Tính cấp thiết của đề tài Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một trong những cấu phần quan trọng, không thể thiếu trong việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước mà đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.Dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 20212030 đã đặt mục tiêu tổng quát là xây dựng kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ và hướng tới hình thành kho bạc số. Để triển khai các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu mới, mục tiêu mới và tiến tới kho bạc số trong tương lai, KBNN cần phải xây dựng cơ sơ hạ tầng truyền thông, liên kết liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương nhằm từng bước hình thành hệ sinh thái về dữ liệu số; đồng thời đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), Tổng kế toán Nhà nước,…;Trong đó, quản lý rủi ro (QLRR) trong hoạt động kiểm soát chi (KSC) ngân sách nhà nước (NSNN)là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao giúp KBNN chủ động phòng ngừa, đối phó với rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp. KBNN Đà Nẵng là đơn vị KBNN cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN trên địa bàn thành phố. Trong thời gian qua, công tác quản lý rủi ro trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhất là trong hoạt động KSC NSNN luôn được KBNN Đà Nẵng quan tâm, chú trọng và tổ chức triển khai thực hiện bằng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu, phòng ngừa tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn luôn có những rủi ro tiềm ẩn do nhiều nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài có thể nói đến như từ quy trình nghiệp vụ; cơ chế chính sách; năng lực trình độ chuyên môn của công chức làm công tác kiểm soát chi; yếu tố công nghệ thông tin...Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý rủi ro trong KSC NSNN đảm bảo KSC nhanh chóng, chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả nhất và hạn chế tối đa các rủi ro, sai sót có thể xảy ra. Vì vậy, việc quản lý rủi ro trong hoạt động KSC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong khi đó, công tác quản lý rủi ro trong hoạt động KSC NSNN tại KBNN Đà Năng nói riêng và của hệ thống KBNN nói chung trong thời gian qua, chưa được thực hiện một cách có hệ thống, chưa theo kịp với những thay đổi của hoạt động nghiệp vụ KBNN, chưa hỗ trợ tốt cho công chức KBNN trong thực thi nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN chưa được kiểm soát triệt để và có xu hướng các tồn tại, sai sót, vi phạm vẫn bị lặp đi lặp lại, chưa khắc phục kịp thời, triệt để. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải quản lý các rủi ro trong hoạt động KSC NSNN tại KBNN Đà Nẵng nói riêng một cách hệ thống, khoa học và hiệu quả; đảm bảo nhận biết, phát hiện các tồn tại, sai sót, vi phạm nhằm khắc phục một cách kịp thời, triệt để; góp phần nâng cao hiệu quả công tác KSC NSNN; góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ, hỗ trợ hoạt động Thanh tra chuyên ngành và giảm thiểu rủi ro pháp lý, rủi ro hệ thống đối với nhiệm vụ KSC NSNN của KBNN Đà Nẵng. Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng là hết sức cần thiết để tạo điều kiện rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán, tránh phiền hà cho các ĐVSDNS, đồng thời tránh sự kiểm soát trùng lắp của cáccông chức kiểm soát chi. Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, học viên đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng”cho luận văn của mình.
Trang 1LÊ NGUYỄN MINH NGỌC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐÀ NẴNG, 2021
Trang 2LÊ NGUYỄN MINH NGỌC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Đức Toàn
ĐÀ NẴNG, 2021
Trang 3Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị; sự hỗ trợnhiệt thành từ đồng nghiệp, gia đình và các bạn Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Tài chính Ngân hàng và cáckhoa của trường Đại học Duy Tân;
Ban Giám đốc, phòng Kế toán Nhà nước, phòng Kiểm soát chi, phòngThanh tra kiểm tra và Văn phòng Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng;
Gia đình tôi, các bạn bè và đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Khobạc Nhà nước Đà Nẵng
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến Phó Giáo
Sư, Tiến sỹ Lê Đức Toàn, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và giúp đỡtôi trong quá trình hoàn thành luận văn này
Tác giả
Lê Nguyễn Minh Ngọc
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực vàkhông trùng lắp với các đề tài khác
Tác giả
Lê Nguyễn Minh Ngọc
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Bố cục luận văn 5
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 11
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO 11
1.1.1 Khái quát về rủi ro 11
1.1.2 Quản lý rủi ro 13
1.1.3 Nguyên tắc quản lý rủi ro 16
1.2 KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 17
1.2.1.Khái niệm ngân sách nhà nước 17
1.2.2 Chi ngân sách Nhà nước 18
1.2.3 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước 20
1.3 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 23
1.3.1 Rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước 23
1.3.2.Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước 28
1.3.3.Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước 30 1.4.NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QLRR TRONG HOẠT
Trang 61.4.2.Nhân tố thuộc về cơ cấu, tổ chức bộ máy kiểm soát chi ngân sáchnhà nước 311.4.3.Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ kiểm soátchi 321.4.4.Nhân tố thuộc về trình độ, năng lực,phẩm chất đạo đức của côngchức Kiểm soát chi và đối tượng được kiểm soát 321.4.5 Nhân tố thuộc về hệ thống công nghệ thông tin 32KẾT LUẬN CHƯƠNG I 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI ROTRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG 34
2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG 342.1.1 Quá trình hình thành, phát triển Kho bạc Nhà nước ĐàNẵng
342.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Đà
2.1.2 Mô hình tổ chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạcNhà nước Đà Nẵng 402.1.3 Cơ sở pháp lý về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước quaKho bạc Nhà nước 422.1.4 Quy trình thực hiện kiểm soát chi NSNN tại KBNN Đà Nẵngtrong điều kiện triển khai thực hiện Dịch vụ công trực tuyến 442.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁTCHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
Trang 7NSNN tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng 452.2.2 Quy trình quản lý rủi ro 462.2.3 Khung quản lý rủi ro 492.2.4 Kết quả hoạt động quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát chi ngânsách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nướcĐà Nẵng 502.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂMSOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀNẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 592.4.1 Kết quả đạt được 592.4.2.Tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm soát chiNSNN qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng 602.4.3 Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế 62KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN
LÝ RỦI ROTRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚCTẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG 64
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI ROTRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN 663.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONGKIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG 693.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lýrủi ro 693.2.2 Giải pháp về xây dựng Quy trình quản lý rủi ro tại KBNN Đà Nẵng 723.2.3 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện khung quản lý rủi ro trongKSC NSNN 75
Trang 83.3.1 Kiến nghịvới Kho bạc Nhà nước Việt Nam 82
3.3.2 Kiến nghị với Chính quyền địa phương 88
3.3.3 Kiến nghị với các đơn vị sử dụngngân sách 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 9DVCTT Dịch vụ công trực tuyến
ĐVSDNS Đơn vị sử dụng ngân sách
NSNN Ngân sách Nhà nước
QLRR Quản lý rủi ro
TABMIS Treasury And Budget Management Information System
-Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạcTTKT Thanh tra kiểm tra
Trang 10Số hiệu
2.2 Bảng tổng hợp tình hình vi phạm trong KSC NSNN 522.3 Bảng tổng hợp hồ sơ chứng từ giao nhận qua KBNN ĐàNẵng 532.4 Bảng tổng hợp số vụ việc xảy ra rủi ro nghiêm trọng tạiKBNN Đà Nẵng 54
Trang 11Số hiệu
2.2 Mô hình tổ chức Kiểm soát chi NSNN của KBNN ĐàNẵng 402.3 Quy trình kiểm soát chứng từ KSC tại KBNN 44
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một trong những cấu phần quan trọng,không thể thiếu trong việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nướcmà đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, từngbước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.Dự thảo Chiến lược pháttriển KBNN giai đoạn 2021-2030 đã đặt mục tiêu tổng quát là xây dựng khobạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng nềnhành chính phục vụ và hướng tới hình thành kho bạc số
Để triển khai các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầumới, mục tiêu mới và tiến tới kho bạc số trong tương lai, KBNN cần phải xâydựng cơ sơ hạ tầng truyền thông, liên kết liên thông dữ liệu với các bộ, ngành,
cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương nhằm từng bước hình thành hệsinh thái về dữ liệu số; đồng thời đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống dịch vụ côngtrực tuyến (DVCTT), Tổng kế toán Nhà nước,…;Trong đó, quản lý rủi ro(QLRR) trong hoạt động kiểm soát chi (KSC) ngân sách nhà nước (NSNN)làhết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao giúp KBNN chủ động phòng ngừa,đối phó với rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp
KBNN Đà Nẵng là đơn vị KBNN cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lýquỹ NSNN trên địa bàn thành phố Trong thời gian qua, công tác quản lý rủi
ro trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhất là trong hoạt động KSCNSNN luôn được KBNN Đà Nẵng quan tâm, chú trọng và tổ chức triển khaithực hiện bằng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu, phòng ngừa tối đa các rủi ro
có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ chuyên môn luôn có những rủi ro tiềm ẩn do nhiều nguyên nhânbên trong lẫn bên ngoài có thể nói đến như từ quy trình nghiệp vụ; cơ chế
Trang 13chính sách; năng lực trình độ chuyên môn của công chức làm công tác kiểmsoát chi; yếu tố công nghệ thông tin Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lýrủi ro trong KSC NSNN đảm bảo KSC nhanh chóng, chặt chẽ, tiết kiệm, đúngmục đích, hiệu quả nhất và hạn chế tối đa các rủi ro, sai sót có thể xảy ra Vìvậy, việc quản lý rủi ro trong hoạt động KSC NSNN qua Kho bạc Nhà nướcĐà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong khi đó, công tác quản lý rủi ro trong hoạt động KSC NSNN tạiKBNN Đà Năng nói riêng và của hệ thống KBNN nói chung trong thời gianqua, chưa được thực hiện một cách có hệ thống, chưa theo kịp với những thayđổi của hoạt động nghiệp vụ KBNN, chưa hỗ trợ tốt cho công chức KBNNtrong thực thi nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN Rủi ro trong hoạt động kiểmsoát chi NSNN qua KBNN chưa được kiểm soát triệt để và có xu hướng cáctồn tại, sai sót, vi phạm vẫn bị lặp đi lặp lại, chưa khắc phục kịp thời, triệt để
Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải quản lý các rủi ro tronghoạt động KSC NSNN tại KBNN Đà Nẵng nói riêng một cách hệ thống, khoahọc và hiệu quả; đảm bảo nhận biết, phát hiện các tồn tại, sai sót, vi phạmnhằm khắc phục một cách kịp thời, triệt để; góp phần nâng cao hiệu quả côngtác KSC NSNN; góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ, hỗ trợ hoạtđộng Thanh tra chuyên ngành và giảm thiểu rủi ro pháp lý, rủi ro hệ thống đốivới nhiệm vụ KSC NSNN của KBNN Đà Nẵng Việc nghiên cứu các giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chiNSNN qua KBNN Đà Nẵng là hết sức cần thiết để tạo điều kiện rút ngắn thờigian kiểm soát thanh toán, tránh phiền hà cho các ĐVSDNS, đồng thời tránhsự kiểm soát trùng lắp của cáccông chức kiểm soát chi
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, học viên đã lựa chọn nghiên cứu
đề tài: " Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng”cho luận văn của mình.
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểmsoát chi NSNN và công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN tạiKBNN Đà Nẵng, nhằm tìm hiểu những tồn tại, hạn chế; những vấn đề đặt racần giải quyết trong hoạt động KSC NSNN và quản lý rủi ro hoạt động KSCNSNN từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi rotrong hoạt động KSC NSNN hướng tới mục tiêu an toàn, hiệu quả
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài phải giảỉ quyếtnhững nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về rủi ro và QLRR trongcông tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong công tác kiểm soátchi NSNN qua KBNNĐà Nẵng;
- Đề xuất các giải pháp cũng như đưa ra các kiến nghị để hoàn thiệncông tác QLRR trong công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN,trong đó chú trọng xây dựng Khung quản lý rủi ro trong công tác kiểm soátchi NSNN và Quy trình quản lý rủi ro tại KBNN Đà Nẵng
Với những nhiệm vụ nghiên cứu trên đề tài cần phải trả lời được cáccâu hỏi sau:
- QLRR trong KSC NSNN qua KBNN bao gồm những nội dung gì?
- Những tiêu chí để đánh giá công tácQLRR trong KSC NSNN quaKBNN là gì?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến công tácQLRR trong KSC NSNN quaKBNN?
- Thực trạng công tác KSC và QLRR trong KSC NSNN qua KBNNĐà Nẵng trong thời gian qua như thế nào? Từ đó đã đạt được kết quả gì, còntồn tại hạn chế nào, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó là gì?
Trang 15- Cần đưa ra những giải pháp gì, đề xuất những kiến nghịgì và đề xuấtvới cơ quan nào để hoàn thiện công tácQLRR trong KSC NSNN qua KBNNĐà Nẵng?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực tiễn công tác QLRR trong hoạt động KSCNSNNqua KBNN Đà Nẵng
Các đối tượng nghiên cứu cụ thể:
- Các bộ phận liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN và QLRRtrong kiểm soát chi NSNN của KBNN Đà Nẵng bao gồm: Phòng Kế toán Nhànước (KTNN); Phòng Kiểm soát chi; Phòng Thanh tra - kiểm tra (TTKT); cácKBNN quận, huyện trực thuộc
- Các ĐVSDNS, bao gồm các đơn vị dự toán chi thường xuyên, các chủđầu tư xây dựng cơ bản
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tácquản lý rủi ro trong KSCNSNN tại KBNN Đà Nẵng.Trong công tácKSC NSNN đề tài chỉ giới hạn đềcập nghiên cứu 2 nội dung nghiệp vụ KSC chủ yếu là chi thường xuyên và chiđầu tư xây dựng cơ bản
- Về thời gian:
Đề tài giới hạn nghiên cứu thực trạng công tác QLRRtrong giai đoạn từnăm 2016– 2020 Các kiến nghị, đề xuất giải pháp công tác rủi ro trong hoạtđộng KSC hướng đến năm 2025 và những năm tiếp theo trong quá trình hìnhthành và xây dựng Kho bạc số
Trang 164 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng phương phápnghiên cứu định tính làm chủ đạo, các phương pháp nghiên cứu cụ thể là:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quáthóa, hệ thống hóa, và các phương pháp suy luận logic khác: dùng để hệthống các nội dung về cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, khảo lược cácnghiên cứu trước đâyvà đề xuất các kiến nghị
- Phương pháp quan sát được sử dụng để quan sát thực tế quá trình hoạtđộng của bộ máy KSC, các quy trình nghiệp vụ để nắm bắt, hiểu rõ đượccông tác KSC NSNN qua KBNN;
-Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, bao gồm cả các dữ liệu định tínhvà định lượng được vận dụng trong đề tài để phân tích kết quả đạt được, tồn tạihạn chếđể đánh giá thực trạng công tác KSC và QLRR trong kiểm soát chiNSNN qua KBNN Đà Nẵng;
5 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN Chương 2: Thực trạng công tácquản lý rủi ro trong kiểm soát chi
NSNN tại KBNNĐà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong
kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ở Việt Nam, quản lý rủi ro đã được nghiên cứu và ứng dụng trên rấtnhiều lĩnh vực trong thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh Tuy nhiêntrong lĩnh vực tài chính công các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này cònrất hạn chế
Trang 17Trong lĩnh vực kho bạc, từ khi thành lập Kho bạc Nhà nước luôn quantâm đến công tác QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Tuy nhiên quan điểm,mức độ, phương pháp tiếp cận quản lý, kiểm soát rủi ro tùy từng giai đoạnkhác nhau Hiện nay hoạt động QLRR đã và đang được KBNN tích cực triểnkhai trên các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của ngành.Dù vậy có rất ít cáccông trình khoa học nghiên cứu về QLRR trong hoạt động nghiệp vụ KBNNnói chung và hoạt động kiểm soát chi NSNN nói riêng
6.1 Các bài báo trên tạp chí khoa học
a) Dương Công Trinh (2018) [16], “Nhận diện rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, Số 188
(2/2018)
Bài báo phân tích sự cần thiết và tầm quan trọng của quản lý rủi rotrong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.Khái quát các cơ sở pháp lýthực hiện QLRR trong hoạt động nghiệp vụ KBNN và hiệu quả của nó đối vớitừng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ KBNN.Trên cơ sở nhận diện rủi ro phátsinh từ một số nghiệp vụ cụ thể bài báo đề xuất các giải pháp phòng ngừa vàquản lý rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ KBNN
b) Nguyễn Văn Quang (2018) [13], “Xây dựng Khung Quản lý rủi ro
hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia,
Số 188 (2/2018)
Bài báo tập trung nghiên cứu về công cụ quản lý rủi ro trong lĩnh vựcquản lý sử dụng ngân quỹ nhà nước tại KBNN Trên cơ sở Nghị định số24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngânquỹ nhà nước, bài báo phân tích những nghiên cứu về Khung quản lý rủi rotrong lĩnh vực quản lý ngân quỹ nhà nước Bài báo đã đề xuất quy trình quảnlý rủi ro hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước qua 04 bước: Nhận dạng rủi
ro, Đánh giá / Đo lường rủi ro; Xử lý rủi ro; Theo dõi và báo cáo
Trang 18Các bài báo khoa học trên nhìn chung đã đề cập nghiên cứu đến rủi rovà quản lý rủi ro trong nghiệp vụ KBNN Tuy nhiên trong khuôn khổ của mộtbài báo tác giả mới chỉ ra các vấn đề sơ lược nhất, chưa trình bày một cách cụthể, đầy đủ và chủ yếu tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ thực tiễnmà chưa cung cấp đầy đủ những cơ sở lý luận khoa học để có cơ sở vữngchắc cho sự đối chiếu liên hệ với thực tiễn Cũng chưa có bài báo nào đi sâunghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro của một đơn vị KBNN địa phương cụ thểhay liên quan đến đơn vị mà đề tài lựa chọn nghiên cứu.
6.2 Các luận văn thạc sỹ được công bố tại trường Đại học Duy Tân có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trong các luận văn thạc sỹ đã được công bố tại Trường Đại học DuyTân chưa có luận văn nào trực tiếp nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi rotrong hoạt động kiểm soát chi hay trong một lĩnh vực hoạt động nghiệp vụnào khác của KBNN
Tuy nhiên liên quan đến một phần đối tượng nghiên cứu là hoạt độngnghiệp vụ kiểm soát chi tại KBNN Đà Nẵng mà đề tài sẽ nghiên cứu cónhững luận văn nghiên cứu về kiểm soát chi thường xuyên và đầu tư xâydựng cơ bản qua KBNN Đà Nẵng:
(a) Bùi Thị Lý Hương (2014), ‘‘Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sơn Trà”
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu về công tác kiểm soát chithường xuyên qua một đơn vị KBNN cấp quận huyện trực thuộc KBNN ĐàNẵng, vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN chưa đượctác giả đề cập nghiên cứu
(b) Lê Thanh Tùng (2016), ‘‘Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng’’
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu về công tác kiểm soát chi đầu tư
Trang 19xây dựng cơ bản qua KBNN Đà Nẵng, vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro trongkiểm soát chi NSNN chưa được tác giả đề cập nghiên cứu
Ngoài ra, có một số luận văn thạc sỹ tại Đại học Duy Tân nghiên cứu
về các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ KBNN nhưng mỗi luận văn chỉ giới hạn,tập trung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện về một lĩnh vực hoạt động nghiệp
vụ cụ thể mà chưa đề cập nghiên cứu đến vấn đề rủi ro và QLRR trong hoạtđộng nghiệp vụ đó
6.3 Các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
(a) Nguyễn Văn Quang (2018) [12], “Xây dựng Khung quản lý rủi ro
trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước”, Đề tài cấp ngành, Kho bạc Nhà
nước Việt Nam
Đề tài đã khái quát được hệ thống các lý luận, kinh nghiệm, thực tiễn
về quản lý ngân quỹ nhà nước và về quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụngngân quỹ nhà nước Qua kinh nghiệm của một số quốc gia như New Zealand,Australia, Canada, rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong hoạtđộng quản lý sử dụng ngân quỹ nhà nước cho KBNN Việt Nam
Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hìnhquản lý hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi giai đoạn từ
1990 đến 2016, để làm rõ những nội dung về quản lý rủi ro mà KBNN đã ápdụng, qua đó đánh giá được những thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế
để đề xuất Khung quản lý rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nướcgóp phần quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả, có thể kiểm soát, ngănngừa và giảm thiểu đến mức tối đa các tổn thất có thể xảy ra
Đồng thời, tác giả đã xây dựng được Khung quản lý rủi ro trong hoạtđộng sử dụng ngân quỹ nhà nước gồm 8 cấu phần khá cụ thể: mục đích,khuôn khổ pháp lý, tuyên bố chung về rủi ro, các nguyên tắc cơ bản, định
Trang 20nghĩa rủi ro, tổ chức bộ máy và các biện pháp quản lý rủi ro, đồng thời đưa
ra kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, những đề xuất, kiến nghị nàymang tính khả thi, đáp ứng mục đích nghiên cứu cũng như giúp cho KBNN
có cơ sở để xây dựng những công cụ quan trọng trong hoạt động quản lýngân quỹ nhà nước
(b) Cao Cự Nhâm (2018) [11], “Giải pháp quản lý rủi ro trong công tác
kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước””, Đề tài cấp
ngành, Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề có tính lý luận về rủi ro và quản lýrủi ro trong kiểm soát chi NSNN Đề tài cũng đã làm rõ được thực trạng vềquản lý rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN thông qua cácvấn đề như: Khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy qua các thời kỳ và làm rõ chứcnăng, nhiệm vụ của các đơn vị trong hoạt động kiểm soát chi NSNN, qua đóđánh giá những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát chi nhất là giaiđoạn sau khi thống nhất đầu mối kiểm soát chi trong phạm vi cả nước từtháng 10/2017 Thống kê được thực trạng công tác quản lý rủi ro qua nhữngvấn đề có liên quan như: Cơ sở pháp lý, Bộ máy quản lý, Quy trình quản lýrủi ro, Khung quản lý rủi ro… Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế trong lĩnh vực này Trên cơ sở đó, đề tài đã
đề xuất 4 nhóm giải pháp QLRR trong công tác kiểm soát chi NSNN: (1) Giảipháp đối với kiểm soát chi NSNN (2) Giải pháp đối với quản lý rủi ro trongkiểm soát chi NSNN (3) Giải pháp trong công tác thanh tra, kiểm tra hệthống KBNN (4) Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác xử phạtVPHC trong lĩnh vực KBNN
Đây là đề tài cấp ngành duy nhất đến thời điểm hiện tại trực tiếp nghiêncứu về quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN Tuy nhiên, đốitượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLRR ở toàn hệ thống KBNN, chưa
Trang 21tập trung nghiên cứu về công tác QLRR ở một đơn vị KBNN cấp tính, cũngnhư chưa đi sâu vào xây dựng Khung kiểm soát quản lý rủi ro để các côngchức làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN tham chiếu áp dụng trong quá trìnhgiải quyết công việc
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể thấy đến nay, chưa
có nghiên cứu nào nghiên cứu về QLRR trong hoạt động nghiệp vụ tại KBNNĐà Nẵng;cũng chưa có nghiên cứu nào đặt trọng tâm vào rủi ro và quản lý rủi
ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng Bên cạnh đó,các đối tượng nghiên cứu của đề tài như hoạt động kiểm soát chi NSNN quaKBNN, thời gian vừa qua đã có những thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức bộ máy,
cơ chế kiểm soát, quy trình nghiệp vụ theo mô hình “Giao dịch viên chuyênsâu” trong điều kiện triển khai Dịch vụ công trực tuyến KBNN cấp độ 3,4
Trang 22CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1.1 Khái quát về rủi ro
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạmtrù này Hiện nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, vẫn có rấtnhiều những khái niệm về rủi ro với quan điểm, trường phái khác nhau.Những trường phái khác nhau đưa ra những khái niệm rủi ro khác nhau.Những định nghĩa này rất đa dạng, phong phú, có thể kể đến như sau:
Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cốkhông mong đợi
Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên cóthể đo lường được bằng xác suất
Rủi ro là sự không đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thựckhác với kết quả dự đoán;
Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được
Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 31000:2018 [18] về quản lý rủi rođịnh nghĩa:“Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn tới mục tiêu Ảnhhưởng là sự sai lệch so với dự kiến Ảnh hưởng có thể tích cực, tiêu cựchoặc cả hai và có thể được giải quyết, có thể tạo ra hay dẫn đến cơ hội vàmối đe dọa”
Như vậy, các định nghĩa có sự thống nhất là rủi ro thường gắn với sựkhông chắc chắn, sự bất định, đó là thuộc tính cơ bản của rủi ro; Rủi ro được
đo lường về tác động và khả năng xảy ra; mức độ rủi ro là khác nhau và hậu
Trang 23quả do một hoặc nhiều nguyên nhân
Rủi ro thường đi kèm với xác suất xảy ra theo những mức độ, khả năngnhất định Rủi ro thường bao gồm 03 yếu tố cấu thành, đó là: xác suất xảy ra,khả năng ảnh hưởng đến đối tượng và thời lượng ảnh hưởng
Rủi ro là không thể tránh khỏi và hiện diện gần như trong tất cả mọitình huống mà con người gặp phải, trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày,trong hoạt động của các tổ chức và tư nhân
Việc nghiên cứu rủi ro và QLRR, giúp tìm ra được những biện phápphòng ngừa, né tránh những rủi ro thuần túy, hạn chế những thiệt hại do rủi rogây ra, đồng thời tìm ra những biện pháp để triệt tiêu rủi ro
1.1.1.2 Phân loại rủi ro
Tùy thuộc vào việc chọn tiêu chí khác nhau mà có nhiều loại rủi rokhác nhau và cũng tạo ra nhiều cách phân loại khác nhau
Một số cách phân loại rủi ro truyền thống:
* Rủi ro động và rủi ro tĩnh
- Rủi ro động: là những rủi ro liên quan đến sự luôn thay đổi, đặc biệt làtrong nền kinh tế Đó là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưngcũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất
- Rủi ro tĩnh: là những rủi ro, mà hậu quả của nó chỉ liên quan đến sự
xuất hiện tổn thất hay không, chứ không có khả năng sinh lời, và không chịusự ảnh hưởng của những thay đổi trong nền kinh tế Những rủi ro tĩnh thườngliên quan đến các đối tượng: tài sản, con người, trách nhiệm dân sự
* Rủi ro cơ bản và rủi ro cá biệt
- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân nằm
ngoài tầm kiểm soát của con người và gây ảnh hưởng đến số đông người Đólà các rủi ro, nguyên nhân của hầu hết các hiện tượng kinh tế, xãhội, chính trị
Nó tác động trên một vùngrộng lớn hay tất cả dân số, chẳng hạn như chiến
Trang 24tranh, động đất
- Rủi ro cá biệt: là các rủi ro phát sinh từ một số các hiện tượng cábiệt.Vídụ: rủi ro do cháy nhà, bị cướp của
* Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh
- Rủi ro nội sinh: là rủi ro phát sinh do những nguyên nhân nội tại của
đối tượng, sự kiện Chẳng hạn rủi ro của một dự án phát sinh do quy mô, độphức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết kế vàxây dựng, hệ thống tổ chức quản lý dự án là những nguyên nhân nội sinh
- Rủi ro ngoại sinh: là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên.
Những nhân tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn
có của lao động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hưởng củathời tiết
*Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
- Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổnthất về kinh tế.Loại rủi ro này có đặc điểm, nếu xảy ra thường đưa đến kết quảmất mát hoặc tổn thất
- Rủi ro suy đoán hay rủi ro đầu cơ: là loại rủi ro do ảnh hưởng củanhững nguyên nhân khó dự đoán, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, thường xảy ratrong thực tế Rủi ro này đồng thời tồn tại cơ hội và nguy cơ
1.1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro
Trên thế giới, QLRR đã được áp dụng và đạt được những thành công
Trang 25tại cả khu vực tư nhân và khu vực công Việc áp dụng QLRR trong khu vựccông giúp xác định được những lĩnh vực có rủi ro với mức độ, thang bậc nhấtđịnh để từ đó hỗ trợ cho việc ra quyết định xử lý rủi ro trong điều kiện phân
bổ nguồn lực một cách hợp lý
Trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 31000:2018 [8] về quản
lý rủi ro, khái niệm QLRR được hiểu là “Các hoạt động có phối hợp để định
hướng và kiểm soát một tổ chức về rủi ro”
Vậy, hiểu một cách khái quát nhất, QLRR là các hoạt động và phươngpháp được sử dụng nhằm giúp một tổ chức trong việc đối phó, kiểm soátnhững sự kiện có thể xảy ra và hậu quả của nó có thể ảnh hưởng đến khả năngđạt được những mục tiêu đặt ra của tổ chức đó Cụ thể hơn, QLRR là quátrình nhận dạng, đánh giá, đo lường, giảm thiểu ảnh hưởng của các sự kiện cóthể xảy ra khi tổ chức thực hiện các biện pháp, kế hoạch hoặc công cụ nhằmđạt được các mục tiêu đặt ra
QLRR là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, hệthống và liên tục nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểunhững tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, hoặc tối đa hóaviệc khai thác các cơ hội
1.1.2.2 Vai trò của quản lý rủi ro
QLRR giúp tổ chức hoạt động ổn định, từ đó đạt được mục tiêu đặt racủa tổ chức đó Ngoài ra, QLRR còn giúp các nhà quản lý xây dựng cácphương án hoạt động đúng đắn, phù hợp
1.1.2.3.Quy trình quản lý rủi ro
Quy trình QLRR cần đảm bảo tính hệ thống, liên tục và thống nhấtchung để từ đó nhằm tiếp cận và thực hiện phương pháp luận đúng chuẩnmực về hiện thực hóa QLRR Quy trình này chính là một phương pháp luận
có tính chu kỳ lặp theo vòng tròn khép kín, trong đó có những bước công việc
Trang 26được định danh cụ thể, hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định nghiệp vụ thôngqua phân tích bản chất của rủi ro, xem xét các tác động có thể của rủi ro, xácđịnh cơ sở cho các quyết định quản lý trong điều kiện hài hòa với các nguồnlực được phân bổ, cũng như với thứ tự ưu tiên của các biện pháp xử lý
Quy trình được mô tả theo Sơ đồ QLRRsau:
Xây dựng môi trường thông tin - Thiết lập bối cảnh quản lý: Giai
đoạn này xác định bối cảnh diễn ra hoạt động QLRR, các mục tiêu của việcphân tích các đối tượng quản lý, và những rủi ro cần được quản lý Việc xácđịnh đối tượng cần quản lý sẽ giúp xây dựng thước đo chuẩn cho toàn bộ quytrình QLRR Kết quả của giai đoạn này sẽ là một báo cáo mô tả môi trườnghoạt động của QLRR, xác định các tiêu chí và thước đo cho giai đoạn đánhgiá rủi ro
Đánh giá rủi ro - Xác định rủi ro: Bước này chỉ ra và ghi lại tất cả
những rủi ro tiềm ẩn thông qua một quy trình mang tính hệ thống, theo đó chỉ
ra những rủi ro có thể phát sinh, lý do vì sao và cách thức phát sinh rủi ro, từ
đó hình thành cơ sở để phân tích sâu hơn những rủi ro đó Kết quả xác địnhđược danh mục các rủi ro, phạm vi tác động của rủi ro
Đánh giá rủi ro - Phân tích rủi ro: Bước này sử dụng dữ liệu và
thông tin nhằm lượng hóa các kết quả, hậu quả có thể xảy đến nếu có rủi ro và/hoặc nếu không xác định được rủi ro cụ thể Kết quả xác định cấp độ dự kiếncủa rủi ro trên cơ sở định lượng và định tính, hoặc kết hợp cả hai loại trên
Đánh giá và xếp thứ tự các rủi ro: Giai đoạn này thực hiện việc so
sánh các rủi ro đã được đánh giá với các tiêu chí chủ đạo đã được xác định từtrước, sử dụng các nguồn lực theo dự kiến để chuẩn bị hoặc ngăn ngừa hoặcđối phó với rủi ro
Kết quả giai đoạn này là lượng hóa, sắp xếp rủi ro theo các cấp độ củarủi ro, kết nối rủi ro với các đơn vị có thể xảy ra rủi ro để các đơn vị đó có
Trang 27trách nhiệm trong việc tìm cách giảm thiểu rủi ro và theo dõi rủi ro.
Giải pháp xử lý rủi ro: Xử lý rủi ro là việc tìm cách giảm khả năng
hoặc hậu quả của rủi ro bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm soát và tácnghiệp nhằm thay đổi mức độ rủi ro để phù hợp với khả năng chấp nhậnđược Tùy thuộc loại rủi ro mà áp dụng phương pháp xử lý rủi ro phù hợp
Giám sát, rà soát: Theo dõi và rà soát, đánh giá là bước công việc phải
thực hiện ở tất cả các giai đoạn trong quy trình QLRR nhằm trả lời cho cáccâu hỏi sau:
Các kết luận về rủi ro còn nguyên giá trị hay không ?
Rủi ro nào mới xuất hiện?
Tính hiệu quả, hiệu lực của biện pháp xử lý nhằm tối thiểu hóa rủi ro? Tính phù hợp của biện pháp kiểm soát quản lý ?
Tính tuân thủ quy định, quy trình của biện pháp xử lý ?
Hệ thống sẽ có thể được cải tiến nâng cao như thế nào?
Lưu trữ, cung cấp thông tin và tư vấn: Việc cung cấp thông tin và tư
vấn với các đơn vị bên trong ngành hay ngoài ngành cần được thực hiện vớimỗi công đoạn cũng như thực hiện đối với toàn bộ quy trình QLRR đảm bảotính hiệu quả và minh bạch
1.1.3 Nguyên tắc quản lý rủi ro
Mục đích của quản lý rủi ro là tạo lập và bảo vệ giá trị Quản lý rủi rolà quá trình cải tiến kết quả thực hiện, khuyến khích đổi mới và hỗ trợ việc đạtđược các mục tiêu
Theo Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 31000:2018 [18] về quản lýrủi ro, Quản lý rủi ro có hiệu lực, đòi hỏi phải đảm bảo các yếu tố sauđây:“Được tích hợp; Có cấu trúc và toàn diện;Được tùy chỉnh; Sự tham gia;Tính động; Thông tin sẵn có tốt nhất; Yếu tố con người và văn hóa; Cải tiếnliên tục
Trang 28Các nguyên tắc này là nền tảng cho việc quản lý rủi ro và cần đượcxem xét khi thiết lập khuôn khổ quản lý rủi ro và các quá trình quản lý rủi rocủa tổ chức Những nguyên tắc này cần cho phép tổ chức quản lý ảnh hưởngcủa sự không chắc chắn tới các mục tiêu của mình.
1.2 KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1.Khái niệm ngân sách nhà nước
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm NSNN, tùy theoquan điểm của các tác giả thuộc các trường phái kinh tế khác nhau, hoặc tùytheo mục đích nghiên cứu khác nhau
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN là mộtvăn kiện tài chính, mô tả các khoản thu, chi của chính phủ, được thiết lậphàng năm
Các nhà kinh tế học hiện đại phương Tây khái niệm, NSNN là quỹ tiền
tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước Cácnhà kinh tế Trung Quốc cho rằng, NSNN là kế hoạch thu, chi tài chính hàngnăm của nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp luật quy định
Ở Việt Nam, khái niệm ngân sách nhà nước được xác định trong LuậtNgân sách Nhà nước vàđược Quốc hội thông qua Theo điều 4 - Luật NSNNsố 83/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015(Luật NSNN2015) [14]:“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nướcđược dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước”
Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam gồm ngân sách Trung ương vàngân sách địa phương Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấpchính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)
Trang 291.2.2 Chi ngân sách Nhà nước
1.2.2.1 Khái niệm và phân loại chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNNnhằm trang trải những nhu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảmquốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ củaNhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Chi NSNN có quy mô và mức độ rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, ởnhiều địa phương và ở tất cả các cơ quan công quyền
Quá trình chi trả, cấp phát quỹ NSNN được hiểu là quá trình cungcấp vốn từ NSNN, với đặc trưng là số vốn cung cấp đó có thể được hìnhthành từ nhiều loại quỹ khác nhau trước khi chúng được đưa vào sử dụng,thông thường giữa thời gian cung cấp và thời gian sử dụng có khoảng cáchnhất định
Quá trình sử dụng quỹ NSNN cũng là quá trình cung cấp vốn từ NSNNsang, nó có đặc trưng là sự cung cấp đó không có khả năng hình thành cácquỹ tiền tệ khác mà nó trực tiếp sử dụng cho các công việc đã định sẵn củaNhà nước
Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo nhữngtiêu thức nhất định vào các nhóm, các lĩnh vực chi Theo Khoản 2, Điều 5,Luật NSNN 2015 [14] xác định “Chi ngân sách nhà nước bao gồm: Chi đầu
tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi việntrợ; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật“.Trong khuôn khổ đề tàinày, chỉ tập trung nghiên cứu 02 nội dung chi chủ yếu là Chi thường xuyên vàChi đầu tư xây dựng cơ bản
- Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạtđộng của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợhoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của
Trang 30Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của NSNN để thực hiệncác chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương
trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là công cụ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ kinh tế – xãhội của nhà nước để bổ sung thêm, các nhân tố về lực lượng sản xuất, khảnăng tích luỹ của nền kinh tế, để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhànước, đáp ứng các nhu cầu phát triển của dịch vụ xã hội; y tế, văn hoá, giáodục Mỗi chế độ, chi NSNN có những nội dung, cơ cấu khác nhau Songnhìn chung chi NSNN đều có những đặc điểm sau đây:
Một là, chi NSNN gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
Nhà nước Mức độ và phạm vi chi NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của Nhànước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
Hai là, chi NSNN mang tính pháp lý cao, cơ cấu nội dung và mức độ
các khoản chi NSNN do Quốc hội quy định
Ba là, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN thể hiện ở tầm vĩ mô và
mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
an ninh quốc phòng
Bốn là, chi NSNN là hình thức cấp phát trực tiếp của nhà nước vào các
lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội và không hoàn trả
Năm là, mọi hoạt động thu, chi NSNN đều được thực hiện thông qua hệ
thống KBNN
1.2.2.3.Hình thức chi trả các khoản chi từ NSNN:Bao gồm:
- Chi trả theo hình thức rút dự toán
- Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền
Trang 31Trong khuôn khổ đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu các rủi ro và quátrình quản lý rủi ro đối với nội dung chi trả theo hỉnh thức rút dự toán của cácđơn vị có quan hệ giao dịch với KBNN, cụ thể: Cơ quan hành chính nhànước; Đơn vị sự nghiệp công lập; Tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhànước hỗ trợ kinh phí thường xuyên và đối tượng khác theo hướng dẫn riêngcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.2.3 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước
1.2.3.1 Khái niệm
Kiểm soát chi NSNN là hệ thống các hoạt động, cơ chế, chính sáchquan trọng trong quá trình thực hiện quản lý chi NSNN Hoạt động kiểm soátchi NSNN được thực hiện nhằm đảm bảo tính tuân thủ các cơ chế, chính sách,chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành - của các chủ thể (các đơn vị, tổ chức, cá nhân) sử dụngNSNN, tại tất cả các khâu của quá trình chi NSNN; thông qua đó điều chỉnhhoạt động chấp hành dự toán chi ngân sách của các chủ thể, nhằm đảm bảocác khoản chi NSNN đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng yêu cầu và đạtđược các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra ban đầu
Kiểm soát chi NSNN chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát đối với các khoản chi NSNN diễn ratại các khâu của quá trình chi ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành dự toán,đến quyết toán NSNN, nhằm đảm bảo mỗi khoản chi NSNN, được thực hiệnđúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định và cóhiệu quả kinh tế - xã hội
Ở góc độ chức năng, nhiệm vụ của KBNN, Kiểm soát chi NSNN quaKBNN là việc kiểm tra, kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN như chithường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi khác theo quy định của các
Trang 32chính sách, chế độ, định mức quy định.
1.2.3.2 Chủ thể thực hiện chức năng kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướngChính phủ [15]:“KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chứcnăng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngânsách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổngkế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước vàcho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theoquy định của pháp luật”
Như vậy, hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả cáckhoản chi của ngân sách nhà nước.Tổ chức bộ máy KBNN thực hiệnchứcnăng kiểm soát chi ngân sách nhà nước được tổ chức theo 3 cấp: Trungương, Tỉnh, Huyện
1.2.3.3 Vai trò của hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước
KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo cácchính sách, tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nước quy định vàtrên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chínhtrong từng giai đoạn Đối với mỗi quốc gia hoạt động kiểm soát chi NSNN cóvai trò hết sức quan trọng:
Thứ nhất, kiểm soát chi có vai trò trong hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới:Theo kinh nghiệm quản lý NSNN của các nước và kiến
nghị của các tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chicủa NSNN chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiện cơ chế chi trả trực tiếp từ
cơ quan quản lý quỹ NSNN đến đối tượng thụ hưởng, kiên quyết không chuyểnkinh phí của NSNN qua các cơ quan quản lý trung gian Có như vậy mới có thểđảm bảo kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính ngân sách, góp phần nâng cao hiệu
Trang 33quả sử dụng kinh phí của NSNN và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, kiểm soát chi NSNN có vai trò trong công cuộc cái cách tài chính công: Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế
quản lý NSNN nói riêng đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo sửdụng tiết kiệm, có hiệu quả Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồnlực của NSNN chủ yếu là tiền của và công sức của nhân dân đóng góp, do đóbao giờ cũng có hạn và không thể chi tiêu một cách lãng phí Vì vậy, kiểmsoát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầucủa Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội Thực hiện tốt công tác này sẽ có ýnghĩa rất to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tàichính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêulãng phí, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính Quốc gia, ổn định tiền tệ,kiềm chế lạm phát Đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huyđược vai trò của các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan đến công tácquản lý và sử dụng NSNN KBNN chịu trách nhiệm chính trong việc kiểmsoát thanh toán các khoản chi thuộc NSNN cho các đối tượng sử dụng đúngvới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được nhà nước giao, góp phần lậplại kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách đã được Luật NSNN quy định
Thứ ba, kiểm soát chi NSNN nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý chi NSNN:Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế
- xã hội, công tác chi NSNN cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn Làmcho cơ chế quản lý chi NSNN nhiều khi không theo kịp với sự biến động vàphát triển của hoạt động chi NSNN
Mặc dù cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán tuy đã được thường xuyênsửa đổi và từng bước hoàn thiện nhưng chỉ có thể quy định được những vấn
đề chung nhất, mang tính nguyên tắc, không thể bao quát hết được tất cả cáchiện tượng phát sinh trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước Vì vậy
Trang 34không phải lúc nào tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước cũng đủ cơ sởpháp lý để được kiểm tra kiểm soát một cách toàn diện Một số nhân tố quantrọng như: Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu còn xa rời thực tế, thiếuđồng bộ, thiếu căn cứ để thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợpvà chặt chẽ với một số lĩnh vực, công tác kế toán, quyết toán cũng chưa thựchiện nghiêm túc, đã tạo kẽ hở cho một số không ít đơn vị và cá nhân đã tìmcách lợi dụng, tham ô, trục lợi, gây lãng phí tài sản và công quỹ của Nhà nước.
Từ thực tế trên đòi hỏi vai trò kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình chi tiêu đểphát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của đơn vị sử dụngngân sách nhà nước, đồng thời có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi
bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quảnlý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn
Thứ tư, kiểm soát chi góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của ĐVSDNS, chủ đầu tư: Một thực tế là hầu hết các đơn vị thụ hưởng NSNN,
thường là phải sử dụng hết số kinh phí được cấp, ít quan tâm đến việc phải sửdụng kinh phí đó có hiệu quả, đúng mục đích Một số đơn vị lập hồ sơ, chứng
từ thanh toán không đúng chế độ quy định Vì vậy, các khoản chi từ NSNNđược kiểm tra, kiểm soát bởi một cơ quan chức năng có thẩm quyền độc lập,khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý sẽ kịp thời chấn chỉnh,ngăn chặn các sai sót, sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụngkinh phí NSNN của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo mọi khoản chi được tiếtkiệm, hiệu quả
1.3 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3.1 Rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước
1.3.1.1 Khái niệm
Trong hoạt động KSC của mỗi đơn vị KBNN, rủi ro có thể xuất hiện ở
Trang 35bất kỳ khâu nào, bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.Rủi ro tiềm ẩn từ hồ sơ thủ tục đề nghị kiểm soát chi của tổ chức, ĐVSDNSchưa đầy đủ, chưa đủ điều kiện thanh toán, sai chế độ định mức, vi phạm chế
độ chi NSNN đến quá trình kiểm soát, chấp nhận thanh toán và thực hiện chitrả của công chức KBNN Rủi ro có thể xảy ra đối với công chức KSC chưanắm chắc nghiệp vụ, kỹ năng KSC; ngại khó, ngại cải tiến, đổi mới; áp lựccủa chỉ tiêu, cấp trên và các đơn vị NSNN hay có động cơ muốn vụ lợi, không
có đủ thông tin khi ra quyết định…
Có thể hiểu một cách chung nhất, rủi ro trong hoạt động KSC NSNN lànguy cơ không tuân thủ pháp luật về NSNN, về quản lý chi NSNN và tiêuchuẩn, chế độ, định mức và quy trình thủ tục KSC NSNN
1.3.1.2 Những yếu tố phát sinh rủi ro trong hoạt động Kiểm soát chi ngân sách nhà nước
* Gian lận
Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin do một hay nhiềungười có chức năng thực hiện làm sai lệch thông tin nhằm mang lại lợi íchnào đó của người gian lận
Gian lận là một dạng sai phạm, một hành vi luôn có chủ ý, một hànhđộng lừa dối của những người có liên quan nhằm biển thủ tài sản, tham ô, chedấu tài sản, xuyên tạc thông tin với mục đích đem lại lợi ích cho bản thânngười gây ra gian lận
Hành vi gian lận luôn được che đậy một cách cố ý, tinh vi và luôn tồntại một cách tiềm ẩn trong mọi hoạt động kinh tế và hoạt động quản lý củaKBNN
Việc phát hiện và nhận biết các gian lận thường rất khó khăn do đượcche dấu một cách có chủ ý, tinh vi
Gian lận thường biểu hiện dưới dạng như:
Trang 36- Xuyên tạc, làm giả, sửa đổi chứng từ, tài liệu liên quan đến nội dungquản lý.
- Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ quảnlý làm sai lệch nội dung quản lý
- Cố ý áp dụng các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kếtoán, chính sách tài chính hay quyết định quản lý
- Cố ý tính toán sai về mặt số học để làm sai lệch thông tin hoặc đemlại lợi ích cá nhân
* Sai sót
Sai sót là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có ảnh hưởngđến thông tin hoặc kết quả quản lý
Sai sót thường biểu hiện dưới dạng như:
- Tính toán sai về số học hay ghi chép sai
- Bỏ sót hoặc hiểu sai dẫn đến làm sai lệch thông tin, nghiệp vụ do trình
độ hiểu biết còn hạn chế
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp, chính sách
do hạn chế về năng lực hoặc cập nhật không thống nhất, kịp thời các vănbản chế độ
* Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót
- Những vấn đề liên quan đến năng lực của người lãnh đạo:
+ Công tác quản lý bị một người hay một nhóm nhỏ độc quyền nắmgiữ, không có bộ phận giám sát độc lập
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát được tiến hành nhưng bị chi phối bởingười có quyền lực làm kết quả đánh giá bị sai lệch hoặc không đúng
+ Những yếu kém của bộ phậnthanh tra, kiểm tra, kiểm soát và các bộphận thực thi nhiệm vụ
+ Thiếu biên chế, không bố trí đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ nên dẫn
Trang 37đến một người phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc và có cơ hộilàm sai lệch hoặc không bao quát hết được nội dung công việc.
- Những vấn đề tác động từ bên ngoài:
+ Sức ép từ các đơn vị quản lý cấp trên
+ Sức ép về tiến độ thực thi nhiệm vụ
+ Hệ thống văn bản không phù hợp, đôi khi trái ngược nhau dẫn đếnviệc áp dụng không thống nhất
+ Các nhiệm vụ và sự kiện không bình thường
1.3.1.3 Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Từ hoạt động thực tiễn của KBNN, rủi ro trong hoạt động KSC NSNNđược nghiên cứu theo 3 nhóm chính sau:
* Rủi ro từ môi trường
Rủi ro từ môi trường là những rủi ro mang tính khách quan hoặc mộtphần chủ quan bị tác động do yếu tố khách quan mang lại Chẳng hạn như rủi
ro từ môi trường thiên nhiên (thiên tai, dịch bệnh ); rủi ro từ môi trường vănhóa (phong tục, tập quán ); rủi ro từ thể chế, chính sách; rủi ro từ nhận thứccủa mỗi con người thực thi
Trong hoạt động kiểm soát chi NSNN, rủi ro từ môi trường được biếtđến phổ biến là những rủi ro từ cơ chế chính sách, chế độ quản lý chi NSNNvà từ nhận thức của công chức KBNN trực tiếp tham gia vào quá trình hoạtđộng KSC, những người thực hiện quản lý chi NSNN tại ĐVSDNS
* Rủi ro từ hoạt động (rủi ro tác nghiệp)
Là rủi ro do quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, doyếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc các yếu tố, sự kiện từbên ngoài
Rủi ro từ hoạt động là một loại rủi ro thiên về tính chủ quan Là rủi ro
Trang 38phát sinh trong quá trình thực thi một nhiệm vụ, một quyết định mà ngườithực thi bỏ qua, làm sai so với quy trình một cách vô tình hay cố ý gây ranhững hậu quả về người, tài sản hoặc làm mất tính chính xác của thông tin
Loại rủi ro này tồn tại một cách phổ biến trong quá trình thực thi nhiệm
vụ và cũng là loại rủi ro gây hậu quả trực tiếp và nghiêm trọng có thể gây tổnthất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với đơn vị
Loại rủi ro này xảy ra với tần xuất cao ở tất cả các khâu trong quy trìnhhoạt động KSC, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và việc đảm bảo
an toàn tiền, tài sản nhà nước
* Rủi ro thông tin phục vụ quá trình ra quyết định
Rủi ro thông tin là rủi ro vừa mang tính chủ quan vừa mang tínhkhách quan
Rủi ro thông tin mang tính chủ quan là rủi ro xảy ra khi người xử lýthông tin tiếp cận, đánh giá và xử lý thông tin một cách chủ quan dẫn đến việcđưa ra các quyết định quản lý không phù hợp hoặc sai lầm
Rủi ro thông tin mang tính khách quan là rủi ro xảy ra khi vật mang tinđưa thông tin một cách không chính xác, không kịp thời dẫn đến việc đưa racác quyết định quản lý không phù hợp hoặc sai lầm
Loại rủi ro này xảy ra phổ biến trong quá trình duyệt chi của ĐVSDNSvà quá trìnhkiểm soát thanh toán chi trả các khoản chi NSNN của KBNN
1.3.1.4 Đặc điểm rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Rủi ro trong hoạt động KSC NSNN qua KBNN rất đa dạng và phứctạp Những nguy cơ rủi ro mới luôn xuất hiện, đặc biệt khi hoạt động kiểmsoát chi có sự thay đổi nào đó về cơ chế kiểm soát, hay tổ chức bộ máy, hayquy trình nghiệp vụ… Nhìn chung, rủi ro trong hoạt động KSC NSNN quaKBNN có những đặc điểm cơ bản sau:
- Rủi ro có nguy cơ xảy ra ở mọi khâu trong suốt quá trình thực hiện
Trang 39KSC Một nghiệp vụ KSC có thể xảy ra nhiều loại rủi ro với nhiều nguyênnhân khác nhau.
- Rủi ro trong KSC NSNN phần lớn là rủi ro tác nghiệp, mang tính chủ
quan do yếu tố con người, rất nhiều rủi ro khả năng xảy ra cao, thườngxuyên,tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thấp và không gâytổn thất tài chính;
- Rủi ro trong KSC NSNN thường xuất phát từ hành vi gian lận và sai
sót; nó có tính tiêu cực, gây ra những sự cố, tổn thất Vì vậy công tác xử lý rủi
ro chủ yếu là né tránh, phòng ngừa mà không thể bảo hiểm hay chuyển dịchrủi ro;
- Các rủi ro gây ra tổn thất về tài chính nghiêm trọng đều có nguyên
nhân chủ quan từ hành vi gian lận, mức độ thiệt hại tổn thất hoàn toàn có thể
đo lường được;
- Phần lớn các rủi ro trong KSC NSNN đều xác định trước được
nguyên nhân vì vậy có thể phòng ngừa và triệt tiêu nếu thực hiện tốt biệnpháp phòng ngừa
1.3.2.Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Quản lý rủi ro là việc thiết lập các giới hạn an toàn trong các hoạt động
cụ thể trên cơ sở sử dụng các công cụ nghiệp vụ nhằm nhận diện, phát hiện,
đo lường mức độ ảnh hưởng của các dạng rủi ro, thông qua đó thực hiện cáchoạt động phòng ngừa rủi ro, các biện pháp khắc phục khi có rủi ro phát sinh
Hoạt động quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN quaKBNN bao gồm hệ thống các công cụ để quản lý rủi ro sau đây:
(1) Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý rủi ro
Bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro trong KSC NSNN là tổ chức
bộ máy vận hành thông suốt và hoạt động theo thứ bậc hành chính, trong đó
Trang 40người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện quản lý rủi ro KSCNSNN chính là Tổng Giám đốc KBNN (đối với KBNN Trung ương), Giámđốc KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc KBNN cấphuyện Bộ máy hoạt động thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Bộ máy giúp việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro trong KSC NSNNlà các đơn vị, các phòng, bộ phận, công chức thuộc KBNN các cấp có liênquan đến lĩnh vực KSC NSNN
(2) Quy trình QLRR
Quy trình QLRR trong KSC NSNN được xây dựng và thực hiện theo
04 bước cơ bản:
- Bước 1: Nhận diện rủi ro Các nội dung nào ảnh hưởng đến chấtlượng hoạt động KSC NSNN qua KBNN cũng đều được nhận diện, xác địnhlà rủi ro Công tác nhận diện rủi ro được thực hiện dựa vào việc rà soát, kiểmtra các nội dung của hoạt động KSC NSNN
- Bước 2: Đánh giá/đo lường rủi ro Xác định tỷ lệ, khả năng các rủi rotrong KSC NSNN đó sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả của nó ra sao Từ đó,nắm rõ những trường hợp rủi ro phát sinh cụ thể, cách nó ảnh hưởng đến mụctiêu của hoạt động KSC NSNN
- Bước 3: Xây dựng các biện pháp quản lý/ kiểm soát rủi ro: Các biệnpháp quản lý, kiểm soát rủi ro trong KSC NSNN rất quan trọng nhằm giảmthiểu các rủi ro trong KSC NSNN Đây chính những công cụ, những kếhoạch, chiến lược và những quy trình áp dụng trong hoạt động KSC KSNN
- Bước 4: Theo dõi/xử lý và báo cáo rủi ro
Theo dõi, xử lý rủi ro là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát cácrủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động KSC NSNN.Phương án theo dõi, xử lý rủi ro trong KSC NSNN là phòng ngừa và giảmthiểu rủi ro đến mức tối thiểu nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng công tác