Do đó, để đảm bảo được nguồn lực tài chính cho NSNN nhằm thực hiện các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, giải pháp cần thiết nhất hiện nay là khơng ngừng hồn thiện hoạt động phát hàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
- -
TRẦN ANH DŨNG
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS NGUYỄN CÔNG NGHIỆP
2 PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT NGA
HÀ NỘI 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của Luận án có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong luận án được trích dẫn đúng quy định
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả cam đoan
TRẦN ANH DŨNG
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tác giả xin cảm ơn GS.TS Nguyễn Công Nghiệp
và PGS TS Nguyễn Thị Việt Nga đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo
Xin cảm ơn các thầy cô Viện Sau đại học đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu các thầy, cô nhà khoa học đã giúp tác giả tìm hiểu, cung cấp số liệu và hướng dẫn công việc để hiểu được hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ qua đấu thầu nhằm huy động vốn cho ngân sách Nhà nước
Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả luận án
TRẦN ANH DŨNG
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án 6
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 7
6 Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của Luận án 8
6.1 Quy trình nghiên cứu 8
6.2 Phương pháp nghiên cứu 9
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn 9
6.2.2 Phương pháp hệ thống hóa 9
6.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 10
6.2.4 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu 10
6.2.5 Phương pháp mô phỏng và dự phóng ngoại suy 12
7 Kết cấu của Luận án 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 14
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 14
1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ 14
1.1.2 Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu 17
Trang 51.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 19
1.2.1 Các nghiên cứu về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ 19
1.2.2 Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát hành trái phiếu 20
1.2.3 Những khoảng trống nghiên cứu 23
1.2.4 Những đóng góp mới của đề tài 24
Kết luận Chương 1 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 29
2.1 Lý luận về hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước 29
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách Nhà nước 29
2.1.2 Vai trò huy động vốn cho ngân sách Nhà nước 31
2.1.3 Các hình thức huy động vốn cho Ngân sách nhà nước 32
2.1.4 Hiệu quả huy động vốn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước 34
2.2 Lý luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ 38
2.2.1 Khái niệm về TPCP 38
2.2.2 Đặc điểm và các yếu tố cơ bản của TPCP 38
2.2.3 Phân loại TPCP 43
2.2.4 Các phương thức phát hành TPCP 43
2.2.5 Các chủ thể chính tham gia hoạt động phát hành và giao dịch TPCP 48
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ 51 2.3.1 Nhân tố khách quan 51
2.3.2 Nhân tố chủ quan 52
2.4 Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và bài học đối với Việt Nam 54
Trang 62.4.1 Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của
Vương Quốc Anh 54
2.4.2 Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của Thái Lan 59
2.4.3 Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của Philippines 63
2.4.4 Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của Cộng hòa Áo 66
2.4.5 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 67
Kết luận Chương 2 71
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 72
3.1 Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2010 – 2021 và nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn tới 72
3.1.1 Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2010-2021 72
3.1.2 Nhu cầu huy động vốn cho NSNN trong giai đoạn tới 81
3.2 Thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu giai đoạn 2010 – 2021 84
3.2.1 Quy chế pháp lý về hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu 84
3.2.2 Cơ chế tổ chức hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu 86
3.2.3 Chủ thể và phương thức phát hành TPCP 89
3.2.4 Kỳ hạn, khối lượng và lãi suất phát hành TPCP 89
3.2.5 Quy mô thị trường TPCP sơ cấp và cơ cấu nhà đầu tư 93
3.2.6 Cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin phát hành TPCP 100
3.3 Khảo sát về hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước 103
3.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi 103
3.3.2 Mẫu khảo sát 107
Trang 73.3.4 Tổng hợp kết quả trả lời câu hỏi khảo sát 108
3.4 Đánh giá hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu giai đoạn 2010 – 2021 115
3.4.1 Những kết quả đạt được 115
3.4.2 Những hạn chế tồn tại 120
3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 125
Kết luận Chương 3 131
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 132
4.1 Quan điểm, định hướng, giải pháp và mục tiêu phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2021 – 2030 132
4.1.1 Quan điểm, định hướng và giải pháp phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2021 – 2030 132
4.1.2 Mục tiêu phát hành TPCP giai đoạn 2021 – 2030 135
4.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách nhà nước 137
4.2.1 Đề xuất nhóm giải pháp vĩ mô 137
4.2.2 Đề xuất nhóm giải pháp vi mô 144
Kết luận Chương 4 186
KẾT LUẬN CHUNG 187
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 191
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 195
PHỤ LỤC 2: BÀI PHỎNG VẤN SÂU CÁC CHUYÊN GIA 200
PHỤ LỤC 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 207
PHỤ LỤC 3A: KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC 207
Trang 8PHỤ LỤC 3B: KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA HÀN QUỐC 211 PHỤ LỤC 4: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI BLOCKCHAIN 216 PHỤ LỤC 5: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN HIỆN HỮU TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI BLOCKCHAIN 223 PHỤ LỤC 6: BẢNG SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA 230 VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ PHILIPPINES 230
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu giám sát nợ công giai đoạn 2010 – 2021 (%) 79
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2021-2030 81
Bảng 3.3: Quy mô GDP và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2030 82
Bảng 3 4: Cơ cấu nhà đầu tư trong các lần phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam 99
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Ứng dụng Blockchain trong hoạt động phát hành TPCP của OeKB 67
Hình 4.1: Bonds.PH - ứng dụng di động phát hành bán lẻ TPCP do Chính phủ Philippines phát triển và vận hành 156
Hình 4.2: Mô hình cơ bản cho ứng dụng Blockchain trong quy trình phát hành TPCP 160
Hình 4.3: Giao thức vận hành của Hyperledger Fabric 163
Hình 4 4: Cách thức tương tác giữa nhà đầu tư và hệ thống phát hành trái phiếu hoạt động trên nền tảng Hyperledger Fabric 164
Hình 4 5: Cách thức các kênh truyền dữ liệu được phân quyền giữa các điểm nút / thành viên trong hệ thống Blockchain 166
Hình 4.6: Quy trình phát hành TPCP trên nền tảng Blockchain 174
Hình PL4.1: Phương thức hoạt động của Blockchain 216
Hình PL4 2: Cách thức giao dịch trên mạng lưới Blockchain 217
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI giai đoạn 2010 – 2021 73
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2021 73
Biểu đồ 3.3: Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010 – 2021 74
Biểu đồ 3.4: Tình hình bội chi NSNN giai đoạn 2010 -2021 77
Biểu đồ 3.5: Nợ công và tỷ lệ nợ công/GDP giai đoạn 2010-2021 79
Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng phát hành TPCP theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2021 90
Biểu đồ 3.7: Kỳ hạn phát hành bình quân và kỳ hạn bình quân danh mục TPCP giai đoạn 2010 – 2021 91
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ trúng thầu TPCP giai đoạn 2010 – 2021 92
Biểu đồ 3.9: Lãi suất phát hành TPCP giai đoạn 2010-2021 93
Biểu đồ 3.10: Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP giai đoạn 2010-2021
94
Biểu đồ 3.11: Quy mô niêm yết và giá trị huy động giai đoạn 2010-2021 95
Biểu đồ 3.12: Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường TPCP giai đoạn 2010 – 2021 97
Biểu đồ 3.13 : Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam và số nước trong khu vực theo % GDP (2021) 122
Biểu đồ 4.1: Kết quả dự phóng ngoại suy khối lượng phát hành TPCP tăng thêm nhờ ứng dụng Blockchain trong giai đoạn 2026-2030 170
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 Tiếng Việt
ODA Official Development Assistance (Viện trợ phát triển
chính thức)
Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế)
IIF Institute of International Finance (Viện Tài chính Quốc tế)
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sức ép do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-
19 đã khiến nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước (NSNN) của Việt Nam đang trở nên ngày càng cấp thiết Trong đó, việc huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất Để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN thông qua đấu thầu phát hành TPCP, một trong những yếu tố quan trọng là hoàn thiện và phát triển hoạt động phát hành TPCP Việc hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP có vai trò quan trọng giúp Chính phủ điều tiết sự luân chuyển vốn của nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đồng thời là kênh huy động vốn then chốt cho NSNN và cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Kể từ khi được chính thức thành lập vào năm 2009 đến nay, thị trường TPCP Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hình thành cấu trúc và các yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển một thị trường nợ công chuyên biệt, hiện đại đạt hiệu quả cao trong huy động vốn vay cho NSNN Tính đến năm 2021, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho NSNN để phục
vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước, tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng Để huy động được lượng vốn này,
Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hơn 2.600 phiên đấu thầu với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu Bên cạnh đó, lãi suất phát hành TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô Lãi suất bình quân huy động giảm xuống khoảng 2% năm 2021 (từ 10% năm 2009), còn kỳ hạn phát hành bình quân kéo dài tăng lên 12,2 năm, thông qua đó góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn và bền vững hơn Quy mô và độ sâu của thị trường cũng không ngừng tăng cao, tiệm cận với các nước có thị trường TPCP
Trang 13phát triển trong khu vực và trên thế giới, ước đạt 22,7% GDP vào cuối năm
2021, gấp 2,8 lần so với năm 2010 Các kết quả này đã minh chứng cho những
nỗ lực thực hiện hiệu quả các chủ trương của Chính phủ đề ra; đồng thời nhấn mạnh thêm vai trò then chốt của hoạt động phát hành TPCP trong việc huy động vốn hiệu quả cho NSNN
Mặc dù vậy, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên nhu cầu chi tiêu ở mọi phương diện đều đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi hoạt động huy động vốn cho NSNN phải được thực hiện hiệu quả hơn nữa Cùng với đó, sự bùng phát đại dịch Covid-19 trong ba năm vừa qua khiến hoạt động kinh tế bị trì trệ đã ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến thu NSNN, trong khi đó nhu cầu tài trợ vốn cho các gói hỗ trợ tài khóa – tiền tệ nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch lại tăng cao Thêm nữa, nước ta từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm, cùng với việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, nên không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô như các nước lớn trên thế giới
Do đó, để đảm bảo được nguồn lực tài chính cho NSNN nhằm thực hiện các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, giải pháp cần thiết nhất hiện nay là không ngừng hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN, đặc biệt là thông qua việc ứng dụng các công nghệ đột phá và đổi mới sáng tạo
Tại Việt Nam, thị trường TPCP mặc dù đã sớm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động phát hành TPCP qua phương thức đấu thầu (phương thức phát hành chính hiện nay) và từng bước được nâng cấp qua các năm nhưng hoạt động phát hành TPCP vẫn còn bộc lộ những yếu kém và rủi ro Do đó, để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN trong điều kiện thị trường tài chính còn chưa phát triển như hiện nay, bên cạnh các giải pháp vĩ mô, giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain sẽ được xem là giải pháp “chìa khóa” giúp đổi mới mô hình vận
Trang 14hành của nền tảng công nghệ trong phát hành và giao dịch trái phiếu tại Việt Nam và khắc phục những điểm yếu về mặt bảo mật, vận hành và chi phí phát hành Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng việc ứng dụng nền tảng công nghệ chuỗi khối Blockchain sẽ mang lại những lợi ích đáng kể về cải thiện hiệu suất vận hành của hệ thống giao dịch và phát hành chứng khoán, bao gồm việc rút ngắn quy trình từ khâu phát hành đến đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán trái phiếu; giảm thiểu chi phí và minh bạch hoá thông tin nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường thứ cấp Mặc dù còn nhiều vấn đề và rủi ro nhưng về lâu dài, với sự phát triển của công nghệ Blockchain và hoàn thiện khung pháp lý liên quan thì việc ứng dụng công nghệ Blockchain để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP sẽ là xu hướng không thể đảo ngược trong tương lai Do đó, quá trình nghiên cứu và tìm ra các giải pháp
để hoàn thiện và phát triển hoạt động phát hành TPCP của nước ta không thể bỏ qua việc ứng dụng giải pháp công nghệ đột phá này Đây là một yêu cầu đòi hỏi mang tính cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa mang tính học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thế giới
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt
động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách nhà nước” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành
Quản trị kinh doanh với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN; nghiên cứu thực trạng hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu trong giai đoạn 2010 – 2021; đồng thời tiến hành khảo sát để đưa ra những phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại cần được khắc phục của hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu trong việc huy động vốn cho NSNN Từ đó, đề
Trang 15xuất các nhóm giải pháp chung và giải pháp cụ thể hướng đến việc hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP, đặc biệt là chú trọng vào việc đề xuất ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo – công nghệ chuỗi khối Blockchain trong hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN
Các mục tiêu cụ thể của Luận án gồm:
- Xây dựng khung lý luận về hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả
huy động vốn cho NSNN; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hành TPCP; và các tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả huy động vốn; từ đó xác định vai trò của hoạt động phát hành TPCP nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động cho NSNN, đặc biệt là kinh nghiệm ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Vận dụng khung lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm huy động vốn cho NSNN trong giai đoạn
2010 – 2021; đánh giá kết quả khảo sát để từ đó tổng kết được những thành tựu, cũng như nguyên nhân và hạn chế còn tồn tại
- Đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị cụ thể để giúp hoàn thiện hoạt
động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN giai đoạn đến năm 2030; trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp nghiên cứu, triển khai, thí điểm ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo – công nghệ chuỗi khối Blockchain vào hoạt động đấu thầu phát hành TPCP
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước
Trang 163.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu khung lý luận về hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam; đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới về hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN, Luận án đưa ra các đề xuất giải pháp phù hợp, chú trọng đặc biệt đến giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain Những vấn đề này sẽ được trình bày, phân tích lồng ghép trong các nội dung nghiên cứu tương ứng
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Luận án có hai vấn đề chính là (i) hoạt động phát hành TPCP và (ii) tác động của hoạt động phát hành TPCP đến hiệu quả huy động vốn cho NSNN Đối với hoạt động phát hành TPCP, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu về kỹ thuật phát hành và phân tích thực trạng hoạt động phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu, bởi đây là phương thức phát hành chính hiện nay của Chính phủ Việt Nam với hơn 90% khối lượng TPCP đang lưu hành được phát hành theo phương thức này Đối với phần nghiên cứu về tác động của hoạt động phát hành TPCP đến hiệu quả huy động vốn cho NSNN, Luận án sẽ phân tích lồng ghép nội dung này trong các phần của Luận án, bao gồm phần cơ
sở lý luận phân tích về hiệu quả huy động vốn cho NSNN, các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn và hiệu quả phát hành TPCP; phần thực trạng cho thấy những tác động tích cực mà hoạt động phát hành TPCP mang lại giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN thông qua việc cải thiện khối lượng, lãi suất,
kì hạn phát hành và cả cơ cấu nhà đầu tư Trên cơ sở đó, Luận án sẽ đề xuất các kiến nghị, giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu, đặc biệt chú trọng vào giải pháp tạo đột phá về ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain vào hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam trong thời gian tới
Trang 17Về thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu số liệu thực trạng hoạt động đấu thầu phát hành TPCP trong giai đoạn 2010 – 2021
4 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án sẽ tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(i) Cần nhận diện như thế nào về lý luận của hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN? Luận án cần giải quyết được hai vấn đề sau: (i) Khái niệm NSNN và hiệu quả huy động vốn cho NSNN? Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn cho NSNN là gì?; (ii) Cơ sở lý luận của hoạt động phát hành TPCP, bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung? Vai trò của hoạt động phát hành TPCP trong việc huy động vốn cho NSNN?
(ii) Cần hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu như thế nào
để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN? Để giải quyết câu hỏi này, luận
án cần giải quyết được các vấn đề sau: (i) Thực trạng hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu trong thời gian qua như thế nào? (ii) Thực trạng này cho thấy hoạt động phát hành TPCP đã mang lại những hiệu quả tích cực nào trong việc huy động vốn cho NSNN? (iii) Bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập, hạn chế nào?
(iii) Thực tiễn hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN ở các quốc gia khác trên thế giới đem lại cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm gì? Các quốc gia này đã làm gì để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn? Những kinh nghiệm có thể tiếp thu để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu của Việt Nam là gì?
(iv) Các giải pháp hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN là gì?
(v) Tại sao công nghệ chuỗi khối Blockchain lại đóng vai trò là giải pháp tạo đột phá quan trọng giúp hoàn thiện hoạt động hát hành TPCP qua đấu
Trang 18thầu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam? Mô hình ứng dụng công nghệ này như thế nào?
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
(i) Luận án hệ thống hóa và phân tích góp phần phát triển phong phú thêm những lý luận cơ bản về TPCP, nội dung hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN; đồng thời bổ sung thêm một số vấn đề lý luận chung về nền tảng công nghệ mới – công nghệ chuỗi khối Blockchain (được trình bày tại Phụ lục 4) để làm cơ sở nền tảng cho việc đề xuất giải pháp;
(ii) Luận án vận dụng lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng phát hành TPCP qua đấu thầu, qua đó làm rõ những kết quả mà hoạt động phát hành TPCP đã đạt được, góp phần vào việc huy động vốn cho NSNN; cũng như những hạn chế còn tồn tại;
(iii) Các kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN thông qua hoạt động phát hành TPCP Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là tài liệu hỗ trợ vô cùng hữu ích trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo vào hoạt động phát hành TPCP Mặc dù, giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain chỉ là một trong số các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động phát hành, nhưng giải pháp này được xem là điểm mới so với các công trình nghiên cứu trước đây và là trọng tâm mà Luận án muốn tập trung khai thác và nghiên cứu;
(iv) Luận án còn đưa ra hệ thống lý thuyết nền tảng về công nghệ chuỗi khối Blockchain cho các nhà đầu tư, từ đó giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn ưu điểm và hiệu quả của ứng dụng công nghệ mang lại trong hoạt động phát hành
và giao dịch chứng khoán Góp phần tạo được tâm lý tin cậy và sẵn sàng thay
Trang 19đổi trong tương lai từ phía các nhà đầu tư khi ứng dụng công nghệ vào hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN
6 Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của Luận án
6.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của Luận án bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu xuyên suốt
Luận án là hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN
Bước 2: Thu thập và tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu khái
quát chung về hoạt động phát hành TPCP, các công trình tiếp cận theo hướng hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Trong tổng thể quá trình nghiên cứu, việc nghiên cứu tài liệu có vai trò rất quan trọng, nhằm đánh giá phạm vi các nguồn tài liệu hỗ trợ, đặt vấn đề nghiên cứu Quá trình này sẽ giúp củng cố các luận chứng, luận cứ, các nhận xét khoa học liên quan đến đề tài; từ đó giúp xác định được khoảng trống nghiên cứu cho Luận án
Bước 3: Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, xác định
tiêu chí đo lường hiệu quả huy động vốn Từ đó, xây dựng Bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp Các dữ liệu thứ cấp có liên quan cũng được thu thập để phục
vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động phát hành TPCP cũng như khảo sát
về tính khả thi của các hướng giải pháp mới mà Luận án đề xuất Đối với việc thu thập dữ liệu sơ cấp, từ các câu hỏi nghiên cứu, tác giả xây dựng và thiết kế phiếu khảo sát Phiếu khảo sát được điều chỉnh và chuẩn hóa dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia, và sau đó được tiến hành khảo sát trên diện rộng
Bước 4: Thực hiện phân tích dữ liệu thứ cấp kết hợp với phân tích dữ liệu
sơ cấp để đưa ra được những đánh giá chung về thực trạng hoạt động phát hành
Trang 20TPCP góp phần huy động vốn cho NSNN Từ đó kết luận về những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Bước 5: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động phát
hành TPCP để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê, thu thập thông tin, dự báo, đối chiếu và so sánh để phân tích, làm rõ các nội dung liên quan đến cơ sở khoa học và thực trạng hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN Tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu để thu thập, xử lý số liệu cùng với các tài liệu thứ cấp nhằm phục vụ cho phân tích thực trạng hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu Luận án sử dụng phương pháp định tính kết hợp nghiên cứu tại bàn để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của Luận án Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Bao gồm tổng hợp, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài Phương pháp này kế thừa các thành quả của nhà khoa học, cơ quan quản lý, Viện nghiên cứu, công trình nghiên cứu từ trước đến nay liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở đó, tổng hợp và phân tích để rút ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về hoàn thiện
hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN
6.2.2 Phương pháp hệ thống hóa
Sử dụng phương pháp hệ thống hóa để kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố về những nội dung liên quan đến đề tài Luận án; trên cơ sở đó sử dụng phương pháp khái quát hóa để rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính logic của đề tài đồng thời dùng phương
Trang 21pháp tổng hợp để xây dựng các luận cứ khoa học có tính độc lập và rút ra kết luận khoa học của Luận án
6.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin qua việc thực hiện điều tra, khảo sát, thực tế: điều tra phỏng vấn qua 01 mẫu phiếu được thiết kế với thông tin chính là những câu hỏi cần khảo sát để phục vụ nghiên cứu; số lượng bảng khảo sát phát
đi là 60 bảng, tổng số bảng hỏi thu về là 58 bảng Trong số 58 bảng hỏi thu về, sau khi kiểm tra, tác giả thấy có những bảng hỏi không sử dụng được Do đó, các bảng hỏi không sử dụng được đã bị loại bỏ trước khi tiến hành nhập dữ liệu
Số lượng bảng hỏi chính thức được sử dụng để phân tích còn lại là 53 bảng hỏi
6.2.4 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu
Nguồn dữ liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu Luận án bao gồm nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp liên quan đến hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp, những dữ liệu này được thu thập từ các giáo trình, các báo cáo, đề án, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến hoạt động phát hành TPCP, các báo cáo tổng kết, cơ sở dữ liệu của Bộ Tài chính, KBNN, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đặc biệt là của
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội liên quan đến hoạt động phát hành TPCP, Ngoài ra, Luận án cũng sử dụng số liệu lấy từ các website và tạp chí khoa học của ngành tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),
Các dữ liệu, thông tin mà tác giả tiến hành thu thập được tiến hành kiểm tra, đối chiếu, so sánh để đảm bảo được sự nhất quán và phản ánh được nội dung phân tích với độ tin cậy cao và nguồn trích dẫn rõ ràng
Đối với thông tin sơ cấp: Phương pháp được tác giả sử dụng để thu thập
số liệu sơ cấp bao gồm: phương pháp quan sát và điều tra qua bảng hỏi
Trang 22- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này để thực hiện quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu
- Phương pháp điều tra qua bảng hỏi: Tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi cho nhóm đối tượng có liên quan đến đề tài nghiên cứu Bảng câu hỏi này sau
đó được gửi tới các đối tượng nghiên cứu để tiến hành thu thập thông tin với nội dung đã được chuẩn bị trong bảng hỏi Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng hoặc viết câu trả lời nếu là câu hỏi mở
Tác giả thực hiện 03 bước để tiến hành thu thập phân tích dữ liệu như sau: Bước 1 Tiến hành điều tra:
- Xác định đối tượng điều tra: Để giải quyết mục tiêu Luận án nghiên
cứu đã đề ra, nghiên cứu sinh xác định đối tượng điều tra là các nhà đầu tư, nhà quản lý tham gia vào hoạt động phát hành TPCP
Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên, cỡ mẫu điều tra có số lượng tối thiểu được xác định dựa trên nghiên cứu của Comrey và Lee (1992):
n = 5 x m (trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu; m là số câu hỏi trong bảng hỏi) Các đối tượng điều tra mà tác giả tiếp cận dựa trên mối quan hệ của nghiên cứu sinh cũng như sự giúp đỡ giới thiệu của người thân quen trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
- Thiết kế phiếu điều tra: Phiết kế phiếu điều tra tác giả tiếp cận dựa
trên mối quan hệ của từng đối tượng điều tra đã được xác định ở trên Mục tiêu xây dựng bảng câu hỏi đặt ra sẽ giúp nghiên cứu sinh thu thập những dữ liệu phù hợp, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu dữ liệu không cần thiết
- Thu thập dữ liệu điều tra: Nghiên cứu sinh tiến hành điều tra khảo sát
bằng hình thức gặp gỡ và phát phiếu trực tiếp
Bước 2 Xử lý dữ liệu điều tra:
Trang 23Sau khi thu thập phiếu điều tra của nhóm đối tượng cần khảo sát, thì phiếu điều tra được kiểm tra lại để loại ra những phiếu chưa đạt yêu cầu
Bước 3 Phân tích và dự đoán:
Sau khi thu thập thông tin từ Phiếu điều tra, thì tác giả tiến hành sử dụng phần mềm Excel để phân tích
6.2.5 Phương pháp mô phỏng và dự phóng ngoại suy
Luận án sử dụng phương pháp mô phỏng và dự phóng ngoại suy để chứng minh và lượng hóa cụ thể lợi ích của việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain vào hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP, qua đó mô tả, giải thích
và dự đoán hành vi của hệ thống thực đang vận hành Cách thức tiếp cận của phương pháp này là dựa vào quy luật đã hình thành trong quá khứ để thực hiện
dự báo cho tương lai Thông tin đầu vào cho phương pháp mô phỏng và dự phóng ngoại suy sử dụng trong Luận án này là số liệu về kết quả thực hiện của mỗi đợt phát hành TPCP qua các năm từ 2010-2021
Việc ứng dụng phương pháp mô phỏng xuất phát từ yêu cầu khảo sát, đánh giá hiệu quả của hệ thống phát hành TPCP qua đấu thầu hiện hành nhằm xác định độ nhạy của hệ thống đối với sự thay đổi cấu trúc và tham số của hệ thống một khi được ứng dụng công nghệ mới, cụ thể là công nghệ Blockchain Bản chất toán học của phương pháp mô phỏng cũng cho phép luận án thực hiện
dự phóng ngoại suy về những thay đổi và xu hướng phát triển tiếp theo của thị trường TPCP trong tương lai, nhờ vậy mà luận án có thể phát hiện, đánh giá và đưa ra đề xuất hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu một cách có
căn cứ thực tế
Trang 247 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, Luận án được kết cấu thành 04 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm
nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước
Chương 3: Thực trạng hoạt động đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động phát hành
trái phiếu Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước
Trang 25CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Sự ra đời của thị trường trái phiếu chuyên biệt vào năm 2009 đã đánh dấu bước ngoặt trong việc phát triển toàn diện thị trường TPCP của Việt Nam nói chung và hoạt động phát hành TPCP nói riêng, kể từ thời điểm đó, số lượng các
đề tài nghiên cứu, công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về TPCP cũng đã tăng lên đáng kể ở cả phạm vi trong và ngoài nước Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường TPCP nói chung, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước về hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP còn rất hạn chế Ở phạm vi nước ngoài, các công trình nghiên cứu về hoạt động phát hành TPCP cũng đã xuất hiện nhiều trong thời gian những năm gần đây, chủ yếu nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán Một số công trình trong và ngoài nước có thể kể đến như sau:
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ
(1) Lê Anh Tuấn (2011), “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Tp Hà Nội Luận án đã trình
bày, luận giải những vấn đề lý luận tổng quan về TPCP và thị trường TPCP, nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển thị trường TPCP, bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Nam Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng thị trường TPCP ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2009, để làm rõ những kết quả sơ bộ đã đạt được, những tồn tại và hạn chế, cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức phát hành và từng loại hình TPCP, qua đó đưa ra các nhóm giải pháp, kiến nghị đồng bộ, thiết thực cho việc phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo
Trang 26(2) Lê Thị Vân Anh (2017), “Giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn huy động qua kênh phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ”, Luận án Tiến sĩ,
Học viện Tài chính, Tp Hà Nội Luận án đã tổng hợp toàn diện các vấn đề lý luận về trái phiếu quốc tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng tiêu chí đánh giá việc thu hút và sử dụng nguồn vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ; đồng thời hệ thống hóa quy trình phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Qua nghiên cứu các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam về phát hành và sử dụng trái phiếu quốc tế Kết hợp với nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát hành và sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam kể từ lần phát hành đầu tiên năm 2005 đến năm 2014 Luận án đã đưa ra những đánh giá về thành công cũng như những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn huy động qua kênh phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam như: cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia, thúc đẩy thành lập và phát triển các công ty xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Luận án đi sâu nghiên cứu giải pháp thu hút và sử dụng vốn huy động qua kênh phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ
(3) Lê Thị Ngọc (2019), “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Tp Hà Nội Luận án đã hệ
thống hóa những lý luận cơ bản về thị trường TPCP và phát triển thị trường TPCP, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Đồng thời, phân tích đánh giá thực trạng phát triển thị trường TPCP của Việt Nam, kết hợp với các nghiên cứu phân tích định tính và định lượng về các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP tại thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; từ đó chỉ ra được những kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân của thị trường TPCP Việt Nam
Trang 27tập trung vào giai đoạn 2011-2017 Từ những phân tích đó, luận án đã đề xuất hai nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể và các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường TPCP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Luận án có cách tiếp cận khá tương đồng với luận án của tác giả Lê Anh Tuấn, song bên cạnh việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó về phát triển thị trường TPCP, luận án cũng đã mở rộng phạm vi thời gian nghiên cứu (đến năm 2017), đồng thời bổ sung được những nghiên cứu định lượng để đo lường và đánh giá sự phát triển của thị trường TPCP Việt Nam Do đó, các kiến nghị, giải pháp cũng mang tính hệ thống, đồng bộ, có cơ sở và phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của thị trường tài chính hơn
(4) Trần Thị Thu Hương (2019), “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính” , Luận án Tiến sĩ, Học viện
Ngân hàng, Tp Hà Nội Luận án đã nghiên cứu về phát triển thị trường TPCP trong bối cảnh hội nhập tài chính, trong đó có việc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thị trường và xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường dựa trên mô hình kinh tế lượng Bên cạnh đó, luận án cũng
đi sâu phân tích thực trạng thị trường TPCP Việt Nam trên tất cả các khía cạnh dưới tác động của hội nhập tài chính, tập trung giai đoạn từ năm 2000 đến năm
2017 Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính trong đó có các giải pháp đối với chủ thể quản lý thị trường, giải pháp với chủ thể phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức
hỗ trợ thị trường So với những luận án nghiên cứu trước đó, luận án của tác giả
đã có cách tiếp cận đề tài mới lạ hơn, đặc biệt là nghiên cứu được những điểm mới quan trọng thông qua việc xây dựng một bộ chỉ tiêu đầy đủ và toàn diện nhằm đánh giá mức độ phát triển của thị trường TPCP trong bối cảnh hội nhập tài chính bao gồm tất cả các chỉ tiêu đánh giá về quy mô, mức độ bền vững, mức
độ hội nhập, mức độ tiếp cận, mức độ hiệu quả và mức độ ổn định
Trang 281.1.2 Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu
(1) Nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ Blockchain trên thị trường chứng khoán – kinh nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam”
của hai tác giả Lê Văn Lâm và Thân Thị Thu Thủy, Trường Đại học Kinh tế Tp
Hồ Chí Minh đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tương lai của Fintech và ngân hàng: Phát triển và đổi mới” đã đi sâu vào việc giới thiệu và phân tích
những hiệu quả mà công nghệ Blockchain có thể mang lại cho thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra một số hàm ý về chính sách cho thị trường chứng khoán Việt Nam Thông qua việc trình bày khái quát khái niệm và cách thức vận hành của công nghệ Blockchain, cũng như nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn công nghệ Blockchain tại các thị trường chứng khoán trên thế giới, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, công nghệ Blockchain có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong thị trường chứng khoán và mang lại những hiệu quả đáng kể trên nhiều phương diện Công nghệ này cải thiện đáng để tính hiệu quả trong hoạt động thanh toán sau giao dịch, hoạt động phát hành chứng khoán hay thực thi quyền biểu quyết của các cổ đông Các lợi ích tiềm năng của công nghệ Blockchain bao gồm việc rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí và minh bạch hoá thông tin, từ đó tạo ra
sự cải thiện đáng kể về tính thanh khoản của chứng khoán cũng như năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp Từ những phân tích trên, tác giả đã đưa ra một
số kiến nghị giải pháp nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách lập kế hoạch triển khai và ứng dụng công nghệ Blockchain trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai Nghiên cứu là một trong số ít các công trình tiên phong trong việc phân tích ứng dụng công nghệ Blockchain vào thị trường chứng khoán Việt Nam
(2) Bài viết về “Ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain trong giao dịch trái phiếu tại thị trường Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Thọ và Trần
Việt Tâm (2020) đăng trên Tạp chí Công thương – Các kết quả nghiên cứu khoa
Trang 29học và ứng dụng công nghệ, Số 15, tháng 06/2020 Dựa trên việc nghiên cứu khái quát những đặc điểm cơ bản của công nghệ chuỗi khối Blockchain và nền tảng ứng dụng Hyperledger Fabric, tác giả đã trình bày đề xuất ý tưởng về việc xây dựng một mô hình hệ thống giao dịch trái phiếu dựa trên công nghệ Blockchain nền tảng mã nguồn mở Hyperledger Fabric Trong đó, các bên tham gia mô hình sẽ bao gồm: (1) Sở GDCK (Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Hà Nội (HNX)); (2) Ủy ban chứng khoán; (3) Ngân hàng thanh toán trung gian; và (4) Các công ty chứng khoán Các nhà đầu tư sẽ kết nối với hệ thống thông qua các ứng dụng được tạo ra dựa trên các API từ hệ thống Blockchain Hyperledger Fabric, dưới dạng trang web hay ứng dụng trên các thiết bị di động thông minh Việc trao đổi thông tin giữa các thành viên trong hệ thống sẽ được bảo mật an toàn tuyệt đối thông qua các kênh truyền dữ liệu riêng Nhìn chung, xét trên góc
độ công nghệ, bài viết đã trình bày được mô hình tổng thể ứng dụng công nghệ Blockchain, tuy nhiên để có thể triển khi được mô hình này cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá tính khả thi và khả năng áp dụng, phù hợp với thực tiễn thị trường Việt Nam
(3) Bài viết về “Thực tiễn ứng dụng Blockchain tại một số sàn chứng khoán trên thế giới” của ThS Lê Vũ Linh Toàn (2021) đăng trên Tạp chí Tài
chính số kỳ 2 tháng 07/2021 Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn
để phân tích, tổng hợp các ứng dụng của công nghệ Blockchain trên thị trường chứng khoán thông qua lược khảo các kinh nghiệm trên thế giới, từ đó trao đổi
và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng Blockchain cho thị trường chứng khoán Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng công nghệ Blockchain tại các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Australia, Anh, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, tác giả đã khẳng định những tiềm năng
mà công nghệ Blockchain mang lại cho thị trường chứng khoán, bao gồm khả năng giảm đáng kể chi phí, độ phức tạp, giúp tăng tính minh bạch và tăng tốc
độ xử lý các quy trình giao dịch và thanh toán một cách an toàn và hiệu quả; từ
Trang 30đó khuyến khích các nhà đầu tư và nhà giao dịch tham gia thị trường tích cực hơn Tuy nhiên, giống với các nghiên cứu khác, tác giả cũng chỉ ra rằng yếu tố pháp luật hiện là rào cản lớn nhất trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain trên thị trường chứng khoán tại mỗi quốc gia
1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
1.2.1 Các nghiên cứu về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ
(1) Nghiên cứu về vấn đề phát triển thị trường TPCP được Cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kỳ công bố năm 2010 “FS series #12: Developing Government Bond Markets Primer, Diagnostic Checklist, and Guidelines for the Preparation of a Model Scope of Work” Đây là nghiên cứu khái quát tương
đối toàn diện về cơ sở lý luận của thị trường TPCP, và phân tích đánh giá thực tiễn kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP ở một số quốc gia; đồng thời tập trung xác định các biện pháp cần thực hiện để hoàn thiện và phát triển thị trường TPCP một cách hiệu quả Để đạt được mục tiêu trên, tác giả phân tích sâu các điều kiện tiền đề cho sự phát triển của thị trường TPCP, bao gồm 03 nhóm điều kiện chính: (i) Điều kiện chung; (ii) Điều kiện liên quan đến thị trường tiền tệ;
và (iii) Điều kiện liên quan đến việc quản lý nợ Trong đó, ở phần điều kiện chung, tác giả chủ yếu tập trung phân tích các yếu tố như: mức độ tín nhiệm của Chính Phủ, điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, cam kết trả lãi của Chính phủ đối với các khoản nợ tuân theo quy luật thị trường, khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật phù hợp cho thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng tốt và thị trường tài chính
đủ lớn Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu từng bộ phận và từng điều kiện cụ thể của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; từ đó đưa ra kết luận, phát triển thị trường TPCP đòi hỏi phải phát triển đồng thời thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Tuy nhiên, việc phát triển thị trường thứ cấp hiện vẫn đang là một thách thức đối với nhiều quốc gia, nhất là với các quốc gia đang phát triển Kinh nghiệm thực tiễn từ các nước phát triển trên thế giới và các thị trường mới nổi trong khu vực đã cho thấy, một thị trường trái phiếu được quản lý tốt và có tính
Trang 31thanh khoản cao sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô Do đó, mỗi quốc gia cần xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường riêng phù hợp với điều kiện và kế hoạch phát triển kinh tế của mình [68]
(2) Nghiên cứu liên quan đến việc lựa chọn phát hành TPCP bằng đồng nội tệ hay ngoại tệ của nhóm tác giả Stijin Claessens, Daniela Klingebiel, và
Sergio Schmukler (2007) với tựa đề “Government Bonds in Domestic and Foreign Currency: The role of Institutional and Macroeconomic Factors”
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố vĩ mô và các yếu tố khác có ảnh hưởng hệ thống đến thị trường TPCP và loại tiền tệ mà TPCP được phát hành; trong đó tập trung đặc biệt vào việc phân tích quy mô nền kinh tế và các bộ phận cấu thành của thị trường TPCP tại các quốc gia đã và đang phát triển Theo nhóm tác giả, tại các quốc gia có nền kinh tế lớn và hệ thống tài chính trong nước phát triển thì sẽ có thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ lớn
và phát hành ít trái phiếu bằng đồng ngoại tệ hơn Trong khi đó, các nước đang phát triển cần nhiều vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước nên
sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn trái phiếu ngoại tệ Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến loại tiền TPCP được phát hành như: tỷ lệ lạm phát, gánh nặng tài khóa, hệ thống pháp luật, tài khoản vốn đầu tư, và cơ chế tỷ giá hối đoái Đặc biệt, đối với những quốc gia có cơ chế tỷ giá hối đoái ổn định và linh hoạt, thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ Dựa trên những phân tích trên, nghiên cứu đã khẳng định, các yếu tố kinh
tế vĩ mô và thể chế là những yếu tố có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với việc phát hành trái phiếu bằng cả nội tệ lẫn ngoại tệ [23]
1.2.2 Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát hành trái phiếu
(1) Nghiên cứu của Capgemini (2016): “Blockchain Disruption in Security Issuance: Enabling The Issuance of Fully Digitized Smart Securities”
Trang 32đã nêu bật sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ Blockchain để cải cách và nâng cao hiệu quả quy trình phát hành chứng khoán Nghiên cứu đã trình bày cách thức ứng dụng công nghệ Blockchain trong quy trình phát hành chứng khoán và giải thích rõ việc làm thế nào Blockchain có thể giúp nâng cao hiệu quả vận hành bằng cách thay thế quy trình thủ công hiện nay đòi hỏi rất nhiều giấy tờ, thủ tục pháp lý và sự tham gia của các bên trung gian bằng các hợp đồng thông minh giúp tự động hóa chuỗi cung ứng, qua đó giảm thiểu các khâu trung gian, các thủ tục phức tạp gây tốn thời gian và đặc biệt là giảm thiểu chi phí cho tổ chức hoạt động phát hành Theo nghiên cứu của Capgemini, mức chi phí phát hành trung bình với Blockchain là khoảng 3,45% đối với phát hành 9 chứng khoán riêng lẻ, 7% đối với phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và 0,9% - 1,5% đối với phát hành trái phiếu
(2) Nghiên cứu của Cơ quan Điều tiết ngành Tài chính (FINRA, 2017):
“Distributed Ledger Technology: Implications of Blockchain for the Securities Industry” cung cấp một cái nhìn tổng quan về công nghệ sổ cái phân tán
(Distributed Ledger Technology - DLT) Nghiên cứu đã nêu rõ một số ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain đang được khai thác trong ngành chứng khoán
và những tác động tiềm tàng của loại hình công nghệ mới này Thông qua việc phân tích chi tiết về công nghệ Blockchain cũng như những ảnh hưởng của nó tới ngành chứng khoán, nghiên cứu đã khẳng định rằng việc ứng dụng những công nghệ đổi mới sáng tạo trong ngành chứng khoán sẽ không chỉ giúp các nhà đầu tư tăng khả năng tiếp cận dịch vụ và nâng cao kinh nghiệm, mà còn giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường quản lý rủi ro, và tăng cường tính công khai, minh bạch cho thị trường Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức về: quản trị hệ thống, cấu trúc hoạt động,
an minh mạng, phòng chống rửa tiền, quy định pháp lý, vấn đề riêng tư, bảo mật
dữ liệu [24]
Trang 33(3) Nghiên cứu “Appearance of Blockchain Bonds: An Assessment of Blockchain Impact on Bond Issuance Process in European Debt Capital Market” của nhóm tác giả Wanli Chen và Qianxia Wang (2019), tập trung phân
tích về công nghệ Blockchain – giải pháp tiềm năng giúp nâng cao hiệu quả của quy trình phát hành trái phiếu Châu Âu, đồng thời đánh giá mức độ quan tâm, cũng như kỳ vọng của các thành viên tham gia thị trường đối với những thay đổi
mà công nghệ Blockchain có thể mang lại Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng công nghệ Blockchain là một trong những giải pháp tối ưu, giúp số hóa quy trình phát hành trái phiếu bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh tự động hóa để loại bỏ các quy trình thủ tục rườm rà, phức tạp, cải thiện độ chính xác và giảm thiểu vai trò của các tổ chức trung gian giúp tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, đồng thời góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy quy trình thanh toán và bù trừ chứng khoán diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số thách thức mà công nghệ Blockchain phải đối mặt, bao gồm: khả năng
mở rộng, tích hợp với các công nghệ đổi mới sáng tạo khác, thiếu các quy định
về pháp lý, cơ chế thuế và bảo mật dữ liệu [30] Kết quả nghiên cứu này cũng được các tác giả nhấn mạnh và phân tích sâu hơn trong bài báo khoa học có tựa đề: “The role of Blockchain for the European bond market” vào tháng 07/2020 (4) Nghiên cứu về phát hành trái phiếu Blockchain của các tác giả Elisabeta Pana và Vikas Gangal (2021) được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh
tế và Kinh doanh Ứng dụng số 23(1)[27], đã khẳng định trái phiếu Blockchain
là các chứng khoán kỹ thuật số được tạo ra nhằm giải quyết những hạn chế trong quy trình vận hành của thị trường trái phiếu truyền thống hiện tại Nghiên cứu
đã nhấn mạnh tới mô hình phát hành trái phiếu bằng ứng dụng công nghệ Blockchain và tổng hợp danh sách gồm 11 tổ chức, ngân hàng đã ứng dụng thành công công nghệ Blockchain vào hoạt động phát hành trái phiếu từ đầu năm 2017 đến nay Theo nghiên cứu, việc phát hành trái phiếu trên nền tảng ứng dụng công nghệ Blockchain giúp cải thiện đáng kể quy trình phát hành trái phiếu
Trang 34nhờ việc loại bỏ các bên trung gian tham gia giao dịch, tiết giảm chi phí và thời gian giao dịch; tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn tồn tại không ít thách thức và khó khăn bởi sự thiếu hiểu biết về công nghệ của người dùng, cùng với đó là việc thiếu hệ thống khuôn khổ pháp lý, cũng như các vấn đề tiềm ẩn về quyền riêng tư hay việc thiếu tiêu chuẩn hóa giữa các nền tảng Blockchain
1.2.3 Những khoảng trống nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu tổng quan các công trình trong và ngoài nước
có liên quan đến vấn đề hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN, có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu trước đây đã có những đóng góp quan trọng vào việc hình thành cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường TPCP nói chung, và phần nào bao hàm hoạt động phát hành TPCP nói riêng Tuy nhiên, tác giả nhận thấy:
- Hiện chưa có công trình trong nước nào nghiên cứu chuyên sâu về việc hoàn thiện kỹ thuật phát hành TPCP qua đấu thầu nhằm tạo ra đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành TPCP của Việt Nam Cũng như, chưa
có công trình nào đi sâu phân tích về hiệu quả huy động vốn cho NSNN Có các công trình nghiên cứu nước ngoài về việc phát hành chứng khoán nói chung và phát hành trái phiếu chính phủ nói riêng, nhưng chủ yếu nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào hoạt động phát hành Đây mới chỉ là một trong những giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP hiện nay
- Có một số công trình nghiên cứu về phát triển thị trường TPCP, tăng cường huy động vốn thông qua TPCP, hoặc phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN, nhưng đều xét trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trước, có phần khác so với thời điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay (trước đại dịch COVID-19, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ) Do đó,
đã không còn phù hợp với thời điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Trang 35- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ giải quyết được một phần liên quan đến việc huy động vốn thông qua phát hành TPCP Các giải pháp được đề cập chủ yếu là các giải pháp vĩ mô, trong đó có những giải pháp thiếu tính đồng bộ và đã không còn phù hợp với sự biến động của nền kinh tế Việt Nam Với sự biến động của cơ chế chính trị, phát triển kinh tế - xã hội đất nước và làn sóng xuất hiện của các loại hình công nghệ đổi mới sáng tạo được ứng dụng phổ biến trên thị trường vốn thế giới, thì để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN, Việt Nam cũng cần hướng đến các giải pháp vi mô, đặc biệt là các giải pháp về ứng dụng công nghệ đột phá như công nghệ chuỗi khối Blockchain, giúp hoàn thiện kỹ thuật phát hành TPCP Đây không chỉ là một công nghệ mới mà còn là một cuộc cách mạng về nhận thức và là phương thức mới giúp giải quyết bài toán huy động vốn cho Chính phủ với những yêu cầu, đòi hỏi riêng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đặc thù Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận án này, ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain sẽ được xem là giải pháp then chốt giúp hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu để từ đó nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam
1.2.4 Những đóng góp mới của đề tài
1.2.4.1 Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
Luận án hệ thống những vấn đề cơ bản về hoạt động phát hành TPCP và hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam; đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hành TPCP và các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn, để làm cơ sở phân tích thực trạng hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN Việt Nam
Trang 361.2.4.2 Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của
luận án
Một là, Luận án nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành
TPCP của một số quốc gia có thị trường trái phiếu đã và đang phát triển trên thế giới như: Anh, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines và Áo, từ đó rút ra những bài học hữu ích cho Việt Nam trong việc phát triển thị trường trái phiếu nói chung
và xây dựng, hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nói riêng
Hai là, Luận án đã nghiên cứu thực trạng hoạt động phát hành TPCP qua
đấu thầu trong giai đoạn 2010 – 2021, bao gồm những nội dung về quy chế pháp lý; cơ chế tổ chức hoạt động phát hành TPCP; chủ thể phương thức phát hành TPCP; kỳ hạn, khối lượng, lãi suất, và quy mô thị trường; cũng như hệ thống cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin được ứng dụng trong hoạt động phát hành TPCP Bên cạnh những phân tích trên, tác giả còn kết hợp tiến hành khảo sát để đưa ra nhận định, đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại cần được khắc phục của hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu; từ đó đề xuất các giải pháp Quá trình phân tích, đánh giá của nghiên cứu cho thấy hoạt động phát hành TPCP của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là yếu tố ứng dụng công nghệ, bởi cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát hành TPCP của Việt Nam hiện nay đang vận hành theo mô hình tập trung nên chưa tối ưu được hiệu quả của hoạt động phát hành TPCP, hơn nữa còn giới hạn khả năng tiếp cận và cạnh tranh của các nhà đầu tư Trong khi đó, ngân sách Nhà nước lại đang cần huy động nguồn vốn rất lớn từ phát hành TPCP để tài trợ cho các khoản đầu tư công, cho thâm hụt ngân sách, cho việc chi trả các khoản vay bên ngoài của Chính phủ và đặc biệt là hỗ trợ cho các gói kích thích tài chính nhằm phục hồi kinh tế hậu Covid-19 Do đó, việc cải tiến cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain sẽ là giải pháp được ưu tiên hang đầu giúp mở rộng cơ sở nhà đầu tư và tăng khả năng tiếp cận trái phiếu của người dân, góp phần giúp Chính phủ huy động được
Trang 37nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và đảm bảo nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước
Ba là, Luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan quản lý
nhà nước để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Các khuyến nghị, giải pháp liên quan đến vấn đề được chia làm hai nhóm bao gồm: (i) nhóm giải pháp vĩ mô, và (ii) nhóm giải pháp vi
mô Các giải pháp vĩ mô bao gồm: Tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa hoạt động phát hành TPCP, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động phát hành TPCP; Mở rộng quy mô phát hành TPCP Các giải pháp vi mô bao gồm: Nâng cấp kỹ thuật phát hành TPCP; Đa dạng hóa phương thức phát hành TPCP, tiến tới triển khai áp dụng mở rộng mô hình đấu thầu đa giá; và cuối cùng là Nghiên cứu thí điểm ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain vào hoạt động phát hành TPCP Trong đó, Luận án đặc biệt tập trung vào giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain vào hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu với tiềm năng tạo ra đột phá về phương thức và hiệu quả huy động vốn cho NSNN Đây
là điểm mới quan trọng của Luận án, được tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu
và phân tích kỹ dựa trên việc xem xét mối tương quan so sánh với thực tiễn ứng dụng của một số quốc gia khác trên thế giới Trong khuôn khổ phạm vi của Luận
án, tác giả cũng đề xuất mô hình vận hành cơ bản cho hoạt động phát hành TPCP dựa trên nền tảng Blockchain; đồng thời tiến hành mô phỏng thực nghiệm và dự phóng kết quả ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát hành TPCP nhằm lượng hóa những lợi ích mà công nghệ Blockchain có thể mang lại cho việc cải thiện hiệu năng của hoạt động phát hành TPCP; từ đó nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam Như vậy, việc ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp thị trường TPCP Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn, không chỉ góp phần hỗ trợ chính sách tài khóa trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy tăng trưởng ổn định kinh tế mà còn đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các công trình cơ
sở hạ tầng công cộng
Trang 38Bốn là, Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy về thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPCP nói riêng
ở bậc đại học, sau đại học; đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP, hướng tới nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước Hơn thế nữa, với nội dung độc đáo và mới mẻ về mô hình ứng dụng công nghệ chuỗi khối Blockchain trong hoạt động phát hành TPCP, Luận án sẽ trở thành tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích cho các nhà đầu tư tham gia thị trường phát hành TPCP, cung cấp cho các nhà đầu
tư những kiến thức mới về nền tảng công nghệ chuỗi khối Blockchain, cũng như giúp nhà đầu tư có cơ hội hiểu rõ hơn về tiềm năng ứng dụng và mô hình vận hành của công nghệ Blockchain trong hoạt động phát hành TPCP
Trang 39Kết luận Chương 1
Chương 1, thông qua kết quả nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế trong thời gian qua về phát triển thị trường TPCP, tác giả đã đúc kết được những giá trị khoa học và thực tiễn được kế thừa từ những công trình nghiên cứu đó và tìm ra khoảng trống để đi sâu nghiên cứu trong đề tài luận án Quá trình nghiên cứu cho thấy hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN là rất cần thiết ở Việt Nam
Từ đó, tác giả đã đưa ra những đóng góp mới được triển khai trong luận án, cụ thể: (1) Luận án hệ thống những vấn đề cơ bản về hoạt động phát hành TPCP
và hiệu quả huy động vốn cho NSNN Việt Nam; (2) Luận án nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP của một số quốc gia trên thế giới,
và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; (3) Đánh giá thực trạng hoạt động phát hành TPCP nhằm huy động vốn cho NSNN của Việt Nam trong giai đoạn
2010 – 2021; (4) Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN; (5) Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPCP nói riêng
Trang 40CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1 Lý luận về hiệu quả huy động vốn cho ngân sách Nhà nước
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách Nhà nước
2.1.1.1 Khái niệm
Theo các tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống về ngân sách, khái niệm “ngân sách nhà nước” bắt đầu hình thành đầu tiên ở nước Anh, sau đó được sử dụng rộng rãi ở Pháp, với ý nghĩa chỉ “túi tiền” của người thủ quỹ ngân khố Kể từ khi xuất hiện quốc hội trong bộ máy nhà nước với hành trang đầu tiên là quyền lực về tài chính, ý tưởng phân chia và phân tách một cách rạch ròi giữa các khoản thu, chi “công” với các khoản thu, chi “tư” cũng ngày càng trở nên rõ nét hơn Theo quan điểm này, tất cả những khoản thu và chi mang tính chất “công” đều thuộc về nhà nước, do nhà nước thực hiện và được gọi là “ngân sách nhà nước” Thuật ngữ “ngân sách nhà nước” đã ra đời trong hoàn cảnh đó
và cho đến nay, nó vẫn luôn được thừa nhận như một thuật ngữ chính thống trong hệ thống thuật ngữ của nền kinh tế học cổ điển cũng như hiện đại Ngày nay, thuật ngữ “ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi không chỉ trong các diễn đàn khoa học mà cả trong đời sống thực tiễn ở mọi quốc gia Các nhà kinh
tế Nga quan niệm: ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia Theo pháp luật thực định Việt Nam, khái niệm ngân sách nhà nước được đề cập tại Điều 4, Luật Ngân sách
nhà nước năm 2015, theo đó: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”