tại thời điểm năm 2002, trường có khoảng hơn 20 phòng học cấp 4 được xây dựng từ trước năm 1975 Đến nay, sau 3 giai đoạn đầu tư xây dựng, trường được mở rộng diện tích trên 10 000m 2 , với 4 dãy nhà hai tầng, có 35 phòng học dành cho 30 lớp Ở mỗi phòng học đều được trang bị đầy 24 đủ bàn ghế, ti vi, tủ đồ dùng dạy học và nhiều thiết bị khác Các phòng học Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học đều đủ tiêu chuẩn quy định Sân tập thể dục và nhà đa năng có diện tích đến 670m 2 , là nơi diễn ra nhiều hoạt động chuyên môn của ngành Giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng Thư viện được đầu tư đáng kể với tổng số hơn 5 400 đầu sách các loại, được công nhận thư viện xuất sắc Bếp ăn phục vụ cho gần 1 000 học sinh bán trú Sân trường có nhiều cây xanh bóng mát và cảnh quan được bố trí sắp xếp khá ấn tượng Nhìn chung, cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường đủ điều kiện phục vụ việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, rèn luyện phát triển thể chất học sinh 2 1 2 Kh ả o sát th ự c tr ạ ng vi ệ c rèn luy ệ n phát âm đ úng cho h ọ c sinh t ạ i Tr ườ ng Ti ể u h ọ c Tr ầ n Qu ố c To ả n 2 1 2 1 M ụ c đ ích kh ả o sát - Khảo sát thực trạng phát âm của học sinh để phát hiện những lỗi phát âm - Khảo sát việc rèn luyện phát âm cho học sinh các khối lớp của giáo viên qua các bài dạy ở phân môn Tập đọc - Khảo sát nội dung dạy học mà giáo viên thường sử dụng trong giờ Tập đọc và hoạt động ngoài giờ để rèn luyện phát âm cho học sinh - Khảo sát những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi rèn luyện phát âm cho học sinh - Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh trong các giờ học khi sử dụng biện pháp rèn luyện phát âm đúng 2 1 2 2 Đố i t ượ ng và đị a bàn kh ả o sát Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam 2 1 2 3 Ph ươ ng pháp kh ả o sát a) Đối với giáo viên Bước 1: Phát phiếu khảo sát cho 30 giáo viên ở các khối lớp Bước 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát Bước 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng 25 Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phỏng vấn giáo viên để thu thập thông tin b) Đối với học sinh Bước 1: Phát phiếu khảo sát cho học sinh lớp 4 và lớp 5 gồm 70 học sinh Ngoài ra, tôi trực tiếp khảo sát khả năng phát âm của 2 nhóm đối tượng học sinh là lớp 1 và lớp 4 ( gồm 65 học sinh/ 2 lớp) trong quá trình dạy học cũng như giao tiếp với học sinh để thu thập thông tin về lỗi phát âm của học sinh Bước 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát Bước 3: Nhận xét về lỗi phát âm và về mức độ hứng thú của học sinh Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp quan sát, giao tiếp với học sinh 2 1 2 5 K ế t qu ả kh ả o sát a) Kết quả khảo sát giáo viên Dựa vào mục đích khảo sát thực trạng việc rèn luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học, tôi đã thiết kế các phiếu điều tra, đề nghị giáo viên thực hiện và thu lại kết quả sau: B ả ng 5: Th ự c tr ạ ng nh ậ n th ứ c c ủ a giáo viên trong vi ệ c rèn luy ệ n phát âm đ úng cho h ọ c sinh Phương án ND khảo sát A Tỷ lệ (%) B Tỷ lệ (%) C Tỷ lệ (%) Sự cần thiết của việc rèn luyện phát âm cho học sinh Không cần thiết 0 0 Cần thiết 8 26,7 Rất cần thiết 22 73,3 Sử dụng các biện pháp rèn phát âm trong giờ hoạt động ngoại khóa để Thường xuyên 25 83,3 Thỉnh thoảng 5 16,7 Không sử dụng 0 0 26 rèn luyện phát âm cho học sinh Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong dạy việc rèn phát âm đúng cho học sinh Người dạy 0 0 Người học 3 10 Cả 2 nhân tố trên 27 90 Điều kiện cần để rèn luyện phát âm đúng cho học sinh Cần nhiều thời gian và phối hợp giữa các thầy cô giáo bộ môn 4 13 Lựa chọn và sử dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng biện pháp 18 60 Tạo đông lực và ý thức cho học sinh 8 27 Mức độ hứng thú của học sinh trong các giờ học có sử dụng biên pháp rèn luyện phát âm đúng cho học sinh Rất hứng thú 30 100 Bình thường 0 0 Không hứng thú học 0 0 27 B ả ng 6: Nh ữ ng khó kh ă n trong vi ệ c rèn luy ệ n phát âm đ úng cho h ọ c sinh Khó khăn Kết quả Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Không có sự chỉ đạo về chuyên môn 3 10 2 Thiếu kinh nghiệm 0 0 3 Khó khăn trong việc lựa chọn nội dung dạy học vận dụng biện pháp rèn phát âm đúng 0 0 4 Lập kế hoạch bài dạy 0 0 5 Lớp học quá đông 30 100 6 Học sinh chưa có ý thức tự rèn luyện 30 100 7 Phương ngữ địa phương tác động 30 100 b) Kết quả khảo sát học sinh Sau khi khảo sát học sinh lớp 4 và lớp 5 qua các câu hỏi ở phiếu điều tra, tôi thu lại và tổng hợp được kết quả sau: B ả ng 7: L ỗ i phát âm c ủ a h ọ c sinh kh ố i l ớ p 1 và kh ố i l ớ p 4 Lỗi phát âm của học sinh Kết quả Số lượng Tỉ lệ (%) Phát âm những âm tiết không có âm đệm thành những âm tiết có âm đệm 40 61,5 Phát âm những âm tiết có âm đệm thành những âm tiết không có âm đệm 36 55,4 Phát âm sai lệch âm cuối 32 49,2 Phát âm lệch vần 47 72,3 Phát âm lẫn lộn giữa thanh ngã và thanh hỏi 35 53,8 28 B ả ng 8: Khó kh ă n mà h ọ c sinh g ặ p ph ả i tr
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON NGUYỄN THỊ LIÊN BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 ` TRƯỜNG ĐẠMIỤHCỌLCỤQCUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON - - KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM Sinh viên thực NGUYỄN THỊ LIÊN MSSV: 2112020521 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHOÁ: 2013 – 2017 Cán hướng dẫn T.S BÙI THỊ LÂN MSCB: 1075 Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lí chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu .2 3.2 Khách thể nghiên cứu .2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu .3 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết .3 5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đóng góp đề tài Giới hạn phạm vi nghiên cứu Cấu trúc khóa luận .5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Một số vấn đề lí luận ngữ âm tiếng Việt 1.1.2 Cách hiểu luyện phát âm 12 1.1.3 Chính âm 12 1.2 Cơ sở thực tiễn 13 1.2.1 Cơ sở tâm lý ảnh hưởng đến cách phát âm học sinh tiểu học .13 1.2.2 Đặc điểm ngữ âm khu vực Quảng Nam 15 1.2.3 Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt tiểu học 18 1.2.4 Tầm quan trọng việc rèn phát âm cho học sinh tiểu học .20 1.2.5 Nhiệm vụ yêu cầu người giáo viên rèn phát âm cho học sinh tiểu học 21 1.3 Tiểu kết chương 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHU VỰC TAM KỲ, QUẢNG NAM 23 2.1 Thực trạng việc rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 23 2.1.1 Vài nét Trường Tiểu học Trần Quốc Toản Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam .23 2.1.2 Khảo sát thực trạng việc rèn luyện phát âm cho học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản 24 2.2 Nguyên nhân thực trạng 28 2.2.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên 28 2.2.2 Nguyên nhân từ phía học sinh .28 2.2.3 Ngun nhân từ phía gia đình học sinh, địa phương sinh sống 28 2.3 Đề xuất số biện pháp rèn phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 29 2.3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp .29 2.3.2 Hệ thống biện pháp rèn phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam 29 2.4 Tiểu kết chương 43 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 44 3.1 Mục đích thực nghiệm 44 3.2 Đối tượng thực nghiệm 44 3.3 Cách tiến hành thực nghiệm 44 3.4 Nội dung thực nghiệm 44 3.5 Tiến hành thực nghiệm 45 3.5.1 Soạn giáo án 45 3.5.2 Dự tiết dạy thực nghiệm 45 3.6 Đánh giá kết thực nghiệm 45 3.6.1 Tiêu chí đánh giá kết thực nghiệm .46 3.6.2 Kết thực nghiệm khối lớp 46 3.6.3 Kết thực nghiệm khối lớp 48 3.7 Tiểu kết chương 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .51 KẾT LUẬN .51 KIẾN NGHỊ .52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .53 PHỤ LỤC 54 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế khơng có thành công mà không gắn liền với hỗ trợ, giúp đỡ dù hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp người khác Trong suốt thời gian thực đề tài khóa luận mình, em nhận quan tâm giúp đỡ cô giáo TS Bùi Thị Lân thầy, cô giáo Khoa Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Quảng Nam Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS Bùi Thị Lân – người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận Ngoài ra, em xin g̉ưi lời cảm ơn đến quý thầy cô Ban Giám hiệu thầy, cô giáo Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết tạo mọi điều kiện cho trình điều tra, thực nghiệm trường để góp phần hồn thành tốt khố luận Em xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, ngày 20 tháng năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Liên DANH MỤC BẢNG STT Bảng Trang Bảng Hệ thống âm đầu (phụ âm đầu) Tiếng Việt Bảng Bảng số tượng xuất âm đệm tiếng 15 Quảng Nam Bảng Bảng số tượng biến âm đêm tiếng 16 Bảng Quảng Nam 18 Bảng hệ thống số vần bị phát âm sai lệch khu vực Bảng Quảng Nam 25 Thực trạng nhận thức giáo viên việc rèn luyện Bảng phát âm cho học sinh 27 Những khó khăn việc rèn luyện phát âm cho Bảng học sinh 27 Bảng Lỗi phát âm học sinh khối lớp khối lớp 28 Bảng Khó khăn mà học sinh gặp phải việc rèn luyện phát 48 Bảng 10 âm 50 Kết thực nghiệm khối lớp Kết thực nghiệm khối lớp MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài Như biết, tất kinh nghiệm đời sống, thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng tình cảm hệ trước người đương thời phần lớn ghi lại chữ viết Nếu đọc, người tiếp thu văn minh loài người đọc, phát âm không làm cho người nghe hiểu nghĩa sai, gây bất lợi giao tiếp Chính vậy, cấp học Tiểu học dạy phát âm trọng Ở Tiểu học, môn tiếng Việt quan trọng Học tốt môn tiếng Việt em có điều kiện học tốt môn học khác Bởi thông qua việc dạy học môn tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác tư cung cấp cho học sinh kiến thức sơ giản tiếng Việt, tự nhiên xã hội người, văn hoá, văn học Việt Nam nước Đồng thời bồi dưỡng cho em tình yêu tiếng Việt hình thành nhân cách người Việt Nam Môn tiếng Việt trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh - lực hoạt động ngôn ngữ thể dạng hoạt động tương ứng với chúng kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Đọc phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng chương trình tiếng Việt bậc Tiểu học Nó đảm nhiệm việc hình thành phát triển cho học sinh kĩ đọc, kĩ quan trọng hàng đầu học sinh bậc tiểu học Muốn đánh vần đúng, đọc đọc diễn cảm trước hết giáo viên cần luyện phát âm cho em điều cần thiết giải vấn đề phương ngữ mục tiêu hướng đến tiếng nói dân tộc Việt thống âm Do đó, cần có biện pháp rèn luyện cho học sinh phát âm đúng, đọc hay Ở trường Tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam, bên cạnh thành cơng việc dạy đọc nhiều hạn chế Do ảnh hưởng phương ngữ mà giáo viên học sinh trường Tiểu học cịn gặp nhiều khó khăn q trình dạy học làm cho chất lượng dạy học không nâng cao Qua thời gian thực tập sư phạm trường Tiểu học, nhận thấy giáo viên chưa trọng đến việc rèn luyện phát âm đúng; chưa vận dụng biện pháp chữa lỗi cho học sinh phát âm chưa Để từ đó, giúp em đọc hay diễn cảm hơn, làm tiền đề để em hiểu văn đọc, để đọc tác động vào sống em Phát âm nhiều lợi, trước hết giúp học sinh viết tả, sau giúp học sinh phát âm dễ dàng học ngoại ngữ học môn học khác, đồng thời giúp em dễ dàng giao tiếp với cộng đồng Từ lí trên, tơi chọn đề tài “Biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sở lí luận thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu tìm hiểu thực trạng rèn luyện phát âm cho học sinh trường Tiểu học, nhằm đưa số biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Đối tượng khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Trong đó, tập trung nghiên cứu biện pháp phát âm cho học sinh tiểu học trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam 3.2 Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy - học rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu sở lí luận sở thực tiễn đề tài Thực trạng lỗi phát âm việc rèn luyện phát âm cho học sinh đề xuất biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu biện pháp đề xuất Phương pháp nghiên cứu 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tơi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hố để nghiên cứu lí thuyết từ sách, báo, tài liệu vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Nghiên cứu chương trình dạy học phân môn Học vần lớp 1, phân môn Tập đọc 1, 2,3,4,5 yếu tố liên quan đến trình thực 5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm đúc rút kinh nghiệm, học trình dạy học, kinh nghiệm rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Phương pháp khảo sát lỗi phát âm học sinh tiểu học Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để lấy ý kiến giáo viên hướng dẫn ý kiến thầy, cô giáo Trường Tiểu học Trần Quốc Toản nhằm tham khảo, có định hướng đắn trình nghiên cứu Phương pháp thực nghiệm nhằm tác động đến lớp học chọn để thực nghiệm Phương pháp thống kê tốn học nhằm xử lí kết thu Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phát âm chuẩn âm giúp người nghe cảm nhận đầy đủ xác giá trị nội dung văn Vì việc rèn luyện, đề xuất biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Với sách như: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1”của tác giả Lê A - Lê Phương Nga - Lê Hữu Tỉnh - Đỗ Xuân Thảo - Đặng Kim Nga (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003) đề cập đến phân môn Học vần, Tập đọc về: mục tiêu, sở tâm lí học, ngơn ngữ việc dạy Học vần lớp Tập đọc lớp 1,2,3,4,5, số nguyên tắc dạy Học vần, Tập đọc, phương pháp dạy Học vần, Tập đọc; quy trình dạy kiểu học vần, tập đọc Cơng trình “Ngữ âm học Tiếng Việt đại” tác giả Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Nguyên Trứ (NXB Giáo dục, 1978) đề cập đế số vấn đề liên quan đến ngữ âm học nhà trường Mặc dù nêu lên số biện pháp cụ thể có liên quan đến luyện phát âm xong chưa hướng tới đối tượng cụ thể Đối với đề tài “Biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Quảng Nam” có đề tài “Một vài biện pháp phát âm chuẩn phương ngữ Quảng Nam cho giáo viên học sinh vùng nông thôn Đại Lộc” Trần Thị Gái, nghiên cứu năm 2014 số biện pháp đưa chưa cụ thể chưa hướng dẫn cách thực Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề luyện phát âm cho học sinh tiểu học chưa có cơng trình nghiên cứu nghiên cứu tìm hiểu biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam cách cụ thể chi tiết Với đề tài này, tiếp tục nghiên cứu sở lí luận thực tiễn việc rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam, đề xuất số biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với xu hướng giảng dạy Đóng góp đề tài Xác định sở chuẩn việc rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Đưa số biện pháp nhằm rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học khu vực Tam Kỳ, Quảng Nam Thực nghiệm vận dụng biện pháp rèn luyện phát âm cho học sinh tiểu học Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam