1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống tài chính quốc gia NSNN có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời là công cụ để nhà nước điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia. Với mục tiêu quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (KTXH), Luật Ngân sách nhà nước ở nước ta đã được ban hành vào năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm 1997. Trong quá trình thực hiện đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Ngày 2562015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật ngân sách nhà nước 2015 (thay thế Luật ngân sách nhà nước năm 2002). Luật có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. Ngân sách quận, huyện với chức năng trung gian giữa cấp ngân sách Trung ương, ngân sách cấp Tỉnh, thành phố với ngân sách cấp xã, phường, thị trấn. Công tác quản lý chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thanh Khê là một quận nội thị được tái lập từ 01011997, nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào các hoạt động thương mại, kinh doanh trên địa bàn, trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của bộ máy chính quyền ngày càng đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời, chi tiêu hiệu quả. Do vậy, công tác quản lý chi NSNN cần phải được chú trọng, nhằm khai thác có hiệu quả mọi nguồn thu, phân bổ, sử dụng hợp lý các nhiệm vụ chi, thúc đẩy phát triển KTXH trên địa bàn. Từ thực tiễn nêu trên, cho thấy cần thiết phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý chi NSNN. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo các khoản chi được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực để phát triển KTXH ngày một hiệu quả và bền vững hơn. Bởi vậy, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành kế toán, để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi ngân sách hiện nay tại đơn vị.
Trang 1ĐINH QUANG TƯỞNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH
KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng - Năm 2019
Trang 2
ĐINH QUANG TƯỞNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả của Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đinh Quang Tưởng
Trang 4Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đãnhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và các cá nhân Tôi xinbày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến các tập thể và cá nhân đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.Trước hết tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại họcDuy Tân cùng quý thầy cô, những người đã không ngại khó khăn giúp tôitrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt là thầy giáo –PGS.TS Lê Đức Toàn, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoahọc và đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng gửi lời cán ơn đến lãnh đạo UBNDquận Thanh Khê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, Chi cụcThuế quận và các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡtôi thu thập thông tin, số liệu để tôi hoàn thành luận văn này
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh khỏinhững sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp y của quý thầy cô
và bạn đọc
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận văn
Đinh Quang Tưởng
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu 4
6 Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN) 10
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 10
1.1.1 Ngân sách nhà nước 10
1.1.2 Chi ngân sách nhà nước 12
1.1.3 Quản lý chi ngân sách nhà nước 15
1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN) 22
1.2.1 Chi ngân sách nhà nước cấp quận (huyện) 22
1.2.2 Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Quận (Huyện) 24
1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN) 30
1.3.1 Lập dự toán chi ngân sách nhà nước 30
1.3.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước 32
1.3.3 Quyết toán chi ngân sách nhà nước 37
1.3.4 Thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước 39
Trang 61.4.1 Điều kiện tự nhiên 39
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40
1.4.3 Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn quận 40
1.4.4 Phân cấp quản lý chi NSNN 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 43
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 43
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của quận Thanh Khê 43
2.1.2 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội 44
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2014-2018.46 2.2.1 Thực trạng công tác thu NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 –2018 46
2.2.2 Thực trạng chi NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 –2018 48
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 57
2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách tại Quận Thanh Khê 57
2.3.2 Công tác lập, phân bổ dự toán chi NSNN tại quận Thanh Khê 58
2.3.3 Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước tại Quận Thanh Khê 67
2.3.4 Quyết toán chi ngân sách nhà nước tại Quận Thanh Khê 74
Trang 7NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ 77
2.4.1 Những kết quả đạt được 77
2.4.2 Những hạn chế tồn tại 78
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế tồn tại 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 80
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 81
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 81
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê 81
3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê .82
3.2 MỤC ĐÍCH NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 83
3.2.1 Bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể 83
3.2.2 Cải thiện về hiệu quả phân bổ ngân sách 85
3.2.3 Tăng cường hiệu quả hoạt động 86
3.2.4 Công khai, minh bạch trong chi tiêu công 87
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ 88
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện việc lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán 88
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN 91
3.3.3 Giải pháp hoàn thiện chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN 94
Trang 83.3.5 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức quản lý chi NSNN 100
3.3.6 Một số giải pháp khác 101
3.4 MỐT SỐ KIẾN NGHỊ 105
3.4.1 Đối với Trung ương 105
3.4.2 Đối với thành phố Đà Nẵng 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 109
KẾT LUẬN 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Ủy ban nhân dânXây dựng cơ bản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 10Bảng 2.3 Chi ngân sách nhà nước của Quận giai đoạn 2014-2018 48Bảng 2.4.Chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách quận Thanh Khê, giai đoạn
2014 – 2018 49Bảng 2.5 Chi thường xuyên Quận Thanh Khê giai đoạn 2014 – 2018 50Bảng 2.6 Tỷ trọng chi thường xuyên quận Thanh Khê giai đoạn 2014 –2018 .53Bảng 2.7 Tình hình phân bổ dự toán chi NSNN quận Thanh Khê giai đoạn
2014 – 2018 62Bảng 2.8 Tình hình chi ngân sách quận Thanh Khê giai đoạn 2014 – 2018 67Bảng 2.9 Tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNquận Thanh Khê qua KBNN từ năm 2014 đến năm 2018 71Bảng 2.10 Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN quận Thanh Khê
từ năm 2014 - 2018 73
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mối liên hệ các cơ quan quản lý chi ngân sách 30Hình 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu, chi NSNN tại quận Thanh Khê 57Hình 2.2 Quy trình phân bổ giao kinh phí dự toán chi thường xuyên 66
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống tài chính quốc gia NSNN có vai trò rất quan trọngnhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước Đồng thời làcông cụ để nhà nước điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống kinh tế xãhội, đảm bảo an ninh quốc gia Với mục tiêu quản lý thống nhất nền tàichính quốc gia, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, tổchức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính,
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tíchluỹ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), Luật Ngânsách nhà nước ở nước ta đã được ban hành vào năm 1996 và có hiệu lực thihành từ năm 1997 Trong quá trình thực hiện đã nhiều lần sửa đổi, bổ sungcho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước Ngày 25/6/2015, tại kỳhọp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật ngân sách nhà nước 2015(thay thế Luật ngân sách nhà nước năm 2002) Luật có hiệu lực thi hành từnăm ngân sách 2017
Ngân sách quận, huyện với chức năng trung gian giữa cấp ngân sáchTrung ương, ngân sách cấp Tỉnh, thành phố với ngân sách cấp xã, phường,thị trấn Công tác quản lý chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cánhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sáchthực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm Chingân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư pháttriển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và
có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Thanh Khê là một quận nội thị được tái lập từ 01/01/1997, nguồn thungân sách chủ yếu dựa vào các hoạt động thương mại, kinh doanh trên địa
Trang 12bàn, trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của bộ máy chính quyềnngày càng đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời, chi tiêu hiệu quả Do vậy, công tácquản lý chi NSNN cần phải được chú trọng, nhằm khai thác có hiệu quả mọinguồn thu, phân bổ, sử dụng hợp lý các nhiệm vụ chi, thúc đẩy phát triểnKT-XH trên địa bàn Từ thực tiễn nêu trên, cho thấy cần thiết phải nâng caohơn nữa công tác quản lý chi NSNN Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩacực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo các khoản chi được sử dụng đúng mụcđích, tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực để phát triển
KT-XH ngày một hiệu quả và bền vững hơn Bởi vậy, đề tài “Hoàn thiện
công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành kế toán,
để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại,hạn chế trong công tác kiểm soát chi ngân sách hiện nay tại đơn vị
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về chi NSNN và quản lý chi ngânsách cấp quận, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý chingân sách cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngânsách cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thờigian tới
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chi ngân sách cấpquận và quản lý chi ngân sách cấp quận
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp quận trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018
- Trên cơ sở phân tích và đánh giá những ưu khuyết điểm của công tác
Trang 13chi NSNN, từ đó tác giả sẽ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản lý chi ngân sách tại quận Thanh Khê cho phù hợp vớitình hình thực tế tại địa phương.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động quản lý chi NSNN gồm: công tác xây dựng dự toán ngânsách, công tác chấp hành dự toán chi ngân sách, công tác kiểm tra quyết toán
- Phạm vi nghiên cứu: quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 - 2018.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin thứ cấp đãđược chọn lọc và tổng hợp từ các Luật, Nghị định, Thông tư như: Luật Ngânsách nhà nước năm 2002,Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày21/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luậtNgân sách Nhà nước; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 và Nghịđịnh số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 của Chính phủ về ban hành quy chếxem xét quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương phê chuẩnquyết toán Ngân sách địa phương; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày23/6/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số60/2003/NĐ-CP và Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của BộTài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày21/12/2016 của Chính phủ; Văn kiên Đại hội Đảng bộ quận Thanh Khê lầnthứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020); Các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và báocáo quyết toán chi NSNN quận Thanh Khê từ năm 2014 đến năm 2018
- Phương pháp phân tích đánh giá: Là phương pháp sử dụng các chỉ số
để phân tích đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng
- Phương pháp đối chiếu: Dùng để đánh giá thực trạng khó khăn,
Trang 14thuận lợi để từ đó tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lýchi NSNN tại quận Thanh Khê
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp thu thập tài liệu, phân
tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các năm (so sánh số tương đối và số tuyệtđối) trong công tác quản lý ngân sách để đánh giá các nhận định, từ đó đưa
ra kết luận về vấn đề được nghiên cứu thông qua việc xử lý số liệu bằngcông cụ tin học (excel)
5 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
Bàn về vấn đề quản lý chi tiêu công, Dương Thị Bình Minh và cộng
sự (2005), “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” đã
hệ thống tổng quan về quản lý chi tiêu công như: Khái niệm, đặc điểm, nộidung chi tiêu công, quản lý chi tiêu công Trong phần phân tích thực trạng,tác giả đã khái quát tình hình KT - XH Việt Nam giai đoạn 1991-2004, phântích thực trạng quản lý chi tiêu công mà điển hình là chi NSNN Việt Namgiai đoạn 1991-2004, nêu được quá trình kiểm soát chi NSNN qua Kho bạcNhà nước (KBNN) và đã đánh giá quản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn1991-2004, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân củahạn chế làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp
Nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2008), “Phân tích cơ cấu chi tiêuchính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, cho rằng trong ngắn hạn, có
sự chênh lệch khá lớn về tính hiệu quả giữa các khoản chi ngân sách khácnhau trong sự tương tác đến tăng trưởng kinh tế Chẳng hạn, các khoản chiđầu tư có hiệu ứng tích cực hơn so với các khoản chi thường xuyên trong cácngành nông, lâm, thủy sản, giáo dục - đào tạo, y tế và ngành khác Ngoài ra,chi đầu tư và chi thường xuyên cho ngành giao thông vận tải, giáo dục - đàotạo và ngành khác có vai trò tích cực hơn đối với tăng trưởng kinh tế so vớicác khoản chi tương ứng cho ngành nông, lâm, thủy sản và ngành y tế
Trang 15Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Lương Hòa (Trường Đại học LạcHồng, 2009) với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại SởTài chính Đồng Nai” năm 2009, tác giả trình bày nội dung kiểm soát chi vàphương pháp kiểm soát chi NSNN tại Sở Tài chính Đồng Nai Luận vănkhảo sát thực trạng quy trình kiểm soát chi ngân sách tại Sở Tài chính, nêulên thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách gồm: thực trạng về môitrường kiểm soát, về đánh giá rủi ro, về hoạt động kiểm soát, về kênh thôngtin và truyền thông và về thực trạng của hoạt động giám sát Tiến hành khảosát thực trạng thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế lại từ bảngcâu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ của INTOSAI và tổng hợp kết quảkhảo sát Qua kết quả khảo sát tác giả nhận thức được tầm quan trọng của hệthống kiểm soát soát chi ngân sách, từ đó đưa ra được những nguyên nhângây ra hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN tại Sở Tài chính, tỉnhĐồng Nai.
Nghiên cứu của Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương và PhạmThị Thanh Thủy (2010) về “Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh
tế tại các địa phương ở Việt Nam”, bàn về tác động của chi tiêu cấp tỉnh vàchi tiêu cấp huyện đến tăng trưởng kinh tế của địa phương Nghiên cứu nàycho rằng, việc tăng cường đầu tư cấp huyện và giảm đầu tư cấp tỉnh có tácđộng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài chính, Trần Xuân Hải làm chủ nhiệm cùngcác tác giả (2010),"Tăng cường công tác quản lý tài chính công ở Việt Namtrong điều kiện hiện nay" đã làm rõ cơ sở lý luận về chi NSNN và quản lýchi NSNN; phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính công
ở nước ta giai đoạn 2001-2010 vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiệntrong việc phân cấp quản lý ngân sách, trong công tác quản lý thu, chiNSNN, xử lý bội chi ngân sách, quản lý nợ công cũng như tài chính của các
Trang 16đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng Thực trạng đó đặt ra yêu cầucấp thiết phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý tài chính công Song, việchoàn thiện công tác quản lý tài chính công như thế nào để đảm bảo có đượcmột nền tài chính công lành mạnh và bền vững, có khả năng chống đỡ vớinhững biến động từ nền kinh tế toàn cầu
Hoàng Hàm (2008), bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
dự toán NSNN, tạp chí kế toán, số 11, 12 năm 2008
Bài viết đưa ra một số hạn chế, tồn tại trong chi NSNN: (1) định mức, tiêuchuẩn chi còn thiếu và một số nội dung chưa phù hợp với thực tiến, tiêu chí phân
bổ chưa đầy đủ (2) Khả năng ngân sách còn hạn chế, trong khi nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội lớn vướt quá khả năng của nguồn thu, các ngành, địaphương chưa nhận thức thấu đáo về quyết toán NSNN, chưa coi trọng công táclập NSNN, phương pháp lập dự toán chưa quan tâm đến kết quả đầu ra; chấtlượng đầu vào của thông tin làm căn cứ xây dựng dự toán và khả năng tiếp cậncác thông tin này của các cơ quan thẩm tra dự toán NSNN còn hạn chế (3) Côngtác thẩm tra dự toán NSNN cũng còn nhiêu bất cập, dự toán thu chi được thẩmtra và sau đó được Quốc hội quyết định chất lượng chưa cao Việc thực hiện cácNghị quyết của Quốc hội về định hướng các nhiệm vụ chi còn tồn tại (4) Dựtoán chi thường xuyên của một số nhiệm vụ chưa có đầy đủ căn cứ và cơ sở kếhoạch, quy trình lập dự chi còn có sự tách rời giữa chi thường xuyên và chi đầu
tư phát triển
Từ các tồn tại, hạn chế nêu trên, tác giả đưa ra một số các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán đến khâuquyết toán chi NSNN
Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi ngânsách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội
Giáo trình đi sâu vào nghiên cứu cho từng nội dung cụ thể: quản lý chi
Trang 17thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), quản lý chi đầu tư pháttriển khác của NSNN, quản lý các khoản chi khác của ngân sách, về cấp phátthanh toán chi NSNN qua KBNN.
Đối với chi thường xuyên, nêu lên những vấn đề chung về chi thườngxuyên NSNN đối với các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập;đưa ra nội dung và yêu cầu trong phương pháp xây dựng định mức chi, côngtác lập dự toán chi thường xuyên, chấp hành dự toán chi thường xuyên,quyết toán chi thường xuyên NSNN
Đối với chi XDCB, giáo trình đưa ra các nguyên tắc, điều kiện quản lýcấp phát vốn đầu tư xây dựng, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB,việc cấp phát vốn đầu tư XDCB và công tác quyết toán vốn đầu tư XDCBhàng năm
Về quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của NSNN quy địnhđối với công tác quản lý chi dự trữ nhà nước, quản lý chi NSNN đầu tư pháttriển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và các khoản chi đầu tư và hỗtrợ vốn cho các doanh nghiệp
Trong nội dung về công tác quản lý chi khác của NSNN, giáo trình đềcập đến các khoàn chi khác như chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; chi bổsung quỹ dự trữ tài chính; chi viện trợ và cho vay
Phạm Văn Khoan, Nguyễn Trọng Thản (2010), Giáo trình Quản lý tài
chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công, Học viện Tài chính
Hà Nội
Giáo trình nêu lên những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính tạicác cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công; việc quản lý quỹ tiền lương,quản lý tài sản tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công Tác giả
đã khái quát rất cụ thể về công tác quản lý quỹ tiền lương; Công tác quản lýtài sản tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
Trang 18Phan Xuân Tường (2012), Tăng cường kiểm soát chi NSNN đối vớicác đơn vị sự nghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện, Đại học Đà Nẵng.
Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi ngân sách nói chung,đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng trên địa bàn Đà Nẵng đã cónhững chuyển biến tích cực Tuy nhiên, trong công tác kiểm soát chi ngânsách đối với các đơn vị sự nhiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện cònnhiều bất cập, hạn chế Vì vậy, đòi hỏi phải đi sâu phân tích những nguyênnhân của hạn chế đề ra các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng kiểm soátchi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu Đó là lý do tác giả chọn đề tài này.Trên cơ sở các lý luận chung về kiểm soát, kiểm soát chi NSNN và sử dụngcác phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu, thông qua phỏng vấn bằng phiếuđiều tra, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sựnghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện Bài viết đã nêu lên những tồntại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Từ đó, đã đưa rađược các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sựnghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện và đưa ra một số kiến nghị đốivới cơ chế chính sách của nhà nước, đối với đơn vị sự nghiệp có thu để côngtác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Đà Nẵngngày càng hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong công tác chấp hành ngânsách nhà nước
Trong nghiên cứu Trần Trường Vân (2013) “Quản lý ngân sách nhànước của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” Luận văn Thạc sỹ chuyênngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ ChíMinh Luận văn làm rõ thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bànquận Thanh Khê Qua việc phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sáchnhà nước giai đoạn 2007 - 2012, để nêu lên các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Thanh Khê
Trang 19Mai Quốc Thịnh (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sáchnhà nước tại thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế - Trường Đại học
Đà Nẵng, trong nghiên cứu này tác giả đã làm rõ nội dung và tầm quan trọngcủa công tác chi NSNN cụ thể là công tác lập dự toán ngân sách, tổ chức thựchiện dự toán ngân sách, kiểm tra quyết toán ngân sách Với việc đánh giá thựctrạng, những kết quả đạt được và những hạn chế, nhận diện nguyên nhân gây
ra hạn chế tác giả đã đưa ra các giải pháp và các kiến nghị phù hợp nhằm hoànthiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Đà Nẵng
Mặc dù, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu về quản lý chi ngânsách tại các địa phương, các đơn vị sự nghiêp công khác nhau, nhưng mỗinghiên cứu lại tìm hiểu, phân tích và làm rõ thực trạng quản lý chi ngân sách
ở những phương diện khác nhau, các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhautác động đến đối tượng khảo sát Tuy vậy chưa có đề tài nào trực tiếp đề cậpđến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê thành phố
Đà Nẵng Đây là một trong các lý do giúp tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ của mình.
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Quận (Huyện)
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Trang 201.1.1.1 Khái niệm về Ngân sách nhà nước
Tài chính nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự
ra đời của nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ Nhà nước sử dụngquyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hộidưới hình thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ… để phục vụ cho hoạtđộng của mình hình thành nên NSNN, bộ phận quan trọng nhất của khuvực tài chính nhà nước Tuy nhiên thuật ngữ “ngân sách nhà nước” chỉthực sự xuất hiện khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một giai đoạnnhất định Lúc này các khoản thu, chi của nhà nước được thể chế hoábằng luật pháp, tách việc thực hiện quyền lập pháp về NSNN thuộc vềQuốc hội và quyền hành pháp về NSNN giao cho Chính phủ điều hành
Điều 4, Luật NSNN năm 2015 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước [1].
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sứcquan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước.Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu (sửdụng) quỹ tiền tệ của nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa mộtbên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩmquốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước Đó chính là bản
Trang 21chất kinh tế của NSNN Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quan hệ kinh
tế giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế xã hội Nói cách khác, NSNN phảnánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong phân phối tổngsản phẩm xã hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhànước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thànhthu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thểđược thể hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
1.1.1.2 Hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách nhà nước được hiểu là tổng thể các cấp ngânsách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu,chi của mỗi cấp ngân sách Tổ chức hệ thống ngân sách gắn bó chặt chẽ vớiviệc tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Điều 6, Luật NSNN 2015 quy định: Hệ thống ngân sách nhà nướcgồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách địa phươngbao gồm: Ngân sách cấp thành phố, thành phố trực thuộc trung ương (gọichung là ngân sách cấp thành phố); Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc thành phố (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và Ngân sách cấp
xã, phường (gọi chung là ngân sách cấp xã) [1]
Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý chi NSNN địaphương, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế,
xã hội của chính quyền cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương Chínhquyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác thếmạnh trên địa bàn địa phương để đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngânsách của cấp mình
Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiệnquản lý chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để
Trang 22đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình.
Ngân sách cấp xã, phường do chính quyền cấp xã phường tổ chứcthực hiện theo quy định của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phátsinh trên địa bàn địa phương mình quản lý
1.1.2 Chi ngân sách nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo dự toán ngân sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc luật định [1]
Xét về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phốilại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹtiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từngbước mở mang các sự nghiệp văn hoá - xã hội, duy trì hoạt động của bộmáy quản lý nhà nước và bảo đảm anh ninh quốc phòng
Chi NSNN có quan hệ chặt chẽ với thu NSNN Thu NSNN để đảmbảo nhu cầu chi NSNN, ngược lại sử dụng vốn ngân sách để chi tiêu cho mụctiêu tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện để tăng nhanh thu nhập của ngânsách Do vậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả, tiếtkiệm luôn luôn được Nhà nước quan tâm
Trang 23của việc sử dụng các nguồn lực đó và bảo đảm cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Chức năng phân phối thu nhập: Chức năng phân phối thu nhập làchức năng mà nhờ vào đó chi NSNN được sử dụng vào việc phân phối vàphân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêucông bằng trong phân phối
- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Để quản lý một cách hữu hiệucác hoạt động kinh tế - xã hội thì việc tiến hành điều chỉnh và kiểm soátthường xuyên là cần thiết và khách quan
1.1.2.3 Vai trò
Chi ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnhvực của một quốc gia, thể hiện những điểm chính như sau:
Thứ nhất, chi ngân sách là phương tiện tài chính cho sự tồn tại và
hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước được thể hiện qua lương, phụ cấpcủa công chức, viên chức nhà nước, các khoản chi tiêu xây dựng cơ sở vậtchất, chi cho quản lý hành chính, chi mua sắm thiết bị cho công sở…
Sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước là điều kiện đầu tiên và là tiền đềcho việc thực hiện các chức năng khác bởi vì bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào, chingân sách trước tiên cung cấp nguồn tài chính để đảm bảo bộ máy nhà nước tồntại, hoạt động, từ đó mà thực hiện được chức năng quản lý hành chính, xã hội
Trong cơ chế thị trường các lĩnh vực y tế, giáo dục được xã hội hóa
và phát triển mạnh mẽ, nhưng đây là lĩnh vực mà nhà nước cần phải tậptrung quản lý và chi ngân sách chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo việc chămsóc sức khỏe và học tập cho nhân dân và các chính sách an sinh xã hội.Đồng thời thông qua ngân sách để có cơ chế hỗ trợ, kích thích các thànhphần kinh tế ngoài nhà nước thực hiện các dịch vụ trên nhằm giảm áp lực
Trang 24ngân sách và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Thứ hai, chi ngân sách là một trong những công cụ quan trọng của
chính sách tài khóa để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế
Chính sách tài khóa quốc gia có 3 công cụ quan trọng: Thu NSNN, chi NSNN và nợ công Vì thế, chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô Trong cơ chế thị trường, thông qua chi ngân sách, Nhà nước can thiệp vào thị trường, hạn chế, khắc phục những khiếm khuyết, mặt trái của nền kinh tế thị trường như:
Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội diễn ra nhanh chóng, để hạn chế sựphân hoá đó, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, Nhà nước thôngqua chi NSNN cung cấp các dịch vụ công mà các thành phần kinh tế khác không
có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả, chất lượng không cao
Thông qua chi ngân sách, Nhà nước thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh
tế trên mọi phương diện như: cơ cấu lại vùng kinh tế, thành phần kinh tế,ngành kinh tế, nguồn vốn đầu tư, doanh nghiệp, hàng hoá
Chi NSNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích đầu tư.Nhà nước tập trung chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, trợ giá, hỗ trợ bùchênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất hàng nôngsản để thu hút các thành phần kinh tế cùng đầu tư
Tóm lại, chi NSNN là công cụ đáp ứng nhu cầu cơ bản và ở nhiềulĩnh vực, đóng vai trò quyết định, như đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhànước, cung cấp cho xã hội hàng hoá công cộng thuần tuý hành chính pháp lý,dịch vụ thực thi luật pháp, an ninh trật tự, bảo vệ lãnh thổ quốc gia Đồngthời, Nhà nước sử dụng chi NSNN để quản lý xã hội và thực hiện nhữngchiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, xoá đói giảm nghèo,điều tiết lạm phát, giải quyết những vấn đề bất cập về sự chênh lệch cơ cấukinh tế và phát triển giữa các vùng, địa phương Giải quyết những vấn đề nêu
Trang 25trên, chỉ có NSNN đảm nhận vai trò mà không một khâu tài chính nào khác
có thể làm được
1.1.2.4 Nội dung chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi sau:
- Chi đầu tư phát triển: Là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngânsách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất
và dự trữ vật tư hàng hóa của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn địnhtăng trưởng vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
- Chi thường xuyên: Là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sáchnhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với thực hiện nhiệm vụ thườngxuyên của Nhà nước
- Chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước
- Chi bổ sung ngân sách cấp dưới
- Chi viện trợ
- Chi trả nợ gốc các khoản vay của chính phủ [2]
1.1.3 Quản lý chi ngân sách nhà nước
1.1.3.1 Khái niệm
Quản lý chi NSNN là công cụ mà Chính phủ dùng thực hiện chínhsách ngân sách trong đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo cho việc chi NSNNđược đúng với mục tiêu, đối tượng đã đề ra, và đem lại hiệu quả cao nhất.Theo cách hiểu đơn thuần, quản lý chi NSNN là quản lý những khoản chitiêu của Nhà nước, và hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quanchuyên quản của nhà nước, các tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền
Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi ngân sách nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực
Trang 26hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ [10].
Theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở nước ta, quản lý chiNSNN được phân quyền cho hai cơ quan quản lý chính là cơ quan tài chínhcông (Bộ Tài chính; cơ quan tài chính địa phương) và Kho bạc nhà nước Cơquan tài chính có nhiệm vụ quản lý quá trình phân bổ ngân sách theo đúngmục đích và chế độ đã được Nhà nước quy định Kho bạc nhà nước giámsát quá trình sử dụng thực tế ngân sách nhằm đảm bảo việc sử dụngngân sách theo đúng chế độ hiện hành Trong khuôn khổ luận văn này,quản lý chi NSNN chỉ được nghiên cứu, xem xét trong phạm vi quyền hạn,chức năng của cơ quan quản lý tài chính công
Quản lý chi NSNN của cơ quan quản lý tài chính công được phânchia theo hai tuyến: Trung ương và địa phương Ở Trung ương, Bộ Tàichính là đầu mối quản lý chi NSTW; ở địa phương, Sở Tài chính là đầumối quản lý chi NSĐP có phân cấp ở mức độ nhất định cho các PhòngTC-KH cấp huyện và ban tài chính xã Tuy nhiên, do hệ thống NSNN ởViệt Nam được cấu trúc theo nguyên tắc thống nhất nên NSĐP và NSTWđều được Chính phủ phê duyệt (hàng năm hoặc giao ổn định 3-5 năm),được chế định trong một luật duy nhất, được chi tiêu theo chế độ chung
Thực chất của quản lý chi NSNN là giám sát quá trình xác định cácnhiệm vụ cần chi NSNN, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa các khoản chicho các nhiệm vụ đó và giám sát quá trình sử dụng thực tế NSNN Để làmtốt công việc này, cơ quan quản lý tài chính công thực hiện có hệ thống cácbiện pháp và công cụ đặc thù như Mục lục NSNN, định mức, chế độ chiNSNN, dự toán NSNN, quyết toán NSNN
Mục tiêu của quản lý chi NSNN là đảm bảo việc sử dụng ngân sáchtiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế, đúng chính sách, chế độcủa Nhà nước, tạo tiền đề vật chất để Nhà nước thực hiện tốt các chức năng
Trang 27nhiệm vụ của mình trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.3.2 Đặc điểm
Giống như mọi hoạt động quản lý khác, quản lý chi NSNN cũng baogồm các chức năng: hoạch định kế hoạch, chính sách, mục tiêu; tổ chức thựchiện các kế hoạch, chính sách, mục tiêu đó; kiểm tra, giám sát để quá trìnhthực hiện đạt được hiệu quả cao nhất Song, do gắn với tài chính công, nênquản lý chi NSNN mang một số đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất, đơn vị quản lý chi ngân sách là các cơ quan nhà nước và thực hiện quản lý chi trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật
Ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được tổ chức chặt chẽ
từ Trung ương đến địa phương và là cơ sở để trực tiếp quản lý và điềuhành các mặt hoạt động của đời sống xã hội Ở cấp Trung ương, quản lý chiNSNN được thực hiện bởi hệ thống cơ quan quản lý nhà nước Trung ươngnhư Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang Bộ Ở cấp địa phương, việcquản lý chi ngân sách được thực hiện bởi UBND các cấp, các sở, phòng,ban của địa phương Việc quản lý chi ngân sách của các cơ quan quản lý nhànước các cấp được thực hiện trên cơ sở quy định hiện hành của Pháp luậtnhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch, chuẩn hóa Đây là điểm khácbiệt quan trọng giữa quản lý chi ngân sách nhà nước và quản lý tài chínhcủa các chủ thể không phải là Nhà nước
Thứ hai, quản lý chi NSNN vừa mang tính chất chính trị, vừa mang tính quản trị tài chính công
Tính chất chính trị thể hiện ở chỗ quản lý chi NSNN hướng tới cácmục tiêu chính trị như phân bổ hợp lý ngân sách giữa các tầng lớp dân cư,giữa các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế đã được cấp có thẩm quyềnphê chuẩn Nếu quản lý chi NSNN không hiệu quả thì các chính sách, cácmục tiêu phân bổ ngân sách của Nhà nước sẽ sai lạc, làm chệch hướng tácđộng chính trị của nhà nước, tạo cơ hội cho các nhóm đối lập tuyên truyền
Trang 28làm giảm uy tín của Nhà nước Hơn nữa, cơ quan quản lý chi NSNN có thể
sử dụng các phương pháp quản lý hành chính để buộc các chủ thể sử dụngngân sách phải tuân thủ Khi cần thiết, các cơ quan hành chính có thể ápdụng các chế tài pháp lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luậttrong quá trình sử dụng NSNN
Tính quản trị tài chính công của quản lý chi NSNN thể hiện ở chỗNhà nước có thể sử dụng các công cụ và kỹ thuật quản trị tài chính nóichung Ở đây những kỹ thuật quản trị tài chính như dự toán, định mức, kếtoán, quyết toán, xử lý thâm hụt, thặng dư ngân sách theo thời gian thườngđược sử dụng
Thứ ba, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách khó được lượng hóa.
Nếu hiệu quả quản lý chi ngân sách của khu vực tư nhân có thểđược lượng hóa thông qua tính toán lợi ích và lợi nhuận thì hiệu quả quản
lý NSNN khó đánh giá bằng tiền Nguyên nhân là do, một mặt, các hoạtđộng sử dụng ngân sách thường ít dựa trên cơ chế tự trang trải và có lãi;mặt khác, khó đánh giá bằng tiền kết quả sử dụng chi ngân sách cho phúclợi xã hội Chính vì khó lượng hóa các thước đo hiệu quả quản lý chiNSNN nên quản lý chi ngân sách dễ sa vào quan liêu, duy ý chí, sai lầmnhưng chậm bị phát hiện
Thứ tư, quản lý chi NSNN là một hoạt động phức tạp, nhạy cảm, đối mặt thường xuyên với xung đột lợi ích Tính chất phức tạp của quản lý chi
NSNN được thể hiện ở chỗ, đối tượng của quản lý chi NSNN rất đa dạng,liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như đầu tư, chuyển giaothu nhập, tài trợ Hơn nữa, các chủ thể nhận trợ cấp tiền từ ngân sách đều
có động cơ muốn nhận được nhiều hơn, trong khi đó thu ngân sách có hạnnên thường xuyên tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu đòi hỏi chi cao của các
Trang 29chủ thể sử dụng NSNN với khả năng đáp ứng nguồn chi thấp của NSNN.
1.1.3.3 Vai trò
Như chúng ta đã biết, trên thực tế nhu cầu chi ngân sách thì vô hạn
mà khả năng tạo lập nguồn thu ngân sách của mỗi địa phương khác nhau vàđều có hạn Do đó việc tăng cường công tác quản lý chi NSNN đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tếcủa mỗi địa phương nói riêng và công cuộc phát triển đất nước nói chung.Việc quản lý chi NSNN hiệu quả có vai trò rất quan trọng thể hiện trên cácgiác độ sau:
Thứ nhất, quản lý chi NSNN hiệu quả hỗ trợ Nhà nước ổn định vĩ mô
Quản lý chi NSNN hiệu quả cho phép các địa phương chủ động chitiêu phù hợp với thực trạng nền kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế suythoái, quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ ưu tiên chi ngân sách cho kích cầu
Do đặc thù của hoạt động NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng, phứctạp, nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả nănghuy động nguồn thu có hạn Vì vậy tăng cường quản lý chi ngân sách cáccấp sao cho tiết kiệm và hiệu quả là điều cần thiết, quan trọng góp phần cânđối thu, chi đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội củađịa phương
Quản lý chi NSNN hiệu quả, một mặt góp phần chi NSNN hợp lý,qua đó định hướng đầu tư, thu nhập và tiêu dùng hợp lý của dân cư Tácđộng phát sinh tiếp theo đến sản xuất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theođịnh hướng của nhà nước qua vai trò kích thích của cung, cầu trên thịtrường Mặt khác, bằng việc tiết kiệm chi NSNN do quản lý chi hiệu quả,Nhà nước có nguồn lực tài trợ các dự án đầu tư phát triển Ở cấp địa phương,các khoản chi phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thông, thuỷ lợi,điện, nước trên địa bàn (chủ yếu do ngân sách địa phương đảm bảo) có vai
Trang 30trò tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Quản lý tốt các khoản chiNSNN tại địa phương, đặc biệt là các khoản chi đầu tư phát triển, còn chophép chính quyền địa phương hỗ trợ hình thành các ngành then chốt, cáccông trình thuộc ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn, qua đó đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển(thông qua chính sách trợ giá, hỗ trợ vốn, ưu đãi về thuế ), tạo ra môitrường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo
ổn định về mặt xã hội, chính trị
Thông qua đầu tư và quản lý vốn đầu tư từ NSNN, quản lý chiNSNN sẽ tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị,giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng phát triển và vùng sâu, vùng xa, từ
đó giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực,các tầng lớp dân cư, góp phần khắc phục những khiếm khuyết của kinh tếthị trường Có thể nói quản lý chi ngân sách có hiệu quả còn là yếu tố gópphần thúc đẩy phát triển bền vững
Thứ hai, quản lý chi ngân sách hiệu quả góp phần kiềm chế lạm phát
Chi tiêu công nói chung và chi ngân sách các cấp nói riêng phảiđược kiểm soát và quản lý để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến nềnkinh tế Hiệu quả chi tiêu công thấp kém và tình trạng thất thoát lãng phíkinh phí NSNN dẫn đến chỗ đẩy chi phí trong khu vực công lên cao đó lànguyên nhân tiềm ẩn cơ bản của lạm phát
Có thể nói quản lý ngân sách các cấp của một địa phương là việcquản lý từ các nguồn thu đến các khoản chi, đặc biệt coi trọng tăng cườngquản lý chi ngân sách góp phần nâng cao hiệu quả chi tiêu công của cả nước,kiềm chế lạm phát xảy ra
Thứ ba, quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ góp phần tăng uy tín của
cơ quan nhà nước, hỗ trợ thu NSNN
Thông qua quản lý các khoản chi NSNN, cơ quan sử dụng NSNN
Trang 31buộc phải sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích NSNN Các hành vi vi phạm bị
xử lý thích đáng, thông tin về chi NSNN được đăng tải công khai, các hành vi
sử dụng NSNN hiệu quả được khen ngợi Tất cả những hoạt động đó gópphần duy trì niềm tin của dân chúng vào sự công tâm của cơ quan và côngchức nhà nước Hơn nữa, nếu dân chúng hiểu rằng, mỗi đồng thuế của họđược quản lý và sử dụng hiệu quả thì họ sẽ tự nguyện và thoải mái hơn khinộp thuế cho Nhà nước
Thứ tư, quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ góp phần chống tham ô, tham nhũng, giảm nguy cơ suy thoái đạo đức của công chức, cán bộ quản lý nhà nước
Thông qua việc xây dựng dự toán có căn cứ thực tiễn và khoa học,giám sát chặt chẽ quá trình cấp phát và sử dụng, thực hiện quyết toántheo đúng chế độ, chính sách, quản lý chi NSNN giảm thiểu cơ hội tham
ô, tham nhũng của công chức, cung cấp thông tin, bằng cứ để khen chêđúng người, đúng việc, xử lý nghiêm khắc các trường hợp chi sai chế độ,chính sách Kết quả của những tác động quản lý đó là tạo ra được trật tự, kỷluật nghiêm minh trong chi tiêu NSNN Hơn nữa, với công cụ dự toán, quản
lý chi NSNN góp phần làm cho quá trình chi NSNN trở nên minh bạch hơn,
dễ kiểm tra, giám sát hơn Việc định mức hóa, tiêu chuẩn hóa, công khai hóacác khoản chi NSNN cũng tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt độngchi NSNN, qua đó tạo áp lực để công chức công tâm trong thực hiện công vụ
Trang 32quá trình chi tiêu của cấp dưới Dựa vào phân tích dự toán trong đối chiếu vớithực tế, cơ quan nhà nước có cơ sở để điều chỉnh hợp lý Ngoài ra, với công
cụ chấp hành dự toán và quyết toán NSNN theo dự toán, quản lý chi NSNN
đã tạo ra một hành lang pháp lý cho phép cơ quan sử dụng NSNN tự chủ tronghoạt động của mình mà không vượt quá giới hạn được phép Căn cứ vào dựtoán, cơ quan phê chuẩn cũng dễ dàng lựa chọn các hoạt động được ưu tiênchi NSNN, cũng như dễ dàng hơn trong chủ động cân đối ngân sách
1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN)
1.2.1 Chi ngân sách nhà nước cấp quận (huyện)
1.2.1.1 Khái niệm
Ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách huyện.Ngân sách huyện được hình thành trên cơ sở các nguồn thu đã được phâncấp cho huyện quản lý và được sử dụng để đảm bảo nhu cầu chi thực hiệnnhiệm vụ của chính quyền cấp huyện
Chi ngân sách nhà nước cấp huyện là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của bộ máy nhà nước cấp huyện theo những nguyên tắc nhất định [1].
Chi NSNN cấp huyện là công cụ để chính quyền cấp huyện điềutiết, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển và ổn định kinh tế trênđịa bàn Mặt khác, nó còn là phương tiện để giải quyết các vấn đề xã hội,góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, giữ gìn trật tự antoàn xã hội
1.2.1.2 Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp Quận (Huyện)
Chi ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm các khoản mục cơ bản sau:
* Chi đầu tư phát triển, bao gồm:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không
Trang 33có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;
- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia
do các cơ quan địa phương thực hiện;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
* Chi thường xuyên, bao gồm:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội,văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường vàcác sự nghiệp khác do địa phương quản lý:
+ Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thôngdân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;
+ Đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo khác;
+ Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;
+ Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;
+ Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
+ Bồi dưỡng, huấn luyện tham gia các giải thi đấu cấp huyện, tỉnh; quản
lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác;
+ Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
+ Các sự nghiệp khác do địa phương quản lý
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:
+ Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường và cáccông trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàngiao thông trên các tuyến đường;
+ Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: duy tu,bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chikhoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chi phòng chống cháy rừng;
Trang 34+ Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng,
hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thịchính khác;
+ Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sựnghiệp địa chính khác;
+ Điều tra cơ bản;
+ Các hoạt động về sự nghiệp môi trường;
- Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 17 và Điều 18của Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;
- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
- Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia docác cơ quan địa phương thực hiện;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
* Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
* Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địaphương năm sau [6]
1.2.2 Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Quận (Huyện)
1.2.2.1 Khái niệm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Q u ậ n ( huyện) là quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán và kiểm soát chi NSNN cấp Quận (huyện)
Trang 35theo đúng quy định của pháp luật nhằm sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận (huyện) [10].
Trên thực tế, quản lý chi NSNN cấp Quận (huyện) là quá trình điềuhành, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo việc sử dụngnguồn NSNN đã được phân cấp một cách tiết kiệm, đúng mục đích, đúng chế
độ, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước Quản lý chi NSNN cấp Quận (huyện)không chỉ mang tính định hướng mà phải đảm bảo phân bổ đến từng mụctiêu, nhiệm vụ chi cụ thể thuộc chức năng của huyện một cách hiệu quả nhấtnhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra
1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Quận (huyện)
- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn: Đây là nguyên tắc quản lý ngân sách
quan trọng nhất Mọi khoản chi phải được vào sổ và quyết toán rành mạch vàchỉ như vậy mới phản ánh đúng mục đích của các chính sách và tính côngminh của các khoản chi
- Nguyên tắc thống nhất: Theo nguyên tắc này thì tất cả các khoản chicủa một cấp hành chính đều phải đưa vào một kế hoạch ngân sách thống nhất
và các khoản chi này đều phải được tổng hợp và lập báo cáo quyết toán chiNSNN
- Nguyên tắc cân đối ngân sách: Nguyên tắc này đòi hỏi các khoảnchi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp
- Nguyên tắc công khai hóa: Chi NSNN phải được quản lý rành mạch,công khai để mọi người dân đều có thể biết nếu họ quan tâm
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: Nguyên tắc này đòi hỏichi NSNN phải được xây dựng rành mạch, có hệ thống; các dự toán chi phảiđược tính toán một cách chính xác và đầy đủ
Trang 361.2.2.3 Tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Quận (huyện)
- Tính hiệu lực:
+ Thực hiện nghiêm túc và kịp thời các nhiệm vụ chi
+ Bảo đảm chi đúng mục đích, chi đúng kế hoạch, chi đủ, không bội chingân sách Tính hiệu lực của quản lý chi ngân sách cấp huyện có thể đolường bằng kết quả/ mục tiêu
+ Phân cấp mạnh về khai thác nguồn thu ngân sách cấp huyện để đảm bảocân đối ngân sách trong việc đẩy mạnh các hoạt động chi của Đảng, chínhquyền, đoàn thể đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế,
ổn định chính trị và an ninh quốc phòng trên toàn huyện nói riêng và sự pháttriển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh nói chung
- Tính hiệu quả: quản lý ngân sách cấp Quận (huyện) đảm bảo cho việcthực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí.Ngoài ra trong quản lý ngân sách nhà nước cấp Quận (huyện) cần minh bạch,công khai, được thể hiện cao trong khâu lập dự toán, quyết toán ngân sách
- Tính bền vững:
+ Tác động tích cực từ quản lý chi NSNN cấp Quận (huyện) đối với sựphát triển KT- XH, an ninh quốc phòng là lâu dài và ổn định
+ Cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách
+ Không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, sinh thái, xã hội
- Tính phù hợp: quản lý chi ngân sách cấp huyện theo đường lối chínhsách chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước, phù hợp với thực tiễn tìnhhình đặc thù của huyện nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển KT-
XH trên địa bàn nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.2.4 Mô hình quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Quận (huyện)
- Hội đồng nhân dân Quận (huyện)
Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và
Trang 37pháp luật, Luật tổ chức chính quyền địa phương Hội đồng nhân dân căn cứvào quy định ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêmchỉnh Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương
Hội đồng nhân dân Quận (huyện) quyết định dự toán ngân sách từngnăm và phê chuẩn quyết toán ngân sách năm trước do UBND Quận (huyện)trình
- Ủy ban nhân dân Quận (huyện)
Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp vàpháp luật, luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ chấp hành các Nghị quyết của Hội đồngnhân dân, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, UBND Quận (huyện) trình dựtoán, quyết toán ngân sách cho Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn
- Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận (huyện)
Thực hiện theo Thông tư số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/05/2009
(được thay thế bởi Thông tư số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 từ ngày 15/02/2016) của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp, cụ thể một số nhiệm vụ chính liênquan đến quản lý chi ngân sách như sau:
+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc Quận (huyện), Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngânsách hàng năm; xây dựng trình Uỷ ban nhân dân cấp Quận (huyện) dự toánngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính
+ Lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản
lý, dự toán chi ngân sách cấp Quận (huyện) và tổng hợp dự toán ngân
Trang 38sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Uỷ ban nhân dân cấpQuận (huyện); lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết
để trình Uỷ ban nhân dân cấp Quận (huyện); tổ chức thực hiện dự toán ngânsách đã được quyết định
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiệnchế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tếtập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấpQuận (huyện)
+ Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do Quận (huyện) quản lý;thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sáchQuận (huyện); tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn Quận(huyện) và quyết toán thu, chi ngân sách cấp Quận (huyện) (bao gồm quyếttoán thu, chi ngân sách cấp Quận (huyện) và quyết toán thu, chi ngân sáchcấp xã) báo cáo Uỷ ban nhân dân Quận (huyện) để trình cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê chuẩn
+ Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND cấp Quận (huyện) phêduyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp Quận (huyện) Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các
dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB thuộcngân sách Quận (huyện) quản lý
+ Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫncủa Bộ Tài chính Thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp Quận (huyện) quyếtđịnh theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán,tiêu huỷ tài sản nhà nước
+ Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch
vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Trang 39+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngânsách, giá thị trường với Uỷ ban nhân dân cấp Quận (huyện) và Sở Tài chính.
- Kho bạc Nhà nước Quận (huyện)
Thực hiện theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ tài chính thì KBNN Quận (huyện) là
cơ quan trực thuộc KBNN tỉnh (Thành phố), thực hiện chức năng tham mưu,giúp UBND Quận (huyện) quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước vàcác quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ
Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nướccăn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụngngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định
- Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách
Quản lý, sử dụng tiền và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả Trường hợp vi phạm, tuỳtheo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
- Mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý chi ngân sách nhà nước
Hội đồng nhân dân Quận (huyện), UBND Quận (huyện), phòng TC-KHQuận (huyện), KBNN Quận (huyện) và các đơn vị sử dụng ngân sách cómối quan hệ mật thiết trong việc điều hành, quản lý chi ngân sách, trong
đó phòng TC-KH Quận (huyện) đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lýchi NSNN của Quận (huyện)
Trang 40Hội đồng nhân dân Quận
Đơn vị thụ hưởng
ngân sách chi thường
xuyên
Đơn vị thụ hưởng ngân sách chi đầu tư phát triển
Hình 1.1 Mối liên hệ các cơ quan quản lý chi ngân sách 1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN)
1.3.1 Lập dự toán chi ngân sách nhà nước
Lập dự toán chi NSNN là lập kế hoạch phân bổ nguồn lực cho các nhucầu chi tiêu của Nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình vàđầu tư phát triển nền kinh tế
- Các căn cứ để lập dự toán chi NSNN:
Khoản 3 Điều 41, Luật NSNN 2015 quy định: Các khoản chi trong dựtoán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dựtoán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai