Trong quy trình quản lý chi ngân sách, việc thiết lập cơ chế kiểm soát chi NSNN khoa học, hợp lý góp phần trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phận của quy trình quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng còn bộc lộ những khiếm khuyết, kém hiệu quả, trong đó có kiểm soát chi thường xuyên. Thời gian qua Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách; góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Luật NSNN số 832015QH13 ngày 2562015, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí được ban hành ngày 26112013. Tuy nhiên, tình trạng buôn lỏng quản lý, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách dẫn đến thất thoát NSNN vẫn tiếp tục diễn ra. Công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Hải Lăng trong thời gian qua đã có những tín hiệu tích cực. Mặc dù vậy quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Quảng Trị là một trong những tỉnh còn nghèo, trong đó có huyện Hải Lăng, thu không đủ bù chi, nguồn thu chủ yếu dự vào nguồn cân đối ngân sách của cấp trên. Vì vậy, để đảm bảo kinh phí đáp ứng cho các nhu cầu thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn huyện thì việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên là vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Đây cũng là lý do của việc chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Hải Lăng”. nhằm mục đích trên cơ sở lý luận, đưa ra thực trạng và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hải Lăng đạt hiệu quả cao hơn.
Trang 1NGUYỄN TUẤN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HUYỆN HẢI LĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Ðà Nẵng – Năm 2019
Trang 2NGUYỄN TUẤN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HẢI LĂNG
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ VĂN NHÀN
Ðà Nẵng – Năm 2019
Trang 3Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Hải Lăng” là công trình nghiêncứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bốtrong bất ký công trình nào khác
Nguyễn Tuấn
Trang 4Trong quá trình thực hiện luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Hải Lăng”
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Đức Toàn,người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và có những ý kiến đóng góp quý báu giúp emhoàn thành khóa luận này
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô cùng các anh, chịKho bạc nhà nước Huyện Hải Lăng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợicần thiết để cho em có thể hoàn thành khóa luận của mình
Với sự hiểu biết và kinh nghiệm có phần hạn chế trong ngành Kho bạc nóiriêng và ngành Tài chính nói chung nên bản luận văn này không thể tránh khỏinhững thiếu sót
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ Thầy, Cô và bạn bè.Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019
Học viên
Nguyễn Tuấn
Trang 51.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài 3
6 Bố cục của luận văn 4
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước 5
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước 6
1.1.3 Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước 8
1.1.4 Điều kiện chi ngân sách nhà nước 9
1.2 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 10
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 10
1.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 11
1.2.3 Công cụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 14
1.2.4 Hình thức và phương thức chi trả các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN 16
1.2.5 Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện 20
1.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HUYỆN 21
Trang 6KBNN huyện 22
1.3.3 Kiểm soát chi thường xuyên và hồ sơ, thủ tục kiểm soát chi thường xuyên 28
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN 39
1.5 NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN 40
1.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HUYỆN 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 45
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HẢI LĂNG 46
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KBNN HUYỆN HẢI LĂNG 46
2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Hải Lăng 46
2.1.2 Khái quát về KBNN Hải Lăng 49
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức KBNN Huyện Hải Lăng 50
2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HUYỆN HẢI LĂNG 55
2.2.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng 55
2.2.2 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng 59
2.2.3 Hồ sơ, thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng 61
2.2.4 Kết quả đặt được và những hạn chế trở ngại trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hải Lăng 68
2.2.5 Kết quả từ chối thanh toán các khoản chi thường xuyên tại KBNN Hải Lăng……… 85
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HUYỆN HẢI LĂNG 88
Trang 7Huyện Hải Lăng 912.3.3 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN Hải Lăng 102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 106 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HẢI LĂNG 107 3.1 NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HẢI LĂNG……… 107
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong định hướng phát triển tài chính vàtăng cường quản lý NSNN 1073.1.2 Luật Ngân sách Nhà nước 1093.1.3 Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chínhquy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước 1093.1.4 Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020 1093.1.5 Mục tiêu, định hướng kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Hải Lăng đếnnăm 2020…… 114
3.2 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN HUYỆN HẢI LĂNG 118
3.2.1 Mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNhuyện Hải Lăng 1183.2.2 Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước quaKBNN huyện Hải Lăng 119
Trang 83.3.1 Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa” qua KBNN huyện Hải Lăng 119
3.3.2 Vận dụng cơ chế kiểm soát cam kết chi trong điều kiện triển khai hệ thống TABMIS…… 122
3.3.3 Tập trung kiểm soát các khoản chi NSNN có mức độ rủi ro cao 122
3.3.4 Hướng đến kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục những tồn tại của hình thức kiểm soát chi theo dự toán 123
3.3.5 Xây dựng phần mềm tin học quản lý giao nhận hồ sơ kiểm soát chi NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng 123
3.3.6 Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên 124
3.3.7 Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, khoán kinh phí hoạt động 124
3.3.8 Tăng cường cơ sở vật chất, tiến tới số hóa, hiện đại hóa các nghiệp vụ thanh toán nhằm phục vụ tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 126
3.3.9 Nâng cao ý thức chấp hành chi ở đơn vị sử dụng ngân sách 127
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HUYỆN HẢI LĂNG 127
3.4.1 Đối với Kho bạc Nhà nước 127
3.4.2 Đối với UBND tỉnh Quảng Trị 128
3.4.3 Đối với Bộ Tài chính 129
3.4.4 Đối với UBND huyện Hải Lăng 130
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 131
KẾT LUẬN 132 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Cán bộ công chức
Trang 10Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Hải Lănggiai đoạn 2016-2018 47Bảng 2.2 Trình độ cán bộ thực hiện kiểm soát chi thường xuyên thuộc KBNNhuyện Hải Lăng năm 2018 55Bảng 2.3 Số liệu chi thanh toán cá nhân qua KBNN Hải Lăng giai đoạn 2016-2018 69Bảng 2.4 Số liệu chi nghiệp vụ chuyên môn qua KBNN Hải Lăng giai đoạn 2016-2018 72Bảng 2.5 Số liệu chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định qua KBNN Hải Lăng giaiđoạn 2016-2018 83Bảng 2.6 Kết quả công tác từ chối thanh toán các khoản chi thường xuyên tạiKBNN Hải Lăng từ năm 2016 đến 2018: 86
Trang 11Hình 1.1 Sơ đồ quy trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ chi thường xuyênNSNN qua KBNN theo đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua hệthống KBNN 24Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức KBNN Huyện Hải Lăng 52Hình 2.2 Sơ đồ quy trình giao dịch và luân chuyển chứng từ chi thường xuyênNSNN qua KBNN huyện Hải Lăng 56Hình 2.3 Quy trình kiểm soát thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN HảiLăng 60Hình 2.4 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên “một cửa” qua KBNN huyện HảiLăng 121
Trang 12MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quy trình quản lý chi ngân sách, việc thiết lập cơ chế kiểm soát chiNSNN khoa học, hợp lý góp phần trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồnlực tài chính Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phậncủa quy trình quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêngcòn bộc lộ những khiếm khuyết, kém hiệu quả, trong đó có kiểm soát chi thườngxuyên
Thời gian qua Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luậtnhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách; góp phần thực hành tiết kiệm,chống lãng phí Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, có hiệu lực thi hành
từ năm ngân sách 2017 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí được ban hànhngày 26/11/2013 Tuy nhiên, tình trạng buôn lỏng quản lý, vi phạm nguyên tắcquản lý tài chính, ngân sách dẫn đến thất thoát NSNN vẫn tiếp tục diễn ra
Công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Hải Lăngtrong thời gian qua đã có những tín hiệu tích cực Mặc dù vậy quá trình thực hiệncông tác kiểm soát chi thường xuyên ngân NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng vẫncòn những tồn tại, hạn chế nhất định Quảng Trị là một trong những tỉnh còn nghèo,trong đó có huyện Hải Lăng, thu không đủ bù chi, nguồn thu chủ yếu dự vào nguồncân đối ngân sách của cấp trên Vì vậy, để đảm bảo kinh phí đáp ứng cho các nhucầu thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn huyện thì việc hoànthiện công tác kiểm soát chi nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên
là vấn đề cấp thiết đang đặt ra Đây cũng là lý do của việc chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Hải Lăng” nhằm mục đích trên cơ sở lý luận, đưa ra thực trạng và kiến nghị
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sáchNhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hải Lăng đạt hiệu quả cao hơn
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soátchi NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng, cũng như yêu cầu đổi mới của công tácquản lý NSNN trong thời gian tới Từ đó rút ra các nguyên nhân và đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, phù hợp với quá trình cảicách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn củacông tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
- Phạm vi nghiên của đề tài là công tác kiểm soát các khoản chi thườngxuyên qua KBNN huyện Hải Lăng
+ Không gian: nghiên cứu số liệu chi thường xuyên trong hệ thống KBNNhuyện Hải Lăng
+ Thời gian: số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 3 năm 2018
+ Nội dung: tập trung vào các vấn đề về các khoản mục chi; các cơ chế, quytrình kiểm soát chi thường xuyên NSNN
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin; các quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phân tích-tổng hợp, thống kê
mô tả so sánh, phân tích tỷ lệ, v.v, nhằm đưa ra các căn cứ, số liệu minh họa cácluận điểm đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện Trong quá trìnhnghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đồng thời tham khảo các tài liệu,các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến nội dung nghiêncứu, cũng như sử dụng các số liệu tham khảo từ các cơ quan hữu quan
Trang 145 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao phù hợp với yêu cầu của côngcuộc cải cách hành chính và định hướng chiến lược phát triển kho bạc đến năm2015- 2020 Ngoài những hoàn thiện, đổi mới về cơ chế chính sách của Nhà nước;
đã có tham khảo nhiều bài viết, luận văn nghiên cứu về đề tài trên trong hệ thốngKho bạc Nhà nước Cụ thể như sau:
Bài viết của Nguyễn Đình Linh, về “Thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết
chi - Những đề xuất, kiến nghị” nêu lên một số vướng mắc phát sinh trong quá
trình thực hiện cam kết chi: cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, tổ chức thựchiện… từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể
Bài viết ngày 02/11/2018 của Hội đồng Khoa học và Công nghệ - Kho bạcNhà nước (KBNN) tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giảipháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN trong điều kiệnthực hiện Luật ngân sách nhà nước năm 2015 tại tỉnh Đắk Nông” PGS.TS.CVCC
Lê Hùng Sơn – Giám đốc Trường Nghiệp vụ Kho bạc làm Chủ tịch Hội đồngnghiệm thu
- Luận văn thạc sĩ: “Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi tiêu công qua
hệ thống KBNN Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mậu Hầu Trên cơ lý luận và khảosát thực tế, đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát chi tiêu công từ khi cóluật NSNN ra đời, làm rõ thêm về vai trò và vị thế của KBNN trong việc quản lý
và kiểm soát chi NSNN đồng thời đánh giá những kết quả đạt được và những tồntại từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi tiêu công
qua hệ thống KBNN.
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh với đề tài “Giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý NS nhà nước tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn
Minh Huy, Đà Nẵng năm 2014 Luận văn tập trung đến công tác quản lý thu, chiNSNN, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NS tại quận Hải Châu,thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên luận văn chưa đánh giá về công tác lập dự toán thu,
Trang 15chi NS, vì đây lập dự toán quyết định đến chất lượng quản lý, mà trước hết là quản
lý đúng dự toán được duyệt
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh với đề tài “Kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắc Nông”
của Lê Minh Tuấn, Đà Nẵng năm 2015 Luận văn tập trung đến công tác kiểm soátchi NSNN quan KBNN, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi
NS tại tỉnh Đắc Nông
Luận văn thạc sĩ kế toán với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”
của Thạc sỹ Trịnh Thị Thanh Hà, Đà Nẵng năm 2018 Luận văn tập trung đếncông tác kiểm soát chi NSNN quan KBNN, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiệncông tác kiểm soát chi NS tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
Về lý luận và thực tiễn, các tác giả đã nêu lên những vấn đề quan trọng liênquan đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; đãđánh giá kết quả đạt được, nhìn nhận khách quan những hạn chế và đề xuất nhữnggiải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ở những giác độ khác nhau Tuy nhiên tạiKho bạc Nhà nước huyện Hải Lăng hiện tại chưa có công trình nghiên cứu vềhoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nướchuyện
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Hải Lăng
Trang 16CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia Ngân sách nhànước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặtchẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khítvới tất cả các khâu của hệ thống tài chính Ngân sách nhà nước là công cụ huyđộng nguồn tài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụđiều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho sự ổn định phát triển đồng đều giữa cácnền kinh tế, và đảm bảo thu nhập cho người dân
Luật NSNN thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 13, ngày 25 tháng
6 năm 2015 định nghĩa: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi củaNhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước”
NSNN không chỉ liệt kê các khoản thu, chi của Nhà nước trong một giaiđoạn nhất định mà sâu xa hơn nó phản ánh các quan hệ phân phối cơ bản của nềntài chính quốc gia NSNN thể hiện trong mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa nhànước với các chủ thể của nền kinh tế trong quá trình hình thành, phân bổ và sửdụng NSNN; quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện cácmục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước
NSNN có hai nội dung cơ bản là thu NSNN và chi NSNN:
Thu NSNN gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào NSNN để đápứng các nhu cầu chi tiêu và nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước Cụ thể như sau (- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
Trang 17- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nướcthực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoảnphí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệpnhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Chi NSNN là quá trình nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trungđược vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội củaNhà nước trong từng công việc cụ thể Chi NSNN có quy mô rộng, bao gồm nhiềulĩnh vực, tại các địa phương và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Theo tiết 2, điều 5, chương I – Luật NSNN 2015: Chi đầu tư phát triển; Chi
dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Các khoản chikhác theo quy định của pháp luật
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảmhoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợhoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhànước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh (tiết 6 điều 4Luật NSNN 2015) Nói tóm lại, chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụngquỹ NSNN để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thườngxuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội
Trên thực tế chi thường xuyên NSNN nhằm duy trì hoạt động bình thườngcủa bộ máy nhà nước gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà nhà nướcđảm nhiệm
1.1.2.2 Đặc điểm chi thường xuyên NSNN
- Thứ nhất, nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyênđược phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý,giữa các năm trong kỳ kế hoạch
Trang 18Thể hiện tính ổn định của chi thường xuyên trong các hoạt động của Nhànước để thực hiện chức năng của Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội trong từngthời kỳ
Chi thường xuyên NSNN thể hiện ở sự ổn định trong các nội dung chi quacác năm Ngân sách như chi thanh toán cá nhân, chi hoạt động nghiệp vụ chuyênmôn, chi mua sắm, sửa chữa TCSĐ Sự ổn định còn thể hiện trong cơ cấu chithường xuyên NSNN thường không có sự biến động lớn, từ năm này sang nămkhác do các khoản chi nhằm đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh thường xuyên hằngnăm của bộ máy Nhà nước Trong cơ cấu tổng chi NSNN, chi thường xuyênNSNN luôn có tỷ trọng cao và ổn định so với các khoản chi khác của NSNN
- Thứ hai, hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụthể như chi cho đầu tư phát triển Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặtkinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự pháttriển bện vững của đất nước
Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nên tất yếu quá trìnhphân phối và sử dụng vốn NSNN luôn hướng vào đảm bảo hoạt động cho bộ máyquản lý Nhà nước Thực hiện yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả trong chi thường xuyênNSNN Nếu một khi bộ máy quản lý Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì
số chi thường xuyên sẽ giảm và ngược lại, nếu bộ máy quản lý Nhà nước cồngkềnh, hoạt động kém hiệu quả thì số chi thường xuyên khi đó rất lớn
- Thứ ba, việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người,
sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia
Trong từng niên độ ngân sách các khoản chi thường xuyên nhằm chủ yếutrang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, về an ninh quốc phòng, trật tự antoàn xã hội và các hoạt động sự nghiệp Kết quả hoạt động trên không tạo ra củacải vật chất hoặc không gắn với việc trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội ởmỗi năm Có thể coi đây là những khoản chi có tính chất tích lũy đặc biệt, có tácdụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra một môi trường kinh tế ổnđịnh, nâng cao chất lượng đời sống xã hội
Trang 191.1.3 Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Nội dung chi thường xuyên NSNN được phân biệt theo lĩnh vực chi, đốitượng chi và tính chất chi tiêu Cụ thể như sau:
Chi phân cấp trong các lĩnh vực, chi thường xuyên NSNN bao gồm các nộidung chi theo luật định, cụ thể như sau: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,phần giao địa phương quản lý; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp vănhóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sựnghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan quản
lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt độngcho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thựchiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theoquy định của pháp luật
Theo đối tượng chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm các nội dung chủyếu sau: Các khoản chi thanh toán chi cá nhân như: tiền lương, tiền công, phụ cấp,khen thưởng, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, học bổng cho học sinh sinh viên ;Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ như: dịch vụ công cộng, văn phòng phẩm,sách, báo, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, hội nghị …; Các khoảnchi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ, các chínhsách xã hội hay thực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước; Các khoản chi trả nợlãi, phí vay thuộc ngân sách Nhà nước; Các khoản chi khác
Theo tính chất của từng khoản chi, chi thường xuyên NSNN bao gồm cácnội dung sau: Chi thanh toán cho con người: như tiền lương, tiền công, phụ cấplương, chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên, chi đóng bảo hiểm xãhội cho người hưởng lương từ NSNN, chi tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoảnthanh toán cá nhân khác; Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đảm bảohoạt động thường xuyên của đơn vị thụ hưởng NSNN như chi văn phòng phẩm,chi trả dịch vụ công cộng, chi mua hàng hoá vật tư, công cụ dụng cụ dùng trong
Trang 20công tác chuyên môn của từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục
và các khoản khác Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các cơ quan, đơn vị ởmỗi ngành khác nhau chẳng hạn ở đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo là hoạtđộng giảng dạy, học tập và nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp văn hóa thông tin là hoạtđộng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắnvới di tích… ; Chi mua sắm, sửa chữa: chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị,phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác; Chi khác: làcác khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳng hạn như: chi hoàn thuế giá trịgia tăng, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước và các khoản khác
1.1.4 Điều kiện chi ngân sách nhà nước
Theo quy định của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 củaChính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số342/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ qui định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định chế độ kiểm soát, thanh toáncác khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10năm 2012 của bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chingân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
KBNN chỉ thực hiện thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN khi có
đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, các khoản chi đã có trong dự toán chi NSNN được giao, trừ cáctrường hợp sau:
- Cơ quan tài chính và KBNN tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi sau:chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, một số khoản chi cần thiết khác đểđảm bảo hoạt động của bộ máy Được quy định tại Điều 45 của Nghị định số60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Luật Ngân sách nhà nước
Trang 21- Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao, quy định tại Điều 54 củaNghị định số 60/2003/NĐ-CP theo quyết định của cấp có thẩm quyền và từ nguồn
dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều
Thứ tư, có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định
Trường hợp sử dụng kinh phí NSNN để mua sắm trang thiết bị, phương tiệnlàm việc và các công việc khác thuộc phạm vi phải đấu thầu thì phải có đầy đủquyết định trúng thầu hoặc quyết định chỉ định đơn vị cung cấp hàng hóa của cơquan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
1.2 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
* Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước là việc Kho bạcNhà nước sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra,kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước nhằm đảmbảo các khoản chi đó thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
do Nhà nước quy định và theo những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lýtài chính của Nhà nước
* Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN là quá trình các cơ quanchức năng của KBNN thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chithường xuyên NSNN theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do các cơ
Trang 22quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hìnhthức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn.
Đối với nước ta hiện nay, mục tiêu cụ thể của công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN tại KBNN là:
Một là, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, chống thất thoát, lãngphí hoặc sử dụng sai mục đích; giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích kinh tếgiữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể sử dụng vốn NSNN
Hai là, nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các ngành, cáccấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN Đặcbiệt, theo Luật NSNN quy định, hệ thống KBNN chịu trách nhiệm kiểm soát thanhtoán, chi trả trực tiếp từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng vớichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao, góp phần giữ vững kỷcương, kỷ luật tài chính
Ba là, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của nhữngđơn vị sử dụng kinh phí NSNN; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong công tácquản lý để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thờinhững cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý và kiểm soát chiNSNN ngày càng chặt chẽ và hiệu quả
1.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
- Cơ quan tài chính: bao gồm Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh có trách nhiệm:
+ Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dungtrong dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, không đúng chính sách,chế độ thì yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại;
+ Đảm bảo tồn quỹ ngân sách nhà nước các cấp để đáp ứng các nhu cầu chicủa ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trường hợp
Trang 23tồn quỹ ngân sách các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan tài chính đượcquyền yêu cầu (bằng vãn bản) Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán một sốkhoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đốiquỹ ngân sách nhà nước, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiệnnhiệm vụ chính được giao của đơn vị;
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước, trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồncho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báocáo, thì có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán
+ Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào hệ thống thông tin quản
lý ngân sách và kho bạc (sau đây gọi tắt là TABMIS) theo quy định về hướng dẫnquản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS
+ Đối với những khoản chi do cơ quan tài chính quyết định chi bằng hìnhthức “lệnh chi tiền”: Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nộidung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi đủ các điều kiện chi ngânsách; đồng thời, đảm bảo đúng đối tượng theo quy định
- Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I:
Có trách nhiệm giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc đảm bảođúng đối tượng, đúng nội dung thẩm tra của cơ quan Tài chính và đúng thời gianquy định Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào TABMIS theo quyđịnh về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng
hệ thống TABMIS
- Đơn vị sử dụng ngân sách:
+ Đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợthường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểmsoát của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước trong quá trình thực hiện dự toánngân sách được giao và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định Lậpchứng từ thanh toán theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định; chịu trách nhiệm về
Trang 24tắnh chắnh xác của các nội dung chi đã kê trên bảng kê chứng từ thanh toán gửiKho bạc nhà nước.
+ Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm:
* Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toánchi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụngNSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tắnh chắnh xác của các nội dung chitrên bảng kê chứng từ gửi KBNN
* Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức chi ngân sách; đúng định mức mua sắm, trang bị tài sản; đúngmục đắch, tiết kiệm, có hiệu quả Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tắnh chất và mức
độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chắnh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật
- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:
+ Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời cáckhoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định
+ Tham gia với cơ quan tài chắnh, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềntrong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng,
số dư kinh phắ cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại Kho bạcNhà nước
+ Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thôngbáo bằng vãn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm
về quyết định của mình trong các trường hợp sau:
* Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định
* Không đủ các điều kiện chi theo quy định tại Điều 3 Thông tư161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài Chắnh
Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theoquy định không phải gửi đến Kho bạc Nhà nước để kiểm soát
Trang 25+ Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của
cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp sau:
* Đảm bảo tồn quỹ ngân sách nhà nước các cấp để đáp ứng các nhu cầu chicủa ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫnthi hành Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật Trường hợp tồn quỹ ngânsách các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan tài chính được quyền yêu cầu(bằng văn bản) Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán một số khoản chi về muasắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ ngân sách nhànước, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính đượcgiao của đơn vị;
* Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước, trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồncho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báocáo, thì có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán
+ Cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước không tuân thủ thời gian quy định
về kiểm soát chi quy định khoản 3 Điều 7 (Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày02/10/2012 của Bộ Tài Chính) hoặc cố tình gây phiền hà đối với đơn vị sử dụngNSNN thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hànhchính theo quy định của pháp luật
1.2.3 Công cụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Một là, công cụ kế toán NSNN Kế toán NSNN là một trong những công cụquan trọng gắn liền với hoạt động quản lý NSNN của KBNN Nó có vai trò tíchcực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN Kế toánNSNN phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình thu, chi NSNN, qua đó cungcấp những thông tinh cần thiết để các cơ quan chức năng điều hành ngân sách cóhiệu quả cao Một trong những chức năng quan trọng của kế toán NSNN là hạchtoán kế toán, kiểm tra tình hình cấp phát kinh phí NSNN Nó là công cụ chủ yếu
để kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cụ thể, kế toán NSNN cung
Trang 26cấp số liệu tồn quỹ NSNN, số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn dự toán chi của đơn
vị sử dụng NSNN Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN xem xétcác khoản chi của đơn vị có đủ điều kiện hay không từ đó đưa ra quyết định cấpphát hay từ chối cấp phát Về nguyên tắc, các khoản chi thường xuyên của mỗiđơn vị sử dụng NSNN không được vượt quá số tồn dự toán của đơn vị đó vàkhông được vượt quá tồn quỹ NSNN
Hai là, công cụ mục lục NSNN.Hệ thống Mục lục NSNN là bảng phân loạicác khoản thu, chi NSNN theo hệ thống tổ chức nhà nước, ngành kinh tế và cácmục đích kinh tế - xã hội do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ công tác lập, chấphành, kế toán, quyết toán NSNN và phân tích các hoạt động kinh tế tài chính thuộckhu vực nhà nước
Mục lục NSNN là một trong những công cụ quan trọng, không thể thiếutrong quy trình kiểm soát chi Nội dung, kết cấu và cách sử dụng công cụ Mục lụcNSNN là một trong những cơ sở đánh giá khả năng quản lý NSNN của một quốcgia Hệ thống Mục lục NSNN có bao quát được các hoạt động kinh tế và các giaodịch kinh tế của Nhà nước thì việc thu thập, phân tích và xử lý số liệu mới đầy đủ;
từ đó cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho công tác lập dự toán NSNN, điềuhành, quản lý, kiểm soát NSNN; đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụviệc đề ra các quyết định phát triển kinh tế - xã hội
Ba là, công cụ định mức chi ngân sách Định mức chi ngân sách là mộtchuẩn mực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng nội dungchi NSNN Định mức chi ngân sách là cơ sở để tính toán khi lập dự toán và cũng
là căn cứ để KBNN đối chiếu với từng khoản chi của đơn vị sử dụng NSNN trongquy trình kiểm soát chi NSNN Mức chi thực tế của từng nội dung chi không đượcvượt quá định mức chi đối với nội dung đó Định mức chi có định mức tuyệt đối
và định mức tương đối Định mức tuyệt đối là mức chi đối với một nội dung cụthể Định mức tương đối là tỷ lệ giữa các nội dung chi khác nhau Chẳng hạn,Thông tư 51/2008/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức Nhà nước nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà
Trang 27nước để hỗ trợ một phần chi phí (học phí, mua giáo trình) cho đối tượng là CBCCnhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học đại học (và tương đương),sau đại học (và tương đương) Số kinh phí dành cho việc hỗ trợ này tối đa khôngquá 10% tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước được giao hàng nămcủa cơ quan, đơn vị, địa phương;
Bốn là, công cụ hợp đồng mua sắm tài sản công Hợp đồng mua sắm tài sảncông là cở sở để KBNN kiểm soát các khoản chi về mua sắm tài sản, xây dựngnhỏ và sửa chữa tài sản cố định Giá trị hợp đồng, thời hiệu hợp đồng, bản thanh lýhợp đồng là căn cứ để KBNN thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.Những hợp đồng có giá trị lớn phải thông qua các hình thức đấu thầu theo quyđịnh Chẳng hạn, mua sắm tài sản thuộc dự toán mua sắm thường xuyên có giá trị
từ 100 triệu đồng trở lên phải tổ chức đấu thầu rộng rãi
Năm là, công cụ tin học Đây là công cụ hỗ trợ cho quy trình kiểm soát chi
Về mặt kỷ thuật, quy trình kiểm soát chi thường xuyên có thể thực hiện bằngphương pháp thủ công Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tin học, một số khâu của quytrình kiểm soát chi được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều so vớithực hiện theo phương pháp thủ công Chẳng hạn, kiểm soát mức tồn quỹ ngânsách, mức tồn dự toán của từng đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát mục lục ngânsách Công cụ tin học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác kế toán và quy trìnhthanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN
1.2.4 Hình thức và phương thức chi trả các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN
1.2.4.1 Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Có 2 hình thức chi trả các khoản chi từ NSNN là chi trả theo hình thức rút
dự toán từ KBNN và chi trả theo hình thức lệnh chi tiền
* Đối tượng, quy trình chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nướcĐối tượng:
Cơ quan hành chính nhà nước
Đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 28Tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thường xuyên.
Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Quy trình:
- Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị
sử dụng ngân sách lập và gửi hồ sơ thanh toán theo quy định tại Khoản 1 Điều 7Thông tư 161/2012/TT-BTC gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứkiểm soát, thanh toán
- Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ của đơn vị sử dụng ngânsách theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 161/2012/TT-BTC, nếu đủ điều kiệntheo quy định, thì thực hiện chi trả trực tiếp cho người hưởng lương và người cungcấp hàng hoá, dịch vụ hoặc chi trả qua đơn vị sử dụng ngân sách
- Khi thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước,Kho bạc Nhà nước thực hiện chi cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảocác khoản chi đáp ứng các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định và hạchtoán theo đúng quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành
* Đối tượng, quy trình chi trả theo hình thức lệnh chi tiền:
Đối tượng:
Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thườngxuyên với ngân sách nhà nước;
- Chi trả nợ nước ngoài;
- Chi cho vay của ngân sách nhà nước;
- Chi kinh phí ủy quyền (đối với các khoản ủy quyền có lượng vốn nhỏ, nộidung chi rõ) theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính
- Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chínhQuy trình:
- Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất
và kiểm soát hồ sơ chứng từ của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện thanh toánchi trả ngân sách theo quy định tại Điều 3 Thông tư 161/2012/TT-BTC; ra lệnh chitiền gửi Kho bạc Nhà nước để chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách
Trang 29- Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách và chi trả cho đơn vị sửdụng ngân sách theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
1.2.4.2 Phương thức chi trả các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Việc chi trả kinh phí ngân sách nhà nước cho đơn vị sử dụng ngân sách nhànước được thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nướccho người hưởng lương và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ Đối với các khoảnchi chưa có điều kiện thực hiện việc chi trả trực tiếp, Kho bạc Nhà nước tạm ứnghoặc thanh toán cho đối tượng thụ hưởng qua đơn vị sử dụng ngân sách Cácphương thức chi trả cụ thể như sau:
* Tạm ứng: tạm ứng là việc chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước chođơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp khoản chi ngân sách nhànước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa có đủ hóa đơn, chứng từ theoquy định do công việc chưa hoàn thành
- Nội dung tạm ứng:
+ Tạm ứng bằng tiền mặt: nội dung tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản chi của đơn vị sử dụng ngân sáchnhà nước thuộc nội dung được phép chi bằng tiền mặt quy định tại Điều 5 Thông
tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu,chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
+ Tạm ứng bằng chuyển khoản: nội dung tạm ứng bằng chuyển khoản chocác đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm:
Chi mua vật tư văn phòng
Chi hội nghị (trừ các khoản thanh toán cho cá nhân được phép tạm ứngbằng tiền mặt)
Chi thuê mướn (thuê nhà, thuê đất, thuê thiết bị )
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành
Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng cáccông trình cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên
Trang 30Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy của đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước
Mức tạm ứng: (Quy định tại điểm 5 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTCban hành ngày 01/3/2016 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính)
- Đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên, mứctạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng ngân sách nhànước và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng tối đa không vượt quá 50% giá trịhợp đồng tại thời điểm ký kết, và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩmquyền phê duyệt cho khoản chi đó, trừ trường hợp sau:
+ Thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thiết bị chuyên dùng do đơn vị sử dụngNgân sách nhà nước phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (hoặc thông qua mộtđơn vị nhập khẩu ủy thác) phải mở L/C tại ngân hàng và trong hợp đồng nhà cungcấp yêu cầu phải tạm ứng lớn hơn
+ Các trường hợp đặc thù khác có hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, việc thanh toán được thực hiện trong phạm vi dự toán được giao,theo hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp vàtheo quyết định của cấp có thẩm quyền
- Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giátrị hợp đồng dưới 20 triệu đồng: Mức tạm ứng theo tiến độ thực hiện và theo đềnghị của đơn vị sử dụng ngân sách”
* Thanh toán trực tiếp:
Thanh toán trực tiếp là phương thức chi trả ngân sách trực tiếp cho đơn vị
sử dụng ngân sách nhà nước hoặc cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ khi côngviệc đã hoàn thành, có đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp theo quy định vàcác khoản chi ngân sách đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi ngân sách
- Nội dung chi thanh toán trực tiếp:
Các khoản chi tiền lương; chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinhviên; chi trả dịch vụ công (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền vệ sinh)
Trang 31Các khoản chi có đủ hồ sơ chứng từ chi ngân sách nhà nước theo quy định về
hồ sơ thanh toán trực tiếp quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư 161/2012/TT-BTC
- Mức thanh toán:
Mức thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, trong phạm vi
dự toán ngân sách nhà nước được giao và còn đủ số dư dự toán để thực hiện thanhtoán
* Tạm cấp kinh phí ngân sách:
Tạm cấp kinh phí thực hiện vào đầu năm ngân sách, khi dự toán NSNNchưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định Cơ quan tài chính và KBNN thựchiện tạm cấp kinh phí NSNN cho các nhiệm vụ chi theo quy định
- Cơ quan tài chính và KBNN thực hiện tạm cấp cho đơn vị sử dụng Ngânsách theo quy định Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không vượt quá mức chi bìnhquân 1 tháng của năm trước
- Sau khi dự toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao, KBNN thựchiện giảm trừ khoản tạm cấp vào loại, khoản chi Ngân sách được giao của đơn vị
sử dụng ngân sách Trường hợp giao dự toán không đúng với loại, khoản đã đượccấp, KBNN thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính
* Chi ứng trước dự toán cho năm sau:
- Việc ứng trước dự toán Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định
- Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, KBNN thựchiện chi ứng trước cho đơn vị sử dụng Ngân sách theo quy định
- KBNN thực hiện việc thu hồi vốn ứng trước theo dự toán thu hồi của cơquan phân bổ dự toán Ngân sách Nhà nước
1.2.5 Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện.
Việc quản lý chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiện theonhững nguyên tắc sau:
Một là, tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểmsoát trong quá trình chi trả, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán ngânsách nhà nước được giao (quy định tại điểm 1 Điều 3 của Thông tư này), đúng chế
Trang 32độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởngđơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
Hai là, tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tàikhoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trongquá trình lập, phân bổ, và thực hiện dự toán được giao
Ba là, mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng ViệtNam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước Cáckhoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động đượcquy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngàycông lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Bốn là, việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhànước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởnglương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thựchiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán quađơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
Năm là, trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhànước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vàoquyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theođúng trình tự quy định
1.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HUYỆN
1.3.1 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên
Nội dung chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện được phân theo tínhchất của từng khoản chi, bao gồm các nội dung sau:
- Chi thanh toán cho con người;
- Chi nghiệp vụ chuyên môn;
- Chi mua sắm, sửa chữa;
- Chi khác
Trang 33Trước khi đi vào nội dung kiểm soát từng khoản chi cụ thể, yêu cầu hồ sơban đầu mà ĐVSDNS phải gửi đến KBNN gồm các hồ sơ sau:
- Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao;
- Quy chế chi tiêu nội bộ và Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩmquyền cụ thể:
+ Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Quyết định giao quyền tự chủ của cấp
có thẩm quyền (Đối với sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệpcông lập)
+ Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan ( Đối với cơ quan Nhà nước thựchiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quyđịnh chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lýhành chính đối với cơ quan Nhà nước
- Hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ ( đối với khoản chi có giá trị hợpđồng từ hai mươi triệu đồng trở lên); Trường hợp khoản chi phải thực hiện lựachọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu thì ĐVSDNS phải gửi thêm: Quyếtđịnh phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
1.3.2 Quy trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện.
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được tiến hànhtheo các nội dung cơ bản như sau:
- Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước,bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp cóthẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi
- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theoquy định đối với từng khoản chi
- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Đốivới các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước,
Trang 34Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền giao để kiểm soát.
Quy trình luân chuyển chứng từ chi thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện:
Đến năm 2020 các hoạt động của KBNN được thực hiện trên nền tảng côngnghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử Đề án “Thống nhất đầu mốikiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN” là một trong những nhiệm vụ quantrọng của hệ thống KBNN đã được phê duyệt trong chiến lược phát triển KBNNđến 2020, với mục tiêu cụ thể là “Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi quaKBNN… Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN,
….”
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nói trên, năm 2015 KBNN nghiên cứu,xây dựng Đề án: “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN quaKBNN” Đề án đã được KBNN xây dựng, đáp ứng yêu cầu cơ chế một cửa, cơ chếmột cửa liên thông trong hệ thống KBNN theo hướng “một cửa một giao dịchviên” trong kiểm soát chi NSNN, theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 25/03/2015của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơchế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyếtđịnh số 2277/QĐ-BTC ngày 02/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc triểnkhai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN,Công văn số 4458/KBNN-THPC ngày 18/10/2016 của KBNN hướng dẫn thựchiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN
Trang 35Hình 1.1: Sơ đồ quy trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua hệ
thống KBNN Các bước thực hiện trong quy trình như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chứng từ.
1 Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi KBNN Tùytheo từng phương thức cấp phát, hình thức thanh toán và nội dung chi NSNN,khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ phù hợp
2 Kiểm soát sơ bộ hồ sơ: cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ
hồ sơ, chứng từ:
- Tính đầy đủ của các loại tài liệu theo quy định đối với từng nội dung chi
- Về hình thức của hồ sơ: Các tài liệu là chứng từ kế toán phải đảm bảođúng mẫu, đầy đủ số liên theo quy định, có dấu, chữ ký trực tiếp trên các liênchứng từ Các tài liệu như dự toán, hợp đồng, hoá đơn thanh toán phải là bảnchính; các tài liệu, chứng từ khác là bản chính (hoặc bản sao có chứng thực của cơquan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007của Chính phủ)
3 2
6 5
8 4
7a aa
KTV
Thủ quỹ
Trung tâm thanh toán
Trang 363 Phân loại hồ sơ và xử lý:
- Đối với công việc phải giải quyết ngay bao gồm các đề nghị tạm ứng bằngtiền mặt; thanh toán tiền lương, tiền công, học bổng, sinh hoạt phí, chi hành chính;các khoản chi từ tài khoản tiền gửi mà theo quy định, KBNN không kiểm soát chi:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, cán bộ kiểm soát chi tiếpnhận và xem xét, giải quyết ngay
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải phải hoàn chỉnh, bổ sung: cán bộkiểm soát chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõnhững tài liệu, chứng từ đã nhận, các yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; giao 1 liênphiếu giao nhận cho khách hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ
- Đối với những công việc có thời hạn giải quyết trên một ngày bao gồm:các khoản thanh toán bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ;thanh toán khoản chi chuyên môn, nghiệp vụ và các khoản chi khác có tính chấtphức tạp; thanh toán tạm ứng:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận
và lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ ngày hẹn trảkết quả
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh, bổ sung: cán bộ kiểmsoát chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ những tàiliệu, chứng từ đã nhận, các yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; giao 1 liên phiếugiao nhận cho khách hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ
- Xử lý giao nhận đối với các trường hợp bổ sung hồ sơ, chứng từ
+ Khi khách hàng đến bổ sung tài liệu, chứng từ theo yêu cầu tại Phiếu giaonhận hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi phản ánh việc bổ sung hồ sơ vào phiếu giao nhận
hồ sơ đã lưu Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì tiến hành tiếp nhận và xem xét, giải quyếtngay đối với những công việc phải giải quyết ngay; đối với những công việc cóthời gian giải quyết trên 1 ngày thì ghi rõ ngày hẹn trả kết quả, tính từ ngày KBNNnhận đủ hồ sơ trên Phiếu giao nhận hồ sơ, phô tô một bản trả khách hàng
Trang 37Bước 2 : Kiểm soát chi
1 Cán bộ kiểm soát chi: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của
hồ sơ chứng từ; kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, kiểm tra mẫu dấu chữ ký
và các điều kiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi Nếu hồ sơ đáp ứng
đủ điều kiện chi NSNN theo quy định, ký chứng từ và chuyển toàn bộ hồ sơ,chứng từ cho Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) theo quy định;
- Nếu số dư tài khoản của khách hàng không đủ; khoản chi không đủ điềukiện chi NSNN theo chế độ quy định (sai chế độ,tiêu chuẩn, định mức chi, khôngđúng đối tượng, mục đích theo dự toán được duyệt), cán bộ kiểm soát chi lậpThông báo từ chối thanh toán trình lãnh đạo KBNN ký gởi khách hàng giao dịch
- Đối với các trường hợp phức tạp, chưa đầy đủ căn cứ pháp lý, chưa cóhướng dẫn cụ thể hoặc phải chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền thì cán bộ kiểm soátchi phải báo cáo Giám đốc xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết; nếu vượt thẩmquyền, phải lập tờ trình báo cáo lãnh đạo KBNN cấp trên có ý kiến chính thứcbằng văn bản trả lời khách hàng
2 Quy trình kiểm soát chi
- Kiểm tra số dư tài khoản dự toán của đơn vị, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ,hợp pháp của hồ sơ, chứng từ; kiểm soát nội dung chi phù hợp với tiêu chuẩn, địnhmức chế độ của cấp có thẩm quyền quy định; kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của giấyrút dự toán; kiểm soát đối tượng và nội dung chi bằng tiền mặt (đối với đề nghị chibằng tiền mặt)
- Nhập chứng từ vào hệ thống: trường hợp hồ sơ, chúng từ của đơn vị đủđiều kiện thanh toán và có đủ số dự toán để thanh toán Cán bộ KSC xác định phân
hệ hạch toán, nhập YCTT theo quy trình; đệ trình phê duyệt
- Trình Giám đốc: Cán bộ KSC ký tên vào từng liên chứng từ và chuyểnGiám đốc (hoặc người được uỷ quyền) toàn bộ chứng từ giấy đã nhập về đệ trìnhphê duyệt trên hệ thống
Bước 3: Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) ký.
- Cán bộ kiểm soát chi trình Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) hồ sơ,chứng từ được kiểm soát đã đảm bảo đủ điều kiện tạm ứng/thanh toán kinh phí NSNN;
Trang 38- Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) kiểm soát hồ sơ, chứng từ kế toáncủa đơn vị: Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ và các điều kiện thanh toán của hồ sơchứng từ thanh toán, kiểm tra chữ ký của cán bộ KSC trên chứng từ.
+ Trường hợp, Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) không đồng ý tạmứng/thanh toán, thì chuyển trả hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để dự thảo văn bảnthông báo từ chối tạm ứng/thanh toán gửi khách hàng (phụ lục số 03 Thông tư số79/2003/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính)
+ Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện thì kýchứng từ giấy và chuyển cho cán bộ kiểm soát chi để chuyển cho KTV
Bước 4: Thực hiện thanh toán.
- Cán bộ KSC chuyển toàn bộ chứng từ giấy và bút toán trên hệ thốngTabmis sang cho KTV
- KTV tiếp nhận chứng từ giấy, thực hiện kiểm tra, đối chiếu các thông tin
số tiền bằng số, bằng chữ; đối chiếu thông tin giữa chứng từ giấy và YCTT hoặcbút toán trên Tabmis về: tài khoản, mục lục NSNN nếu:
+ Các thông tin trên chứng từ có sự sai lệch hoặc sai lệch giữa chứng từgiấy và YCTT hoặc các bút toán trên Tabmis thì chuyển trả lại cho cán bộ KSC đểkiểm tra
+ Các thông tin trên chứng từ đã khớp đúng và khớp đúng với YCTT hoặcbút toán trên Tabmis: Tiến hành định khoản kế toán và ký tên trên chứng từ giấy,
đệ trình YCTT hoặc bút toán trên Tabmis tới KTT
Bước 5 và 6: KTT kiểm soát, phê duyệt YCTT hoặc bút toán, nếu:
+ Thông tin trên chứng từ có sự sai lệch hoặc sai lệch giữa chứng từ giấy
và YCTT hoặc các bút toán trên Tabmis thì trả lại cho KTV, KTV trả lại cán bộKSC kiểm tra và xử lý
+ Thông tin trên chứng từ đã khớp đúng và khớp đúng với YCTT hoặc búttoán trên Tabmis: KTT ký trên chứng từ giấy, phê duyệt trên Tabmis và chuyển lạichứng từ giấy cho KTV để thực hiện áp thanh toán/ hoặc chuyển để chi tiền mặt
Bước 7: KTV thực hiện áp thanh toán cho khách hàng hoặc chuyển cho
Thủ quỹ để chi tiền mặt
Trang 39+ Bước 7a: KTV thực hiện chuyển chứng từ rút tiền mặt cho Thủ quỹ đểtiến hành chi tiền mặt cho khách hàng
+ Bước 7b; KTV thực hiện áp thanh toán chứng từ cho khách hàng
* Thanh toán viên: tiến hành thực hiện chạy giao diện sang chương trìnhthanh toán và hoàn thiện các thông tin, trình chứng từ lên KTT kiểm tra, nêu cáothông tin thanh toán khớp đúng với chứng từ, đệ trình Giám đốc để truyền đi, nếusai thì trả lại cho KTT để hoàn thiện, đồng thời hủy áp thanh toán trên Tabmis
Bước 8: KTV đóng dấu “ KẾ TOÁN”/ “PHÒNG GIAO DỊCH” lên các liên
chứng từ và trả lại các liên chứng từ và toàn bộ hồ sơ kèm theo cho cán bộ KSC
Bước 9: Cán bộ KSC tiếp nhận chứng từ, tiến hành tách chứng từ lưu 01
liên cùng với hồ sơ thanh toán, trả lại 01 liên cho khách hàng giao dịch
Bước 10: Chi tiền mặt tại quỹ.
- Thủ quỹ nhận và kiểm soát chứng từ chi tiền mặt (ngày, tháng chứng từ;
họ tên, địa chỉ người lĩnh tiền, đối chiếu thông tin trên giấy CMND; số tiền bằng
số và bằng chữ; kiểm tra khớp đúng thông tin trên máy do kế toán chuyển sang vàthông tin trên chứng từ;
- Lập bảng kê chi tiền; nhập sổ quỹ trên máy; chi tiền cho khách hàng và yêucầu khách hàng ký vào bảng kê chi và chứng từ chi; thủ quỹ ký vào chức danh “thủquỹ” và đóng dấu “đã chi tiền” lên bảng kê và các liên chứng từ chi; sau đó trả 01liên chứng từ chi cho khách hàng;
- Thủ quỹ trả các liên chứng từ còn lại cho kế toán viên theo đường dây nội bộ
1.3.3 Kiểm soát chi thường xuyên và hồ sơ, thủ tục kiểm soát chi thường xuyên.
* Tuỳ theo tính chất của từng khoản chi mà hồ sơ và chứng từ thanh toán cần thiết đối với từng khoản chi như sau:
Thứ nhất: Chi thanh toán cho con người: như tiền lương, tiền công, phụ
cấp lương, chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên, chi đóng bảo hiểm
xã hội cho người hưởng lương từ NSNN, chi tiền thưởng, phúc lợi tập thể, cáckhoản thanh toán cá nhân khác
- Đối với các khoản chi tiền lương:
Trang 40+ Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt (gửilần đầu vào đầu năm và gửi khi có phát sinh, thay đổi);
+ Danh sách những người hưởng lương do thủ trưởng đơn vị ký duyệt (gửilần đầu vào đầu năm và gửi khi có phát sinh, thay đổi);
- Đối với các khoản chi tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợpđồng, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể,các khoản đóng góp, chi cho cán bộ thôn, bản đương chức: Danh sách nhữngngười hưởng tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng, danh sách cán bộ
xã, thôn bản đương chức; Danh sách những người hưởng tiền thưởng, tiền phụcấp, tiền trợ cấp; Danh sách học bổng (gửi lần đầu vào đầu năm và gửi khi có phátsinh, thay đổi)
- Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: Gửi danh sách những ngườihưởng theo từng lần thanh toán trong đó có khoản chi trả thu nhập tăng thêm chocán bộ, công chức, viên chức của cơ quan hành chính thực hiện NĐ 130/2015/NĐ-
CP và của Đơn vị sự nghiệp thực hiện NĐ 16/2015/NĐ-CP: Gửi Danh sách chi trảthu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức(gửi từng lần thanh toán);Bảng xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm
cả khoản chi trên được chi trong nguồn kinh phí tiết kiệm được của đơn vị
Thứ hai: Chi nghiệp vụ chuyên môn như: là các khoản chi đảm bảo hoạt
động thường xuyên của ĐVSDNS như: chi văn phòng phẩm, chi trả dịch vụ công