- Các sản phẩm cà phê của ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnhthổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đứng thứ 2, sauBrazil; đặc biệt, cà phê rang xay và hòa
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
LOGISTICS
ĐỀ TÀIPHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOGISTICS CHO
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 3
Họ & Tên MSSV Lớp % Hoàn
thành
Trang 4Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, ngành Logistics có vị tríngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sựphát triển kinh tế của các quốc gia Chỉ mới gần đây thôi, từ Logistics được dunhập vào Việt Nam, trở thành từ cửa miệng, “mốt thượng thời” của một sốngười, người ta bàn về việc lập những khu Logistics, cảng Logistics, công tyLogistics, kho Logistics…Vì là một ngành còn rất mới ở nước ta, thế nên nó cầnđược nghiêng cứu một cách có hệ thống, toàn diện, kỹ lưỡng, để áp dụng có hiệuquả ở nước ta.
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạtđộng liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọiyếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụsản phẩm cuối cùng Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn,vật
tư, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ thông tin, bí quyết và công nghệ
Trong quá trình hoạt động Logistics thì các hoạt động dịch vụ khách hàng,
dự trữ, vận chuyển là những hoạt động then chốt Tuy nhiên để những hoạt độngnày đạt kết quả tốt cần phải có những hoạt động hỗ trợ như thu mua, nghiệp vụkho và bao bì, vận chuyển và một hoạt động không kém phần quan trọng là quátrình quản trị hệ thống thông tin Logistics
Thông tin trong quản trị Logistics là chất kết dính hoạt động Logistics trongcác nỗ lực hợp nhất của nhà quản trị, thông tin Logistics cung cấp cơ sở cho cácquyết định lập kế hoạch, thực thi và kiểm tra Logistics hiệu quả Nếu không quảntrị tốt thông tin, các nhà quản trị Logistics không thể biết được khách hàng muốn
gì, cần dự trữ bao nhiêu và khi nào cần sản xuất và vận chuyển
Với sự quan trong của LIS trong quản trị Logistics, nhóm 7 quyết định chọn
đề tài này Hi vọng sẽ giúp các bạn cũng như chính bản thân mình hiểu thêm mộtphần nào đó về quản trị Logistics
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1
I Giới thiệu sơ lược về mặt hàng Cà Phê 1
1 Nhu cầu thị trường cà phê 1
a Tình hình thị trường cà phê thế giới : 1
b Tình hình thị trường cà phê Việt Nam : 1
2 Tình hình tiêu thụ cà phê trong nước 2
II Các doanh nghiệp cung cấp cà phê ở Việt Nam 3
III Các vị trí có nhu cầu về sản phẩm 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOGISTICS CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 5
I Phân tích nhu cầu thị trường 5
1 Sử dụng nội địa 5
2 Xuất khẩu 6
II Phân tích đặc điểm vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng khu vực đặt nhà kho, nhà máy, trung tâm phân phối 6
1 Các vùng trồng cà phê 7
a Vùng Tây Nguyên 7
b Vùng Tây Bắc 7
c Vùng Trung Bộ 8
2 Quyết định trung tâm phân phối 9
a Yếu tố quyết định địa điểm đặt trung tâm phân phối 9
b Vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng của các địa điểm đặt trung tâm phân phối 10
III Tuyến vận tải và phương thức vận tải 11
1 Về việc vận chuyển bằng đường bộ 12
2 Về việc vận chuyển bằng đường hàng không 12
3 Vận chuyển bằng đường biển 12
4 Các tuyến vận tải cụ thể 12
a Hà Nội: 13
b Đà Nẵng: 13
c Bình Dương: 14
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 16
I Sơ lược nội dung bài tiểu luận 16
Trang 6II Vai trò của hệ thống Logistics đã thiết kế đối với nền kinh tế doanh nghiệp của chúng ta 16
1 Vai trò của hệ thống Logistics đã thiết kế đối với nền kinh tế 16
a Phát triển nền kinh tế quốc dân: 16
b Giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động Quốc tế: 17
Trang 7PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình ảnh 1: Ngành cà phê Việt Nam, hành trình ba thập kỉ Error! Bookmark not de昀椀ned.
Hình ảnh 2: Hạt cà phê nguyên chất ở Việt Nam 3
Hình ảnh 3: Diện tích cà phê mùa vụ 2019/2020 6
Hình ảnh 4: Các khu vực đặt nhà máy 9
Hình ảnh 5: Trung tâm phân phối Hà Nội 10
Hình ảnh 6: Trung tâm phân phối Đà Nẵng và Bình Dương 11
Hình ảnh 7: Địa điểm thành lập trung tâm phân phối Hà Nội 13
Hình ảnh 8: Địa điểm thành lập trung tâm phân phối Đà Nẵng 14 Hình ảnh 9: Địa điểm thành lập trung tâm phân phối Dĩ An, Bình Dương 15
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Top các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam .3
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
I Giới thiệu sơ lược về mặt hàng Cà Phê
Trong ba thập kỷ qua (tính từ công cuộc cải cách năm 1986), cà phê là mộttrong những ngành hàng đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của Nôngnghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung Ngành Côngnghiệp Cà phê đã tạo ra hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời làsinh kế chính của nhiều hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp Giátrị xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩunông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP nông nghiệp trong nhữngnăm gần đây
1 Nhu cầu thị trường cà phê
Cà phê là một trong những ngành có sức hấp dẫn cao tại Việt Nam Điều đóđược thể hiện từ sự đấu đá tranh mua cà phê nhân của các doanh nghiệp FDI, đến
sự tranh giành thị phần của 3 hãng cà phê Nestlé, Trung Nguyên, Vinacafé BiênHòa và ngày càng nhiều các chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp của nước ngoài xuấthiện tại Việt Nam
a Tình hình thị trường cà phê thế giới :
Giá trị thị trường của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ước tính khoảng 70.68
tỷ đô la (năm 2011) (Euromonitor) So với thị trường cà phê nguyên liệu thì giátrị cà phê rang xay thành phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá trị giaodịch cà phê thành phẩm lên tới trên 100 tỷ USD hàng năm Thị trường này bịthao túng bởi các đại gia như Nestlé (Thụy Sĩ ), D.E Master Blenders 1753 (tách
ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trước là Kraft food Global)(Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức)
b Tình hình thị trường cà phê Việt Nam :
Năm 1997, Việt Nam vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu càphê đứng thứ ba thế giới Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, ViệtNam tiếp tục vượt qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới Vị trí nàyđược duy trì kể từ đó đến nay Xuất khẩu cà phê nhân hàng năm luôn đạt mứctăng trưởng cao Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu là 1,25 triệu tấn, trị giá 2,75 tỷ
đô la, tăng 3,2% về lượng và 48,7% về giá trị so với năm 2010 Năm 2012, kimngạch xuất khẩu là 1,73 triệu tấn, 3,67 tỷ đô la, tăng 37,8% về lượng và 33,4%
về giá trị so với năm 2011 Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giaodịch toàn cầu, nhưng giá trị kim ngạch mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trịthương mại 35 tỷ USD của cà phê nhân thế giới
Trang 9Hình ảnh 1: Ngành cà phê Việt Nam, hành trình ba thập kỉ
2 Tình hình tiêu thụ cà phê trong nước
Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008
và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012 Mintel dự đoán sẽ tăng đến573,75 triệu USD vào năm 2016 Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2phân khúc rõ ràng Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phêđược tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan Theo nghiên cứu của Học việnMarketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng
có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%).Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%) Sức tiêu thụ càphê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để chế biến,trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50% Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hòatan, Brazil có 20 nhãn hiệu Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu,trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu
Trang 10Hình ảnh 2: Hạt cà phê nguyên chất ở Việt Nam
II Các doanh nghiệp cung cấp cà phê ở Việt Nam
- Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất vàxuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới Từ trước đại dịch và xuyên suốt giai đoạnkhủng hoảng, nhiều doanh nghiệp cà phê Việt đã nỗ lực đa dạng hóa thị trườngxuất khẩu, nâng cao chất lượng, khai thác tiềm năng của cà phê đặc sản, đồngthời đẩy mạnh các kênh tiếp thị và phân phối trực tuyến Trải qua nhiều nămthăng trầm trên thị trường cà phê các công ty cà phê tại Việt Nam đã ngày càngkhẳng định được vị thế của mình, vươn xa ra thế giới Nhờ có điều kiện thuận lợicủa vùng đất đỏ bazan phì nhiêu, màu mỡ của cao nguyên, Việt Nam nằm trongtop danh sách những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn hàng đầu thế giới
- Các sản phẩm cà phê của ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnhthổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sauBrazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần(đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội cũngnhư triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trườngquốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết
- EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trongtổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp theo là Đông Nam
Á, chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch…
- Các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhiều: Công tyTNHH Vĩnh Hiệp, công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX, công ty cổ phầnINTIMEX Mỹ Phước, tập đoàn cà phê trung Nguyên,…
Bảng 1: Top các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam
Trang 11III Các vị trí có nhu cầu về sản phẩm
Việt Nam xuất khẩu café sang nhiều nước như Singapore, Philippin, Ấn Độ,NewZealand, Hoa Kì,… Nhưng đáng nói nhất phải kể đến là thị trường Châu Âu.Châu Âu là thị trường cà phê lớn nhất thế giới, chiếm đến khoảng 30% tiêu dùng
cà phê toàn cầu Mức tiêu dùng cà phê trên đầu người lên đến khoảng5kg/người/năm Các thị trường Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy vàIceland có mức tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất, hơn 8kg/người/năm.Đức chiếm khoảng 20% tổng tiêu dùng cà phê của châu Âu, theo sau là Ý (13%).Các thị trường tiêu dùng cà phê lớn khác là Pháp (13%), Tây Ban Nha (8%) vàAnh (8%) (Nguồn: ICO, 2016) EU cũng là thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhấtcủa Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê của cả nước Trung bình giá trị XK cà phê của Việt Nam sang EU đạt hơn1,1 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2015-2019.trị XK cà phê của Việt Nam sang EUđạt hơn 1,1 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2015-2019
Mặc dù tiêu dùng cà phê tại khu vực này đã bão hòa và dự báo chỉ duy trì ổnđịnh trong dài hạn, châu Âu vẫn là một thị trường hấp dẫn Brazil và Việt Nam làhai nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho thị trường này, chiếm tổng cộng khoảng50% nhập khẩu cà phê của châu Âu Các nhà cung cấp nhỏ hơn đang tìm thấy cơhội ngày càng lớn trên thị trường cà phê đặc sản Tại phân khúc này, các nhàcung cấp cạnh tranh nhau về chất lượng và các mối quan hệ đối tác dài hạn, hơn
là về giá
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOGISTICS CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
Trang 12I Phân tích nhu cầu thị trường
- Đặc biệt là việc sử dụng cà phê rất nhiều ở các thành phố lớn, cụ thể trongtổng loại thức uống được lựa chọn dùng trong 1 tuần ở Thành phố Hồ Chí Minhthì cà phê chiếm tới 26% Con số này có thể nói là khá cao so với hàng loạt loạithức uống mà thị trường hiện có
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗidoanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó
có ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra Với Trung Nguyên, cà phêhạt là nguyên liệu chính tiên quyết
Trung Nguyên chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phêRobusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyêngốc của cà phê Ethiopia, Brazil Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê củaViệt Nam, Trung Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyênliệu Công ty có 2 hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân,thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân Với hình thức thứ nhất, khi mà hiệnnay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua gặp nhiều khó khăn, rất nhiềuđại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng đủ cả về sốlượng lẫn chất lượng nên Trung Nguyên hạn chế sử dụng nhà cung cấp này Thayvào đó công ty đã tìm một hướng mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tựmình đầu tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biếncác nông trại cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp công
ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp phần tăng cường mối quan
hệ giữa doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê Trung Nguyên cho hay hạt càphê hãng này sử dụng được mua từ các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ có chứngchỉ thực hành canh tác bền vững và công ty mua giá ưu đãi từ những hộ này.Công ty Trung Nguyên cũng có các nhà cung cấp bao bì như công tyTNHH sản xuất Thương mại Bao bì Phương Nam, công ty Bao bì và Mực in ViệtNam Vinapackink
Công ty cung cấp máy móc thiết bị cho Trung Nguyên: công ty NeuhausNeotec – công ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới tạiHoykenkamp – CHLB Đức
Trang 13- Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,hiện đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil), có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnhthổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, TâyBan Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, HànQuốc, Nhật Bản…
- Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ
3 tỷ USD, tuy giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020.Đáng chú ý, tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng6/2017
II Phân tích đặc điểm vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng khu vực đặt nhà kho, nhà máy, trung tâm phân phối.
- Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,ước tính diện tích trồng cà phê niên vụ 2019/2020 vào thời điểm tháng 6/2019 là696.469 ha
- Sự phân bố khu vực trồng cà phê phụ thuộc vào sự dung hòa giữa “thiênthời, địa lợi, nhân hòa”, mà trong đó địa lợi là một trong những yếu tố quan trọng
và quyết định, thúc đẩy cà phê Việt có những bước tiến nhảy vọt Cây cà phêthích hợp sống ở những vùng đất đồi núi cao (cao hơn mực nước biển khoảng
600 mét trở lên) Việt Nam lại là đất nước có địa hình rất phức tạp Vì vậy cây càphê phân bố không đồng đều trên dải đất hình chữ S của chúng ta Nó được trồngtập trung ở những vùng có nhiều đồi núi cao
Hình ảnh 3: Diện tích cà phê mùa vụ 2019/2020
Trang 141 Các vùng trồng cà phê
a Vùng Tây Nguyên
- Nói đến “đại bản doanh” của cây cà phê thì đầu tiên chúng ta phải kể đến
đó là Tây Nguyên Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng về cà phê với các địa danhnhư Đắk Lắk, Lâm Đồng Trong đó vựa cà phê Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk làmột trong những vựa cà phê lớn nhất thế giới Tây Nguyên được trời ban cho đất
đỏ bazan trù phú (2 triệu hecta, chiếm 60% đất bazan cả nước), có tính chất cơ lýtốt, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, kết cấu viên cục độ xốp bìnhquân 62-65%… Mặt khác Tây Nguyên lại là khu vực đồi núi cao (500-600 mét
so với mực nước biển) Nơi đây có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ quanh năm, rấtthích hợp với điều kiện sống của cây cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta
- Buôn Ma Thuột là một trong những vùng đất đầu tiên được người Phápchọn để trồng và nhân giống cây cà phê Trước khi lựa chọn Buôn Ma Thuột,người Pháp đã khảo sát rất kỹ vùng đất này, và thấy rằng đây là “thiên đường” đểtrồng cà phê Từ thổ nhưỡng cho tới khí hậu, tầng phù sa cổ, và đặc biệt là địahình đồi núi cao,…đều rất thích hợp với cây cà phê Họ đã chọn Buôn Ma Thuộtlàm trung tâm và thực hiện chuyên canh giống cà phê Robusta trong bán kính10km quanh Buôn Ma Thuột Từ đó xây dựng nên những địa danh nổi tiếng về
cà phê như Ea Kao, Cư Ebut, Tân Lập,… Để tăng độ mạnh của cà phê người tathường tăng tỷ lệ giống Robusta khi sản xuất Và Robusta ở vùng này luôn là lựachọn được ưu tiên bởi nó rất thích hợp để làm điều đó Bên cạnh những điều kiện
về khí hậu, địa hình,…thì Buôn Ma Thuột vốn là một trong tám đô thị loại mộttrực thuộc tỉnh, lại là thành phố chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốcphòng cấp quốc gia nên Buôn Ma Thuột được nhà nước quan tâm và đầu tưnhiều để phát triển cơ sở hạ tầng cùng nhiều mặt khác Với sản lượng cà phêRobusta đứng đầu cả nước, góp phần đưa sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Namlên vị trí số 1 trên thế giới, và cung cấp một sản phẩm cà phê có chất lượng caonhất và hương vị đặc trưng nhất nên Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ càphê” Ngoài Buôn Ma Thuột ở Đăk Lăk thì Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành ở LâmĐồng cũng là những địa danh nổi tiếng về cà phê Với độ cao trên 1500 mét sovới mực nước biển, cùng nhiều điều kiện thuận lợi khác về khí hậu, những địadanh này trở thành nơi lý tưởng để trồng giống cà phê Arabica Đặc biệt chấtlượng hạt cà phê ở đây rất tốt, có thể nói ngon thuộc hạng nhất nhì thế giới
- Đặc điểm của các vùng đất ở đây không có độ cao lý tưởng, chỉ vào khoảng